Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận cao học _tôn giáo và triết học ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.81 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn minh rực rỡ của phương Đông, Ấn Độ cổ đại là một trong
những cái nôi của tôn giáo và triết học. Tư tưởng triết học và nền văn hóa Ấn
Độ cổ đại ấy luôn luôn hướng về đời sống tâm linh, tư duy trừu tượng cao
siêu và thâm trầm, triết học và nền văn hóa Ấn Độ là một thế giới huyền bí,
kỳ diệu, đầy sức quyến rũ và chưa bị lụi tàn trong lịch sử.
Nếu triết học phương Tây chú ý từ mạch lí luận cho tới nhận thức và
hiểu biết về thế giới xung quanh, tìm chân lí ở bên ngồi con người bằng suy
luận lơgích và thực nghiệm khoa học thì triết học Ấn Độ lại là triết lý sống, là
đạo sống của con người. Nó tập trung chú ý đến đời sống tâm linh của con
người. Do đó có thể nói vấn đề tơn giáo và triết học ln là vấn đề nhạy cảm,
có tầm ảnh hưởng lớn tới thế giới nói chung và Ấn Độ nói riêng. Với đất nước
Ấn Độ tôn giáo là vấn đề quan trọng hơn hết thảy những thành tựu, chính
sách khác, kể cả chính trị.
Ngày nay trong q trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ và có ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu hướng tồn cầu
hóa khơng chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học mà văn hóa của
cả thế giới cũng có sự giao lưu tiếp xúc. Những tư tưởng triết học của Ấn Độ
có sức lan tỏa ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đơng Nam
Á trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tơn giáo và triết học
Ấn Độ là hết sức cần thiết.
Từ những vấn đề trên em chọn đề tài: “Tôn giáo và triết học Ấn Độ”
làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây, thế giới đang trên đà hội nhập hội nhập mạnh mẽ
khiến cho nhu cầu tìm hiểu về văn hóa trên thế giới ngày càng trở nên cần
thiết hơn. Trong đó khơng ngoại trừ Ấn Độ, đặc biệt là tơn giáo Ấn Độ. Chính
vì vậy, đã có khơng ít những chương trình giao lưu văn hóa, những sự kiện
1



văn hóa nói về tơn giáo và triết học của đất nước này. Bên cạnh đó những
chương trình truyền hình về đất nước Ấn Độ cũng không thể bỏ qua việc giới
thiệu về vấn đề độc đáo nhất của đất nước này – tơn giáo và triết học.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình nghiên cứu đã được xuất bản thành
sách như cuốn:
- “Lịch sử văn minh Ấn Độ” của tác giả Will Durant, Dịch giả: Nguyễn
Hiến Lê.
-“Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ” của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xuất bản
văn hóa.
-“Lịch sử triết học Ấn Độ” tác giả Dỗn Chính – Lương Minh Cừ. Nhà
xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1991.
Bên cạnh đó cịn rất nhiều cơng trình, luận văn, luận án nghiên cứu về
tôn giáo và triết học Ấn Độ.
Những đề tài khoa học nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tôn giáo và triết
học Ấn Độ đến thế giới, đến phương Đơng và đến Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Chúng ta tìm hiểu tơn giáo và triết học Ấn Độ không phải chỉ để mở
rộng kiến thức triết lý, mà cịn là để đi tìm một thái độ sống dứt khoát để soi
sáng ý nghĩa đời sống giữa cuộc sống hỗn mang, tương tàn ngày nay.
Thơng qua q trình tìm hiểu tơn giáo và triết học Ấn Độ chúng ta có
thêm những hiểu biết tổng quan về tư tưởng, đời sống của đất nước và con
người nơi đây… Qua khả năng hiểu biết đó chúng ta có thể tiếp cận về chiều
sâu với đất nước này để quan hệ hợp tác thân thiện, cởi mở. Đồng thời, cũng
tận dụng cơ hội để hợp tác làm giàu thêm văn hóa, văn minh của dân tộc.
Thực tế trong hàng ngàn năm qua dân tộc chúng ta cũng ảnh hưởng khơng ít
từ nền văn hóa, tơn giáo và triết học của đất nước này.

2



3.2. Nhiệm vụ
Tìm hiểu, đánh giá đặc điểm của tơn giáo triết học Ấn Độ và tầm ảnh
hưởng của nó đối với đất nước này nói chung và thế giới nói riêng. Từ đó
chúng ta có những nhận xét đánh giá tổng quan về những tư tưởng này và ý
nghĩa của nó đối với khoa học cũng như đời sống tinh thần của con người.
Từ vấn đề tôn giáo triết học Ấn Độ chúng ta có thể so sánh đối chiếu và
có những chính sách tơn giáo, tín ngưỡng phù hợp với đời sống xã hội của
người Việt Nam.
4. Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Phương pháp
Dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu tiểu luận đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Tổng hợp, phân tích, thống kê, phỏng
vấn chuyên gia…
4.2. Đối tượng, phạm vi
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở hình thành loại hình, trường
phái, đặc điểm, tính chất của tơn giáo và triết học Ấn Độ. Qua đó phân tích sự
ảnh hưởng của tư tưởng này với đời sống xã hội Ấn Độ.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu là sự tổng hợp kiến thức về mặt lý luận. Ở đây chỉ mang
tính tổng hợp, phân tích về một thành phần của văn hóa, văn minh Ấn Độ.
Qua việc nghiên cứu đề tài góp phần tăng cường hiểu biết về đời sống xã
hội, con người của đất nước này. Từ đó tăng hiệu quả trong hợp tác giao lưu
của đất nước, tránh tình trạng “Sốc văn hóa” khi giao lưu với con người Ấn
Độ, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 2
chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo và triết học.

Chương II: Hệ thống tôn giáo và triết học Ấn Độ.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
3


TƠN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC
1.1 Khái niệm tơn giáo, triết học
1.1.1 Khái niệm tôn giáo
Khái niệm về tôn giáo là một vấn đề đang gây tranh cãi rất nhiều trong
giới nghiên cứu. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau
về tôn giáo:
- Các nhà thần học cho rằng: “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và
con người”.
- Một số nhà tâm lí học cho rằng: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá
nhân trong sự cơ đơn của mình, tơn giáo là sự cơ đơn, nếu anh chưa tìm thấy
sự cơ đơn thì anh chưa bao giờ tìm thấy tơn giáo”.
- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôm giáo là niềm
tin vào cái siêu nhiên”.
- Khái niệm mang bản chất khía cạnh của tơn giáo của C.Mác: “Tơn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là niềm vui của thế giới khơng có
trái tim, nó là tinh thần của trật tự khơng có tinh thần”.
Như vậy, tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, vơ hình, mang
tính tiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và được tác động qua lại
như một hư ảo nhằm để lý giải về những vấn đề trần thế, những vấn đề của
thế giới bên kia. Niềm tin đó được thể hiện một cách rất đa dạng, tùy thuộc
vào lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung
của từng tơn giáo với những nghi lễ riêng, những hành vi tôn giáo khác nhau
của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
1.1.2 Khái niệm triết học
Cũng giống như tôn giáo, khái niệm về triết học cũng vô cùng đa dạng

khiến nhiều nhà nghiên cứu phải bận tâm. Có thể thấy, có rất nhiều nhà triết
học đã đưa ra khá nhiều khái niệm về triết học:
- Hy Lạp cho rằng: “Triết học là yêu mến sự thông thái, là khát vọng
vươn tới tri thức…”.

4


- Người Trung Quốc cho rằng: “Triết học là sự hiểu biết, là trí tuệ của
con người”.
- Người Ấn Độ cho rằng: “Triết học là “chiêm ngưỡng” với hàm ý chỉ
tri thức dựa trên lí trí dẫn con người tới lẽ phải. Triết học không phải sự tranh
biện về tư duy khoa học như ở Hy Lạp, cũng không phải nguyên tắc hay duy
trì trật tự như ở Trung Quốc”.
Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây triết học đều được coi như
là một hình thái ý thức xã hội, là hoạt động về mặt tinh thần thể hiện sự nhận
thức, đánh giá của con người.
1.2 Cơ sở hình thành tơn giáo và triết học Ấn Độ
Là một hình thái của ý thức xã hội, chính bởi vậy mà q trình hình
thành và phát triển của tơn giáo và triết học Ấn Độ cổ đại chịu ảnh hưởng sâu
sắc từ điều kiện sống, tính chất văn hóa sinh hoạt xã hội của người Ấn Độ.
Ấn Độ là một bán đảo lớn – một tiểu lục địa nằm ở miền Nam của châu
Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Thêm vào đó,
phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo một chiều vịng cung dài
khoảng 2.600km. Hymalaya theo tiếng Phạn có nghĩa là: “Nơi cư trú của
tuyết”. Từ xa xưa, nơi đây chính là nơi cư trú của rất nhiều nhà tu hành khổ
hạnh. Ở đây, họ xa lánh trần tục, tu hành và tìm con đường giải thốt con
người khỏi thế giới trần gian. Người Ấn Độ coi dãy Hymalaya là nơi tiếp
giáp, giao hòa giữa trời và đất. Như vậy, ngay từ thời cổ đại người Ấn Độ đã
có những quan niệm sơ khai mang đậm màu sắc duy tâm nhưng cũng rất đậm

chất triết lí. Chính điều này đã là cơ sở, là bà đỡ cho việc hình thành, phát
triển của tơn giáo và triết học Ấn Độ. Ngồi ra, tơn giáo và triết học Ấn Độ
cịn được vun đắp bởi những dịng sơng linh thiêng, với những hiện tượng tâm
linh mà người ta chỉ có thể giải thích bằng sơng Hằng hay sơng
Brahmapoutra.
Như vậy, có thể thấy thiên nhiên bao la hùng vĩ đã tạo nên đời sống
thuần túy của người Ấn Độ. Nhưng cũng chính thiên nhiên ấy lại gây ra biết
5


bao hiểm họa cho người Ấn Độ. Chúng tác động mạnh đến đời sống vật chất
và tinh thần của người dân Ấn Độ. Nhờ đó, đã hình thành nên lối tư duy độc
đáo, mới lạ, thâm trầm, cao siêu nhưng cũng rất trìu tượng của người Ấn Độ.
Bên cạnh đó, chế độ xã hội nơ lệ bị kìm hãm bởi chế độ xã hội nông
thôn, chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức gay gắt, nghiệt ngã ở Ấn Độ đã ảnh
hưởng khơng nhỏ tới sự hình thành tơn giáo và triết học. Chế độ xã hội đã
phần nào ghi lại dấu ấn trong đời sống tôn giáo của người Ấn Độ cổ đại.
chúng hạn chế con người và biến con người trở thành những tín đồ, những
cơng cụ ngoan ngỗn của mê tín tơn giáo.
Cơ sở xa xưa nhất để hình thành nên nền móng tơn giáo và triết học Ấn
Độ có thể thấy được bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian nguyên thủy, từ thời
văn hóa tiền A-ry-an và sau này chúng đã tồn tại lâu đời bên cạnh những tôn
giáo lớn. Cũng từ sự nâng cao đã đúc kết thành tơn giáo đó, cùng với trí tưởng
tượng phong phú kết hợp với suy nghĩ siêu hình đã nhào nặn nên một trục của
Ấn Độ giáo – đạo Hin-đu. Sau này, sự dung hợp dựa trên những suy nghĩ rút
ra từ kinh sách của đạo Phật và đạo Hin-đu đã hình thành nên hệ thống triết
học mà người ta thường gọi là 6 quan điểm ( Đác-sa-va ) cùng với một mơn
phái chính thống là Sác-va-các…
1.3 Mối quan hệ giữa tôn giáo và triết học
Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, tôn giáo và triết học Ấn Độ đã hịa

quện vào nhau. Có thể nói, tơn giáo là triết học được nấng lên thành đức tin
và ngược lại, triết học là những suy tư siêu hình của tơn giáo. Cũng giống như
tôn giáo, triết học đã thấm đượm, đã ăn sâu vào trong từng tư tưởng của hầu
hết các tác giả, các nhà chính trị, văn hóa cho đến các tác phẩm văn học, nghệ
thuật. Trong nhiều tác phẩm dân gian người ta vẫn thấy trong đó rất nhiều
những phúng dụ và châm ngơn mang tính triết học cao.
Giống như mọi ngành văn hóa truyền thống khác, tơn giáo và triết học
Ấn Độ mang một tính thống nhất cao trong sự đa dạng đó. Về đại thể tơn giáo
và triết học mang nhiều nét tương đồng nên ít bị bài trừ hay đối lập nhau.
6


Nhiều khái niệm dùng chung cho một tôn giáo cũng được triết học nhắc đến
giống như quá trình tổng hợp sự thống nhất.

7


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÔN GIÁO VÀ
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ
Chúng ta biết đến Ấn Độ như là quê hương của một số tơn giáo lớn, hịa
tan vào tơn giáo là những mơn phái triết học.
2.1 Tơn giáo
Ngày nay, ngồi Đạo Hinđu chiếm 83% dân số, Ấn Độ cịn có Đạo Hồi
chiếm 11%, Đạo Sikh chiếm 2%, Đạo Phật chiếm 0,7%, Đạo Jaina chiếm
0,5%, và một số tôn giáo khác như Kitô, Ba Tư, Do Thái, ….
2.1.1 Đạo Hinđu ( Ấn Độ giáo )
Trong xã hội Ấn Độ, đạo Hinđu được coi như một tôn giáo trục, một tôn
giáo mẹ mang đậm bản sắc của người Ấn Độ. Đạo Hinđu không phải là một
tôn giáo nguyên dạng thuần khiết, mà là tổng hợp của những hệ thống tơn

giáo – tín ngưỡng – triết học. Đó là một tơn giáo khơng có người sáng lập,
khơng có giáo chủ, giáo điều và một tổ chức nhà thờ trung ương chặt chẽ.
Hinđu giáo thể hiện sự dung hợp giữa các mặt đối lập “Vừa khắc kỷ vừa túng
dục, vừa là tôn giáo của thầy tu vừa là tôn giáo của vũ nữ”.
Đạo Hinđu được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn: đạo Vệ Đà,
đạo Bàlamôn và cuối cùng là tôn giáo Hinđu hồn chỉnh như ngày nay. Chính
vì vậy, đạo Hinđu có thể coi như là cả một quá trình kế thừa và phát triển:
- Về mặt nội dung: Hinđu giáo kế tiếp sau và hồn chỉnh hơn Bàlamơn giáo.
- Về mặt giáo lí: Hinđu tiếp nhận những lí thuyết có từ thời các cư dân
cổ sống ở lưu vực sông Hằng, từ thời Vêđa.
- Về thần linh: Hinđu giáo không chỉ tiếp nhận tồn bộ hệ thống thần
linh của Bàlamơn giáo mà cịn sáng tạo ra nhiều thần có mối quan hệ thân
thuộc với các thần chính.
Các vị thần của Hinđu giáo trải qua hai giai đoạn phát triển: Ban đầu là
các vị thần tượng trưng cho thiên nhiên: Indra (thần Sấm), Surya ( thần Mặt
Trời), Agni (thần Lửa). Sau này các vị thần linh tượng trương cho sức mạnh
8


hơn nên hợp lại thành “Tam vị nhất thể”: Brahama (thần sáng tạo). Visnu
(thần bảo tồn), Siva (thần phá hủy). Cùng với ba vị thần đó là hàng loạt các vị
thần tứ yếu là vợ, là con của các vị thần trên…
Các vị thần trong Hinđu giáo thường không đi bộ mà lại bay, chạy hoặc
cưỡi trên lưng một con vật gì đó: Vayu cưỡi ngựa, Siva cưỡi con bị Nadin…
Giáo lí cơ bản của đạo Hinđu nằm trong bốn bộ kinh Vêđa cổ xưa cùng với
một số sách kinh khác (quan trọng nhất là Upanisad) cũng như các luận điểm
chứa trong hai bộ sử thi: Ramayana và Mahabharata. Nó thuyết giải những
quan điểm nằm trong thuyết giải của tư tưởng văn hóa phương Đơng, nêu lên
ý niệm về sự hịa hợp của vạn vật, một vũ trụ vi mơ, con người hịa đồng với
vũ trụ vi mơ. Hệ thống thư tịch của Hinđu giáo là do các vị tăng lũy chép từ

đời này qua đời khác và dần hoàn thiện thành tích, thành điển.
Hệ thống thư tịch của Hinđu giáo gồm hai phần: Kinh và Kệ
Kinh (Sruti) và Vêđa
Mỗi Vêđa gồm bốn Samhita làm thành bộ:
- Ring Vêđa (Tụng) tập hợp tới 1080 bài tụng
- Sama Vêđa ( Ca)
- Yaru Vêđa (Linh ngơn)
- Arthava Vêđa (phù chú)
Mỗi Vêđa cịn có:
- Mantra ( Ca)
- Brahmana ( giải Samhita)
- Aranyak (thoại) – truyện kể rừng già
- Upanisad ( Bình luận triết lí Samhita)
Kệ (Srmiti), gồm có:
- Purana: thần thoại – mọi sự tích thần thánh
Hinđu giáo được kể trong thần thoại đã trở thành chuẩn mực về hình ảnh
của thần thánh. Chẳng hạn, Siva là một vị thần có ba mắt, con mắt thứ ba nằm

9


ở giữa trán. Siva dùng con mắt này để đốt cháy Kama (thần tình yêu) tay cầm
rừu (parasu), tay cầm đinh ba ( Trisula)…
- Sattra ( luận): trình bày, giải thích các quan niệm Hinđu giáo về những
vấn đề xã hội như:
Đácmasastra: luận về đạo pháp
Arthasastra: luận về bổn phận (một số dịch giả nước ngồi dịch là khoa
học chính trị)
Kamasastra: luận về lạc thú
Sustra : các quy tắc, điều nên, điều không nên được bàn trong Sastra

Grihyasutra: quy tắc của lạc thú, những điều nên trong giao tiếp, trong
quan hệ vợ chồng.
Thực chất phần Kệ chỉ là phần thư tịch bổ trợ cho Kinh và là sự phát
triển cụ thể hóa về thoại, luận về các mặt, các quy tắc của đời sống xã hội và
của mỗi con người.
Lễ nghi trong Hinđu giáo
Một tơn giáo có thư tịch, có văn kiện, có thần thánh thì phải có lễ nghi:
Hinđu giáo có lễ dâng (Upanaiana), lễ sinh (Samskara), lễ cưới, lễ trưởng
thành và những lễ hội để tỏ lịng tơn kính đối với thần linh, tơn sùng thần
thánh. Trong lễ hội thần thánh có một nghi thức thiêng liêng tượng trưng đó là
lễ tắm cho tượng thần Siva rồi lấy nước đó uống tại đền thờ.
Với tượng thần Visnu người ta cũng làm lễ và lấy nước thiêng về uống…
Trong lễ hội dân chúng nhảy múa điên cuồng, có những người cuồng đến mức
lao cả người vào bánh xe Juggernant và bị cán chết – chết vì sự điên cuồng.
Hinđu giáo - Ấn Độ giáo
Là một đất nước có rất nhiều tôn giáo được ra đời và phát triển mạnh mẽ
trên thế giới nhưng Hinđu giáo đã vượt qua được tất cả các tôn giáo khác để
trở thành tôn giáo lớn nhất Ấn Độ, tôn giáo của một quốc gia, một tộc người,
của những vùng miền tản mát với hàng nghìn đẳng cấp khác nhau.

10


Một tôn giáo mà coi sự ép xác khổ hạnh như một hành vi thanh cao và
đạo đức. Nhưng riêng Hinđu giáo thì ngược lại, nó coi tình u và tình dục là
sự tự do cá nhân, giải phóng cá nhân cao nhất, là hành động thăng hoa và sáng
tạo của vũ trụ.
Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, Hinđu giáo ln có sự
thay đổi phù hợp với xã hội. Chính nhờ khả năng thích ứng ấy mà Hinđu giáo
trở thành tơn giáo chính của Ấn Độ.

2.1.2 Đạo Phật
Ấn Độ cổ đại cũng là quê hương của đạo Phật – một tơn giáo có ảnh
hưởng khá sâu sắc đến văn hóa của hầu hết các nước Đơng Nam Á. Bởi đạo
phật là tôn giáo của tất cả mọi người khơng phân biệt đẳng cấp. Tuy nhiên do
tình hình của xã hội Ấn Độ khơng phù hợp với Phật giáo ( xã hội có đẳng cấp)
cho nên Phật giáo càng phát triển ở bên ngồi bao nhiêu thì lại bị bó hẹp ở đất
nước mình bấy nhiêu. Mặc dù vậy, nhưng trước khi Phật giáo trở thành tôn
giáo có hơn 300 triệu tín đồ trên thế giới đi theo thì tơn giáo này cũng đã từng
có một thời gian thịnh hành ở Ấn Độ.
Đạo Phật là thứ tôn giáo của người sống, của con người trong cõi nhân
sinh. Người sáng lập ra đạo Phật là phật Thích – ca tên là Sích – đác – tha –
gơ – ta – ma. Cuộc đời của Đức Phật sau này được huyền thoại hóa thành một
hồng tử từ bỏ nhung lụa để đi tìm chân lí, giải thốt cho nhân loại.
Nội dung của đạo Phật thể hiện chân lý cho cuộc sống nhân sinh. Chân
lý ấy được đúc kết qua bốn luận điểm chính – “Tứ diệu đế”:
Khổ đế (sự khổ)
Đời người vẫn khổ. Chúng ta hãy nhìn xung quanh và xét một cách cơng
tâm thì đời người vẫn khổ. Chúng sinh lâm vào biển khổ mà không ngờ. Nắng
khổ, lạnh đơng, mưa sầu, gió thảm là cái họa trời làm; cịn chiến tranh tàn
khốc, cướp bóc lẫn nhau vì miếng ăn, manh áo, vì chỗ ở, chỗ đứng… đó là
nỗi khổ do con người gây ra. Chúng sinh có nỗi khổ riêng, lúc thì khổ về vật
chất, lúc lại khổ về tinh thần, tránh được nỗi khổ này lại đến nỗi khổ khác.
11


Trên thế gian, chưa ai dám tự hào mà nói rằng mình được hưởng, được chọn
mọi phước lành mà khơng khổ về bất kỳ một phương diện nào, mới vui vẻ đó
nhưng rồi buồn bực cũng đó, mới sung sướng đó rồi lại mệt nhọc cũng đó,
vay trả liền liền, tất cả chỉ là giả tạm khơng có gì là vĩnh viễn trường tồn. Sinh
khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, bốn cái khổ này những ai chưa thoát tục sẽ cứ

phải mang theo dù muốn trốn tránh cũng không được.
Vậy nguyên nhân của sự khổ đó là ở đâu?
Tập đế (nguyên nhân của sự khổ)
Nguyên nhân của sự khổ là do dục vọng khơng được toại nguyện. Nó
gây ra mn vàn tội lỗi, hại mình và hại cả những người khác. Lịng dục vọng
của mình là do vơ minh sinh ra. Mà vô minh là không thông luật trời, khơng
biết mình ở đâu đến và có bổn phận làm trịn cái gì, bởi vậy mà con người ta
hay làm những việc trái với thiên lý, bị quả báo trả lại thì than van thảm thiết,
ốn trời trách đất, giận vật hờn người chứ không chịu xem xét tội lỗi ở đâu ra.
Từ xa xưa, hệ gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Cái khổ của chúng sinh gây ra
thì chúng sinh phải tự gánh chịu. Cho nên, cái khổ của nhân loại bây giờ là do
nhân loại từ kiếp trước đã gây ra và để lại cho chúng ta ngày nay, đó là từ cá
nhân tới tồn thể chứ không phải vô cớ mà ông trời gây ra cho chúng ta. Nói
đúng hơn là trời khơng ban thưởng cho một ai và cũng không sát hại một ai cả,
mọi chuyện đều do con người chúng ta gây nên mà thơi, nó rất đúng với câu: “
Họa phước vơ mơn, duy nhân tự triệu; thiện ác hữu báo, như ảnh tùy hình”.
Để diệt sự khổ thì phải làm như thế nào?
Diệt đế (diệt sự khổ)
Con người chúng ta tự đem xiềng xích để buộc mình thì tự bản thân phải
tháo nó ra, chứ khơng ai tháo hộ chúng ta được, khơng ai có phép giải để giải
thốt cho mình mà quan trọng là do bản thân chúng ta phải sớm lo diệt khổ
đau thì mới mau lấy được chân như bản tánh và phản bổn hoàn nguyên. Phải
tự cứu lấy chính mình vậy.

12


Đạo đế (pháp mầu diệt khổ)
Pháp mầu diệt khổ chính là Bát chánh đạo, gồm: Chánh kiến, Chánh tư
duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và

Chánh định. Đó là những tín ngưỡng chân chánh, tư tưởng chân chánh, lời nói
chân chánh, việc làm chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, sự cố gắng chân
chánh, sự tưởng nhớ chân chánh và thiền định chân chánh.
Tư tưởng căn bản của đạo Phật cịn nằm trong quan niệm vơ ngã, vơ
thường. Hết thảy có sinh có diệt. Phật giáo coi cuộc sống của mỗi con người
là một chuỗi có nhân quả và có nghiệp báo mà mỗi con người chúng ta phải
tự gánh chịu và trả giá cho những gì mình đã làm. Nhưng một khi tĩnh tâm để
giác ngộ thì chúng ta có thể tiến được tới đích của sự giải thốt. Đó chính là
cõi niết bàn.
Cịn về khía cạnh “tự giác” và “giác tha”, Phật giáo Ấn Độ sau này chia
làm hai tơng phái chính đó là: Đại thừa – Mahayana ( cỗ xe lớn, con đường
cứu vớt rộng) và Tiểu thừa – Hinaya (cỗ xe nhỏ, con đường cứu vớt hẹp). Ở
đây, điều cần thiết con người phải làm là bố thí, cứu người, làm từ thiện, đề
cao lòng từ bi hỉ xả, lòng nhân ái mở rộng đến tất cả chúng sinh.
Qua đại hội kết tập mơn đệ Phật giáo, tăng ni trong vịng 700 năm đạo
Phật ngày càng phong phú về Kinh sách và chúng ngày càng được sử dụng
phổ biến và rộng rãi ở Đơng Nam Á và tồn châu Á. Mặc dù, lúc sinh thời
Phật Thích Ca chỉ thuyết Pháp chứ khơng hề viết Kinh sách.
Sự phân chia tông phái:
Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ V Tr.CN (trước công nguyên) sau
này phân chia thành hai tông phái là: Đại thừa và Tiểu thừa. Cả hai tơng phái
này đều có chung tơn chỉ và mục đích nhưng lạ khác nhau ở phương pháp và
phương tiện. Cả hai tông phái đều coi Phật Thích Ca là người làm chủ sối và
đều cơng nhận những quan điểm giáo lí cơ bản của đạo Phật.

13


- Phái Tiểu thừa được coi như một phái của phật giáo truyền thống, có
phần bảo thủ. Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ. Chủ chương của phái này là tu hành giải

thích theo quy mơ nhỏ.
- Phái Đại thừa cũng được coi như một phái của Phật giáo nhưng nó đã
có sự cách tân, tiến bộ hơn. Đại thừa – cỗ xe lớn. Phái này có chủ chương tu
hành và giải thốt cho đơng đảo người.
Do sức ảnh hưởng của đạo Hinđu rất lớn nên sau này đạo Phật ngày càng
mất dẫn chỗ đứng quan trọng trong đời sống xã hội Ấn Độ. Nhưng tư tưởng ấy
một phần nào đó vẫn đi sâu vào trong đời sống tinh thần của con người Ấn Độ.
Đạo Phật ở Ấn Độ là đối trọng hữu hiệu nhất đối với chế độ phân biệt
đẳng cấp khắt khe và gay gắt, nó làm cân bằng đời sống tâm linh, là nguồn
cảm hứng cho nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, văn học nghệ thuật đầy
tính nhân sinh.
2.1.3 Đạo Jaina
Đạo Jaina được mệnh danh là tôn giáo khổ hạnh và hiếu sinh của người
Ấn Độ. Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng của nó chỉ trong phạm vi q hương
của nó. Với lượng tín đồ khoảng 2 triệu người, tôn giáo này đã bám rễ được
trong đời sống xã hội và tinh thần của Ấn Độ suốt 25 thế kỷ qua.
Theo truyền thuyết, người sáng lập nên đạo Jaina là một người xuất thân
từ đẳng cấp Ksatơrya ở ngoại ô thành Vaixali thuộc tỉnh Biha ngày nay. Sau
khi đắc đạo thì ơng được mệnh danh là Mihariva – đại anh hùng. Theo niên
đại, có thuyết nói ơng sinh năm 599 và mất năm 527 Tr.CN, có thuyết lại nói
ơng sinh năm 549 và mất năm 477 Tr.CN.
Năm Mahariva 30 tuổi, cha mẹ ơng vì niềm tin tơn giáo đã nhịn ăn tự tử.
Buồn vì việc đó, ơng từ bỏ mọi thứ và đi lang thang tu hành và khổ hạnh ở
miền Tây Bengan. Cuối cùng, sau 13 năm tu hành ơng được các tín đồ của
mình tơn là “Jaina” nghĩa là khắc phục ham muốn và gọi tôn giáo do ông sáng
lấp là đạo Jain.

14



Đạo này chủ chương khơng thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không
phải do một đấng tối cao nào sáng tạo ra, nhưng lại thờ tất cả các thần thánh
trong huyền thoại. Đồng thời, họ cũng cho rằng vạn vật đều có linh hồn và tán
thành thuyết luân hồi. Chỉ có những linh hồn hồn hảo nhất mới thoát khỏi
kiếp luân hồi, được giải thoát một cách vĩnh viền và sống sung sướng ở cõi
niết bàn.
Giới luật của đạo Jaina cũng gồm 5 điều chủ yếu:
- Không được giết bất kì một sinh vật nào
- Khơng được nói dối
- Khơng lấy bất kỳ của gì của người khác nếu không phải là tặng phẩm
- Không dâm dục
- Không được tích lũy của cải quá nhiều. Phải sống khổ hạnh, từ chối
mọi thú vui của xã hội.
Như vậy, về tính chất của đạo Jain vẫn khơng thốt khỏi vịng tu hành ép
xác khổ hạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân mà tại sao tôn giáo này không
thu hút được đơng đảo tín đồ đi theo. Đạo Jaina có những quy định khắt khe,
khó hiểu nên truyền bá khơng được rộng rãi. Nhưng đạo này vẫn tồn tại ở Ấn
Độ trong suốt chiều dài lịch sử và ngày nay tín đồ chiếm khoảng 0,7% dân số
Ấn Độ, chủ yếu tập trung ở miền Tây và Tây Nam của đất nước này.
Đạo Jain chống lại uy quyền của kinh Vêđa, họ cho rằng lời trong kinh
Vêđa không phải là lời dạy của Thượng đế vì đơn giản là khơng có Thượng
đế. Đạo Jain cũng chống lại đạo Bàlamơn và những hình thức cúng bái phiền
tối của nó, đồng thời cũng chống lại chế độ đẳng cấp.
Đến khoảng thế kỷ I sau CN, đạo Jaina chia thành hai phái: phái
Svetambara là phái áo trắng và phái Đigambara là phái áo trời nghĩa là khỏa
thân. Về sau các tín đồ phái Đigambara cũng có mặc quần áo, chỉ có đạo sĩ là
vẫn khơng mặc gì kể cả là đi ra ngồi đường.
Đền thờ của đạo Jain thường mang tính chất quần thể, gồm nhiều ngơi
đền giống nhau. Trong đền thì có rất nhiều cột, có đền có đến 1000 cây cột.
15



Những cột trong đền đều được làm bằng đá cẩm thạch trắng và được chạm
khắc rất đẹp, tinh sảo, mỗi cột đều mang một vẻ đẹp riêng.
Tuy số lượng người theo đạo này khơng nhiều nhưng ảnh hưởng của nó
đến đời sống của người Ấn Độ cũng vô cùng sâu sắc.
2.1.4 Đạo Hồi
Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi, đạo Islam là một tơn giáo đơn thần
thuộc nhóm Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới và là tôn giáo
đang phát triển nhất.
Người sáng lập nên đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phố
Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh
Kinh Koran về thuyết giảng về đạo Islam. Thành phố Mecca thuộc Ả Rập Xê
Út, như vậy đạo Hồi không phải là tôn giáo bản địa của người Ấn Độ.
Hồi giáo tin rằng Thượng Đế là độc nhất. Kinh Quran được xem như là
lời mặc khải tối hậu từ Thượng Đế. Những thực hành của tín đồ Hồi giáo bao
gồm cầu nguyện mỗi ngày, ăn chay trong kỳ lễ Ramadam, giúp đỡ người
nghèo và hành hương đến vùng thánh địa Mecca ít nhất một lần trong đời.
Ở Ấn Độ có khoảng 150 triệu tín đồ Hồi giáo. Chính vì có tín đồ Hồi
giáo đơng như vậy nên Ấn Độ trở thành nước thứ hai trên thế giới có số lượng
tín đồ theo tơn giáo này, sau Nam Dương ( Indonesia).
Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ từ khoảng thế kỷ thứ VII sau công nguyên
theo đường buôn bán của các thương gia Ả Rập gốc tín đồ Hồi giáo vào bờ
biển Malabar. Mãi cho đến thế kỷ XII, Hồi giáo mới truyền bá tới miền Bắc
Ấn Độ và cũng từ đây mà thâm nhập sâu vào văn hóa và tơn giáo của Ấn Độ.
Đền thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 629 sau công nguyên tại
Kodungallur, Kerala, lúc giáo chủ Muahamad còn sống.
Từ thế kỷ thứ VII tới thế kỷ thứ XIII, Hồi giáo đã dựa vào thế quyền
trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều cuộc phá hoại chùa chiền, đàn áp và
chấn áp các tu sĩ của Phật giáo và Ấn Độ giáo. Trong số những cơng trình của

Phật giáo bị Hồi giáo phá hoại có Đại Tu Viện, đây cũng là trường đại học đầu
16


tiên và lớn nhất của Phật giáo là Nalanda, nơi mà Huyền Trang thời nhà
Đường Trung Quốc đã từng có thịi gian sang đó học hỏi suốt 5 năm (631636), trong chuyến hành hương để tham bái Kinh Điển Phật tại Ấn Độ từ năm
627 đến năm 641 sau công nguyên. Sau thế kỷ XIII, Phật giáo của Ấn Độ gần
như bị mai một hoàn toàn cho đền gần đây mới hồi phục lại được một phần
nào. Trong thời gian Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ chúng đã thực hiện những
chính sách rất tàn ác. Đó là bắt dân chúng chọn một trong ba cách: theo Hồi
giáo, bị giết chết hay đóng thuế nặng nề. Cơng cuộc cải đạo bắt đầu đi vào
khuôn khổ từ sau thế kỷ VIII, khi mà đoàn quân Ả Rập xâm lăng vào miền
Bắc của Ấn Độ. Điều đặc biệt là những người cải đạo theo Hồi giáo đều là
những người dân nghèo khổ trong xã hội Ấn Độ. Ngồi ra, cũng có một số
người cải đạo theo Hồi giáo thuộc tầng lớp quý tộc, trong đó có cả vua chúa
Ấn Độ.
Cũng như Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới, Hồi giáo ở Ấn Độ cũng có
hai phái chính là: phái Sunni và phái Shia. Hai phái này ln có sự căng thẳng
và xung đột lần nhau. Mỗi giáo phái đều có nhiều hệ phái khác nhau. Vào đầu
thế kỷ XX, một số tổ chức Hồi giáo cải cách thâm nhập vào Ấn Độ và muốn
áp dụng các triết lí của Hồi giáo vào thế giới hiện đại. Những tổ chức này
muốn bãi bỏ tục lệ đa thê và cổ vũ nền giáo dục cho nữ giới.
Ba trong số 12 vị tổng thống của Ấn Độ là tín đồ Hồi giáo, gồm: Bác sĩ
Zakir Husian, Bác sĩ Fakhruddin Ali Ahmed, Bác sĩ A.P.J.Abdul Kalam.
Hiện nay, Phó Tổng Thống Ấn Độ là Mohammad Hamid Ansari cũng là
một tín đồ của Hồi giáo.
Điểm tiến bộ của đạo Hồi là ở chỗ ngay từ đầu đạo này đã đề cáo trí và
lịng ham học. Đồng thời, cũng chú ý đến các vấn đề của xã hội như: tôn giáo,
khoa học tự nhiên mỹ thuật, kiến trúc và văn học Hồi giáo.
2.1.5 Đạo Xích (Sích)

Cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI đạo Xích được hình thành dựa trên
giáo lý của đạo Hinđu và đạo Hồi. Chữ “Sick” vốn được bắt nguồn từ chữ
17


“Sishya” có nghĩa là “đệ tử”. Người sáng lập đạo Xích là Nanac Đép ( Nanak
Dev, 1469-1538).
Đạo Xích chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất, chống lại việc thờ các
tượng thần. Họ phản đối lại sự cuồng tín của các tín đồ đạo Hinđu và đạo Hồi,
khơng hành hương đến các con sông như đạo Hinđu.
Kinh thánh của đạo Xích là Gran Sahep bao gồm tác phẩm của 10 giáo sĩ
đạo Xích cùng với kinh của đạo Hinđu và đạo Hồi. Ngôi đền thờ lớn nhất của
đạo Xích là ngơi đền vàng ở bang Punjap.
Đạo Xích chống lại chế độ đẳng cấp, thực hiện chế độ khoan dung, yêu
mếm mọi người, coi trọng sự hiếu khách và sẵn sàng giúp đỡ những người
đến nương náu trong đền thờ của họ.
Đến thế kỷ XVII, giáo sĩ Gôbin Xinh bổ sung thêm cho đạo Xích yếu tố
vũ trang để đối phó với nạn khủng bố người theo đạo Xích. Đây cũng chính là
nguyên nhân tại sao tên của các nam tín đồ có thêm chữ Xinh. Ngồi ra giáo
sĩ Gơbin Xinh cịn quy định 5 đặc điểm của tín đồ đạo Xích là:
- Khơng cắt tóc, khơng cạo râu
- Luôn mang theo lược chải đầu bằng gỗ hoặc bằng ngà
- Mặc quần ngắn
- Đeo vòng tay bằng sắt
- Mang kiếm ngắn hoặc dao găm
Đến nay, tín đồ theo đạo Xích chiếm khoảng 2% dân số Ấn Độ. Họ địi
tách bang Punjap khỏi Ấn Độ để thành lập nên nhà nước độc lập gọi là
Khalixtan.
2.1.6 Một số tôn giáo khác
- Đạo Do Thái

Đạo Do Thái cũng không phải là tôn giáo bản địa của Ấn Độ nhưng tôn
giáo này vẫn được xã hội Ấn Độ chấp nhận. trong một thời gian dài những tín
đồ đạo này kiên quyết chống lại Kitô giáo. Trong đời sống Ấn Độ, đạo Do
Thái cũng ảnh hưởng phần nào đến văn hóa của người Ấn như: trong các lễ
18


nghi, tập tục về ăn uống. Tuy nhiên, những thiết chế về ăn uống không được
tuân thủ một cách chặt chẽ.
- Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ
Thiên Chúa giáo là tôn giáo lớn thứ ba ở Ấn Độ với số lượng tín đồ lên
tới 25 triệu tín đồ, chiếm 3% số dân Ấn Độ.
Thiên Chúa giáo có mối quan hệ rất đặc biệt với Ấn Độ mà mọi tôn giáo
được khai sáng khác đều khơng có được, kể cả Hồi giáo là một tôn giáo được
truyền vào từ lâu đời. Lý do Thiên Chúa giáo có mối quan hệ đặc biệt như vậy
là do Chúa Jesus đã đến đây học đạo ( chủ yếu là học đạo Phật) từ năm 12
tuổi đến năm 30 tuổi rồi trở về Do Thái để khai sáng Thiên Chúa giáo. Sau
khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá và được cứu sống, ngài đã trở lại
Ấn Độ sống nốt phần đời còn lại và từ trần ở đó.
Về mặt sử liệu hiện có, thì Thiên Chúa Giáo được truyền tới Ấn Độ
vào năm 52 sau công nguyên do một trong những tông đồ của Chúa Jesus là
Thánh Thomas lần đầu tiên đến Kodungallur tại Kerala để thành lập cộng
đoàn Thiên Chúa Giáo cho người Do Thái di dân sống ở đây. Như thế, sự có
mặt của Thiên Chúa Giáo tại Ấn Độ cũng đồng thời với sự có mặt đầu tiên
của Thiên Chúa Giáo trên thế giới. Đây cũng là điểm đặc biệt của Thiên
Chúa Giáo tại Ấn Độ. Kiến trúc nhà thờ có mặt xưa nhất trên thế giới mà
được xây dựng bởi Thánh Thomas vào năm 57 sau công nguyên có tên là
Thiruvithamcode Arappally hay Thomaiyar Kovil tại Quận Kanyakumari của
Tamil Nadu, Ấn Độ. Ngôi nhà thờ này hiện đã trở thành trung tâm hành
hương quốc tế có tên St.Thomas.

Đa phần Thiên Chúa Giáo tại Ấn Độ thuộc Công Giáo La Mã. Vào
năm 1320, vị sứ thần đầu tiên của đức Giáo Hồng Cơng Giáo La Mã, và
cũng là người Âu Châu đầu tiên đến Ấn Độ là Hồng Y Jordanus Catalani,
người Pháp thuộc giòng tu Dominican. Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đầu
tiên đến Ấn Độ là những tông đồ của thời đại mới cùng đi với nhà thám hiểm
Vascodagama. Họ đến Kappad gần Kozhikode vào ngày 20 tháng 5 năm
19


1498. Cùng đi với đoàn thám hiểm thứ 2 của Bồ Đào Nha gồm 13 chiếc tàu,
có 18 linh mục, dưới quyền điểu khiển của Thuyền Trưởng Pedro Alvares
Cabral, đến Ấn Độ vào ngày 26 tháng 11 năm 1500 và thiết lập phái bộ truyền
giáo Bồ Đào Nha đầu tiên tại Ấn Độ cũng vào năm này. Ngày nay, Thiên
Chúa Giáo điều hành hàng ngàn cơ sở bất vụ lợi trong lãnh vực giáo dục và
xã hội tại khắp đất nước Ấn Độ.
Như vậy, có thể khẳng định Ấn Độ không chỉ là quê hương của rất nhiều
tôn giáo mà cịn là mảnh đất sẵn sàng tiếp nhận những tơn giáo ngoại lai.
2.2 Triết học Ấn Độ
2.2.1 Nền tảng triết học Ấn Độ
Nền tảng của đạo lý Ấn Độ chính là chân-lý của chân lý (satyasya
satyam). Tất cả triết lý Ấn Độ đều quy kết về một kiến giải duy nhất, đó là
minh kiến (vidya) về nguyên lý nền tảng của tất cả vũ trụ gọi là Brahman.
Nền tảng của triết lý Ấn Độ chính là Brahman. Brahman được xem như
là quyền lực thiêng liêng ( holy powe) trong ngôn ngữ kinh Vệ Đà . Các khái
niệm về Brahman (Ðại ngã) và Atman (Tiểu ngã) cực kỳ quan trọng vì dường
như đặc điểm chủ yếu của tư tưởng Ấn Ðộ là cuộc tìm kiếm nhằm hiểu cho
được lý do khiến thế giới xuất hiện đúng như nó đang là nó, bản ngã cá nhân
có chỗ nào bên trong thế giới đó và cách mà bản ngã có thể khắc phục những
gì làm nó khổ não.
Làm thế nào để nhận thấy và thể nhập làm một với Brahman ? Câu hỏi

này đã được mỗi một tông phái Triết học Ấn Độ trả lời bằng những phương
tiện khác nhau , nhưng tất cả những phương tiện khác nhau ấy đều dẫn về nền
tảng duy nhất, mà chúng tơi đã trình bày bên trong phần mở đầu này. Sau này
xin mời quý độc giả đi vào chi tiết của từng thời kỳ và từng học thuyết quan
trọng của Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, chúng ta dễ dàng nhận thấy tôn giáo và triết học có mối quan
hệ khơng thể tách rời nhau. Việc vạch định rõ ràng ranh giới tôn giáo triết học
Ấn Độ là điều rất khó bởi tính thống nhất với những nét tương đồng của nó.
20


2.2.2 Quá trình hình thành nền triết học Ấn Độ
Trên thực tế khái niệm triết học và tôn giáo của Ấn Độ thường đi kèm
với nhau. Từ những quan điểm triết lý thần thoại tôn giáo người Ấn Độ đã tạo
ra tư tưởng triết học dựa trên tư duy trừu tượng nhằm lý giải căn nguyên của
mọi sự vật hiện tượng, căn nguyên của vũ trụ, triết lý về bản chất và ý nghĩa
đời sống của con người. Có thể khẳng định bản sắc triết học Ấn Độ là một bộ
phận của tôn giáo quần chúng dưới dạng giản đơn.
Thời kỳ đầu văn minh sông Ấn, Ấn Độ mới chỉ có những tín ngưỡng tơn
giáo mang tính chất totem giáo, bái vật giáo và tín ngưỡng vật linh. Tư tưởng
triết học, tôn giáo của Ấn Độ chỉ thực sự nảy sinh phát triển từ thời Vêđa đến
thời kì cổ điển trở về sau.
Có thể chia q trình phát triển của triết học Ấn Độ làm 4 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ Vêđa – Sử thi( từ thế kỷ XV Tr.CN đến Thế
kỷ VII Tr. CN
Đây là thời kỳ xuất hiện các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của
người Aryan trên lưu vực sông Hằng. Trong thời kỳ này triết học Ấn Độ cũng
có những bước phát triển khác nhau. Thời đại thứ nhất là thời đại Rig Vêđa –
Thời kỳ dân tộc Aryan mở đường vào đất Ấn Độ để rồi sau đó trở thành chủ
thể của nền văn minh Vêđa. Thời đại thứ hai là thời đại Yajur – Vêđa. Lúc này

người dân Aryan đã bước vào phát triển canh nơng, bước đầu hình thành quốc
gia chiếm hữu nô lệ
- Thời kỳ thứ hai:Thời kỳ cổ điển hay thời kỳ Phật giáo – Bàlamôn ( Từ
thế kỷ VI Tr.CN đến thế kỷ III Sau CN)
Người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ Phật giáo – Bà la mơn vì thời kỳ này
hầu hết các trào lưu triết học đều bắt nguồn từ tư tưởng truyền thống Vêđa.
Nhưng đây cũng là thời kỳ xuất hiện những triết lý mới chống lại Bàlamôn,
triết lý đạo Phật – hướng tới sự bình đẳng yêu thương trong xã hội
- Thời kỳ thứ ba:Thời kỳ sau cổ điển ( từ thế kỷ III đến thế kỷ XVIII)
- Thời kỳ thứ tư:Triết học Ấn Độ cận đại và hiện đại.
21


2.2.3 Các trường phái triết học ở Ấn Độ
Người ta chia các triết thuyết của Ấn Độ ra làm hai trường phái( môn phái):
- Phái khẳng định thừa nhận sự tồn tại của thượng đế, thần linh và uy
quyền của các thánh kinh Vêđa được coi là phái đa số - phái chính thống gồm
6 tiểu phái khác nhau
- Phái phủ định sự tồn tại của những thế lực siêu nhiên trên bị coi là phái
thiểu số, phái khơng chính thống. Đứng đầu là triết học Sac-va-các, tiếp đến
là đạo Phật và đạo Jaina.
2.2.3.1 Các trường phái triết học chính thống

 Trường phái triết học Samkhya
Trường phái này là sự tiếp tục của tư tưởng triết học tiến bộ có tên là
Porotosamkhya xuất hiện vào khoảng trước thời kỳ Phật tổ ra đời.
Tư tưởng của Samkhya là dung hòa tư tưởng của phái mình và thuyết
nhất nguyên thừa nhận tinh thần tối cao của vũ trụ. Triết hệ này theo quan
điểm nhị nguyên luận, thừa nhận sự tồn tại của hai bản nguyên cấu tạo nên vũ
trụ, vạn vật.

- Bản nguyên thứ nhất là bản nguyên vật chất hay nguyên lý vật chất.
- Bản nguyên thứ hai bản nguyên tinh thần hay nguyên lý tinh thần phổ
quát, thuần túy, tối cao: Thần ngã.
Theo triết hệ Samkhya, có hai thực tại tối hậu: prakrti (bản thể, vật chất)
và purusa (tinh thần, thần ngã, ý thức). Prakrti là thực tại, xuất từ đó hình
thành thế giới như chúng ta đang trải nghiệm. Nó được làm nên bởi ba Guna,
có thể hiểu là ba tao dây, ba khả năng biến hóa của bản thể, quyết định dòng
sinh tử. Ba Guna gồm: trong sạch, hoạt động và vơ minh.
Có thể chiết các Guna thành chi tiết như sau:
Sattwa. Thực tại. Ðây là phẩm chất cao cả nhất trong 3 Guna. Nó chỉ tới
sự quân bình, ngay thẳng, thanh thản và tinh thần hiền hịa. Ở cấp độ tâm lý,
guna này sản sinh hạnh phúc.

22


Rajas. Loạn động tính. Nó được thể hiện ở prakrti dưới hình thức hoạt
động, khát vọng, ham muốn, sơi nổi và táo bạo. Guna này là sức mạnh cho
phép chiến thắng tamas. Ðây là hoạt động triền miên không ngừng nghỉ,
khiến cho con người khổ não.
Tamas. Tối tăm, mù quáng. Một trong ba Guna tạo thành cấu trúc prakrti.
Tamas đại diện cho những sức mạnh ngấm ngầm và trì trệ của tự nhiên, biểu
hiệu dưới hình thức ngu dốt, thiếu sáng suốt và tăm tối. Nó dẫn tới vơ minh và
lãnh đạm.
Prakrti
Người ta bắt gặp prakrti và ba guna của nó trong hết thảy những sự vật
đặc thù mà chúng ta trải nghiệm: mỗi sự vật đều có tính hữu hạn và có nguyên
nhân. Nhưng tự thân prakrti, vốn nằm đằng sau mọi biểu thị cá biệt của nó, thì
hằng cửu và khơng có ngun nhân, khơng bị tác động. Ta khơng thể trực tiếp
trải nghiệm prakrti vì nó là thực tại vơ thức và phi trí huệ.

Nói cách khác, nằm bên dưới mọi sự chúng ta trải nghiệm, có một thực
tại mang tính vật chất và trung tính. Xuất từ thực tại ấy triển khai thành thế
giới chúng ta đã và đang biết tới.
Purusa
Tương phản với prakrti, purusa thần ngã là tinh thần thuần túy. Nó là cái
giống y như tâm trí, bản ngã hoặc trí huệ, vì theo triết hệ Samkhya, cả ba cái
đó là những hình thức tinh lọc của vật chất.
Purusa là “người biết” – hằng cửu, tự do, ở quá bên kia thời gian và
không gian. Hiệp với prakrti làm thành hai thực tại được triết hệ Samkhya
công nhận, nhưng purusa là thực tại, là con người nguyên sơ và vĩnh hằng,
thực thể cao nhất.
Samkhya đề ra ba cách khác nhau chứng minh cho sự hiện hữu của
purusa, bao gồm sự kiện phải hiện hữu một chủ thể để trải nghiệm khoái lạc,
khổ não hoặc vơ minh, được bắt gặp trong prakrti. Ðiều đó cũng có nghĩa
rằng niềm khao khát giải thốt khỏi thế giới vật chất này chỉ có ý nghĩa với
23


điều kiện phải có một tâm linh cá thể đủ năng lực tiến hành q trình giải
thốt ấy.
Ở đây, ta cần chú ý rằng purusa khơng tọa lạc bên ngồi bản ngã – cái
tơi. Nó khơng là thần linh ngoại tại nào đó; quả thật, triết hệ Samkhya trong tự
nó, mang tính vơ thần chủ nghĩa. Ðúng hơn, vì purusa có tính phổ qt và
vĩnh hằng nên nó được tìm thấy bên trong bản ngã, nhưng như một cái ngã
thuần túy tinh thần chứ không như một cái ngã của bản ngã hoặc của trí huệ;
thế nên mới gọi purusa là thần ngã.
Như vậy, trong Samkhya khơng có một thượng đế hữu thể mà cũng
khơng có một thượng đế vơ thể, không nhất thần mà cũng không vật linh.
Trong Samkhya khơng có sự sáng tạo vũ trụ của một thần linh mà là sự tiến
hóa khơng ngừng, là sản phẩm của sự tương tác giữa tinh thần và vật chất.

Tuy rằng bản chất vật chất có tính chất năng lượng, sự tiến hóa này là một q
trình liên tục.

 Trường phái triết học Yoga
Đây là trường phái tôn giáo với hình thái cực đoan của chủ nghĩa duy
tâm trong triết học Ấn Độ cổ đại. Những phép tu luyện của Yoga bắt nguồn từ
xa xưa, lúc bấy giờ chúng dường như đã giúp con người nắm bắt được lực
lượng siêu nhiên.
Yoga còn là phương pháp dưỡng sinh được xây dựng trên cơ sở nhận
thức về thế giới và con người. Nó cho rằng cuộc đời con người chỉ là ảo ảnh,
khơng có thực và ln thay đổi. Hình thể con người được coi là cái vỏ và
không tồn tại vĩnh hằng. Nó sẽ bị mất đi và chỉ cịn lại linh hồn (Atman) là
tồn tại. Linh hồn con người là một bộ phận của Brahman nên nó phải thốt ra
khỏi cái vỏ của mình (tức hình thể) để nhập với Brahman, làm cho con người
siêu thốt.
Yoga theo tiếng Phạn có nghĩa là liên kết hay hợp nhất thân thể về một
mối. Để đạt được điều này cần phải sử dụng 8 phương pháp tu luyện – gọi là
“bát bảo tu”.
24


Bát bảo tu bao gồm:
- Cấm chế (Yama): Giữ các điều răn (giới), bao gồm ngũ giới: Sát sinh,
đạo, vọng ngữ tà dâm, của riêng.
- Khuyến chế (Niyama): Thanh tịnh trong học tập kinh điển
- Tọa pháp (Anasa): Giữ vị trí thân thể đúng đắn
- Điều tức (Pranayama): Giữ hơi thở đều, sâu, nhịp nhàng.
- Chế cảm (Pratyahara): Điều khiển cảm giác sao cho lúc ngồi thiền, giác
quan được thoải mái.
- Chấp trì (Dharana): Tập trung tư tưởng.

- Thiền định (Dhyana): Giữ tâm thống nhất
- Đẳng trì hay Tam muội (Samadhi): Đưa tâm đến hư không, chứng được
cảnh giới sán lạn.
Trong phần lớn các tôn giáo triết học Ấn Độ, Yoga được coi là một trong
những phương pháp hữu hiệu giải phóng tinh thần con người của thế giới trần
tục, đạt tới sự giải thoát.

 Trường phái triết học Nyaya và Vaisesike
Hai trường phái triết học này được xem xét cùng nhau là bởi ban đầu,
vào khoảng thế kỷ IV TCN chúng là hai trường phái độc lập với nhau, nhưng
về sau cả hai lại hiệp vào nhau. Công lao hiệp ấy là nhờ vào Gangesa, một
nhà hiền triết sống vào khoảng thế kỷ XII sau công nguyên. Cũng từ đây mà
hai trường phái này hợp thành một hệ thống duy nhất.
Nyaya, nhân minh luận, có nghĩa là luận lý học, con đường đưa tới kết
luận, với tác phẩm nổi tiếng nhất là Nyaya-sutra. tác giả tương truyền là một
người trong dịng họ Gautama; có người bảo sống khoảng thế kỷ thứ ba TCN,
có người lại bảo thuộc thế kỷ thứ nhất SCN.
Triết hệ Nyaya quan tâm tới tri thức luận. hay chính là nó nêu lên vấn
nạn làm thế nào để chúng ta biết được rằng cái gì đó là đúng, là chắc chắn.
Thí dụ, nó lập luận rằng chúng ta có bốn nguồn chân xác của tri thức: tri giác,

25


×