Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Saree và các yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 9 trang )

Mục Lục

I. Lời mở đầu..................................................................................................................................................2
II. Nội dung.....................................................................................................................................................2
1.

2.

3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Saree..........................................................................................................2
1.1

Vị trí địa lý, khí hậu.....................................................................................................................2

1.2

Đặc trưng cấu trúc xã hội.............................................................................................................3

1.3

Tín ngưỡng tơn giáo.....................................................................................................................3

1.4

Kinh tế, thẩm mỹ..........................................................................................................................4

1.5

Khoa học, Kỹ thuật......................................................................................................................4


1.6

Công nghệ....................................................................................................................................4

Các yếu tố của Sari...............................................................................................................................5
2.1

Cấu tạo..........................................................................................................................................5

2.2

Màu sắc........................................................................................................................................5

2.3

Họa tiết.........................................................................................................................................5

Sari ứng dụng vào đời sống.................................................................................................................6
3.1

Cách mặc......................................................................................................................................6

3.2

Trang điểm và phụ kiện đi kèm...................................................................................................8

III. Kết luận.....................................................................................................................................................8
Tài liệu tham khảo:......................................................................................................................................10
BẢNG ĐÁNH GIÁ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC........................................................................................11


1


I. Lời mở đầu
Mỗi quốc gia đều có những bản sắc riêng thể hiện qua trang phục đặc trưng qua từng thời
kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Những trang phục ấy thể hiện nhiều điều về văn hóa, xã hội, kinh tế,
tín ngưỡng, khả năng đối phó các điều kiện tự nhiên và sự phát triển của chính đất nước đấy
trong giai đoạn nó xuất hiện. Thế nhưng có một bộ quốc phục lọt ra khỏi những tiêu chuẩn ấy, đó
là Sari. Khi mà Sari đã tồn tại rất rất lâu trong st tiến trình lịch sử, Sari đã biết cách linh hoạt
cho nhiều hồn cảnh là mục đích sử dụng để trở thành quốc phục của Ấn Độ - đất nước đa tín
ngưỡng, mở cửa giao lưu từ sớm với con đường tơ lụa, địa hình, khí hậu từng vùng đa dạng phức
tạp và cả phân chia giai cấp…
Sari là trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ. Sari là một tấm vải dài có kích thước
khoảng 5-9m (có thể dài đến 12m) dùng để quấn quanh cơ thể theo nhiều phong cách khác nhau,
chính điều này mang đến vẻ đẹp khó hịa lẫn với những trang phục khác. Sari có nhiều màu sắc,
được thiết kế tỉ mỉ, công phu với nhiều chi tiết thêu tay.
Sari xuất hiện khoảng 5000 năm trước, nó là kiểu trang phục gồm có hai mảnh vải, một
dùng để quấn quanh người, một tấm nữa để quấn ngang eo rồi bắt chéo qua vai rồi buông rủ
xuống tạo nên vẻ mềm mại. Tiến trình lịch sử khiến Sari đa dạng về các mặc (hơn 80 cách), và
chất liệu. Sari vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các giá trị mà nó vốn có.

II. Nội dung
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến Saree
1.1 Vị trí địa lý, khí hậu
Do nhiệt độ khắc nghiệt trên Tiểu lục địa Ấn Độ, Sari đóng vai trị thiết thực cũng
như trang trí. Nó khơng chỉ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè, mà kiểu may rộng
rãi của nó được ưa thích bởi những phụ nữ phải tự do di chuyển khi nhiệm vụ của họ u
cầu.
Vì khí hậu nóng ẩm nên Ấn Độ từ sớm đã phát triển vải bông và các loại hàng bông.
Trong quá khứ, sari được dệt bằng lụa hoặc bông. Người giàu có thể đủ tiền dệt vải

mịn, đẹp đẽ lụa saris mà theo văn học dân gian, có thể được thơng qua một vịng tay.
Người nghèo mặc saris bằng vải thô dệt. Tất cả saris đều dệt tay và thể hiện sự đầu tư đáng
kể về thời gian hoặc tiền bạc.
Một đặc trưng khác của Ấn Độ là có địa hình phức tạp và kéo theo là nhiều kiểu khí
hậu khắc nghiệt khác. Người dân địa phương đã sáng tạo ra nhiều cách mặc và nhiều loại
2


chất liệu vải khác nhau để phù hợp với môi trường sống và đặc trưng văn hóa. Điều này
làm cho Sari đa dạng và gần gũi hơn dù khác nhau về văn hóa.
Từ yếu tố vị trí địa lý ta thấy được những gì mà nó ảnh hưởng lên Sari:
- Thiết kế của Sari thoải mái, điều hòa nhiệt độ cơ thể tốt (chống nóng mùa hè,
-

chống lạnh vào mùa đông).
Sari thường được làm bằng sợi bông hoặc lụa.
Sự đa dạng trong cách mặc Sari của từng vùng.

1.2 Đặc trưng cấu trúc xã hội
Sari có sự khác biệt giữa các giai cấp trong xã hội
- Sari có kiểu dáng giống nhau, nhưng tùy theo điều kiện kinh tế, giai cấp mà phụ
nữ Ấn sẽ mặc những loại chất liệu khác nhau: Phụ nữ tầng lớp cao, giàu có thường
mặc Sari bằng vải tơ lụa, đính thêm đá quý hoặc pha lê trong suốt ở trước thân áo.
Những chiếc Sari cao cấp thường có đa dạng họa tiết, kết cấu cũng rất phức tạp, được
hoàn thiện bởi các chỉ thêu bằng vàng hoặc bạc.
- Những chiếc Sari dành cho phụ nữ tầng lớp bình dân được làm bằng vải bơng
hoặc sợi bông. Chúng thường được nhuộm màu bằng lá cây, họa tiết tương đối đơn
giản chủ yếu là những mảng hình học, hoặc đôi khi chỉ là những mảnh vải đơn sắc.
1.3 Tín ngưỡng tơn giáo
Theo phong tục truyền thống Ấn Độ, người phụ nữ có thể mặc hở rốn hoặc để vai

trần, nhưng phần đùi và phần bắp chân là tuyệt đối không thể để lộ ra. Bởi theo tôn giáo
của họ cho rằng lộ đùi và chân sẽ làm người phụ nữ mất đi sự duyên dáng và thể hiện thân
phận thấp hèn. Thiết kế của Sari bị ảnh hưởng bởi truyền thống trên.
Nhiều thiết kế và hoa văn khắc trên sari tượng trưng cho niềm tin, quy ước và phong
tục của những người thuộc các vùng khác nhau của Ấn Độ.
Trong Kito giáo, Nhiều cơ dâu thích mặc một chiếc saree trắng trông khiêm tốn với
một chiếc áo khốc ngồi màu trắng thay thế, một số cơ dâu Kitô giáo Nam Ấn Độ thường
mặc màu đỏ hoặc xanh lá cây hoặc vàng.
Biểu tượng màu sắc trong Saree Ấn Độ chủ yếu là từ truyền thống phong phú của
Hindu giáo. Mặc dù những khái niệm cứng nhắc đã bị nhạt phai nhưng bằng các này hay
cách khác những ý niệm cơ bản thì vẫn cịn vẹn ngun cho đến ngày nay.
1.4 Kinh tế, thẩm mỹ
Con đường tơ lụa bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 2TCN. Bắt nguồn từ Phúc
Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh của Trung Quốc qua Mơng Cổ, Ấn Độ, Kazkhstan, Thổ Nhĩ
Kì, Hy Lạp… Từ thế kỷ thứ VII, con đường tơ lụa trên biển ra đời bởi các thương gia Ả
3


Rập. Sau đó, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến Trung
Quốc buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh, an toàn hơn. Điều này thúc đẩy giao
thương và kinh tế. Lụa được mang từ Ba Tư và Trung Quốc sang và trở thành thứ hàng xa
xỉ cho cánh nhà giàu. Từ đó các bộ trang phục từ lụa đặc biệt là Sari với những hoa văn sắc
sảo được xem là biểu tượng của tầng lớp cao, giàu.
Cái đẹp trong quan niệm Ấn Độ ln hài hồ hai yếu tố tơn giáo và thế tục, siêu thoát
và trần tục. Với người Ấn Độ, nhục cảm là một giá trị thẩm mỹ mang tính xã hội, chính
quan niệm này tạo nên người phụ nữ với nét đẹp nhục cảm: hông đầy đặn, đùi trịn trĩnh,
ngực nở nang… Sari được tạo ra có thể thỏa lấp được các khuyết điểm trên người và tôn
lên vẻ đẹp của người phụ nữ Ấn Độ theo đúng quan điểm của mình.
1.5 Khoa học, Kỹ thuật
Mỗi khu vực của Ấn Độ đã phát triển phong cách đặc biệt của riêng mình. Các phương

pháp khác nhau đã được phát triển để dệt, nhuộm và in vải. Trình độ dệt cao và sớm phát
triển mới có thể tạo ra những tấm dệt khổ lớn.
Thêu và đính kết được học từ Trung Quốc trong giai đoạn giao thoa văn hóa “con đường
tơ lụa” đã phát triển. Vì vậy các bộ Sari của tầng lớp giàu có thườn được đính kết cơng
phu cầu kỳ cùng nhiều hoa văn đặc sắc.
Các Sari Ấn Độ được đánh giá cao là sản phẩm của kỹ năng chưa từng có kết hợp với sự
khéo léo nghệ thuật phát triển cao.
1.6 Công nghệ
Ngày nay các yếu tố công nghệ được áp dụng tạo nên nhiều loại vải, nhiều bề mặt đẹp và
lạ mắt, thế nhưng một số màu dệt Sari có niên đại từ lâu được tìm hiện vẫn không thể tái
dựng. Các thiết kế từ lúc sơ khai đến hiện tại vẫn gần như không quá khác biết, và với
lịch sử 5000 năm hình thành và phát triển thì cơng nghệ chưa thực sự tạo ra được sự ảnh
hưởng, bước chuyển mình với Sari.
2. Các yếu tố của Sari
2.1 Cấu tạo
Một bộ sari thường gồm một mảnh vải dài, áo và một chiếc váy lót để giắt một đầu vải
vào. Áo thường khá ngắn, che phần bụng của người phụ nữ; cịn chiếc váy lót thường
được mặc ngay dưới rốn. Dải vải dài được quấn quanh chiếc váy nhỏ, một đầu được gấp
4


nếp và giắt vào trong chiếc váy, phần còn lại được khoác chéo lên vai vừa tạo nét gợi cảm
vừa uốn lượn theo những đường cong cơ thể của người phụ nữ.
2.2 Màu sắc
Khi may bộ trang phục này, điều quan trọng nhất chính là chọn vải và màu sắc của nó.
Mỗi bộ Sari dành riêng cho từng đối tượng mặc. Điển hình, nếu là phụ nữ góa chồng thì
trang phục truyền thống Sari thường là hai mảnh vải đơn giản màu trắng, không đeo trang
sức. Nếu là người đang mang bầu thì cơ ấy sẽ mặc sari màu vàng trong 7 ngày. Cơ dâu
trong ngày cưới thì chọn màu đỏ cho trang phục Sari của mình. Cịn những phụ nữ có vị
trí khơng được cao lắm trong xã hội thì thường mặc Sari màu xanh lá của đạo Hồi và áo

màu xanh da trời.
2.3 Họa tiết
Paisley và Fish đại diện cho khả năng sinh sản và sự phong phú của thực phẩm và trẻ em.
Những hoa văn này chủ yếu được in trên những cái bẫy của những người sống ở các vùng
ven biển.

Thiết kế dưới dạng một con voi tượng trưng cho nước, khả năng sinh sản, sự giàu có và
may mắn. Nó cũng minh họa cho Lord Ganesha, người loại bỏ những trở ngại.

5


Con công được mô tả trên vải đại diện cho sức mạnh thể chất và cảm xúc của một người.
Hình ảnh con xà cừ cũng là một biểu tượng của các vị thần và đại diện cho bugle được sử
dụng trong chiến tranh.

3. Sari ứng dụng vào đời sống
3.1 Cách mặc
Một bộ sari bao gồm: một miếng vải hình chữ nhật, một chiếc váy lót (petticoat), một
chiếc áo ngắn tay hoặc khơng có tay.
- Váy lót được buộc chặt ở thắt lưng bằng một dây rút như quần pajama, các váy lót
nên chọn màu phù hợp với Sari, một phần của váy lót nên được nhìn thấy từ bên ngồi của
Saree.
- Áo kết thúc ngay chân bức tượng bán thân và phải bó sát.
Các bước mặc một bộ Sari:


Bước 1: Lắp váy lót: Bắt đầu mặc sari bằng cách nhét phần trên của nó vào váy
lót, ở một vị trí hơi ở bên phải của rốn. Hãy chắc chắn rằng phần dưới của sari sẽ
chạm vào sàn nhà, và toàn bộ chiều dài của sari xuất hiện ở phía bên tay trái. Tiếp

theo, quấn sari quanh mình một lần, kết thúc ở phía trước bên phải của bạn.
6




Bước 2: Thu thập các nếp gấp: Thực hiện khoảng năm đến bảy nếp gấp, mỗi
khoảng 15 phân, bắt đầu từ cuối nhét. Tập hợp các nếp gấp lại với nhau, đảm bảo
rằng cạnh dưới của nếp gấp là ngay ngắn và chỉ ra khỏi mặt đất. Các nếp gấp sẽ
rơi thẳng và đồng đều. Một cái ghim an toàn có thể được sử dụng để ngăn chặn



các nếp gấp từ tán xạ.
Bước 3: Thu các nếp gấp: Giấu các nếp gấp vào váy lót ở thắt lưng, hơi bên trái



của rốn, theo cách như vậy mà họ mở ra bên trái của bạn.
Bước 4: Treo và quấn: Treo vải cịn lại xung quanh mình một lần nữa, trái sang



phải. Mang nó xung quanh hơng của bạn để phía trước, giữ cạnh trên của sari.
Bước 5: Kết thúc: Tăng nhẹ phần còn lại của sari trên lưng của bạn, đưa nó lên
dưới cánh tay phải và trên vai trái để kết thúc nó rơi xuống đến mức đầu gối của
bạn.
Phần cuối được phủ từ vai trái được gọi là pallav hoặc pallu . Nó có thể được
ngăn chặn từ trượt bằng cách buộc nó ở vai đến áo với một pin an toàn nhỏ.


Các bước mặc Sari
Các khu vực khác nhau của Ấn Độ có những hình thức riêng biệt của họ là xếp một sari. Đây là
một số biến thể phổ biến nhất trong khu vực


Gujarati: Đây là phiên bản xếp nếp, thường được gọi là cách seedha pallu , cũng
được tìm thấy ở các vùng của Uttar Pradesh, Madhya Pradesh, Rajasthan và Bihar.
Thay vì mở sang bên trái, các nếp gấp được nhét để chúng mở ra bên phải. Sau đó,
pallu được đưa về phía sau và đưa lên vai phải. Cuối cùng, nó được trải rộng trên
ngực, và cạnh trái được giấu trong váy lót ở phía sau.



Maharashtra: Thay vì 5 mét thơng thường, chiếc sari trong phiên bản này có kích
thước 8 mét. Một phần của sari được vẽ lên giữa hai chân và bị nhét ở phía sau ở thắt
lưng, trong khi một phần khác được phủ lên như một cái bạt trên ngực. Điều này tạo
thành một loại sari chia, cho phép tự do di chuyển lớn hơn.
7




Tiếng Tamil: Giống như phiên bản Maharashtra, sari này dài 8 mét. Sau khi quấn
quanh eo, các nếp gấp được đặt dọc theo chân trái. Phần còn lại của sari được đưa qua
vai trái, quấn một lần nữa quanh eo, và nhét ở phía bên trái.



Tiếng Bengali : Nó được quấn quanh eo, sau đó mang về phía bên phải, và cái pallu
được ném qua vai trái. Cái pallu sau đó được đưa lên dưới cánh tay phải và một lần

nữa quăng lên vai trái.
3.2

Trang điểm và phụ kiện đi kèm

Phần đầu:Trang điểm tóc Keshapasharachana; Đeo nữ trang Maang – Tikka; Dấu hiệu Sindoor;
Dấu hiệu Bindi; Tơ mí mắt – Kajal; Đeo nữ trang ở mũi – Nath; Hoa tai của cô dâu – Jhumka;
Chuỗi đeo cổ Magal Sutra
Phần thân: Thắt lưng – Kamarband; Phần tay & chân; Vòng đeo trên bắp tay- Baajuband; Vòng
tay Choodiyan; Nhuộm tay, chân – Mehendi; Hoa tay – Hathphool hoa nở trên bàn tay; Bơng hoa
trên ngón tay – Aarsi; Vịng đeo cổ chân – Payal; Nhẫn đeo ngón chân – Bichua…

III. Kết luận
Ấn Độ - một đất nước đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc và tơn giáo, nơi chứa đựng một trong
những khởi nguyên của thế giới thời trang – Sari. Trải qua mấy ngàn năm hình thành và phát
triển, Sari đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn, mặc dù, có nhiều vấn đề, quan
niệm cực đoan xoay quanh phụ nữ và Sari, thế nhưng cho đến ngày hôm nay, chúng ta không thể
phủ nhận một điều rằng những người phụ nữ khốc lên mình Sari vẫn giữ được nét quyến rũ và
khí chất vốn có.

8


Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Tấn Đắc 2005:“Văn hóa Ấn Độ”. NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Phan Thu Hiền 2000 (viết chung. GS. Lương Duy Thứ chủ biên): “Đại cương văn hố Phương
Đơng”. NXB. Đại học Quốc gia Tp. HCM.
Nguyễn Hiến Lê 2006; “Lịch sử văn minh Ấn Độ”. NXB Văn hóa Thơng tin
/> /> /> /> /> /> />
9




×