Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI tập lớn dư LUẬN xã hội về nạn nạo PHÁ THAI SO SÁNH với HIỆN TƯỢNG xã hội TƯƠNG ỨNG bản CHẤT và CHỨC NĂNG, DUY TRÌ HAY xóa bỏ dư LUẬN xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.68 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Học kỳ 1 năm học 2021-2022
Tên chủ đề
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ NẠN NẠO PHÁ THAI. SO SÁNH VỚI HIỆN
TƯỢNG XÃ HỘI TƯƠNG ỨNG. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG, DUY
TRÌ HAY XÓA BỎ DƯ LUẬN XÃ HỘI

HÀ NỘI-2021


Tên chủ đề
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ NẠN NẠO PHÁ THAI. SO SÁNH VỚI HIỆN
TƯỢNG XÃ HỘI TƯƠNG ỨNG. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG, DUY
TRÌ HAY XĨA BỎ DƯ LUẬN XÃ HỘI
MỤC LỤC
1. Mở đầu...............................................................................................................1
2. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................2
2.2. So sánh dư luận xã hội với hiện tượng xã hội tương ứng...............................3
2.3. Bản chất và chức năng của dư luận xã hội.....................................................4
2.4. Duy trì hay xóa bỏ dư luận xã hội................................................................10
3. Kết luận...........................................................................................................12
Tài liệu tham khảo...............................................................................................13


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài


Tâm lý học xã hội có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hiện tại. Hiểu biết về xã
hội, cách thức vận hành và quy luật tình cảm của đám đơng trong xã hội có thể
khai phá phần lớn những hiện tượng lịch sử, kinh tế mà nếu thiếu nó sẽ hồn
tồn khơng thể hiểu nổi. Hippolyte Taine đôi khi đã hiểu không đầy đủ những
biến cố của cuộc Đại cách mạng Pháp, đó là vì ơng chưa bao giờ nghiên cứu tâm
hồn những đám đông trong xã hội. Trong việc nghiên cứu thời kì phức tạp ấy,
ơng đã dùng phương pháp mơ tả của những nhà tự nhiên chủ nghĩa làm hướng
đạo. Nhưng, trong những hiện tượng mà nhà tự nhiên chủ nghĩa nghiên cứu,
những lực lượng tinh thần ít có mặt. Thực ra những lực lượng tinh thần ấy, hay
còn được biết đến là cái tâm lý xã hội, mới là động lực chính của lịch sử.
Do đó, nếu chỉ đơn thuần xem xét về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu hiện tượng
tâm lý xã hội là việc nên làm. Thế nên, tôi đã chọn dư luận xã hội – một loại
hiện tượng tâm lý xã hội làm đề tài nghiên cứu. Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ
lần lượt đưa ra quan điểm của mình về dư luận xã hội (cụ thể là trong lĩnh vực
nạo phá thai), so sánh nó với hiện tượng xã hội tương ứng, khám phá bản chất,
chức năng của nó và nhận xét vị thế của nó trong thực tại xã hội hiện nay.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được xây dựng nhằm đi sâu nghiên cứu bản chất, chức năng, vai trò và
ảnh hưởng của dư luận xã hội. Từ đó, bàn luận về những vấn đề xoay quanh dư
luận xã hội, đưa ra nhận xét nên duy trì hay xóa bỏ nó.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích bản chất, chức năng, vai trị và ảnh hưởng của dư luận xã hội.
- Liên hệ lý luận đó vào thực tiễn đời sống xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dư luận xã hội về nạn nạo phá thai.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1



Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp tìm hiểu thông tin qua sách báo, tài
liệu, phương pháp điều tra thực tế, phương pháp đàm thoại.
1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa lý luận
Đem lại cái nhìn tồn cảnh về bản chất, chức năng, vai trò và ảnh hưởng của dư
luận xã hội.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra nhận xét nên duy trì hay xóa bỏ dư luận xã hội trong hồn cảnh thực tế.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Định nghĩa hiện tượng tâm lý xã hội
Hiện tượng tâm lý xã hội chính là hợp thành của hiện tượng tâm lý cá nhân (quá
trình xúc cảm, nhận thức,...). Các hiện tượng tâm lý cá nhân phản ánh cuộc
sống, màu sắc riêng của mỗi người. Tuy nhiên, con người không tồn tại độc lập
mà luôn luôn hiện diện trong các thuộc tính vận động của xã hội, gắn bó với các
mối quan hệ xã hội (gia đình, bạn bè, trường lớp,...). Trong các mối quan hệ đó,
con người tương tác với những cá thể khác, bộc lộ cái tôi, ghi dấu ấn chủ thể lên
xã hội và đồng thời cũng bị xã hội tác động ngược lại. Từ đó, tâm lý của cá nhân
một mặt chịu sự quy định của nhóm xã hội và sự tương tác xã hội, mặt khác điều
chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu và tình huống tương tác. Hệ
quả tất yếu là làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý chung ở nhiều cá nhân trong
một nhóm trong một cộng đồng, trong cả một dân tộc, thậm chí trong nhiều dân
tộc. Đó là các hiện tượng tâm lý xã hội. Tâm lý học xã hội là khoa học nghiên
cứu các hiện tượng tâm lý xã hội đó.
2.1.2. Định nghĩa dư luận xã hội
Dư luận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội. Nó bao gồm những ý kiến, thái
độ của các cá nhân trong xã hội trước những vấn đề nhức nhối mang tính thời sự
hay những vấn đề có ảnh hưởng đến quyền lợi chung của các cá nhân hay nhóm
xã hội đó. Nhìn chung, dư luận xã hội thường mang chiều hướng phán xét.
2



2.1.3. Chủ thể và khách thể của dư luận xã hội
Chủ thể của dư luận xã hội là các cá nhân hay nhóm xã hội mang dư luận xã hội,
khơng phân biệt giai cấp, tầng lớp, số lượng. Thậm chí, giữa các cá nhân hay
nhóm xã hội đó có thể tồn tại đối kháng trực tiếp về lợi ích, chỉ có chung một
điểm duy nhất chính là sự đồng điệu về ý kiến, nhận thức, tư duy về một vấn đề
trong xã hội.
Khách thể của dư luận xã hội, như đã nói ở trên, chính là điểm chung duy nhất
gắn kết các cá thể hay nhóm xã hội. Nó là những vấn đề trong xã hội, mang tính
thời sự, cấp thiết, được nhiều người biết đến và ảnh hưởng đến quyền lợi chung
của cộng đồng, ví dụ như vấn đề chính trị, văn hóa, đạo đức,...
2.2. So sánh dư luận xã hội với hiện tượng xã hội tương ứng
Các hiện tượng xã hội và hiện tượng tâm lý xã hội không ở trong một khối thống
nhất nhưng cũng không tồn tại riêng lẻ, tách rời nhau. Hiện tượng xã hội có thể
được hiểu là bất kì sự kiện, hiện tượng ngẫu nhiên nào xuất hiện trong xã hội, có
mối quan hệ mật thiết đến đời sống của con người (hiện tượng chính trị, kinh tế,
văn hóa, đạo đức,...). Cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của xã
hội, những hiện tượng này cũng biến đổi theo một quy luật. Không phải quy luật
nào cũng áp dụng cho mọi hiện tượng xã hội - Chúng mang tính đặc thù cho một
lĩnh vực xã hội nào đó.
Dư luận xã hội được lựa chọn làm ví dụ phân tích xuyên suốt trong bài tiểu luận
này là dư luận xã hội về nạn nạo phá thai. Ở đây, dư luận xã hội đóng vai trị là
hiện tượng tâm lý xã hội, cịn nạn nạo phá thai là hiện tượng xã hội. Có thể nói,
các hiện tượng xã hội chính là khởi thủy cho các hiện tượng tâm lý xã hội. Nạn
nạo phá thai gây nên trạng thái phẫn nộ, phản đối kịch liệt trong xã hội. Những
trạng thái phẫn nộ, phản đối đó chính là hiện tượng tâm lý xã hội, phản ánh hiện
tượng xã hội một cách chân thực nhất và có sự tham gia của q trình nhận thức
(lý tính lẫn cảm tính). Các hiện tượng xã hội diễn ra theo một quy luật nhất định
nhưng cũng có mặt tâm lý xã hội vì những chủ thể của chúng chính là những

con người với ý thức, tinh thần của mình.
Cũng cần thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã hội có tính độc lập tương đối với
các hiện tượng xã hội. Với tư cách là các hiện tượng thứ phát, các hiện tượng
3


tâm lý xã hội có thể tồn tại lâu hơn và tương đối bền vững, trong khi các hiện
tượng xã hội lại dễ thay đổi. Các hiện tượng tâm lý xã hội diễn ra trong cộng
đồng lại có tác động điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong cộng đồng đó và
thơng qua đó tác động ngược trở lại đến các hiện tượng xã hội.
2.3. Bản chất và chức năng của dư luận xã hội
2.3.1. Bản chất của dư luận xã hội
Dư luận xã hội là những đánh giá của người dân đối với những vấn đề mà họ
quan tâm, vì vậy, nó liên quan đến nhận thức của họ đối với những vấn đề đang
xảy ra đó. Theo lý luận về nhận thức thì đó là “một q trình phản ánh sáng tạo
thế giới khách quan gắn liền với việc nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn, là q
trình mà trong đó con người thơng qua hoạt động thực tiễn tác động lên thế giới
để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn thế giới. Như vậy, lý luận nhận thức duy vật
biện chứng khẳng định bản chất nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan
vào bộ óc con người. Nhận thức chia làm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính. Hai giai đoạn này ảnh hưởng đến sự hình thành và bản chất
của dư luận xã hội. Nếu như nhận thức cảm tính xuất phát điểm cho những tri
thức cảm tính, là những phản ánh trực tiếp, bề ngoài sự vật, hiện tượng tạo ra
những luồn dư luận, ý kiến khác nhau do những khác biệt trong khả năng nhận
thức của mỗi cá nhân thì nhận thức lý tính sẽ tạo ra sự thống nhất các luồng dư
luận, ý kiến này. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thống nhất biện chứng
với nhau, giúp thúc đẩy quá trình nhận thức, tạo điều kiện hình thành và kết thúc
quá trình dư luận. Như vậy, có thể nói, bản chất của dư luận xã hội là q trình
nhận thức lý tính và cảm tính, chịu sự điều khiển của hệ thống tư tưởng chính
thống.

Bản chất dư luận xã hội cịn được thể hiện rõ nhất trong các thuộc tính của nó:
a. Tính khuynh hướng
Dư luận xã hội thể hiện thái độ qua sự phán xét, đánh giá. Khuynh hướng chung
trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng đối với mỗi sự kiện, hiện
tượng, quá trình xã hội bao gồm tán thành, phản đối hay lưỡng lự, mang tính
chất có thể tiêu cực hoặc tích cực; tiến bộ hoặc lạc hậu… Ở mỗi khuynh hướng,

4


thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như
rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối.
Sự thống nhất hoặc xung đột trong thái độ của dư luận xã hội cũng được bộc lộ
trong tính khuynh hướng. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được
nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự
xung đột khi trong xã hội có hai loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về cùng
sự vật, hiện tượng. Nếu đồ thị có dạng hình chữ J biểu thị sự thống nhất khi
trong xã hội chỉ có một loại quan điểm có tỉ lệ số người ủng hộ cao mà thơi.
Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở
TP.HCM, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm có khoảng hơn 100.000 ca sinh,
nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương.Còn theo báo cáo của Trung tâm
Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, cứ 100 trường
hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai. Tại bệnh viện Từ Dũ, mỗi
năm tổng số sinh khoảng 45.000 người nhưng nạo phá thai hơn 30.000 người.
Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi,
trong đó số thanh niên chưa lập gia đình chiếm khoảng 30%. Dù tất cả các
trường hợp đến phá thai đều được tư vấn, nhưng vẫn có rất nhiều người quay trở
lại phá thai lần hai... Còn tại khoa KHHGĐ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung
bình mỗi năm có từ 12.000 – 15.000 ca nạo hút thai. Trong số các ca nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên có 60 – 70% là học sinh, sinh viên. Đứng trước thực

trạng này, có người bày tỏ sự tức giận, phẫn nộ trước hành động vơ nhân tính,
thiếu trách nhiệm của những bà mẹ trẻ, tước đoạt đi quyền làm người của chính
con mình. Ngược lại, có ý kiến cho rằng, nếu khơng thể đảm bảo ni dưỡng
đứa trẻ và cho nó một cuộc sống tử tế, người phụ nữ hồn tồn có quyền phá
thai. Như vậy, ở vụ việc này, dư luận xã hội đã chia làm hai khuynh hướng tán
thành và phản đối. Sự không đồng nhất quan điểm này gây ra bởi sự khác nhau
về nhân sinh quan, tình cảm, tâm lý, hiểu biết xã hội,... của mỗi cá nhân trong
cộng đồng.
b. Tính lợi ích
Như đã nói ở trên, khơng phải bất kì một sự kiện, hiện tượng ngẫu nhiên nào
trong xã hội cũng trở thành dư luận xã hội. Muốn trở thành dư luận xã hội, sự
kiện, hiện tượng đó phải ảnh hưởng đến một lợi ích chung nhất định của cộng
5


đồng trên phương diện tinh thần và vật chất. Lợi ích vật chất được thể hiện rõ
nét khi các sự kiện, hiện tượng trong xã hội có mối quan hệ mật thiết đến hoạt
động kinh tế và đời sống của con người. Nó có thể mang tính tính cực hoặc tiêu
cực. Lợi ích tinh thần xuất hiện khi những vấn đề đang diễn ra trong xã hội có
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên những quy chuẩn đạo đức, thuần phong
mỹ tục,... chung của cộng đồng.
Theo số liệu ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mỗi năm có khoảng
900 ca trẻ vị thành niên tới bệnh viện để nạo phá thai. Có những em đã phải trở
thành bà mẹ "bất đắc dĩ" khi mới 10 tuổi và có những em 15 tuổi đã nạo phá thai
2 lần. Cá biệt, có những trường hợp phát hiện có thai thì đã quá to (trên 7 tháng)
mới đến xin phá thai nhưng lúc đấy đã không thể bỏ thai được nữa... Thực trạng
này gợi lên trong cộng đồng biết bao suy nghĩ, nhức nhối và cả sự phẫn nộ, tức
giận trước hành động vô lương tâm, vi phạm nghiêm trọng hệ thống giá trị đạo
đức của xã hội.
Nhìn chung, lợi ích là điều kiện cần để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội nhưng

quan trọng chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và
mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn
ra. Bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển giữa tính
cá nhân và tính xã hội, giữa tính vật chất và tính tinh thần, giữa tính trước mắt
và tính lâu dài. Đồng thời, quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư
luận xã hội là một quá trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Khi các luồng thơng
tin ảnh hưởng đến các hành động quan tâm của công chúng, dư luận xã hội sẽ
hình thành mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng.
c. Tính lan truyền
Dư luận xã hội được coi như biểu hiện của hành vi tập thể do đó cơ sở của nó là
hiệu ứng phản xạ quay vịng, mà khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ
gây nên các chuỗi kích thích của các cá nhân khác, nhóm xã hội khác. Để duy trì
chuỗi kích thích này luôn cần các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý
của các cá nhân hay nhóm xã hội. Đối với dư luận xã hội, các nhân tố tác động
đó có thể được coi là các thơng tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động, trực tiếp
và có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thơng tin này, các nhóm cơng
chúng khác nhau sẽ cùng được lơi cuốn vào q trình bày tỏ quan tâm của mình
6


thơng qua hoạt động trao đổi bàn bạc, tìm kiếm thơng tin, cùng chia sẻ trạng thái
tâm lý của mình với người xung quanh.
Chỉ từ một bài viết trên mạng xã hội, đặt một câu hỏi vu vơ về nạn nạo phá thai:
“Thai nhi có được coi là con người hay không?” mà dư luận đã truyền tay nhau,
lây lan thông tin và chia sẻ quan điểm về vấn đề đó. Đặc biệt là khi một người
nổi tiếng tự xưng là “bác sỹ tâm lý” phát biểu góc nhìn của mình thì mọi người
có xu hướng nghe theo, hình thành nên dư luận xã hội ủng hộ việc nạo phá thai
vì họ cho rằng thai nhi vẫn chưa được coi là trẻ em, dù chưa có cơ quan chức
năng hay cơ quan có thẩm quyền ra bất kì một bộ luật nào nói về điều đó.
d. Tính dễ biến đổi

Như đã nói ở trên, do tính lan truyền của dư luận xã hội nên những người mang
dư luận hầu như bị vô thức dẫn dắt. Những hành vi của họ chịu nhiều ảnh hưởng
của tủy sống hơn là của não bộ. Ở điểm này, họ hoàn toàn giống với người
nguyên thủy, họ hành động tùy theo những ngẫu nhiên của các kích thích. Đám
đơng là con rối của mọi kích thích bên ngồi và phản ánh những biến đổi của
chúng, là nô lệ của những xung động mà họ tiếp nhận. Những tác nhân kích
thích có thể tác động lên đám đông một cách đa dạng và đám đông luôn tn
theo chúng, do vậy đám đơng cực kì dao động, dễ biến đổi. Họ có thể liên tiếp đi
qua các sắc thái tình cảm rất trái ngược nhau, nhưng bao giờ cũng chịu ảnh
hưởng của những kích thích tại thời điểm. Vì thế, tính dễ biến đổi của dư luận xã
hội được thể hiện ở các phương diện sau:
Một là, dư luận xã hội biến đổi theo thời gian. Xã hội khơng đứng n, lúc nào
nó cũng ở trong trạng thái vận động và phát triển. Bởi lẽ đó, các hệ thống giá trị,
chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục,... cũng được biến đổi sao cho phù hợp
với thời đại mới, dẫn đến sự thay đổi trong nhân sinh quan, góc nhìn của dư luận
xã hội. Thời xưa, nước ta vẫn cịn là một nước phương Đơng cổ hủ, phong kiến
cùng những quy luật hà khắc với người phụ nữ. Đàn bà khi ấy nếu bị phát hiện
phá thai sẽ bị dân làng và thậm chí chính những người thân coi là “ác quỷ”.
Ngày nay, xã hội phát triển, do ít nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Tây,
quan niệm về việc người phụ nữ phá thai cũng đã khơng cịn gay gắt. Thậm chí,
nhiều người cịn chuộng nạo phá thai khi không đủ điều kiện nuôi dưỡng đứa trẻ
(?!).
7


Hai là, dư luận xã hội biến đổi theo không gian. Mỗi vùng miền, lãnh thổ khác
nhau sẽ có hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức, quy tắc xã hội khác nhau, dẫn
đến sự đánh giá, thái độ khác nhau với cùng một sự việc, hiện tượng. Malta là
quốc gia duy nhất trong Liên minh Châu Âu cấm phá thai hồn tồn, áp dụng
hình phạt tù từ 18 tháng đến 3 năm nếu vi phạm. Tại Djibouti, việc phá thai chỉ

có thể được thực hiện để "giữ gìn sức khỏe" - theo Trung tâm Quyền sinh sản. Ở
El Salvador, việc quốc tế chỉ trích hình sự hóa những người phá thai đã khiến 27
phụ nữ bị bỏ tù, một số nhận án lên tới 30 năm. Tuy nhiên, việc phá thai lại
được chấp nhận ở hầu hết các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Bắc Á cũng như
Campuchia, Guyana, Mozambique, Nam Phi, Uruguay và Việt Nam. Hầu hết
các nước EU cho phép phá thai theo yêu cầu khi thai nhi từ 10 hoặc 14 tuần tuổi,
bao gồm Pháp, Bỉ, Đan Mạch và Hy Lạp. Hà Lan có luật phá thai tự do nhất,
cho phép phá thai "theo yêu cầu".
e. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã
hội
Trong một quần tụ người, một sự gợi ý tuy nhỏ nhưng sức lan truyền rất lớn, nó
định hướng nhanh chóng tình cảm của dư luận xã hội theo một chiều nhất định.
Dù ta giả định những người mang dư luận xã hội có đặt mình vào vị trí trung lập
đến mấy thì họ vẫn thường ở trong trạng thái chờ đợi, làm cho sự gợi ý trở nên
dễ dàng lây nhiễm hơn bao giờ hết. Gợi ý đầu tiên được đưa ra, qua tính lan
truyền, nó lập tức được áp đặt vào bộ não, và ngay tức khắc sự định hướng được
thiết lập. Bởi lẽ đó, sự phản ánh của dư luận xã hội có thể đúng hoặc sai do đó
khơng nên tuyệt đối hóa khả năng nhận thức từ dư luận xã hội. Chân lý của dư
luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Khơng phải lúc nào
dư luận của đa số cũng đúng hơn của thiểu số. Cái mới lúc đầu thường chỉ có
một số người nhận thấy, do đó dễ bị đa số phản đối. Đối với những vấn đề trừu
tượng, phức tạp, dư luận của giới trí thức, của những người có trình độ học vấn
cao thường chín chắn hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
Về chế độ phá thai ở Việt Nam, một số bộ phận thiếu hiểu biết đã tun truyền
về việc bỏ thai khơng tổn thương gì cho mạng sống, nạo thai là tôn trọng phụ nữ
hay tung tin về những phương pháp nạo thai “tại gia” hết sức kì dị như uống
nước lạnh, uống thuốc tránh thai,... Những dư luận chúng tạo ra tác động đến
8



tâm lý và sức khỏe của chính những bà bầu, đi sai lệch khỏi hệ thống giá trị,
chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nhưng một số ít cơng dân học vấn thấp đã tin
vào dư luận do chúng tạo ra gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe tinh thần và vật
chất, lan truyền những dư luận sai lệch. Như vậy, không phải thông tin nào của
dư luận xã hội đều đúng tuyệt đối. Trình độ học vấn, hệ tư tưởng có ảnh hưởng
lớn đến dư luận xã hội quyết định tính chất tốt xấu, lợi hại của dư luận xã hội.
2.3.2. Chức năng của dư luận xã hội
a. Điều hịa xã hội và điều chỉnh hành vi
Mỗi nhóm xã hội khác nhau trong một xã hội sẽ có cơ cấu khác nhau, từ đó dẫn
đến sự khác biệt trong nhân sinh quan và thái độ, đánh giá đối với cùng một sự
kiện, hiện tượng, nhất là những vấn đề có mối quan hệ mật thiết đến lợi ích của
nhóm xã hội đó. Chính vì sự khác biệt kể trên, các nhóm xã hội đã tìm đến nhau,
trao đổi, thảo luận đi tìm một đáp án chung, hình thành nên dư luận xã hội.
Trong quá trình trao đổi, bàn bạc đó bất kỳ một nhóm xã hội nào cũng phải tự
nhìn nhận về lợi ích của mình trong tương quan so sánh với lợi ích của các
nhóm khác và lợi ích chung của xã hội. Từ đó, ý kiến, phán xét, thái độ kiến
nghị được đưa ra không chỉ xuất phát từ nhóm cục bộ mà đã hàm chứa trong đó
lợi ích chung. Dư luận xã hội thường phản ánh lợi ích và quan điểm của các
nhóm lớn trong xã hội đồng thời thoả mãn một cách hợp lý lợi ích và quan điểm
của các nhóm khác trong xã hội. Đây chính là cơ sở cho việc điều hồ các mối
quan hệ xã hội và ổn định trong quá trình phát triển đời sống của đất nước.
Dư luận xã hội sử dụng thái độ, phán xét của mình gây ảnh hưởng lên các cá thể.
Những thái độ, phán xét ấy có cơ sở là những quy chuẩn được nhiều người trong
xã hội thừa nhận. Đó có thể là sự lên án với những hành vi xấu, có thể là sự
khuyến khích với những nghĩa cử đẹp, cho các cá thể hoặc động lực để tiếp tục
sống tốt, hoặc bài học răn đe. Từ đó, các cá thể tự điều chỉnh hành vi sao cho
phù hợp với hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức chung của cộng đồng. Qúa
trình điều chỉnh này là q trình xã hội hóa cá nhân. Trải qua một thời gian nhất
định cá nhân sẽ cảm nhận được những điều nên và không nên, những hành
động, cư xử chấp nhận được trong cuộc sống chung của họ. Các quá trình này

đều diễn ra trong cơ chế giao tiếp của nhóm nhỏ, nơi mà cá nhân thực hiện các
hành vi và nhận được sự phán xét đánh giá của dư luận. Nếu coi hệ thống giá trị
9


chuẩn mực là sự kiện đã định hình trong xã hội thì sự phán xét đánh giá của dư
luận được coi như lời nhắc nhở, khuyến cáo con người quay trở về với khn
mẫu hành vi đã có phù hợp với các giá trị chuẩn mực văn hóa của cộng đồng
người. Dư luận xã hội chính là cơng cụ thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
trong thời đại mới.
Khi những số liệu đáng lo ngại về hiện tượng phá thai được tung ra, nó trở thành
một hiện tượng xã hội xấu nên dư luận xã hội xuất hiện sự phê phán, chỉ trích.
Từ đó, những người mẹ nếu khơng muốn vấp phải làn sóng phản đối gắt gao từ
cộng đồng thì hoặc khơng được phép phá thai, hoặc phải sử dụng biện pháp
tránh thai khi quan hệ tình dục. Dư luận đã lên án những hành vi vô nhân tính,
thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm của những cặp đơi bng thả, bừa bãi trong đời
sống tình dục, cho họ biết cái sai để không bao giờ phạm phải cái sai đó nữa.
b. Tư vấn giải pháp cho các nhà quản lý
Bên cạnh chức năng giáo dục, điều chỉnh hành vi của các cá nhân, điều tiết các
mối quan hệ xã hội, dư luận xã hội còn tư vấn giải pháp phù hợp với ý chí,
nguyện vọng của quần chúng cho các nhà quản lý. Khi cộng đồng phản ánh, bức
xúc trước số liệu quá nhức nhối của nạn nạo phá thai, các nhà quản lý và các cơ
quan có thẩm quyền bắt đầu lên tiếng và giải quyết theo nguyện vọng của người
dân. rung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tổ chức đào tạo nghiệp vụ tư vấn
lồng ghép sức khỏe sinh sản – sức khỏe tình dục cho cán bộ làm cơng tác chăm
sóc sức khỏe sinh sản để thực hiện tư vấn tại các điểm dịch vụ, tổ cức các hoạt
động lồng ghép các kiến thức về giới và tình dục tuyên truyền trong cộng đồng
dân cư và các trường học, đưa kiến thức về giới vào buổi học ngoại khóa, sinh
hoạt câu lạc bộ của đồn thanh niên. Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe
sinh sản đã xây dựng kế hoạch tổng thể với mục tiêu chiến lược: tình trạng sức

khỏe của người dân được cải thiện rõ rệt, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiếp tục giảm sinh, nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em,
tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người cao tuổi, thanh thiếu niên..
2.4. Duy trì hay xóa bỏ dư luận xã hội
Gustave Le Bon từng bày tỏ thái độ của mình với sự khắc nghiệt của dư luận xã
hội: “Ta thấy đám đông trong phút chốc chuyển đổi từ thái độ hung bạo đẫm
10


máu nhất sang độ lượng hay anh hùng tuyệt đối nhất. Đám đông rất dễ trở thành
đao phủ, nhưng trở thành kẻ tử vì đạo cũng chẳng kém dễ dàng”. Dư luận xã hội
được coi như một con dao hai lưỡi, có thể vừa khuyến khích, cổ vũ những hành
động đẹp, nhưng cũng có thể vừa xúi giục, chứa chấp những hành vi xấu. Nó có
thể cứu sống một con người, nhưng cũng có thể đẩy người đó xuống bờ vực
thẳm. Tác động của dư luận xã hội lên cá thể là vô cùng mạnh mẽ. Nếu sự tác
động ấy mang tính chất động viên, khuyến khích lối sống đẹp hay răn đe, sửa
chữa những hành vi xấu “đúng người, đúng tội” thì sẽ để lại kết quả rất tích cực
cho xã hội. Nhưng, nếu chỉ vì một tin đồn chưa rõ thực hư, đám đơng cùng với
tính dễ bị kích động, dễ bị định hướng mà hình thành nên dư luận xã hội mang
tính chất cơng kích những người vơ tội, đẩy họ vào bước đường cùng thì chẳng
khác nào một tội ác.
Cụ thể ở đây, dư luận bức xúc vì tỉ lệ nạo phá thai ngày càng tăng lên trong khi
số tuổi của người phụ nữ khi thực hiện nạo phá mỗi lúc một giảm xuống. Một
mặt, dư luận xã hội giúp răn đe những cặp đôi đã, đang và sẽ có ý định nạo phá
thai, giúp họ tự điều chỉnh hành vi của mình, sống có trách nhiệm hơn với bản
thân và với cộng đồng, tạo ảnh hưởng tích cực đến chuẩn mực và các hệ thống
giá trị chung. Mặt khác, dư luận xã hội lại thiếu đi sự thông cảm khi lên án quá
mạnh mẽ những trường hợp bất khả kháng, buộc phải phá thai như bị hiếp dâm
dẫn đến mang bầu khi chưa đủ tuổi, thai nhi bị dị tật, bị bệnh,... Sự cơng kích có
phần cực đoan và gay gắt của dư luận xã hội đã đẩy những người phụ nữ đáng lẽ

phải nhận được sự chia sẻ và đồng cảm tìm đến cái chết.
Bởi lẽ đó, dư luận xã hội mang tính hai mặt. Chúng ta khơng thể hồn tồn dung
túng nó, cũng khơng nên hồn tồn xóa bỏ nó. Để có thể giữ dư luận xã hội ở
trạng thái cân bằng và mang lại hiệu quả tốt nhất cho xã hội, thiết nghĩ, đầu tiên
những người mang dư luận xã hội phải có nhân sinh quan đúng đắn. Khi những
cá thể đó giữ cho mình một cái đầu lạnh, khơng dễ bị “dắt mũi” hay định hướng,
họ sẽ bảo đảm được thái độ khách quan, biết nhận thức, tư duy, không hành
động bồng bột theo cảm xúc. Cần đảm bảo các công tác nắm bắt tình hình dư
luận xã hội ln được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục, đội ngũ cộng
tác viên dư luận xã hội và hệ thống tuyên giáo quận đã chủ động nắm bắt kịp
thời thông tin, tình hình dư luận trong bằng nhiều hình thức khác nhau và phù
11


hợp, thuyết phục, qua đó có thể hạn chế khơng để người dân bị lơi kéo, kích
động tham gia tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự tại như phong trào biểu
tình “My body, my choice” chống lại lệnh cấm phá thai ở Mỹ. Bên cạnh đó cần
triển khai đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa các giải pháp đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái trong xã hội nhất là liên quan tới những thông tin tiêu cực,
thông tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội vì hiện nay cơng nghệ phát triển
thì dư luận xã hội trên các mạng xã hội cũng được lan truyền nhanh chóng hơn.
Cũng theo đó cần thực hiện đổi mới công tác nghiên cứu và nắm bắt dư luận xã
hội tốt hơn, chủ động cung cấp thông tin để kịp thời định hướng về tư tưởng cho
cán bộ, đảng viên và dư luận quần chúng nhân dân và sớm phát hiện tình hình,
kịp thời xử lý các vấn đề phức tạp trong xã hội cụ thể là nạn nạo phá thai, xử lý
vấn đề nhạy cảm phát sinh trên địa bàn, khơng để hình thành các điểm nóng gây
ra những ảnh hưởng xấu cho nhà nước và xã hội.
3. KẾT LUẬN
Dư luận xã hội đơi khi phó mặc cho những bản năng thấp hèn, thì đơi lúc cũng
nêu gương trong những hành vi đạo đức cao cả. Nếu như tính vơ tư, cam chịu

cho một lý tưởng khơng tưởng hay lòng tận tụy với những vấn đề thực ra không
quá can thiệp trực tiếp vào quyền lợi của họ như vấn nạn phá thai, là những đức
hạnh đạo đức, thì có thể nói rằng, đám đơng có những đức hạnh ấy ở một mức
độ mà các nhà hiền triết khôn ngoan nhất cũng hiếm khi đạt được. Tất nhiên,
những người mang dư luận xã hội đôi khi bày tỏ thái độ, tình cảm của mình một
cách chủ quan, vô thức, song, điều ấy cũng không quá quan trọng. Nếu họ đã đơi
lúc suy luận, thì có lẽ chẳng có nền văn mình nào được phát triển trên bề mặt
hành tinh của chúng ta, và nhân loại sẽ không có lịch sử.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Gustave Le Bon, Tâm lý học đám đông, NXB Tri thức, 2008.
Mai Quỳnh Nam, Dư luận xã hội: mấy vấn đề về lý luận và phương pháp
nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, Số 1/1995.
Gorskov.M.K, Dư luận xã hội: lịch sử và hiện đại, NXB Tri thức, 1998.
Korobeinhikov.V.S, Bản chất và chức năng của dư luận xã hội, NXB Khoa học,
1988.
Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn, Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Sư Phạm
Hà Nội, 2011.
Bùi Văn Huệ (chủ biên), Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2003.
/>
13




×