Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao thành tích thi đấu môn đá cầu cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.59 KB, 14 trang )

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH THI ĐẤU
MƠN ĐÁ CẦU CHO HỌC SINH KHỐI 9 TRƯỜNG THCS
TRẦN PHÚ- BẢO LÂM - LÂM ĐỒNG
I.PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn giải pháp
Giáo dục thể chất cho học sinh là một nhiệm vụ vơ cùng quan trọng mà cả
tồn xã hội đều quan tâm. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn được quan tâm nhưng
quan trọng hơn là ở trường học nói chung và THCS nói riêng, đây là nơi kết tinh
ươm mầm những nhân tài cho xã hội. Chúng ta phải đào tạo thế hệ có kiến thức, có
phẩm chất đạo đức tốt và có sức khỏe tốt.
Trong giáo dục thể chất có nhiều nội dung khác nhau nhưng Đá cầu là một
trong những mơn thể thao được các em u thích nhất. Những năm gần đây môn
Đá cầu được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong các trường học
nói riêng. Hàng năm, ngành giáo dục các tỉnh tổ chức Hội khoẻ phù đổng để các
em có dịp thi tài những môn thể dục thể thao khác nhau như: Cờ vua, bóng bàn,
chạy, nhảy cao, nhảy xa, đá cầu, cầu lơng, ném bóng, bơi…. Trong đó, Đá cầu
được tổ chức với nhiều nội dung như đơn nam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ, đôi nam
nữ….
Tuy tại tỉnh Lâm Đồng nơi tơi cơng tác chưa có điều kiện tổ chức giải Đá
cầu cho học sinh các cấp đó cũng là một thiệt thòi cho các em. Nhưng là một giáo
viên dạy môn thể dục luôn thôi thúc tôi làm thế nào để đưa thành tích Đá Cầu nói
riêng và Thể dục nói chung có kết quả cao, tạo cho các em sân chơi lành mạnh, có
sức khỏe tốt để học tập và u thích bộ mơn. Với kinh nghiệm được đúc kết tôi
quyết định lựa chọn đề tài “ Giải pháp nhằm nâng cao thành tích thi đấu mơn
Đá cầu cho học sinh lớp 9’’ trường THCS TRẦN PHÚ Để đạt được thành tích
cao trong đá cầu và để có được những giờ học đạt kết quả cao trước tiên cần tạo
cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập


luyện nắm vững nội dung và thực hiện các động tác một cách hoàn hảo giáo viên
cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao


tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên
lớp, hướng dẫn kỹ cho các em cách cầm vợt, cầm cầu và đặc biệt là cổ tay luôn
mềm dẻo. Khi giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp,
đúng kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các
em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt
khác dùng tranh ảnh để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em. Vì tâm lý của các em là
học sinh thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại
khố do ảnh hưởng các yếu tố bên ngồi. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh
thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học. Chia lớp học thành từng nhóm, đội và
thường xuyên cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích mỗi học sinh ln
ln có sự phấn đấu trong học tập. Mặt khác, tạo
điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kĩ năng đã học
một cách nhuần nhuyễn, khéo léo, mạnh dạn bằng cách chia nhóm cho các em thi
đấu.
Khi thi đấu giáo viên cần tạo cho các em luôn tự tin mạnh dạn không nhút
nhát, e dè, sợ sệt.Sau mỗi trận đấu giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ
những cá nhân, tập thể tích cực trong tập luyện và thi đấu để tạo được niềm tin,
lòng tự hào của mỗi học sinh. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những
khuyết điểm cịn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được trong khi tập luyện và
thi đấu (đấu tập) của học sinh trong các giờ học.
Cần làm được những điều như trên thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ tâm sinh lý của
học sinh mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho
các em có được thành tích tốt nhất trong học tập tại nhà trường cũng như có thể
vươn xa hơn trong các giải đấu do huyện, tỉnh tổ chức.
Trước đây, học sinh chỉ biết đến môn Đá cầu qua nội dung thể thao tự chọn
trong các tiết dạy do giáo viên tự chọn và một phần cũng do điều kiện kinh tế của
từng vùng miền nên rất khó khăn. Vì vậy, học sinh cần phải mạnh dạn thể hiện hết


khả năng của mình để giáo viên biết và nắm bắt được khả năng của từng học sinh

từ đó đưa ra các bài tập, phương pháp tập luyện phù hợp với khả năng của các em.
Chính vì vậy, địi hỏi học sinh phải tập luyện thường xuyên
liên tục trong thời gian dài mới có thể tiến bộ và thi đấu đạt thành tích cao.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng
Tình hình chung hiện nay, đa số giáo viên chưa coi trọng chất lượng của tiết
học thể dục. Tất cả đều cho rằng đó là mơn phụ, chỉ cần hằng năm huấn luyện đội
tuyển (một số em ở một số nội dung) để tham dự HKPĐ có thành tích xếp hạng là
được. Như vậy vơ tình chung giáo viên chỉ chú trọng đến một số em có năng khiếu
mà bỏ quên chất lượng đại trà.
Hầu như giáo viên khi dạy nội dung này chỉ chú tâm giảng giải và phân tích
cho học sinh những kỹ thuật trong sách giáo khoa như: tâng cầu, chuyền cầu, phát
cầu… làm sao để các em kiểm tra kết thúc học phần thực hiện được các kỹ thuật
theo đề kiểm tra. Giáo viên chưa chú trọng việc cho học sinh thi đấu nên hầu như
các em còn e ngại hoặc làm cho qua khi đến tiết đấu tập. Chưa tạo sự đoàn kết
trong khi thi đấu (đấu tập), học sinh còn thực hiện cá nhân chưa kết hợp với đồng
đội. Trong các tiết học có bài tập thi đấu tập, giáo viên chưa đi sâu phân tích cho
học sinh kỹ thuật tấn cơng trên lưới; chiến thuật thi đấu đơn – đôi, chưa đưa ra bài
tập phù hợp với nên học sinh thực hiện chưa tốt.
Ở lứa tuổi THCS nói chung và học sinh khối 9 nói riêng, một số em có tư
tưởng ngại vận động mà chỉ thực hiện cho có lệ, đặc biệt ở học sinh nữ cơ thể các
em đang tuổi dậy thì nó ngăn cản các em tham gia nhiệt tình trong mọi hoạt động.
Học sinh có tư tưởng ỷ lại, lười hoạt động và khơng có sự cố gắng trong học tập.
Nhiều yếu tố khách quan nên một số học sinh chưa thật sự thể hiện hết năng lực
của mình.Từ những tồn tại trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và bài tập
nhằm rèn luyện cho học sinh có thành tích cao ở cuồi phân mơn và nâng cao hiểu
quả thi đấu. Giải pháp này bản thân tôi thực hiện từ năm học 2019 -2020, 2020 2021 và tới năm học 2021 - 2022 này tôi vẫn áp dụng cho cả học sinh khối 8,9.


2. Trình bày giải pháp

Với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy những giải pháp
của một số đồng nghiệp chưa đi sâu phân tích làm sao để nâng cao thành tích thi
đấu (đấu tập) mà chỉ xoay quanh các giải pháp nâng cao thành tích nội dung cần
kiểm tra cuối phân mơn. Vì vậy, tơi đã tìm hiểu đề tài này và tham khảo một số
sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích, thấy rằng một số điểm rất phù hợp với
đặc điểm học sinh, có thể vận dụng giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động
trong tập luyện và trong thi đấu. Đá cầu là môn học cần rèn luyện cho học sinh sự
nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, khả năng tư duy sáng tạo, tâm lý vững vàng, tự tin,
quyết đoán. Do vậy, ở giải pháp này ngồi việc đi sâu, phân tích kĩ những bài tập,
yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản trong sách giáo khoa hướng dẫn theo chương trình của Bộ
để nâng cao thành tích mơn đá cầu tơi thơng qua các giải đấu thành tích cao tìm ra
một số bài tập, động tác kỹ thuật chuyên sâu hơn như kỹ thuật “Qt cầu”, “Tấn
cơng bằng má ngồi” ,“ Các chiến thuật thi đấu đơn – đôi” nhằm giúp học sinh vận
dụng vào thi đấu (đấu tập) có kết quả cao. Để thực hiện được đề tài này tôi sử dụng
các phương pháp:
Phương pháp làm mẫu
Phương pháp thực hành
Phương pháp phân tích
Phương pháp quan sát
Phương pháp thống kê
2.1. Các giải pháp, biện pháp
Trong luyện tập cũng như trong đấu tập học sinh cần nắm được một số kỹ
thuật và luật cơ bản về môn Đá cầu
2.1.1.Kỹ thuật di chuyển
Giáo viên phân tích kết hợp làm mẫu để học sinh nắm vững các bước di
chuyển. Biết áp dụng các bước di chuyển vào thi đấu
Di chuyển đơn bước:
Di chuyển đơn bước phía trước chếch phải đá cầu
Di chuyển đơn bước phía trước chếch trái đá cầu
Di chuyển đơn bước ngang đá cầu



Di chuyển đơn bước tiến, lùi đá cầu.
Di chuyển bước trượt (lướt)để đá cầu:
Di chuyển bước trượt (lướt) chếch phải để đá cầu
Di chuyển bước trượt (lướt) chếch trái để đá cầu
Di chuyển bước trượt (lướt) ngang để đá cầu.
Di chuyển bước chạy để đá và đỡ cầu
2.1.2.Kĩ thuật phát cầu
Đây là kĩ thuật thường được sử dụng nhiều trong tập luyện và thi đấu với
mục đích đưa cầu vào cuộc, vừa khai thác điểm yếu của đối phương (thông qua
chiến thuật phát cầu) để giành điểm trực tiếp hoặc đưa đối phương vào thế bị động,
lúng túng để giành điểm
Phát cầu thấp chân chính diện( kỹ thuật được sử dụng nhiều trong luyện tập
và đấu tập để đưa cầu vào cuộc)
Phát cầu thấp chân nghiêng mình
Phát cầu cao chân chính diện
Phát cầu cao chân nghiêng mình (Tăng uy lực của quả phát cầu bằng
cách phát cầu chuẩn xác, nhanh và tập trung vào các điểm yếu của đối phương,
thường được sử dụng trong đá đơn).
Ngoài các kỹ thuật phát cầu cơ bản giáo viên có thể cho học sinh tập luyện
các kỹ thuậ nâng cao như:
Quét cầu (thường gọi là qt vơi)
Bạt cầu
Búng cầu
Móc cầu bằng mu bàn chân
Cúp cầu
Vít cầu
2.1.3. Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực
Trong kỹ thuật này học sinh cần biết và nắm được các kỹ thuật:

Đỡ cầu bằng ngực


Chắn cầu bằng ngực
Đánh ngực tấn công
2.1.4.Kỹ thuật đánh đầu
Trong kỹ thuật này học sinh cần biết và nắm được các kỹ thuật:
Đỡ cầu bằng đầu
Đánh đầu tấn công
2.1.5.Kỹ thuật đá đùi
Trong kỹ thuật này học sinh cần nắm được các động tác:
Đỡ cầu bằng đùi
Chuyền cầu bằng đùi
Tâng cầu một nhịp để tấn công là kỹ thuật nhằm tạo thuận để người chơi
chuyển chân thuận thực hiện động tác tiếp theo. Kỹ thuật đá đùi áp dụng rất hiệu
quả với thi đấu đơn.
2.1.6.Kỹ thuật đá cầu bằng mu bàn chân
Trong kỹ thuật này học sinh cần thực hiện được các kỹ thuật:
Chuyền cầu bằng mu bàn chân (áp dụng nhiều trong đấu đôi)
Tâng cầu bằng mu bàn chân (áp dụng nhiều trong đấu đơn).
2.1.7.Kỹ thuật đá má trong, má ngoài bàn chân
Trong kỹ thuật này học sinh cần nắm: kỹ thuật tâng cầu; đá tấn công
2.1.8.Một số chiến thuật thi đấu
Chiến thuật thi đấu đơn
Chiến thuật thi đấu đôi
2.2. Các bài tập vận dụng vào tập luyện
Để học sinh thực hiện các kỹ thuật đạt kết quả cao thì trong tiết học giáo
viên cần đưa ra những bài tập phù hợp nhằm giúp học sinh nâng cao được thành
tích trong học tập và thi đấu(đấu tập). Trong quá trình giảng dạy tôi đã đưa ra các
bài tập sau:

Bài tập 1: Tâng cầu bằng đùi


Đầu tiên giáo viên cho người học tập động tác mô phỏng kĩ thuật tâng cầu
bằng đùi tại chỗ rồi tập di chuyển khi khơng có cầu. Tiến hành tập tuần tự từ chân
thuận tới chân khơng thuận, sau đó kết hợp cả hai chân luân phiên nhau. Lúc bắt
đầu tập với cầu, người học phải tự tung cầu rồi dùng đùi để tâng lên, khi tập tâng
cầu cần chú ý là lưng phải để thẳng tự nhiên chứ không khom như khi đỡ. Mắt cần
quan sát đường cầu lên xuống để phối hợp với chân đá sao cho nhịp nhàng. Chân
đá khi nhấc lên phải gập gối, cẳng chân và đùi của chân đá gần như vng góc,
đồng thời đùi của chân đá cũng gần như vng góc với thân người. Đầu gối khơng
bị mở ra ngồi hay bị vặn vào trong để giữ cho hướng cầu bay thẳng lên chứ không
bay lệch sang hai bên.
Khi tập tâng cầu, thân người từ từ xoay theo hướng cầu để điều chỉnh, giúp
cho động tác của chân đá chạm đúng cầu. Tránh xoay, vặn, nghiêng thân người đột
ngột làm ảnh hưởng tới động tác tâng cầu, khiến cho cầu bay đi lệch hướng.
Bài tập 2: Tâng cầu bằng mu bàn chân và tập kỹ thuật tiếp xúc với cầu
Giáo viên tổ chức cho học sinh tập búng cầu từng chân rồi hai chân luân
phiên. Nếu chân thuận búng được 15 - 20 lần liên tục, Chân không thuận búng được
8-10 lần là đạt yêu cầu.
Nếu hai chân búng luân phiên được 25 - 30 lần liên tục là đạt yêu cầu. Sau
đó học sinh vừa di chuyển vừa búng cầu, sao cho quả cầu bay cao dựng lên phía
trước 2 - 3 m, liên tục từ 10 - 15 lần, tập giật cầu bằng chân thuận, chân khơng
thuận, sau đó tập hai chân luân phiên. Nếu học sinh thực hiện được một số lần như
ở kĩ thuật búng cầu trở lên là đạt yêu cầu. Sau khi đã nắm vững kĩ thuật giật cầu tại
chỗ, giáo viên cho học sinh vừa di chuyển vừa thực hiện kĩ thuật giật cầu trong nửa
sân đá cầu đơn, số lần thực hiện được càng nhiều càng tốt.
Khi học sinh đã thực hiện tốt từng kĩ thuật động tác thi giáo viên cho tập
phối hợp các kĩ thuật búng cầu - giật cầu ở các diện tích sân tập (rộng, hẹp) khác
nhau nhằm giúp cho các em sớm hoàn thiện kĩ thuật động tác.



Bài tập 3: Chuyền cầu
Để tiến hành tập luyện kĩ thuật thì giáo viên chia cặp đơi người học đứng đối
diện và cách nhau khoảng 2,5m học sinh tung cầu cho nhau, người học đỡ cầu
bằng đùi. Có thể bằng chân thuận hoặc bằng chân khơng thuận, sau đó tiếp tục thực
hiện kĩ thuật chuyền cầu bằng đùi sao cho quả cầu bay vịng cung về phía trước
mặt bạn. bạn bắt lấy cầu và lại tung tiếp cho người học tập.
Bài tập 4: Tập kỹ thuật tiếp xúc với cầu
Khi đã tập tốt giai đoạn trên, giáo viên tổ chức cho học sinh tập nâng cao
hơn: Lúc này học sinh và giáo viên hoặc những người phục vụ đứng đối diện nhau,
cách nhau khoảng 3m. giáo viên tung cầu cho học sinh đỡ cầu bằng ngực. Ban đầu
tung cầu chuẩn vào ngực với tốc độ trung bình, sau đó tung nhanh, kết hợp quả dài,
quả ngắn và sang hai bên, để buộc người đỡ phải di chuyển, chọn địa điểm thích
hợp để dùng ngực đỡ cầu sau đó đá lại cho giáo viên.


Bài tập 5: Chuyền cầu bằng má trong bàn chân
Khi tiến hành luyện tập thì giáo viên và học sinh đứng đối diện và cách nhau
khoảng 3m, tung cầu về phía học sinh để cho học sinh dùng kĩ thuật đá má trong
chuyền cầu lại cho giáo viên, sao cho đường cầu bay vòng cung cao khoảng 2 - 3m
rơi xuống tầm đùi hoặc mu của bàn chân thuận của giáo viên. Giáo viên dùng tay
bắt lấy cầu và bài tập lại được lặp lại.
Quả cầu chuyền đúng kĩ thuật là phải bay đúng hướng và không bay xuyên
thẳng vào người giáo viên. Tập sao cho chuyền đúng từ 6/10lần trở lên là đạt yêu
cầu


Bài tập 6: Đá tấn cơng bằng má ngồi bàn chân
Khi mới tập, nên treo cầu ở vị trí cố định để cho học sinh thực hiện kỹ thuật.

Tiếp đó giáo viên và học sinh đứng đối diện, cách nhau khoảng 5 - 6 m, học sinh tự
tung cầu và thực hiện kỹ thuật đá tấn cơng bằng má ngồi sao cho quả cầu bay
thẳng tới ngang tầm mắt, chỉ cần thực hiện được 4 - 5/ 10 lần là đạt yêu cầu.

Bài tập 7: Đánh đầu tấn công
Học sinh tự tung cầu và đánh đầu tại chổ, tự tung cầu và đánh đầu di
chuyển. Tập theo nhóm 2 người tung cầu và đánh đầu, tấn công qua lưới để cầu
qua sân đối phương (người tung cầu ở phần sân đối diện).


Bài tập 8: Chiến thuật thi đấu đơn
Trong thi đấu đơn, chiến thuật thể hiện tính tích cực, sang tạo của từng cá
nhân. Có nhiều loại chiến thuật phát cầu được áp dụng trong thi đấu đơn, trong đó
chiến thuật phát cầu thấp, gần và phát cầu cao, sâu là chiến thuật gây khơng ít khó
khăn cho đối phương khi đỡ phát cầu.
Phát cầu thấp, gần: Từ vị trí phát cầu, thực hiện kỹ thuật phát cầu sao cho
cầu bay thấp sát lưới rơi vào khu vực phát cầu hợp lệ bên sân đối phương gần lưới
nhất.
Phát cầu cao, sâu: Từ vị trí phát cầu, thực hiện động tác phát cầu sao cho
cầu bay cao, xa vào hai góc xa khu vực phát cầu hợp lệ bên sân đối phương.
Bài tập 9: Chiến thuật thi đấu đôi
Phần lớn các chiến thuật trong thi đấu đơn đều có thể áp dụng trong thi đấu
đơi. Ngồi ra, khi đá đơi cần đặc biệt lưu ý đến việc phối hợp di chuyển và phối
hợp tổ chức tấn công thường xuyên.
3. Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp trong thực tế giảng dạy
Qua điều tra các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy trong các năm học trước
và đặc biệt là năm học 2020 - 2021 đến nay tôi thu được kết quả rất khả quan.
Thứ nhất: các em được áp dụng các các kỹ thuật, bài tập có tinh thần thoải
mái hơn, u thích tập luyện hơn mặc dù có mệt khi tập luyện dưới trời nắng. Kết
quả kiểm tra đánh giá về tố chất thể lực cũng như sức mạnh tốc độ của nhóm được

thực nghiệm tăng lên rõ rệt.
Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập vận động giúp tăng cường thể lực ở trường, ở
lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ TDTT ở


địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể
lực, sức mạnh tốc độ chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các mơn học khác.
Điều quan trọng là thành tích của các em tăng lên rõ rệt, các em thích tham
gia các trấn đấu hơn đặc biệt là các bạn nữ khơng cịn e dè. Các giờ giải lao các em
cũng mang cầu ra tự tâng, theo nhóm chuyền cầu hay một số bạn ra sân thi đấu…
100% học sinh thích học thể dục đặc biệt các tiết học có sự kết hợp trị chơi,
các nội dung có thi đấu đối kháng tạo nên cho học sinh phấn đấu hơn trong học tập
100% học sinh thấy sức khỏe thoải mái sau các tiết học này.
Số học sinh trốn tiết và nghỉ học môn thể dục giảm hẳn so với những năm
học trước( trừ một số học sinh vì lý do sức khỏe không tham gia được chỉ ngồi
quan sát các bạn hoặc tham gia làm trọng tài)
Kêt quả trước khi áp dụng giải pháp
Năm học

Tổng số HS

Đánh giá kết quả khi thi đấu
Thực hiện được thi
Chưa Thực hiện
đấu

2020 -2021

SL


Tỉ lệ

70

58.3%

K9 - 120

được thi đấu
SL
Tỉ lệ
40

41.7 %

Kêt quả sau khi áp dụng giải pháp
Năm học

Tổng số HS

Đánh giá kết quả khi thi đấu
Thực hiện được thi
Chưa Thực hiện
đấu

2020 -2021

K9 - 120

SL

108

Tỉ lệ
90%

được thi đấu
SL
Tỉ lệ
12
10 %

Tuy vẫn còn một số học sinh chưa có kết quả trong q trình thi đấu (đấu tập)
nhưng các em cũng đã nắm được yếu lĩnh kỹ thuật, biết vận dụng vào các bài tập
vào các kỹ thuật như tâng cầu, phát cầu, chuyền cầu, đỡ cầu bằng ngực…nhưng
thành tích chưa đạt như mong muốn.
1.Kết luận


Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao thành tích
thi đấu mơn Đá cầu cho học sinh lớp 9’’ trường THCS Trần Phú bản thân đã
thu được kết quả đáng phấn khởi, chất lượng giờ học được nâng lên rõ rệt nhưng
điều đáng nói hơn là học sinh tích cực chủ động trong tập luyện, tự tin không e
ngại khi học.
thể dục, nắm được kỹ thuật đá cầu một cách chắc chắn, khó quên, các em
hào hứng luyện tập, tiết học trở nên sôi động, hứng thú. Với thời gian giảng dạy,
kinh nghiệm và nhờ được sống trong tập thể nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo
viên nịng cốt của ngành ln sẵn lịng quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, dìu dắt; sự
cỗ vũ, hỗ trợ của bạn bè đồng nghiệp nên bản thân đã sớm thực hiện được mơ ước
không ngừng học hỏi, tìm tịi giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất
lượng dạy học góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ

năm học.
Trong các tiết dạy thể dục, giáo viên nên lựa chọn bài tập và tổ chức các bài
tập hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn diện cho
học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy cho giáo viên. Từ đó
nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Kiến nghị
Hiệu quả của các biện pháp này khá cao nhưng bên cạnh đó vẫn chưa có sự
thống nhất đồng đều giữa các giáo viên dạy thể dục. Chính vì sự khơng đồng đều
đó nên dẫn đến học sinh lười tập, hoặc trong một buổi học sinh vận động quá tải
hoặc q ít dẫn đến sự nhàm chán khơng cịn hứng thú học. Do vậy, tôi mong
muốn Nhà trường, Tạo điều kiện cho học sinh tự tập luyện ở đây như tổ chức thi
đấu. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào quá trình luyện tập của bản thân.
Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện được . Trong quá trình
thực hiện sáng kiến này có thể cịn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến,
sự hướng dẫn, bổ sung kịp thời của quý độc giả và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành
cảm ơn.


Bảo Lâm, ngày 4 tháng11 năm
2021
Xác nhận của ban giám hiệu

Người viết

Đinh Thanh
Lâm




×