Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu, những cơ hội, vận hội mới
đang mở ra ngày một nhiều hơn cho Việt Nam cũng như các nước đang phát triển
trong khu vực và trên thế giới. Đó là những cơ hội giao lưu học hỏi, tiếp cận công
nghệ, phương pháp, mở rộng thị trường...Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận
những thách thức lớn đang đặt ra trước mắt một nền kinh tế còn non trẻ của nước
ta mà trong đó nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng 17,97% và lại là một nền nông
nghiệp manh mún và lạc hậu. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp
Việt Nam đã đạt những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
góp phần không nhỏ trong tăng trưởng kinh kế cũng như nâng cao đời sống người
dân. Đó là nhờ vào chính sách quản lý hiệu quả; có tính chiến lược, quy hoạch phát
triển năng động và hợp lý của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, những thành tựu đạt
được vẫn còn mang tính khu vực, tập trung vào những vùng trọng điểm, có tiềm
năng và truyền thống sản xuất tốt.
Sản xuất nông nghiệp luôn được coi là ngành sản xuất quan trọng, có tiềm
năng lớn của nước ta. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh
tế, cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người
tồn tại. Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, sản xuất
nông nghiệp càng tỏ rõ vai trò rất quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và
an ninh lương thực, tăng kim ngạch xuất khẩu. Ðảng và Nhà nước đã quan tâm
nhiều tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tăng mức đầu tư để khuyến khích
nông nghiệp phát triển. Cùng với sự phát triển nông nghiệp qua các nền nông
nghiệp của nhân loại thì phát triển nông nghiệp bền vững chiếm một vị trí quan
trọng nhiều khi có tính quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội.
Nông nghiệp giữ vai trò giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường. Ở bất kì nước nào, sản xuất nông nghiệp cũng gắn liền với việc sử dụng và
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-1-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
quản lý các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng, thực vật, động vật và
không khí. Một nền nông nghiệp phát triển ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên
còn phải góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chống
giảm và mất đa dạng sinh học. Đó là yếu tố cơ bản cho sự phát triển một nền nông
nghiệp ổn định và bền vững.
Trong thời đại ngày nay thật là không đầy đủ nếu chúng ta chỉ nói đến phát
triển và tăng trưởng, những bài học trong các giai đoạn phát triển vừa qua đã cho
thấy những hạn chế, khiếm khuyết trong các lý thuyết phát triển và cái giá phải trả
cho sự phát triển đó mà loài người đang phải nỗ lực giải quyết đặc biệt là những
tổn thương về môi trường làm suy giảm các nguồn tài nguyên. Có thể nói rằng sự
phát triển nông nghiệp nông thôn theo các mô thức cũ dù là truyền thống hay hiện
đại đều bộc lộ những hạn chế nhất định về kinh tế, xã hội và môi trường đe dọa sự
tồn vong của loài người, đòi hỏi cần có một phương thức phát triển mới – Phương
thức phát triển bền vững. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực
để xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nói chung
và khu vực nông thôn nói riêng. Nông nghiệp, nông thôn cả nước đang phát triển
mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nông nghiệp ổn định sẽ là nền tảng chính trị
cho mỗi một quốc gia. Sự phát triển của nông nghiệp đã tạo điều kiện cho đất nước
bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định về kinh tế, chính trị, xã
hội do đó một nền nông nghiệp bền vững là nền tảng cho sự phát triển bền vững
của đất nước. Nông nghiệp cung cấp nông sản thực phẩm để cho 87 triệu dân và có
thể tới hơn 100 triệu trong vòng 10 năm tới. Nông nghiệp tạo việc làm và kế sinh
cho 76,5% dân số, 13,7 triệu hộ nông dân, tạo ra 4,5 – 5,5 đô la Mỹ từ xuất khẩu
( Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2007). Tuy nhiên, trong khi thực thi vấn đề phát triển
nông nghiệp bền vững chúng ta cũng gặp phải những khó khăn, thách thức.
Bài tiểu luận xin “chứng minh những khó khăn và thách thức khi thực
thi vấn đề “ phát triển bền vững trong nông nghiệp” ở nước ta”.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-2-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững
Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững trong sự phát triển của toàn
xã hội loài người mới chỉ hình thành rõ nét trong những năm 1990 qua các hội thảo
và xuất bản. Điều quan trọng nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện
chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường, để giữ gìn tài
nguyên cơ bản nhất cho thế hệ mai sau.
Theo FAO: Nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên
cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người, đồng thời giữ gìn
và cải tạo tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
(FAO, 1989).
(Nguồn Internet)
2. Những khó khăn và thách thức khi phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà trong đó có sự
ràng buộc giữa tăng trưởng của nông nghiệp và tăng trưởng chung của nền kinh tế,
với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói và môi trường con người ở nông thôn.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-3-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Trong quá trình phát triển của mình bên cạnh những thuận lợi thì nông
nghiệp nước ta vẫn luôn tồn tại các khó khăn riêng. Những khó khăn đó bao gồm:
• Nhóm các yếu tố bên trong bao gồm các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên và
con người
Thiên tai thường xuyên xảy ra hàng năm gây thiệt hại nặng nề: bảo, lũ lụt,
hạn hán,sự thay đổi khí quyển với hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ địa cầu ấm đần lên
làm băng tan ở hai cực sẽ tạo nguy cơ ngập lụt ở những vùng thấp ( như đồng bằng
Sông Cửu Long). Cơ sở vật chất phục vụ công tác dự báo, phòng chống và khắc
phục thiên tai còn nghèo nàn. Vì vậy, thường không hạn chế được thiệt hại khi xảy
ra thiên tai lớn.
Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa đang gây nhiều khó
khăn cho việc sản xuất lúa ở nước ta vì hậu quả mà nó mang lại là rất nặng nề.
Hiện nay theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, nếu 10% diện tích sản
xuất lúa chính bị nhiễm bệnh thì Việt Nam sẽ phải ngưng xuất khẩu gạo để đảm
bảo an ninh lương thực và nếu tỷ lệ đó vượt quá 30% thì chúng ta sẽ phải nhập
khẩu gạo. Không chỉ ngành trồng trọt mà ngành chăn nuôi cũng gặp không ít các
khó khăn như bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm liên tục bùng
phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi, chính vì vậy mà nông nghiệp Việt Nam
luôn đứng trước những thách thức vô cùng lớn.
Tính chất nhiệt đới gió mùa của nước ta làm tăng thêm tính chất bấp bênh
vốn có của nông nghiệp. Trong thời gian qua trên khắp các vùng sản xuất nông
nghiệp phía Bắc của nước ta đã trải qua những đợt rét gây ảnh hưởng không nhỏ
cho ngành nông nghiệp. Các đợt rét đã gây ảnh hưởng không chỉ đến tiến độ gieo
trồng mà còn gây ra các bệnh như táp lá, vàng lá, rễ kém phát triển và làm cho mạ
chết tập trung.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-4-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp hiện nay cũng rất
đáng báo động đẫn đến nguy cơ đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu. Trong khi
đó, các công ty trong lĩnh vực chế phẩm sinh học của ta lại rất yếu, nhiều sản phẩm
nhập từ nước ngoài về đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới,
chính vì vậy mà gây khó khăn thêm cho phát triển nông nghiệp. Sử dụng quá mức
các đầu vào hóa học Nông nghiệp càng phát triển thì các đầu vào có nguồn gốc hóa
học như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các vật tư thiết bị như nilon, chất dẻo
càng được dùng ở mức độ cao. Sự lạm dụng các loại đầu vào này đã làm giảm khả
năng vốn có của hệ sinh thái nông nghiệp, diệt trừ hết các vi sinh vật có lợi và làm
tăng nguy cơ phá hại của dịch hại nông nghiệp, ô nhiễm đất đai, nguồn nước,
không khí, tạo nên dư lượng cao về các sản phẩm hóa học tồn động trong sản phẩm
không có lợi cho sức khỏe con người. Những tiến bộ về thâm canh tăng năng suất
cây trồng đã dẫn tới tình trạng lạm dụng phân hóa học và các chất độc trừ sâu
bệnh, trừ cỏ đã làm hỏng cấu tượng và nhiễm độc chất, làm ô nhiễm môi trường và
ô nhiễm nguồn nước. Việc công nghiệp hoá nông nghiệp theo mục đích thu lợi
nhuận tối đa của các tập đoàn tư bản siêu quốc gia đã làm phá sản hàng triệu nông
dân nghèo. Theo kết quả đánh giá của Chương Trình Môi Trường của Liên hợp
quốc : 1,2 tỷ ha ( gần 11% diện tích dất trồng trọt của Thế Giới đang bị thoái hóa ở
mức trung bình hoặc trầm trọng), khoảng 950 triệu đất bị nhiễm mặn. Cuối thập kỉ
80, hàng năm có từ 17 đến 20 triệu ha rừng bị tàn phá (Brundland Report ,1987).
Cần nhận thức đúng đắn về vai trò và cách sử dụng các đầu vào có nguồn gốc hóa
học trong khi xây dựng chiến lược cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Không những vậy diện tích đất canh tác nông nghiệp mỗi năm mỗi giảm,
trong khi đó năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn tuy
có thay đổi nhưng chưa đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu
người của nước ta khá thấp chỉ có 0,1 ha/ người, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của
thế giới. Bên cạnh đó thì các nguồn lực về sinh học đa dạng, phong phú chưa được
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-5-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
khai thác. Tăng sản lượng do mở rộng diện tích (chủ yếu mở rộng diện tích đất từ
phá rừng hay tăng vụ đối với diện tích đất được tưới tiêu chủ động) Hệ quả: Phá
hỏng hệ sinh thái như hủy diệt nhiều sinh vật, suy thoái hệ thống đất – nước, thay
đổi về khí hậu.
Một khó khăn nữa đó là nhận thức của nhiều người về vai trò của nông
nghiệp hiện nay vẫn chưa tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực này
đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Dường như công nghiệp và
dịch vụ chưa coi trọng thị trường nông nghiệp nói chung.
Sản xuất nông nghiệp ở một số vùng của nước ta còn mang nặng tính tự phát
của người dân , trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của nhà nước,
chính quyền địa phương còn thiếu. Đó thật sự là lo ngại khi để “người nông dân tư
duy trên mảnh đất của mình”. Thói quen “ phường hội”, nặng về lợi trước mắt dẫ n
đến chỗ người dân phá lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản tràn lan.
Đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo. Dù
chúng ta đã đạt được nhiều thành quả về xuất khẩu lúa gạo và các nông sản phẩm
khác nhưng nông dân trồng lúa chúng ta thì vẫn là những người nghèo về vật chất
và tinh thần. Mặc dù sản lượng lương thực mỗi năm lại tăng hơn 1 triệu tấn nhưng
thu nhập của nông dân thì vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Cả nước còn 2,25
triệu hộ nghèo, chiếm 14,5% số hộ cả nước, trong đó 90% thuộc khu vực nông
thôn. Có 300.000 hộ còn thiếu đói thường xuyên và 400.000 hộ sống du canh, du
cư. Chênh lệch mức sống dân cư giữa thành thị và nông thôn ngày càng dãn rộng.
Hiện nay, độ dãn này cách nhau khoảng 5 lần.
Điều đáng lo ngại nhất là nguồn lao động nông nghiệp tuy dồi dào nhưng
lao động qua đào tạo chỉ chiếm 24%, ở nông thôn nơi trực tiếp sản xuất chỉ có
13%. Trình độ canh tác của đại bộ phận người dân tham gia sản xuất nông nghiệp
còn thấp và chưa đáp ứng được với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-6-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
nghiệp nông thôn. Ngoài ra, đặc điểm chung trong sản xuất nông nghiệp ở các
huyện miền núi nước ta hiện nay có trình độ, tập quán canh tác của người dân còn
thấp, hầu hết chưa theo đúng khung thời vụ nên ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất,
chất lượng của các mặt hàng nông sản.
Nông nghiệp Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn của sự phát triển
kinh tế như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ
đồng đều, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng hợp tác liên kết của nông dân
Việt Nam nói chung còn yếu. Đây là yếu tố khiến ngành nông nghiệp Việt Nam
không thể đáp ứng được những đơn đặt hàng với số lượng lớn.
• Nhóm các yếu tố bên ngoại tác động đến nông nghiệp, bao gồm các yếu tố
sau.
Công tác bảo vệ thực vật và thú y, công tác khuyến nông, đặc biệt đối với
khuyến nông cơ sở chưa được đầu tư đúng mức.
Việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi luôn luôn là
nhiệm vụ quan trọng tuy nhiên lại chưa được thực hiện tốt.
Đã có các chính sách cắt giảm thuế cho nông nghiệp nhưng khi thực hiện lại
thiếu những biện pháp rào cản kỹ thuật gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn
nuôi nước nhà. Một ví dụ là vào năm 2009, chính sách cắt giảm thuế của nhà nước
ta đã tạo khe hở cho các loại thịt và nội tạng gia súc, gia cầm nhập khẩu ồ ạt vào
Việt Nam.
Việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học –công nghệ chưa tương xứng
với yêu cầu phát triển nông nghiệp, sự hạn chế trong nghiên cứu giống cây trồng
dẫn đến khả năng cạnh tranh về phẩm chất nông sản của một số cây giống còn
kém, công nghệ hạt giống chưa tiếp cận đầy đủ với trình độ cao của thế giới. Một
số chương trình lai tạo giống thiếu các bước nghiên cứu cơ bản, thiếu định hướng
và chưa tiếp cận với trình độ của thế giới.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-7-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sản xuất nông nghiệp là ngành cần sử dụng nhiều các chế phẩm sinh học, tuy
nhiên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này của nước ta lại rất yếu, không đáp
ứng đủ nhu cầu cho sản xuất do đó đã phải nhập nhiều sản phẩm từ nước ngoài về,
những sản phẩm này có thể đã hết hạn sử dụng hoạt đã bị cấm sử dụng trên thế
giới, chính vì vậy mà đã gây thêm khó khăn cho phát triển nông nghiệp.
• Nhóm các yếu tố thị trường.
Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp vẫn chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát
sau thu hoạch còn cao. Nông nghiệp thiếu máy móc thiết bị, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y…dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, vận tải, kho bãi, viễn thông
tăng trưởng chậm, giao thông nông thôn tuy đã được đầu tư nhưng chưa thật nhiều.
Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu
thị trường trong nước. Công nghệ và dịch vụ sau thu hoạch chưa phát triển, tỷ lệ
thất thoát sau thu hoạch của lúa từ 12% đến 14%, rau quả 30% ,tỷ lệ này là rất lớn.
Dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn không
theo kịp đà tăng trưởng kinh tế toàn xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng, thủy lợi phục
vụ tưới tiêu hoặc còn thiếu hoặc chưa được sử dụng hợp lý, bị hư hỏng do mưa lũ
nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Một khó khăn nữa của ngành nông nghiệp là giá cả vật tư nông nghiệp ngày
càng gia tăng trong khi giá thành sản phẩm tăng rất ít hoặc không tăng khiến người
sản xuất có thu nhập rất thấp làm cho người nông dân có xu hướng chuyển đổi
sang các loại giống cây trồng, vật nuôi cho thu nhập cao hơn gây ảnh hưởng đến cơ
cấu sản xuất của nông nghiệp.
Chất lượng nông sản cũng là một khó khăn của nông nghiệp Việt Nam. Mặc
dù nông nghiệp là ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta và là ngành duy nhất có
thặng dư xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu nông sản của nước ta lại không cao vì
các sản phẩm nông sản của ta xuất khẩu ra thị trường thế giới chủ yếu là các nông
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-8-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
sản thô, hàm lượng chất xám trong sản phẩm là rất ít nên giá cả không cao. Một ví
dụ là sau 3 năm gia nhập WTO ngành thủy sản nước ta đã phải đối đầu với các vụ
kiện liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng không.
Khó khăn nữa là khi gia nhập WTO thì nông nghiệp của chúng ta lại thiếu
thông tin về thị trường, thiếu các hiểu biệt về pháp luật thương mại quốc tế nên khi
gặp các vân đề thì phải dựa vào hiêp hội giúp đỡ nhưng trên thực tế thì hiệp hôi lại
chưa đủ mạnh để bảo vệ.
Trong quá trình phát triển nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng
hóa, cần phát huy cao độ những mặt thuận lợi, hạn chế tối đa những khó khăn
nhằm đảm bảo cho nông nghiệp nước ta có sự phát triển nhanh và bền vững .
3. Thách thức trong việc phát triển nông nghiệp bền vững
Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp diễn ra chậm, chưa thực sự phản
ánh lợi thế so sánh và chưa đáp ứng triển vọng nhu cầu trong tương lai. Trồng trọt
vẫn chiếm trên 50% cơ cấu nội ngành nông nghiệp, trong đó lúa gạo vẫn chiếm tỷ
trọng chính. Tuy chiếm phần lớn diện tích cây trồng hàng năm nhưng hiệu quả
kinh tế của cây lúa đem lại không cao, vì vậy đã xuất hiện tình trạng nông dân
không thiết tha với đất lúa, không thâm canh tăng vụ nhất là ở đồng bằng sông
Hồng. Ngành thủy sản và ngành chăn nuôi phát triển nhanh, song thiếu bền vững…
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang xuất hiện những khó khăn
ngày càng trầm trọng do nhiều thách thức mới xuất hiện. Trong đó có thể kể đến
như: khả năng tái sản xuất mở rộng của nông dân giảm sút. Nông nghiệp đang tiếp
tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Kinh tế thế giới và trong nước chưa thể nhanh
chóng hồi phục trong năm nay và năm tới. Các ngân hàng khó khăn vì nợ xấu,
doanh nghiệp chậm tiếp cận nguồn vốn khiến lợi nhuận giảm phải cắt giảm sản
xuất. Kinh tế tăng trưởng chậm, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường giảm làm giá
nông sản giảm trong khi giá vật tư, nhiên liệu vẫn tăng. Thứ hai, rủi ro trong sản
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-9-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
xuất nông nghiệp tăng. An ninh sinh học đang trở thành vấn đề quan trọng. Cùng
với quá trình biến đổi khí hậu, tình trạng thiên tai trong tương lai sẽ diễn ra ngày
càng tăng với nhiều diễn biến phức tạp hơn. Tình trạng sạt lở, lũ lụt, ngập mặn, hạn
hán tại một số vùng sẽ xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn ảnh hưởng không nhỏ
tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Các biểu hiện thời tiết cực đoan
có nhiều khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực cho sản xuất nông nghiệp. Thứ ba, ô
nhiễm và nguy cơ gây suy thoái môi trường. Tăng trưởng nông nghiệp của Việt
Nam thời gian qua lạm dụng phân bón, hóa chất bảo vệ, thuốc thú y, chất kích
thích tăng trưởng… gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm và
suy yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tính trạng ô nhiễm môi trường nếu không
có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ mang lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng,
đe dọa sản xuất trong nước và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị
trường.
Mặc dù, nhu cầu tiêu dùng chung trên thế giới đang chững lại trong điều kiện
khủng hoảng kinh tế thế giới trước mắt, nhưng nhìn lâu dài, nông sản với chất
lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn luôn luôn có thị trường và giá tốt. Trong vài
chục năm tới, cả thị trường trong nước và xuất khẩu đều có triển vọng tốt cho sản
xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng đẩy mạnh, một khi sản xuất
nông nghiệp chuyển sang hướng có giá trị gia tăng cao và chất lượng tốt thì cơ hội
để Việt Nam liên kết với các doanh nghiệp và quốc gia khác để mở rộng thị trường
nông sản là rất to lớn.
4. Đề xuất một số giải pháp
Giải pháp và định hướng cho PTNNBV vủa nước ta trong thời gian tới Quy
hoạch sản xuất tổng thể trên toàn quốc và cung cấp đầy đủ thông tin cho nông dân.
Sản xuất nông nghiệp luôn xảy ra tình trạng tự phát, làm theo phong trào như cá ba
sa; chưa giải quyết xong hậu quả dư thừa do phát triển quá mức lại lo thiếu nguyên
liệu vào vụ tới; phá cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa, cà phê, hồ
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 10 -
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
tiêu... nông dân phải tự mầy mò, lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi, giải pháp kỹ
thuật, thị trường bán sản phẩm. Nguyên nhân chính là do nông dân thiếu thông tin.
Hiện nay, cách tiếp cận thông tin chính của nông dân là qua đài, báo, truyền hình,
mạng lưới khuyến nông. Tuy nhiên, các thông tin này thường chỉ tập trung vào kỹ
thuật sản xuất, trong khi đó câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nhà sản xuất phải là sản
xuất cho ai, bao nhiêu? Sau đó mới là sản xuất như thế nào? Các thông tin bà con
nông dân tiếp cận được rất chung chung về nhu cầu và giá các sản phẩm cho tiêu
dùng nội địa và xuất khẩu, đại loại như “tới đây sẽ thiếu nguyên liệu cá ba sa”,
“nhu cầu của thị trường rất lớn”, “sẽ xuất khẩu sang thị trường EU”... Nhận được
thông tin kiểu này, người nông dân sẽ ào ạt phát triển tự phát là điều không tránh
khỏi. Để khắc phục tình trạng này, tôi xin đề xuất:
Cần có quy hoạch tổng thể quy mô quốc gia về mỗi loại hàng nông, lâm,
thủy sản phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu..., chỉ rõ loại cây
trồng, vật nuôi, số lượng, quy mô diện tích... ở từng khu vực cụ thể. Đặc biệt đối
với một số cây trồng có thế mạnh như lúa, cà phê... phải chỉ rõ đến tận cánh đồng
của từng xã. Các thông tin này phải được công khai đến cơ quan chức năng của
từng địa phương và bà con nông dân. Các địa phương có trách nhiệm thường
xuyên tổng hợp số liệu hiện trạng về quy mô sản xuất, thông báo công khai để
nông dân tự xem xét nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của mình để ra quyết
định, giúp nông dân hạn chế sản xuất dư thừa, theo phong trào. Hiện nay, việc quy
hoạch đang được thực hiện nhưng theo mục tiêu của từng tỉnh; quy hoạch vùng,
quy hoạch quốc gia, chỉ mang tính tổng hợp, định hướng. - Diện tích đã được quy
hoạch để canh tác các loại cây trồng nông nghiệp quan trọng phục vụ an ninh
lương thực (như lúa...) phải được giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
quản lý. Với cách làm này sẽ tránh được tình trạng diện tích nông nghiệp bị chuyển
đổi mục đích t ùy tiện. Chiến lược phải được giao cho Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nhân dân.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 11 -
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp thấp, vì vậy nông dân cần được hỗ trợ
nhiều hơn nữa để sản xuất các mặt hàng chiến lược (như lúa, nuôi trồng thủy sản...)
* Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng bền
vững:
Xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, da dạng ngành nghề và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông
thôn.
Xây dựng chương trình đưa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào nông
nghiệp: nhất là chương trình giống. Xây dựng và mở rộng mô hình hàng hóa ở
vùng núi khó khăn.
Điều chỉnh, bổ sung cập nhật quy hoạch phát triển nông – lâm – ngư nghiệp
trong từng vùng kinh tế và liên vùng theo hướng phát triển bền vững, gắn sản xuất
với thị trường, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến.
Xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, phát huy thế mạn của từng vùng: phát triển nông sản có chất
lượng và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, lao động và nguồn vốn), nâng
cao thu nhập trên một đơn vị ha đất canh tác, trên một ngày công lao động, cải
thiện đời sống nông dân.
* Xây dựng đề án sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp và nông thôn:
Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất sử dụng đất, sử
dụng hợp lý tài nguyên nước, áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, nông lâm ngư
kết hợp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.
Xây dựng chương trình đưa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào nông
nghiệp, thực hiện chương trình cải tạo các giống cây, con.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 12 -
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
* Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển thị trường nông thôn tăng
khả năng tiêu thụ nông sản kết hợp với việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát
triển sản xuất.
Thúc đẩy và phát triển mối liên kết giữa các chủ thể trong các kênh sản xuất
và lưu thông sản phẩm, tạo mới và ổn định các kênh thị trường nhằm tối đa hóa lợi
ích của các thành phần tham gia.
Xây dựng đề án phát triển đa dạng ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm phi nông nghiệp, tăng thời gian lao
động và cơ cấu lại nguồn lao động ở nông thôn.
Tóm lại trong đó nhóm giải pháp quan trọng nhất, cần tập trung sức để giải
quyết là đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu ngành, đó là: phát triển khoa học công
nghệ: tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức KHCN nông nghiệp theo hướng tự chủ, tự
chịu trách nhiệm; huy động sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế vào các
hoạt động KHCN nông nghiệp; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hoạt động khuyến
nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp, tăng kinh phí đầu tư cho khoa học
công nghệ và khuyến nông, đẩy mạnh triển khai cơ chế đấu thầu các đề tài nghiên
cứu.
Tập trung đầu tư kết hợp cải tiến tổ chức, phát triển toàn diện toàn bộ chuỗi
ngành hàng (từ sản xuất, chế biến đến buôn bán) đối với những ngành có lợi thế
như lúa gạo, các da trơn ở ĐBSCL, cây công nghiệp ở Tây Nguyên... tại các vùng
chuyên canh sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu trọng điểm (theo mô hình cánh
đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết…). Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch
vụ phục vụ sản xuất kinh doanh và hệ thống kho tàng, chế biến, vận chuyển, tiếp
thị… nhằm nâng cao giá trị gia tăng và giảm giá thành nông sản.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện kịp thời các loại bệnh dịch
nguy hiểm, nâng cao năng lực dự báo khí tượng thủy văn nhằm ứng phó với biến
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 13 -
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
đổi khí hậu, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường làm cơ sở cho công tác điều
hành và dự báo thị trường. Tiến hành bảo hiểm sản xuất nông nghiệp
Cải cách và tăng cường vai trò của hội nông dân, vai trò của các hiệp hội
ngành hàng và các HTX nông nghiệp. Nâng cao vai trò của các tổ chức này trong
việc cung cấp các dịch vụ công. Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng đối với
các dịch vụ công và các hoạt động sử dụng nguồn lực chung. Cải cách thủ tục hành
chính, tập trung hoạt động của Nhà nước vào những hoạt động quản lý chính
(chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn...). Xóa bỏ cơ chế xin cho, chuyển sang đối tác
khách hàng trong quản lý Nhà nước và giao thêm quyền tự chủ cho người dân cho
phát triển nông thôn đặc biệt trong nông thôn mới.
Xử lý dứt điểm, cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp nông lâm
nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng đất bằng cách làm rõ đối tượng quản lý và
sử dụng có hiệu quả cao nhất.
PHẦN KẾT LUẬN
Có thể quan niệm “ phát triển bền vững” một cách toàn diện hơn, gắn tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân
chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. Việt Nam là một nước nông nghiệp, trên 75%
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 14 -
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
dân số sống bằng các nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình sản xuất
ngày càng bất ổn, thiếu bền vững, giá nông sản lên xuống thất thường, hiệu quả sản
xuất thấp. Vì vậy về việc phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn, tạo tiền
đề, cơ sở để các cơ quan nhà nước có những chính sách phù hợp giúp nông nghiệp
Việt Nam phát triển, nâng cao đời sống nông dân, cải thiện bộ mặt nông thôn. Từ
đó thúc đẩy và định hướng nền nông nghiệp nước ta phát triển nhanh và bền vững.
Để làm được điều này cần có chính sách phát triển hợp lý, tập trung nguồn
lực từ Trung ương đến địa phương. Thực hiện chính quyền và nhân dân cùng làm,
lấy dân làm trung tâm của phát triển nông nghiệp bền vững. Tập trung xây dựng đề
án sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng và thực hiện
chương trình phát triển thị trường nông thôn, tăng khả năng tiêu thụ nông sản kết
hợp với việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ việc phát triển sản xuất. Có như
vậy, nông nghiệp nước ta mới phát triển nhanh theo hướng hiện Phát triển bền
vững nông nghiệp là một biện pháp của phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó còn không ít thách thức đang
đặt ra đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam. Trình độ hiện tại
của nông nghiệp Việt Nam còn thấp so với yêu cầu của sự phát triển bền vững. Về
cơ bản nền nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ,
phân tán, manh mún, khả năng cạnh tranh thấp. Trong khi đó chất lượng nguồn lao
động nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của
quá trình xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Chiến
lược thị trường đối với hàng hoá nông sản chưa được quan tâm đúng mức, làm cho
người nông dân luôn là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Xuất phát từ định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam với mục
tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có
về tinh thần và văn hoá, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 15 -
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
hội, sự hài hoà giữa con người với tự nhiên, phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý
và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã nước ta trong thời kỳ
mới. Để xây dựng và phát triển bền vững cần thực hiện một cách đồng bộ, toàn
diện, triệt để, hệ thống các giải pháp từ cấp trung ương đến cơ sở, từ quản lý đến
sản xuất, từ công tác quy hoạch ban đầu cho đến những chính sách cụ thể.
Xây dựng một nền nông nghiệp bền vững là vấn đề có tính chiến lược quan
trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là một bộ phận hữu cơ trong
quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó để thúc đẩy phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững đòi hỏi phải có sự đồng thuận và nỗ lực to
lớn của Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là của chính
những người nông dân và cộng đồng dân cư nông thôn.
Phát triển bền vững nông nghiệp là một biện pháp của phát triển bền vững
kinh tế - xã hội đất nước. Trong điều kiện Việt Nam, sự thành công của quá trình
xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững sẽ tạo nền tảng quan trọng về
kinh tế và xã hội để thúc đẩy nhanh và bền vững tiến trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước; ngược lại sự lạc hậu, chậm phát triển của nông nghiệp sẽ là tác
nhân kéo lùi sự phát triển của đất nước. Vì vậy cần phải coi phát triển bền vững
nông nghiệp là nhiệm vụ chung của toàn bộ nền kinh tế, là điều kiện quyết định sự
thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 16 -