Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

chuong 1 vấn đề GIÁO dục GIỚI TÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN VTV HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.23 KB, 37 trang )

Chương I : Lý luận chung về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên
1.1.Khái qt đặc điểm văn hóa xã hội Việt Nam với vấn đề giáo dục giới tính
Ở Việt Nam, cho đến đầu thập kỷ 1990, giáo dục giới tính chưa bao giờ
được đặt ra. Trong thời kỳ đó GDGT cho TTN bị coi là khơng cần thiết bởi một
quan niệm đơn giản rằng chúng chưa cần có kiến thức về tình dục vì chúng chưa
được phép. Tình dục chỉ được phép xảy ra trong hơn nhân giữa những người đã
trưởng thành. Hơn nữa, lý tưởng vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cùng với sự
khó khăn sau hai cuộc kháng chiến trường kỳ đã khiến vấn đề tình dục trở nên mờ
nhạt bên cạnh vấn đề cơm áo hàng ngày. Những thay đổi về kinh tế và xã hội từ khi
Đổi mới đã dẫn đến nhiều thay đổi trong quan niệm tình dục. Quan hệ tình dục
trước hơn nhân và đi kèm với nó là sự gia tăng nạo phá thai của vị thành niên, tiếp
đó là sự bùng nổ của dịch HIV/AIDS. Các băn khoăn về đạo đức vẫn còn nhưng
những lo ngại về sức khỏe đã thắng thế. Năm 1994 GD tình dục đã bắt đầu manh
nha, chương trình giáo dục thử nghiệm về dân số và đời sống được đưa vào một số
trường phổ thơng trung học.
Trên bình diện văn hóa đạo đức, hệ tư tưởng Nho giáo sau quá trình phát
triển hàng ngàn năm, đã trở thành một học thuyết chính trị, một hệ thống đạo đức
xã hội, một triết lý sống có ảnh hưởng sâu sắc lan rộng cả khu vực Đơng Bắc Á
rộng lớn, đã chính thức được vua Lý Thánh Tông tiếp nhận vào nước Đại Việt từ
thế kỷ XI, từ đó Nho giáo đã dần dần trở thành nền tảng cho hệ tư tưởng chính
thống qua các triều đại và đóng vai trị quan trọng trong đời sống chính trị xã hội ở
nước ta nhiều thế kỷ. Các tín điều Nho giáo đã trở thành cơ sở cho các chuẩn mực
đạo đức điều tiết hành vi hàng ngày của cá nhân. Người đàn ông được dạy hành xử
trở thành người tài giỏi theo các quy tắc của « Tam cương », « Ngũ thường », « tu
thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ ». Để người phụ nữ xứng đáng với đàn ông,
1


Nho giáo đặt ra « Tam tịng », « Tứ đức »… « Nho giáo khẳng định một trật
tự nam tơn, nữ ti. Tình dục trong con mắt của bậc đại nho là thấp kém, đáng phải
bị kiểm soát chặt chẽ. Tình dục của phụ nữ đồng nghĩa với sinh đẻ. Phụ nữ quan


hệ tình dục ngồi mục đích sinh đẻ là dâm đãng » [18, trg 41].
Với xã hội Việt Nam hiện nay, Nho giáo vẫn tiếp tục tồn tại như một hệ tư
tưởng trong nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các khuôn mẫu
giới và nhận thức, thái độ đối với tình dục. Khi nói đến các gia đình « gia giáo »
trong xã hội hiện đại là nói đến những quy tắc gia đình chuẩn mực bắt nguồn từ
Nho giáo. Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, tinh thần Nho giáo vẫn tồn tại một cách
dai dẳng. Thế hệ các bậc cha mẹ hôm nay chịu ảnh hưởng tinh thần Nho giáo từ
thế hệ ơng cha đi trước, vì vậy sự cấm đốn, dè dặt trước sự tị mị của con trẻ về
tình u, tình dục vẫn khơng thay đổi. Sự tác động của đời sống xã hội hiện đại tạo
cho mỗi gia đình sự cởi mở trong nhận thức về giới tính nhưng bản thân những
người trưởng thành vẫn chưa tìm được cách tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn trong
cuộc nói chuyện với con em mình.
1.2. Giới tính và các khái niệm liên quan đến giới tính
- Khái niệm giới tính
Theo wikipedia, giới tính là một khái niệm xuất phát từ môn sinh học, chỉ
những đặc điểm khác biệt về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năng sinh sản của
nam giới và nữ giới. Đây là những đặc điểm khác biệt chỉ có ở phụ nữ hoặc nam
giới. Cụ thể là phụ nữ mang thai, sinh con, cho con bú, nam giới có râu, sản xuất ra
tinh trùng để thụ thai… Những khác biệt nêu trên giữa phụ nữ và nam giới gọi là
khác biệt sinh học, mang tính tự nhiên. Sự khác biệt sinh học giữa phụ nữ và nam
giới được gọi là giới tính.

2


Theo SEAGEP (Chương trình bình đẳng giới khu vực Đơng Nam Á thuộc
Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2001) định nghĩa : Giới tính là
sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ khơng thể thay đổi được. Chỉ
có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ
sở giới tính. Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý có thể là

do các đặc điểm giới tính.
Hai định nghĩa trên đều chỉ ra rằng con người mới sinh ra đã có những đặc
điểm về giới tính. Giới tính thể hiện tính ổn định, bất biến.
Nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý – y học – giáo dục Nguyễn Khắc Viện
quan niệm giới tính được hình thành từ nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội:
“Giới tính được coi như là một khái niệm sinh học đực và cái, nhưng ở con người
mang tính xã hội rõ rệt, sự phân chia giới tính khơng chỉ phân chia trong hoạt động
lao động mà còn cả trong các lĩnh vực khác như : gia đình, phong tục, tập quán…
Nếu như ở các sự vật khác sự phân chia giới tính mang tính chất tự nhiên thuần túy
thì ở con người mang tính chất xã hội rõ rệt” [6, trg15]. Quan niệm này phản ánh
nội hàm của giới tính rộng hơn. Phân tích khái niệm thấy rằng: xét theo nguồn gốc
sinh học thì giới tính được quy định bởi nhiễm sắc thể X (nữ giới) và nhiễm sắc thể
XY (nam giới). Sự kết hợp các nhiễm sắc thể X và Y sẽ sản sinh ra thế hệ F1…
Theo nguồn gốc xã hội, giới tính cịn có đặc điểm của xã hội đó là tác phong, tính
tình, những đặc điểm về giới của con người chỉ thơng qua và hình thành qua sự
giao tiếp với những người xung quanh dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình, nhà
trường và xã hội. Các mối quan hệ của mỗi người khác nhau sẽ chi phối giới tính
của mỗi con người cũng khác nhau, mỗi xã hội phân công lao động khác nhau theo
chuẩn mực đạo đức, văn hóa từ nguồn gốc sinh học sẽ tạo nên vai trò của giới
trong xã hội cũng khác nhau.

3


- Phân biệt Giới và Giới tính
Giới thường bị nhầm lẫn với Giới tính, theo tổ chức Y tế thế giới WHO,
“Giới chỉ vai trò, hành vi, các hoạt động và các thuộc tính do quan niệm xã hội
hình thành nên được coi là chuẩn mực của nam giới và nữ giới”. Nếu giới tính là
chỉ những đặc trưng về mặt sinh học thì giới chỉ những đặc trưng về mặt xã hội do
dạy và học mà có được, có sự khác biệt giữa vùng miền, thay đổi theo thời gian.

- Một số thuật ngữ liên quan đến giới tính
Đầu thế kỷ XXI, người Việt Nam dần dần quen thuộc với một số thuật ngữ
mới về giới tính như: dị tính, đồng tính, song tính, nhận dạng giới, chuyển giới...
TS Khuất Thu Hồng – chuyên gia số 1 về giới và tình dục học Việt Nam phân tích:
“ Khi ai đó nói rằng anh ta hoặc chị ta là người đồng tính có nghĩa là anh ta hoặc
chị ta chỉ bị hấp dẫn tình dục bởi người cùng giới với mình. Người dị tính chỉ bị
hấp dẫn tình dục bởi người khác giới. Trong khi đó người song tính hay cịn gọi là
lưỡng tính bị hấp dẫn tình dục bởi cả người cùng giới và người khác giới” [18,
tr.278]. “ Nhận dạng giới là cảm nhận của cá nhân về đặc điểm, giá trị và các mối
quan hệ của mình như là nam giới, phụ nữ hay của một giới khác nữa. Căn cứ theo
đặc điểm của bộ phận sinh dục ngoài mà một người từ khi sinh ra được coi là mang
giới tính nam hay giới tính nữ và được nuôi dạy để trở thành phụ nữ hay nam giới
theo các khuôn mẫu và chuẩn mực tương ứng… ” [25, tr.278]. “ Một số người
không chấp nhận giới được gán cho mà tự coi mình hoặc muốn được những người
xung quanh coi là thành viên của giới khác. Những người này được gọi là chuyển
giới ”[3, tr.279]. Những năm gần đây, cùng với sự hoàn thiện của phương pháp
phẫu thuật chuyển đổi giới tính, việc xác định giới tính di truyền và tái xác định
giới tính ngày càng trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, quan niệm về giới tính cũng
nhạy cảm hơn và được mở rộng hơn.
4


Giới tính được xác định dựa trên sự tự nhận thức của bạn về bản thân không
phụ thuộc vào cấu tạo bộ phận sinh dục từ khi ra đời. Quan niệm này phản ánh suy
nghĩ, thái độ về giới tính, khuynh hướng tình dục hiện nay trong một bộ phận cơng
chúng, trong đó có thanh thiếu niên.
1.1.2. Khái niệm giáo dục
PGS.TS Phạm Viết Vượng quan niệm “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc
biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của
các thế hệ loài người... ” [3, tr.5]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến sự truyền đạt và

lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng khơng thấy nói đến
mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.
Nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ John
Dewey (1859 – 1952) thì cho rằng : “Giáo dục là khả năng của loài người để đảm
bảo tồn tại xã hội”. Như vậy, John Dewey cũng đề cập đến việc truyền đạt nhưng
ơng nói rõ hơn mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, dạy dỗ.
Trong tiếng Việt, từ ngữ “Giáo dục” có nghĩa: giáo là chỉ bảo, uốn nắn, biến
đổi và làm cho hoàn hảo. Dục là bản chất hoặc tính khí con người cần được uốn
nắn chỉ bảo. Vậy giáo dục là tiến trình uốn nắn, hướng dẫn con người ngày càng
trở nên toàn diện. Muốn thực hiện tiến trình đó, giáo dục cần sự hiện diện đồng
hành của nhà giáo dục và người được giáo dục, nó vừa mang tính trao ban, vừa rèn
cặp và tư vấn, nhằm chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, hoặc làm thay
đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi. Giáo dục cũng là q trình giao tiếp hai
chiều qua đó người dạy và người học cùng chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm và cùng
học tập lẫn nhau.
Có thể kết luận rằng, giáo dục là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là
mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước, có
nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì
5


có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hồn thiện hơn. Với ý nghĩa đó,
giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội
và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội.
1.1.3. Khái niệm giáo dục giới tính
Theo wikipedia, giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo
dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các quan
hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác
của thái độ tình dục lồi người. Những cách giáo dục giới tính thơng thường là
thơng qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch

sức khỏe cộng đồng.
Bác sĩ Đào Xuân Dũng – chuyên gia tình dục học, y khoa Việt Nam định
nghĩa : “Giáo dục giới tính trước hết là phải tơn trọng tâm lý lứa tuổi, mỗi độ tuổi
phải có cách giáo dục khác nhau. Nói một cách đơn giản, mục đích của giáo dục
giới tính bảo vệ sức khỏe và cung cấp các kỹ năng cần thiết để xây dựng mối quan
hệ lành mạnh và có trách nhiệm giữa hai giới” [10, tr.4].
Nhà nghiên cứu V.Vladi – D.CapuXtin chỉ rõ : “Giáo dục giới tính là bộ
phận khơng thể tách rời của giáo dục đạo đức, gắn liền với một loạt các vấn đề
giáo dục học và y học. Nó giúp cho trẻ hiểu biết được vai trò của con trai hoặc con
gái, của một thanh niên hoặc một phụ nữ, tiếp đó là phải hiểu vai trị của người đàn
ơng hoặc người đàn bà, cả vai trò của người chồng hoặc người vợ, người bố hoặc
người mẹ cho phù hợp với các nguyên tắc đạo đức xã hội…” [13, tr.5]
Như vậy có thể hiểu giáo dục giới tính là một khoa học và nghệ thuật dạy
cho con người có kiến thức, kỹ năng, có đạo đức và hành vi lành mạnh, bảo vệ sức

6


khỏe cho bản thân, xây dựng một nhân cách phù hợp với mong muốn của xã hội và
hình thành mối quan hệ có trách nhiệm trong tình bạn cũng như tình u.
1.1.4. Vấn đề đồng tính – một khía cạnh của giáo dục giới tính
Trong nội hàm của giới tính và giáo dục giới tính có đề cập đến sự ý thức
về giới tính, quan hệ tình dục và các thái độ tình dục của con người. Thời gian gần
đây các khuynh hướng về giới tính và tình dục đang phát triển trong xã hội không
chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước tiên tiến. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học
tại hội thảo « Người đồng tính, song tính, chuyển giới: Những qui định pháp luật
và quan điểm cộng đồng » tổ chức tại Hà Nội ngày 10/5/2013, tỉ lệ người đồng
tính, song tính chiếm 3% dân số nước ta tức 1,65 triệu người, trong khi đó người
chuyển giới chiếm khoảng 1 – 2%. Mặc dù ở Việt Nam khơng có sự kỳ thị và cấm
đốn gay gắt như các quốc gia khác nhưng tư tưởng Nho giáo và các giá trị gia

đình từ xưa khiến cho những người đồng tính, chuyển giới có sự thận trọng, giấu
diếm bản thân trong các mối quan hệ ứng xử.
Luật Hơn nhân và gia đình tại chương II, điều 10, khoản 5 ban hành vào
tháng 6 năm 2000 qui định cấm hôn nhân đồng giới. Chỉ thị 54 của Ban Bí thư
Trung ương ĐCSVN về tăng cường lãnh đạo phịng chống HIV/AIDS trong tình
hình mới ban hành ngày 30/11/2004 là tài liệu đầu tiên của Đảng nhắc đến quan hệ
tình dục đồng giới. Chỉ thị kêu gọi “Xây dựng nhận thức đúng về nguy cơ và hiểm
họa của dịch HIV” trong đó nam tình dục đồng giới là nhóm nguy cơ cao. Tại Việt
Nam, tính đến đầu năm 2012, có 126.625 thanh thiếu niên dưới 29 tuổi bị nhiễm
HIV. Vậy quan hệ đồng giới có phải là vấn đề gây nhiều nguy cơ cho xã hội? Các
nghiên cứu xã hội học của TS Khuất Thu Hồng và các cộng sự về vấn đề “Nam
quan hệ tình dục đồng giới ở Hà Nội: chân dung xã hội và một số vấn đề sức khỏe
tình dục” từ năm 2005 đã chứng minh rằng chính sự kỳ thị đã hạn chế tiếp cận đến
7


thơng tin về sức khỏe tình dục và do đó làm tăng nguy cơ của nhóm nam quan hệ
tình dục đồng giới đối với lây nhiễm HIV và các bệnh dễ lây nhiễm qua đường tình
dục khác.
Cho đến nay kết quả của q trình dân chủ hóa, tun truyền những văn bản
chính sách mới về HIV/AID của Đảng và Nhà nước trên phương tiện thơng tin đại
chúng góp phần mở rộng nhận thức và hiểu biết cho công chúng. Những thay đổi
trong quan điểm về tự do cá nhân, sự cởi mở trong nhận thức xã hội về các vấn đề
tình dục đã khiến cho khuynh hướng tình dục đồng giới trở nên rõ nét hơn trong
đời sống xã hội. Sự can thiệp của một số tổ chức xã hội đã hỗ trợ những người
đồng giới sống lành mạnh và an toàn hơn. Các chuyên gia y tế, sức khỏe, các nhà
nghiên cứu khoa học và các nhà báo đã thực sự gia cơng trong việc tìm tịi kiến
thức, hiểu rõ hơn về khuynh hướng mới này. Thực chất đồng tính là một bệnh lý
bẩm sinh, số lượng những người bị đồng tính bẩm sinh rất hiếm. Số cịn lại hầu hết
là đồng tính “giả”. Họ thường là các thanh niên trẻ, bị bạn bè rủ rê lôi cuốn nên

cũng quan hệ tình dục với người cùng giới để tỏ ra “chịu chơi”mặc dù họ hồn
tồn bình thường về sinh lý, tâm lý. Theo các chun gia, chính mơi trường gia
đình, sự chăm sóc, cách giáo dục của bố mẹ và sự tương tác của cuộc sống xung
quanh gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến căn bệnh này. Vì vậy một số bậc
phụ huynh khi thấy đứa con cịn nhỏ mà có biểu hiện khơng đúng với giới tính đã
đưa con đi thăm khám và tìm cách giúp con mình sống đúng với giới tính thật.
Chính truyền thơng đại chúng đã góp phần phổ biến, tạo ra dư luận xã hội về vấn
đề đồng giới. Trong một cuộc phỏng vấn trên Vietnamnet.vn năm 2004, bà Lê Thị
Hoài Thu – Chủ niệm Ủy ban Các Vấn đề Xã hội của Quốc hội nêu quan điểm
“Chỉ có những nhà khoa học trên cơ sở nghiên cứu về tâm sinh lý của con người,
giúp cho thanh niên xác định được việc đồng tính là tốt hay xấu. Nếu như nó
khơng phương hại đến sức khỏe, khơng hại gì đến đạo đức lối sống thì khơng nên
8


cấm! Nếu nó phương hại đến cuộc sống của con người, của thanh niên, các nhà
khoa học nên khuyên thanh niên: không nên yêu người cùng giới, nhất là không
nên sinh hoạt tình dục. Nên tập trung cho cơng tác tuyên truyền giáo dục cho thanh
niên, tổ chức những hoạt động bổ ích thì những cái khơng lành mạnh sẽ bị lất át 1”
Hiện tượng đồng tính luyến ái ở ta chưa phổ biến, nó chỉ ở trong một bộ phận
không nhiều đối với nam nữ thanh niên. Theo thời gian, vấn đề mới này đang nhận
được sự quan tâm nghiêm túc của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách
pháp luật. Tuy nhiên nó khơng phải là vấn đề cảnh báo cấp thiết như tỉ lệ nạo phá
thai đang xếp hàng đầu khu vực châu Á và thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên Việt Nam. Ngoài ra quan hệ đồng tính
cũng khơng phải là mảng đề tài phổ biến, dễ tiếp cận với các chương trình truyền
hình. Chính vì vậy trong phạm vi nghiên cứu đề tài nhỏ hẹp, người viết sẽ tập trung
phân tích những vấn đề thời sự về sức khỏe giới tính hiện nay đang phổ biến trên
các kênh truyền hình chuyên biệt. Dù là giới tính nào thì mục đích chung của tun
truyền giáo dục giới tính là định hướng, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên

có được lối sống lành mạnh, an tồn trong cộng đồng xã hội.
1.1.5. Khái niệm thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự
phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển
tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, trong đó những
thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.
Một số quan điểm phân loại lứa tuổi thanh thiếu niên:
Năm 1998, Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
(UNICEF) và Quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ
1

Vietnamnet 11/11/2004

9


còn trẻ tuổi thành 3 loại: vị thành niên (adolescent) 10-19 tuổi, thanh niên (youth)
15-24 tuổi, người trẻ (young people) 10-24 tuổi. Với định nghĩa này, vị thành niên
(VTN) chiếm 20% dân số thế giới.
Tuổi vị thành niên được phân định thành 3 giai đoạn (hoặc 3 nhóm):
Vị thành niên sớm: từ 10-14 tuổi.
Vị thành niên trung bình: từ 15 - 17 tuổi.
Vị thành niên muộn: từ 18 - 19 tuổi.
Chương trình Sức khỏe sinh sản/ Sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh
niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA)
lấy độ tuổi thanh thiếu niên là 15 – 24 tuổi.
Ở Việt Nam, Hội KHHGĐVN xác định vị thành niên từ 10 – 19 tuổi, thanh
thiếu niên là độ tuổi từ 10 – 24 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo
dục là dưới 16 tuổi.
Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8

Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước cơng bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày
09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Nhìn chung, các tổ chức xã hội và pháp luật quy định tương đối giống nhau
về lứa tuổi thanh thiếu niên được xác định là 10 – 24 tuổi. Tuy nhiên ba kênh
truyền hình được khảo sát trong đề tài nghiên cứu này lại xác định độ tuổi khán giả
khác nhau. Kênh VTV6 hướng tới lứa tuổi là 20+-5 bởi đó là lứa tuổi mà những
bạn trẻ ở ngưỡng cửa cuộc đời đối diện với những suy nghĩ, mâu thuẫn khi bắt đầu
bước chân ra thế giới bên ngoài gia đình. Kênh VTV2 là kênh khoa học giáo dục
cho tất cả mọi người, O2TV chuyên về sức khỏe, 2 kênh này cùng hướng tới độ
tuổi vị thành niên theo luật định từ 10 đến dưới 20 tuổi, vì có những chương trình
10


khác dành cho trẻ em dưới 10 tuổi và người trưởng thành. Vì độ tuổi khán giả mục
tiêu của ba kênh khá chênh lệch nên người viết lựa chọn độ tuổi thanh thiếu niên
để khảo sát trong đề tài theo qui định của pháp luật tức là từ 10 đến 24 tuổi. Cách
xác định độ tuổi liên hệ mật thiết đến nội dung và cách thể hiện của chương trình
phù hợp với từng nhóm khán giả mục tiêu của từng kênh.
1.1.6. Giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên
Do quan niệm hẹp về giới tính nên đã từng có quan niệm phiến diện cho
rằng, giáo dục giới tính chỉ là việc khai sáng những kiến thức về sinh lý và tình
dục, nên vấn đề này bị phản đối và có quan niệm cũng cho rằng : tuyên truyền giáo
dục giới tính là “vẽ đường cho hươu chạy”. Thanh thiếu niên hiện nay có điều kiện
tiếp xúc sớm với nhiều nguồn thông tin nhưng do thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa
đúng, khơng được gia đình, nhà trường giáo dục đúng đắn nên dễ dẫn đến những
hành vi thiếu trách nhiệm, thiếu văn hóa và đạo đức. Sau đây là những con số cảnh
báo về vấn đề này:
-Bảng số liệu thống kê các báo cáo của Tổng Cục Cảnh Sát, Guttmacher
Institute và Hội Kế hoạch hố Gia đình Việt Nam về tình hình phát triển giới tính
của thanh thiếu niên trong nước trong năm 2011 đưa ra các con số: 1000 vụ xâm

hại tình dục diễn ra hàng năm. 1/5 những ca nạo phá thai/ năm ở độ tuổi từ 15 đến
19. Dẫn đầu danh sách các quốc gia có tỉ lệ phá thai cao nhất Đông Nam Á và thứ
5 thế giới với 2 triệu lượt phá thai/ năm.
- Năm 2012, có 126.625 thanh thiếu niên dưới 29 tuổi bị nhiễm HIV
(nguồn : Văn phòng UNESCO tại Việt Nam)
- 1/3 thanh niên từng có mối quan hệ tình cảm khơng làm bất cứ điều gì để
đảm bảo an tồn vì các em khơng thấy có bất cứ nguy cơ gì, chỉ có 1/10 cơ gái
mang theo bao cao su và 1/3 nam giới làm việc này… (Báo cáo của Trung tâm
11


Sáng kiến Sức khỏe và dân số (CCIHP) khảo sát trong học sinh sinh viên tháng
12/2013).
Những hệ lụy mà thanh thiếu niên, đặc biệt là nữ giới gặp phải như: HIV và
các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, vơ sinh, khơng có được hạnh phúc gia
đình thật sự, nhiều bạn trẻ phải làm mẹ sớm nhưng chưa đủ kiến thức, kỹ năng
cũng như tài chính để ni nấng đứa trẻ, bản thân cơ thể người mẹ trẻ chưa phát
triển hồn thiện nên khơng đủ sức đề kháng để chống chọi lại bệnh tật… Đó là
những nỗi đau mà về sau này những bạn nữ tuổi vị thành niên mới hiểu thấu. Đó
cịn là một tương lai để học tập, xây dựng cuộc sống với nhiều cơ hội hứa hẹn của
tuổi trẻ nhưng không thể thực hiện được,… Bác sĩ Lê Thị Kim Dung – Phó Giám
đốc Viện Phát triển sức khỏe RAFH, chuyên gia tư vấn trên kênh O2TV nhận định
“Phải giáo dục sức khỏe tình dục để làm sao mỗi người vẫn hưởng thụ những sung
sướng của tình dục mà vẫn an tồn”. Chính vì vậy, giáo dục giới tính cho thanh
thiếu niên là giúp các em xây dựng một tương lai an toàn, khỏe mạnh và hạnh
phúc.
Giáo dục giới tính là vấn đề hết sức tế nhị, địi hỏi gia đình, nhà trường,
cộng đồng xã hội cùng chung tay hỗ trợ. Giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên sẽ
giúp các em có cơ hội được biết thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình
dục; được bày tỏ tâm tư của mình với gia đình, nhà trường, bạn bè, được gia đình

và xã hội lắng nghe, chia sẻ; hiểu những chuẩn mực và giá trị của đời sống gia đình
liên quan đến hành vi tình dục. GDGT là nhằm giúp các em tiếp cận các phương
pháp chăm sóc sức khỏe bản thân, phịng tránh bị xâm hại; hiểu về hậu quả của các
hành vi tính dục và các rủi ro nếu bị lây nhiễm các bệnh tình dục, gây hệ lụy cho cả
xã hội. Các em cần được giáo dục để hiểu về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
với bản thân, với người khác giới và đồng giới… Từ những hiểu biết đó các em sẽ

12


biết cách xây dựng các mối quan hệ tình cảm lành mạnh, tơn trọng, bình đẳng giữa
nam và nữ; xây dựng hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và trách nhiệm xã hội.
1.2. Những nội dung thuộc phạm trù giáo dục giới tính
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, giáo dục giới tính bao gồm: sự phát triển
của giới tính, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, tình cảm, về ngoại hình,
về vai trị của giới.
Nội dung của giáo dục giới tính bao gồm :
- Giúp các em có những hiểu biết về các phương diện sinh học, giải phẫu sinh lý,
tâm lý, xã hội,… có liên quan đến sự khác nhau giữa 2 giới, những quy luật phát
triển theo từng giai đoạn của lứa tuổi để các em có thể làm chủ được bản thân.
- Tác động hình thành, củng cố ở các em những phẩm chất đặc trưng của từng giới,
văn hóa ứng xử, ý thức và thói quen hành động theo các chuẩn mực đạo đức –
thẩm mỹ trong quan hệ giữa 2 giới trên bình diện cá nhân, góp phần làm nên vẻ
đẹp của từng người, sự tự hào về giới mình, về bản thân giúp các em trở thành một
đại diện tích cực của giới mình.
- Hiện thực hóa quyền trẻ em về phương diện này, giáo dục giới tính đáp ứng
quyền tiếp cận thông tin về quy luật phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, các vấn đề liên
quan đến giữ gìn bảo vệ sức khỏe sinh sản và giúp các em phịng tránh bị xâm hại
tình dục (bao gồm bị lạm dụng tình dục và bị bóc lột tình dục). Trẻ em có quyền
được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột tình dục trong đó có lạm dụng tình dục.

- Giúp các em biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe sinh sản và hiểu biết cả
những vấn đề về sức khỏe sinh sản (khi các em đã bước vào tuổi dậy thì), hình
thành xu hướng tính dục lành mạnh, góp phần giúp tuổi trẻ định hướng và chuẩn bị
để bước vào hôn nhân và cuộc sống gia đình.
13


Tóm lại, nội dung của GDGT gồm : giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục về
giới và tâm sinh lý giới tính, giáo dục quyền – ý thức trách nhiệm của TTN trong
các mối quan hệ.
Như vậy, giáo dục giới tính là một phần rất cần thiết, khơng thể tách rời q
trình giáo dục tồn diện nhân cách đang trưởng thành. Một trong số các quyền trẻ
em là được giáo dục toàn diện để phát triển hết tiềm năng (điều 29 – Việt Nam và
các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em – 1997). Đó là một quá trình phức tạp, lâu
dài, liên tục, tùy theo từng giai đoạn lứa tuổi mà hình thức tun truyền sao cho
khơng q sớm gây tị mị hoặc lo lắng khơng cần thiết, nhưng cũng không muộn
để xảy ra những điều đáng tiếc do trẻ không được biết.
1.3. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên
Tuổi dậy thì là thời kỳ trung gian giữa trẻ con và người lớn, đó là giai đoạn
phân biệt hóa giới tính mạnh nhất như thay đổi về cơ quan sinh dục, phát triển đặc
tính sinh dục phụ và thay đổi kích thước hình thái cơ thể… Những đặc tính này có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sinh lý, tâm lý của lứa tuổi thiếu niên. Giai
đoạn tuổi dậy thì là thời kỳ then chốt của phát triển tâm lý với những biến động
mãnh liệt về tâm lý.
Giai đoạn khoảng từ 5 – 8 tuổi, trẻ đã có sự phân biệt rõ rệt giữa con trai và
con gái. Trong gia đình, con gái thường theo mẹ còn con trai thường theo bố.
Giai đoạn dậy thì ở nữ từ 12 – 15 tuổi cịn ở nam dậy thì muộn hơn so với
nữ, từ 14 – 16 tuổi. Giai đoạn dậy thì chính được tính ở nữ từ lúc thấy kinh nguyệt
lần đầu tiên, cịn ở nam được tính từ lúc xuất tinh đầu tiên về đêm (còn gọi là hiện

tượng mộng tinh). Hiện tượng này thể hiện sự trưởng thành về mặt sinh lý.
14


Qua các cơng trình nghiên cứu về hiện tượng dậy thì ở lứa tuổi vị thành niên
gần đây và sự phản ánh của các phương tiện truyền thông về sự phát triển nhanh
chóng của đời sống xã hội lên thế hệ trẻ ngày nay cho thấy, hiện tượng dậy thì về
mặt sinh lý và tâm lý ở lứa tuổi vị thành niên càng ngày càng sớm hơn so với trước
kia vì chế độ ăn uống đầy đủ, đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần được nâng
cao.
Có thể nói đặc trưng tiêu biểu nhất của tuổi dậy thì là sự phát triển nhanh
được bộc lộ ở hệ cơ, các em trai có một lượng tế bào rất lớn nên rất khỏe, các mô ở
dưới da của các em gái và em trai giảm đi một cách đáng kể. Sự biến đổi này dẫn
đến sự biến đổi sinh lý trong cơ thể của các em. Biểu hiện tiêu biểu là, con trai thì
cao lên, vai rộng ra, vỡ giọng, có râu, cịn các em gái thì trịn trịa dần, xương chậu
thì phát triển; các bộ phận sinh dục cũng thay đổi, có kinh nguyệt, ngực nở,…
Về mặt tâm lý, tính tình : trong giai đoạn này tâm tính các em khơng ổn
định, giữa hai trạng thái tích cực và tiêu cực, yêu và ghét, vui vẻ và buồn nản, hấp
tấp và bình tĩnh, cáu bẳn và bình ổn,… Ở lứa tuổi này, do chưa có nhận thức đầy
đủ với tính phức tạp của xã hội, chưa hiểu thấu tình hợp lý và tính khả thi trong
hành vi của bản thân, cũng chưa xác lập được một nhân sinh quan đúng đắn, nên
dẫn đến những xao động lớn trong tính tình. Nhìn theo hướng phát triển cá tính, ở
thời kỳ này sự tự quan sát, tự đánh giá, tự thể hiện,… được tăng cường, bắt đầu có
cảm nghĩ mình là người lớn. Những biến đổi về sinh lý dẫn đến biến đổi về tâm lý,
ý thức được sự khác nhau giữa hai giới, bắt đầu có sự quý mến, thẹn thùng, xấu hổ.
Khi thân thể đã phát triển đến mức gần như người lớn, thanh niên nam nữ thích
gần nhau, nảy sinh tình cảm và mến mộ nhau. Lứa tuổi này ưa ảo tưởng, ln nghĩ
về những cái đẹp trịn trịa hạnh phúc, thuận lợi, lý tưởng, nhưng vì sự hạn chế của
nhiều điều kiện, hiểu biết có hạn, nên nếu lý tưởng bị đỗ vỡ là tính tình cũng sụp
đổ theo. Sức kiềm chế kém (mừng, giận, buồn, vui), những tình cảm này thường

15


bộc phát hết sức mãnh liệt, khi tình cảm bất ổn, rất dễ bị kích động, cực đoan, thơ
bạo, bất chấp hậu quả… Trong quá trình trưởng thành, tâm lý thanh thiếu niên
thường phát triển không thăng bằng, nếu không chỉ dẫn kịp thời và đúng đắn, sẽ
nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Tính độc lập trong tư duy nếu không được phát triển
đúng hướng sẽ trở nên tự tin mù quáng, lệch lạc. Ba nét lớn trong tâm lý thanh
thiếu niên là tích cực, mâu thuẫn, tiêu cực đều được phản ánh khác nhau trong giai
đoạn tuổi dậy thì.
Về khía cạnh giới tính, trong giai đoạn tuổi vị thành niên, nữ phát triển về
mọi mặt sớm hơn nam nên dễ bước vào con đường tình dục khơng an tồn. Các
em nam có nhu cầu tình dục cấp bách, dữ dội, một khi đã có điều kiện nảy sinh
ham muốn thì khơng tùy thuộc vào tình u có sâu sắc và bền vững hay khơng và
ít khi có đủ bình tĩnh, đủ tinh thần trách nhiệm để sử dụng các biện pháp tránh
thai. Do vậy, nam dễ có những hoạt động tình dục khơng kiềm chế được, dẫn đến
những bạo lực về tình dục đối với nữ ít tuổi hơn. Nam thường ít quan tâm đến
những biện pháp tránh thai, ít quan tâm đến trách nhiệm. Nữ thường nể nang,
thiếu hiểu biết, nên dẫn đến có thai ngồi ý muốn rồi nạo phá thai khơng an tồn.
“Có sự khác biệt giữa lứa tuổi từ 13 đến 17 và lứa tuổi trên 18 về hành vi tình
dục, ngừa thai và sự chấp nhận nguy cơ. Lứa tuổi dưới 17 có khuynh hướng ít chú
ý đến những ảnh hưởng lâu dài do hành động của mình gây ra. Lứa tuổi này
thường thiếu kiến thức về các phương pháp ngừa thai, dễ có thai ngoài ý muốn,
dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời lứa tuổi này cũng dễ bị
chấn động về tâm lý”. [7, tr.19]

1.3.2. Vai trò của thanh thiếu niên trong cộng đồng xã hội
Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh thiếu niên bao giờ cũng có vai
trị hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Năm 1925, Bác
16



Hồ đã chỉ rõ: “Một dân tộc muốn hồi sinh, trước hết phải hồi sinh thanh niên, nếu
thanh niên không chịu giác ngộ, khơng đủ nghị lực, khơng cịn sức sống, khơng
được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu cồn và thuốc phiện thì dân tộc có nguy
cơ bị diệt vong”. Nghị quyết TW4 khoá VII Đảng ta đã khẳng định: “Vấn đề thanh
niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con
người… Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nước ta bước vào thế kỷ
XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không… phần lớn tuỳ thuộc
vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên”. Điều
14 Luật Thanh niên sửa đổi năm 2005 quy định “Quyền và nghĩa vụ của thanh niên
trong bảo vệ sức khoẻ, hoạt động thể dục, thể thao”: “Thanh niên được bảo vệ,
chăm sóc, hướng dẫn nâng cao sức khoẻ, kỹ năng sống lành mạnh, phòng ngừa
bệnh tật; được chăm lo phát triển thể chất; tích cực tham gia các hoạt động thể dục,
thể thao, rèn luyện thân thể. Phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma tuý và các
tệ nạn xã hội khác”.
Vai trò của thanh niên với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc đã được
Đảng và Bác Hồ nhận định trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc. Trong thời đại
hội nhập hiện nay, giới trẻ đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong sự
nghiệp phát triển của đất nước, tiếng nói của họ có vai trò quan trọng trong mọi
diễn đàn trong nước và quốc tế. Những thành tích họ đạt được trong lĩnh vực giáo
dục, sáng tạo khoa học kỹ thuật góp phần đưa vị thế đất nước ngang hàng với bè
bạn năm châu. Các phong trào xã hội vận động lực lượng thanh thiếu niên tham gia
làm nòng cốt, xây dựng những tấm gương tiêu biểu cho trí tuệ, lịng nhiệt huyết,
bản lĩnh đứng mũi chịu sào trước khó khăn, “đâu cần thanh niên có, đâu khó có
thanh niên”. Xét về cơ cấu dân số, nước ta có dân số khá trẻ, lực lượng thanh thiếu
niên chiếm khoảng 40% dân số, đây là một lợi thế về nguồn nhân lực trí tuệ phục
vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước sau này nhưng đồng thời cũng tạo ra sức
17



ép về các vấn đề xã hội khác. Nhận thấy tầng lớp thanh thiếu niên có vai trị với
cộng đồng xã hội, công tác tuyên truyền, định hướng, bồi dưỡng về kiến thức, đạo
đức, lối sống cho thanh thiếu niên càng phải được chú trọng và có sự quan tâm
đúng mức, tạo nền tảng giúp các bạn trẻ có thể chủ động lựa chọn con đường đúng
đắn, phát triển tương lai cho bản thân và cho đất nước sau này.
1.3.3. Những thách thức đặt ra với lứa tuổi thanh thiếu niên
Báo cáo của quỹ Nhi đồng LHQ về “Tình hình trẻ em thế giới 2011”: cứ 10
trẻ vị thành niên thì có 9 người sống tại các quốc gia đang phát triển, là những
nước có nhiều khả năng phải gánh chịu các tác động của sự xuống cấp môi trường,
thất thốt các nguồn tài ngun thiên nhiên thiết yếu, tình trạng mất an ninh lương
thực và nước trầm trọng, những thiệt hại có liên quan đến khí hậu, dịch vụ y tế và
chất lượng cuộc sống khơng đảm bảo,… có thể để lại những hậu quả lâu dài gây
hủy hoại cuộc sống và các triển vọng trong cuộc sống của người chưa thành niên,
có khả năng làm suy giảm sức khỏe và dinh dưỡng cũng như gây gián đoạn việc
học hành của các em… Trong bối cảnh đó, sức khỏe vị thành niên là một trong
những thách thức nghiêm trọng nhất đối với những nhà hoạch định chiến lược phát
triển…
Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, thanh thiếu niên Việt Nam đang
phải gánh chịu ảnh hưởng từ những mối đe dọa có tính tồn cầu đó, những vấn đề
mà thế hệ đi trước không phải gánh chịu nhiều như thế hệ trẻ hơm nay và mai sau...
Có 10 vấn đề điển hình được coi là những rủi ro mà lứa tuổi này gặp phải như :
« tình trạng sức khỏe, HIV, sinh nở và mang thai sớm, suy dinh dưỡng, sức khỏe
tinh thần, sử dụng thuốc lá, tác hại của rượu, bạo lực, tổn thương, an toàn đường
phố »..
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) phối hợp với Trung tâm Thanh
thiếu niên Trung ương công bố báo cáo Tình trạng Dân số thế giới năm 2013, ở
18



Việt Nam, số liệu quốc gia về nhu cầu chưa được đáp ứng các phương tiện tránh
thai trong nhóm đối tượng từ 15 - 19 tuổi chiếm tới 35,4% ; trong nhóm đối tượng
từ 20 - 24 tuổi cũng chiếm tới 34,6%. Năm 2011, tỷ lệ có con trong nhóm dân số vị
thành niên là 46/1.000. Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn
thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại các
khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và các khu vực nơng thơn. “Dậy thì hiện
nay diễn ra ngày càng sớm, làm tăng khoảng thời gian sinh sản của người phụ nữ.
Khả năng có con về mặt sinh học diễn ra sớm hơn khi các em chưa trưởng thành về
mặt trí tuệ, tâm lý và xã hội để có thể làm mẹ” [6, tr.19]. Mặc dù hiện nay Việt
Nam đã thu được những tiến bộ đáng kể về giảm tỷ lệ chết mẹ và tăng cường tiếp
cận chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình nhưng vẫn cịn hơn 1/3
thanh niên Việt Nam thiếu tiếp cận các phương tiện tránh thai mà họ cần. Điều này
dẫn tới tỷ lệ mang thai ngồi ý muốn và phá thai khơng an tồn vẫn cịn cao trong
nhóm phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người chưa kết hôn. Theo các chuyên gia, khi
thanh thiếu niên không được thực hiện các quyền về giáo dục có chất lượng, chăm
sóc sức khỏe khơng được bảo vệ và có việc làm tốt, sẽ kéo dài thêm vịng luẩn
quẩn của đói nghèo. Điều này sẽ tước đi của các em các cơ hội để có thể phát triển
đầy đủ năng lực của mình, được khỏe mạnh và trở thành thành viên hữu ích cho xã
hội.

1.3.4. Nhu cầu thơng tin về giới tính của thanh thiếu niên
Theo khảo sát trong thanh thiếu niên do Viện Phát triển cộng đồng ánh sáng
phối hợp với kênh O2TV thực hiện trong một chương trình liên quan đến giới tính
và kỹ năng sống năm 2012 khu vực Hà Nội, có 7 vấn đề mà thanh thiếu niên cần
được tư vấn xếp theo thứ tự, đó là:
- Vấn đề tình bạn, mối quan hệ bạn khác giới
19


- Sự khác biệt nam nữ và ứng xử

- Tình u nam nữ, tình u tuổi học trị, tình u đồng giới
- Mối quan hệ cha mẹ và con cái
- Các định hướng giá trị, ngày mai, lý tưởng sống
- Vào đời, vấn đề cuộc sống nghề nghiệp
- Mối quan hệ thầy – trò, vấn đề học tập, phương pháp học tập
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay những thắc mắc của TTN
cũng tập trung nhiều vào chủ đề tình yêu, tình dục : “Em mới quan hệ một lần, liệu
có dính bầu được khơng ?”, “bao cao su sử dụng như thế nào?”, “ở chỗ nào mua
bao cao su đảm bảo nhất?”, “ đến chỗ nào để nạo phá thai?”, “em trễ kinh đến nửa
tháng, liệu có phải là có thai khơng?”. Lưu Tú, nam giới, 16 tuổi, Hà Nội cho biết :
« Vấn đề đó ba mẹ không dạy. Ba mẹ em nghĩ là con trai nên khơng nói gì về vấn
đề đó ». Trong bối cảnh “loạn thông tin” như hiện nay, internet trưng bày những
hình ảnh, clip kích thích trí tị mị muốn tìm hiểu “chuyện người lớn” của những
đứa trẻ đang trưởng thành, mà khơng có một barie nào ngăn cấm, trong khi đó sự
giáo dục từ phía gia đình và nhà trường cịn hạn chế, các bạn trẻ có thể sẽ có
những hành vi sai lầm. Nói về vấn đề này, TS Dương Văn Đạt – Trưởng nhóm
SKSS của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho rằng: « nhiều cha mẹ đang có
cái nhìn và cách nói với con về sức khỏe sinh sản, tình dục một cách ác cảm. Trong
cách nói của nhiều phụ huynh thì chuyện u đương, quan hệ tình dục ở lứa tuổi
VTN là kinh khủng, đáng ghê sợ nhưng đó là cách nói phản tác dụng vì bọn trẻ khi
tị mị tìm hiểu chúng lại thấy “chuyện đó” hay và thích ». Ngay cả những người
làm công tác giáo dục, tuyên truyền cũng ngại ngùng, né tránh… TS tâm lý học
Trần Hoài Nam – Đh Giáo dục, Đh Quốc gia HN cho rằng: “chúng ta nên giáo dục,
định hướng cho các bạn trẻ về giá trị tình u đích thực, giá trị và sự gắn kết của
gia đình. Sự phát triển về mặt giới tính, nhu cầu khác giới, xúc cảm, tình yêu là bản
năng của con người. Nhờ có nó mà xã hội lồi người mới tồn tại được đến ngày
20


nay. Vì vậy các bậc cha mẹ khơng nên e ngại nói chuyện với con cái vấn đề này.

Điều quan trọng là làm thế nào các bạn trẻ có được sự chuẩn bị về tâm lý, sẵn sàng
về cơ thể để tham gia vào một mối quan hệ nhạy cảm nhưng phải an tồn. Từ đó sẽ
xây dựng những giá trị hài hịa, khơng gây hệ lụy cho bản thân và xã hội sau này”.

1.3.5. Vị trí, vai trị của giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên
Giáo dục giới tính là vấn đề trọng điểm trong chiến lược phát triển lực lượng
thanh thiếu niên hiện nay, giúp các em định hình được một lối sống và nhận thức
phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo sự phát triển đúng đắn về thể chất và tinh thần.
Trong chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và
tầm nhìn 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 3 năm 2004): Các
giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược được đề cập đến bao gồm “phát huy tính
chủ động tham gia của người nhiễm HIV/AIDS và chống phân biệt đối xử”, “bảo
đảm các chính sách bình đẳng về giới, các chính sách đặc thù cho từng nhóm đối
tượng, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS”, “triển khai và
nâng cao chất lượng hiệu quả chương trình đào tạo về dự phịng lây nhiễm HIV,
giáo dục giới tính, SKSS và kỹ năng sống tại các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và phổ thông”.
Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 2474/QĐ-TTg về “Chiến lược phát
triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ” có nêu mục tiêu của chiến lược
là : « Xây dựng mơi trường xã hội lành mạnh cho thanh niên, nâng cao thể chất và
tinh thần, kỹ năng sống, kiến thức về giới và sức khỏe sinh sản cho thanh niên:
Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, giáo dục sức khỏe sinh sản và giáo dục
tiền hôn nhân cho thanh niên. Tiếp tục thực hiện các chiến lược, chương trình mục
tiêu quốc gia về dân số, chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại
21


dâm trong thanh niên… Khuyến khích thanh niên tự bảo vệ mình trước các tệ nạn
xã hội, các sản phẩm phản văn hóa, tệ nạn ma túy, mại dâm”. Đảng và Nhà nước
đã xác định một giai đoạn cụ thể, một chiến lược phát triển nguồn nhân lực trẻ,

khỏe về thể chất và tinh thần phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước trong
thời kỳ mới. Năm 2020 mục tiêu nước ta về cơ bản trở thành nước cơng nghiệp, để
đạt được dấu mốc đó rất cần nguồn nhân lực trẻ là lớp thanh thiếu niên ngày nay có
đủ năng lực phẩm chất trí tuệ, đủ sức khỏe thể chất và tinh thần gánh vác sự nghiệp
của đất nước.
Vì vậy thứ nhất, giáo dục giới tính là để cung cấp cho thanh thiếu niên kiến
thức về sức khỏe sinh sản, giới tính, nâng cao nhận thức trong mỗi giai đoạn của
lứa tuổi dậy thì, giúp các em hiểu về cơ thể của bản thân, biết tự chăm sóc bản
thân; khơng q tị mị, lo lắng trước mỗi sự thay đổi của cơ thể hay diễn biến tâm
lý. Xây dựng cho các em các kỹ năng tự bảo vệ mình tránh những nguy cơ, rủi ro
xuất phát từ hành vi tính dục khơng lành mạnh. Hiểu biết về sức khỏe tình dục
giống như một biện pháp phịng ngừa hữu hiệu và triệt để. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn
Thu Giang – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe cộng đồng ánh sáng chia sẻ : “Giáo
dục kỹ năng sống cho các em phải từ phía gia đình và nhà trường. Ở nhà trường,
đó có thể là các buổi ngoại khóa, sinh hoạt nhóm lành mạnh. Nếu để các em đến
các cơ sở y tế là đã muộn rồi ”.
Thứ hai, giáo dục giới tính góp phần định hướng cho các em làm chủ cuộc
sống của mình, có những hiểu biết cần thiết về giới để xây dựng mối quan hệ nhân
văn và có trách nhiệm giữa hai giới, hình thành nên một nhân cách tích cực với
những phẩm chất đạo đức mà xã hội mong đợi; giúp các em hịa mình vào các mối
quan hệ cộng đồng một cách tự tin, năng động, lành mạnh. Ngoài ra GDGT cũng
hướng tới đối tượng các bậc phụ huynh và thầy cô giáo với mục đích giúp các bậc
cha mẹ hiểu rõ hơn về GDGT bởi để xây dựng mơ hình về mối quan hệ giới bình
22


đẳng, tơn trọng và có trách nhiệm thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về gia đình; các
thầy cơ giáo đóng vai trò là những người tư vấn, người bạn chân thành và đáng tin
cậy khi các em gặp khó khăn trong ứng xử xã hội, trong tình bạn và tình yêu. Mối
quan hệ giữa thanh thiếu niên với gia đình và nhà trường là mối quan hệ cần được

xây dựng gắn bó, nghiêm túc, là chỗ dựa vững chắc cho thanh thiếu niên trong giai
đoạn chuẩn bị trưởng thành.
Thứ ba, GDGT để phòng chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và những căn
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, ngăn chặn tệ nạn xã hội, giảm thiểu những
khó khăn và thách thức với lứa tuổi thanh thiếu niên; xây dựng một thế hệ trẻ phát
triển đồng đều, ổn định và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Dân số Việt Nam
là dân số trẻ với tỉ lệ lao động trong độ tuổi thanh thiếu niên chiếm 40% . Việc xây
dựng một chiến lược phát triển tồn diện, tạo mơi trường sống văn hóa, lành mạnh
cho thanh thiếu niên có ý nghĩa cấp bách. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển chung của đất nước trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa.

1.4. Truyền hình với vấn đề tuyên truyền giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên
1.4.1. Vai trị của các phương tiện truyền thơng đại chúng với việc tuyên truyền
giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên
Hiện nay sự phát triển đa dạng các phương tiện truyền thông đại chúng là
phương tiện đắc lực trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin ở mọi lĩnh vực
đời sống xã hội cho người dân nói chung và vấn đề giáo dục giới tính cho thanh
thiếu niên nói riêng. Với thế mạnh đặc trưng của từng loại hình báo chí, báo in, báo
mạng, phát thanh, truyền hình, thơng tin được chuyển đến công chúng theo nhiều
cách thể hiện khác nhau. Sự đa dạng các loại hình truyền thơng một mặt cung cấp
thông tin nhiều chiều, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng,
23


mặt khác tạo ra nhiều sự lựa chọn kênh thông tin phù hợp với từng đối tượng khác
giả.
Những năm gần đây, những tờ báo gần gũi với tuổi học trò như “Mực tím ”,
“Hoa học trị ”, “Sinh viên ”có sự đổi mới về hình thức thể hiện, thiết kế trang bắt
mắt, sinh động, vẫn giữ vững được thương hiệu là những tờ báo không thể thiếu
trong hành trang của các cơ cậu học trị hồn nhiên, trong sáng. Những khán giả

nghe đài sẽ không quên được người bạn tư vấn lâu năm - chương trình “Cửa sổ
tình u”phát sóng trực tiếp từ 10h – 10h45 sáng chủ nhật hàng tuần trên sóng
VOV, chương trình tư vấn tâm lý trực tiếp “Thức đêm cùng bạn ” kết nối với trung
tâm tư vấn Linh Tâm ở tần số 91 Mhz trên VOV giao thơng. Trong khi đó, các
chương trình chun đề giáo dục tình u, sức khỏe sinh sản, giới tính dành cho
lứa tuổi thanh thiếu niên phát trên sóng đài truyền hình Việt Nam (hệ thống các
chương trình dành cho giới trẻ trên kênh VTV6 như “Phòng mạch dấu hỏi xanh ”,
“Bản tin con cua ”, “Nhà tròn ”,… trên kênh VTV2 có “Hãy chia sẻ cùng chúng
tơi ”, “ Làm bạn với con ”…), truyền hình Hà Nội (chương trình « Lắng nghe cơ
thể bạn »), thành phố Hồ Chí Minh (« Mẹ ơi con muốn nói », « Hành trang xanh »
trên HTV9)… đã tạo ra những bữa ăn tinh thần không thể thiếu cho giới trẻ, vừa
mang tính giáo dục định hướng, vừa mang tính giải trí. Tuy nhiên do một phần bị
bó hẹp bởi tính định kỳ theo khung giờ phát sóng nên sức hấp dẫn của truyền hình
vẫn khơng bằng phương tiện truyền thơng mới là internet. Báo mạng điện tử là một
trong những loại hình báo chí năng động thu hút độc giả ở mọi lứa tuổi đặc biệt là
giới trẻ, luôn cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi dưới dạng bài, ảnh, video clip,...
Sự ra đời của những trang web dành cho lứa tuổi này vơ cùng cần thiết vì nó cung
cấp được nhiều thơng tin, kiến thức bổ ích và thiết thực về giáo dục sức khỏe sinh
sản và giới tính… Chẳng hạn trang web gioitinhtuoiteen.org.vn của Trung ương
Đoàn Thanh niên chủ quản. Trang web www.tuvantuoihoa.org.vn của cơ quan phát
24


triển và cứu trợ ADRA Australia hoạt động tại Việt Nam. Trang web
, đều có chun mục Giới tính với
cách thể hiện sinh động, sáng tạo phù hợp với tâm lý tuổi teen hiện đại. Trong thời
đại thông tin “mở”, sự phong phú của các loại hình báo chí với hệ thống tin, bài
góp phần định hướng, dẫn dắt giới trẻ đến với nhận thức đúng đắn về sức khỏe giới
tính.
1.4.2. Thế mạnh và hạn chế của truyền hình trong cơng tác thơng tin tun truyền

cho người dân nói chung và thanh thiếu niên nói riêng
Trong suốt bao thập kỷ qua, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học
cơng nghệ, trước nhu cầu địi hỏi được đáp ứng thông tin như hơi thở cuộc sống
hàng ngày của khán giả, truyền hình đã chứng minh là một kênh thông tin quan
trọng trong đời sống xã hội, là một phương tiện thiết yếu của mỗi gia đình, là
người bạn chia sẻ thông tin một cách sinh động và hấp dẫn cho mọi lứa tuổi. Với
thế mạnh đặc trưng là chuyển tải thơng tin bằng ngơn ngữ hình ảnh và âm thanh,
truyền hình mang đến một thế giới chân thực, sống động, người thật việc thật, kích
thích mọi cảm xúc của khán giả. Đã từ rất lâu, chiếc máy vô tuyến nhỏ đã trở thành
người bạn không thể thiếu trong bữa cơm sum họp của đa số các gia đình, mang
đến nhu cầu giải trí cho mọi nhà, gắn kết các thành viên trong những câu chuyện
mang tính xã hội thời sự của đất nước… Đặc biệt khi mà loại hình truyền thơng
mới ngày càng chiếm ưu thế thượng phong, sức hút bởi tính cập nhật thơng tin
nhanh chóng khơng kể thời gian khơng gian, sự kết nối mang tính tồn cầu càng
thúc đẩy người xem khó tính hơn trong sự lựa chọn một loại hình thơng tin phù
hợp với nhu cầu của chính mình. Chính những địi hỏi cao của bối cảnh thời đại
công nghệ số, sức ép cạnh tranh với các loại hình truyền thơng, nhu cầu dân trí
ngày một tăng, tạo ra thách thức cho những người làm truyền hình phải liên tục đổi
mới về nội dung thơng tin, hình thức thể hiện, kỹ thuật phát sóng ngày càng hiện
25


×