Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến mãi tại nhà hàng Cảnh Hồ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 40 trang )











TIỂU LUẬN:

Thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả các hoạt động khuyến mãi
tại nhà hàng Cảnh Hồ




LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển và đồng nghĩa với nó là nhu cầu của con người
ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu về du lịch. Cùng với sự phát triển về kinh
tế, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Các quốc gia có tài nguyên du lịch đã coi việc phát triển du lịch là một ngành
kinh tế mũi nhọn.
Du lịch là một hoạt động kinh tế đặc thù với những hoạt động kinh tế khác
biệt, trong hoạt động du lịch khách hàng phải tìm đến nơi cung cấp dịch vụ. Vì thế
các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp
của mình, nhằm mục tiêu tiêu thụ sản phẩm. Các nhà sản xuất đã đưa ra nhiều hình
thức quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm của mình. Cụ thể như giới thiệu sản phẩm,


dùng thử sản phẩm trong một thời gian…Nền kinh tế hàng hóa gọi đó là khuyến
mãi và các hình thức này không còn xa lạ với người tiêu dùng, kinh tế ngày nay
phát triển thì nhu cầu về thị trường cũng ngày càng được nâng cao, người tiêu
dùng ngày càng hiểu rõ hơn về sản phẩm mình mua. Họ đòi hỏi cao hơn về chất
lượng cũng như giá cả hàng hóa, vì vậy cuộc cạnh tranh giữa nhà sản xuất ngày
càng quyết liệt hơn. Muốn đi đầu trong việc tiêu thụ hàng hóa đòi hỏi họ phải nâng
cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời tiếp thị và đưa ra các hình thức
khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng.
Nhà hàng Cảnh Hồ là đơn vị được phép kinh doanh phục vụ các đối tượng
khác nhau, với phương thức mới trong hoạt động khuyến mãi nhà hàng ngày càng
thu hút được nhiều khách hàng cả về số lượng, lẫn chất lượng. Nhưng nhà hàng
vẫn chưa thực sự khai thác được hết những tiềm năng của mình, do nhiều nguyên
nhân cả chủ quan lẫn khách quan nên hoạt động khuyến mãi của nhà hàng chưa
được coi trọng. Chính điều này đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của nhà hàng
Cảnh Hồ. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả khuyến mãi trong nhà hàng đã, đang và sẽ luôn là vấn đề hết sức khó
khăn, phức tạp nhưng cũng rất hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà
quản lý các nhà kinh tế du lịch.

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến mãi tại nhà hàng Cảnh Hồ”để
làm luận văn tốt nghiệp.
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về nhà hàng và hiệu quả hoạt động khuyến mãi
Chương 2: Thực trạng hoạt động khuyến mãi tại nhà hàng Cảnh Hồ.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến
mãi tại nhà hàng Cảnh Hồ.



















































CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ HÀNG VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI

I. Tổng quan về nhà hàng và kinh doanh nhà hàng
1.1 Khái niệm nhà hàng
Cùng với sự phát triển của kinh tế và đời sống của con người ngày càng cao
thì hoạt động du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh nhà hàng cũng không
ngừng phát triển, các khái niệm về nhà hàng cũng ngày càng được hoàn thiện hơn.
Vậy có thể hiểu khái niệm nhà hàng như sau:
“Nhà hàng là loại hình kinh doanh các sản phẩm ăn uống nhằm thu hút lợi
nhuận, phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau và phục vụ theo nhu cầu của
khách với nhiều loại hình khác nhau”.(Nguồn: Giáo trình Quản lý kinh doanh nhà
hàng - Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội)

1.2 Đặc điểm kinh doanh của nhà hàng.
- Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng gồm 2 loại:
+ Sản phẩm tự chế là do nhà hàng tự chế biến
+ Hàng hóa chuyển bán là hàng hóa mua sẵn về để bán cho khách như rượu
bia, nước khoáng, bánh kẹo…
- Nhà hàng phục vụ khách thường từ 6 giờ đến 24 giờ có loại nhà hàng phục
vụ 24/24 giờ.
- Ở nhà hàng lao động thủ công là chủ yếu, nhưng có tay nghề cao đặc biệt là
khâu chế biến.
- Doanh thu của nhà hàng phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của từng khách hàng,
của từng bữa ăn, nên doanh thu thường thấp hơn so với loại hình kinh doanh khác.
1.3 Các loại hình tổ chức kinh doanh của nhà hàng.
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, nhà nước khuyến khích các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh doanh ăn uống và các loại hình
kinh doanh ăn uống hình thành và phát triển. Phân loại các loại hình kinh doanh ăn
uống theo các tiêu thức sau:

- Căn cứ vào nhu cầu ăn uống đa dạng, tổ chức kinh doanh ăn uống bao gồm
các loại hình sau:
+ Công ty nhà hàng chuyên kinh doanh ăn uống, đây là loại hình khá phổ
biến ở Việt Nam, phục vụ nhân dân ở địa phương
+ Các nhà hàng ăn uống nằm trong khách sạn phục vụ chủ yếu là khách du
lịch, khách dự các hội nghị, khách vãng lai nghỉ ở khách sạn, phục vụ các tiệc
cưới, liên hoan.
+ Nhà hàng ăn uống trong các siêu thị hình thành và phát triển trong nền kinh
tế thị trường.
+ Nhà hàng ăn uống trong các xí nghiệp công nghiệp, trường học, cơ quan hành
chính, loại hình này chủ yếu phục vụ là công nhân và viên chức nhà nước. Kinh
doanh loại hình này không lấy lãi chi phí và có sự hỗ trợ của xí nghiệp và cơ quan.
+ Các nhà hàng phục vụ ăn uống hành khách trên các phương tiện giao thông

như đường sắt, tàu thủy và máy bay.
- Căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa kinh doanh, các loại hình kinh doanh
ăn uống phân ra hai loại
+ Hình thức tổ chức kinh doanh tổng hợp, loại hình kinh doanh này kinh
doanh các nhóm hàng, nhiều loại hàng, nhiều bữa ăn. Loại hình này phục vụ nhiều
đối tượng khách.
+ Hình thức tổ chức chuyên doanh, loại hình này chuyên doanh một số loại
hàng hoặc chuyên doanh các bữa ăn.
- Căn cứ vào đối tượng khách, cơ cấu và chất lượng các sản phẩm và mức độ
trang bị nhà hàng, nhà hàng ăn uống phân ra hai loại.
+ Nhà hàng đặc sản, kinh doanh các món ăn cao cấp có nhiều chất dinh
dưỡng và các món ăn đặc sản ở địa phương. Nhà hàng này được trang bị đầy đủ,
các trang thiết bị phục vụ, đối tượng phục vụ là các khách sang và có thu nhập cao.
+ Nhà hàng ăn uống bình dân kinh doanh những món ăn thức uống thông
thường hàng ngày, phục vụ các bữa ăn trong ngày, đối tượng phục vụ chủ yếu
khách có thu nhập trung bình và thấp.
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh của nhà hàng.

Phát triển kinh doanh nhà hàng phụ thuộc vào các nhân tố sau:
- Phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
+ Cơ cấu nền kinh tế biến đổi, đặc biệt sự phát triển ngành công nghiệp thực
phẩm là chủ yếu kích thích nhu cầu ăn uống và thay đổi cơ cấu bữa ăn phương
thức tổ chức ăn uống.
+ Phân công lao động xã hội theo chiều hướng ngày càng sâu hơn, chi tiết
hơn hướng vào chuyên môn hóa trong sản xuất và dịch vụ xã hội nhằm nâng cao
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn để đáp ứng
nhu cầu xã hội.
- Sự phát triển ngành du lịch, ngành du lịch laị phụ thuộc vào các điều kiện:
+ Các tài nguyên du lịch
+ Nhu cầu du lịch

+ Cơ sở hạ tầng xã hội.
- Sự phát triển nhu cầu ăn uống của xã hội, nhu cầu sẽ tăng lên do những yếu
tố sau:
+ Trình độ dân trí của nhân dân ảnh hưởng trực tiếp đến mức ăn, cơ cấu bữa
ăn, phong cách bữa ăn.
+ Sản xuất phát triển, nhu cầu thu nhập dân cư tăng, nhu cầu ăn uống tăng.
+ Phong tục tập quán của dân cư, tâm sinh lý, điều kiện tự nhiên và môi
trường là những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu và thay đổi tập quán.
1.5 Vai trò cuả nhà hàng đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
ngành du lịch nói riêng.
Phát triển nhà hàng giữ vị trí củng cố và phát triển giao lưu tình đoàn kết dân tộc.
- Đáp ứng nhu cầu ăn uống xã hội ngày càng tăng
Kinh doanh nhà hàng giữ vị trí quan trọng thỏa mãn nhu cầu ăn uống của xã
hội tăng lên. Dẫn đến sản xuất xã hội tăng thực hiện đường lối công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước có tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cách sống của con
người, tổ chức bữa ăn cho gia đình dần dần nhường chỗ cho tổ chức ăn uống cho
xã hội đảm nhận, có nghĩa là kinh doanh nhà hàng hình thành và phát triển.

- Phát triền nhà hàng kinh doanh ăn uống chính là nơi hội tụ dòng tộc và giao lưu
các cộng đồng dân cư nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.
- Nhà hàng có vị trí quan trọng để phát triển ngành du lịch.
+ Nhà hàng là một bộ phận cấu thành của khách sạn, không có nhà hàng thì
hoạt động của khách sạn cũng bị tê liệt.
+ Một trong những nhu cầu quan trọng của khách du lịch thực hiện các
chuyến đi là thưởng thức các món ăn đặc sản dân tộc nơi đến. Nhà hàng sẽ thỏa
mãn nhu cầu này.
+ Phát triển nhà hàng góp phần khai thác mọi tiềm năng của địa phương vào
kinh doanh, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương.
+ Thúc đẩy sản xuất ở địa phương phát triển, đặc biệt sản xuất nông nghiệp.
+ Tạo cơ hội cho người lao động ở địa phương có việc làm và tăng thu nhập

dân cư ở địa phương.
- Phát triển nhà hàng góp phần giữ gìn, khôi phục và phát triển bản sắc văn
hóa xã hội.
+ Như chúng ta đều biết ăn uống là văn hóa ẩm thực
+ Ăn uống thể hiện phong tục tập quán dân tộc
+ Xu hướng chung, kinh doanh ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất
mà nảy sinh từ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật.
II Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động khuyến mãi .
2.1 Khái niệm về khuyến mãi
Theo Luật thương mại 2005 của Việt Nam (điều 88)
Khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc
tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định.
2.2 Đặc điểm của khuyến mãi.
Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mãi là thương nhân, để tăng cường cơ hội
thương mại thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mãi,
cũng có thế lựa chọn dịch vụ khuyến mãi cho thương nhân để kinh doanh. Quan hệ

này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mãi giữa thương nhân có nhu
cầu khuyến mãi và thương nhân kinh doanh dịch vụ.
Cách thức xúc tiến thương mại là dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định, tùy thuộc vào mục đích của đợt khuyến mãi, tùy thuộc vào trạng thái cạnh
tranh phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tùy thuộc vào điều kiện kinh
phí dành cho khuyến mãi.
2.3 Vai trò của khuyến mãi.
Khuyến mãi ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động
marketing nói chung và hoạt động chiêu thị nói riêng. Ngân sách khuyến mãi của
các khách sạn, nhà hàng ngày càng tăng so với ngân sách dành cho các hoạt động
marketing và chiêu thị khác như quảng cáo…
Các yếu tố làm cho các công ty chuyển một phần ngân sách quảng cáo qua

ngân sách khuyến mãi là:
- Vai trò của người bán lẻ ngày càng tăng.
- Sự trung thành với nhãn hiệu có xu hướng giảm.
- Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với khuyến mãi, có khuynh hướng
tiết kiệm tiền và thời gian tại nơi mua hàng có nhiều hay quá nhiều lựa chọn, họ có
khuynh hướng chọn sản phẩm có khuyến mãi.
- Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các nhãn hiệu.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng bị chia cắt (nhu cầu ngày càng khác biệt) và
quảng cáo dựa vào các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng ít hiệu quả,
vì vậy các nhà marketing tăng cường sử dụng cách tiếp cận sát mục tiêu hơn, các
công ty điều chỉnh hoạt động chiêu thị theo khu vực địa lý theo từng kênh phân
phôi. Khuyến mãi đã trở thành một công cụ chính để thực hiện việc thích nghi hoạt
động chiêu thị theo các khúc thị trường.
2.4 Các hình thức khuyến mãi.
-Dùng thử hàng miễn phí: Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để
khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
-Tặng quà: Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.

- Giảm giá: Bán hàng cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá
cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mãi đã đăng ký
hoặc thông báo.
-Tăng phiếu mua hàng: Bán hàng cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng,
phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
- Phiếu dự thi: Bán hàng cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách
hàng để lựa chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
- Các chương trình may rủi: Bán hàng cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham
dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với
việc mua hàng hóa dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may rủi của người
tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: Theo đó việc tặng thưởng

cho khách hàng căn cứ dựa trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa dịch vụ dưới
hình thức thẻ khách hàng .
- Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí: Tổ chức cho các khách hàng
tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác với
mục đích khuyến mãi.
Trong thực tế, các hình thức này được các doanh nghiệp áp dụng khá linh
hoạt và có sự kết hợp của nhiều hình thức cùng một lúc, như vừa giảm giá vừa
tặng quà…Nhưng giảm giá là hình thức được doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.
2.5 Hiệu quả của hoạt động khuyến mãi
Khuyến mãi có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khách hàng theo 3 con
đường kinh tế, thông tin và cảm xúc.
- Tác động về mặt kinh tế: Đây là các tác động dễ nhận thấy nhất cũng như
được các doanh nghiệp chú ý nhiều nhất khi tiến hành khuyến mãi.
Tác động nổi bật tích cực nhất là việc giảm chi phí mà khách hàng bỏ ra để
có được hàng hóa, dịch vụ thông qua hình thức trực tiếp giảm giá hay tặng quà dẫn
đến với việc khách hàng có thể tăng khối lượng mua hàng hóa trên một hạn mức
tiền tệ. Tuy nhiên cũng có những tác động tiêu cực như việc tăng phí bảo quản
hàng hóa, tăng sự lãng phí, tiêu thụ không cần thiết.

- Tác động thông tin: Đây là tác động liên quan đến thông tin, nhận thức của
khách hàng về một chương trình, chiến dịch khuyến mãi, có ảnh hưởng đến suy
nghĩ đánh giá của khách hàng về chương trình, chiến dịch khuyến mãi mà các đối
tượng liên quan. Các tác động này bao gồm nhận thức, đánh giá của khách hàng về
giá cả, chất lượng thời điểm và loại hình khuyến mãi. Về giá cả giảm giá có thể
ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mãi, nhất là khi doanh nghiệp lạm dụng khuyến mãi.
Tuy nhiên không phải mọi tác động thông tin đến nhận thức của khách hàng đều
là tiêu cực, một chương trình thiết kế hợp lý sẽ đem lại tác động thông tin tích cực.
- Tác động cảm xúc: Loại hình cảm xúc này tác ảnh hưởng đến quyết định
thông tin mua hàng của khách hàng, thông qua cảm xúc tình cảm của khách hàng

đối với việc khuyến mãi. Đối với việc mua hàng trong dịp khuyến mãi, thậm trí
đồi với việc bỏ lỡ cơ hội mua hàng trong dịp khuyến mãi đó là tác động tích cực
đầu tiên là khi mua hàng trong dịp khuyến mãi, khách hàng sẽ thấy thoải mái và tự
tin hơn vì cho rằng mình là “nhà mua sắm” khôn ngoan. Ngoài ra khuyến mãi
cũng kích thích khách hàng khám phá, nâng cao kiến thức kinh nghiệm trong cuộc
sống. Bản thân khuyến mãi vẫn được coi là thú vị, việc tìm hiểu các chương trình
khuyến mãi, tham gia các chương trình quà tặng, bốc thăm là một thú vị đối với
nhiều khách hàng.
Tác dụng tiêu cực của khuyến mãi là tạo cảm giác thất vọng cho khách hàng
khi chất lượng, giá cả trên thực tế không như những gì mà doanh nghiệp hứa hẹn.
Khuyến mãi cũng có thể tạo cảm giác “bất công” cho khách hàng khi bỏ lỡ dịp
khuyến mãi, nhất là khi khách hàng trung thành thấy doanh nghiệp có các chương
trình khuyến mãi chỉ tập trung thu hút khách hàng mới, họ sẽ cảm giác doanh
nghiệp “qua cầu rút ván”. Như vậy khuyến mãi tác động đến quyết định mua hàng
của từng khách nói riêng, đến doanh số lượng bán hàng nói chung thông qua ba
con đường kinh tế, thông tin, cảm xúc. Với những con đường sự tác động có thể là
tích cực hoặc tiêu cực, điều này đòi hỏi nhà quản lý phải chú ý xem xét tổng thể
các tác động có thể có của chương trình khuyến mãi trong ngắn hạn cũng như

trong dài hạn. Từ đó tìm ra cách phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác
động tiêu cực đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.
2.6 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của nhà hàng.
Hiệu quả kinh doanh của nhà hàng thường được sử dụng các chỉ tiêu sau:
Quy mô của nhà hàng là số chỗ ngồi. Vì vậy chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử
dụng cơ sở vật chất và quy mô của nhà hàng là doanh thu bình quân trên một chỗ
ngồi (m
c
) chi phí kinh doanh bình quân trên một chỗ ngồi (F
c
) và lợi nhuận bình

quân trên một chỗ ngồi (L
c
).

M
m
c
= ──
C

F
F
c
= ──
C

L
ST
L
c
= ──
C

M: Tổng doanh thu

F: Tổng chi phí

L
ST:
Lợi nhuận sau thuế


C: Số chỗ ngồi
- Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: Tỷ suất chi phí trên doanh thu (F

), lợi
nhuận trên đồng chi phí (L
F
).



F

F

= ─── x 100
M


L
ST
L
F
= ──
F
F: Tổng chi phí
M: Tổng doanh thu
L
ST:
Lợi nhuận sau thuế



- Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu
(L
m
), lợi nhuận trên đồng vốn(L
V
).
L
ST

L’ = ── x 100
M

L
ST
L
V
= ──
V


L
ST:
Tổng lợi nhuận sau thuế


M: Tổng doanh thu

V: Tổng số vốn cố định và vốn lưu động.




















CHƯƠNG II
SƠ LƯỢC VỀ NHÀ HÀNG CẢNH HỒ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN MÃI TẠI NHÀ HÀNG CẢNH HỒ

I. Khái quát chung về nhà hàng Cảnh Hồ.
1.1 Lịch sử ra đời và phát và phát triển của nhà hàng
1.1.1 Giới thiệu về nhà hàng Cảnh Hồ:
Tên cơ sở thực tập: Nhà hàng Cảnh Hồ
Địa chỉ : 173B(171 cũ) Trường Chinh - Thanh Xuân - HN
Điện thoại : 0435632686 - 0435636788
Website : www.nhahangcanhho.com.vn

1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của nhà hàng

Nhà hàng Cảnh Hồ thuộc công ty TNHH Sao Linh, được thành lập ngày
17/8/1998 theo quy định số 1310/BGT/TCLD và nghị định số 338/BGTBT ngày
25/5/1998. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, nhà hàng
Cảnh Hồ hiện nay là một trong những nhà hàng lớn tại thành phố Hà Nội. Có vị trí
thuận lợi nằm trên con đường Trường Chinh ồn ào náo nhiệt, nhà hàng có một
không gian rộng sang trọng, song điểm nhấn mà nhà hàng mang đến cho quý
khách lại chính là vẻ đẹp lãng mạn vốn có. Dường như chính cái tên “Cảnh Hồ” đã
nói được đặc trưng ở nơi đây, nhà hàng lấy không gian của một hồ nước yên ả
nghiêng nghiêng ven một con đường tấp nập. Nằm ngay bên cạnh là Bảo Tàng
Phòng Không - Không Quân hàng ngày có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài
nước đến thăm. Với diện tích rộng 36000m
2
và nằm ở gần trung tâm của thủ đô
chỉ cách ga Hà Nội 8km, nhà hàng có vị trí đẹp và thuận lợi cho ngành nghề kinh
doanh du lịch cho dịch vụ ăn uống.
Nhà hàng Cảnh Hồ là một nhà hàng lớn trong sự phát triển không ngừng của đất
nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng, dịch vụ mà nhà hàng cung cấp là sự hoàn
hảo giữa tính chuyên nghiệp trong phục vụ và sự sang trọng của các trang thiết bị tiện
nghi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do đó nhiều năm liền nhà hàng
Cảnh Hồ đã được vinh dự nhận danh hiệu nhà hàng có chất lượng phục vụ tốt.
Nhà hàng Cảnh Hồ là một hệ thống gồm có 3 khu nhà:
Khu 1: Nhà Tròn
Khu 2: Nhà Lẩu và Nướng
Khu 3: Nhà Hải Sản
Trong thời gian đầu hoạt động nhà hàng còn nhiều bỡ ngỡ và gặp khó khăn
về mọi mặt, vì thế mọi thành viên trong nhà hàng cùng chung vai góp sức, đoàn
kết gắn bó nhằm mục tiêu thúc đẩy nhà hàng phát triển. Cùng với sự cố gắng nỗ
lực phấn đấu của giám đốc nhà hàng, cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà

hàng bước đầu đã thu được những thành tích nhất định. Trong xu hướng xã hội
hóa ngày càng phát triển, nhà hàng đang từng bước phát triển về mọi mặt để phù
hợp với yêu cầu của thời kì mới.

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của nhà hàng
Cảnh Hồ
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà hàng
Nhà hàng Cảnh Hồ có đội ngũ nhân lực dồi dào 109 nhân viên trong đó có
Giám đốc là người điều hành chung với sự trợ giúp của Phó Giám Đốc và Quản
Lý ở các khu. Các bộ phận đều có mối liên hệ mật thiết với nhau để điều hành các
hoạt động một cách đồng nhất. Cơ cấu tổ chức quản lý và kinh doanh nhà hàng
Cảnh Hồ theo sơ đồ sau:








Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy của nhà hàng





(Nguồn cung cấp nhà hàng Cảnh Hồ)

BỘ PHẬN LỄ TÂN
Phó giám đốc

Phòng nhân sự Phòng tài chính
Phòng kinh doanh
nhà hàng
BỘ PHẬN BẾP
BỘ PHẬN TẠP VỤ
BỘ PHẬN BÀN
BỘ PHẬN BAR
QUẢN LÝ
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
BỘ PHẬN BẢO VỆ
Giám đốc
BỘ PHẬN KHO
BỘ PHẬN THU NGÂN

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
- Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong nhà hàng, quản lý nhà
hàng về mọi mặt công tác, đảm bảo đúng chức năng của nhà hàng. Đồng thời chịu
trách nhiệm trước các ban ngành có liên quan và trước pháp luật và nhà nước về
quá trình phát triển vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Phó giám đốc: Là người thay thế giám đốc giải quyết các công việc đúng
thẩm quyền chức năng cho phép của mình, đưa ra những chiến lược kinh doanh
thay mặt giám đốc điều hành nhà hàng khi giám đốc đi công tác.
- Quản lý: Là người tham mưu cho giám đốc về nhân sự, tổ chức nhân sự đãi
ngộ nhân sự. Đưa ra giải pháp phù hợp nhằm kích thích được năng lực của người
lao động, tạo không khí thoải mái đoàn kết để người lao động cống hiến hết mình
về nhà hàng.
- Bộ phận kế toán: Là bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài
chính, hoạch toán kế toán quản lý thông tin kế toán của nhà hàng, đồng thời phối
hợp với phòng kinh doanh và các bộ phận có liên quan trong việc phân tích hoạt
động kinh doanh của nhà hàng để đưa ra các biện pháp hợp lý trong cơ chế ưu đãi

và trả lương cho cán bộ nhân viên.
- Bộ phận lễ tân: Có chức năng là đón tiếp khách khi khách tới nhà hàng, là
trung tâm nghiệp vụ của toàn bộ nhà hàng, đầu mối liên kết giữa khách và nhà
hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ phục vụ khách hàng trong suốt quá trình từ khi
khách tới cho tới khi khách rời nhà hàng, đồng thời thông báo kịp thời khi khách
hàng phàn nàn cho các bộ phận có liên quan nhằm phục vụ kịp thời với hiệu quả
cao, chất lượng tốt.
- Bộ phận bàn: Phục vụ khách theo đúng quy trình, kỹ thuật và tuân thủ các
quy chế điều lệ của bộ phận. Tìm hiểu nắm vững thông tin về các đoàn khách và
các bữa ăn của khách, phải phối hợp với các bộ phận có liên quan như bếp bar thật
nhịp nhàng.
- Bộ phận bar: Cung cấp sản phẩm là đồ uống có chất lượng cho khách,
quảng bá giới thiệu phục vụ sản phẩm độc đáo. Có kế hoạch dự trù hàng hóa
nguyên liệu để đảm bảo phục vụ khách thường xuyên liên tục kể cả lúc đông và

lúc khan hiếm hàng để hạn chế hao hụt, khống chế giá thành sử dụng nguyên liệu
để đảm bảo chất lượng để lấy khách hàng là người thông tin quảng cáo cho doanh
nghiệp nhà hàng nhanh nhất. Tạo ra những sản phẩm mới bằng cách lập kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm tồn kho, liên kết phối hợp giúp đỡ đồng nghiệp khi đông khách.
- Bộ phận bếp: Chuyên phục vụ nhu cầu về đồ ăn, thức uống của khách. Đây
là bộ phận mang lại lợi nhuận nguồn thu cho nhà hàng, chế biến các món ăn chuẩn
bị từ thực đơn, tạo ra các món ăn đảm bảo chất lượng giá cả hợp lý phục vụ khách
với thái độ văn minh lịch sự để tạo bầu không khí thân thiện thoải mái cho khách.
- Bộ phận bảo vệ: Đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ an toàn về người
và tài sản của khách, lập kế hoạch và phương án bảo vệ kế hoạch phân công lao
động. Bố trí ca kíp và vị trí làm việc cho cán bộ nhân viên của bộ phận đảm bảo
24/24h có người lập phương án trình tự xử lý các tình huống xảy ra làm mất an
ninh, an toàn trong nhà hàng.
1.3 Các đối tượng khách đến nhà hàng
Trong những năm qua nhà hàng Cảnh Hồ đã và đang thu hút được nhiều đối

tượng khách trong và ngoài nước, thị trường khách của nhà hàng ngày càng tăng
và mở rộng về số lượng. Nhà hàng đã đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của khách về
dịch vụ ăn uống cũng như những dịch vụ khác.
Khách hàng đến với nhà hàng chủ yếu là doanh nhân chiếm trên 50% trong
nhiều năm qua nhà hàng có uy tín trên thị trường khách này. Ngoài ra còn có công
nhân viên chức, sinh viên tổ chức hội họp liên hoan cũng chiếm tỉ lệ cao.
Khách du lịch quốc tế đến với nhà hàng không nhiều chiếm 12% tổng số
khách năm 2009 và chiếm 14% tổng số khách của năm 2010 nhưng trong thời gian
tới mục tiêu của nhà hàng là đẩy mạnh công tác hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
để đón nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế.



Bảng 1: Cơ cấu nguồn khách của nhà hàng Cảnh Hồ.
Năm 2009 2010 So sánh tỉ lệ năm 2010/2009


Chênh lệch Tỉ lệ %
Tổng lượng khách 44800 47002 2202 104,2
1. Khách nội địa 39200 41037 1837 103,1
2. Khách quốc tế 5600 5965 365 105,2
Trung quốc 1003 1163 160 108,5
Đài loan 1657 1745 88 104,1
Singapore 560 610 50 106,2
Nhật bản 348 300 -48 94,1
Pháp
360 350 -10 96,1
Nga
405 427 22 105,3
Các nước khác

1267 1370 103 106,2
(Nguồn cung cấp nhà hàng Cảnh Hồ)
Qua bảng cơ cấu nguồn khách của nhà hàng Cảnh Hồ cho thấy khách
nội địa tăng năm 2010 so với năm 2009 tăng 4,2%, khách quốc tế chủ yếu là khách
Trung Quốc năm 2010 chiếm 19,5% và khách Đài Loan chiếm 28,5%. Khách đến
từ các nước châu Âu chiếm tỉ lệ thấp như Pháp chiếm 6,42% năm 2009, và năm
2010 số lượng khách đến nhà hàng của nước Pháp giảm xuống 5,86%. Năm 2010
khách Nhật Bản đến với nhà hàng giảm xuống 5,02% do có nhiều nhà hàng
chuyên kinh doanh về những món ăn mang đậm phong cách của Nhật, và cơ sở vật
chất phục vụ kinh doanh của nhà hàng vẫn đang trong giai đoạn sửa chữa. Nguồn
khách đến từ Trung Quốc và Đài Loan chủ yếu là đi qua các công ty liên hệ và đi
với số lượng lớn từ 10-20 người nên đã chiếm tỷ lệ cao.
1.4 Các nguồn lực của nhà hàng Cảnh Hồ:
1.4.1 Sự phát triển nguồn nhân lực.
1.4.1.1 Cơ cấu lao động của nhà hàng.
Do phạm vi hoạt động kinh doanh của nhà hàng tương đối ổn định, nên số
lượng lao động qua các năm ít biến động.Theo số lượng thống kê của nhà hàng
hiện tại như sau:

Bảng số 2: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn nhà hàng Cảnh Hồ
năm 2009
Tên bộ phận
Số
lượng

Giới tính
Trình độ chuyên
môn
Trình độ ngoại ngữ
Nam Nữ

Đại
học
Cao
đẳng

cấp
Tổng

T.anh

T.trung

Tổng lao động 109 49 60
B
ộ phận hành
chính
20 9 11 9 11 15 10 5
Quản lý 3 3 2 1 3 2 1
Lễ tân 3 3 2 1 3 1 2
Bàn 40 10 30 11 29 15 9 6
Bar 6 2 4 4 2 3 2 1
Bếp 20 18 2 7 5 8 2 1 1
Bảo vệ 7 7 7
Tạp vụ 10 10 10
(Nguồn cung cấp nhà hàng Cảnh Hồ)
Qua bảng số liệu ta thấy: Tổ chức lao động trong nhà hàng không đồng đều
có những bộ phận phần lớn là nam như bảo vệ, bếp còn có những bộ phận phần
lớn là nữ như lễ tân, tạp vụ, kế toán. Nhưng đây hoàn toàn là do tính chất công
việc của từng bộ phận để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh liên tục và phù hợp
với điều kiện tâm lý xã hội.

Về trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên được đào tạo qua các lớp
chính quy nhưng phần lớn trong đó là trình độ sơ cấp chiếm 49%.
Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ trong nhà hàng chiếm
39% với 2 ngoại ngữ là tiếng anh và tiếng trung là chủ yếu.
Về độ tuổi trung bình: Độ tuổi trung bình của công nhân viên là 35 tuổi, so
với độ tuổi trung bình của nhà hàng khác thì nhà hàng Cảnh Hồ cao hơn nhiều, tập
trung hầu hết ở bộ phận bếp, tạp vụ, bảo vệ.


1.4.1.2 Tổ chức lao động kinh doanh của nhà hàng.
Nhà hàng Cảnh Hồ chia làm các khu vực, bộ phận trong đó quan trọng nhất
là bộ phận bàn, bar, bếp. Bộ phận này cũng như các bộ phận khác được chia thành
các ca làm việc như sau:
- Ca 1: 6h >14h
- Ca 2:14h >22h
- Ca 3:22h > 6h
Việc phân ca thời gian làm ca để phù hợp với thời gian nghỉ ngơi, ăn uống
của khách hàng, tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian nghỉ ngơi giữ gìn sức
khỏe, đồng thời kết hợp thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Nội dung công việc từng ca của các bộ phận:
- Ca 1: Thực hiện tốt công việc của mình.
- Thực hiện giao ca, bàn giao lại công việc.
- Ca 2: Thực hiện tốt phần công việc của ca 1.
- Ca 3: Thực hiện công việc của mình khi ca 2 bàn giao. Bàn giao lại ca.
1.4.2 Sự phát triển vốn kinh doanh.
Trong kinh doanh ở bất cứ ngành nghề nào, tạo dựng được nguồn tài chính
và quản lý sử dụng có hiệu quả giữ vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để đáp ứng với số lượng khách đến nhà hàng ngày càng đông và đòi hỏi chất
lượng phục vụ ngày càng cao, nhà hàng đã bổ sung đầu tư vốn mở rộng cơ sở kinh

doanh và đổi mới trang thiết bị phục vụ khách. Như vậy lượng vốn của nhà hàng
không ngừng tăng lên.
Bảng số 3: Tình hình phát triển nguồn vốn của nhà hàng Cảnh Hồ
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
So sánh tỉ lệ các năm (%)
2008/2007 2009/2008
Tổng số vốn 12.553,8 16.560,3 18.520 131,9 111,8
Vốn cố định 10.010,5 13.890,5 15.793 138,7 113,7

Vốn lưu động 2.543,3 2.669,8 2.727 104,9 102,1
(Nguồn cung cấp nhà hàng Cảnh Hồ)
1.4.3 Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh của nhà hàng.
Hiện nay nhà hàng Cảnh Hồ có 3 khu phục vụ ăn uống đó là:
-Khu nhà Tròn: Đây là một tòa nhà hai tầng được xây dựng năm 1998, tầng
một nhà hàng bao gồm, một phòng ăn lớn 100 chỗ ngồi, sáu phòng ăn mỗi phòng
ăn có sức chứa khoảng 20 khách, có kho chứa đồ ăn uống, một quầy bar, khu WC
công cộng. Tầng hai có ba phòng vip, dãy bàn ăn dài 70 chỗ ngồi ở bên ngoài,
một phòng chờ hai khu vệ sinh.
- Khu nhà Lẩu và Nướng: Nắm ở gần cổng chính, phục vụ được 200 khách ở
bên trong nhà hàng và hơn 100 khách ngồi ở ngoài trời, có hai phòng vip:
Phòng 1: Có diện tích 30m
2
Phòng 2: Có diện tích 50m
2
- Khu nhà Hải Sản: Đây là khu nhà phục vụ các món ăn chuyên về đồ biển,
khu nhà này có năm phòng vip được trang bị hiện đại. Mỗi phòng vip được trang
bị cơ sở vật chất kĩ thuật của các nước có nền công nghiệp hiện đại như Nhật Bản,

Hàn Quốc…
- Bên cạnh đó nhà hàng Cảnh Hồ còn có khu hội trường riêng có sức chứa
600 chỗ ngồi để phục vụ tiệc cưới, hội nghị, hội thảo. Ngoài ra, còn có các dịch vụ
bổ xung như khách hàng có thể tham gia câu lạc bộ sức khỏe, mua thẻ hội viên ở
quầy lễ tân, hội viên có thể sử dụng bể bơi sân gôn và sân tennis.
Nói chung trang thiết bị ba khu của nhà hàng đều đạt yêu cầu, việc bố trí các
phòng chức năng trong nhà hàng cũng rất hợp lý, trang thiết bị, rèm cửa, âm thanh
nhìn chung đẹp tạo được cho khách có cảm giác hưng phấn. Song việc bố trí cơ
cấu cơ sở vật chất kỹ thuật trong từng khu nhà rất thiếu hợp lý, có khu thừa có khu
thiếu. Làm xảy ra tình trạng nhân viên khi đông khách phải chạy đi chạy lại nhiều
lần sang các khu nhà khác mượn bát đũa.





II Thực trạng hoạt động khuyến mãi tại nhà hàng Cảnh Hồ
2.1 Những chương trình khuyến mãi lớn tại nhà hàng Cảnh Hồ
Tham gia vào thị trường dịch vụ ăn uống đầy tính cạnh tranh, nhà hàng Cảnh
Hồ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những khó khăn trước mắt là
phải thiết lập một hệ thống marketing hoạt động hiệu quả, đây là một trong những
bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình kinh doanh.
Hàng năm nhà hàng đã triển khai những chương trình khuyến mãi lớn vào
những dịp lễ tết, nhằm thu hút khách hàng để nâng cao doanh thu cho nhà hàng.
Những dịp khuyến mãi lớn của nhà hàng:
-Khuyến mãi muà cưới
Nhà hàng Cảnh Hồ có những chương trình khuyến mãi mùa cưới hấp dẫn
dành cho cô dâu, chú rể tại đây đám cưới được diễn ra chuyên nghiệp, trang bị âm
thanh ánh sáng hiện đại, cùng với đội ngũ nhân viên tận tình chu đáo.
Bảng số 4: Khuyến mãi dành cho khách hàng đặt tiệc cưới tại nhà hàng

Cảnh Hồ năm 2010.
Ưu đãi phí áp dụng đối với bàn đặt chính
thức trong hợp đồng.
Số lượng mâm đặt
35-50

51-70

71-90

>90
Trông giữ xe miễn phí * * * *
Biển chỉ dẫn đám cưới * * * *
Biển tên cô dâu, chú rể * * * *
Trang trí phông cưới(phông nền cư
ới cô dâu
chú rể)
* * * *
Bàn trà và hoa bàn trà chờ khách * * * *
01 lãng hoa bàn tháp ly * * * *
Âm thanh, ánh sáng * * * *
Máy tạo khói * * *
Bánh cưới * * *
MC * *

(Nguồn cung cấp nhà hàng Cảnh Hồ)
-Ngày 8-3
Ngày 8-3 là ngày đặc biệt thể hiện tình cảm với những người phụ nữ mà
mình yêu quý, hệ thống nhà hàng Cảnh Hồ đang sẵn sàng chào đón bạn với những
niềm vui tràn đầy nhất. Nếu bạn là người yêu thích những món ăn nướng, lẩu, hải

sản mời bạn hãy đến với nhà hàng Cảnh Hồ để khám phá những nét tinh tế của
nhà hàng với không gian kiến trúc độc đáo sang trọng, và những chương trình
khuyến mãi hấp dẫn dành cho chị em.
+Bạn sẽ được giảm 10% tổng số hóa đơn thanh toán khi đặt từ 3 bàn trở lên.
+Đối với khách là nữ sẽ được miễm phí 01 đồ uống cho mỗi khách khi đến
nhà hàng .
-Ngày 30/4 và 1/5
Kỷ niệm giải phóng ngày miền nam 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5, nhà
hàng Cảnh Hồ đưa ra chương trình khuyến mãi lớn giảm 20% cho khách hàng.
Đến với nhà hàng bạn sẽ được thưởng thức món ăn độc đáo thơm ngon như đùi bê
nướng, và nhiều món lẩu hấp dẫn từ những đầu bếp có tay nghề cao của nhà hàng.
Với ý tưởng xây dựng nhà hàng là một điểm giao lưu văn hóa về ẩm thực, đi sâu
vào chất lượng món ăn chứ không xô bồ như những quán nhậu khác, bàn nghế
được trang trí sang trọng, lịch sự, cùng với phong cách phục vụ tận tình chu đáo
của đội ngũ nhân viên nhà hàng rất thích hợp để đón tiếp bạn bè, gia đình bạn
trong dịp lễ này.
-Ngày 20/10
Nhằm tri ân thực khách đã ủng hộ nhà hàng trong suốt hơn 10 năm qua và
đáp ứng sự nhiệt tình của đông đảo quý khách, nhà hàng Cảnh Hồ đưa ra chương
trình khuyến mãi lớn nhân dịp 20/10 như sau:
+Tặng một món ăn khai vị sa lát
+Tặng hoa quả tráng miệng
+Giảm giá 10% trên hóa đơn thanh toán đối với đồ ăn ngày thứ 2 và thứ 3.
-Ngày 24/12

×