Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trứng trong thực đơn của trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.03 KB, 5 trang )

Trứng trong thực đơn của trẻ

Trứng được coi là một trong số những thức ăn cuối cùng được đưa vào
thực đơn khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm. Khi nào các mẹ nên đưa trứng vào
thực đơn của trẻ và chế biến như thế nào?
Trứng là nguồn cung cấp vitamin nhóm B, A và D cần thiết. Tuy nhiên, tới
khi trẻ 3 tuổi, khẩu phần ăn có trứng sẽ không nhiều bởi sữa và các chế phẩm từ
sữa được ưu tiên nhất trong giai đoạn này. Không nên cho trẻ ăn trứng trước 7
tháng tuổi nhằm đề phòng dị ứng thức ăn.

Từ 7 đến 8 tháng tuổi
Thay thế thịt, cá, tôm, bạn có thể cho ½ lòng đỏ trứng gà nấu chin vào bữa
ăn của trẻ cùng với rau củ. Nếu trẻ không thích, có thể cho bé ăn 2 lần/tuần.
Không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng bởi dễ gây dị ứng hoặc lòng đỏ chưa được
nấu chín hẳn.

Từ 9 tháng đến 1 tuổi
Từ thời điểm này, trẻ có thể ăn lòng trắng trứng. Bạn có thể thay thế thịt
hoặc cá 1 - 2 lần/tuần bằng ½ quả trứng gà. Tránh cho trẻ ăn khi trứng chưa chín
kỹ. Thời điểm này, bạn có thể cho trẻ ăn bánh ga tô được làm từ trứng gà và bột
mỳ.

Từ 1 đến 3 tuổi
Bạn có thể cho trẻ ăn 1 - 2 bữa trứng/tuần, mỗi bữa 1 quả trứng. Bởi nếu trẻ
ăn nhiều protein trước 3 tuổi sẽ tăng ngay cơ béo phì. Từ thời điểm này, trẻ có thể
ăn trứng còn lòng đào nhưng đảm bảo là trứng phải tươi. Những loại kem hoặc
bánh ngọt làm từ trứng không bảo quản trong tủ lạnh 24 giờ, vì sẽ mất độ tươi ròn.

Chú ý:
Không cho trẻ ăn trứng khi đang cảm sốt bởi lượng protein cao trong trứng
sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao và trẻ khó bình phục.


Nếu trẻ bị dị ứng (hoặc trong gia đình có cha hoặc mẹ bị dị ứng với trứng),
nên cho ăn trứng sau 1 tuổi.
Dị ứng trứng rất thường xuyên xảu ra đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi. Vì thế, cha
mẹ cần theo dõi và hỏi ý kiến của các bác sĩ nhi khoa.

Trẻ mới sinh có nên bổ sung vitamin D?

Vitamin D có nhiều trong cá, sữa

Còi xương do thiếu vitamin D là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ
dưới 2 tuổi. Tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc
gia, tỷ lệ các cháu bị còi xương chiếm hơn 50% các trường hợp đến khám và
tư vấn hàng ngày.
Đặc biệt vào các tháng mùa đông tỷ lệ này còn tăng cao hơn, có khi cứ 10
cháu bé đến khám có tới 7 cháu bị còi xương. Rất nhiều cháu đến khám bệnh đã để
lại di chứng rất đáng tiếc như: lồng ngực dô biến dạng, chân vòng kiềng, đầu bẹp,
trán dô
Bệnh còi xương hoàn toàn có thể phòng được, nếu như trẻ được uống
vitamin D ngay sau sinh hoặc được tắm nắng vào buổi sáng trước 9 giờ mỗi ngày
30 phút. Nếu như cháu bé sinh vào mùa đông hoặc gia đình ở nơi chật chội, thiếu
ánh sáng không thể cho cháu tắm nắng được thì nên cho trẻ uống phòng còi xương
bằng vitamin D 400 UI/ngày trong suốt 2 năm đầu ngay từ khi mới sinh ra, hoặc
uống trong những tháng mùa đông, còn mùa hè cho trẻ tắm nắng. Những cháu bé
sinh non tháng, nhẹ cân, sinh đôi thì việc uống vitamin D lại càng cần thiết. Tuy
nhiên trong thực tế nhiều cháu đã được uống vitamin D nhưng vẫn có thể bị còi
xương do uống thuốc không đều đặn, trẻ hay bị rối loạn tiêu hoá (táo bón, tiêu
chảy, đi ngoài phân sống ) nên không hấp thu được hoặc cũng có thể do chế độ
ăn thiếu dầu mỡ nên không hấp thu được, vì vitamin D là loại vitamin tan trong
dầu. Vì vậy nếu thấy trẻ có các biểu hiện của còi xương cấp như: ngủ không ngon
giấc, khóc đêm, tóc rụng hình vành khăn, ra nhiều mồ hôi trộm thì cần cho trẻ

đến bác sĩ nhi khoa ở các bệnh viện hoặc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng để
được điều trị kịp thời.

×