Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hãy trình bày và giải thích định hướng quản trị chuỗi cung ứng anhchị cho biết dịch covid 19 ảnh hưởng đế chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp việt nam như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.72 KB, 10 trang )

Câu 1 : Hãy trình bày và giải thích định hướng quản trị chuỗi cung ứng.
Anh/chị cho biết dịch Covid 19 ảnh hưởng đế chuỗi cung ứng đối với các
doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
1.1.Định hướng quản trị chuỗi cung ứng.
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là quản lý cung và cầu cho toàn bộ hệ thống của
doanh nghiệp, bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và
quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, sản xuất và
hoạt động Logistics. Việc quản trị yêu cầu sự phối hợp giữa các đối tác trong một
chuỗi cung ứng tồn diện để đem lại sự hài lịng cho khách hàng.
Giá trị của chuỗi cung ứng = Giá trị của khách hàng – Chi phí của chuỗi cung
ứng
Với chuỗi cung ứng hồn hảo, doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh
trong đó có thể kể đến lợi thế về chi phí, giá thành trên một đơn vị sản phẩm, kèm
theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng của khách hàng.
Có thể thấy, quản trị chuỗi cung ứng là một hoạt động cực kỳ quan trọng, giúp giải
quyết cả vấn đề đầu vào – đầu ra của doanh nghiệp thơng qua cách tích hợp hiệu
quả giữa các lĩnh vực sản xuất, vận tải, cung ứng, kho bãi và bán lẻ.
Trên thực tế, trong quản trị chuỗi cung ứng, các nhà quản trị ln tìm tịi, áp dụng
các mơ hình quản trị khác nhau nhằm tìm ra mơ hình tốt nhất, tối ưu nhất cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Trong đó, 2 mơ hình quản trị chuỗi cung ứng phổ biến nhất trong thực tế phải kể
đến như:
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng giản đơn


Mơ hình đơn giản, cơng ty sản xuất chỉ mua nguyên liệu, vật tư từ một nhà cung
cấp, sau đó tự làm sản phẩm. Họ cũng là người trực tiếp bán hàng hóa cho người
sử dụng.
Trong trường hợp này, cơng ty sản xuất chỉ xử lý khâu mua nguyên liệu, sản xuất
sản phẩm bằng một hoạt động, tại thời điểm nhất định.
Mơ hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp


Trong mơ hình quản trị phức tạp, cơng ty sẽ mua vật tư, nguyên liệu từ các nhà
cung cấp, phân phối hoặc từ các nhà máy có đặc điểm tương đồng với nhà sản
xuất. Những nguyên liệu, vật tư này chính là thành phẩm của nhà cung ứng.
Ở mơ hình này, hệ thống quản trị chuỗi cung ứng sẽ xử lý việc mua sản phẩm trực
tiếp hoặc qua trung gian. Sau đó tạo ra sản phẩm đưa tới nhà máy tiếp theo để sản
xuất ra sản phẩm hồn thiện. Cơng ty sản xuất sẽ thực hiện công tác bán, vận
chuyển sản phẩm trực tiếp tới tay khách hàng hoặc thông qua các kênh bán hàng
khác nhau.
Ngoài ra, các đơn hàng đặt sẽ tới từ các địa điểm khác nhau. Đòi hỏi cơng ty sản
xuất phải có danh mục hệ thống hàng hóa, dịch vụ phân phối cụ thể.
1.2.Dịch Covid 19 ảnh hưởng đế chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp Việt
Nam.
Thời gian qua, những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 đã khiến thế giới
phải đặt ra vấn đề về tăng cường quản trị nhằm tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung
ứng, làm ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển hàng hóa.
Theo PwC Việt Nam (2020), sự lây lan của Covid- 19 đã và đang làm gián đoạn
phương pháp vận hành chuỗi cung ứng tồn cầu khiến DN khó mơ hình hóa và


đánh giá rủi ro. Chuỗi cung ứng của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều
bị tác động nghiêm trọng.
Đối với Việt Nam, ảnh hưởng rõ nhất của đại dịch Covid-19 đến chuỗi cung ứng
tập trung vào một số lĩnh vực là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: Sản xuất
linh kiện điện tử, dệt may, nơng sản...
Cụ thể, đối với DN sản xuất, tình trạng phong tỏa đối với các nhà cung cấp ở nước
ngoài do đại dịch Covid-19, đã ảnh hưởng đến đầu vào cả về nguyên liệu và linh
kiện từ các nhà cung cấp nước ngoài, khiến chuỗi giá trị điện tử của Việt Nam chịu
tác động, cùng với đó làm gián đoạn dịch vụ kho vận, ảnh hưởng đến cả việc vận
chuyển nguyên vật liệu thô và linh kiện điện tử và phân phối sản phẩm cuối cùng
đến tay người tiêu dùng.

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các khách hàng lớn của các nước xuất khẩu hàng
dệt may ở châu Á, trong đó có Việt Nam đã giảm đến 70% trong nửa đầu năm
2020 do nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh khi mà các biện pháp phong tỏa
được Chính phủ các nước áp dụng, từ đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng, cung cấp
nguyên liệu thô phục vụ sản xuất hàng dệt may.
Câu 2 : Hãy trình bày và giải thích các kiểu mua hàng trong thị trường các tổ
chức. Theo anh/chị kiểu mua nào thì phức tạp hơn? Tại sao?
2.1.Các kiểu mua hàng trong thị trường các tổ chức:
Hành vi mua của các doanh nghiệp sản xuất
Những người tham gia vào thị trường mua sắm tư liệu sản xuất mang tính chuyên
nghiệp. Số lượng hàng tư liệu sản xuất trong mỗi lần mua sắm phụ thuộc vào tình
huống mua. Căn cứ vào tính chất của việc mua, khối lượng thông tin mua và các
dạng thông tin cần thiết, số lượng của những lựa chọn được người mua xem xét.


Các dạng chính của việc mua sắm tư liệu sản xuất:
Mua lặp lại khơng có sự thay đổi
Mua lặp lại có sự thay đổi
Mua cho nhu cầu mới
Những người tham gia vào quá trình mua
Người sử dụng là người sử dụng tư liệu sản xuất, trong nhiều trường hợp họ đóng
vai trị là người khởi xướng nhu cẩu về tư liệu sản xuất cần mua sắm.
Người ảnh hưởng là những người có ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm.
Người quyết định là những người đóng vai trị quyết định việc lựa chọn mặt hàng
là những người cung ứng họ là những người có thẩm quyền của tổ chức mua.
Người mua là những người trực tiếp làm nhiệm vụ giao dịch, mua sắm tư liệu sản
xuất. Họ giữ vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm bán hàng, các điều
kiện liên quan thời hạn giao hàng và phương thức thanh toán.
Hành vi mua của tổ chức thương mại
Quyết định mua hàng của những người buôn bán trung gian

Tương tự như các tổ chức khác người bán buôn trung gian phải lựa chọn mua hàng
của người cung ứng nào, giá cả ra sao và theo những điều kiện nào. Ngồi ra, họ
cịn phải thơng qua những quyết định sẽ kinh doanh những chủng loại hàng hóa
nào.
Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó xác định vị trí của người bán buôn trung
gian trên thị trường.


Những người tham gia vào quá trình mua hàng của các tổ chức thương mại
Ở những doanh nghiệp gia đình nhỏ người chủ trực tiếp lựa chọn và mua hàng.
Ở những doanh nghiệp lớn thì việc mua hàng là chức năng của những người
chuyên trách làm việc này.
Các cửa hàng bách hóa siêu thị các nhà bán sỉ và các cơ quan khác thực hiện việc
mua hàng theo những cách khác nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua của tổ chức thương mại
Những người bán buôn trung gian cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố như : môi
trường xung quanh, những đặc điểm của tổ chức, quan hệ cá nhân về những đặc
điểm của cá nhân.
Thị trường và hành vi mua của các tổ chức, cơ quan Nhà nước
Thị trường các tổ chức, cơ quan nhà nước bao gồm những tổ chức của Chính phủ
cùng các cơ quan địa phương mua hay thuê những mặt hàng cần thiết cho họ để
thực hiện những chức năng cơ bản của mình theo sự phân cơng của chính quyền.

Quyết định mua của thị trường các tổ chức Nhà nước
Việc mua hàng nhân danh các cơ quan Nhà nước bao gồm rất nhiều chủng loại
hàng dịch vụ mà theo ý kiến những người tuyển chọn cần thiết để đạt được những
mục tiêu đề ra cho đất nước.
Những người tham gia vào quá trình mua của các tổ chức nhà nước



Việc mua hàng thường do các bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của chính
các tổ chức cơ quan nhà nước đảm nhiệm theo trách nhiệm và quyền hạn đã được
nhà nước quy định.
Nhà nước từ trung ương đến địa phương, đảm nhiệm các chức năng xã

hội giao

phó cho họ, gồm các tổ chức dân cư (các Bộ, ban ngành, tổ chức hành chính các
cấp), các cấp quân sự (Bộ Quốc phòng, Binh chủng, Quân chủng và Tổ chức quân
sự cao cấp), các trường học, bênh viện,…
Quá trình mua
Việc mua sắm của các cơ quan Nhà nước được thực hiện bằng hai con đường chủ
yếu: Phương pháp đấu thầu công khai hay phương pháp hợp đồng ký kết theo các
kết quả thương lượng.
Khi thực hiện phương thức đấu thầu công khai, các tổ chức mua của nhà nước yêu
cầu những người cung ứng có trình độ chun mơn gửi đơn chào hàng, mô tả chi
tiết nội dung mua bán và các điều kiện giao dịch. Hợp đồng thường được trao cho
những người có giá chào hàng thấp nhất. Trong trường hợp này người cung ứng
phải cân nhắc khả năng đáp ứng các yêu cầu của người mua về hàng hóa bao gồm:
những yêu cầu về đặc tính kỹ thuật, yêu cầu về chào hàng để thắng trong trường
hợp đấu thầu.
Khi sử dụng phương pháp hợp đồng theo các kết quả thương lượng, tổ chức mua là
nhà nước thường làm việc với một hay nhiều doanh nghiệp và tiến hành thương
lượng trực tiếp để ký hợp đồng với một doanh nghiệp trong số đó theo các điều
kiện đã được

hai bên nhất trí. Phương pháp này thường được sử dụng cho những

dự án phức tạp, địi hỏi chi phí lớn về nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm và mức độ rủi
ro cao. Việc thi hành hợp đồng được kiểm soát thường xuyên và trong trường hợp

cung ứng thu được lợi nhuận quá mức thì hợp đồng có thể xem xét lại. Nhiều


doanh nghiệp cung ứng hàng cho các tổ chức của Chính phủ do một số ngun
nhân đã khơng đáp ứng được nguyên tắc marketing trong hoạt động của mình. Vì
cho rằng tổng chi phí cho các cơ quan nhà nước do các quan chức dân cử xác
định, mua sắm chỉ tập trung vào vấn đề giá cả, vì thế nên ngày càng có nhiều
doanh nghiệp bắt đầu thành lập những bộ phận chuyên trách marketing, chịu trách
nhiệm về công tác cung ứng cho các cơ quan nhà nước.
Hành vi mua của các doanh nghiệp sản xuất là kiểu mua phức tạp hơn 2 kiểu mua
cịn lại vì hành vi mua của các doanh nghiệp sản xuất bao gồm tất cả các cá nhân
và tổ chức mua sắm hàng hóa dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra hàng hóa
khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho người khác như: Nơng lâm ngư nghiệp;
cơng nghiệp khai khống; xây dựng; công nghiệp chế biến; giao thông vận tải;
thông tin liên lạc; cơng trình cơng cộng; ngân hàng; tài chính bảo hiểm; dịch vụ,…
Hành vi mua của các doanh nghiệp sản xuất bao gồm 8 giai đoạn phức tạp hơn so
với các kiểu hành vi mua trong thị trường tổ chức còn lại, bao gồm :
Giai đoạn 1: Nhận thức vấn đề
Giai đoạn 2: Mô tả khái quát nhu cầu
Giai đoạn 3: Đánh giá các đặc tính tư liệu sản xuất
Giai đoạn 4: Tìm kiếm người cung ứng
Giai đoạn 5: Yêu cầu chào hàng
Giai đoạn 6: Lựa chọn nhà cung ứng
Giai đoạn 7: Làm thủ tục đặt hàng
Giai đoạn 8: Đánh giá việc thực hiện


Câu 3 : Hãy trình bày và giải thích các tiêu chuẩn dùng để định vị trong thị
trường các tổ chức. Nêu ví dụ minh họa cho từng tiêu chuẩn đó.
Định vị trên thị trường là việc đưa các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó quên về sản phẩm

của doanh nghiệp vào tâm trí khách hàng bằng các chiến lược marketing mix hiệu
quả.
Các tiêu chuẩn dùng để định vị trong thị trường các tổ chức:
Thuộc tính, lợi ích sản phẩm:
Thuộc tính sản phẩm là các thành phần của sản phẩm mơ tả các tính năng của nó.
Các thuộc tính của sản phẩm là cụ thể, khách quan và có thể quan sát được.
Những thuộc tính này sẽ khơng thay đổi. Nhưng dựa trên mỗi chiến dịch, tệp
khách hàng & thương hiệu, bạn có thể chọn ra những nhóm thuộc tính nhất định để
tập trung.
Mặt khác, lợi ích của sản phẩm là những tính năng quan trọng nhất đối với khách
hàng. Thông thường, đây là những khái niệm và thay đổi theo từng người mua sắm
hoặc phân khúc khách hàng.
Ví dụ : Cần phải xác định được lợi ích mà sản phẩm bạn đang cung cấp cho người
dùng so với tốc độ tăng trưởng nhu cầu trên thị trường như thế nào? Thỏa mãn nhu
cầu cơ bản và nâng cao hay không?
Giá trị thương hiệu:
Thông thường, việc xác định vị thị trường được thực hiện qua việc khảo sát định
tính hoặc định lượng các đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, việc đầu tư chi phí


khảo sát hiện nay khá tốn kém, nên sẽ rất khó để các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu
thập được dữ liệu đánh giá tốt nhất.
Sự khác biệt của thương hiệu luôn là yếu tố hàng đầu khi bắt tay vào định vị thị
trường. Bằng việc phân tích chiến lược từ đối thủ về các kênh truyền thông, đối
chiếu và so sánh để tìm cho thương hiệu một hướng đi thật sự khác biệt.
Cụ thể, các tổ chức cần so sánh các yếu tố sau:
Ý nghĩa thông điệp của bạn so với đối thủ
Giá trị cốt lõi của sản phẩm có trùng lặp với đối thủ?
Đối chiếu bộ nhận diện thương hiệu hiện tại của bạn so với đối thủ
Mức độ tương tác các ấn phẩm truyền thông so với đối thủ như thế nào?

Ví dụ : So với các đối thủ trên thị trường giá trị thương hiệu của cơng ty bạn mang
lại có khác biết hay khơng? Nó có dễ nhận diện trên thị trường hay khơng?
Chất lượng trải nghiệm:
Trải nghiệm khách hàng là toàn bộ mối quan hệ kinh doanh từ thời điểm ai đó lần
đầu tiên nghe về thương hiệu trực tuyến, cho đến khi họ nghiên cứu thông tin về
công ty, đọc nội dung mà thương hiệu chia sẻ, liên hệ với nhóm bán hàng và trở
thành khách hàng.
Ví dụ : Chất lượng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn đạt
chuẩn, nổi bật trên thị trường hay khơng? Vị trí trí bạn đứng trên thị trường là bao
nhiêu?
Sử dụng, ứng dụng sản phẩm:


Hỗ trợ khách hàng là một loạt các dịch vụ khách hàng để hỗ trợ khách hàng trong
việc sử dụng hiệu quả chi phí và sử dụng đúng sản phẩm.
Về công nghệ, các sản phẩm như điện thoại di động, tivi, máy tính, sản phẩm phần
mềm hoặc các mặt hàng điện tử hoặc cơ khí khác, nó được gọi là hỗ trợ kỹ thuật.
Ví dụ : Cung cấp cho người dùng thơng tin về mục đích, hướng dẫn cách sử dụng
sản phẩm thật cụ thể nhất.
Đối thủ cạnh tranh:
Việc hiểu được những chiến lược, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh sẽ
giúp các tổ chức dể dàng trong việc định vị thị trường.
Khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh, các tổ chức nên ghi nhớ một số lưu ý
sau:
Mục tiêu: Thị phần mà đối thủ cạnh tranh đang có và tốc độ phát triển của các đối
thủ đó ra sao.
Lịch sử hình thành: Những sự nỗ lực của đối thủ về thông điệp, nội dung, tiếp thị
trong quá khứ có được đón nhận nồng nhiệt hay không.
Chiến lược: Nghiên cứu những chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi của đối thủ
mang lại hiệu quả cao.

Khán giả: Sự tương tác, tín nhiệm của người dùng đối với sản phẩm/dịch vụ của
đối thủ. Các tính năng website hay truyền thơng xã hội của đối thủ như thế nào, có
đủ mạnh trên thị trường.
Ví dụ : cần phải đem lại cho người dùng suy nghĩ sản phẩm của thương hiệu mình
tốt hơn, chất lượng hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.



×