Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố rơle F650

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 26 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 1/26

TÀI LIỆU NÀY ĐƯỢC PHÂN PHỐI ĐẾN
Tổng giám đốc

Giám đốc vận hành

Phó tổng giám đốc

Phó giám đốc vận hành

Ban Hành chính nhân sự

Vận hành NMTĐ ĐăkDi 1

Ban Dự án

Vận hành NMTĐ ĐăkDi 2

Ban Kế hoạch vật tư
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN ĐĂKDI
NGƯỜI LẬP:
Chữ ký:



NGƯỜI KIỂM TRA:
Chữ ký:

Họ và tên: Phạm Cao Hiền
Chức vụ: Phó giám đốc Nhà máy

Họ và tên: Nguyễn Phước Khang
Chức vụ: Giám đốc Nhà máy

THÀNH PHẦN THAM GIA XEM XÉT:
NGƯỜI SOÁT XÉT:
Chữ ký

NGƯỜI DUYỆT
Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Anh Trường
Chức vụ: Phó trưởng ban Dự án

Họ và tên: Trần Đức Long
Chức vụ: Tổng giám đốc

TÓM TẮT SỬA ĐỔI
LẦN SỬA

NGÀY SỬA

TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI


MỤC LỤC

GHI CHÚ


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 2/26

Phần I.......................................................................................................................1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG...............................................................................1
Điều 1. Phạm vi áp dụng............................................................................................1
Điều 2. Biên soạn, soát xét, phê duyệt.......................................................................1
Điều 3. Trách nhiệm thực hiện...................................................................................1
Phần II...................................................................................................................... 2
ĐỊNH NGHĨA, VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN........................................2
Điều 4. Định nghĩa....................................................................................................2
Điều 5. Giải thích các từ viết tắt................................................................................2
Điều 6. Tài liệu viện dẫn............................................................................................2
PHẦN III.................................................................................................................. 3
NỘI DUNG............................................................................................................... 3
CHƯƠNG I..............................................................................................................3
CÁC QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH................................................................3
Điều 7. Quy định về môi trường làm việc của RƠLE:...............................................3

Điều 8: Quy định chung về an toàn:..........................................................................3
Điều 9: Quy định về nối đất an tồn:.........................................................................3
Điều 10: Quy định về nguồn ni cho RƠLE:...........................................................4
Điều 11. Các chức năng của RƠLE:..........................................................................4
Điều 12: Quy định về đóng điện lần đầu cho RƠLE:................................................6
Điều 13: Theo dõi vận hành RƠLE:..........................................................................6
Điều 14: Bảo dưỡng, sửa chữa:..................................................................................7
Điều 15: Thao tác truy cập RƠLE:............................................................................7
Điều 16: Thao tác đọc thông sổ vận hành thông thường từ RƠLE:...........................9
Điều 17: Thao tác đọc thông số sự cố từ RƠLE:.......................................................9
CHƯƠNG II...........................................................................................................10
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG XẢY RA VỚI RƠLE......................10
Điều 18: Chú ý quan trọng khi sử dụng RƠLE:.......................................................10
Điều 19: Các hiện tượng không bình thường của RƠLE:........................................10
Điều 20: Xử lý các hư hỏng thường gặp:.................................................................10
Điều 21: Các trường hợp không được phép thực hiện:............................................11
CHƯƠNG III.........................................................................................................12
THÍ NGHIỆM VÀ BẢO DƯỠNG........................................................................12
Điều 22. Quy định về kiểm tra, báo dưỡng, đại tu:..................................................12
Điều 23: Kiểm tra hoàn thành rơle bảo vệ khi mang tải thực:.................................12


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…

Trang/Tổng số: 3/26

Điều 24: Kiểm tra định kỳ rơle bảo vệ theo các hạng mục dưói đây:......................13
CHƯƠNG IV.........................................................................................................14
XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ HIỆN TƯỢNG KHƠNG BÌNH THƯỜNG........................14
Điều 25. Rơle bị cháy tại hàng kẹp đấu dây phía sau:.............................................14
Điều 26. Rơle báo lỗi:..............................................................................................15
Điều 27. Rơle khơng hiển thị tín hiệu gì, tất cả các đèn đều tắt:..............................16
Điều 28. Các phím bấm trên mặt rơle bị liệt, khơng có phản ứng gì khi tác động:. .17
PHỤ LỤC...............................................................................................................18
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RƠLE F650................................................................18
1. Giới thiệu rơle F650:...........................................................................................18
2. Giao tiếp với rơle:................................................................................................19
3. Ý nghĩa mã Order:...............................................................................................24
4. Sơ đồ đấu dây mặt sau rơle:.................................................................................26


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 4/26

PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng cho rơle bảo vệ kiểu F650 do hãng GE sản xuất. Quy trình

này chỉ áp dụng trong phạm vi nội bộ cụm Nhà máy thuỷ điện ĐăkDi 1 - Công ty Cổ
phần tư vấn và phát triển điện Cửu Long.
Những nội dung liên quan đến công tác vận hành, bảo dưỡng và xử lý sự cố loại
rơle nêu trên khơng nằm trong quy trình này được thực hiện theo tài liệu của nhà chế
tạo và các quy trình, quy phạm hiện hành.
Điều 2. Biên soạn, soát xét, phê duyệt
Biên soạn: Phân xưởng vận hành Nhà máy thuỷ điện ĐăkDi 1.
Kiểm tra và soát xét: Giám đốc, phó Lãnh đạo vận hành Nhà máy.
Phê duyệt: Tổng giám đốc Công ty.
Điều 3. Trách nhiệm thực hiện
- Nhân viên trực ca vận hành cụm Nhà máy thuỷ điện ĐăkDi.
- Các cán bộ Kỹ thuật thuộc các phòng ban Công ty.
- Lãnh đạo vận hành cụm Nhà máy thuỷ điện ĐăkDi
- Nhân viên trực ca vận hành trạm biến áp Nhà máy thuỷ điện ĐăkDi 1


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 5/26

PHẦN II: ĐỊNH NGHĨA, VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN
Điều 4. Định nghĩa
- Nhà máy: Nhà máy thuỷ điện ĐăkDi 1 và ĐăkDi 2
- Công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn và phát triển điện Cửu Long.

- Nhân viên vận hành: Trưởng ca, điều hành viên trực chính, trực phụ.
Điều 5. Giải thích các từ viết tắt
- A3: Ca điều độ đương phiên của Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Trung.
- QLVH: Quản lý vận hành.
- Nhân viên vận hành: Bao gồm trưởng ca, điều hành viên trực chính, trực phụ.
- Rơle: Rơle bảo vệ quá quá dòng F650.
Điều 6. Tài liệu viện dẫn
- Tài liệu hướng dẫn vận hành của Nhà sản xuất.
- Quy chuẩn Quốc gia về Kỹ thuật điện tập 5 QCVN QTĐ 5:2008/BCT - Kiểm
định trang thiết bị hệ thống điện do Bộ Công thương ban hành ngày 30 tháng 12 năm
2008;
- Quy chuẩn Quốc gia về Kỹ thuật điện QCVN QTĐ 6:2008/BCT - Vận hành, sửa
chữa trang thiết bị hệ thống điện do Bộ Công thương ban hành ngày 30 tháng 12 năm
2008;
- Quy chuẩn quốc gia về Kỹ thuật điện QCVN QTĐ 7:2008/BCT - Thi cơng các
cơng trình điện do Bộ Công thương ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2008.
- Thông tư 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 của Bộ Công thương ban hành về
việc Quy định quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia;
- Thông tư 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 của Bộ Công thương ban hành về
việc Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện Quốc gia;
- Thơng tư số 28/2014 ngày 15/9/2014 của Bộ Công Thương ban hành về việc
Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện Quốc gia;
- Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương ban hành
về việc Quy định hệ thống điện phân phối.
- Thông tư số .


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG

VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 6/26

PHẦN III: NỘI DUNG
Chương I: CÁC QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH
Điều 7. Quy định về môi trường làm việc của rơle:
- Độ cao so với mực nước biển:
< 2000 m
- Nhiệt độ làm việc bình thường:
-100C đến +600C
- Độ ẩm trung bình:
< 95%
- Mức độ ơ nhiễm:
Cấp II
- Nhiệt độ bảo quản và vận chuyển:
- 400C đến + 800C
- Khơng đặt rơle ở những mơi trường: Có bức xạ ánh sáng mặt trời trực tiếp vào
rơle, có độ rung động lớn, động đất lớn hơn 8 độ richter.
Điều 8. Quy định chung về an toàn:
- Khi làm việc với rơle, nhân viên vận hành phải tuân thủ các biện pháp an toàn
khi làm việc với thiết bị điện. Ngay cả khi đã cắt MCB cấp nguồn nuôi cho rơle,
mạch điều khiển và liên động nối với rơle vẫn có thể có điện do đưa từ TU, TI đến
hoặc vẫn tích trong các tụ điện của mạch.
- Các mạch điện trong rơle nhạy cảm với điện áp (kể cả điện áp tĩnh điện), do vậy
phải lưu ý thực hiện các biện pháp khử tĩnh điện như nối tiếp địa với người và thiết bị
hoặc đeo vòng khử tĩnh điện ngay trước khi phải tiếp xúc với rơle.

- Việc không tuân thủ các quy định về an toàn và những hướng dẫn nêu trong quy
trình này và trong tài liệu hướng dẫn vận hành rơle của nhà sản xuất có thể dẫn tới
chết người hoặc hư hỏng thiết bị.
Điều 9. Quy định về nối đất an toàn:
- Vỏ rơle phải được nối đất an toàn theo quy định hiện hành.
- Phải nối đất cho rơle tại điểm nối đất do nhà chế tạo quy định tại hàng kẹp đấu
dây theo như sơ đồ đấu dây ở cuối quy trình này.
Điều 10. Quy định về nguồn nuôi cho rơle:
- Rơle phải được vận hành trong điều kiện nguồn điện áp nuôi cho rơle nằm trong
dải điện áp cho phép của rơle (xem trong phần thông số kỹ thuật của rơle và thông số
của rơle ghi tại nhãn nằm trên rơle).
- Việc sai điện áp nguồn nuôi sẽ dẫn đến hư hỏng rơle.
Điều 11. Các chức năng của rơle:
Rơle F650 là hợp bộ kỹ thuật số đa chức năng, các chức năng chính được liệt kê
trong bảng sau:
Chức năng
Ký hiệu
1. Chức năng bảo vệ.


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 7/26


Kiểm tra đồng bộ
Bảo vệ kém áp thanh cái/đường dây
Hướng cơng suất
Q dịngcó thời gian thứ tự nghịch
Điện áp thứ tự nghịch
Quá tải nhiệt
Chống hư hỏng máy cắt
Quá dòng pha cắt nhanh (cao/thấp)
Q dịng trung tính cắt nhanh
Q dịng đất cắt nhanh
Quá dòng đất cắt nhanh độ nhạy cao
Quá dịng trung tính có thời gian
Q dịng đất có thời gian
Q dịng đất có thời gian độ nhạy cao
Q dịng pha có thời gian (cao/thấp)
Bảo vệ quá áp thanh cái/đường dây
Q áp trung tính (cao/thấp)
Q dịng pha có hướng
Q dịng trung tính có hướng
Q dịng đất có hướng độ nhạy cao
Tự động đóng lại
Quá tần số, kém tần số
Thay đổi tần số định mức
Giám sát cầu chỉ TU
Giám sát hư hỏng TI (Với phiên bản 7.5 trở lên)
2. Đầu vào/ra
9 đầu vào tương tự
5 đầu vào dòng điện (3 đầu vào pha, 1 đầu vào đất, 1 đầu vào đất
nhạy)
4 đầu vào điện áp (3 đầu vào pha, 1 đầu vào cho áp thanh cái

hoặc áp phụ)
Các đầu vào nhị phân (INPUT) có thể lập trình lên đến 64
Các đầu ra nhị phân (OUTPUT) có thể lập trình lên đến 16
Các đầu vào ảo tự giữ: 32
Các đầu vào ảo tự giải trừ: 32
Các đầu ra ảo: 512
Giám sát mạch cắt và mạch đóng
3. Chức năng đo lường
Đo dịng, áp pha, đất.
Đo áp pha và áp dây
Đo P, Q, S, Cos
Đo điện năng 3 pha

25
27/27X
32
46
47
49
50BF
50 PH/PL
50N
50G
50SG
51N
51G
51SG
51 PH/PL
59/59X
59NH/NL

67P
67N
67SG
79
81U/O
81df/dt
VTFF
60CTS


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 8/26

Đo tần số
Các đại lượng thuận, nghịch, không của dịng điện và điện áp.
Đếm xung đầu vào.
4. Truyền thơng
Cổng RS232 ở mặt trước; cổng RS485, cổng quang ở mặt sau
ModBus, RTU, TCP/IP
DNP 3.0
IEC 870-5-104
IEC 870-5-103
IEC 61850

5. Các chức năng bổ sung với loại phiên bản 7.0 trở lên
Màn hình hiển thị chữ, số 4x20
Màn hình đồ hoạ 16x40
LED có thể lập trình: 15
Phím bấm có thể lập trình: 5
Sơ đồ 1 sợi có thể cấu hình (Chỉ ở chế độ đồ họa)
Sơ đồ vector (Chỉ có khi dùng EnerVista 650 setup)
Các bản ghi số liệu, lệnh vận hành …
Các bản ghi sự kiện: 128
Các bản ghi sự cố: 10
Các bản ghi biểu đồ dao động (OSC): 20
Ghi nhận lũy tiến bình phương dịng điện (I2.t)
Điều khiển máy cắt
Lập trình logic (PLC)
Điều 12. Quy định về đóng điện lần đầu cho rơle:
Trước khi đóng điện vận hành lần đầu tiên hoặc sau khi sửa chữa mạch điện có
liên quan đến rơle, phải tiến hành kiểm tra chủng loại rơle và sơ đồ đấu nối rơle phù
hợp với mạch điện theo các nội dung:
- Điện áp nguồn nuôi đúng với điện áp quy định của nhà chế tạo, sơ đồ mạch
nguồn đã đấu nối đóng với MCB của nguồn ni định mức.
- Đúng giá trị định mức của đầu vào dòng điện và điện áp với đầu ra của máy biến
dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU).
- Mạch dòng điện của TI đã được kiểm tra khép kín mạch qua đầu vào dịng điện
của rơle.
- Đóng giá trị định mức của đầu vào điện áp với đầu ra của máy biến điện áp.
Mạch điện áp không được ngắn mạch.
- Các tiếp điểm đầu ra của rơle phải để hở hoặc phải được đấu nối đóng sơ đồ đã
được phê duyệt để tránh gây ngắn mạch tại rơle đầu ra của rơle khi rơle tác động.
- Kiểm tra và cài đặt thông số vận hành cho rơle.



CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 9/26

Điều 13. Theo dõi vận hành rơle:
Trong ca vận hành, nhân viên trực ca luôn phải đảm bảo rơle hoạt động đóng ở các
thơng số của chế độ làm việc định mức (có thơng số kèm theo trong phần tài liệu kỹ
thuật rơle).
Khi giao tiếp với rơle, người sử dụng phải thực hiện theo một trong các cách sau:
- Dùng trực tiếp bàn phím trên mặt rơle (chức năng của từng phím được giới thiệu
trong phụ lục ở cuối quy trình này).
- Dùng chương trình phần mềm EnerVista 650 Setup chuyên dụng của hãng sản
xuất chạy trên máy tính PC kết nối với rơle thông qua cổng kết nối bằng cáp chuyên
dụng (thao tác khi sử dụng phần mềm khơng nằm trong phạm vi quy trình này).
Nhân viên vận hành không được tự ý thay đổi bất cứ thông số cài đặt nào của rơle,
chỉ được phép đọc các thông số vận hành và các thông số về sự cố.
Trong mỗi ca trực vận hành phải kiểm tra rơle ýt nhất là 2 lần, nội dung kiểm tra
gồm:
- Kiểm tra đèn READY: Đảm bảo sáng bình thường (màu xanh).
- Kiểm tra màn hình rơle: Đảm bảo trên màn hình đang hiển thị thơng số trong chế
độ màn hình mặc định đã đặt.
- Kiểm tra ngày, giờ hệ thống trong rơle đảm bảo đóng với ngày giờ hiện tại.
Điều 14. Bảo dưỡng, sửa chữa:

- Tuân thủ theo Tài liệu hướng dẫn vận hành rơle do nhà sản xuất cung cấp.
- Thực hiện các biện pháp để rơle được làm việc trong điều kiện môi trường phù
hợp về nhiệt độ, độ ẩm, rung động...
- Thực hiện vệ sinh rơle mỗi khi phát hiện có bụi bẩn bám trên rơle.
- Thực hiện thí nghiệm định kỳ hàng năm để kiểm tra tác động của mạch bảo vệ
trong kế hoạch thí nghiệm định kỳ của trạm.
Điều 15. Thao tác truy cập rơle:
Thực hiện theo tài liệu hướng dẫn vận hành rơle (kèm theo quy trình này).
Nhân viên vận hành bắt buộc hiểu và thực hiện được:
- Biết rõ các nút ấn được phép truy cập;
- Cách đọc thông số vận hành từ rơle;
- Cách đọc thông số sự cố từ rơle.
1. Nhân viên vận hành:
- Chỉ được phép làm việc với rơle để đọc các trị số cài đặt, các thông số vận hành,
các thơng tin sự có được ghi lại trong rơle.
- Ấn nút xác nhận hoặc giải trừ tín hiệu (giải trừ đèn LED, các rơle đầu ra).


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 10/26

2. Lãnh đạo vận hành Nhà máy:
Có mọi quyền hạn truy cập như ca trực vận hành, ngoài ra cũng có nhiệm vụ như

sau:
- Đơn đốc hoặc trực tiếp ghi các thông số sự cố vào sổ theo dõi hoạt động rơle của
Nhà máy.
- Truy cập vào rơle thông qua phần mềm chuyên dụng để lấy các thông tin sự cố
theo u cầu của Cơng ty (có thể liên lạc trực tiếp với Lãnh đạo vận hành Nhà máy
để được hướng dẫn kết nối).
- Chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về rơle do ca trực vận hành đưa lên.
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cài đặt các phiếu chỉnh định đã được cấp trên
phê duyệt và yêu cầu thực hiện.
3. Các nhân viên thí nghiệm chuyên trách mạch nhị thứ và cán bộ kỹ thuật đặc
trách theo dõi về rơle bảo vệ.
Được phép truy cập rơle để lấy thông số, cài đặt, sửa đổi thông số chỉnh định theo
phiếu chỉnh định đã được phê duyệt, kiểm tra sự hoạt động của rơle.
Trước và sau khi tiến hành công tác phải thông báo với trực ca vận hành đương
phiên về nội dung công việc dự định hoặc sau đó tiến hành và ghi nội dung cơng việc
vào sổ theo dõi vận hành của Nhà máy. Nếu cài đặt hoặc chỉnh định thì phải giao lại
cho trạm 01 phiếu chỉnh định đã được phê duyệt vừa thực hiện. Khi phát hiện các
khiếm khuyết trong quy trình kiểm tra phải xác định và chịu trách nhiệm trước Lãnh
đạo vận hành Nhà máy về các kết luận kỹ thuật do mình đưa ra.
Điều 16. Thao tác đọc thơng số vận hành thông thường từ rơle:
Thông thường, khi rơle đang vận hành thì trên màn hình tinh thể lỏng của rơle
ln thể hiện giá trị dịng điện đo được (thực hiện đọc thông số theo phần tài liệu
hướng dẫn vận hành rơle của nhà sản xuất ở cuối quy trình này).
Điều 17. Thao tác đọc thông số sự cố từ rơle:
Khi rơle đang vận hành bình thường, nếu nó đo được dịng điện lớn hơn giá trị cài
đặt thì rơle sẽ khởi động, nếu sự cố tồn tại lớn hơn thời gian trễ đã cài đặt (nếu có) thì
rơle sẽ tác động gửi lệnh đi cắt các máy cắt có liên quan. Cùng thời điểm đó, chức
năng ghi nhận sự cố được kích hoạt. Các thơng số sự cố như dòng điện, điện áp, tần
số ... đều được lưu lại trong bộ nhớ của rơle. Các giá trị này phải được ghi lại để xác
định tuổi thọ của rơle; thời gian phải đại tu của máy cắt và để phân tích xử lý sự cố

(thực hiện đọc thơng số theo phần tài liệu hướng dẫn vận hành rơle của nhà sản xuất
ở cuối quy trình này).


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 11/26

Chương II: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG XẢY RA VỚI
RƠLE
Điều 18. Chú ý quan trọng khi sử dụng rơle:
Trong quy trình vận hành, lưu ý khơng được nạp các tập tin hay bất cứ một phần
mềm ứng dụng nào vào rơle. Nếu một tập tin chứa thông số không phù hợp với logic
được nạp trực tiếp vào rơle, các thông tin cài đặt trong rơle sẽ bị thay đổi.
Điều 19. Các hiện tượng khơng bình thường của rơle:
Các trường hợp khơng bình thường phát hiện ra trong lúc vận hành sau đây, nhân
viên vận hành được phép xử lý:
- Phát hiện các đầu đấu dây trên các hàng kẹp trong tủ rơle hoặc trên bảng phía sau
rơle bị lỏng hoặc bong ra cần phải siết chặt lại ngay.
- Vỏ nắp rơle hoặc cửa tủ rơle khơng kín hoặc các gioăng của nó bị bong ra cần
phải gắn lại ngay.
- Khi xử lý các hiện tượng khơng bình thường này phải có các dụng cụ phù hợp,
đúng quy cách và đảm bảo an toàn.
- Tất cả các hiện tượng và xử lý trên phải được báo cáo đầy đủ lại cho Lãng đạo

vận hành Nhà máy, cấp điều độ có quyền điều khiển và phải được ghi vào sổ theo dõi
vận hành rơle.
Chú ý: Nếu phía trong rơle hoặc trong tủ đặt rơle có xuất hiện dấu hiệu tích tụ ẩm
hoặc bụi (bám trên mặt kính phía trong) cần phải tìm ra nguyên nhân và xử lý ngay.
Điều 20. Xử lý các hư hỏng thường gặp:
Các dạng sự cố trong rơle số được chia làm hai dạng:
1. Sự cố phần mềm: Thường do hư hỏng các mạch nhớ trong chương trình điều
khiển cơ sở, loại sự cố này chỉ có thể do nhà chế tạo phục hồi.
2. Sự cố phần cứng: Thường là hư hỏng các linh kiện điện tử như cuộn dây, tụ, điện
trở, giắc cắm, transitor, mạch in ...
Các triệu chứng và biện pháp khoanh vùng sự cố:
- Các triệu chứng do nguồn: Khi đó rơle sẽ khơng hiển thị thơng tin gì trên màn
hình, các đèn báo khơng sáng. Ngun nhân có thể do mất nguồn nuôi rơle như MCB
cấp nguồn bị nhảy, lỏng dây nguồn, do cầu chì, các bộ phận trong khối nguồn như
điện trở công suất, vi mạch ổn áp hỏng...
- Các triệu chứng khác: Bàn phím khơng phản ứng khi có tác động từ bên ngồi
vào bàn phím. Trục trặc đầu vào, ra số, khi đó rơle sẽ khơng tác động mặc dù có cảm
nhận được sự cố.


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 12/26


Khi phát hiện các sự cố đã nêu trên hoặc những hiện tượng bất thường liên quan
tới rơle, nhân viên vận hành cũng như những người có trách nhiệm phải lập tức báo
ngay cho Lãnh đạo vận hành Nhà máy, cấp điều độ có quyền điều khiển, khơng được
tự ý kiểm tra cũng như sữa chữa những linh kiện, thiết bị trong rơle.
Điều 21: Các trường hợp không được phép thực hiện:
Trong vận hành rơle các trường hợp sau đây nhân viên vận hành trạm không được
phép thực hiện:
- Không được tự động thay đổi sơ đồ đấu dây của tủ đặt rơle và bảng mặt sau rơle.
- Không được thay đổi bất cứ chức năng hoặc thông số nào của rơle.
- Không được tự ý xử lý các hiện tượng khơng bình thường xảy ra bên trong rơle.
- Trong trường hợp cụ thể, nếu có lệnh của Lãnh đạo vận hành Nhà máy và được
sự hướng dẫn của người có trách nhiệm, nhân viên vận hành có thể thực hiện theo
lệnh và sự hướng dẫn đã. Sau đã phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi, kể cả các vị trí,
thơng số thay đổi cụ thể.


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 13/26

Chương III: THÍ NGHIỆM VÀ BẢO DƯỠNG
Điều 22. Quy định về kiểm tra, báo dưỡng, đại tu:
1. Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên:
- Việc kiểm tra thường xuyên phải được duy trì trong ca trực và mỗi khi rơle tác

động.
- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh rơle sạch sẽ. Không để rơle bị bụi bẩn, ẩm ướt
hoặc nhiệt độ môi trường cao quá mức quy định.
- Kiểm tra môi trường hoạt động của rơle phù hợp với thông số kỹ thuật cho phép.
Nếu phát hiện bất hợp lý phải có ý kiến đề đạt với cấp trên để giải quyết.
2. Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ:
- Tối thiểu một năm 01 lần phải kiểm tra định kỳ cùng với việc kiểm tra định kỳ
các thiết bị khác. Nội dung kiểm tra gồm các mục như kiểm tra thường xuyên. Ngoài
ra phải kiểm tra lại sự hoạt động của rơle theo các thông số cài đặt mà rơle đang vận
hành, phải tiến hành bảo dưỡng rơle khi cần thiết.
- Chỉ được đưa rơle vào vận hành khi rơle đã được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn các
hạng mục do Nhà sản xuất quy định, có biên bản lưu vào hồ sơ kỹ thuật của rơle.
3. Đại tu, sửa chữa:
Việc đại tu, sửa chữa được thực hiện khi:
- Kết quả thí nghiệm định kỳ kết luận rơle không đạt tiêu chuẩn vận hành.
- Rơle bị hư hỏng thiết bị nội bộ hoặc hư hỏng cấu hình phần mềm.
Điều 23. Kiểm tra hồn thành rơle bảo vệ khi mang tải thực:
Trước khi đưa rơle vào làm việc phải tiến hành kiểm tra lại tất cả các thông số đã
cài đặt để đảm bảo chắc chắn rằng các thông số này đúng so với phiếu chỉnh định
rơle bằng các thiết bị chuyên dùng.
Khi kiểm tra cuối cùng, bằng điện áp và dòng điện của hệ thống điện thực, cần tiến
hành các thí nghiệm sau đây:
- Kiểm tra thứ tự pha.
- Đo dòng điện và góc pha.
Điều 24. Kiểm tra định kỳ rơle bảo vệ theo các hạng mục dưói đây:
1. Các hạng mục thí nghiệm:
- Đo trị số tác động của rơle.
- Thí nghiệm đặc tính của điện áp và dịng điện.
- Thí nghiệm đặc tính pha.
- Đo thời gian tác động.

2. Thí nghiệm mạch điện một chiều:


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 14/26

Đo điện trở cách điện.
3. Thí nghiệm mạch điện xoay chiều:
3.1. Thí nghiệm mạch nhị thứ:
- Thí nghiệm hoạt động của đồng hồ và RƠLE.
- Đo điện trở cách điện.
3.2. Thí nghiệm mạch điện xoay chiều (thí nghiệm mơ phỏng):
- Thí nghiệm mơ phỏng sự cố.
4. Thí nghiệm tổng hợp với thiết bị tại hiện trường:
Thí nghiệm sự hoạt động của rơle và các tín hiệu cảnh báo


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14

Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 15/26

Chương IV: XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ HIỆN TƯỢNG KHƠNG BÌNH
THƯỜNG
- Trong quy trình vận hành, rơle có thể xảy ra những trường hợp bất thường và sự
cố chủ yếu như nêu dưới đây;
- Trong quy trình xử lý, những ký hiệu A5 đến A12; B1 đến B12 và H10, H18
được nêu trong quy trình là ký hiệu các đầu đấu dây phía mặt sau của rơle như sơ đồ
đấu dây trong phần giới thiệu về rơle ở cuối quy trình này;
- Những người thực hiện xử lý cần phải được đào tạo về phương pháp đọc bản vẽ
nhị thứ, phương pháp làm việc với thiết bị hợp bộ rơle đa chức năng F650 và hiểu rõ
sự nguy hiểm khi làm việc ở mạch thứ cấp có điện áp đến 110Vac và 220Vdc khi
không cắt điện.
Chú ý: Việc xử lý sự cố nêu trong quy trình này được thực hiện sau khi đã
tách thiết bị khỏi vận hành (nếu có) theo lệnh của cấp Điều độ có quyền điều
khiển theo quy định.
Điều 25. Rơle bị cháy tại hàng kẹp đấu dây phía sau:
1. Hiện tượng:
Có hiện tượng cháy tại tủ rơle bảo vệ.
2. Nguyên nhân:
Do bị sét đánh, bị phóng điện hoặc những nguyên nhân khác như: Hở hoặc lỏng
đầu dây mạch dòng điện, chập điện tại mạch điện áp ... gây cháy.
3. Cách xử lý:
- Kiểm tra xem máy cắt có liên quan đến rơle đã cắt chưa (ví dụ MC 171 thì liên
quan đến bảo vệ q dịng đường dây 171), nếu chưa thì phải cắt bằng tay để cắt
mạch dòng điện đưa từ TI vào rơle. Cắt MCB hạ thế từ TU cấp nguồn áp cho rơle.
Cắt MCB cấp nguồn ni cho rơle;
- Sử dụng bình CO2 để chữa cháy, (lưu ý khơng sử dụng bình bột vì có thể bột

chữa cháy làm hỏng thêm rơle và các thiết bị điện tử lắp cùng tủ bảo vệ). Phun khý
CO2 vào vị trý xảy cháy (hàng kẹp phía sau rơle có ký hiệu là B1 đến B12 là các
hàng kẹp đầu vào mạch dòng điện; A5 đến A12 là các hàng kẹp đầu vào điện áp,
hàng kẹp H10 và H18 là đầu vào nguồn nuôi rơle. Xem chi tiết ở sơ đồ đấu dây ở
cuối quy trình này) đến khi lửa tắt mới thơi, hết bình này thì dùng bình khác để chữa
cháy;
- Kết hợp với các cấp Điều độ nhanh chóng có phương án cấp điện lại cho phụ tải
(nếu có thể) trong trường hợp rơle đã tách khỏi vận hành. Việc đóng lại đường dây


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 16/26

mà khơng có chức năng bảo vệ q dịng làm việc do Lãnh đạo vận hành Nhà máy
quyết định;
- Báo cáo Lãnh đạo vận hành Nhà máy và cấp điều độ có quyền điều khiển.
- Ghi chép vào sổ sách và các biểu mẫu theo quy định;
Điều 26. Rơle báo lỗi:
1. Hiện tượng:
Đèn Alarm trên rơle sáng.
2. Nguyên nhân:
Do bản thân rơle có vấn đề hoặc mạch bảo vệ có vấn đề: Mất điện áp từ TU, dịng
điện từ TI, lỗi mạch cắt ...

3. Cách xử lý:
- Căn cứ vào đèn cảnh báo để biết được nguyên nhân báo lỗi.
- Báo cáo Lãnh đạo vận hành Nhà máyvà cấp điều độ có quyền điều khiển để xin ý
kiến xử lý;
- Có thể đề xuất xin RESET lại rơle bằng cách cắt MCB cấp nguồn ni cho rơle,
sau đó đóng lại xem có hết hiện tượng hay khơng. Nếu vẫn khơng hết thì có thể xử lý
tiếp như sau:

Nếu lỗi do mất điện áp đầu vào từ TU thì kiểm tra xem đầu vào điện áp
phía sau rơle có điện áp hay không bằng cách dùng đồng hồ vạn năng để đo điện
áp xoay chiều giữa các cực đầu vào điện áp:

Nếu khơng có điện áp thì kiểm tra MCB hạ thế của TU cấp áp cho rơle và
cáp mạch điện áp từ đó đến hàng kẹp mạch điện áp trong tủ lắp rơle xem MCB có
nhảy hay khơng, cáp có bị hở mạch hay khơng để xử lý;

Nếu vẫn có điện áp bình thường, chứng tỏ rằng việc hư hỏng xảy ra nằm
trong rơle, việc này chỉ được xử lý bởi nhà sản xuất.
- Báo cáo Lãnh đạo vận hành Nhà máy và cấp điều độ có quyền điều khiển.
- Ghi chép vào sổ sách và các biểu mẫu theo quy định.
Điều 27. Rơle khơng hiển thị tín hiệu gì, tất cả các đèn đều tắt:
1. Hiện tượng:
Các đèn LED trên rơle tắt hết, màn hình LCD khơng sáng khi nhấn vào bất cứ
phím nào trên mặt rơle
2. Nguyên nhân:
Do mất nguồn nuôi cho rơle.
3. Cách xử lý:


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ

PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 17/26

- Báo cáo Lãnh đạo vận hành Nhà máy và cấp điều độ có quyền điều khiển để xin
ý kiến xử lý;
- Kiểm tra MCB cấp nguồn nuôi cho rơle, nếu nhảy rồi thì đóng lại. Nếu tốt thì để
vận hành bình thường, nếu MCB nhảy ngay thì có thể bị chạm chập trong board
mạch nguồn của rơle, việc này chỉ được xử lý bởi nhà chế tạo;
- Nếu MCB cấp nguồn khơng nhảy thì kiểm tra xem đầu vào nguồn ni phía sau
rơle có áp hay khơng bằng cách dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp giữa các cực
H10 và H18 phía sau rơle:

Nếu khơng có điện áp thì kiểm tra MCB cấp nguồn cho rơle và cáp nguồn
từ đã đến hàng kẹp nguồn và cực đấu H10 và H18 trong tủ lắp rơle xem MCB có
nhảy hay khơng, cáp có bị hở mạch hay khơng để xử lý;

Nếu vẫn có điện áp bình thường, chứng tỏ rằng việc hư hỏng xảy ra nằm
trong rơle, việc này chỉ được xử lý bởi nhà sản xuất;
- Báo cáo Lãnh đạo vận hành Nhà máy và cấp điều độ có quyền điều khiển.
- Ghi chép vào sổ sách và các biểu mẫu theo quy định.
Điều 28. Các phím bấm trên mặt rơle bị liệt, khơng có phản ứng gì khi tác
động:
1. Hiện tượng:
Khi nhấn phím bất kỳ, khơng có thay đổi gì trên màn hình tinh thể lỏng LCD.

2. Nguyên nhân:
Do hư hỏng phần cứng hoặc phần mềm bị lỗi.
3. Cách xử lý:
- Báo cáo Lãnh đạo vận hành Nhà máy và cấp điều độ có quyền điều khiển để xin
ý kiến xử lý;
- Có thể đề xuất xin RESET lại rơle bằng cách cắt MCB cấp nguồn ni cho rơle,
sau đã đóng lại xem có hết hiện tượng hay khơng. Nếu vẫn khơng hết thì có hư hỏng
trong nội bộ rơle, việc này chỉ được xử lý bởi nhà chế tạo;
- Ghi chép vào sổ sách và các biểu mẫu theo quy định;
- Báo cáo Lãnh đạo vận hành Nhà máy và cấp điều độ có quyền điều khiển.


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 18/26

PHỤ LỤC: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RƠLE F650
1. Giới thiệu rơle F650:

- READY: Đèn báo nguồn.
- LOCAL: Sáng khi điều khiển MC từ rơle.
- REMOTE: Sáng khi điều khiển MC từ khóa ngồi hoặc từ xa.
- 15 đèn LED báo tín hiệu rơle làm việc.
- : Nút nhấn để đóng MC khi đèn LOCAL sáng.

- : Nút nhấn để cắt MC khi đèn LOCAL sáng.
- F1, F2, F3: Nút nhấn do người dùng lập trình.
- Phím lên: Để lựa chọn thư mục và cài đặt khi giao tiếp với rơle bằng tay.
- Phím xuống: Để lựa chọn thư mục và cài đặt khi giao tiếp với rơle bằng tay.
- ENTER: Để vào sâu hơn trong 1 thư mục đã được chọn hoặc thay đổi giá trị cài
đặt.
- ESCAPE: Nút thoát khỏi thư mục hiện tại.
- RESET: Nhấn để kiểm tra các LED và giải trừ các LED sáng khi rơle làm việc.
2. Giao tiếp với rơle:
Lưu đồ giao tiếp với rơle như sau:
Ý nghĩa các thư mục của rơle như sau:


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Hiển thị trên màn
hình
Actual Values

Snapshot vents

Miêu tả ý nghĩa
Giá trị thực tế của tất cả các đại
lượng đã được kích hoạt trong
rơle. Trạng thỏi của bảo vệ và
các phần tử điều khiển. Các giá
trị đo lường. Các tín hiệu vào, ra


Trực quan tất cả các sự kiện
được chụp nhanh ở chế độ văn
bản (Mỗi sự kiện có 2 màn hình
hiển thị)

Fault Report

Những thơng tin về các sự cố đã
được lưu trong rơle (Mỗi sự cố
có 2 màn hình hiển thị)

View Settings

Hiển thị tất cỏ các thông tin của
các chức năng bảo vệ, điều khiển
đã được cài đặt và kích hoạt
trọng rơle.

Change Settings

Để thay đổi tất cả các thông số
cài đặt của các chức năng bảo
vệ, điều khiển (việc cài đặt các
Input, Output và cấu hình logic
khơng thực hiện được qua HMI).

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…

Trang/Tổng số: 19/26

Điều hướng trong thư
mục
Nhấn phím ENTER để
vào sâu bên trong hoặc
nhấn ESCAPE để thốt
ra màn hình mặc định.

Nhấn phím ENTER để
vào sâu bên trong 1 sự
kiện nào đó hoặc nhấn
ESCAPE để thốt ra
màn hình ban đầu.
Nhấn phím ENTER để
vào sâu bên trong một
sự cố nào đó, dùng
phím lên hoặc xuống để
xem hết các thơng tin
hoặc nhấn ESCAPE để
thốt ra màn hình ban
đầu.
Nhấn phím ENTER để
vào sâu bên trong 1 nội
dung nào đó, dùng phím
lên hoặc xuống để xem
hết các thơng tin hoặc
nhấn ESCAPE để thốt
ra màn hình ban đầu.
Nhấn phím ENTER để

vào sâu bên trong một
nội dung nào đó, dùng
phím lên hoặc xuống để
xem hết các thơng tin
hoặc nhấn ESCAPE để
thốt ra màn hình ban
đầu.


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Date & Time

Xem và thay đổi thời gian, ngày
tháng hiển thị trong rơle.

Commands

Điều khiển thiết bị trong chế độ
đốn LOCAL đang sáng.

Password

Mật khẩu dùng cho việc cài đặt
và ra lệnh điều khiển.

Select Main Screen


Lựa chọn chế độ hiển thị mặc
định của màn hình.

Select Language

Để lựa chọn ngơn ngữ hiển thị
trong rơle.

< - return

Quay trở về thư mục trước đó.

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 20/26

Chộ độ đầu tiên để xem.
Nhấn ENTER để thay
đổi giá trị, nhấn
ESCAPE để thốt ra
màn hình ban đầu.
Dùng phím lên, xuống
để chọn chế độ điều
khiển, nhấn ENTER để
chọn và xác nhận lệnh
điều
khiển,
nhấn

ESCAPE để thốt ra
màn hình ban đầu.
Dùng phím lên, xuống
để chọn lệnh cần thiết,
nhấn ENTER để vào
thư mục tiếp theo, nhấn
ESCAPE để thốt ra
màn hình ban đầu.
Dùng phím lên, xuống
để chọn chế độ hiển thị,
nhấn ENTER để xác
nhận.
Dùng phím lên, xuống
để chọn ngôn ngữ, nhấn
ENTER để xác nhận.
Nhấn ENTER để quay
trở lại thư mục trước đó.

2.1. Lấy các thơng số vận hành:
Từ thư mục "Actual Values", nhấn ENTER rồi dùng phím xuống cuộn đến mục
"Metering", nhấn ENTER để xem các thông số vận hành bao gồm: Giá trị bên sơ cấp
(primary values >); thứ cấp (secondary values >) hoặc tần số (frequency). Muốn xem
giá trị nào thì chọn dịng đó rồi nhấn ENTER, dùng phím xuống để cuộn xem các
thơng số gồm dịng điện, điện áp, cơng suất, điện năng …
2.2. Lấy thông tin sự cố:
Từ thư mục "Fault Report", nhấn ENTER rồi dùng phím xuống cuộn đến sự cố
cần xem thông tin, nhấn ENTER để vào sâu bên trong, lưu đồ như sau:


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ

PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 21/26

Các ký hiệu trong mục này: A, B, C là các pha, G là đất NAF là sự cố khơng tính
tốn được (khoảng cách đến điểm sự cố).
2.3. Xem các thông tin cài đặt:
Từ thư mục "View Settings", nhấn ENTER rồi dùng phím xuống cuộn đến thư
mục "Protection element", nhấn ENTER để vào sâu bên trong. Trong thư mục này có
tất cả các chức năng bảo vệ đã cài đặt cho rơle, muốn xem giá trị cài đặt của chức
năng nào thì cuộn đến thư mục đã rồi nhấn ENTER để xem.
2.4. Thay đổi các thông tin cài đặt:
Từ thư mục "Change settings", nhấn ENTER rồi dùng phím xuống cuộn đến thư
mục "Protection element", nhấn ENTER để vào sâu bên trong. Trong thư mục này có
tất cả các chức năng bảo vệ đã cài đặt cho rơle, muốn thay đổi giá trị cài đặt của chức
năng nào thì cuộn đến thư mục đã rồi nhấn ENTER để vào sâu hơn.
Để thay đổi một giá trị nào đó, cuộn đến giá trị ấy rồi nhấn ENTER, lúc này giá trị
hiện tại sẽ được nằm trong dấu ngoặc đơn, dùng phím lên hoặc xuống để thay đổi giá
trị, sau khi chọn xong giá trị, hãy nhấn ENTER để xác nhận. Để lưu giá trị vừa thay


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650


Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 22/26

đổi, hãy cuộn xuống cuối thư mục rồi chọn "Press Enter to save settings", hãy nhấn
ENTER để lưu giá trị vừa thay đổi.
2.5. Mật khẩu của rơle (Password):
Rơle này sử dụng mật khẩu để tránh xảy ra nhầm lẫn cho các trường hợp: Thay đổi
các giá trị cài đặt và ra lệnh đóng/cắt thiết bị bằng các phím I, O trên mặt rơle. Tại
thư mục "Password", vào sâu hơn sẽ có các thư mục con:
- "Login Pwd Settings": Mật khẩu đăng nhập vào để thay đổi cài đặt.
- "Logout Pwd Settings": Mật khẩu đăng xuất khỏi chế độ thay đổi cài đặt.
- "Change Pwd Settings": Thay đổi mật khẩu cài đặt.
- "Login Pwd Commands": Mật khẩu đăng nhập vào để ra lệnh đóng/cắt.
- "Logout Pwd Commands": Mật khẩu đăng xuất khỏi chế độ ra lệnh đóng/cắt.
- "Change Pwd Commands": Thay đổi mật khẩu ra lệnh đóng/cắt.
- "Forgot Password?": Sử dụng khi quên mật khẩu.
Vì vậy khi thực hiện cần phải nhập mật khẩu.
Khi muốn đăng nhập vào RƠLE để thay đổi thơng tin hoặc ra lệnh đóng/cắt, truy
cập vào thư mục "Login" nằm trong thư mục "Password". Khi đã sẽ xuất hiện các lựa
chọn "Login Pwd Settings" hoặc "Login Pwd Commands", tùy vào mục đých sử
dụng mà chọn mật khẩu nào rồi nhấn "ENTER", màn hình RƠLE xuất hiện yêu cầu
nhập mật khẩu:
Nhấn "ENTER", các ký tự trong dấu ngoặc đơn sẽ có thể thay đổi, dùng phím
trái/phải để thay đổi vị trý ký tự, dùng phím lên/xuống để thay đổi giá trị ký tự, khi
nhập xong mật khẩu, nhấn "ENTER", màn hình hiển thị "Processing passwd. Wait..",
nếu mật khẩu đóng, rơle sẽ cho phép người sử dụng thay đổi các giá trị cài đặt hoặc
ra lệnh đóng/cắt thiết bị. Nếu vào mật khẩu mà sau 15 phút không phím nào được

nhấn, rơle sẽ tự động Logout và yêu cầu nhập lại mật khẩu.
Khi muốn đăng xuất khỏi rơle, truy cập vào thư mục "Logout" nằm trong thư mục
"Password". Khi đã sẽ xuất hiện các lựa chọn "Logout Pwd Settings" hoặc "Logout
Pwd Commands", tùy vào mục đých sử dụng mà chọn mật khẩu nào rồi nhấn
"ENTER", màn hình rơle xuất hiện yêu cầu nhập mật khẩu:
Nhấn "ENTER", các ký tự trong dấu ngoặc đơn sẽ có thể thay đổi, dùng phím
trái/phải để thay đổi vị trý ký tự, dùng phím lên/xuống để thay đổi giá trị ký tự, khi
nhập xong mật khẩu, nhấn "ENTER", màn hình hiển thị "Processing passwd. Wait..",


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 23/26

nếu mật khẩu đóng, rơle sẽ thốt khỏi chế độ cho phép người sử dụng thay đổi các
giá trị cài đặt hoặc ra lệnh đóng/cắt thiết bị.
Nếu khơng Logout, sau 15 phút khơng phím nào được nhấn, rơle sẽ tự động
Logout.
Chú ý:
- Mật khẩu đăng nhập: Mật khẩu này cho phép người dùng có thể giao tiếp với
rơle để thay đổi các giá trị cài đặt và ra lệnh đóng/cắt thiết bị.
- Mật khẩu đăng xuất: Sau khi đã thay đổi giá trị cài đặt hoặc ra lệnh theo ý
muốn, người dùng cần phải sử dụng mật khẩu này, nếu không rơle sẽ không được
bảo vệ bằng mặt khẩu nữa (xem như vẫn đang trong chế độ đăng nhập trong 15

phút).
- Thay đổi mật khẩu: Để thay đổi mật khẩu theo yêu cầu.
- Quên mật khẩu: Sử dụng để lấy lại mật khẩu đã bị quên.
- Mật khẩu mặc định của rơle là 0000.
- Mật khẩu có thể được đặt từ 0000 đến 9999.
3. Ý nghĩa mã Order:
Mã Order xủa rơle là dãy gồm 15 ký tự, 4 ký tự đầu tiên không thay đổi F650 (Là
rơle bảo vệ q dịng), các ký tự khác thay đổi sẽ có ý nghĩa khác nhau:
- Ký tự thứ 5: Thể hiện thể thức màn hình tinh thể lỏng của RƠLE:
Nếu là B: Màn hình dạng cơ bản;
Nếu là M: Màn hình có đồ họa (sơ đồ 1 sợi) với các ký hiệu tiêu chuẩn;
Nếu là N: Màn hình có đồ họa (sơ đồ 1 sợi) với các ký hiệu theo tiêu
chuẩn IEC;
- Ký tự thứ 6: Thể hiện kiểu cổng truyền thơng nối tiếp phía sau module số 01:

Nếu là F: Khơng có;


Nếu là A: Có cổng RS485 dự phịng;



Nếu là P: Có cổng quang sợi nhựa dự phịng;



Nếu là G: Có cổng quang sợi thủy tinh dự phịng;

- Ký tự thứ 7: Thể hiện kiểu cổng truyền thơng Ethernet phía sau module số 02:


Nếu là B: Có cổng 10/100 base TX;


Nếu là C: Có cổng 10/100 base TX và 100 base TX;



Nếu là D: Có cổng 10/100 base TX và 100 base TX dự phòng;

- Ký tự thứ 8: Là chữ F không đổi.
- Ký tự thứ 9: Thể hiện số đầu vào/ra ở khe cắm F:


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 24/26



Nếu là 1: 16 đầu vào số + 8 đầu ra;



Nếu là 2: 8 đầu vào số + 8 đầu ra + 2 mạch giám sát;




Nếu là 4: 32 đầu vào số;



Nếu là 5: 16 đầu vào số + 8 đầu vào tương tự;

- Ký tự thứ 10: Là chữ G không đổi.
- Ký tự thứ 11: Thể hiện số đầu vào/ra ở khe cắm G:

Nếu là 0: Không có;


Nếu là 1: 16 đầu vào số + 8 đầu ra;



Nếu là 4: 32 đầu vào số;



Nếu là 5: 16 đầu vào số + 8 đầu vào tương tự;

- Ký tự thứ 12: Thể hiện điện áp nguồn nuôi:

Nếu là LO: Điện áp 24-48VDC (Dải điện áp là 19,2-57,6V);



Nếu là HI: Điện áp 110-250VDC (Dải điện áp là 88-300V) và điện áp

120-230VAC (Dải điện áp là 96-250V);

Nếu là LOR: Có dự phịng kiểu nguồn ni LO;


Nếu là HIR: Có dự phịng kiểu nguồn ni HI.

3. Sơ đồ đấu dây mặt sau rơle:
3.1. Sơ đồ đấu nối:


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN CỬU LONG
QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG
VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RƠLE F650

3.2. Sơ đồ đấu nối vào/ra ở khe cắm F1 và F2:

Mã hiệu: MEE-QT-VH1/14
Lần ban hành: 01
Ngày hiệu lực: …/…/…
Trang/Tổng số: 25/26


×