Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

sáng kiến kinh nghiệm thể dục thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.76 MB, 67 trang )

1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nhảy cao thuộc nhóm các mơn nhảy, là một trong những nội dung cơ bản của môn
Điền kinh. Sử dụng chủ yếu năng lực của bản thân thông qua một số hình thức vận
động phù hợp với luật quy định trong thi đấu nhằm vượt qua mức xà ở độ cao khác
nhau.
Đây là mơn thể thao có lịch sử lâu đời và được phát triển rộng rãi. Đặc biệt là môn
thể thao được tổ chức học tập trong các nhà trường phổ thơng, trong đó đối với cấp
học trung học phổ thông (THPT) nhảy cao là nội dung bắt buộc trong chương trình
học mơn Thể Dục lớp 10, 11.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển kỹ thuật qua xà trong nhảy cao đã 5 lần
biến đổi. Ngày nay kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà được coi là kỹ thuật hiện đại nhất
và giúp cho vận động viên ( VĐV) đạt được thành tích cao nhất.
Hải Hậu là một huyện ven biển phía nam của tỉnh Nam Định có truyền thống hiếu
học, có phong trào văn hóa – văn nghệ - thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, đóng
góp nhiều VĐV cho các đội tuyển quốc gia, tiêu biểu như VĐV Nguyễn Thị Mến –
môn Điền Kinh; Đinh Quang Linh – mơn Bóng Bàn đã từng dành được HCV
Seagames, các VĐV này đều xuất thân từ phong trào thể dục thể thao học đường,
được phát hiện và bồi dưỡng thông qua các kỳ Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) huyện
Hải Hậu, HKPĐ tỉnh Nam Định.
Trong những năm qua đội tuyển Thể dục thể thao (TDTT) của các trường THPT
huyện Hải Hậu khi tham gia các giải thể thao học sinh ngành Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Nam Định cũng như các kỳ HKPĐ tỉnh Nam Định đều giành được thành tích tốt,
xếp ở tốp đầu các trường THPT trong tồn tỉnh. Thành tích đó có được là sự đóng
góp của nhiều nội dung, trong đó mơn nhảy cao luôn được coi là thế mạnh của các
nhà trường.
Để nâng cao hơn nữa thành tích của các VĐV nhảy cao khi tham gia các giải thi đấu
thể thao học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức. Trong thời gian qua tôi đã nghiên cứu và áp dụng “Một số kinh nghiệm tuyển




2
chọn và huấn luyện nhảy cao lưng qua xà cho các VĐV đội tuyển học sinh giỏi TDTT
các trường THPT huyện Hải Hậu”.
Mục đích của sáng kiến này là góp phần làm cho phong trào tập luyện TDTT nói
chung và nội dung nhảy cao trong học sinh trong các trường THPT trên địa bàn
huyện Hải Hậu trở nên sôi nổi, thu hút được nhiều học sinh tích cực tham gia tập
luyện, rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất…Đặc biệt việc áp dụng sáng kiến này
giúp cho bản thân và các đồng nghiệp tại các trường áp dụng sáng kiến nâng cao chất
lượng tuyển chọn và huấn luyện các em học sinh trong đội tuyển nhảy cao của các
nhà trường nói riêng, đội tuyển TDTT nói chung, hướng tới thành tích tốt tại các kỳ
thi thể thao học sinh. Đồng thời có thể là nguồn tư liệu bổ ích để các đồng nghiệp
khác tham khảo, áp dụng vào thực tế giảng dạy, huấn luyện, công tác bồi dưỡng
thường xuyên, cùng nhau nâng cao trình độ chun mơn.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Giải thể thao học sinh phổ thông là hoạt động diễn ra thường xuyên trong các năm
học do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, ngoài ra cứ 4 năm 1 lần, tỉnh Nam Định lại
tổ chức HKPĐ cấp tỉnh nhằm phát triển phong trào tập luyện TDTT học đường đảm
bảo sự phát triển giáo dục một cách toàn diện, phát hiện các tài năng thể thao trong
lứa tuổi học sinh, bồi dưỡng, tham gia thi đấu các giải thể thao.
Trong các kỳ thi TDTT do Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, UBND tỉnh Nam
Định tổ chức nhảy cao là một nội dung thi đấu chính thức trong môn Điền Kinh thu
hút được nhiều đơn vị, nhiều VĐV tham gia thi đấu. Tuy nhiên do kỹ thuật nhảy cao
khó, trình độ kỹ thuật thực hiện động tác của giáo viên khi giảng dạy và huấn luyện
nhảy cao còn hạn chế do hầu như toàn bộ các giáo viên giáo dục thể chất chưa được
học về kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà trên các trường đào tạo. Tài liệu tham khảo cho
việc giảng dạy kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà cịn q ít. Chưa có giáo viên trong các
cấp học trên địa bàn tỉnh Nam Định nghiên cứu và áp dụng các biện pháp, bài tập ứng

dụng trong việc giảng dạy, huấn luyện nội dung nhảy cao lưng qua xà.
Từ những yếu tố trên hiệu quả của công tác giảng dạy và huấn luyện nhảy cao
lưng qua xà khơng cao, thành tích của VĐV học sinh kém. Tại các giải thi đấu thể
thao học sinh trong các năm học trước chỉ có một vài trường THPT trong tỉnh có học
sinh tham gia thi đấu nhảy cao với kỹ thuật lưng qua xà như THPT Trần Hưng Đạo,


3
THPT Thịnh Long, THPT Nguyễn Huệ, THPT Nguyễn Khuyến, trong đó chủ yếu là
các học sinh đang tập luyệntại trung tâm huấn luyện TDTT tỉnh Nam Định.
2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Sau khi sáng kiến “Một số kinh nghiệm tuyển chọn và huấn luyện nhảy cao lưng
qua xà cho các VĐV đội tuyển học sinh giỏi TDTT các trường THPT huyện Hải
Hậu” ra đời và đưa vào trải nghiệm thực tế trong công tác giảng dạy và huấn luyện đã
tạo được làn sóng tích cực trong các nhà trường. Tại HKPĐ tỉnh Nam Định lần thứ X
– Năm 2021 vừa qua, VĐV nhảy cao của các trường THPT trên địa bàn huyện Hải
Hậu đã đều áp dụng kỹ thuật lưng qua xà khi tham gia thi đấu, thành tích nhảy cao
được cải thiện rõ nét, mặc dù có nhiều VĐV học sinh lớp 10 mới tham gia tập luyện
kỹ thuật này.
Các em học sinh khi tham gia tập luyện rất hứng thú với kỹ thuật và các bài tập bổ
trợ của kiểu nhảy lưng qua xà, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện động tác của giáo viên thể
chất và các em học sinh trong đội tuyển TDTTtrong các nhà trường phát triển mạnh
mẽ, hình thành tâm thế chuyên nghiệp hơn trong giảng dạy, tập luyện và thi đấu.
Đối với bản thân tác giả sáng kiến cảm thấy hứng thú, tự tin hơn trong các giờ
giảng dạy, huấn luyện, hiệu quả công tác nâng cao một cách rõ rệt. Đồng thời thông
qua sáng kiến của bản thân đã tác động nhiều đến tính sáng tạo trong cơng việc của
các đồng nghiệp, Sáng kiến là nguồn tư liệu bổ ích cho các đồng nghiệp trong các
trường THPT trên địa bàn huyện Hải Hậu và có thể áp dụng đạt hiệu quả cao đối với
giáo viên giáo dục thể chất trong toàn tỉnh.



4
NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN
1.Một số vấn đề cơ bản về công tác tuyển chọn, huấn luyện tài năng thể thao và
áp dụng vào thực tế trong công tác tuyển chọn, huấn luyện đội tuyển học sinh
giỏi TDTT nói chung, huấn luyện nội dung nhảy cao nói riêng tại các trường
THPT huyện Hải Hậu.
1.1. Một số vấn đề cơ bản về công tác tuyển chọn tài năng thể thao:
Điểm mấu chốt của thành tích thể thao là sự kết hợp giữa tuyển chọn và huấn
luyện. Trong đó hệ thống tuyển chọn hoàn hảo là điều kiện đầu tiên để có thể có được
những vận động viên thể thao tài năng trong tương lai.
Về bản chất khoa học tuyển chọn và khoa học huấn luyện là một thể thống nhất có
mối quan hệ hết sức mật thiết. Mục đích của cơng tác tuyển chọn là nhằm dự đốn và
phát huy tiềm năng của con người, nâng cao hiệu quả khi huấn luyện TDTT. Ngược
lại hiệu quả của công tác huấn luyện lại không ngừng kiểm nghiệm và phản hồi về
cho công tác tuyển chọn, xác định lại công tác tuyển chọn có thành cơng, chính xác
hay khơng? Hai nhân tố này ln song hành và có mối quan hệ tương hỗ, thúc lẫn
đẩy nhau.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, phương pháp tuyển chọn truyền
thống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự đào thải tự nhiên đã khơng cịn phù hợp
với nhu cầu của sự phát triển thể thao thành tích cao mà địi hỏi mỗi người làm cơng
tác huấn luyện thể thao phải tìm tòi, học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật để đánh giá
chính xác được sự phát triển năng lực vận động của con người. Qua đó tuyển chọn và
đưa vào huấn luyện nhằm đảm bảo chắc chắn những cá nhân được tuyển chọn và
huấn luyện sẽ đạt thành tích cao trong tương lai.
So với nhiều nước trên thế giới thể thao Việt Nam hoà nhập và phát triển tương
đối chậm do nhiều yếu tố lịch sử, khách quan. Chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng
chiến trong suốt 30 năm gian khổ, sự ảnh hưởng nặng nề của thời kì bao cấp, sự phát
triển kinh tế chậm chạp trong thời kì cấm vận. Tới năm 1980 tại Thế vận hội Olimpic
Matxcơva, thể thao Việt Nam XHCN mới lần đầu tiên tham gia một kì Thế vận hội.

Tuy nhiên trong thời kì hội nhập đã có những bước tiến thần kỳ trong lĩnh vực thể
thao nói chung và lĩnh vực tuyển chọn tài năng thể thao nói riêng. Đó là thành tựu
của sự nỗ lực không ngừng của những người làm cơng tác TDTT trên cả nước. Thành
tựu đó được ghi dấu bởi tấm HCB của vận động viên Trần Hiếu Ngân ở Olimpic
Sydney – 2000 và Hoàng Anh Tuấn ở Olimpic Bắc Kinh – 2008, Hoàng Xuân Vinh 1
HCV, 1 HCB tại Olimpic Rio De Janeiro – 2016,đồng thời đã có nhiều vận động viên


5
đạt trình độ kiện tướng quốc tế. Đó là những kỳ tích, trong đó cơng tác nghiên cứu về
khoa học tuyển chọn thể thao có đóng góp rất lớn.
Với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Nhà nước. Đặc biệt ngành TDTT, hệ
thống HLV – Giáo viên thể chất trong các nhà trường ngày càng nhận thức sâu sắc
được vai trị và ý nghĩa của cơng tác nghiên cứu khoa học về vấn đề tuyển chọn tài
năng nên sự phát triển của cơng tác này đã có những bước tiến quan trọng. Việc áp
dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã cho ra nhiều kết quả nghiên cứu. Các
trung tâm thể dục thể thao đã đầu tư nhiều vào cơng tác nghiên cứu tìm ra những
hướng đi mới trong cơng tác tuyển chọn, việc trang bị máy móc hiện đại trợ giúp cho
công tác tuyển chọn cũng đã đem lại nhiều thành tựu, qua đó giúp cho cơng tác tuyển
chọn và đào tạo phát hiện nhiều vận động viên tài năng cho đất nước.
Những thành tựu trong công tác tuyển chọn và đào tạo vận động viên là rất lớn,
trong đó phải kể đến thành tựu đầu tiên đó là các nhà nghiên cứu đã đưa ra được định
nghĩa về năng lực thể thao.
Năng lực thể thao đã được con người bàn luận đến từ thế kỉ XVIII, XIX khi đó
người ta cho rằng năng lực thể thao là sự thiên định ở mỗi con người và coi đó là lực
lượng siêu nhân. Tuy nhiên trải qua quá trình nghiên cứu các nhà khoa học về tuyển
chọn đã đưa ra được quan điểm thống nhất về năng lực thể thao, đó là khả năng của
con người trong hoạt động thể thao. Khả năng này làm cho con người tập luyện có
hiệu quả cao và thi đấu đạt thành tích cao trong mơn thể thao chun sâu. Ở một góc
độ hẹp hơn năng lực thể thao là sự phù hợp của những đặc điểm cá nhân với yêu cầu

môn thể thao. Trong đó khả năng là căn cứ vào cái có sẵn trong sự vận hiện tượng để
dự báo, tiên đoán sự phát triển trong tương lai.
Theo mức độ phát triển của năng lực người ta chia thành các cấp độ:
Năng lực

Tài năng

Thiên tài

Năng lực là cái có sẵn, khi nó phát triển và mang ý nghĩa xã hội to lớn nó sẽ
chuyển thành cấp độ tài năng. Nói một cách khác tài năng là bước phát triển cao hơn
của năng lực.
Năng lực là cái dễ nhận biết bởi vì những biểu hiện đầu tiên của năng lực có thể
quan sát thấy trong những lần tham gia hoạt động hoặc các cuộc thi đấu vui chơi, thử
sức đầu tiên. Để phát triển năng lực các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 quan điểm, đó là


6
quan điểm về năng lực di truyền, năng lực được đào tạo và quan điểm dung hoà
(quan điểm của những nhà tâm lý học Mác-xít).
Cơ sở phát triển của năng lực là đặc điểm cấu tạo đặc biệt của não
Ví dụ: Ai cũng có thể chơi bóng đá nhưng khơng nhiều người có thể chuyền
bóng, tạt bóng, đánh đầu, ghi bàn chính xác nhưCristiano Ronaldo. Cầu thủ này khác
với những người bình thường là trong tư duy của não có những năng lực đặc biệt về
bóng đá.
Tuy nhiên để chuyển từ năng lực thành tài năng là cả một quá trình phụ thuộc vào
nhiều yếu tố.
Bước phát triển cao hơn của tài năng là thiên tài. Khi đã trở thành thiên tài tức là
năng lực của con người phát triển một cách cao nhất. Đây là sự cá biệt và chỉ có một
số ít người đạt được. Trong lĩnh vực thể thao thiên tài là những người có thể tiếp cận

được tới danh hiệu kiện tướng quốc tế, có khả năng giành huy chương tại đại hội
Olimpic, có thể đạt và phá vỡ các kỷ lục thế giới.
Ví dụ: Trong mơn cử tạ của thể thao Việt Nam có rất nhiều vận động viên tài
năng nhưng cho tới nay chỉ có thể có vận động viên Trần Lê Quốc Tồn, Thạch Kim
Tuấn và Hoàng Thị Duyên được coi là thiên tài trong mơn thể thao này. Bởi vì chỉ có
những vận động viên này mới có khả năng tranh tài và giành được huy chương ở Thế
vận hội Olimpic với những vận động viên hàng đầu thế giới trong thời điểm hiện nay.
Con người chỉ có thể có năng lực thể thao ở một hoặc một số môn thể thao hoặc
nội dung nào đó trong một mơn thể thao chứ khơng thể có năng lực trong tất cả mọi
mơn thể thao.
Ví dụ: Vận động viên chạy ngắn chỉ có thể có năng lực ở các cự li ngắn, có thể
đạt huy chương ở các nội dung thuộc cự li ngắn chứ không thể vô địch cả chạy ngắn,
cả chạy bền, cả nhảy cao.... Hoặc một người không thể tham gia và đạt kết quả cao ở
thế vận hội Olimpic với cả Điền kinh, Bơi, Vật, Cầu lông, Cử tạ....
Như vậy chứng tỏ rằng người có năng lực thể thao khơng phải là siêu nhân, thần
thánh như những nhận định từ xa xưa.
Cùng với định nghĩa về năng lực thể thao, các nhà nghiên cứu đã đưa ra định
nghĩa về năng khiếu thể thao, tài năng thể thao.
Thành tựu nghiên cứu lớn tiếp theo của các nhà nghiên cứu về công tác tuyển
chọn tài năng thể thao là xây dựng nên hệ thống tuyển chọn thể thao. Quá trình tuyển
chọn thể thao được các nhà nghiên cứu xác định và chia ra làm 2 giai đoạn cụ thể:
+ Giai đoạn tuyển chọn định hướng


7
+ Giai đoạn tuyển chọn chọn lọc.
1.1.1 Giai đoạn tuyển chọn định hướng
Ở giai đoạn này các nhà nghiên cứu đã đưa ra các bước cần thiết khi thực hiện
công việc như sau:
- Sơ tuyển

- Dự tuyển
- Tuyển sinh vào các trường năng khiếu.
Khi thực hiện công việc sơ tuyển cần chú ý thu hút và xem xét năng lực vận động
của đối tượng cần tuyển, tổ chức tập luyện và thi đấu ban đầu để nhìn nhận và có
những đánh giá đầu tiên về tổng thể và bước đầu hình thành trong tâm trí của những
người làm cơng tác tuyển chọn về sự đánh giá, phân tích những đối tượng tuyển
chọn, dự báo và đưa ra những quyết định đầu tiên về tuyển chọn. Đối với công tác sơ
tuyển không cần thiết quá nhiều thời gian và kỹ lưỡng mà chủ yếu sử dụng phương
pháp quan sát sư phạm để đánh giá.
Sau khi tổ chức sơ tuyển các nhà tuyển chọn lập danh sách những đối tượng được
tham gia dự tuyển.
Dự tuyển là bước quan trọng trong công tác tuyển chọn định hướng. Trong công
việc này người tuyển chọn cần vận dụng tất cả những vấn đề có liên quan để tham gia
công việc từ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác, sự tham khảo ý kiến đồng nghiệp,
cho đến việc áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, sự hỗ trợ của máy móc thiết bị trong
cơng việc. Yêu cầu đầu tiên trong công tác này là phải thành lập hội đồng tuyển chọn
và phải thực hiện đúng quy trình tuyển chọn, thi tuyển. Phải nhìn nhận một cách
khách quan, cơng bằng, chính xác và thơng qua ý kiến tập thể, có như vậy mới tuyển
chọn được những vận động viên tốt nhất để đào tạo.
Kết quả tuyển chọn sẽ được công bố, những đối tượng đạt yêu cầu sẽ chính thức
được đưa vào các trường năng khiếu thể thao để bắt đầu quá trình đào tạo bài bản.
Đây là bước quan trọng nhất trong giai đoạn tuyển chọn định hướng vì kết quả sẽ là
sự phản ánh chính xác các q trình trước đó.
Ở giai đoạn này trẻ em sẽ được làm quen dần và tiếp thu những kĩ thuật ở một
mơn thể thao nào đó theo thiên hướng của đối tượng đó. Sự sáng đẹp của viên ngọc
thô sẽ qua bàn tay của những người thợ, còn năng lực thể thao sẽ được phát triển và
thể hiện rõ dưới sự quan sát và giảng dạy của các giáo viên, huấn luyện viên.
Trong giai đoạn đào tạo tại các trường năng khiếu phải đặc biệt quan tâm đến vấn
đề lựa chọn mơn chun sâu, thậm chí một nội dung chuyên sâu mà cá nhân đó có thể



8
phát triển tốt nhất. Đây là cốt lõi của vấn đề “Định hướng”, làm như vậy mới phát
huy tối đa được năng lực nổi trội của mỗi cá nhân
Ví dụ: Cùng một nhóm vận động viên trẻ tập điền kinh ở nội dung chạy cự li ngắn
sau khi quan sát, kiểm tra, đánh giá huấn luyện viên định hướng cho từng em một vào
nội dung cụ thể như 100m, 200m, 400m hoặc chạy vượt rào, tiếp sức....
Ở thời kì này tố chất vận động của cá nhân được thể hiện tương đối rõ tuy nhiên
chưa hẳn đã chính xác hồn tồn. Ngun nhân do nhiều yếu tố như hình thể chưa
phát triển hết, thể lực chưa hoàn hảo, kĩ thuật chưa thuần thục hoặc do đặc thù của
các nội dung khác nhau trong cùng một lứa tuổi biểu hiện chưa rõ ràng. Người huấn
luyện viên, giáo viên cần quan sát đánh giá và đưa ra những dự báo trên cơ sở khoa
học và kinh nghiệm thực tế để tránh loại sớm những tài năng thực sự nhưng phát triển
chậm.
Ví dụ:Đối với vận động viên chạy ngắn thường biểu hiện khả năng sớm hơn các
vận động viên ở cự li dài.
Một trong những đặc điểm nổi bật của phương pháp tuyển chọn trong giai đoạn
này là phải kiểm tra đánh giá sự phát triển năng lực thể thao qua từng năm, từng giai
đoạn huấn luyện. Những cá nhân không đạt tiêu chuẩn kiểm tra sẽ bị loại dần. Trải
qua một thời kì huấn luyện sơ bộ và chun mơn hố sâu, khi đã xác định được
những vận động viên có năng lực, có thể đạt được thành tích cao, có năng lực hồn
thiện thể thao hiệu quả thì cần thiết phải đưa lực lượng này vào các trường chuyên
thể thao hoặc các trung tâm huấn luyện thể thao cấp cao để có đủ điều kiện huấn
luyện đạt thành tích cao.
Trong thời kì này đặc biệt chú ý tới thành tích thể thao, khả năng thích nghi với
lượng vận động lớn, tuổi sinh học, sự ổn định tâm lý trong tập luyện và thi đấu, ý chí
tiến thủ.....Ưu điểm của thời kì này là số lượng vận động viên cịn ít cho nên dễ quan
sát, kiểm tra, phân tích đánh giá.
Đặc điểm cần lưu ý trong quá trình tuyển chọn định hướng là sự so sánh về mức độ
phát triển về mọi mặt của vận động viên triển vọng với modern của vận động viên

cấp cao. Triển vọng của vận động viên trẻ có liên quan rất nhiều với hồn thiện tri
giác chun mơn, tổ hợp đặc tính tâm sinh lý gắn với cảm giác thời gian, nhịp độ,
cảm giác dùng sức....Vì vậy ý nghĩa của các chỉ số tâm lí, nhân cách khơng ngừng
tăng lên. Vận động viên có triển vọng là những vận động viên có ý chí tiến thủ, khát
vọng chiến thắng, kiên trì tập luyện, quyết đốn và có tinh thần dũng cảm. Nên chú ý
tới những biểu hiện tự tin vào sức lực bản thân, vững vàng trong những tình huống


9
tập luyện và thi đấu quá căng thẳng, năng lực và nguyện vọng thi đấu. Đặc biệt đánh
giá cao những vận động viên có nhu cầu, nguyện vọng tập luyện với các đồng đội
mạnh hơn, thi đấu với những đối thủ có đẳng cấp cao hơn.
1.1.2 Giai đoạn tuyển chọn chọn lọc
Từ giai đoạn chun mơn hố sâu chọn lọc các vận động viên ưu tú đạt trình độ
caođể đào tạo các vận động viên đạt đẳng cấp kiện tướng quốc tế (Kiện tướng quốc tế
là các vận động viên đạt thành tích xếp hạng từ 1 đến 6 trong các kì Thế vận hội
Olimpic hoặc các giải đấu có tính chất quan trọng tương tự).
Mục đích cao nhất của giai đoạn này là chọn lọc để thành lập các đội tuyển quốc
gia tham dự các giải đấu lớn trên đấu trường quốc tế. Đặc điểm tuyển chọn của giai
đoạn này là các bước tuyển chọn đơn giản và dễ dàng hơn so với các bậc tuyển chọn
trước. Chỉ cần chọn lọc các vận động viên đạt thành tích cao ở các giải thi đấu để
tham gia đội tuyển quốc gia. Nói cách khác trong giai đoạn này chỉ cần chạm trổ
những hoa văn trên nền các viên ngọc sáng đã được mài giũa để tăng giá trị cho viên
ngọc đó mà thơi.
Trong giai đoạn tuyển chọn chọn lọc việc đánh giá phẩm chất nhân cách và tâm lí
vận động viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ở đây người giáo viên, huấn luyện viên
cần đánh giá sự ổn đinh tâm lí của vận động viên trong các tình huống thi đấu căng
thẳng, khả năng chịu đựng áp lực tâm lí lớn, kéo dài, kỹ năng huy động tổng sức lực,
sự ổn định tâm lí khi tập luyện với lượng vận động căng thẳng, năng lực kiểm tra
nhịp độ, tốc độ, sự phân phối sức lực, bản lĩnh thi đấu...

Quá trình tuyển chọn tài năng thể thao là sự đánh giá cao về tố chất vận động và
năng lực vận động của vận động viên, tinh thần tập luyện và thi đấu hết mình.
Mơ hình tuyển chọn và đào tạo vận động viên ở Việt Nam


10
HKPĐ cấp cơ sở

Tuyển chọn vào các TT, trường nghiệp vụ tại các
tỉnh, Thành phố

Tuyển chọnđội tuyển trẻ Quốc gia

Tuyển chọn về các TT huấn luyện
thể thao Quốc gia

Những năm gần đây đã có những mơ hình mới cho thấy hiệu quả trong công tác
tuyển chọn đào tạo tài năng thể thao và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong
công tác tuyển chọn và đào tạo so với mơ hình chung hiện nay.
Ví dụ: Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – JMC do câu lạc bộ bóng đá Hồng
Anh Gia Lai liên kết với CLB Arsenal – Vương quốc Anh đã tiến hành tuyển chọn tài
năng bóng đá cho câu lạc bộ theo mơ hình được tổng qt như sau:
Mơ hình tuyển chọn cầu thủ bóng đá
của học viện bóng đá Hồng Anh Gia Lai JMG


11
Tuyên truyền về công tác tuyển sinh

Sơ tuyển


Tuyển chọn theo khu vực

Đào tạo tập trung

Nhìn chung cơ bản giống các bước của mơ hình tuyển chọn chung nhưng q trình
thực hiện cụ thể và khoa học hơn.
- Công tác tuyên truyền: Tuyên truyền rộng rãi trên khắp cả nước bằng nhiều
kênh thông tin. Chi tiết về kế hoạch tuyển chọn (Yêu cầu về độ tuổi, nội dung tuyển
chọn, chế độ của học viên nếu được tuyển chọn, quá trình đào tạo sau khi tuyển chọn,
thời gian tuyển chọn....)
- Sơ tuyển: Tổ chức sơ tuyển tại các vùng miền, phân tích đánh giá lập danh
sách và thơng báo cho những thí sinh được dự thi tuyển theo khu vực các miền.
- Tuyển chọn theo khu vực: Tổ chức thi tuyển dưới sự quan sát của các huấn
luyện viên uy tín, các chuyên gia nước ngoài bằng những test kiểm tra khoa học kết
hợp với những bài tập thơ sơ, mang tính bản năng, lựa chọn ra những thí sinh ưu tú
có triển vọng nhất.
- Tập trung đào tạo: Tập trung các thi sinh lọt qua vòng thi tuyển về trung tâm
đào tạo của CLB, tập luỵên dưới sự hướng dẫn của các HLV, chun gia nổi tiếng
theo mơ hình đào tạo chuyên nghiệp, có đánh giá kiểm tra và đào thải. Q trình đào
tạo ln được hỗ trợ bởi nguồn kinh phí dồi dào, với những điều kiện tốt nhất dành
cho học viên và sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại nhất.
Đây là một mơ hình mang tính đột phá và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao
bởi đây là một quá trình tuyển chọn đào tạo khép kín được đáp ứng tối đa các yêu cầu


12
cần thiết. Nó phản ánh xu thế của thời đại, sức mạnh của cơng tác xã hội hố và sức
mạnh của kinh tế trong tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao.
Tuyển chọn VĐV là tuyển chọn từ nhỏ, các nhân tài có các điều kiện bẩm sinh ưu

việt phù hợp với mơn thể thao nào đó để tiến hành bồi dưỡng có hệ thống, có mục
đích nhằm đạt được những thành tích thể thao xuất sắc. Tuyển chọn nhằm kiểm tra
trực tiếp, căn cứ vào kết quả kiểm tra để đưa ra những dự đoán khả năng thể thao
thành tích cao trong tương lai. Nếu khơng dựa trên những cơ sở khoa học để tuyển
chọn thì cơng tác huấn luyện chỉ tốn cơng sức, kinh phí mà sẽ không đem lại kết quả.
1.2. Các phương pháp để tuyển chọn tài năng thể thao
Các phương pháp để tuyển chọn tài năng thể thao bao gồm: Phương pháp sư
phạm, tâm lí học, y sinh học. Sử dụng các phương pháp này để xác định phù hợp đặc
điểm cá nhân với u cầu của mơn thể thao chun sâu. Trong đó cơ sở y sinh học là
phạm trù cơ bản của tuyển chọn VĐV.
1.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm trong tuyển chọn tài năng thể thao
Giáo viên, Huấn luyện viên cần quan sát về ý chí tập luyện và thi đấu của VĐV, quan
sát và tổng kết thành tích trong tập luyện và thi đấu để tuyển chọn. Có thể sử dụng
test để đánh giá khả năng tiếp thu kĩ thuật (sử dụng chủ yếu trong giai đoạn chun
mơn hố sâu).
1.2.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp kiểm tra sư phạm thường được dùng để đánh giá về tố chất thể lực
qua các test sư phạm. Kiểm tra sư phạm là kiểm tra về khả năng thực hiện các kĩ xảo
vận động, kết quả kiểm tra này thông qua thành tích mà người được kiểm tra đạt
được qua các test.
1.2.3 Phương pháp quan sát và kiểm tra y học
Khi sử dụng phương pháp quan sát và kiểm tra y học, huấn luyện viên cần quan
sát sắc mặt, lượng mồ hơi, hiện tượng ói mửa, hiện tượng khó thở, mạch đập ngay
sau khi VĐV thực hiện lượng vận động lớn để theo dõi khả năng chịu đựng lượng
vận động.... Kiểm tra y học được tiến hành nhờ các thiết bị đánh giá chức năng sinh
lý của VĐV.
Sử dụng phương pháp kiểm tra y học với mục đích tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc
và chức năng các cơ quan của cơ thể thơng qua đó đánh giá được sự phát triển thể
chất của con người. Trong thể thao kiểm tra y học là nhằm đánh giá khả năng hoạt
động thể lực của VĐV, có 2 phương pháp kiểm tra y học:



13
+ Phương pháp kiểm tra y học ở trạng thái nghỉ bao gồm: Phương pháp thẩm vẩn,
quan sát, sờ nắn, gõ, nghe. Các chỉ tiêu cần kiểm tra bao gồm: Chiều cao đứng, chỉ số
cân nặng, chỉ số BMT.
+ Phương pháp kiểm tra chức năng của các cơ quan trong cơ thể: Đo dung tích
sống (VC), VO2max, chỉ số cơng năng tim, hồng cầu và huyết sắc tố, mạch và huyết
áp, chỉ số cấu trúc hình thái tim, các chỉ số chức năng tim, chỉ số chức năng thăng
bằng.
1.2.4 Phương pháp kiểm tra chức năng thần kinh tâm lý
Các phương pháp cơ bản, thông dụng trong kiểm tra chức năng thần kinh tâm lý là
các trắc nghiệm tâm lý từ đơn giản đến phức tạp. Cho phép gián tiếp đánh giá khả
năng tiếp thu kĩ thuật và các thuộc tính thần kinh của VĐV. Một số chỉ tiêu thông
thường như: Loại hình thần kinh, khả năng phản xạ, khả năng quan sát, cảm giác
dùng lực và cảm giác không gian, khả năng tập trung chú ý, năng lực xử lý thông
tin...
1.2.5 Phương pháp so sánh thông kê và phương pháp tính chỉ số
Phương pháp so sánh thơng kê là phương pháp so sánh các số liệu thu được qua
kiểm tra với tiêu chuẩn đã có sẵn. Qua đó rút ra kết luận về mức độ đạt được của chỉ
số theo dõi.
Phương pháp thứ 2 dùng để đánh giá các số đo là phương pháp tính các chỉ số
hình thái, thể lực trong quá trình đánh giá sự phát triển thể chất thơng qua các số đo
riêng lẻ.
Ngồi các phương pháp nêu trên trong tuyển chọn tài năng thể thao còn sử dụng
các phương pháp khác như phương pháp giám sinh hoá, phương pháp sinh cơ,
phương pháp giám định dựa trên cơ sở trình độ phát triển.
1.3. Áp dụng trong thực tiễn tuyển chọn VĐV cho đội tuyển nhảy cao tại các
trường THPT huyện Hải Hậu.
1.3.1. Giai đoạn tuyển chọn định hướng

Quan sát thường xuyên trong các giờ học ở các lớp dạy, trao đổi với đồng nghiệp
cùng bộ môn để tìm hiểu các học sinh có năng lực ở các lớp khác.
Đối với vấn đề này trong các giờ dạy trên lớp thường xuyên quan sát động tác,
cách thực hiện, khả năng tiếp thu, phân tích và thực hiện động tác của những học sinh
có năng lực đặc biệt, từ đó ghi nhớ và có kế hoạch bồi dưỡng thêm để kiểm tra, đánh
giá, có biện pháp phát triển năng lực tối đa của học sinh đó.


14
Bên cạnh đó thường xuyên quan sát học sinh các lớp khác tập luyện, trao đổi với
các giáo viên khác trong nhóm về năng lực và khả năng đặc biệt của các học sinh
khơng trực tiếp dạy, qua đó xác định những học sinh có khả năng trong từng nội dung
để có kế hoạch bồi dưỡng trong các giờ ngoại khóa, đồng thời đóng góp ý kiến với
các giáo viên trực tiếp giảng dạy các học sinh có năng lực đặc biệt để đồng nghiệp
thường xuyên quan tâm và cùng có kế hoạch phát triển tài năng học sinh trong các
giờ chính khóa.
Quan sát các buổi tập ngoại khóa, sinh hoạt CLB thể thao của học sinh:
Các buổi tập ngoại khóa, sinh hoạt CLB thể thao của học sinh thường là những
buổi tập quy tụ được nhiều học sinh có năng khiếu ở các bộ môn, các nội dung nhất
định. Việc quan sát các buổi tập ngoại khóa, sinh hoạt CLB thể thao có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong cơng tác tuyển chọn. Trong các buổi tập ngoại khóa năng lực
của học sinh thường được biểu lộ rõ nét nhất, có thể nhận thấy rõ khả năng và bước
phát triển của từng học sinh thông qua các buổi tập ngoại khóa.
Trong các buổi tập ngoại khóa, sinh hoạt CLB cần ghi chép những thơng số, sự
thay đổi tích cực các thông số, kỹ thuật của các học sinh đã được quan tâm để đánh
giá về cơ hội phát triển năng lực của những học sinh đó.
Quan sát qua HKPĐ cấp trường hoặc giải thể thao cấp trường
Các buổi tập ngoại khóa, sinh hoạt CLB các mơn thể thao là nơi quy tụ được nhiều
học sinh có năng khiếu nhất tham gia tập luyện thì tại Hội khỏe Phù Đổng cấp trường
hay Giải thể thao cấp trường lại là nơi quy tụ những học sinh có khả năng thi đấu tốt

nhất của các lớp, để tham gia thi đấu tại HKPĐ cấp trường thì các VĐV của các lớp
đã trải qua rất nhiều cuộc lựa chọn từ các thành viên trong các lớp, do đó trong q
trình tổ chức HKPĐ điều quan trọng nhất của cơng tác tuyển chọn đó là xác định
thành tích của số đơng học sinh có năng lực để lựa chọn ra những học sinh có thành
tích tốt nhất, tâm lý thi đấu tốt nhất, kỹ thuật thi đấu tốt nhất.
Thực tế cho thấy công tác tổ chức HKPĐ cấp trường, giải thể thao cấp trường
đóng một vai trò rất quan trọng cho việc tuyển chọn đội tuyển TDTT trong các nhà
trường. Đối với nhiều đơn vị, nhiều giáo viên thì chỉ cần tổ chức HKPĐ cấp trường lã
đã lựa chọn được đội tuyển của nhà trường. Tuy nhiên đối với các trường THPT
huyện Hải Hậu thì việc tổ chức HKPĐ cấp trường hay giải thể thao cấp trường chỉ là
một khâu cuối cùng trong công tác tuyển chọn sơ bộ cho đội tuyển TDTT các nhà
trường. Để tổ chức tốt HKPĐ và thông qua HKPĐ, giải thể thao cấp trường để tuyển
chọn VĐV trước đó phải làm tốt và kết hợp chặt chẽ giữa việc quan sát thường xuyên


15
trong các giờ học chính khóa và các buổi tập luyện ngoại khóa, sinh hoạt CLB thể
thao.
Tạo nguồn từ việc quan sát các buổi HKPĐ ở các trường THCS trong khu vực,
HKPĐ huyện Hải Hậu.
Để có một đội tuyển chất lượng, tập hợp được nhiều học sinh có năng khiếu, ham
mê thể thao ngồi việc tìm kiếm và phát triển những học sinh đang học trong trường
thì việc tạo nguồn VĐV từ các trường THCS đóng một vai trị hết sức quan trọng.
Thực tế cho thấy càng phát hiện sớm những tài năng tại cấp THCS thì việc tạo
nguồn cho đội tuyển cấp THPT càng bền vững. Việc tạo nguồn này được thực hiện
thông qua các buổi tham quan tổ chức HKPĐ tại các trường THCS trong khu vực,
HKPĐ cấp huyện để quan sát và phát hiện tiềm năng của các học sinh ngay từ cấp
tiểu học cho đến cấp trung học cơ sở.
Sau khi nhận thấy năng lực của các em cần trao đổi thêm thông tin, đồng thời trao
đổi kinh nghiệm chun mơn, đóng góp ý kiến với các giáo viên dạy Thể dục ở cấp

học dưới đang trực tiếp giảng dạy các em để góp phần định hướng cho sự phát triển
năng lực của các em.
Bên cạnh đó việc gặp gỡ trao đổi với bản thân học sinh, gia đình học sinh về năng
lực có thể phát triển của các em cũng hết sức quan trọng, sự động viên khích lệ, định
hướng đúng đắn, kịp thời sẽ tạo động lực, củng cố niềm tin cho học sinh và gia đình
quyết tâm phát triển khả năng của bản thân và của con em họ.
Động viên khuyến khích học sinh có năng lực ở cấp THCS thi tuyển vào trường,
trong vấn đề này cần thể hiện chế độ đãi ngộ của nhà trường đối với những học sinh
có năng khiếu, thành tích đã đạt được của đội tuyển TDTT nhà trường, tương lai và
thành tựu của các học sinh đã và đang tham gia tập luyện trong đội tuyển TDTT của
nhà trường để củng cố niềm tin vào một tương lai tươi sáng, một nghề nghiệp ổn định
nếu quyết tâm phát triển năng lực TDTT sẵn có của học sinh.
1.3.2 Giai đoạn tuyển chọn chọn lọc
Sau khi đã tiến hành tuyển chọn sơ bộ để chọn ra những học sinh có năng lực
chun biệt cần chun sâu hóa cơng tác tuyển chọn thông qua những công việc sau:
Đánh giá các chỉ số về hình thái, tố chất vận động của học sinh
Đặc điểm hình thái trong hoạt động TDTT là sự quan sát, tìm hiểu, kiểm tra, phân
tích, đánh giá về hình thể của VĐV để lựa chọn, phát triển những đặc điểm, những tố
chất sẵn có. Khắc phục những tồn tại giúp cho kết quả huấn luyện đạt kết quả cao
nhất.


16
Phương pháp cơ bản trong kiểm tra hình thái là phương pháp quan sát tức là quan
sát, kiểm tra thực tế, đánh giá đưa ra kết quả.
Đặc điểm hình thái trong các môn thể thao được chú ý nhiều là chiều cao, thể trọng
và tỉ lệ giữa chúng.
Một số môn thể thao cần chọn VĐV có chiều cao thân thể tốt ( như nhảy cao,
nhảy xa, chạy cự ly ngắn, bóng chuyền…), một số mơn lại cần chọn VĐV khơng quá
cao (đẩy tạ, chạy cự ly trung bình, cự ly dài...). Một số mơn thể thao địi hỏi xem xét

thể hình chi tiết hơn. Trong quan hệ giữa thể hình với thành tích thể thao khơng chặt
chẽ lắm. Chẳng hạn chọn VĐV chạy cự li ngắn có độ cao vịm bàn chân tốt, gân
achill mỏng và dài, cổ chân nhỏ…
Có rất nhiều phương pháp kiểm tra hình thái khác nhau trong qua trình tuyển chọn
tuy nhiên với điều kiện thực tế của nhà trường, cơ sở vật chất hiện có và năng lực của
bản thân. Đối với quá trình kiểm tra hình thái chức năng VĐV của trường THPT
Thịnh Long tôi mới chỉ áp dụng ở các phương pháp sau:
* Phương pháp quan sát sư phạm
* Phương pháp kiểm tra sư phạm
Sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để đánh giá về tố chất thể lực qua các test
sư phạm.
Kiểm tra khả năng thực hiện các kĩ xảo vận động thơng qua thành tích của
VĐV đạt được qua các test:
- Chạy 30m (s)
- Bật xa tại chỗ (cm)
- Bật bục ( số lần/phút)
- Bật cao tại chỗ
- Chạy 400m
* Phương pháp kiểm tra y học ở trạng thái nghỉ
- Chỉ số BMI (Body Mass Index): Xác định mối quan hệ sinh học giữa môi trường và
yếu tố di truyền trong quá trình phát dục ở trẻ em và sự phát triển của cơ thể con
người. ( Phương pháp này áp dụng cho các học sinh lớp 10)
BMI = Trọng lượng cơ thể (kg)
Chiều cao x Chiều cao (m)
- Chỉ số Quetelet: Đánh giá sự phát triển cân đối giữa cân nặng và chiều cao, được
tính theo cơng thức:
K = Cân nặng (g)


17

Chiều cao (cm)
Nam trung bình 350 – 400g/cm
Nữ trung bình 325 – 375 g/cm
Nếu chỉ số thu được cao hơn chỉ số trung bình chứng tỏ cơ thể béo, thừa trọng lượng
và ngược lại chứng tỏ cơ thể gầy thiếu trọng lượng.
- Chỉ số công năng tim: Dùng để đánh giá khả năng đáp ứng của hệ tuần hoàn đối với
lượng vận động nhất định, còn gọi là chỉ số Ruffier – Phép thử hệ tim.
HW = (F1 + F2 + F3) – 200
10
Trong đó:
HW (Heart Work): Là chỉ số công năng tim
F1 (Frequence): Là mạch đập lúc nghỉ trong 1 phút, F1 = P1 x4
F2 là mạch đập ngay sau vận động một phút, F2 = P2 x4
F3 làm mạch đập của phút hồi phục thứ 2, F3 = P3 x4
P1, P2, P3 là tầm mạch đo trong 15 giây đầu của phút tương ứng.
Đánh giá kết quả dựa vào bảng phân loại của Ruffier
HW
Xếp loại
Dưới 1
Rất tốt
Từ 1 – 5
Tốt
Từ 6 – 10
Trung bình
Từ 11 – 15
Kém
Từ 16 trở lên
Rất kém
- Nghiệm pháp bước bục Harvard: dùng để xác định phản ứng của hệ thống tim mạch
đối với hoạt động thể lực căng thẳng. Đánh giá chức năng tim mạch thông qua đặc

điểm hồi phục của tần số mạch sau lượng vận động định mức
H = t x 100
f1+ f2 + f3 x 2
Trong đó: H - chỉ số Harvard
t - thời gian bước bục (s)
f1 + f2 + f3: tần số mạch tương ứng trong 30s của đầu phút 2, 3, 4 sau vận
động
100: thể hiện kết quả bằng số nguyên
* Phương pháp kiểm tra chức năng thần kinh tâm lý


18
Các phương pháp cơ bản thông dụng trong kiểm tra chức năng thần kinh tâm lý là
các trắc nghiệm tâm lý từ đơn giản đến phức tạp cho phép gián tiếp đánh giá khả
năng tiếp thu kĩ thuật và các thuộc tính thần kinh của học sinh. Một số chỉ tiêu thơng
thường: Loại hình thần kinh, khả năng phản xạ, khả năng quan sát, cảm giác dùng lực
và cảm giác không gian, khả năng tập trung chú ý, năng lực xử lý thông tin, độ linh
hoạt thần kinh...
* Phương pháp so sánh thống kê và phương pháp tính chỉ số
Phương pháp so sánh thống kê là phương pháp so sánh các số liệu thu được qua
kiểm tra với tiêu chuẩn đã có sẵn, qua đó rút ra kết luận về mức độ đạt dược của chỉ
số nghiên cứu.
Phương pháp thứ hai dùng để đánh giá các số đo là phương pháp tính các chỉ số
hình thái, thể lực trong q trình đánh giá sự phát triển thể chất thơng qua các số đo
riêng lẻ. Để đánh giá sự phát triển một cách cân đối và toàn diện, thường lập những
mối quan hệ toán học nhất định giữa các số đo để xây dựng các chỉ số thể lực:
- Chỉ số Pignet:
Pignet = Cao ( cm) - [ Cân nặng ( kg) + Vịng ngực TB ( cm)]
Trongđó : 20.9 – 24.1: Rất khoẻ
24.2 – 27.4: Khoẻ

27.5 – 33.9: Trung bình
34.0 – 37.2: Yếu
37.3 – 40.5: Rất yếu
- Chỉ số quay vòng cao ( QVC):
QVC = Chiều cao ( cm) - [ Vịng ngực hít vào ( cm) + Vịng đùi phải ( cm) +
Vòng cánh tay phải ( cm)]
Tiêu chuẩn đánh giá:
Cực khoẻ: < (- 4)
Rất khoẻ: ( -4) – 1.9
Khoẻ: 2.0 – 7.9
Trung bình: 8.0 – 14.0
Yếu: 14.1 – 20.0
Cực yếu: > 26
Nhìn chung các phương pháp áp dụng để kiểm tra hình thái, chức năng, tố chất
vận động của VĐV Điền kinh nói chung, nhảy cao nói riêngáp dụng trong các trường
THPT huyện Hải Hậu tuy đơn giản với những thiết bị thông dụng nhưng tỏ ra khá


19
hiệu quả trong việc đánh giá khả năng phát triển của các VĐV học sinh đặc biệt là
các VĐV học sinh đang học ở lớp 10.
Đặc trưng tính cách và phẩm chất tâm lý
Thực tế thể thao cho thấy, nếu chỉ dựa vào thân hình lý tưởng và tố chất vận động
thì chưa đủ mà VĐV cần phải có cả lòng tự tin, tự cường, cần mẫn, cương nghị, ý trí
hăng hái, tinh thần vững vàng…nói chung thể chất tâm lý ưu tú thì mới vươn nên đạt
thành tích cao trong thi đấu. Vì vậy những VĐV trong đội tuyển TDTT của các nhà
trường ngồi việc có tố chất vận động tốt phải là những học sinh có tâm lý vững
vàng, có tinh thần quyết tâm cao, có ý thức kỷ luật tốt. Để đáp ứng được yêu cầu này
người Giáo viên – HLV trong các nhà trường cần thường xuyên quan sát thái độ, ý
thức của từng học sinh trong các buổi tập, ý chí phấn đấu vượt qua mệt mỏi và khả

năng phối hợp nhóm trong các bài tập, khả năng giao tiếp, giúp đỡ bạn bè trong đội.
Bên cạnh việc quan sát cần ứng dụng các test kiểm tra tâm lý trong quá trình huấn
luyện như:
- Xác định loại hình thần kinh theo biểu 808
Nhóm

Loại hình thần kinh

Linh hoạt - Cận linh hoạt
Ổn định - Cận ổn định
Hưng phấn - Cận hưng phấn
Trung gian - Dưới trung gian - Cẩn thận
Dễ hiểu – Phân tán - Ức chế - Mơ hồ

Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5

- Kiểm tra khả năng xử lý thông tin: Sử dụng test sốt vịng hở Landolt – có
900 vịng hở sắp thành 30 hàng, mỗi hàng 30 vòng hở, giữ lại tám hướng tương ứng.
Xác suất các hướng ngang nhau. Người được kiểm tra phải gạch các vịng có khe hở
cùng một hương theo quy định trong thời gian 5 phút. Bấm giờ từ khi soát bảng cho
tới khi kết thúc. Căn cứ vào tốc độ, đúng sai để tính lượng thơng tin xử lí được
Bảng tiêu chuẩn để tính khả năng xử lý thơng tin (kí hiệu S – đơn vị bit/s)
Loại

Loại Tốt
Loại Khá

Loại Trung bình
Loại Yếu
Loại Kém

Kết quả

S ≤ 2bit/s
1.95 > S> 1,5
1,5 > S > 1,25
1, 25 >S > 0,95
S > 0,95


20
- Kiểm tra khả năng chú ý: Sử dụng bảng 25 ô do tác giả Phạm Ngọc Viễn cải
biên từ trắc nghiệm của nhà tâm lí học Liên Xơ cũ. Mỗi ô được chia làm 2 theo
đường chéo. Nửa trên là các số tự nhiên xếp theo thứ tự từ nhỏ tới lớn, nửa dưới các
số đó được đảo lộn ngẫu nhiên. Người được kiểm tra phải tìm và sắp xếp theo thứ tự
từ nhỏ tới lớn ở phần dưới của ô (chữ số màu đỏ) và ghi lại con số màu đen cùng ô
tương ứng vào bảng nhỏ ở dưới (ghi từ trái sang phải, hết hàng trên xuống hàng
dưới). Kết quả được xác định theo công thức và đánh giá theo bảng tiêu chuẩn
Loại

Kết quả

Loại Tốt
P ≤ 2,5
Loại Khá
2,9 ≥ P > 2,5
Loại Trung bình

2,5≥ P > 3,9
Loại Yếu
3,9 ≥ P > 4,5
Loại Kém
P > 4,5
Các phương pháp này áp dụng cho các VĐV của các trường THPT trên địa bàn
huyện Hải Hậu ở nội dung Điền kinh, đặc biệt là các học sinh tham gia tập luyện
nhảy cao.
So sánh chỉ số trong tập luyện để lựa chọn VĐV tốt nhất, hoặc phù hợp với vị trí, nội
dung sở trường:
Việc tổng hợp các chỉ số trong qua trình tập luyện đóng vai trị rất quan trọng để
lựa chọn được các VĐV có thành tích và tâm lý thi đấu tốt nhất khi tham gia các giải
thi đấu. Khi tập hợp các thơng số một cách đầy đủ chính xác thì GV – HLV đội tuyển
có thể thiết lập được biểu đồ thành tích của từng học sinh vừa làm căn cứ để lựa
chọn, vừa làm cơ sở để điều chỉnh chu kỳ vận động, tâm lý thi đấu của học sinh cho
phù hợp với thời điểm thi đấu ( điều chỉnh điểm rơi phong độ).
Tiến hành đấu tập và thi đấu tuyển chọn
Công tác tổ chức đấu tập và thi đấu tuyển chọn đóng vai trị then chốt mang tính
chất quyết định đến thành tích của đội tuyển TDTT học sinh. Ý nghĩa của việc đấu
tập là làm cho học sinh quen dần và thích nghi với các cuộc thi đấu chính thức. Các
cuộc đấu tập là nơi học sinh thể hiện hết khả năng về kỹ thuật, tư duy chiến thuật và
tâm lý thi đấu của cá nhân.
Việc tổ chức đấu tập bắt đầu với việc tổ chức đấu tập ngay trong nội bộ các thành
viên trong đội tuyển, công việc này giúp cho giáo viên – HLV có sự nhìn nhận rõ nét
hơn về các thành viên trong đội tuyển của mình khi bước vào các trận đấu. Bên cạnh
việc đấu tập giữa các thành viên trong đội cần cho VĐV đấu tập với các đội tuyển


21
khác bên ngoài các nhà trường, việc đấu tập với các đội tuyển khác cần có sự thay

đổi. Có cả các đội tuyển, cá nhân có trình độ cao hơn, có cả các đội tuyển, cá nhân có
trình độ thấp hơn để rèn luyện tâm lý thi đấu cho VĐV.
Hiện nay nhiều GV – HLV chỉ xác định các thành viên chính thức cho đội tuyển
của mình thơng qua việc đấu tập nội bộ, đó là một sai lầm rất lớn trong cơng tác
tuyển chọn và huấn luyện bởi vì nhiều học sinh thi đấu với đồng đội của mình ln
trội hơn nhưng khi gặp các đối thủ bên ngồi thì lại khơng thể hiện được mình.
Những học sinh chưa phải là số một trong đội tuyển lại thích ứng với đối thủ, với mơi
trường thi đấu bên ngồi rất nhanh và hiệu quả.
Thi đấu tuyển chọn là khâu quyết định cuối cùng trong công tác tuyển chọn đội
tuyển TDTT của các nhà trường. Việc thi đấu tuyển chọn giữa các thành viên trong
đội tuyển phải được diễn ra công bằng, khách quan để xác định được những VĐV có
thành tích tốt nhất, tạo niềm tin và ý chí phấn đấu, tinh thần đoàn kết của các thành
viên trong đội tuyển tránh sự nghi ngờ, đố kỵ của các em học sinh. Tuy nhiên như đã
nói ở trên các em VĐV học sinh không phải là những cỗ máy cho nên người GV –
HLV không nên đưa ra những quyết định chỉ dựa vào thông số mà việc đánh giá toàn
diện mọi mặt mới thực sự đem lại hiệu quả và thành công trong công việc.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn. bản thân tôi đã xây dựng một quy trình tuyển
chọn đội tuyển TDTT học sinh của các trường THPT trên địa bàn huyện Hải Hậu
được mô phỏng theo sơ đồ sau:


22
Tuyển chọn đội tuyển nhảy cao trong các
trường THPT huyện Hải Hậu

Giai đoạn tuyển chọn định hướng

Quan sát
thường xuyên
trong các giờ

học ở các
lớpdạy, trao
đổi với
đồngnghiệp
cùngbộmôn

2. Huấn luyện kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà trong các trường THPT huyện Hải
Hậu
2.1.Đặc điểm của môn nhảy cao
Nhảy cao là một nội dung có lịch sử phát triển lâu đời trong mơn Điền kinh, cách đây
hai thế kỷ nhiều nơi trên thế giới đã đưa nhảy cao vào tập luyện trong các trường học


23
và coi đó như là một phương tiện rèn luyện thể lực. Năm 1886 cuộc thi nhảy cao
chính thức đầu tiên trên thế giới được tổ chức trong khuôn khổ nước Anh và thành
tích đàu tiên được ghi nhận là 1m67. Năm 1896 tại đại hội Olimpic hiện đại lần thứ
nhất tổ chức tại Aten – Hy Lạp, nhảy cao là một trong 12 nội dung Điền kinh được tổ
chức thi đấu chính thức.
Trong lịch sử phát triển của nhảy cao đã trải qua rất nhiều các kỹ thuật khác nhau
do sự sáng tạo của con người như kỹ thuật nhảy bước qua, kỹ thuật nhảy cắt kéo, kỹ
thuật nhảy nằm nghiêng, kỹ thuật nhảy úp bụng và đặc biệt là kỹ thuật nhảy lưng qua
xà lần đầu tiên xuất hiện tại đại hội Olimpic lần thứ XIX ở Mexico năm 1968 với kỷ
lục 2m24 của D.Phoxberi – VĐV người Mĩ. Từ đó nhảy cao lưng qua xà phát triển
mạnh mẽ trên toàn thế giới cho đến ngày nay.
Tại Việt Nam kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà được đưa vào giảng dạy và huấn
luyện khá muộn so với thế giới và chủ yếu dùng cho việc giảng dạy chuyên sâu hoặc
đào tạo VĐV thành tích cao. Trong các nhà trường phổ thông hầu như học sinh
không được tiếp cận với kỹ thuật này bởi trình độ của đội ngũ giáo viên cũng như cơ
sở vật chất trang bị cho việc tập luyện kỹ thuật này chưa được đảm bảo. Tuy nhiên

trong thời gian gần đây việc giảng dạy và tập luyện kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà đã
phát triển mạnh mẽ do trình độ của đội ngũ giáo viên đã được nâng lên, các tài liệu
tam khảo, băng đĩa hình, Clip về nhảy cao lưng qua xà xuất hiện nhiều thông qua
mạng Internet làm nguồn tư liệu bỏ ích cho đội ngũ giáo viên GDTC mạnh dạn áp
dụng trong giảng dạy, huấn luyện. Đặc biệt cơ sở vật chất trong các nhà trường đã
được đầu tư nâng cấp đảm bảo an toàn cho việc giảng dạy và huấn luyện môn thể
thao này.
Đặc điểm chủ yếu của nhảy cao là là vận động viên sử dụng tốc độ chạy đà, giậm
nhảy để vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng. Xét về kết cấu động tác thì nhảy cao
là một mơn kết hợp giữa vận động mang tính chu kỳ với vận động khơng mang tính
chu kỳ. Phân tích về tính chất hoạt động cơ bắp thì nhảy cao là môn thể thao thuộc
dạng kết hợp giữa tốc độ và sức mạnh.
Về phương diện kỹ thuật nhảy cao gồm các đặc điểm sau:
+ Chạy đà trong nhảy cao dựa trên cơ sở kỹ thuật của chạy, xong nhịp điệu, độ dài
bước chạy và tốc độ chạy ở đường thẳng, đường cong được thực hiện chuẩn xác. Tốc
độ chạy đà phải phù hợp với sức mạnh giậm nhảy và kỹ thuật giậm nhảy của VĐV.


24
Muốn nâng cao thành tích thì VĐV học sinh phải nâng cao tốc độ chạy đà để thúc
đẩy sức mạnh giậm nhảy và kỹ thuật giậm nhảy của mình đạt tới sự phát triển tương
ứng và thích ứng với tốc độ chạy đà.
+ Sự kết hợp giữa kỹ thuật chạy đà và kỹ thuật giậm nhảy là khâu cự kỳ quan trọng
trong toàn thể kỹ thuật nhảy cao, giúp cho việc hồn thành chính xá động tác giậm
nhảy và có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả giậm nhảy.
+ Giậm nhảy của nhảy cao phải dựa trên cơ sở tận dụng đầy đủ tốc độ tạo ra trong
chạy đà, để trong khoảng thời gian ngắn phát huy cực đại mọi khả năng sức mạnh tốc
độ để bật lên cao. Tiêu chí chủ yếu của hiệu quả giậm nhảy là mức độ phù hợp của
góc độ bật lên và tốc độ bật lên.
+ Sau giậm nhảy, ngay trước khi cơ thể rời đất, trọng tâm cơ thể đã ở độ cao

ngang hông và tiếp tục bay lên tới độ cao lớn hơn. Độ cao rời đất phụ thuộc nhiều
vào chiều cao của cơ thể. Độ cao sau khi giậm nhảy còn chịu ảnh hưởng của biên độ
đá lăng chân tay lên cao khi giậm nhảy. Việc đá lăng chân và vung tay đúng thời
điểm lên cao có thể nâng độ cao trọng tâm của cơ thể lên khoảng 10%. Ngoài ra khi
giậm nhảy nếu biết duỗi hết cả khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông của chân giậm cũng
góp phần làm tăng thêm độ cao sau giậm nhảy.
+ Ngay sau khi rời đất, thân người phải cố gắng duy trì được trạng thái thẳng đứng và
bất kỳ động tác nào làm cơ thể đổ về phía xà ngang đều là sai sót. Sau đó do ảnh
hưởng của tốc độ chạy đà, tốc độ giậm nhảy và quán tính trong giậm nhảy, cơ thể
người sau khi bay lên sẽ phải tiến vào xà.
+ Khi bay trên không bất kỳ động tác nào của VĐV cũng đều không thể làm thay đổi
quỹ đạo của trọng tâm cơ thể. Lúc này VĐV chỉ có thể lợi dụng các chuyển động bù
trừ để cho phần cơ thể đã qua xà hạ xuống làm cho phần cơ thể qua xà hoặc đang qua
xà nâng trở lên để làm tăng hiệu quả qua xà.
+ Khi lợi dụng chính xác được tốc độ chuyển động của cơ thể trên khơng có thể giúp
cho việc chuyển các bộ phận của cơ thể qua xà hợp lý làm giảm khả năng bị chạm xà
và tận dụng được tối đa độ cao bay lên của cơ thể.
+ Kiểu nhảy lưng qua xà yêu cầu phải có tốc độ chạy đà. Tốc độ giậm nhảy và tốc
độ khi qua xà. Đây là kiểu nhảy đòi hỏi sự kết hợp giữa sức mạnh và tốc độ, phát huy
đầy đủ và khai thác tiềm lực tố chất tốc độ của VĐV.


25
+ Tập luyện nhảy cao có thể phát triển tồn diện tố chất thể lực, nâng cao được năng
lực hoạt động, đặc biệt là bồi dưỡng phẩm chất, ý chí khắc phục khó khăn, có tác
dụng quan trọng trong việc xây dựng cho người tập năng lực tự khống chế, tâm lý ổn
định, tự tin và quyết đoán.
2.2.Những vấn đề cơ bản trong kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà
2.2.1.Kỹ thuật đo đà và chạy đà
Với kỹ thuật đo đà trong nhảy cao lưng qua xà có nhiều cách khác nhau, chủ yếu là

đo đà theo đường vòng để tạo lực li tâm khi giậm nhảy làm cho lưng hướng vào xà.
Tuy nhiên sau nhiều thời gian thử nghiệm, cách đo đà hiệu quả nhất cho các VĐV
các trường THPT huyện Hải Hậu như sau: Từ cột nhảy bên phải theo hướng chạy đà
tiến lên 2,5 bàn chân, quay phải một góc 90otiến sang phải2,5 bàn chân - đây chính là
điểm giậm nhảy của học sinh. Từ điểm giậm nhảyxoay 90otiến 3 bàn chân và sang
trái 3,5 bàn chân sau đó đo 5 bàn chân theo hình vịng cung thành một bước chạy đà.
Đối với những học sinh mới tập có thể đo 5 bước chạy đà, đối với những học sinh tập
nhiều, kỹ thuật khá tốt có thể sử dụng 7 – 9 bước chạy đà tùy theo đặc điểm của từng
học sinh. Đối với những học sinh giậm nhảy chân phải làm ngược lại, tức là bắt đầu
đo đà từ cột bên trái theo hướng chạy đà.

2.5 bàn

Điểm giậm nhảy
Bước đà cuối
3 bàn
3.5 bàn

Đối với hai bước đà cuối cùng có thể tăng độ dài hơn các bước trước 1 chút,
nhưng phải căn cứ vào kỹ thuật tổng thể của học sinh để điều chỉnh..


×