Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dùng thuốc gì khi thiếu máu? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.72 KB, 5 trang )

Dùng thuốc gì khi thiếu máu?


Thiếu máu là một tình trạng bệnh lý có giảm sút số lượng huyết sắc tố
trong máu, đây là một thành phần quan trọng của tế bào hồng cầu, làm
nhiệm vụ vận chuyển ôxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể.
Thiếu máu có thể gây ra do nhiều nguyên nhân nhưng thiếu máu do thiếu
sắt là dạng thiếu máu hay gặp nhất. Trong cơ thể người, tủy xương sử dụng sắt để
sản xuất ra huyết sắc tố. Khi thiếu sắt, quá trình sản xuất này sẽ bị chậm trễ và
thiếu hụt.
Trong cơ thể mỗi người trưởng thành có chứa trung bình 3-5g sắt, 2/3 số
này chứa trong các phân tử huyết sắc tố. Nhu cầu sử dụng sắt mỗi ngày đối với
một người nam giới trưởng thành là 1mg, với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ hoặc trẻ vị
thành niên là 2-3mg.
Các bệnh lý gây mất máu kéo dài như trĩ, polyp đại tràng, rong kinh, nhiễm
giun móc là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu sắt.
Ít gặp hơn, thiếu sắt có thể gây ra do chế độ ăn cung cấp không đủ sắt hoặc
giảm hấp thu sắt do các bệnh lý ở dạ dày và ruột. Ở phụ nữ có thai hoặc cho con
bú, tình trạng thiếu sắt có thể xảy ra do tăng nhu cầu sử dụng sắt.
Dưới kính hiển vi, các hồng cầu bị thiếu sắt rất dễ nhận biết vì chúng nhỏ
hơn và bắt màu nhạt hơn bình thường.
Người bệnh có thể nhận biết được các triệu chứng bên ngoài của thiếu máu
thiếu sắt như da xanh, môi và lợi nhợt nhạt, móng tay khô dễ gãy, mệt mỏi, đau
đầu, khó thở, hoa mắt chóng mặt, trống ngực đập mạnh, giảm khả năng lao động
Điều trị thiếu máu thiếu sắt quan trọng nhất là phải xác định và giải quyết
được nguyên nhân gây thiếu sắt bên cạnh việc tăng cường bổ sung sắt qua chế độ
ăn hoặc các chế phẩm sắt.
Những thực phẩm chứa nhiều sắt là gan lợn, thịt nạc, thịt gia cầm, các loại
đậu đỗ, bánh mỳ, ngũ cốc và các loại hoa quả khô.
Vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt, do đó bệnh nhân thiếu máu thiếu
sắt nên ăn các loại hoa quả có vị chua sau bữa ăn chính. Trà làm giảm hấp thu sắt


và nên tránh.
Khi cần sử dụng các chế phẩm sắt để bổ sung sắt cho cơ thể bằng đường
uống, các muối sắt hoá trị 2 nên được sử dụng vì hấp thu tốt hơn các muối sắt hoá
trị 3.
Liệu pháp thường được sử dụng là sắt 2 sulphate 200mg uống 3 lần mỗi
ngày (cung cấp 65mg x 3 = 195mg sắt). Các chế phẩm khác có thể được sử dụng
là sắt 2 gluconate và sắt 2 fumarate.
Tuy nhiên, cả 3 chế phẩm sắt này đều hay gây ra các tác dụng không mong
muốn như táo bón, buồn nôn và tiêu chảy. Để giảm bớt những biểu hiện này,
thuốc nên được uống sau bữa ăn.
Nếu việc điều trị bổ sung sắt có hiệu quả, nồng độ huyết sắc tố sẽ tăng
trung bình 1g/l mỗi ngày.
Khi nồng độ huyết sắc tố đã đạt đến giá trị bình thường, việc bổ sung sắt
nên được tiếp tục trong 3 tháng sau đó để đảm bảo đủ dự trữ sắt cho cơ thể.
Những lý do cơ bản dẫn đến điều trị thất bại bao gồm việc bệnh nhân không
tuân thủ điều trị một cách chặt chẽ, nguyên nhân gây mất máu kéo dài không được
giải quyết triệt để hoặc khi bệnh nhân có các bệnh lý ác tính hoặc bệnh lý viêm
tiềm tàng.


Các chế phẩm sắt đường tiêm truyền (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp) cần
được sử dụng khi bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ nặng nề sau uống viên
sắt hoặc khi số lượng sắt mất hàng ngày vượt quá khả năng hấp thu sắt của đường
tiêu hoá.
Ống tiêm chứa phức hợp sắt, sorbitol và vitamin C thường được sử dụng
với liều 10-20 ống tiêm bắp sau trong thời gian 2-3 tuần tuỳ theo mức độ thiếu
máu và trọng lượng của người bệnh. Những tác dụng phụ hay gặp là gây đau khớp
và biến màu da tại nơi tiêm.
Để dự phòng thiếu máu thiếu sắt, cần bổ sung đầy đủ sắt cho những phụ nữ
đang có thai và cho con bú hoặc ở những bệnh nhân sau mổ cắt dạ dày.

Trẻ em trong 12 tháng đầu nên được khuyến khích nuôi bằng sữa mẹ hoặc
sữa bột, không nên ăn sữa bò vì không cung cấp đủ sắt.

×