Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh trường THPT quảng xương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.77 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m

MỤC LỤC

I.
I.1
I.2
II.
II.1
II.2
III.
III.1
III.2
III.3
III.4
I.
II
1.
2.

PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích, yêu cầu
Cơ sở thực tiễn
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN, PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu


Thời gian nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ
PHẦN KẾT THÚC
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Trang
2
2
2
3
5
5
5
6
6
6
6
6
7
7
7
16
16
16

18
19

PHẦN MỞ ĐẦU
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
I.1. Cơ sở lý luận:
Trong chiến lược phát triển - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng vị trí con người, xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần

1


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
phải có chính sách giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hòa về
các mặt thể chất và tinh thần, trí tuệ và đạo đức.
Sức khỏe được xem như một tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của xã
hội. Đó là một mặt quan trọng của đời sống, là nguồn tài sản quý báu của mỗi
quốc gia, là sản phẩm phản ánh một cách khách quan thành tựu của nhiều lĩnh
vực khoa học, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành thể dục thể thao
nói chung và khoa học thể thao nói riêng, một trong những nhiệm vụ cơ bản có
chiến lược của ngành thể dục thể thao là góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe
của nhân dân, phát triển thể thao quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên, qua
đó góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí xã hội.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền văn
hoá xã hội. Nó được coi là phương tiện hữu hiệu giáo dục con người phát triển
toàn diện về thể chất và tinh thần. Kết hợp với các mặt giáo dục khác, giáo dục
thể chất góp phần xây dựng con người , hoàn thiện hơn về các mặt trí, đức, thể,
mĩ, lao
Hoạt động TDTT hay còn gọi là giáo dục thể chất. Cùng với quá trình lao
động sản xuất, hoạt động TDTT đã góp phần cải tiến con người , hoàn thiện con

người và phát triển con người. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội
TDTT đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và
phát triển xã hội .
Trong phương pháp luận khoa học của mình, chủ nghĩa Mác - Lênin đã
nhấn mạnh vị trí quan trọng của thể dục thể thao trong việc phát triển con người
một cách toàn diện. Trên cơ sở lý luận chung ấy nước ta cũng không nằm ngoài
quy luật chung của nhân loại . Trong nghị quyết của các đại hội Đảng đã nhấn
mạnh tầm quan trọng về việc xây dựng và phát triển thể thao của nước ta trong
giai đoạn mới
Nhà nước ta luôn quan tâm tới lĩnh vực giáo dục thể chất trong trường
học và trong thể thao thành tích cao . Và mục tiêu của hệ thống giáo dục nước
2


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
ta hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện về: Đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và lao động. Với mục tiêu là trang bị kiến thức về thể thao, phát triển
thể chất, nền tảng thể lực cho học sinh. Ngoài ra còn nhằm để phát hiện và bồi
dưỡng các tài năng về thể thao đưa thể thao nước nhà phát triển mạnh . Thành
tích thể thao có lớn mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước
Trong giáo dục thể chất điền kinh là một bộ phận quan trọng gồm nhiều
nội dung phong phú. Chạy tiếp sức là nội dung điển hình của sự phát triển về tốc
độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố Nhanh- Mạnh -Bền,
khéo léo. Đồng thời còn có tác động tốt tới các cơ quan chức năng của cơ thể,
thông qua nội dung chạy tiếp sức để rèn luyện ý chí vươn lên, sự nỗ lực của
bản thân sự nhanh nhẹn khéo léo, tinh thần tập thể, sự thân thiện cho học sinh
trong học tập, lao động, và nhiều họat động khác
I. 2. Cơ sở thực tiễn
Chạy tiếp sức là nội dung khó và phức tạp, thời gian học tập quá ngắn chỉ

học 10 tiết. Trong khi đó để học sinh phối hợp được đúng kỹ thuật trong những
tiết học quả là những điều khó.
Chạy tiếp sức đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa người trao và nhận tín
gậy. Người số 1 thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp và cầm gậy ở tay phải. Còn
người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đều thực hiện kỹ thuật xuất phát cao và là người nhận
gậy. Tuy chạy ở vị trí khác nhau nhưng về cơ bản đều như nhau. Ba người này
không chạy theo tín hiệu xuất phát, mà phải nhìn người chạy trước mình chạy
đến cách mình một đoạn sao cho khi mình xuất phát và đạt đến tốc độ cao thì
người kia cũng chạy vừa tới và trao tín gậy được cho nhau một cách thuận lợi
nhất trong khu vực quy định 20m.
Chạy tiếp sức 4 x 100m đòi hỏi học sinh phải có tố chất về chạy cự li
ngắn và kỹ thuật chạy tiếp sức. Đó là những yếu tố tạo nên thành tích tốt nhất
cho một đội chạy.
3


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã có rất nhiều những kinh nghiệm và có
những sáng kiến hay trong đó có nội dung chạy tiếp sức. Hiện giờ tôi áp dụng
sáng kiến của mình cho toàn bộ học sinh khối 11 và 12 cả nam và nữ. Đối với
học sinh khối 11; 12 thì tập bài tập khác nhau, nữ thì tập với cường độ, lượng
vận động thấp hơn nam. Do đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính và trình độ
sức khoẻ của học sinh nên cần có những bài tập, lượng vận động khác nhau
Đa số các em học sinh THPT có thể lực rất yếu, biết cách trao nhận tín
gậy nhưng kĩ thuật chạy, động tác chạy, và thể lực chưa tốt, thành tích chạy của
từng đội còn thấp. Rất khó khăn cho tuyển chọn vận động viên đi thi học sinh
giỏi cấp tỉnh.
Thực trạng học sinh hiện nay rất lười tập luyện, mà môn học này đòi hỏi
phải có sự phối hợp tập luyện đồng đội của 4 học sinh phối hợp trao nhận tín
gậy. Vì vậy để các em tập ở nhà thêm là điều rất khó. Bên cạnh đó nội dung

chạy tiếp sức còn đòi hỏi phải có sự kết hợp, phối hợp nhịp nhàng của các thành
viên trong đội chạy và các thành viên trong đội chạy phải có thể lực tương
đương nhau.
Từ cơ sở thực tiễn trên tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm
như sau: “Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong
chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh Trường THPT Quảng Xương 3”. Giúp học
sinh đạt được thành tích chạy tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập tốt hơn, đồng
thời góp phần vào tuyển chọn vận động viên thi đấu học sinh giỏi tỉnh được
chính xác
II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
II.1. Mục đích yêu cầu:
Nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho đối tượng là học
sinh trung học phổ thông, đánh giá được chính xác thể lực của học sinh. Đồng
thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp để giảng dạy môn học chạy tiếp sức ở
năm học sau được tốt hơn.
4


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
Tạo không khí vui vẻ trong quá trình học tập, rèn luyện, tạo ý thức thói
quen tập luyện, tinh thần tập luyện, tinh thần đồng đội, tinh thần thi đấu thể thao
tạo sân chơi lành mạnh và thái độ coi trọng sức khoẻ của bản thân. Kích thích
hưng phấn tập luyện với tinh thần “khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”
Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực hoàn thiện khả năng vận động,
khả năng phối hợp, tinh thần đồng đội nhằm tuyển chọn học sinh giỏi để học
sinh yêu thích môn học hơn.
II.2. Nhiệm vụ:
Trang bị những kiến thức cần thiết về môn chạy tiếp sức 4x100m cho học
sinh. Đưa ra những phương pháp giảng dạy, những nội dung bài tập phải phù

hợp với lứa tuổi, đối tượng cụ thể và đặc điểm tâm sinh lý để nâng cao hứng thú
của học sinh đối với môn học.
Các nội dung bài tập phải cụ thể, sinh động, lôi cuốn, thu hút người tập.
Bài tập phải đi từ thấp đến cao, từ động tác đơn giản đến động tác khó, lượng
vận động được tăng từ từ qua từng buổi tập và sắp xếp một cách chặt chẽ phải
đảm bảo tính hệ thống, tính tuần tự và tính liên tục nó phải hoàn toàn phù hợp
với quy luật của tâm – sinh lý, quy luật phát triển lứa tuổi và quy luật thích nghi
của cơ thể người tập.
Bài tập, lượng vận động và phương pháp tập luyện có tính khả thi cao
nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện hơn về phương pháp tập
luyện.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
III. 1. Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập thể lực trong nội dung chạy
tiếp sức 4 x 100m cho học sinh THPT Quảng Xương 3 .
III.2. Phạm vi nghiên cứu :

5


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
Khách thể nghiên cứu: Trong năm học 2012 - 2013 tôi được phân công
giảng dạy môn giáo dục thể chất ở các lớp: 11t1, 11t2, 12t8, 12t9. Vì vậy tôi đã
lấy 4 lớp này để làm khách thể nghiên cứu.
- Lớp 11t1: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm đối chứng).
- Lớp 12t8: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm đối chứng).
- Lớp 11t2: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm thực nghiệm).
- Lớp 12t9: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm thực nghiệm).
III.3. Thời gian nghiên cứu :
Giai đoạn 1: Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2012
Giai đoạn 2: Tháng 2 đến tháng 3 năm học 2013

III.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ trên tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp phân nhóm sức khoẻ
- Phương pháp kiểm tra sư phạm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
Qua tám năm công tác tại trường THPT Quảng Xương 3, tôi được ban
giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn phân công giảng dạy khối 11, 12. Trong
thời gian giảng dạy tôi nhận thấy thể lực của các em còn rất nhiều hạn chế. Một
mặt, do học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện, đa số các
em nữ trong quá trình tập luyện còn ngần ngại, rụt dè. Chính vì điều đó đã thôi
thúc bản thân tôi là phải làm sao, làm bằng thế nào đó để đưa thành tích các môn
thể thao trong nhà trường sánh ngang cùng với các đơn vị bạn hoặc có thể hơn
các đơn vị khác
Điều kiện sân bãi phục vụ cho giảng dạy và tập luyện chưa tốt, môn thể
dục là môn học có tính chất đặc thù riêng, nó khác các môn văn hóa khác ở chỗ
là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc trực tiếp với điều kiên ngoại cảnh như
nắng, gió, không khí…
Vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ
chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với

nguyên tắc sư phạm chung. Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt
giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe, trong các nội dung của môn thể dục chạy tiếp
sức 4x100m có vai trò quan trọng liên quan đến các nội dung khác như nội dung
chạy 100m, 200m, 400m. Sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát, và tinh thần đồng
đội ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của học sinh, rất cần thiết cho các hoạt
động sống.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ
1. GIAI ĐOẠN 1:
Ban đầu thực hiện chương trình giảng dạy chung cho cả 2 nhóm với cùng
một giáo án theo chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng và theo hướng dẫn đổi
mới phương pháp dạy học của bộ Giáo dục và Đào tạo (từ tháng 8 năm 2012 đến
tháng 9 năm 2012)
* Các nhiệm vụ được tiến hành như sau
Nhiệm vụ :
7


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
Đối với học sinh khối 11
Do học sinh khối 11 có thể lực yếu hơn khối 12 và do khối 11 mới bắt đầu
học nội dung chạy tiếp sức nên khả năng trao nhận tín gậy chưa được tốt, thể lực
còn rất yếu. Tần số bước chạy thấp, phản xạ chưa tốt. Vì vậy chúng tôi vẫn áp
dụng các bài tập trong sách giáo khoa lớp 11
Các bài tập sgk khối 11

Bài tập 1: Tại chỗ tập động tác trao tín gậy
Bài tập 2: Tại chỗ tập động tác tay không nhận tín gậy
Bài tập 3: Từng đôi tại chỗ tập trao - nhận tín gậy
Bài tập 4: Phối hợp chạy trao - nhận tín gậy
Bài tập 5: Tập phối hợp trao - nhận theo đội 4 người

Bài tập 6: Tập xuất phát thấp với tín gậy ở đầu đường vòng.
Bài tập 7: Tập xuất phát cao có ba điểm chống và quay mặt về phía sau
Bài tập 8: Xác định và điều chỉnh mốc báo hiệu cho người sẽ nhận tín gậy
Bài tập 9: Tập kỹ thuật chạy ở đường vòng
Bài tập 10: Phối hợp 4 thành viên trong một đội tiếp sức 4x40m.
Bài tập 11: Hoàn thiện kỹ thuật chạy tiếp sức 4x100m.
Đối với khối 12
Giáo viên phân tích giới thiệu bài tập thể lực
Bài tập 1: Từng học sinh tại chỗ, đánh tay kết hợp với động tác trao tín gậy.
Bài tập 2: Trao - nhận tín gậy với tốc độ chạy chậm.

8


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
Bài tập 3: Trao - nhận tín gậy với tốc độ chạy nhanh
Bài tập 4: Tập phối hợ trao - nhận tín gậy toàn đội
Bài tập 5 sgk: chạy tăng tốc 3-4 lần cự li 30m với tín gậy
Bài tập 6: Xuất phát thấp với bàn đạp chạy cự li 20m-30m (3-5l)
Bài tập 7: Chạy thi đấu 30-40 m với xuất phát thấp và có tín gậy
- PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHẠM.
Sau khi hoàn thiện xong chương trình của giáo án đề ra giáo viên tiến
hành kiểm tra theo tiêu chuẩn thành tích chạy tiếp sức 4x100m của học sinh lớp
11, 12 THPT đối với 2 nhóm đối chứng (11t1,12t8) và nhóm thực nghiệm
(11t2,12t9)
Kết quả thu được như sau :

9



Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m

Lớp 11t1

Lớp 11t2

Nhóm nữ

Nhóm nữ

Đội 1: chạy 1p20s

Đội 1: chạy 1p23s

Đội 2: chạy 1p20s

Đội 2: chạy 1p20s

Đội 3: chạy 1p13s

Đội 3: chạy 1p18s

Đội 4: chạy 1p10s

Đội 4: chạy 1p16s

Nhóm nam

Nhóm nam


Đội 1: chạy 1p03s

Đội 1: chạy 1p03s

Đội 2: chạy 1p10s

Đội 2: chạy 1p9s

Đội 3: chạy 1p6s

Đội 3: chạy 1p8s

Đội 4: chạy 1p4s

Đội 4: chạy 1p4s

Lớp 12t8

Lớp 12t9

Nhóm nữ

Nhóm nữ

Đội 1: chạy 1p08s

Đội 1: chạy 1p08s

Đội 2: chạy 1p10s


Đội 2: chạy 1p10s

Đội 3: chạy 1p12s

Đội 3: chạy 1p15s

Đội 4: chạy 1p14s

Đội 4: chạy 1p10s

Nhóm nam

Nhóm nam

Đội 1: chạy59s12

Đội 1: chạy 58s23

Đội 2: chạy58s90

Đội 2: chạy 59s20

Đội 3 : chạy 58s40

Đội 3: chạy 59s73

Đội 4: chạy 58s06

Đội 4: chạy 58s46


Trên đây là kết quả thu được sau quá trình lập test lần đầu của giai đoạn 1
trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá tố chất sức nhanh ban đầu của 2
nhóm. Như vậy ta thấy thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương

10


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
đương nhau, thành tích của khối 11 và khối 12 có sự khác biệt rõ rệt và có sự
chênh lệch rất lớn về cả nam và nữ
Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành áp dụng phương pháp giảng dạy để
nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho các đối tượng nam và nữ của hai
khối
2. GIAI ĐOẠN 2
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện và hệ thống các bài tập nhằm
phát triển sức mạnh tốc độ và nâng cao thành tích tôi tiến hành thực nghiệm sư
phạm trên 2 nhóm đối tượng được quy ước như sau:
Nhóm đối chứng :
Gồm 4 đội nam và 4 đội nữ lớp 11t1,12t8 các em học theo phân phối
chương trình của bộ Giáo dục - Đào tạo và áp dụng theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học của bộ GD-ĐT trong thời gian 2
tháng.
Nhóm thực nghiệm :
Gồm 4 đội nam và 4 đội nữ (32 học sinh) lớp 11t2 và (32 học sinh) lớp
12t9 các em học theo phương pháp nâng cao thành tích do tôi biên soạn trong
thời gian 2 tháng với nội dung và trình tự như sau:
Bài tập 1: Bài tập đi bước xoạc

Hình minh họa


11


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
Cách thực hiện: Chân phải bước dài về trước sao cho đùi vuông góc với
cẳng chân, sau đó dùng lực đạp mạnh đổi chân trái về trước và thực hiện đổi trên
mỗi chân khoảng 10 lần.
Thực hiện theo phương pháp phân nhóm, 4 em thành 1 nhóm.
Bài tập 2: Bài tập bật cóc:

Hình minh họa
Cách thực hiện: Với bài tập này, dùng lực đạp của cơ đùi, bật mạnh về
trước sau đó ngồi sâu xuống, thực hiện liên tục khoảng 20 lần.
Thực hiện theo phương pháp đồng loạt.
Bài tập 3: Bài tập bật nhảy đổi chân

Hình minh họa
Cách thực hiện: Cho học sinh bật đổi chân vào các vòng tròn đã vẽ, các
vòng tròn cách nhau 40 cm. Thực hiện theo phương pháp phân chia.
Bài tập 4: Bài tập bật nhảy qua bục

12


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m

Hình minh họa
Cách thực hiện: Chuẩn bị bục cao 20 cm, sau đó cho học sinh bật qua lại
khoảng 10 lần.

Bài tập 5: Bài tập bật qua chướng ngại

Hình minh họa
Cách thực hiện: Cho học sinh bật bằng 2 chân qua các chướng ngại cao
khoảng 30cm. Khi bật qua rào, 2 chân phải thu cao sát vào trong người.

Bài tập 6: Bài tập ke và giữ chân

Hình minh họa
Cách thực hiện: Cho các em nằm sấp ở tư thế chống đẩy, sau đó cho các
em nâng từng chân 1 lên và giữ khoảng 10 giây, sau đó đổi chân.
- Các bài tập chạy phản xạ: Chạy nhanh khi nghe lệnh còi thì đưa tay trao
gậy và đưa tay nhận gậy. Ngoài ra, tôi còn sử dung các bài tập trong hố cát như
13


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
bài tập bật nhảy đổi chân trong hố cát, bài tập bật nhảy thu 2 chân cao trong hồ
cát, bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗ trong hố cát.
- Ngoài ra sử dụng các bài tập giáo dục sức nhanh trong vận động như bài
tập lặp lại liên tục với các tín hiệu tạo phản xạ nhanh, các bài tập nhằm nâng cao
tần số động tác, thực hiện động tác theo nhịp tăng dần đến tối đa. Để phát triển
sức mạnh tốc độ cần lưu ý đến sự luân phiên tập luyện và nghỉ ngơi trong một
buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực hiện trên nền tảng của sự
phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim khoảng 120-135 lần/phút. Thời
gian nghỉ giữa quãng của các bài tập phải hợp lý

Quá trình thực nghiệm test :
Nhóm
Đối chứng (11t1, 12t8)

Nội dung
Số lượng

thực nghiệm (11t2,12t9)

-32 học sinh (4 đội nam, 4 -32 học sinh (4 đội nam, 4
đội nữ) lớp 11t1

đội nữ) lớp 11t2

-32 học sinh (4 đội nam, 4 -32 học sinh (4 đội nam, 4
đội nữ) lớp 12t8
đội nữ) lớp 12t9
Thời gian
2 tháng
2 tháng
Các bài tập được sử Sử dụng các bài tập theo Thực hiện các bài tập mới
dụng

phân phối chương trình của do tôi biên soạn ở trường
14


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
bộ giáo dục và đào tạo
Qua thời gian 2 tháng giữa nhóm đối chứngvà nhóm thực nghiệm kết
thúc ta thu được kết quả của bài test như sau :
Lớp 11t1

Lớp 11t2


Nhóm nữ

Nhóm nữ

Đội 1: chạy 1p10s

Đội 1: chạy 1p8s

Đội 2: chạy 1p8s

Đội 2: chạy 1p7s

Đội 3: chạy 1p8s

Đội 3: chạy 1p7s

Đội 4: chạy 1p9s

Đội 4: chạy 1p5s

Nhóm nam

Nhóm nam

Đội 1: chạy59s42

Đội 1: chạy58s50

Đội 2: chạy59s90


Đội 2: chạy59s00

Đội 3 : chạy 59s40

Đội 3 : chạy 57s40

Đội 4: chạy 59s06

Đội 4: chạy 57s06

Lớp 12t8

Lớp 12t9

Nhóm nữ

Nhóm nữ

Đội 1: chạy 1p06s

Đội 1: chạy 1p02s

Đội 2: chạy 1p04s

Đội 2: chạy 1p02s

Đội 3: chạy 1p012s

Đội 3: chạy 1p10s


Đội 4: chạy 1p15s

Đội 4: chạy 1p07

Nhóm nam

Nhóm nam

Đội 1: chạy57s12

Đội 1: chạy 55s20

Đội 2: chạy57s90

Đội 2: chạy 55s40

Đội 3 : chạy 57s40

Đội 3: chạy 56s20

Đội 4: chạy 56s90

Đội 4: chạy 56s45
15


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m

Như vậy sau 2 tháng áp dụng các bài tập bổ trợ để nâng cao thành tích

môn chạy tiếp sức cho nhóm thực nghiệm đó là áp dụng các bài tập phát triển
tốc độ, phát triển sức nhanh, tăng dần lượng vận động, thì thành tích đã tăng cao
rõ rệt so với nhóm đối chứng. Đồng thời rút ngắn khoảng cách chênh lệch thành
tích giữa học sinh khối 11 và học sinh khối 12. Đặc biệt hơn là có sự tăng đột
biến thành tích của một số đội chạy cả nam và nữ, cả khối 11 và 12
Từ kết quả trên đã chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống phương pháp và
các bài tập mới để nâng cao thành tích chạy tiếp sức khối 11, 12 trường THPT
Quảng Xương 3 đã phản ánh được tính hiệu quả và tích cực.

PHẦN KẾT THÚC
1. KẾT LUẬN.
Sau 2 tháng nghiên cứu kết quả cho thấy việc vận dụng các bài tập bổ
trợ theo phương pháp mới trong môn chạy tiếp sức 4x100m đã phát huy được
tính tích cực. Đã phối hợp được các phương pháp, phương tiện dạy học và điều
kiện sân bãi phù hợp. Nhiều em đã có ý thức tự rèn luyện sức khỏe bằng phương
pháp tập luyện để nâng cao ý chí quyết tâm và nghị lực cho bản thân. Ngoài ra
còn tạo cho các em có một thói quen tập luyện để có một sức khoẻ tốt và có một
trái tim khẻ mạnh. Có một tinh thần, một nghị lực vượt khó . Rèn cho các em có
một ý chí phấn đấu không mệt mỏi và sự cố gắng hết mình
2. KIẾN NGHỊ
16


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
Để nâng cao thành tích thể thao trong nhà trường với mục tiêu khoẻ để
học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa tôi muốn đề xuất
với ban giám hiệu trường THPT Quảng Xương 3 tạo điều kiện cho các em tham
gia nhiều các cuộc thi đấu của trường để các em có hứng thú phấn đấu học tập
rèn luyện thể chất để các em hoàn thiện bản thân hơn. Giúp các em có ý thức rèn
luyện sức khoẻ, tạo một sân chơi lành mạnh và tránh xa các tệ nan xã hội. Mặc

dù những phần thưởng cho các giải là nhỏ bé nhưng đó là sự động viên khích lệ
tinh thần thi đấu tinh thần thể thao tinh thần tập thể và tâm lý muốn khẳng định
mình so với các bạn . tạo cho các em có sự hứng khởi, sự ganh đua , sự tự tin và
tinh thần gang thép , sự cố gắng hết mình vì tập thê lớp. ngoài ra tôi muốn đề
xuất với ban giám hiệu đưa kết quả thi đấu vào thi đua các lớp để các em có sự
ganh đua tập luyện giành chiến thắng. Trên đây là những kinh nghiệm của bản
thân tôi.

Tôi mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng sự

cho bản nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy. Qua đó hoàn thành mục tiêu xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện về tất cả các mặt trí tuệ, đạo đức và thể chất .
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày

tháng

năm 2013

Tôi xin cam đoan dây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lưu Thị Thắm

17



Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m

18


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình điền kinh ĐH thể dục thể thao I. Nhà xuất bản thể dục thể thao
năm 2000.
2. Luật điền kinh
3. Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy thể dục thể thao. Nhà xuất bản
giáo dục năm 2001.
4. Sách giáo viên thể dục lớp 12. Nhà xuất bản giáo dục tháng 5 năm 2008
5. Học thuyết huấn luyện

19


Sáng kiến kinh nghiệm chạy tiếp sức 4x100m
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

20



×