Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận môn xây dựng Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.63 KB, 12 trang )

1

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU......................................................................................................2
B. NỘI DUNG..................................................................................................4
1. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của tổ chức cơ sở đảng
hiện nay ………………………………………………………………………4
2. Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của tổ chức
cơ sở đảng…………………………………………………………………… 7
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………..11
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..….12


2

MỞ ĐẦU
Kiểm tra là xem xét, đánh giá, kết luận về những hoạt động cảu tổ chức
hoặc của con người để nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được so với yêu
cầu, mục đích, chỉ tiêu đã xác định; tìm ra những ưu khuyết điểm, từ đó rút ra
những kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo. Đối với Đảng cộng sản,
kiểm tra là hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên, hướng vào việc xây
dựng và thực hiện các quyết định, giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt và nội
bộ Đảng, hồn thiện quy trình lãnh đạo, giữ vững kỷ luật, với mục đích đảm
bảo cho các quyết định đã đề ra được thực hiện nghiêm túc và có kết quả cao.
Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng,
là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Đảng ta khẳng định: “Với vị trí là nền tảng của
Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, vai trò của tổ chức cơ sở đảng rất quan
trọng. Phải dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức này thực sự trong sạch, vững mạnh”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đánh giá: “Công tác


kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường, có hiệu lực hiệu quả
hơn, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng; tham
mưu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản của Đảng đồng
bộ, phù hợp. Tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn ủy ban kiểm tra, cơ quan
ủy ban kiểm tra và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp”.
Thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
cơ sở cịn khơng ít khuyết điểm, yếu kém. Nhiều cấp ủy chưa thật sự coi trọng
vị trí then chốt của công tác xây dựng Đảng; chưa dành thời gian, công sức để
tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng tương xứng ngang


3

tầm, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị
và cơng tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Sau khi được học tập và nghiên cứu tài liệu, em chọn đề tài “Nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng trong tình hình
hiện nay” làm bài thu hoạch môn Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.


4

NỘI DUNG
1. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của tổ chức cơ
sở đảng hiện nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đánh giá: “Cơng tác kiểm
tra có những chuyển biến mới”. Ban Chấp hành Trung ương và các cấp uỷ đã
quan tâm hơn đến việc kiểm tra chấp hành đường lối, chủ trương, Điều lệ
Đảng và công tác cán bộ; xây dựng chương trình kiểm tra và thực hiện kiểm

tra theo chương trình, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm,
những lĩnh vực, địa bàn có vấn đề phức tạp. Việc xử lý nghiêm hơn đối với
một số cán bộ, đảng viên có sai lầm, kể cả cán bộ cao cấp, có tác dụng giáo
dục, răn đe, được nhân dân đồng tình. Nhận thức của nhiều cấp uỷ, tổ chức
đảng và đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát có chuyển biến rõ rệt, thấy
rõ sự cần thiết của cơng tác kiểm tra, giám sát, từ đó chủ động xây dựng
chương trình, kế hoạch, tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát; ủy ban kiểm tra
các cấp đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc,
phương hướng nhiệm vụ để chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện
công tác kiểm tra một cách tồn diện. Cơng tác kiểm tra đã phục vụ tích cực
cho nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Những ưu điểm nổi bật của uỷ ban kiểm tra các cấp: xác định đúng
nhiệm vụ trọng tâm, các lĩnh vực trọng điểm và đối tượng cần tập trung kiểm
tra; thực hiện tốt chức năng tham mưu về công tác kiểm tra cho cấp uỷ và
hoàn thành các nhiệm vụ do cấp uỷ giao. Đã có sự đổi mới về phương pháp
cơng tác nên nhìn chung chất lượng và hiệu quả cơng tác kiểm tra đã từng
bước được nâng lên, khẳng định được vị trí, tác dụng của cơng tác kiểm tra.
Kiểm tra, xử lý nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng với thái độ kiên quyết, nghiêm
minh, góp phần tích cực vào đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí... Ủy ban


5

kiểm tra các cấp và đội ngũ cán bộ kiểm tra đã từng bước phát triển, trưởng
thành cả về chất lượng và số lượng; hoạt động ngày càng tích cực, có nền nếp.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, như đánh giá của Đảng tại Đại hội
X và các hội nghị Trung ương gần đây: chất lượng và hiệu quả của công tác
kiểm tra, giám sát chưa cao. Công tác kiểm tra trong Đảng còn yếu, nhiều
khuyết điểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện và
khắc phục; chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực.

Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật
trong Đảng. Công tác giám sát trong Đảng và giám sát của nhân dân đối với
các hoạt động của Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm,
chưa đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới. Số lượng
các cuộc kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm cịn
thấp, cịn bỏ lọt vi phạm; tính chủ động, kết quả, chất lượng, tác dụng ngăn
ngừa, giáo dục chưa cao. Thực hiện chức năng tham mưu và làm nhiệm vụ do
cấp uỷ giao cịn có việc thiếu chủ động. Qua thực hiện các kế hoạch kiểm tra
(của Ban chỉ đạo kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương) cho thấy kết quả kiểm
tra chưa đạt so với yêu cầu đề ra. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện
các thông báo kết luận kiểm tra, giải quyết tố cáo chưa được chú trọng, nên có
tình trạng chấp hành khơng nghiêm... Việc kiểm tra tài chính của cơ quan tài
chính của cấp uỷ cùng cấp cịn hạn chế... Nhiều nơi vẫn muốn cấp trên kiểm
tra cấp dưới, khơng muốn tự kiểm tra cấp mình.
Những khuyết điểm, hạn chế trên là do nguyên nhân thuộc về nhận thức;
về cơ chế, chính sách; tệ bao che, ơ dù; trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực
tiễn của đội ngũ cán bộ chun trách làm cơng tác kiểm tra cịn bất cập, công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tại một số cơ sở còn kém; sự chỉ đạo của
ủy ban kiểm tra cấp trên có khi thiếu kịp thời; văn bản hướng dẫn chậm. Còn
nhiều ủy ban kiểm tra các cấp thiếu chủ động, thiếu quyết tâm, chần chừ, ngại


6

va chạm; điều kiện, phương tiện làm việc và chế độ, chính sách đối với cán bộ
kiểm tra chưa thoả đáng; chưa có cơ chế để thu hút được cán bộ có năng lực,
trình độ về làm cơng tác kiểm tra của Đảng. Cấp uỷ một số nơi chưa thực sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, nhất là chương trình kiểm tra của
cấp uỷ, chủ yếu giao cho ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện. Nhiều vụ việc
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích phóm, phe cánh, dòng họ,... vi phạm

đạo đức, lối sống liên quan cán bộ, đảng viên nhưng cấp ủy, ủy ban kiểm tra,
chi bộ không phát hiện được hoặc chậm phát hiện, khi phát hiện thì việc đấu
tranh phê bình, tự phê bình, kiểm tra, xác định trách nhiệm của tập thể, cá
nhân không rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất và xử lý ở nhiều nơi không
kiên quyết, triệt để, nghiêm minh.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại Đại hội
đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ hạn chế, tồn tại trong cơng
tác xây dựng Đảng nói chung, của tổ chức cơ sở đảng nói riêng như sau:
“Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của khơng ít tổ chức đảng cịn thấp,
thậm chí có nơi mất sức chiến đấu; công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng
viên ở một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên; chất lượng sinh hoạt
Đảng chưa cao và tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình cịn yếu... Việc
triển khai thực hiện nội dung các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách
của Đảng về rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực, trình
độ của cán bộ, đảng viên chưa thực sự tích cực, đồng bộ, thường xuyên, một
số nơi thực hiện chưa nghiêm túc. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh chưa đều, chưa đi vào chiều sâu ở nhiều ngành, địa phương;
cơ quan, đơn vị; một số nơi thực hiện cịn mang tính hình thức”(2).
Vì vậy, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã yêu cầu phải kiện toàn tổ
chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và


7

nâng cao chất lượng đảng viên: “Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đổi mới nội dung, hình thức,
phương pháp, tạo chuyển biến về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ
chức cơ sở đảng, nhất là tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kiện toàn tổ chức, bảo đảm sự

lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên
phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao
trọng cơng việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức
tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó
khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Tiếp tục đổi
mới, tăng cường công tác quản lý, phát triển, sàng lọc đảng viên, bảo đảm
chất lượng. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong công nhân. Kiên quyết
đưa ra khỏi Đảng những người vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, pháp luật
của Nhà nước... ”.
2. Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của
tổ chức cơ sở đảng
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trên, cùng với việc tăng cường cơng tác
chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, phải đổi mới và tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát và kỷ luật của tổ chức cơ sở đảng bằng các giải pháp chủ
yếu sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho cấp ủy về vị trí, vai trị, chức năng,
nhiệm vụ và về cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của tổ chức cơ sở đảng
trong giai đoạn cách mạng mới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị, bảo đảm tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân lãnh đạo thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị, cơng tác xây dựng Đảng ở cơ sở.
Tổ chức cho cấp ủy, chi ủy cơ sở, cán bộ, đảng viên nghiên cứu, quán
triệt nắm vững và tổ chức thực hiện có kết quả Nghị quyết Hội nghị Trung


8

ương 5 (khóa X) về tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng gắn với
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa X), về nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ,
đảng viên để tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhận thức và hành động

đối với công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng ở
cơ sở vốn còn yếu, hạn chế, bất cập.
Hai là, đảng ủy, chi ủy cơ sở, từng cấp ủy viên, chi ủy viên cần nắm
vững quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, hướng dẫn của Ủy
ban Kiểm tra Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng (nhất là
về quan điểm, nguyên tắc, thẩm quyền, phương hướng, phương châm,
phương pháp, quy trình, thủ tục) và tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng
quan điểm: “Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát”;
“giám sát phải mở rộng”, “kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm” để chủ
động phịng ngừa xảy ra khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên
khi còn manh nha, ngay tại cơ sở, ở trong chi bộ.
Ba là, đảng ủy, chi ủy cơ sở thực hiện nghiêm chế độ phân công nhiệm
vụ cho cấp ủy viên theo dõi lĩnh vực, địa bàn và tăng cường năng lực, trách
nhiệm của các thành viên cấp ủy trong việc chủ động tham mưu, giúp cấp ủy
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn được
phân công phụ trách. Từng cấp ủy viên phải nắm chắc tình hình tổ chức đảng,
đảng viên và nhân dân, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, cơng tác
xây dựng Đảng thuộc phạm vi phụ trách, đề xuất cấp ủy có biện pháp lãnh
đạo, chỉ đạo, kịp thời hoặc chủ động kiểm tra, giám sát để chủ động phòng
ngừa, ngăn chặn xảy ra khuyết điểm, vi phạm. Định kỳ hằng tháng, từng cấp
ủy viên phải tham dự sinh hoạt cấp ủy, chi bộ thuộc địa bàn lĩnh vực được
phân công phụ trách để nắm tình hình và chỉ đạo tháo gỡ, khó khăn, vướng


9

mắc và xử lý những vấn đề phát sinh kịp thời, khơng để phát sinh thành điểm
nóng, bức xúc, nổi cộm.
Bốn là, đảng ủy, chi bộ cơ sở phải chú trọng thường xuyên kiểm tra,
giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy

định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan, đơn vị, việc thực hiện Quy chế
Dân chủ ở cơ sở gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
khóa XI và khóa XII, Chỉ thị số 05-CT/TW, của Bộ Chính trị, về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tập trung
kiểm tra, giám sát những nơi có nhiều bức xúc, nổi cộm, được đảng viên,
quần chúng và dư luận quan tâm, những nơi có nguy cơ cao dễ xảy ra dấu
hiệu vi phạm, trước hết là về chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế
làm việc, chế độ công tác, sinh hoạt Đảng, quan liêu, thiếu trách nhiệm, tham
nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, bệnh thành tích, bao che cho cấp dưới vi phạm,
thực hiện quy tắc ứng xử, về giữ gìn đạo đức, lối sống để chủ động phòng
ngừa vi phạm từ khi còn manh nha, ngay tại cơ sở, từ trong đảng bộ, chi bộ.
Chú trọng giám sát đảng viên là người đứng đầu cấp ủy, cán bộ chủ chốt trong
cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp,... về năng lực lãnh
đạo, quản lý, điều hành, về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách và tính
tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Đề cao tự kiểm
tra của đảng bộ, chi bộ cơ sở, trước hết là tự kiểm tra của người đứng đầu và
cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
Năm là, đảng bộ cơ sở phải coi trọng phát huy vai trò trách nhiệm của ủy
ban kiểm tra trong việc tham mưu, giúp cấp ủy thực hiện có chất lượng, hiệu
quả cơng tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Những tổ chức cơ sở
đảng gặp khó khăn, trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thì
cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên phải chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ


10

đảng bộ, chi bộ cơ sở tháo gỡ và thực hiện có kết quả. Đưa việc thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thành chỉ tiêu thi đua, phân loại, đánh giá chất
lượng tổ chức cơ sở đảng hằng năm.

Tăng cường phối hợp giữa đảng ủy, chi bộ cơ sở với tổ chức đảng cấp
trên, với thanh tra của cơ quan, thanh tra nhân dân để nâng cao chất lượng,
hiệu quả kiểm tra, giám sát. Coi trọng việc phát huy vai trò, trách nhiệm của
quần chúng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, vai trò, trách nhiệm của Mặt trận
Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân nơi cán bộ, đảng viên cư
trú tham gia kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên đúng phương châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”.
Sáu là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp ủy viên, chi ủy
viên, cán bộ ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở (nhất là những đồng chí mới tham
gia cấp ủy, ủy ban kiểm tra lần đầu) để nắm vững và thực hiện tốt công tác
kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Tăng cường kiện toàn ủy ban kiểm
tra của đảng ủy cơ sở đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhất là những
nơi có từ 300 đảng viên trở lên phải được bố trí cán bộ kiểm tra chuyên trách
theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X, về tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng và Kết luận số 72-KL/TW, ngày 17-5-2010,
của Bộ Chính trị, về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến
năm 2020. Thực hiện nghiêm việc sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát
hằng năm gắn với sơ kết, tổng kết thực hiện công tác xây dựng Đảng. Qua đó,
đề ra biện pháp chỉ đạo thực hiện có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác
kiểm tra, giám sát ở cấp mình.

KẾT LUẬN


11

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Khi đã có chính sách đúng, thì sự
thành cơng hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức cơng việc,
nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách
đúng mấy cũng vơ ích”. Phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm

tra, giám sát phải phù hợp, đồng bộ với phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với công tác tổ chức và cán bộ, công tác tư tưởng văn hóa, cơng tác dân vận
và các mặt cơng tác khác của Đảng để thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng.
Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật đảng và đều phải
tuân thủ trong công tác kiểm tra, giám sát; chịu sự kiểm tra, giám sát của
Đảng, khơng có ngoại lệ.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến việc xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức
lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Để
đảm bảo vai trị lãnh đạo, Đảng ln chăm lo mọi mặt cơng tác xây dựng
Đảng, trong đó có cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.


12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nxb. Lý luận chính trị, H.2018.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc
gia, H.2016
3. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016
4. Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26-7-2016 quy định thi hành Chương VII
và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật
Đảng.
5. Quy định số 86-QĐ/TW ngày 01-6-2017 về giám sát trong Đảng.
6. Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 về xử lý kỷ luật đảng viên
vi phạm.
7. Quy định số 01-QĐ/TW ngày 10-5-2018 quy định trách nhiệm và thẩm
quyền của ủy ban kiểm tra trong cơng tác phịng chống tham nhũng.




×