Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ của VIỆC GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG CHO TRẺ mầm NON THÔNG QUA các HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.86 KB, 21 trang )

1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON

TÊN ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON THÔNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON


2
MỤC LỤC
Trang bìa:……………………………………………………………………….1
Mục lục:…………………………………………………………………………2
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.........................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
6. Kết cấu của đề tài..............................................................................................5
B. NỘI DUNG......................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................6
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................6
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................7
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON THÔNG QUA CÁC
HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON………………………9


CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM................................................17
3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................17
3.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................17
3.3. Thời gian thực nghiệm..................................................................................17
3.4. Mẫu thực nghiệm..........................................................................................17
3.5. Cách đánh giá thực nghiệm..........................................................................17
3.6. Cách tổ chức thực nghiệm............................................................................18
3.7. So sánh kết quả thực nghiệm........................................................................18
3.8. Nhận định đánh giá.......................................................................................19
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................20
1. Kết luận ..........................................................................................................20
2. Kiến nghị .......................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................22


3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống, qua các
câu ca dao, tục ngữ “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” đã phần nào nói lên
điều đó. Mơi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân
tạo bao quanh con người.
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự
phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là
những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng
sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây
cho môi trường. Giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ mầm non là q trình giáo
dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về mơi trường,
có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua
những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.

Để đảm bảo cho con người được sống trong một mơi trường lành mạnh
thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất
sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ có những khái niệm ban đầu về mơi
trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết.
Từ đó biết cách sống tích cực với mơi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành
mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên ln phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi
bồi dưỡng bản thân để ln đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động. Bản thân
tôi đã nhận thấy việc giáo dục bảo vệ mơi trường được xem là có hiệu quả nhất ở lứa
tuổi mầm non, bởi trẻ con ở lứa tuổi này dễ hình thành những nền nếp thói quen tạo
cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là
một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch cụ thể để phát
triển toàn diện nhân cách trẻ.
Tại đơn vị tôi vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đã được chú trọng nhưng
kết quả chưa cao như: Phụ huynh cịn xem nhẹ việc giáo dục bảo vệ mơi trường
cho trẻ nên sự phối hợp giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ cịn khó khăn.


4
Vì thế với tình hình thực trạng ở lớp tơi đang phụ trách hiện nay, tôi nhận thấy
việc ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là việc làm cần thiết, vì trẻ ý thức cịn
kém, trẻ chỉ làm khi người lớn hay cơ u cầu. Trẻ chưa có tính tự giác, cịn về
phía phụ huynh thì phụ huynh cịn xem nhẹ việc giáo dục cho trẻ vì thế cũng gặp
nhiều khó khăn trong cơng tác giáo dục trẻ. Xuất phát từ những lý do trên, trong
quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp
để giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường một cách có hiệu quả nhất là một bài tốn khó
từ đó tơi đã mạnh dạn đưa ra: “Biện pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục
bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động trong trường
Mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất một số nâng cao hiệu quả của
việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động trong
trường Mầm non
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ mầm non thông qua các hoạt động trong trường Mầm non
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và thực nghiệm trên học sinh lớp Mầm A Trường Mầm non
Sơng Rin
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này dùng để nghiên cứu và hệ thống các tài liệu liên
quan đến việc giáo dục mơi trường cho trẻ mầm non
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát để điều tra việc vấn đề an toàn của học sinh khi
tham gia các hoạt động, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên,
đồng thời theo dõi quá trình khảo sát, thực nghiệm.
5.2.2. Phương pháp đàm thoại


5
Đàm thoại với giáo viên để tìm hiểu những khó khăn, hạn chế mà giáo
viên gặp phải cũng như cách thức tổ chức việc dạy học về môi trường cho học
sinh
Đàm thoại với học sinh để có những điều chỉnh phù hợp trong việc tổ
chức hoạt động dạy học
5.2.3. Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để tìm hiểu ý kiến của giáo
viên về nội dung, hình thức, biện pháp và cách thức tổ chức q trình tổ chức

giáo dục mơi trường trong học tập cho trẻ
5.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong việc tổ chức hoạt động dạy học
nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề ra tại trường Mầm non.
5.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Nhằm thu thập, xử lý các số liệu trong quá trình nghiên cứu và tổng kết,
thống kê số liệu điều tra thực trạng.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận chung và kiến nghị sư phạm, Tài liệu tham
khảo và Phụ lục, phần Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm
non thông qua các hoạt động trong trường Mầm non
Chương 3: Tiến hành thực nghiệm


6

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là q trình giáo dục có
mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về mơi trường, có sự
quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những
kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với mơi trường xung quanh.

Thơng qua những hoạt động, trị chơi, các hoạt động khám phá khoa
học, Thầy cô lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi
ngắn về kinh nghiệm của trẻ, tạo hứng thú bước đầu cho trẻ đối với những nội
dung đặt ra về bảo vệ mơi trường. Ví dụ: Tại sao chúng ta phải trồng cây? Cây

sống được là nhờ đâu? Muốn cây xanh trong sân trường tươi tốt chúng ta phải
làm gì? Khi ơtơ, xe máy chạy trên đường, điều gì gây ơ nhiễm mơi trường? Mỗi
bạn cần làm gì để sân trường sạch?…Điều này khơng chỉ giúp hình thành mà
cịn làm cho trẻ tìm hiểu được các hiện tượng trong môi trường, trẻ biết các hành
vi tốt, hành vi xấu ảnh hưởng đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch,


7
môi trường bẩn và biết giữ cho môi trường luôn sạch đẹp. Các trị chơi cơ giáo
có thể thực hiện trên máy tính giúp trẻ có hứng thú và ghi nhớ sâu hơn.

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về Trường Mầm non Sôn Rin
Trường Mầm non Sông Rin nằm ở trên địa bàn xã Sơn Liên , Huyện Sơn
Tây, trường có 12 nhóm lớp, có khung cảnh sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp. Nhà
trường có đủ cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo
dục trẻ, tại các nhóm lớp nhà trường đã trang bị các tài liệu và đồ dùng đầy đủ.
Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công giảng dạy lớp 3-4 tuổi với số cháu là
35 trẻ, trong đó 20 cháu nữ, 15 cháu nam.
1.2.2. Thực trạng giáo dục môi trường cho trẻ
a) Ưu Điểm:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất
để cho giáo viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Môi trường lớp học sạch sẽ, thống mát, khơng khí trong lành.


8
- Các bậc phụ huynh luôn quan tâm tới các con và thường xuyên trao đổi
thông tin với các cô giáo
- Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, bản thân được tham gia học

tập tại các buổi tập huấn về bảo vệ môi trường.
b) Về hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
- Nhận thức của trẻ chưa đồng đều:
- Đa số trẻ chưa có nề nếp, khơng mạnh dạn tự tin, chưa biết phối hợp cùng cô
trong các hoạt động
+ Một số trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm cho nên cũng gây ảnh hưởng tới
các bạn khác trong lớp khi tham gia các hoạt động.
+ Nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, ngại giao tiếp.
- Một số phụ huynh thường xuyên mua quà vặt cho trẻ, ăn sáng vứt rác
không đúng nơi quy định.
- Nhiều gia đình do ít con cho nên chiều chuộng và dẫn đến trẻ ngại hoạt
động mà ln có tính ỷ lại vào người khác. nên trẻ chưa thực hiện một số việc
đơn giản trong việc bảo vệ mơi trường.
- Thói quen của người lớn trong việc bảo vệ môi trường chưa cao, hay vứt
rác bừa bãi, hút thuốc nơi công cộng.. làm trẻ bắt chước theo.
- Công tác tuyên truyền vận động và phối hợp với phụ huynh trong việc
giáo dục trẻ ý thức bảo vệ mơi trường cịn nhiều hạn chế.
- Trẻ mầm non dễ nhớ mau quên, chưa có ý thức về việc giữ gìn vệ sinh lớp
học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng.


9
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Lập kế hoạch giáo dục trẻ.
Bước vào đầu năm học tôi đã nghiên cứu kế hoạch của nhà trường, dựa
vào tình hình thực tế của lớp, tơi đã xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi
trường vào trong q trình giảng dạy, nêu rõ mục đích và yêu cầu và biện pháp
thực hiện. Khi đã được nhà trương phê duyệt tôi dựa vào kế hoạch năm học để

xây dựng kế hoạch cụ thể của lớp theo từng chủ đề và thực hiện theo đúng kế
hoạch đã xây dựng. Tơi thơng qua một số hoạt động có chủ đích, hoạt động vui
chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ tơi đã lựa
chọn một số giải pháp để đưa vào kế hoạch nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
trong các hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao.
2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ
thông qua các hoạt động
Thông qua hoạt động học tạo hình: Như vẽ, nặn, xé dán … Tơi đã khai
thác nội dung giáo dục môi trường ở một số học tạo hình có thể tích hợp nội
dung giáo dục mơi trường.
Ví dụ: Vẽ hồ nước: Thơng qua đề tài trên tôi lồng ghép nội dung giáo dục
môi trường như: Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường không vứt rác làm bẩn và
gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ. Đồng thời giúp trẻ hiểu nước cần cho sự sống
của một số con vật: Cá, tơm, cua…
Ví dụ: Xé dán cây mùa xuân: Giúp trẻ hiểu được cây cối rất cần
thiết cho môi trường xanh, sạch đẹp. Muốn cho cây ra hoa kết trái ta phải biết
chăm sóc.v.v. Kết thúc hoạt động xé dán tôi giáo dục trẻ thu gom giấy vụn bỏ
vào thùng rác.
Hay với đề tài: Vẽ một số loài hoa. Trẻ biết vẻ đẹp của hoa đối với mơi
trường thiên nhiên. Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ các lồi hoa. Đồng thời biết
giữ gìn sản phẩm, biết trân trọng công sức của người lao động.
* Trong giáo dục âm nhạc:


10
Có một số bài có thể tích hợp nội dung giáo dục mơi trường. Trong đó có
những bài sẵn có nội dung giáo dục mơi trường.
Ví dụ: Em u cây xanh; sáng tác: Hoàng Văn Yến.
Các vàng bơi; Sáng tác: Nguyễn Hải Hà.
- Một số bài hát có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho trẻ tôi

đã khai thác một cách triệt để giúp cho trẻ khắc sâu kiến thức về môi trường
như:
+ Trẻ biết về lợi ích của cây xanh đối với con người như cây xanh cho
bóng mát,cho hoa, cho quả, cho mơi trường trong lành mát mẽ. Bài hát cịn thể
hiện tình u của các bạn nhỏ đối với cây xanh qua việc chăm sóc và bảo vệ cây
xanh.
+ Thơng qua nội dung cơ giáo dục trẻ cách chăm sóc bảo vệ cây xanh
trong vườn trường, không hái hoa, bẻ cành, không giẫm lên cỏ…
Ví dụ: Bài hát Thật là hay; Sáng tác: Hồng Lân
Thông qua bài hát tôi đã giúp trẻ hiểu về mơi trường thiên nhiên phong
phú. Có những lồi chim cất tiếng hót lứu lo tơ đẹp thêm cho cuộc sống con
người, giúp trẻ có tình u thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên.
* Đối với hoạt động Khám phá môi trường xung quanh: Là hoạt động có
mức độ lồng ghép nội dung giáo dục mơi trường cao nhất.
Ví dụ: Một số cây cảnh; Một số con vật sống trong rừng …
Qua một số hoạt động khám phá môi trường xung quanh tôi giúp trẻ hiểu
được một số nghề nghiệp của các cơ, các bác làm nhiệm vụ chính. Làm cho môi
trường xanh, sạch đẹp như môi trường đô thị. Các chú kiểm lâm bảo vệ môi
trường, qua bài một số nghề nghiệp của bố mẹ.
Ví dụ: Qua bài “Một số loại rau”
Tơi giúp trẻ hiểu được cây sống nhờ có đất, nước và có sự chăm sóc của
con người. Trong hoạt động học tập trẻ được làm quen các yếu tố môi trường
mối liên hệ giữa chúng và hành vi đúng đắn.
Hay hoạt động cho trẻ quan sát, làm thí nghiệm đơn giản như cây cần gì
để lớn lên (Nước, khơng khí, ánh sáng). Hiểu sự cần thiết của nước, khơng khí,


11
ánh sáng đối với con người, động thực vật và mọi vật xung quanh….Tìm hiểu,
trị chuyện về lợi ích của cây xanh với môi trường sống. Cô giáo cần cung cấp

cho trẻ những kiến thức như: Cây xanh giúp không khí trong lành, tạo bóng mát,
cây xanh cịn giúp giữ đất, giữ nước chống sói mịn, giữ nước chống lũ lụt và
hạn hán…
Tôi đã khai thác triệt để nội dung đã có trong chương trình và lồng ghép
một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ tiếp nhận kiến thức môi trường phù hợp với lứa
tuổi có hệ thống khơng bị q sức.
* Với hoạt động làm quen văn học:
- Tơi đã tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục môi trường qua một số bài
thơ. Tôi lồng giáo dục môi trường một cách nhẹ nhàng qua ngôn ngữ văn học,
trẻ rất dễ tiếp thu.
Ví dụ: Thơ - Cây dây leo; Chim chích bơng.
Qua bài thơ “Cây dây leo” trẻ biết có bao nhiêu loại cây có cây làm đẹp
cho mơi trường sống. Có cây kết trái cho ta trái ngọt, có cây để làm cảnh, cây
cho bóng mát. Giáo dục trẻ trồng, chăm sóc, bảo vệ cây.
Từ đó trẻ có những hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường.
Trẻ được nghe, hiểu và kể lại được một số câu chuyện, thuộc một số bài
thơ về môi trường, về thiên nhiên tươi đẹp. Những việc làm có lợi, có hại tới
mơi trường, nguyên nhân ô nhiễm môi trường, tác hại của môi trường khi bị ô
nhiễm đối với đời sống con người…
Hay bài thơ: ’’Rong và cá” lồng ghép giáo dục: Trẻ biết u q giữ gìn
nguồn nước sạch. Khơng vứt rác xuống ao hồ sông suối để nguồn nước không bị
ô nhiễm. Bảo vệ các động vật sống dưới nước.
- Đặc biệt, hiện nay công nghệ thông tin đã và đang được sử dụng rộng rãi
trong trường lớp mầm non. Trẻ mầm non với mong muốn được tìm tịi, khám
phá, được trải nghiệm bằng tư duy trực quan hình ảnh. Nắm bắt được điểm mấu
trốt này. Nên tôi đã mạnh dạn sử dụng máy vi tính cài đặt, chụp chiếu, thiết kế
những cuốn phim, những đoạn video về tình hình ô nhiễm môi trường, về một số
hiện tượng thiên nhiên: nắng, mưa, gió,…



12
+ Một số hoạt động chăm sóc giáo dục bảo vệ môi trường
+ Một số loại cỏ cây, hoa lá, chim mng
+ Q trình phát triển của cây và hạt
+ Tình hình ơ nhiễm mơi trường
+ Các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường
+ Một số nghề làm sạch mơi trường.
Khi đã có tư liệu tơi dùng để lồng ghép vào các tiết dạy cũng như sử dụng
trong các buổi nói chuyện về chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em
mầm non.
Việc làm này để thu hút được sự chú ý tuyệt đối của trẻ, giúp cho trẻ có
thêm kiến thức góp phần thực hiện thật tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường mầm non.
- Với việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào
các tiết học vừa làm cho nội dung tiết học thêm phong phú, vừa phát huy tính
tích cực của trẻ một cách triệt để và mang lại hiệu quả giáo dục rất cao. Đây là
những tiết học thực hiện thành công đã được phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà
trường, và đội ngũ giáo viên đánh giá rất cao
* Thông qua hoạt động chơi ở các góc:
- Thơng qua các trị chơi phân vai: Trẻ đóng vai và thể hiện các cơng việc
của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, thu
gom rác, xử lý rác thải.
- Các trị chơi ở góc thư viện: Trẻ xem tranh, trun có nội dung bảo vệ
mơi trường, siêu tầm tranh ảnh làn sách về mơi trường, đóng vai các câu chuyện
về mơi trường.
- Góc âm nhạc: hát múa các bài hát bảo vệ mơi trường
- Góc tạo hình: vẽ, nặn, cắt, xé, dán các hình ảnh về mơi trường, bảo vệ
mơi trường.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, tưới nước cho cây, nhặt lá rụng….
- Góc xây dựng: Trẻ xây những khu du lịch, khu nghỉ mát, xây công viên,

vườn hoa, những nơi có khung cảnh đẹp thống mát có lợi cho con người.


13
* Thơng qua hoạt động chơi ngồi trời:
Trẻ mầm non với tư duy trực quan hình ảnh mà trong thiên nhiên thì có vơ
vàn những ví dụ trực quan đa dạng và đầy màu sắc để người giáo viên có thể bồi
đắp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cụ thể như:
- Quan sát cây cảnh có trong sân trường và ích lợi của các loại cây. Chăm
sóc cây xanh và trồng thêm một số cây trong vườn trường. Trò chuyện và quan
sát sự trưởng thành của cây. Thực hành trồng cây và theo dõi sự phát triển của
cây theo các điều kiện môi trường.
- Xem tranh ảnh, đoạn băng tình huống về việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan
của trường, trò chuyện với trẻ về cách xử lý tình huống của trẻ: Nhặt rác trong
sân trường, nhặt lá cây bỏ vào thùng rác.
- Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác.
- Trị chuyện, hít thở khơng khí trong lành.
- Quan sát qua băng hình hoặc tranh ảnh, và đàm thoại về môi trường sạch
và môi trường bẩn khác nhau như thế nào, giúp trẻ phân biệt được môi trường
sạch, môi trường bẩn.
Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu phát triển khả năng nhận biết mối quan hệ đơn
giản giữa nguyên nhân và hậu quả trong môi trường.
VD: Con thấy thế nào nếu lớp học của mình sẽ khơng có cửa sổ? Hoặc
thùng rác đầy mà khơng đi đổ thì sẽ như thế nào?
- Với những cuộc dạo chơi và quan sát ngồi trời với những cuộc trị
chuyện như vậy đã giúp trẻ có những khái niệm cơ bản về mơi trường và giáo
dục bảo vệ môi trường.
* Thông qua hoạt động chơi theo ý thích:
- Xem băng hình, hình ảnh và đưa ra nhận xét một số hành vi đúng, sai
của con người đối với mơi trường.

- Trị chuyện về một số hành vi, những điều nên làm của con người để bảo
vệ mơi trường. Ví dụ:
Hành vi đúng
Trồng cây và chăm sóc cây

Hành vi sai
Hái hoa, Bẻ cành dẫm lên cỏ


14
Tiết kiệm nước
Bỏ rác vào thùng rác
* Thông qua việc tổ chức các trò chơi:

Xả nước ồ ạt
Vứt rác ra sân trường

Trẻ ở lứa tuổi mầm non thường tò mò ham hiểu biết và sử dụng mọi giác
quan để khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy việc tích hợp nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường vào tổ chức các trị chơi là giúp cho trẻ có cơ hội được trải
nghiệm các mối quan hệ con người, vật nuôi, hoa lá cỏ cây, trong tự nhiên, xã
hội. Từ đó trẻ có thể học được những thái độ, hành vi tích cực phù hợp góp phần
vào việc giữ gìn và bảo vệ mơi trường.
Vì vậy chúng ta nên tổ chức cho trẻ tham gia vào các trị chơi, giúp trẻ
có sự nhạy cảm với môi trường bằng cách dạy trẻ sử dụng tất cả các giác quan
để tìm hiểu thu nhận thông tin từ môi trường, nhận ra sự khác biệt giữa các sự
vật trong tự nhiên. Từ đó làm giàu thêm cảm xúc tinh tế giúp trẻ có thói quen
quan sát môi trường tốt hơn khêu gợi ở trẻ tình u và dần dần trẻ có ý thức
chăm sóc bảo vệ mơi trường.
Ví dụ 1 : Trị chơi “ Bé hãy nếm xem nhé”

Ở trị chơi này tơi cho các bé nhắm mắt lại và nếm thử các vị mặn, ngọt,
chua, cay của các loại hoa quả có trong lớp. Trẻ sẽ đốn xem đó là vị của loại
hoa quả nào. Qua đó tơi sẽ chỉ cho trẻ thấy thiên nhiên đã ban tặng cho con
người rất nhiều thực phẩm giầu chất dinh dưỡng cho cuộc sống. Và trẻ cần biết
ơn và quý trọng thiên nhiên; biết chăm sóc cây cối đã cho trẻ các loại hoa thơm,
quả ngọt ngay từ khi cịn thơ ấu.
Ví dụ 2: Trị chơi “tai ai tinh”.
- Khi thực hiện trò chơi này sẽ vừa có tác dụng luyện tập thính giác cho
trẻ. Bước đầu cho trẻ nhận biết các âm thanh từ môi trường thiên nhiên. Bằng
cách nhắm mắt lại lắng nghe âm thanh theo một hướng nhất định:
- Tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót véo von, tiếng máy móc ù ì,
tiếng gà gáy, tiếng ngé ọ, tiếng ủn ỉn, tiếng meo meo, tiếng phương tiện giao
thông và vô vàn những âm thanh từ thế giới xung quanh. Trẻ sẽ phân biệt được
âm thanh với âm lượng khác nhau. Sau đó cho trẻ bắt chước các âm thanh đó.


15
+ Các con hãy làm tiếng: Chim hót; Tiếng mèo kêu; Nghé ọ...
Trò chơi này rất gây hứng thú cho trẻ nhỏ, mang đến cho trẻ tình yêu
thiên nhiên. Sự đắm mình trong thiên nhiên giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống này hơn gấp bội và có lẽ ý thức bảo vệ giữ gìn mơi trường cũng từ đó
mà gieo vào tâm hồn trong trẻo ngây thơ của trẻ.
2.3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Các hoạt động giáo dục diễn ra trong một ngày tại trường mầm non được
bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ về với bố mẹ. Trong khoảng thời gian
đó tơi ln có ý thức tích hợp nội dung bảo vệ mơi trường một cách hợp lý, tự
nhiên.
Việc tích hợp xảy ra thường xuyên và được lặp đi lặp lại trong hoạt động
hàng ngày của) Những hành vi phù hợp nhất với trẻ mầm non về bảo vệ mơi
trường là hình thành cho trẻ các thói quen lao động tự phục vụ, như: trẻ biết ăn

hết xuất và không rơi vãi là một hành vi tiết kiệm bảo vệ môi trường ,trẻ biết lau
dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi góp
phần làm mơi trường sạch đẹp.
Ví dụ đến giờ ăn cơm cơ nhắc trẻ ngồi vào bàn ngay ngắn, biết tự lấy đồ
ăn, ăn khơng làm rơi vãi thức ăn, khơng nói chuyện trong khi ăn,ăn xong biết
xếp bát thìa vào đúng nơi quy định .
Ví dụ: Khi trẻ chơi xong cơ cho trẻ hát bài hát : “Bạn ơi hết giờ rồi” để
giáo dục trẻ biết thu dọn đồ chơi vào dùng nơi quy định
Giáo dục trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rửa tay sau khi đi vệ
sinh xong, biết tiết kiệm nước như khơng vặn vịi nước để nghịch rửa tay xong
con phỉa biết khóa vịi lại .
Ví dụ: Qua bài thơ “Rửa tay” Cơ giáo dục trẻ cách rửa tay để giữ vệ sinh
cơ thể đồng thời cũng giáo dục trẻ tiết kiệm nước.
Để kích thích sự khám phá tìm tịi của trẻ, tơi cũng ln chú ý tạo cho trẻ
môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện, trang trí các nội dung giáo dục theo chủ
đề.


16
Giáo dục trẻ biết tiết kiệm trong sử dụng, tái tạo lại những thứ có thể sử
dụng ,vận dụng nguyên vật liệu phế thải làm đồ chơi.


17
CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Tơi tiến hành thực nghiệm với mục đích kiểm chứng tính khả thi và hiệu
quả của các biện pháp áp dụng một số biện pháp trong giáo dục môi trường cho
trẻ. Đồng thời chứng minh sự phù hợp của kết quả thực nghiệm với giả thuyết
khoa học đã đề ra.

3.2. Nội dung thực nghiệm
Tôi tiến hành thử nghiệm áp dụng một số phương pháp dạy học trong
chương 2 và được thể hiện cụ thể qua kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học
cho học sinh.
3.3. Thời gian thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm từ tháng 09/2019 đến 06/2020.
3.4. Mẫu thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành trên 20 em học sinh lớp mầm 4-5 tuổi (lớp
thực nghiệm) như đã nêu ở phần đầu
Việc thực nghiệm ở các lớp đối chứng và thực nghiệm đều có những điều
kiện tương đồng như sau:
- Số lượng học sinh trong mỗi lớp
- Tỉ lệ nam và nữ trong mỗi lớp.
- Mức độ phát triển nhận thức, trình độ, kỹ năng hoạt động của học sinh
trong mỗi lớp.
- Cơ sở vật chất trong mỗi lớp.
- Trình độ và năng lực chuyên môn của giáo viên giảng dạy.
3.5. Cách đánh giá thực nghiệm
Cách tiến hành giống như khi đi khảo sát.
Sử dụng hệ thống bài tập tương tự như bài tập khảo sát nghĩa là mức độ
khó và nội dung đánh giá tương tự nhau (Phần phụ lục).
- Bài tập đánh giá thông qua việc quan sát sản phẩm.
- Bài tập tạo tình huống sư phạm
- Bài tập tạo tình huống qua hoạt động thực tế.


18
=> Với các nội dung bài tập và dựa vào đánh giá của giáo viên trực tiếp
dạy, những quan sát ghi chép hàng ngày về những tình huống của học sinh, tôi
tổng kết và đưa ra những nhận định về hiệu quả của đề tài

3.6. Cách tổ chức thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm theo các bước sau:
- Chọn địa bàn thực nghiệm, đo kết quả đầu vào trước khi thực nghiệm.
- Phổ biến cho giáo viên lớp thực nghiệm các cơ sở lí luận cần thiết.
- Trao đổi với giáo viên về các biện pháp và cách tiến hành trong điều
kiện của nhà trường.
- Tổ chức triển khai các nội dung thực nghiệm cho lớp thực nghiệm. Học
sinh lớp đối chứng thực hiện hoạt động theo nội dung và biện pháp cũ.
- Sau thực nghiệm, Tôi tiến hành đo và cho điểm lớp thực nghiệm, đối
chứng nhằm đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong chương 2.
- Sử dụng phần mềm để xử lý các kết quả thu được.
3.7. So sánh kết quả thực nghiệm
*Bảng so sánh kết quả năm học 2020 - 2021:
Tỉ lệ
Lớp đối chứng
Nội dung
Số trẻ

Biết chăm sóc và bảo vệ cây

Tỉ lệ
%

Lớp thực

% so

nghiệm

sánh


Số trẻ

Tỉ lệ
%

6/35

17,1

30/35

85,7

68,6

5/35

14,3

28/35

80,0

65,7

6/35

17,1


29/35

82,9

65,8

Biết giữ gìn vệ sinh cơng cộng,
vệ sinh trường lớp. Bỏ rác đúng
nơi quy định
Phân biệt được những hành
động đúng sai. Nhắc nhở mọi
người không vứt rác bừa bãi


19
Biết giữ gìn và tiết kiệm nguồn
nước trong sinh hoạt

5/35

14,3

25/35

71,4

57,1

3.8. Nhận định đánh giá
- Trẻ đã có hành vi tốt để bảo vệ môi trường: Không vứt rác bừa bãi ở nơi

cơng cộng, khi có nhu cầu trẻ vứt rác vào đúng nơi quy định, khi nhìn thấy rác ở
nơi công cộng trẻ đã biết nhặt cho vào thùng rác….
- Ngồi ra trẻ cịn biết nhắc nhở khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi,
biết nhắc nhở người lớn không hút thuốc ở nơi công cộng và biết việc hút thuốc
lá có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới mơi trường.
- Biết chăm sóc và bảo vệ cây ở góc thiên nhiên của lớp cũng như cây
trong vườn trường ( không bẻ cành hái hoa, giẫm lên cỏ), mỗi trẻ đã biết tự
trồng 1 cây xanh và ch ăm sóc cây mỗi ngày tại góc thiên nhiên ở lớp mình.
- Biết tiết kiệm nước khi rửa tay, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh
trường lớp.
- Trẻ còn rất hào hứng tham gia các hoạt động lao động khi được yêu
cầu.


20

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu tơi đã rút ra cho mình những bài học bổ ích giúp
tơi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp. Điều quan trọng đầu tiên đối với trẻ là
chuẩn bị tri thức cho trẻ kết hợp với việc soạn giáo án đầy đủ, sáng tạo và có thủ
thuật lên lớp. Say mê chưa đủ mà đòi hỏi phải phát huy hết khả năng của mình
để dẫn dắt gợi mở trẻ tích cực vào hoạt động.
Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo mơi trường lớp phong phú phù hợp với
đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc yêu vẻ đẹp của thiên nhiên
quanh trẻ.
Tạo cho trẻ có ấn tượng đẹp về lớp, giới thiệu cho mọi trẻ hiểu rõ và cùng
tham gia vào môi trường hoạt động.
Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp.

Tận dụng dạy trẻ qua các hoạt động khác nhau, mọi hình thức khác nhau.
Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sống cho các đối tượng trẻ ở tất cả các thời
điểm trong ngày.
Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ.
2. Kiến nghị
- Đối với phòng GD&ĐT và BGH nhà trường: Ban Giám hiệu thường
xuyên tổ chức các buổi chuyên đề kiến tập, tích cực tham mưu với các cấp đầu
tư cơ sở vật chất cho các lớp, tích cực trồng thêm cây xanh để bảo vệ môi
trường.
- Đối với các trường học: Cần tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề để
giáo viên Mầm non tiếp cận được những phương pháp mới trong giảng dạy
Sơn Tây , ngày 12 tháng 08 năm 2021
NGƯỜI VIẾT


21
Dương Thị Kim Thanh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thơng tư số
17/2009/TTBGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Trưởng Giáo dục và Đào
tạo) Nhà Xuất Bản Gíao Dục Việt Nam
2. Đinh Hồng Thái “Giáo trình phương pháp phát triển kỹ năng sống trẻ em”
3. PTS Trần Thị Trọng “Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 3- 36 tháng
tuổi ở nhà trẻ”, Nhà xuất bản Hà Nội
4. Từ điển Tiếng Việt (1990), Nhà xuất bản Hà Nội.
5. Hoàng Kiếm (2002). Một số đề nghị đổi mới phương pháp giảng dạy với
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Báo cáo khoa học ĐHQG-HCM, tháng
11/2002
6. BGD&ĐT – Hoạt động NGLL – SGV - NXB Giáo dục 2003.




×