Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------

TRẦN THANH HÒA

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

HÀ NỘI, 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------

TRẦN THANH HÒA

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Tài Chính- Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS Nguyễn Thị Bất

Lê Trung Thành

HÀ NỘI, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa
đƣợc công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc
sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy
định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2021
Tác giả luận văn

Trần Thanh Hòa


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tơi đã hồn thành luận văn thạc
sĩchun ngành Tài chính- Ngân hàng chƣơng trình định hƣớng ứng dụng với đề tài
nghiên cứu “Quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc”.

Trƣớc tiên tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, tới q
thầy cơ trong Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Cảm ơn các Thầy, Cô đã giảng dạy truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tôi về mọi
mặt trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Thị Bất- Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc Dân, cô đã nhiệt tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ về kiến thức, phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp trình bày để em
có thể hồn thiện về nội dung, hình thức của đề tài luận văn.
Qua đây, Tơi cũng xin cảm ơn đến tồn thể đồng nghiệp tại Cục Thuế Tỉnh
Vĩnh Phúc, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúcgiúp đỡ
Tơi trong q trình thu thập số liệu và thơng tin cần thiết để hoàn thành luận văn
thạc sĩ.
Trong thời gian học tập cũng nhƣ thờigian làm luận văn, tác giả nhận đƣợc sự
cộng tác chân thành của các học viên cùng học, xin đƣợc gửi lời cám ơn tới họ về
sự cộng tác, giúp đỡ trong thời gian qua.
Cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ln động
viên, ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu, hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tác giả luận văn

Trần Thanh Hòa


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................ii

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ............................................................... 5
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về quản lý thuế TNCN ............................ 5
1.2. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân .................................................. 8
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm thuế thu nhập cá nhân ................................................. 8
1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân các nƣớc ................................................................... 10
1.3. Quản lý thuế thu nhập cá nhân ........................................................................... 16
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế thu nhập cá nhân ...................................... 16
1.3.2. Nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân .......................................... 18
1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ............. 23
1.3.3.1. Các nhân tố từ phía cơ quan quản lý Nhà nƣớc ........................................... 23
1.4.Tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý thuế TNCN ................................................. 25
1.4.1 Kết quả thu ngân sách so với dự toán pháp lệnh đƣợc giao............................. 25
1.4.2. Tỷ lệ nợ đọng trên số thuế phát sinh hàng năm và cùng kỳ các năm ............. 25
1.4.3. Tính tuân thủ pháp luật của ngƣời quản lý và ngƣời nộp thuế ....................... 26
1.4.4. Chất lƣợng các cuộc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với
thuế TNCN ................................................................................................................ 26
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thuế TNCN và bài học rút ra cho tỉnh Vĩnh
Phúc ........................................................................................................................... 27
1.5.1. Kinh nghiệm thực hiện công tác quản lý thuế TNCN trong nƣớc .................. 27
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ............................. 30
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .................. 33
2.1. Quy trình, phƣơng pháp luận nghiên cứu .......................................................... 33


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................................ 34
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 34
2.2.2. Phƣơng pháp thống kê, mô tả.......................................................................... 34
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin ......................................................... 34

2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................. 35
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC
THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC ....................................................................................... 38
3.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................. 38
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc ................................................ 38
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh
Vĩnh Phúc .................................................................................................................. 39
3.1.3. Kết quả công tác quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc .................... 41
3.2. Thực trạng quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc .......................... 56
3.2.1. Thực trạng về quy trình quản lý và tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN....... 56
3.2.2.Thực trạng công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế thu nhập cá nhân ................. 59
3.2.3.Thực trạng công tác quản lý Đăng ký thuế ...................................................... 61
3.2.4. Công tác quản lý kê khai, thu nộp thuế thu nhập cá nhân .............................. 64
3.2.5. Thực trạng quản lý quyết tốn thuế và hồn thuế ........................................... 66
3.2.6. Cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ........................................ 69
3.2.7. Công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế ..................................................... 72
3.2.8. Hệ thống công nghệ thông tin ngành thuế Vĩnh Phúc .................................... 73
3.3. Đánh giá công tác quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ............... 73
3.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc............................................................................... 73
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 75
CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CỤC
THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC ....................................................................................... 84
4.1. Định hƣớng công tác quản lý thuế TNCN ......................................................... 84
4.1.1. Chiến lƣợc quản lý thuế TNCN của ngành Thuế đến năm 2025 .................... 84
4.1.2. Định hƣớng công tác quản lý thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc......... 85


4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc ............ 86
4.2.1. Nhóm giải pháp về quản lý ngƣời nộp thuế TNCN ........................................ 86
4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến thu nhập chịu thuế .......................................... 95

4.2.3. Tăng cƣờng quản lý về nợ thuế ....................................................................... 98
4.2.4. Hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ................ 99
4.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thuế TNCN .................... 99
4.3.1. Kiến nghị với cơ quan cấp trên: Tổng cục Thuế; Bộ Tài chính; Chính phủ ... 99
4.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan chính quyền địa phƣơng ..................................... 101
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 105


DANH MỤC CÁC TỪ, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên Nghĩa

1

CBCC

Cán bộ công chức

2

CQT

Cơ quan thuế

3


DN

Doanh nghiệp

4

MST

Mã số thuế

5

NNT

Ngƣời nộp thuế

6

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

7

TCT

Tổng cục thuế

8


TNCN

Thu nhập cá nhân

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số thuế TNCN Cục Thuế Đồng Nai 2017-2019 ..................................... 28
Bảng 3. 1. Tổng số thu nội địa của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.................................. 42
Bảng 3. 2. Kết quả thu thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ........................... 43
Bảng 3. 3. Số thu thuế TNCN chi tiết theo từng loại thu nhập tại Cục Thuế tỉnh
Vĩnh Phúc .................................................................................................................. 55
Bảng 3. 4. Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng của Cục Thuế tỉnh Vĩnh
Phúc ........................................................................................................................... 58
Bảng 3. 5. Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc .. 60
Bảng 3. 6. Bảng tổng hợp mã số thuế của NNT tại tỉnh Vĩnh Phúc đến 31/12/201961
Bảng 3. 7. Bảng tổng hợp cấp mã số thuế TNCN theo địa bàn quản lý thuộc Cục
thuế tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................................... 63
Bảng 3. 8. Thống kê tình trạng chấp hành kê khai thuế TNCN đối với các doanh
nghiệp Cục thuế quản lý năm 2019 ........................................................................... 65
Bảng 3. 9. Công tác kê khai thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc .. 66
Bảng 3. 10. Thống kê quyết toán thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ........... 67
Bảng 3.11. Tình hình hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ..................... 68
Bảng 3.12. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra về thuế thu nhập cá nhân năm 2019 ..... 71
Bảng 3. 13. Tình hình cơng tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế TNCN ................ 72

ii



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình quản lý thuế thu nhập cá nhân ......................................... 19
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc ....................................... 40
Biểu đồ 3. 1. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNCN tại Cục thuế Vĩnh Phúc ... 44
Biểu đồ 3. 2. Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN năm 2017 tại Cục Thuế
Vĩnh Phúc .................................................................................................................. 45
Biểu đồ 3. 3. Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN năm 2018 tại Cục Thuế
tỉnh Vĩnh Phúc........................................................................................................... 45
Biểu đồ 3. 4. Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN năm 2019 tại Cục thuế
Vĩnh Phúc .................................................................................................................. 46
Hình 3.1. Sơ đồ Quy trình quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ......... 56
Biểu đồ 3. 5. MST đang hoạt động chia theo khu vực kinh tế đến 31/12/2019 ........ 62

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nƣớc ra đời, tồn tại và phát triển, thuế cũng xuất hiện là một tất yếu
khách quan. Thuế là một công cụ tài chính tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà
nƣớc. Bộ máy nhà nƣớc duy trì hoạt động nhờ nguồn thu từ thuế. Nhà nƣớc sử dụng
công cụ thuế để điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển. Do đó
các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam đều quan tâm đến thuế, Đảng và Nhà
nƣớc đã rất chú trọng đến cải cách hệ thống thuế, hồn thiện cơng tác quản lý thuế.
Ở Việt nam đang áp dụng 2 loại thuế cơ bản: thuế trực thu nhƣ thuế thu nhập
cá nhân (TNCN) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); thuế gián thu gồm các
sắc thuế nhƣ thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất
khẩu, nhập khẩu;
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng và

ổn định của NSNN. Hiện nay, ở các nƣớc phát triển tỷ trọng thu ngân sách của thuế
TNCN rất cao từ 30- 40%, có những nƣớc lên đến 50% nhƣ Mỹ, Nhật…, ở các
nƣớc đang phát triển chiếm từ 15- 30% nhƣ Thái Lan, Malaisia… Việt Nam đang
bƣớc vào hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ cấu,
tăng dần tỷ trọng của các sắc thuế trực thu, giảm dần tỷ trọng của các sắc thuế gián
thu đang là xu hƣớng tất yếu.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cƣ
cũng tăng lên đáng kể, đối tƣợng nộp thuế TNCN và hình thức thu nhập của các bộ
phận dân cƣ và ngƣời lao động cũng đa dạng. Giai đoạn 2010-2020, thị trƣờng tài
chính, tiền tệ, vốn, lao động có sự phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế tăng trƣởng
nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đầu tƣ, phát triển sản xuất
kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập khác nhau. Trong xã hội có xu hƣớng hình
thành hai nhóm thu nhập, nhóm ngƣời có thu nhập cao và nhóm ngƣời có thu nhập
thấp, làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ ngày
càng lớn. Chính sự chênh lệch phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt dẫn đến những

1


hệ lụy về kinh tế, xã hội, chính trị địi hỏi phải điều tiết thu nhập, giảm khoảng cách
giàu nghèo. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó sắc thuế Thu nhập cá nhân ra đời.
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XII, ngày 21 tháng 11 năm 2007, Luật thuế
thu nhập cá nhân đã đƣợc thơng qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Thuế
Thu nhập cá nhân ngày càng hoàn thiện, năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều Luật thuế thu nhập cá nhân phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tƣợng
chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển và hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ… Việc
hoàn thiện quản lý thuế TNCN ngày càng đƣợc quan tâm vì đây cũng là nguồn thu
ngân sách của nhà nƣớc. Luật Thuế thu nhập cá nhân có vai trị rất quan trọng, góp

phần tăng thu cho NSNN, là công cụ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, giảm sự phân hố
giàu nghèo, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Số thu về thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có xu hƣớng tăng cao qua
từng năm. Năm 2014 số thuế TNCN chiếm 2,55% tổng số thu ngân sách tỉnh, đến
năm 2019 chiếm tỷ trọng khoảng 2,79% trong tổng thu ngân sách tỉnh. Ngành thuế
Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc thành tựu đáng kể, huy động ngày càng nhiều thuế TNCN
vào Ngân sách Nhà nƣớc, bƣớc đầu hoàn thiện hệ thống đăng ký thuế và kê khai
thuế TNCN qua mạng.
Tuy có nhiều tiến bộ, song quá trình thực hiện quản lý thuế TNCN tại Cục
Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã bộc lộ những bất cập: cơ quan thuế khơng có khả năng
kiểm sốt tốt thu nhập chịu thuế của đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân, nhiều qui
định khơng đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế TNCN, qui định khởi điểm chịu
thuế chƣa phù hợp với điềukiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc… dẫn đến bỏ sót
nguồn thu có nhiều trƣờng hợp tránh thuế, trốn thuế xảy ra phức tạp và khó kiểm
sốt đối với các trƣờng hợp cá nhân có nhiều nguồn thu nhập nhƣng khơng kê khai
đầy đủ các nguồn thu nhập đó, cá nhân hành nghề tự do; kê khai trùng ngƣời phụ
thuộc,... vv.
Căn cứ vào thực tế, bất cập nêu trên đòi hỏi phải đƣợc nghiên cứu, phân tích,
làm rõ thực trạng và đặc biệt tìm ra nguyên nhân, từ đó có cơ sở để kiến nghị đƣa ra

2


các giải pháp hồn thiện, góp phần tăng cƣờng hiệu lực hiệu quả của công tác quản
lý thuế TNCN, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thuế thu nhập cá nhân
tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận khoa học và tính thực
tiễn cao.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên vấn đề nghiên cứu cần giải quyết, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời
đƣợc các câu hỏi sau:

- Tại sao phải quản lý thuế TNCN? Quản lý thuế TNCN là làm những gì?
- Cơng tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian
qua nhƣ thế nào?
- Những giải pháp nào để Thuế Vĩnh Phúc thực hiện tốt hơn cơng tác quản
lý thuế TNCN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh
Phúc để đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng cơng tác quản lý thuế TNCN,
hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNCN ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Về lý luận: Hệ thống hoá một số vấn đề cơ sở lý luận về thuế TNCN và công
tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Về thực trạng: Phân tích thực trạng công tác quản lý thuếTNCN tại Cục Thuế
tỉnh Vĩnh Phúc, nêu lên những kết quả đã đạt đƣợc và những nguyên nhân hạn chế
cần khắc phục.
Về giải pháp: Đề ra các giải pháp để tăng cƣờng nâng cao hiệu quả quản lý
thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý thuế TNCN của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

3


Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu nội dung cơng tác quản lý thuế TNCN, các chính
sách pháp luật thuế, các hình thức quản lý thuế TNCN.
Về khơng gian: Nghiên cứu việc thực hiện công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân trong phạm vi địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Về thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục
Thuế tỉnh Vĩnh phúc từ năm 2017 đến năm 2019 và giải pháp đến 2025.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp lý luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác- Lênin đồng thời sử dụng các phƣơng pháp: Phƣơng pháp chọn điểm
nghiên cứu; Phƣơng pháp tổng hợpthu thập số liệu, thông tin; Phƣơng pháp mô tả,
thống kê, khảo sát thực tế...Nguồn số liệu lấy từ Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu và
danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về quản lý thuế thu
nhập cá nhân.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu thực hiện đề tài.
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh phúc.
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh phúc.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về quản lý thuế TNCN
Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nói riêng là một công cụ
quan trọng thể hiện quyền lực của Nhà nƣớc, nó vừa tạo ra và đảm bảo nguồn thu
chủ yếu cho ngân sách Nhà nƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bộ máy Nhà
nƣớc về an ninh, quốc phịng, khu vực hành chính cơng, vừa là công cụ điều tiết vĩ
mô nền kinh tế.
Quản lý thuế TNCN đảm bảo nguồn thu từ thuế phải đƣợc tập trung, huy
động một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời cho ngân sách Nhà nƣớc, trên cơ sở

không ngừng nuôi dƣỡng và phát triển nguồn thu. Thuế TNCN là thuế trực thu, thuế
TNCN tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, nó đóng vai trị quan trọng trong việc
điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Vì thế, hoạt động quản lý
thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng ở mỗi quốc gia luôn đƣợc quan tâm
nhằm thực thi luật thuế TNCN đạt hiệu quả. Cho nên vấn đề thuế TNCN, vấn đề
quản lý thuế TNCN luôn thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của các học giả, nhà
khoa học, các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý ở trong và ngồi nƣớc dƣới nhiều
khía cạnh và với mức độ sâu sắc khác nhau.
Luận án tiến sĩ: “Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2010 của tác giả Lý Phƣơng Duyên. Luận án nghiên
cứu đầu tiên về quản lý thuế thu nhập cá nhân trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam
giai đoạn đó. Luận án cho thấy vai trò rất quan trọng của quản lý thuế TNCN, tác
động đến số thu ngân sách nhà nƣớc, là cầu nối trong việc đƣa chính sách thuế vào
thực tiễn cuộc sống, đảm bảo hiệu quả nền kinh tế và tính cơng bằng xã hội.
Trong Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu
nhập cá nhân”, năm 2013, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, tác giả Nguyễn Hoàng
đƣa ra khái niệm về quản lý thuế TNCN. Nhà nƣớc huy động các nguồn thu từ thuế

5


TNCN vào ngân sách nhà nƣớc thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản pháp lý,
các phƣơng pháp nhằm thực hiện mục tiêu kinh- xã hội đƣợc đặt ra. Hoạt động quản
lý thuế TNCN đƣợc thực hiện ở tất cả ba cấp độ: cấp cán bộ thuế, cấp cơ quan thuế
và trong cả bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với thuế TNCN.
Chủ đề thuế thu nhập cá nhân đƣợc nhiều tác giả cùng nghiên cứu khá đầy
đủ nhƣ: tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy trong luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế “Hoàn
thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân của đối tượng không cư trú ở Việt Nam tại Hà
Nội”, năm 2014, Trƣờng Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội; tác giả Trần
Thị Tuyết trong luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế “Hồn thiện cơng tác quản lý thuế

thu nhập cá nhân”, năm 2015, Trƣờng Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội;
…Các nghiên cứu cho thấy mục đích của hoạt động quản lý thuế TNCN là tạo
nguồn thu cho ngân sách; chỉ ra chủ thể quản lý thuế TNCN là Nhà nƣớc, chủ thể
chịu sự quản lý là ngƣời nộp thuế (NNT) có thu nhập chịu thuế TNCN.
Ngồi ra, cịn có các bài báo trong và ngồi nƣớc nhƣ: John R.Graham, Jana
S.Ready, Douglas A. Shackelford (2011), Research in accounting for income taxes,
Journal of Accounting and Economics. Bốn khía cạnh và quy tắc quyết toán thuế
thu nhập (AFIT- Accounting for Income Taxes) đƣợc nêu ra.
“Luật thuế thu nhập cá nhân - Những bất cập và hƣớng hoàn thiện” (2012),
của PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy, Viện nghiên cứu lập pháp. Tác giả đã phân tích
những bất cập của Luật Thuế TNCN và nêu hƣớng sửa đổi thích hợp về bốn vấn đề:
thu nhập chịu thuế, giảm trừ gia cảnh, biểu thuế suất và khoảng cách giữa các bậc
thuế trong biểu thuế.
“Một số trao đổi về chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay”
(2018), của ThS. Nguyễn Thu Hà,Tạp chí Tài chính ngày 04/08/2018. Tác giả đƣa
ra một số hạn chế nhất định của Luật thuế TNCN và đã đƣợc điều chỉnh bổ sung bởi
Luật số 26/2012/QH13 của Quốc hội. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của quá trình
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta, cùng với những
bất cập cịn tồn tại thì việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân là cần thiết nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích của ngƣời nộp thuế, tạo sự bình đẳng, cơng bằng về nghĩa

6


vụ thuế của công dân, đảm bảo thực hiện mục tiêu cải cách, xây dựng hệ thống thuế
đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế.
“Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở một số nƣớc và kinh nghiệm cho Việt
Nam” (2019) của ThS. Nguyễn Thị Tấm - Khoa Kế toán – Trƣờng Đại học Duy
Tân đăng ngày 01/12/2019. Bài viết nêu ra một số kinh nghiệm quản lý thuế thu
nhập cá nhân tại một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam, nhƣ Việt Nam có thể

xem xét, nghiên cứu bài học phù hợp xu hƣớng chung về động viên thuế TNCN
bằng việc thực hiện đơn giản hóa biểu thuế suất và cắt giảm mức thuế suất; Nghiên
cứu mở rộng đối tƣợng thu thuế, điều tiết kịp thời đối với một số khoản thu nhập
mới phát sinh để bao quát và cân đối nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, thuế thu nhập cá nhân đƣợc giới thiệu mang tính tổng quan. Các ấn
phẩm khoa học đƣợc đề cập trên đây đƣợc nghiên cứu ở từng khía cạnh khác nhau
của thuế thu nhập cá nhân và đăng tải trên các cơng trình khoa học chun ngành
luật, chun ngành kinh tế, kinh tế đối ngoại. Vấn đề lý luận và pháp luật cơ bản về
thuế thu nhập cá nhân đƣợc các tác giả nghiên cứu, phân tích rất thành cơngnhằm
đƣa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNCN và các kiến nghị với
cơ quan cấp nhà nƣớc để cơng tác quản lý thuế đƣợc hồn thiện hơn. Kết quả của
các cơng trình nghiên cứu này đóng góp rất to lớn trong việc xây dựng, phát triển và
hoàn thiện các quy định về quản lý thuế TNCN. Cùng với sự phát triển kinh tế, tiến
trình đổi mới quản lý kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế thì chính sách thuế TNCN đã
ban hành ln cần đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện nay.
Tuy nhiên, các cơng trình khoa học trên đây còn để lại khoảng trống nhƣ một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế TNCN chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ,
vẫn thiếu các nghiên cứu cụ thể nhằm tổng kết, đánh giá toàn diện thực trạng pháp
luật và thực tiễn thực hiện các quy định về thuế TNCN.
Các cơng trình chƣa phân tích đồng bộ hệ thống quản lý thuế TNCN gồm các
yếu tố cấu thành: cơ chế quản lý thuế TNCN; mơ hình tổ chức bộ máy, nghiệp vụ
quản lý thuế TNCN và biện pháp quản lý thuế TNCN.

7


Thực trạng hoạt động quản lý thuế TNCN đều đƣợc nghiên cứu nhƣng các
tác giả mới chỉ đánh giá đến hết năm 2016. Từ đó đến nay,với những thay đổi của
tình hình kinh tế - xã hội yêu cầu của hội nhập địi hỏi các chính sách pháp luật thuế

TNCN cần đƣợc thay đổi cho phù hợp và hoàn thiện. Hiện nay, pháp luật về thuế
TNCN, pháp luật quản lý thuế đã đƣợc sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2016
nên vấn đề mới về quản lý thuế TNCN cần tiếp tục nghiên cứu và luận giải sâu sắc.
Luật thuế TNCN đƣợc sửa đổi, bổ sung, xong thực trạng công tác quản lý
thuế TNCN theo sự sửa đổi, bổ sung tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc chƣa đƣợc tập
trung nghiên cứu chuyên sâu, phân tích mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và
xu hƣớng cải cách thuế hiện đại của Việt Nam. Vì vậy,việc nghiên cứu quản lý thuế
TNCN tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là đề tài luận văn tác giả lựa chọn. Chủ đề thuế
thu nhập cá nhân tuy đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu thành cơng, xong cơng trình
nghiên cứu này vẫn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
1.2. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm thuế thu nhập cá nhân
1.2.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân:
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nƣớc, vừa đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế thu nhập cá nhân là một
sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và
thực hiện công bằng xã hội. Đây là một loại thuế trực thu vì nó đánh trực tiếp vào
thu nhập của cá nhân, cá nhân khó có thể dịch chuyển gánh nặng thuế sang cho chủ
thể khác.
Khái niệm về thuế Thu nhập cá nhân có thể hiểu nhƣ sau: “Thuế thu nhập cá
nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một kỳ
tính thuế nhất định thƣờng một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân biệt
nguồn gốc phát sinh thu nhập”.
1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập cá nhân
Thứ nhất, Thuế TNCN là một sắc thuế thuộc loại thuế trực thu, ngƣời nộp
thuế đồng thời là ngƣời chịu thuế.

8



Thứ hai, Thuế thu nhập cá nhân có diện đánh thuế rộng, là một hình thức
động viên mang tính bắt buộc, mang tính lũy tiến cao. Là khoản đóng góp khơng
hồn trả trực tiếp cho ngƣời nộp.
Thứ ba, Thuế TNCN khơng cấu thành trong giá bán (giá thanh tốn) của
hàng hóa, dịch vụ nên nó khơng bóp méo giá cả và tạo ra sự chênh lệch giá cả của
hàng hóa, dịch vụ.
1.2.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Đối với nền kinh tế - xã hội
Thuế TNCN tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước, thuế TNCN
ngày càng trở thành một nguồn thu quan trọng của NSNN.
Phạm vi điều chỉnh của thuế TNCN là rất rộng, đối tƣợng nộp thuế bao gồm
tồn bộ các cá nhân có hoạt động kinh tế và có phát sinh nguồn thu nhập chịu thuế.
Sự tăng trƣởng kinh tế ngày càng cao thu nhập quốc dân đầu ngƣời ngày càng lớn
thì khả năng huy động nguồn thu thông qua thuế TNCN sẽ ngày càng tăng.
Thuế TNCN là một công cụ để Nhà nước thực hiện việc kiểm soát, thống kê
thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Luật thuế TNCN quy định mỗi ngƣời có thu nhập chịu thuế đều phải kê khai
thu nhập chịu thuế của mình cho cơ quan thuế (CQT) làm căn cứ xác định số thuế
TNCN ngƣời đó phải nộp. Với chức năng quản lý thuế của mình, CQT không chỉ
thu nhận và chấp nhận dữ liệu kê khai thu nhập của ngƣời nộp thuế, mà phải có các
phƣơng pháp và biện pháp quản lý nhằm đánh giá mức độ trung thực trong kê khai
của ngƣời nộp thuế. Các phƣơng pháp chủ yếu của CQT là thực hiện thu thập thông
tin dữ liệu về ngƣời nộp thuế ở những nguồn khác nhau, thực hiện hoạt động thanh
tra, kiểm tra…
Thuế TNCN là một công cụ để Nhà nước thực hiện cơng bằng xã hội
Thu nhập của mỗi ngƣời có sự khác nhau, đó là nguồn gốc tạo ra sự phân hóa
giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong xã hội. Vì thế, nhà nƣớc sử dụng thuế TNCN là
một công cụ hữu hiệu để điều tiết thu nhập của những ngƣời có thu nhập cao, đảm
bảo cơng bằng xã hội.


9


Thuế TNCN là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mơ nền kinh tế
Chính sách thuế TNCN giúp nhà nƣớc quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Khi kinh tế suy thoái, Nhà nƣớc thực hiện giảm thuế, miễn thuế TNCN, nhờ đó thu
nhập của dân cƣ tăng lên, làm tăng cầu có khả năng thanh toán, tức là làm tăng tổng
cầu tiêu dùng.
Đối với hệ thống thuế
Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác
Nhƣợc điểm của thuế gián thu nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt
là có tính luỹ thối. Nó ảnh hƣởng tới ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp. Vì thế
tính thuế TNCN theo phƣơng pháp luỹ tiến từng phần sẽ góp phần khắc phục đƣợc
nhƣợc điểm này.
Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế TNCN ln tồn tại và có mối quan hệ
gắn bó với nhau. Thuế TNCN góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập doanh
nghiệp khi có sự thơng đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá
nhân. Thu nhập của doanh nghiệp tăng thƣờng kéo theo sự tăng lên của thuế TNCN
và thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân các nước
Thuế thu nhập cá nhân có lịch sử lâu đời và rất phổ biến trên Thế giới. Năm
1797 tại Hà Lan thuế thu nhập đầu tiên đƣợc áp dụng, sau đó vào năm 1799 là ở
nƣớc Anh, và Phổ vào năm 1808, ...Đến nay đã có 180 nƣớc áp dụng thuế thu nhập cá
nhân. Thuế TNCN điều chỉnh trên phạm vi rộng gồm cá nhân trong nƣớc, cá nhân
nƣớc ngồi có thu nhập và bao gồm tất cả các khoản thu nhập của cá nhân. Hệ thống
các nội dung mà Luật thuế TNCN của các nƣớc và Việt Nam thƣờng đề cập nhƣ:
- Phạm vi, đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân
- Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
- Khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân

- Các khoản chi phí đƣợc trừ, giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN
- Thuế suất thuế TNCN, Biểu thuế suất luỹ tiến từng phần

10


1.2.2.1. Đối tượng nộp thuế TNCN của các nước:
Tại Trung Quốc đối tƣợng nộp thuế là: Cá nhân có chỗ ở hoặc khơng có chỗ
ở trong nƣớc Trung Quốc. Nếu cá nhân cƣ trú tại Trung Quốc đủ 1 năm, thì phải
nộp thuế đối với tồn bộ thu nhập của ngƣời đó nhận đƣợc từ trong và ngồi nƣớc
Trung Quốc. Trƣờng hợp cá nhân cƣ trú dƣới 1 năm, thì phải nộp thuế đối với thu
nhập phát sinh từ Trung Quốc.
Malaisya đối tƣợng nộp thuế là: Cá nhân cƣ trú hoặc không cƣ trú, chịu thuế
đối với thu nhập phát sinh tại Malaysia. Căn cứ hộ chiếu của đối tƣợng đó để xác
định là cá nhân cƣ trú thuế cho năm tính thuế nếu tổng số ngày đối tƣợng đó ở
Malaysia trong năm trên 182 ngày.
Với Nhật Bản đối tƣợng nộp thuế là cá nhân cƣ trú và không cƣ trú tại Nhật
Bản. Cá nhân cƣ trú tại Nhật Bản là những ngƣời đã sống từ lâu hay đã và đang
định cƣ tại Nhật trong một thời gian dài liên tục từ một năm trở lên. Nếu thời gian
cƣ trú tại Nhật dƣới một năm thì cá nhân đó thuộc diện cá nhân không cƣ trú tại
Nhật Bản.
1.2.2.2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Tại Việt Nam: Thu nhập từ kinh doanh: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ (riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trƣờng hợp
không đủ điều kiện đƣợc miễn thuế); thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá
nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công: là các khoản thu nhập ngƣời lao động
nhận đƣợc từ ngƣời sử dụng lao động dƣới các hình thức bằng tiền hoặc khơng bằng
tiền: Tiền lƣơng, tiền cơng và các khoản có tính chất tiền lƣơng, tiền cơng; các

khoản phụ cấp, trợ cấp; tiền thù lao dƣới các hình thức; tiền nhận đƣợc từ tham gia
hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ
chức; các khoản lợi ích khác mà NNT nhận đƣợc bằng tiền hoặc không bằng tiền;
tiền thƣởng.
Thu nhập từ đầu tư: lãi cổ phần, lãi cho vay, thu nhập từ đầu tƣ vốn dƣới các
hình thức khác.
11


Thu nhập khác: lãi từ chuyển nhƣợng tài sản (chuyển nhƣợng vốn, chuyển
nhƣợng bất động sản), thu nhập từ trúng thƣởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ
nhƣợng quyền thƣơng mại; Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán,
phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác
phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Với Trung Quốc các khoản thu nhập chịu thuế nhƣ: (1) Thu nhập từ tiền
công, tiền lƣơng; (2) Thu nhập từ sản xuất kinh doanh; (3) Thu nhập về cho thuê tài
sản; (4) Thu nhập về chuyển nhƣợng tài sản; (5) Thu nhập từ kinh doanh chứng
khoán; (6) Thù lao dịch vụ; (7) Thu nhập từ nhuận bút; (8) Thu nhập về chi phí sử
dụng quyền đặc biệt; (9) Thu nhập về lãi cho vay, cổ tức, hoa hồng; (10) Thu nhập
ngẫu nhiên; (11) Thu nhập khác.
Còn tại Malaisya thu nhập chịu thuế cá nhân là: (1) Thu nhập từ lao động
làm cơng bao gồm tất cả các hình thức tiền thù lao nhƣ tiền công, tiền lƣơng, tiền
hoa hồng, tiền thƣởng, trợ cấp về hƣu; (2) Thu nhập từ kinh doanh, lãi cổ phần, lãi
tiền vay, tiền cho thuê và những khoản có tính chất tƣơng tự.
Cá nhân tại Nhật Bản chịu thuế thu nhập cá nhân từ các khoản thu nhập sau:
(1) Thu nhập từ công việc lao động; (2) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh; (3)Thu
nhập do buôn bán bất động sản; (4) Thu nhập từ tiền lãi cổ phần; (5) Thu nhập từ
lợi tức; (6) Thu nhập từ các khoản hƣu trí; (7) Thu nhập từ buôn bán gỗ; (8) Thu
nhập từ các khoản vốn; (9) Thu nhập bất thƣờng; Thu nhập khác.
1.2.2.3. Biểu thuế lũy tiến từng phần của các nước

Một số nƣớc thu thuế thu nhập cá nhân theo bậc nhƣng phân hoá rõ ràng
giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo theo xu hƣớng ngƣời càng giàu càng phải đóng
thuế nhiều lên. Thuế thu nhập cá nhân không chỉ là nghĩa vụ của mỗi công dân với
quốc gia mà còn thể hiện định hƣớng phát triển của giới cầm quyền. Nhiều quốc gia
phát triển hiện cũng áp dụng nhiều cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau.
Singapore, Malaysia có 10 bậc, Indonesia chỉ có 4 bậc. Theo Sở Nội Thu Singapore
(IRAS), từ nhiều năm trở lại đây, quốc đảo Singapore đã áp dụng cách tính thuế thu
nhập cá nhân tăng theo lũy tiến. Với ngƣời thu nhập thấp, mức thuế phải đóng cũng

12


thấp và càng có thu nhập cao, mức thuế thu nhập cá nhân cũng tăng tƣơng ứng. Cụ
thể, thuế thu nhập cá nhận tại Singapore áp dụng với công dân đảo quốc này chia
thành 10 bậc thuế, trải từ 2% đến 22% tổng thu nhập cá nhân.
Bảng thuế thu nhập cá nhân hiện tại của Singapore:
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (đơn vị: SGD) Thuế suất
0

Dƣới 20.000

0

1

20.001-30.000

2%

2


30.001-40.000

3,5%

3

40.001-80.000

7%

4

80.001-120.000

11,5%

5

120.001-160.000

15%

6

160.001-200.000

18%

7


200.001-240.000

19%

8

240.001-280.000

19,5%

9

280.001-320.000

20%

Ngƣời có thu nhập dƣới 20.000 SGD/năm (khoảng 340 triệu đồng, tƣơng
đƣơng 28,3 triệu đồng/tháng) sẽ đƣợc miễn hoàn toàn thuế thu nhập cá nhân. Mức
thuế 2% bắt đầu đƣợc tính từ 20.001 SGD tới 30.000 SGD (340-510 triệu đồng/năm
- khoảng trên 28,3 triệu đến 42,5 triệu đồng/tháng).Ở mức đóng thuế cao nhất, cơng
dân Singapore có thu nhập năm trên 320.000 SGD (5,4 tỷ đồng/năm, tƣơng đƣơng
450 triệu đồng/tháng) sẽ phải đóng mức thuế suất 22%. Tức là, nếu thu nhập tăng gấp
khoảng 10 lần thì thuế suất đối với thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng thêm 10 lần.
Với mức tính thuế thu nhập cá nhân theo bậc lũy tiến, giới lập pháp
Singapore cho thấy quốc gia này muốn đảm bảo ngƣời thu nhập thấp sẽ đƣợc hƣởng
mức thuế suất thấp và ngƣời thu nhập cao sẽ phải đóng thuế thu nhập tƣơng xứng,
từ đó tạo sự cơng bằng về thuế.
Với ngƣời nƣớc ngoài sinh sống tại Singapore, mức thuế suất đƣợc quyết định theo
ngành nghề lao động thay vì mức thu nhập, dao động 10-22%.

13


Các quốc gia khác trong khu vực nhƣ Malaysia hay Indonesia cũng có cách
tính thuế thu nhập lũy tiến nhƣ Singapore. Malaysia có 10 bậc thuế trải 1-28% cịn
Indonesia chỉ có 4 bậc thuế trải từ 5% đến 30%. Cơng dân Malaysia có thu nhập
thấp dƣới 5.000 MYR (28,2 triệu đồng/năm, tƣơng đƣơng 2,3 triệu đồng/tháng)
đƣợc miễn thuế hoàn toàn. Hiện mức thu nhập trung bình năm của cơng dân
Malaysia là khoảng 70.000 MYR (396 triệu đồng, tƣơng đƣơng 33 triệu
đồng/tháng). Ngƣời hƣởng thu nhập ở mức này chịu mức thuế suất khoảng 16%.
Trong khi đó, cơng dân Indonesia hƣởng mức thu nhập năm trung bình khoảng 60
triệu IDR (95 triệu đồng, tƣơng đƣơng 7,9 triệu đồng/tháng) sẽ đóng thuế thu nhập
cá nhân theo bậc 15%.
Mỹ tính thuế theo 'thu nhập thực': Khác với nhiều quốc gia tính thuế cá nhân
dựa trên tổng thu nhập, Sở Thuế vụ Mỹ tính thuế mỗi cá nhân theo thu nhập thực,
tức thu nhập đã trừ đi chi phí tái đầu tƣ và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này
đồng nghĩa, nếu cơng dân Mỹ dành phần lớn tiền kiếm đƣợc để đầu tƣ bất động sản
hay mua xe hơi, đồ gia dụng, khoản thuế trong năm đó họ phải đóng là rất thấp.
Bảng thuế thu nhập đối với cá nhân độc thân tại Mỹ:
Thu nhập chịu thuế (đơn
vị: USD)

Mức thuế suất

0 - 9.275

10%

9.276 - 37.650


927,5 USD cộng 15% lƣợng thu nhập vƣợt quá 9.275
USD

37.651 - 91.150

5.183,75 USD cộng 25% lƣợng thu nhập vƣợt quá
37.650 USD

91.151 - 190.150

18.558,75 USD cộng 28% lƣợng thu nhập vƣợt quá
91.150 USD

190.151 - 413.350

46.278,75 USD cộng 33% lƣợng thu nhập vƣợt quá
190.150 USD

413.351 - 415.050

199.934,75 cộng 35% lƣợng thu nhập vƣợt quá
413.050 USD

Trên 415.051

120.529,75 USD cộng 39,6% lƣợng thu nhập vƣợt
quá 415.050 USD

14



Tuy nhiên, phần thu nhập kiếm đƣợc từ các khoản đầu tƣ sẽ đƣợc tính thuế
vào những năm tiếp theo nếu công dân Mỹ không tiếp tục đem đi đầu tƣ.
Thuế thu nhập tại Mỹ đƣợc thu theo nhiều đối tƣợng, bao gồm cá nhân, hộ
gia đình, lao động chính trong gia đình ...
Theo bảng tính thuế thu nhập cá nhân từ Sở Thuế vụ Mỹ, thuế suất đối với
một ngƣời độc thân sẽ có 7 bậc lũy tiến, trải từ 10% tới 120.529 USD (2,7 tỷ đồng)
cộng với 39,6% thu nhập chịu thuế. Sở dĩ mức thuế thu nhập tại Mỹ cao là do thu
nhập chịu thuế đã trừ đi tồn bộ chi phí sinh hoạt và tiền tái đầu tƣ. Chính quyền
liên bang áp dụng dạng tính thuế này nhằm khuyến khích cơng dân Mỹ tái đầu tƣ
vào nền kinh tế thay vì cất tiền trong két.
Ngồi ra, các khoản từ thiện cũng đƣợc liệt vào danh sách các khoản chi
đƣợc miễn thuế. Do đó, cơng dân Mỹ muốn giảm bậc thuế thƣờng đem phần thu
nhập thừa ra đi làm từ thiện, giúp giảm đáng kể lƣợng thuế phải trả.

15


×