PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ.
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong việc đưa tin về tội phạm, trẻ em và y
tế trên báo Việt Nam
PHẦN 1.
MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường mới xuất hiện ở nước ta đã tác động mạnh mẽ tới tồn bộ
hoạt động báo chí. Mặt tích cực là thúc đẩy hoạt động báo chí năng động hơn, gắn
với nhu cầu của công chúng hơn. Nhưng mặt trái của nó là một số nhà báo và cơ
quan báo chí chạy theo xu hướng thương mại hóa, xa rời tơn chỉ mục đích, sai
phạm, thậm chí vi phạm pháp luật, tác động xấu đên đời sống xã hội.
Cùng với sự phát triển về quy mô hoạt động, mở rộng ảnh hưởng xã hội,
kinh tế thị trường mới xuất hiện ở nước ta cũng đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
tới tồn bộ hoạt động báo chí và các cơ quan báo chí. Mặt tích cực là thúc đẩy hoạt
động báo chí năng động hơn, gắn với nhu cầu của công chúng hơn, đa dạng hơn.
Nhưng mặt trái của sự tác động này là một số cơ quan báo chí chạy theo xu hướng
thương mại hóa báo chí, xa rời tơn chỉ mục đích, sai phạm, thậm chí vi phạm pháp
luật, tác động xấu đên đời sống xã hội. Đạo đức nhà báo không chỉ là sự dũng cảm,
dám xông pha vào những nơi nguy hiểm để phanh phui những mặt trái của đời
sống mà cịn góp phần trong việc “ định hướng” dư luận, ngòi bút của nhà báo phải
như nguồn sáng dẫn đường để mọi người cùng hướng thiện
Việc xây dựng con người phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ,
phẩm chất… Cũng trở nên quan trọng và cần thiết, vì vậy vấn đề đạo đức nghề
nghiệp trong việc đưa tin trên báo chí về tội phạm, trẻ em và y tê là vô cùng quan
trọng. Vì trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, một thế hệ trẻ, chăm sóc
và bảo vệ trẻ em không chỉ là nhiệm vụ riêng của báo chí mà nó cịn là nhiệm vụ
của cả một đất nước và toàn thể nhân loại. Và hơn nữa trong những năm gần đây
vấn đề tội phạm ngày càng gia tăng, nhưng việc đưa tin để đảm bảo các giá trị đạo
đức và những vấn đề y tế là vô cùng quan trọng.
Nên chúng tôi chọn: “Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong việc đưa tin về
tội phạm, trẻ em và y tế trên báo Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận.
PHẦN 2
NỘI DUNG CHÍNH
1. Các khái niệm
Đạo đức : tồn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách
nhiệm, về lịng tự trọng, về cơng bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá,
điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội.
Trách nhiệm : Theo Từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm có thể được hiểu theo
hai nghĩa: Một là “phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo
đảm làm trịn, nếu kết quả khơng tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”, hai là “sự
ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải
gánh chịu phần hậu quả.
Lương tâm : năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản thân,
tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hồn thành, tự đánh giá hành vi của mình.
Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với
bản thân.
Đạo đức nghề nghiệp : là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong
một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm
những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề
nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp
đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.
Đạo đức nghề báo : là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành
vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Hiện nay, đạo đức nghề
báo còn được gọi là đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, đạo đức báo chí, đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo.
2. Những biểu hiện, hành vi vi phạm đạo đức báo chí
*** Trong hoạt động báo chí
-
Một số nhà báo lợi dụng cái gọi là “quyền lực thông tin”, mà thực chất
là lợi dụng sức mạnh của công chúng, sức mạnh của dư luận xã hội, vi phạm tính
khách quan, chân thật của báo chí, “bẻ cong ngịi bút” để mưu lợi riêng. Biểu hiện
dễ nhận thấy nhất đã từng xảy ra thời gian qua là một số nhà báo dùng danh nghĩa
“chống tiêu cực” để thực hiện hành vi tiêu cực: dựa trên những bằng chứng thu
thập được qua điều tra để hù dọa, tống tiền các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, hoặc
yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân phải thực hiện những việc làm có lợi
cho riêng cá nhân nhà báo.
-
- Một số cơ quan báo chí, nhà báo khơng (hoặc ít) chú trọng tính chân
thật trong thông tin quảng cáo các sản phẩm, quảng bá thương hiệu trên đài, báo;
đăng phát ca ngợi, tâng bốc một chiều, vì lợi ích kinh tế cục bộ của cơ quan báo
chí hoặc vì lợi riêng của nhà báo, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tiền bạc… của
người tiêu dùng, gây tác hại không nhỏ cho lợi ích của một bộ phận công chúng.
-
Sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng một
số doanh nghiệp dùng mọi thủ đoạn để hạ uy tín doanh nghiệp đối thủ. Một trong
những thủ đoạn đó là tranh thủ lôi kéo giới truyền thông - báo chí viết khen ngợi
doanh nghiệp mình và viết bơi nhọ, hạ bệ doanh nghiệp đối phương khi có điều
kiện. Trong bối cảnh đó, một số nhà báo vơ tình hay cố ý đã trở thành công cụ cho
một số doanh nghiệp.
Vi phạm đưa hối lộ tiền để viết bài. Chẳng hạn, vụ phóng viên Nguyễn Văn
Khương – báo Tuổi Trẻ bị xét xử vì tội đưa hối lộ cho CSGT để làm 2 bài “Đồng
tiền xóa sạch hồ sơ” và “Giải cứu xa đua trái phép.
*** Tác phẩm báo chí
Những yếu tố liên quan đến vi phạm đạo đức trong tác phẩm báo chí của nhà
báo:
-
Nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn, phát hiện đề tài
-
Thu thập thông tin, dữ liệu
-
Thể hiện tác phẩm
-
Biên tập tác phẩm
-
Tổ chức tác phẩm trên sản phẩm báo chí, phát tán thông tin
-
Theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi.
-
Áp lực cạnh tranh thông tin, số lượng phát hành, nguồn thu
Biểu hiện trực tiếp:
+
Nhà báo không nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn để phát hiện đề tài
sáng tạo tác phẩm báo chí mà chỉ sao chép, bịa đặt thông tin, hư cấu chi tiết trong
tác phẩm, dẫn tới gây hậu quả xấu cho dư luận xã hội.
+
Tác phẩm báo chí sai số liệu, nhầm lẫn thơng tin, nhà báo bị kiện – lỗi
vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong sử dụng các phương pháp thu thập
thông tin, dữ liệu
+
Vì lợi ích cá nhân, nhóm hoặc vì mục đích thương mại mà coi nhẹ các
chức năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí khi tổ chức tác phẩm trên các sản
phẩm báo chí – đó là sự vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
+
Không tự biên tập tác phẩm của mình, nhà báo vơ tình hoặc cố ý để
lọt sai sót, đánh đố biên tập viên, đó cũng là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
+
Một số nhà báo ít đưa tin, viết bài theo nhiệm vụ chính trị, trách
nhiệm xã hội với Đảng, Nhà nước và nhân dân mà chỉ chú trọng đưa tin, viết bài
theo mức độ “nặng” hay “nhẹ” của “phong bì” nhận được từ cơ quan, đơn vị, địa
phương, doanh nghiệp mời họ đến tham dự các sự kiện với tư cách người đưa tin.
Tệ hại hơn, trong trường hợp khơng có “phong bì” có nhà báo đã cố tình khai thác
những chi tiết bất lợi, thông tin tiêu cực từ các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh
nghiệp đưa lên báo để dằn mặt, trả đũa.
Biểu hiện gián tiếp:
+
Giật tít, câu view: Mục đích thơng tin khơng rõ ràng, lạm dụng những
chi tiết “hot”, giật gân, câu khách, tác phẩm thiếu tính khách quan, chân thực và
giá trị nhân văn – nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong bước thể hiện tác
phẩm báo chí.
+
Khơng theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi từ hiệu quả, hậu
quả của tác phẩm báo chí, lãnh đạo, phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên đã vi
phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí.
+
Chưa thực hiện nghiêm túc việc cơng khai xin lỡi, cải chính đối với
những thơng tin sai lệch, khơng chính xác, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của các
cá nhân, đơn vị. Thể hiện rõ nhất là tình trạng cơ quan báo chí cố tình lờ đi không
đăng tin cải chính (nếu khơng bị cá nhân, đơn vị mà mình viết báo sai kiện cáo);
cải chính khơng kịp thời; đăng tin cải chính chỉ vài dịng chữ nhỏ ở nơi khó nhìn
thấy trên các trang báo; hoặc chỉ đăng là “Nói lại cho rõ”, “Tin thêm về vụ…”…
để hòng khỏa lắp, làm nhẹ sai trái của nhà báo, của cơ quan báo chí.
3. Vấn đề đạo đức báo chí hiện nay
Trong những năm qua, những người làm báo việt Nam đã thực sự trở thành
những con chim báo bão, góp phần dự báo, đón đầu các sự kiện và xu thế phát
triển của xã hội. Điều này được thể hiện rõ nét qua chất lượng nội dung thơng tin
báo chí hàng ngày, hàng giờ đăng tải trên các loại hình báo chí; báo chí phản ánh,
bám sát toàn diện mọi mặt của cuộc sống và đáp ứng rất tốt, rất kịp thời mọi nhu
cầu thông tin đa dạng, phong phú của xã hội.
a. Những biểu hiện tích cực trong vấn đề đạo đức báo chí hiện nay
Thứ nhất, nhà báo đa số trung thành với lợi ích của đất nước và nhân dân.
Thể hiện trên tác phẩm báo chí ở mọi loại hình, phần đơng người làm báo dù
trong hồn cảnh nào cũng đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, một lịng
theo Đảng, trung thành với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Họ tích cực tham gia
vào cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xuất phát từ lợi ích giai cấp,
dân tộc và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa để chọn lựa và đăng tải thông tin
đúng mức độ, khách quan, đúng bản chất sự thật về tình hình đất nước và thế giới.
Thực hiện tốt vai trị là cơ quan ngơn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, là
diễn đàn của Nhân dân.
Thứ hai, phát hiện, nêu gương cái tốt và dũng cảm đấu tranh, chống lại cái
xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội.
Trong những năm qua, đội ngũ nhà báo đã đi đầu trong việc thông tin và ủng
hộ, tôn vinh các cá nhân, các tập thể anh hùng, gương người tốt, việc tốt, gương
điển hình tiên tiến, những tấm lịng nhân ái, những sáng kiến hay, những kinh
nghiệm tốt, những phương pháp làm việc hiệu quả… góp phần nhân lên trong xã
hội ngày càng nhiều điều tốt. Bên cạnh đó, họ cịn dũng cảm, tích cực đi đầu trong
cuộc đấu tranh, phê phán, có hiệu quả, đúng pháp luật chống lại những tiêu cực và
các tệ nạn xã hội, góp phần thúc đẩy tiến trình dân chủ hố đời sống xã hội. Điển
hình như những bài phóng sự điều tra, phóng sự phản ánh về trật tự an ninh xã hội,
điều tra những đường dây buôn bán ma túy, mại dâm, vũ khí, bn bán thực phẩm
"bẩn",..
Thứ ba, u nghề, nghiêm túc với nghề và lăn lội trong thực tiễn
Đa số các nhà báo ln tự rèn luyện mình, hướng ngịi bút của mình vào
trách nhiệm xã hội lớn lao, ln đắm mình trong cuộc sống của nhân dân và trưởng
thành từ môi trường nhân dân. Nhiều nhà báo đến tận những nơi khó khăn, gian
khổ như: biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cơng trình trọng điểm,
vùng thiên tai, lũ lụt, tai nạn nặng nề… lựa chọn được các chủ đề, đề tài trúng với
đòi hỏi của tình hình chính trị từng giai đoạn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chủ
trương của Đảng và Nhà nước, trình bày đầy đủ và rõ nguyện vọng chính đáng của
quần chúng nhân dân.
Thứ tư, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện.
Trong những năm qua báo chí rất tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động
xã hội, từ thiện góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng khó khăn của đất nước. Nhiều cơ quan báo
chí, nhà báo đã tổ chức, duy trì các hoạt động từ thiện có hiệu quả, động viên được
nhiều nhà hảo tâm đóng góp với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng như báo Dân trí,
Tiền phong, Tuổi trẻ... Các hoạt động từ thiện của báo chí đạt hiệu quả cao, có tác
dụng và ý nghĩa thiết thực nhằm tiếp thêm niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
Đây là biểu hiện nổi bật, có ý nghĩa về đạo đức sâu sắc giúp nâng cao uy tín của
báo chí.
b. Những biểu hiện tiêu cực trong vấn đề đạo đức báo chí hiện nay
Thứ nhất, chạy theo những thông tin tiêu cực
Nhiều tờ báo đăng tải quá nhiều về các vụ án mạng và mặt trái của xã hội.
Có thể nói, trên mặt báo hiện nay la liệt các vụ án khiến cho người đọc xem đâu
cũng thấy bi kịch, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực làm họ có ấn tượng nặng nề, bi quan
về xã hội. Thậm chí, họ cịn rút tít, miêu tả một cách chi tiết, rõ ràng khiến người
đọc ớn lạnh, sởn gai gà và tạo cho dư luận một thái độ khơng đúng về tình hình an
ninh trật tự của đất nước.
Lợi dụng đưa tin, bài về đề tài giới tính, tình u, hơn nhân, tình dục nhằm
câu khách, khêu gợi trí tị mị, kích dục. Một số tờ báo, tạp chí lạm dụng chủ đề
này, thơng tin dung tục, khơng phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, phần
nào làm ảnh hưởng tới lối sống của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong biểu hiện
này nổi lên là việc đi sâu khai thác vào đời tư, tình cảm của những người nổi tiếng,
của giới nghệ sỹ, những chuyện hậu trường, đời tư của các chính khách nước
ngồi...
“Chạy” quảng cáo, quảng cáo thiếu trung thực + Có một thực trạng đang
diễn ra trên nhiều báo đó là tình trạng quảng cáo vượt số trang cho phép, quảng cáo
trên trang nhất, quảng cáo trái với truyền thống, lịch sử văn hoá, thuần phong, mỹ
tục của dân tộc, quảng cáo mặt hàng không được phép quảng cáo,quảng cáo không
cần quan tâm đến độ xác thực, chính xác của thơng tin trong nội dung quảng cáo...
Thứ hai, xa rời nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí
Nhiều tờ báo, cơ quan phát thanh - truyền hình viết. đưa tin sai sự thật, gây
hậu quả nghiêm trọng, gây tổn hại đến đời sống, sản xuất của nhân dân, gây tâm lý
hoang mang trong dư luận như những thông tin liên quan đến giá lúa, đến kháng
sinh, hoá chất trong thuỷ sản, thực phẩm, lương thực; thông tin về rau nhiễm độc,
về bưởi, sầu riêng gây ung thư; về tăng giá xăng dầu... Nhiều thời điểm, tình trạng
thơng tin ở một số báo thiếu căn cứ, suy diễn, thổi phồng, khoét sâu vào những
thiếu sót, khuyết điểm của một số tổ chức, doanh nghiệp; đặt tiêu đề không đúng
với nội dung tin, bài hoặc tô đậm mặt trái, những hiện tượng tiêu cực...
Bên cạnh đó, có một thực tế là hiện nay nhiều tờ báo, khi biết mình làm sai,
gây tổn hại đến uy tín, danh dự, lợi ích, sinh mạng của người khác nhưng lại cố
tình lờ đi, cửa quyền, khơng chịu thừa nhận cịn tìm cách cãi “cùn”; hoặc viện lý
do để trì hồn việc cải chính, xin lỡi. Cũng có báo cải chính, xin lỡi nhưng khơng
đúng quy định, tìm chỡ khuất nhất, nhỏ nhất trong tờ báo để đăng cải chính vào.
Đáng lưu ý, có nhiều trường hợp những thơng tin sai do báo in đăng rồi các báo
mạng điện tử và trang tin điện tử đăng lại, nhưng khi báo in đăng cải chính thì hầu
như các báo mạng điện tử và trang tin điện tử lại khơng hề cải chính, thậm chí có
những bài vẫn lưu trên mạng Internet.
Khơng chỉ thế, cịn hiện tượng nhà báo đóng bút trước những bức xúc của
cuộc sống, bất chấp lợi ích chung của cộng đồng nhằm bảo vệ an toàn cho bản
thân. Họ thờ ơ, lãnh đạm trước các vấn đề nóng hổi của cuộc sống, quay lưng
không dám viết, không dám trung thực, dũng cảm đấu tranh, đưa thơng tin đó ra
cơng luận. Trong khi xã hội đang rất cần báo chí phải xung kích, phải tiên phong
thì những nhà báo này lại khơng dám nói những điều cần nói, khơng dám bảo vệ
những điều cần bảo vệ.
Tình trạng sử dụng tin, bài, ảnh của người khác mà khơng xin phép. Trước
hết là tình trạng dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước ngồi mà khơng ghi rõ tên tác
giả và nguồn gốc của tác phẩm. Tiếp đến là tình trạng sử dụng lại tin, bài, ảnh của
các báo trong nước mà không xin phép, không ghi rõ nguồn gốc, không trả nhuận
bút. Tệ hơn là có những nhà báo ngang nhiên sao chép một phần hoặc toàn bộ tác
phẩm của người khác rồi biến thành bài của mình và lĩnh nhuận bút, gây nên nhiều
sự việc đáng tiếc giữa những người làm báo, cơ quan báo chí làm xơn xao dư luận
như vụ việc ơng Bùi Minh Tuấn tố cáo VTV vi phạm bản quyền.
Thứ hai, thiếu tính nhân văn, vơ cảm
Có khơng ít những bài báo phản ánh thiên lệch xã hội, nhìn xã hội toàn một
màu đen gây ra tâm lý bi quan, hồi nghi; mơ tả chi tiết, tỉ mỉ những hành vi tội ác,
dâm ô, “bạo lực”, làm ô nhiễm tâm hồn lớp trẻ, làm tội phạm có thể bắt chuớc;
nhìn xã hội một cách hằn học, thiếu tính xây dựng; cổ vũ cho thị hiếu khơng lành
mạnh, khuyến khích bệnh “sùng ngoại”, nơ lệ “mốt”, khuyến khích tiêu dùng q
mức, xa xỉ khi đất nước còn nghèo nàn, nhân dân cịn khổ… Một số nhà báo có tư
tưởng “phang cho một đòn chết tươi” khi viết về các cá nhân trong các vụ việc tiêu
cực. Các bệnh như: “ăn theo nói leo”, “đục nước béo cị”, “dậu đổ bìm leo”, “té
nước theo mưa”... xuất hiện ngày một nhiều trong làng báo.
Thứ ba, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của nhà báo, cơ quan báo chí để trục
lợi
Sau khi thực hiện các bài điều tra chống tiêu cực, tham nhũng một số nhà
báo đã thu thập được những chứng cứ, tài liệu quan trọng. Đáng ra họ phải công bố
các thông tin này song vì “nhiều lý do”, trong đó cótrường hợp nhà báo đến
“thăm”, đến gợi ý các cơ sở, doanh nghiệp sai phạm, tống tiền và nhận hối lộ để
khơng đăng những thơng tin trên. Họ tự mình ra giá, đòi tiền… bằng việc liên kết
lại để gây áp lực đe doạ hoặc “đánh hội đồng” cơ sở.
Tiếp theo hành vi tống tiền các doanh nghiệp là hoạt động “cao tay hơn”, đó
là bảo kê, uốn bút trở thành “đệ tử” cho những đại gia, thế lực đen, viết bài bênh
vực, bao che tội ác, tung hoả mù vào dư luận làm công chúng không biết đâu là
thông tin đúng, đâu là thông tin sai. Những bài viết không trung thực của họ đã làm
tấm bình phong che chắn bằng công luận hết sức hữu hiệu cho hàng loạt những
hành vi sai trái, tội lỗi, làm cho người đọc nhầm lẫn.
Vì đồng tiền, lợi ích cá nhân mà một số nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nhà
báo, cơ quan báo chí để để chạy quảng cáo, ép doanh nghiệp phải quảng cáo, chi
tiền cho quảng cáo, buôn lậu, tham nhũng, mang thư bạn đọc đi đe doạ người bị tố
cáo... Thậm chí, họ cịn biến ngịi bút của mình trở thành cơng cụ cho phe, nhóm
trong những cuộc tranh giành, đấu đá với mục đích trục lợi.
CHƯƠNG 2 : VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG VIỆC ĐƯA
TIN VỀ TỘI PHẠM, TRẺ EM VÀ Y TẾ TRÊN BÁO VIỆT NAM
1. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong việc đưa tin về tội phạm trên báo
Việt Nam
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng,
chống tội phạm một mảng nội dung lớn được báo chí đặc biệt quan tâm. Báo chí
kênh thơng tin quan trọng trong phòng, chống tội phạm. Thể hiện cụ thể ở những
điểm sau: Thứ nhất, công tác tuyên truyền đã góp phần đắc lực tạo nên phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào phòng, chống tội phạm rộng khắp,
có tác động to lớn trong việc kiềm chế hoạt động phức tạp của các loại tội phạm và
tệ nạn xã hội, nhiều nơi, nhiều lúc đã đẩy lùi, làm giảm được tội phạm và tệ nạn xã
hội. Thứ hai, bằng các hoạt động tác nghiệp của mình, báo chí đã phát hiện, tham
gia thu thập thông tin về tội phạm, phản ánh, cơng khai sự thật về tình hình phức
tạp của tội phạm, những tụ điểm hình sự phức tạp, địa bàn hoạt động của tội phạm
kinh tế, buôn lậu, tụ điểm về hoạt động ma túy; các vi phạm pháp luật về an ninh
trật tự an toàn xã hội, cũng như sự thiếu trách nhiệm của các ngành, các cấp, những
cán bộ cơng chức nhà nước... qua đó tác động tích cực đến việc giải quyết tình hình
và xử lý tội phạm; chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước về an
ninh trật tự; tiến hành xác minh, điều tra, xử lý các dấu hiệu vi phạm pháp luật và
các hành vi phạm tội để xử lý theo quy định của pháp luật. Thứ ba, hỗ trợ đắc lực
lực lượng công an nhân dân trong các đợt tấn công tội phạm; điều tra xử lý các vụ
phạm tội phức tạp, nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn thông qua việc cung
cấp, phản ánh công khai các dấu hiệu tiêu cực, vi phạm pháp luật, qua đó tạo áp lực
xã hội để lên án cái sai, cái ác, cái tiêu cực, tạo cơ sở để lực lượng công an tiến
hành các hoạt động điều tra, ngăn chặn, xử lý tội phạm. Điển hình là các vụ Khánh
trắng, Phúc bồ (ở Hà Nội), Năm cam (ở Thành phố Hồ Chí Minh), nếu khơng có sự
hỡ trợ lên án của dư luận chắc sẽ khó xử lý kiên quyết tội phạm. Báo chí đã phản
ánh kịp thời những vụ án lớn, phân tích các phương thức thủ đoạn phạm tội nhằm
phòng ngừa, răn đe tội phạm. Thứ tư, tham gia, đóng góp tích cực vào việc xây
dựng lực lượng cơng an nhân dân bằng các hình thức tuyên truyền, cổ vũ các đơn
vị, cá nhân điển hình tiến tiến, những gương cán bộ chiến sỹ công an nhân dân tận
tụy trong công việc, sẵn sàng hy sinh trong đấu tranh phịng, chống tội phạm; tạo
cơng luận và phong trào quần chúng nhân dân ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ lực lượng
cơng an nhân dân hồn thành nhiệm vụ. Chưa phát huy hết tiềm năng trong tham
gia phòng, chống tội phạm Mặc dù báo chí đóng vai trị hết sức quan trọng trong
việc phòng, chống tội phạm nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng to lớn của
mình. Việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước xuống tới cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, đến với đối tượng cần
tuyên truyền cịn hạn chế. Việc thơng tin để định hướng dư luận, tuyên truyền, giáo
dục ý thức pháp luật cịn yếu. Vì thế, nhiều người phạm tội mà khơng biết mình
phạm tội, hay khơng biết hết được hậu quả sẽ ra sao. Vẫn còn tình trạng chỉ chạy
theo các vụ việc, đưa những thơng tin phản cảm, thiếu nhân văn, sa đà vào việc mô
tả tỉ mỉ, vô cảm hành vi phạm tội, chạy theo lợi ích của bản báo chứ khơng phải vì
mục tiêu phòng, chống tội phạm. Nhiều tờ báo khai thác quá đậm nét, đưa tin giật
gân, gây sốc về những vụ việc tiêu cực, sai phạm, hay vụ án, khiến cho cơng chúng
có những nhận thức sai lệch về thực tế đời sống xã hội. Thông tin về vụ án đơi khi
được đưa lên mặt báo thiếu chính xác, phiến diện, một chiều, khơng đầy đủ, thậm
chí sai lệch, thiếu kiểm chứng..., khiến cho thông tin đến với công chúng bị sai
lệch, gây hiểu lầm, hoặc đánh giá không đúng về vụ việc, gây nên những bức xúc,
nghi ngờ trong nhân dân; có những thơng tin về nội dung vụ án được đưa q sớm,
có vụ việc cịn lồng ghép thêm nhận xét chủ quan, làm lộ lọt thông tin, lộ bí mật vụ
án, thậm chí có thơng tin cơng bố thủ pháp nghiệp vụ, khiến cho đối tượng phạm
tội có thêm thời gian, biện pháp để chống đối hoặc tìm cách can thiệp… làm ảnh
hưởng đến quá trình điều tra, phá án. Những thông tin đưa trên báo chưa phân rõ
ràng giới giữa thơng tin phục vụ phịng và chống, đặc biệt, chưa dành những quan
tâm thỏa đáng cho cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm và các vi phạm pháp
luật khác, thậm chí, cịn có những trường hợp thông tin phản tác dụng, gây lo ngại
trong dư luận vì cho rằng, cái tiêu cực được nêu trên báo đã làm cho những người
xấu bắt chước, làm theo. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhằm đạt được yêu
cầu tối thượng là phục vụ sự phát triển của đất nước, các ý kiến phát biểu và tham
luận của Hội thảo đã tập trung vào một số nhóm giải pháp chủ yếu sau: Một là, các
cấp, các ngành, đoàn thể, các lực lượng chính trị xã hội và các cơ quan thơng tấn
báo chí cần nhận thức rõ ràng và đầy đủ rằng, việc phòng, chống tội phạm phải
bằng phòng ngừa là chính. Để đáp ứng định hướng phịng ngừa, ngăn chặn các vi
phạm pháp luật, một mặt, người dân cần hiểu rõ chủ trương, chính sách pháp luật
về phịng, chống tội phạm để chấp hành theo quy định; nắm được tình hình và thủ
đoạn của tội phạm để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh. Mặt khác, chất lượng
thông tin cung cấp cho báo chí cũng phải đáp ứng được u cầu phịng ngừa, ngăn
chặn các vi phạm pháp luật. Báo chí có vai trị cực kỳ quan trọng để đưa những
thơng tin này đến với người dân, tác động đến ý thức xã hội, định hướng thái độ,
hành vi cho công chúng, và do vậy, tuyên truyền cần được xác định là nhiệm vụ số
1 để phịng ngừa tội phạm có hiệu quả. Hai là, với số lượng cơ quan báo chí khá
lớn, đa dạng, nên mỗi tờ báo cần nắm vững mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối
tượng độc giả của mình để tập trung chuyên sâu khai thác các khía cạnh khác nhau
phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, tính chất của từng đối tượng, lĩnh vực, địa bàn,
ngành và lực lượng xã hội để nâng cao hiệu quả tuyên truyền; chú ý tuyên truyền
việc phòng, chống các nguyên nhân là nguồn gốc phát sinh, phát triển các loại tội
phạm; quan tâm đến các biện pháp khắc phục. Chẳng hạn, khi đưa tin về vụ việc,
cần chú trọng hơn đến việc phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan
dẫn đến vụ việc đó, giúp cho việc phịng ngừa những vi phạm tương tự xảy ra. Ba
là, các cơ quan báo chí cần tác nghiệp đúng quy định của Luật Báo chí; phản ánh
khách quan, cơng khai sự thật, tránh suy diễn một chiều; đưa quá sự thật tạo nghi
ngờ, bức xúc trong dư luận; các cơ quan báo chí cần có quan điểm rõ ràng, đúng
đắn trong phản ánh thơng tin, tránh những thông tin gây hiểu lầm, tạo dư luận xấu
trong xã hội. Bốn là, công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ những người làm báo
về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cũng cần được đẩy mạnh, người làm báo cần
nắm vững pháp luật, có kiến thức về nghiệp vụ điều tra, luôn bồi dưỡng chuyên
môn, kiến thức xã hội để nâng cao khả năng phản ánh, phân tích, bình luận thơng
tin từ đó có cách nhìn tổng quan, khách quan sâu sắc về sự vật, sự việc. Năm là,
giữ vững bản lĩnh chính trị, nêu cao phẩm chất đạo đức của người làm báo. Đấu
tranh phòng, chống tội phạm là cuộc đấu tranh gian khổ, đòi hỏi nhà báo phải dũng
cảm, dám dấn thân, dám chịu trách nhiệm và dám hy sinh, vì thế những phẩm chất
này lại càng trở nên đặc biệt quan trọng. Sáu là, cần có sự phối hợp chặt chẽ và
thường xuyên giữa lực lượng báo chí và lực lượng công an trong việc tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật báo chí dưới nhiều hình thức; cung cấp thơng tin, đưa
tin công bằng, khách quan về các vụ việc, nắm bắt phương thức, thủ đoạn hoạt
động của các loại tội phạm, đặc biệt là các loại tội phạm mới để tuyên truyền giúp
công chúng cập nhật thông tin và có các biện pháp tự bảo vệ, phịng ngừa. Trong
xã hội hiện đại, vai trị của báo chí, tầm ảnh hưởng của báo chí càng lớn thì trách
nhiệm của cơ quan báo chí và người cầm bút càng phải cao. Và, đó cũng là một
yêu cầu quan trọng để báo chí thực sự trở thành một kênh thơng tin quan trọng, tin
cậy tích cực đóng góp vào việc đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ
cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân
Thời gian qua, một số mạng xã hội cùng một số tờ báo đưa tin quá đậm, tới
mức dày đặc về các vụ án giết người. Đọc các bài báo thường thấy tội ác được mô
tả chi tiết, rùng rợn, kết hợp với một số kết luận có tính suy diễn, quy chụp làm
méo mó bản chất sự việc, rồi đưa ra các thông tin có tính chất xâm hại đời tư... Và
tình trạng trầm trọng đến mức đã tới lúc các cơ quan chức năng cần có biện pháp
ngăn chặn và xử lý kịp thời, quyết liệt.
Tháng 8 vừa qua, một videoclip gọi là “phim ngắn” dài hơn 23 phút có tên
Thảm sát số 6 được tung lên Youtube. Khơng khó nhận ra đoạn videoclip này nói
về vụ thảm sát mới xảy ra ở Bình Phước, mà nhóm làm phim cũng khơng ngần
ngại khi công khai ghi rõ trên poster phim: Vụ thảm sát số 6; 7-7 Bình Phước
(ngày 7-7 là ngày xảy ra vụ thảm án Bình Phước). Nhân vật chính của videoclip có
tên là Dương (trùng với tên hung thủ Nguyễn Hải Dương), diễn biến chuyện phim
có rất nhiều điểm tương đồng với diễn biến vụ án; thậm chí, cái gọi là “phim” đó
cịn kết thúc bằng dịng chữ “Bộ phim này dựa trên một câu chuyện có thật”! Ngay
sau khi videoclip Thảm sát số 6 được đưa lên mạng, dư luận đã hết sức bức xúc,
nhiều ý kiến phê phán, cho rằng đây là “một dạng câu view rẻ tiền, bất nhẫn”, hoặc
bày tỏ: “Mình khơng ủng hộ phim này. Phim gợi lại nỡi đau của gia đình nạn nhân
khi sử dụng tồn bộ tình tiết của vụ việc, thậm chí lại dùng tên thật của nạn nhân
nữa. Thật không thể hiểu nổi là các bạn lại có thể làm một phim như vậy” và bình
luận: “Tơi đã sởn da gà khi xem phim. Đừng khơi lại nỡi đau của gia đình nạn
nhân nữa”! Vì thế Cơng an tỉnh Bình Phước đã có văn bản đề nghị cơ quan chức
năng nhanh chóng lập hội đồng thẩm định nội dung của Thảm sát số 6 để xem xét
cụ thể dấu hiệu vi phạm. Theo đánh giá của Cơng an tỉnh Bình Phước, nội dung
Thảm sát số 6 phản ánh vụ án không trung thực, các tình tiết trong phim khơng
đúng bản chất của vụ án, hình ảnh trong phim mang tính bạo lực, hồn tồn khơng
có giá trị tun truyền, răn đe, giáo dục. Không những thế, các chi tiết tội ác trong
phim cũng được miêu tả chi tiết, man rợ…
Sự việc trên giống như giọt nước tràn ly về tình trạng “ăn theo vụ án”, đặc
biệt là “vụ án thảm sát”, đang có xu hướng ngày càng lan rộng trên mạng xã hội và
ở một số tờ báo, nhất là các phụ trương, chạy theo thị trường. Tình trạng này khơng
chỉ thể hiện sự vơ trách nhiệm, mà cịn cho thấy cả sự vơ cảm của người viết. Cịn
nhớ, năm 2011, khi xảy ra vụ án Lê Văn Luyện giết người, cướp của tại Bắc Giang,
trên một số tờ báo, tin bài về vụ án này kéo dài hằng tuần, thậm chí được giật tít và
ảnh ra trang một để gây tị mị. Vào Google với từ khóa “vụ án lê văn luyện” có thể
nhận được 55.700 kết quả chỉ trong 1,05 giây, đủ thấy chuyện vụ án đã quá tải trên
báo chí và mạng xã hội. Một vụ án dù hết sức nghiêm trọng, nhưng liệu có nhất
thiết phải cần tới nhiều tin bài phản ánh chi tiết, cụ thể như vậy hay khơng? Thậm
chí vài năm sau khi vụ án kể trên xảy ra, vẫn có tờ báo đeo bám theo nạn nhân duy
nhất cịn sống sót của vụ án (dù em đã vào miền trung sống nhờ họ hàng), để khai
thác viết tin bài và đăng cả ảnh của em mà không làm mờ khuôn mặt. Chẳng lẽ
người viết ra bài như thế không hề nghĩ cho một cô bé từ khi mới tám tuổi đã phải
chứng kiến một tội ác kinh hoàng, lúc này em đang rất cần một cuộc sống bình yên
để dần dà nguôi ngoai nỗi đau trong quá khứ. Bởi vậy có ý kiến thẳng thắn nhận
xét: đây là những hành vi lệch chuẩn, và gây ra phản ứng phụ khơng nên có của
truyền thơng.
Tại Hội nghị giao ban báo chí văn nghệ tồn quốc tổ chức vào cuối tháng 72015 tại Vũng Tàu, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn
công bố các con số khiến các đại biểu sững sờ, đó là: chỉ trong vịng 10 ngày kể từ
lúc vụ thảm sát ở Bình Phước diễn ra (từ ngày 7-7 đến 17-7), đã có hơn 1.600 tin,
bài về vụ án được nhiều báo chí đăng tải! Có tờ báo ngày nào cũng cập nhật tin, bài
về vụ án, số lượng ít nhất là 10 tin, bài trong một ngày! Có tờ báo, trong tổng số
hơn 100 tin, bài về vụ án, có tới 21 tin, bài mô tả chi tiết vụ việc, 35 tin, bài viết
theo kiểu tự suy diễn, 16 tin, bài bằng mọi cách khai thác thông tin về nạn nhân,
mà những thông tin đó càng viết ra càng làm đau lịng thân nhân của người đã
khuất. Tình trạng báo mạng và trang mạng xã hội sa đà vào vụ thảm sát, công khai
những bức ảnh chụp hiện trường đầy máu me, hoặc đưa ra các thông tin thiếu sự
kiểm chứng nhằm thu hút sự chú ý của độc giả là việc làm trái với đạo đức nghề
báo, có bài báo cịn trực tiếp xâm hại đến quyền nhân thân của nạn nhân. Thậm chí
nạn nhân của một vụ hiếp dâm cịn đang ở tuổi vị thành niên còn tiếp tục bị một số
tờ báo khai thác viết bài và vô tư chụp ảnh đăng tải công khai trên báo. Sự xuất
hiện với mật độ dày đặc loại tin, bài đầy tính bạo lực quanh các vụ cướp - giết hiếp trên một số ấn phẩm báo chí đã tác động tiêu cực tới tâm lý, gây nên nỗi lo âu
trong người đọc. Đây là hiện tượng rất bất bình thường, thiếu lành mạnh, và nếu
khơng kịp thời chấn chỉnh thì hậu quả thật khó lường. Tuy nhiên, đáng tiếc là trước
áp lực cạnh tranh tự tạo ra chứ không phải từ nhu cầu của người đọc và góp phần
phê phán cái ác, làm trong sạch đời sống xã hội, một số tờ báo vẫn bỏ qua những
yêu cầu khắt khe về đạo đức nghề báo. Một số phóng viên vì áp lực tịa soạn vẫn
tìm mọi cách để moi thơng tin càng độc, càng lạ, càng tốt. Bởi vậy, vấn đề ở đây là
cùng vớisự tự ý thức về đạo đức nghề nghiệp của mỡi nhà báo, cịn có vai trị rất
quan trọng của người đứng đầu cơ quan báo chí, cũng như từ sự nghiêm khắc,
quyết liệt từ các cơ quan chức năng.
Một người làm báo chuyên nghiệp, học hành tử tế phải biết bốn tiêu chí đạo
đức nghề nghiệp sau: 1. Đưa tin chính xác và khách quan; 2. Tránh gây phương
hại; 3. Độc lập; 4. Trách nhiệm và minh bạch. Một khi chưa biết người bị cảnh sát
câu lưu có phạm tội hay khơng, tuyệt đối khơng gọi họ là hung thủ, và khơng tới
gia đình họ để “đào bới lý lịch” cho mục đích tin nóng, câu view”. Thiết nghĩ đó là
các ý kiến ra đời từ sự trung thực, nghiêm túc mà nhà báo nào cũng nên tham khảo.
Dù thế nào thì uy tín của nhà báo, sự tôn trọng mà xã hội và công chúng dành cho
các nhà báo cũng đều từ năng lực nghề nghiệp, thái độ trách nhiệm, tinh thần nhân
văn, chứ không phải vì nhà báo tỏ ra xơng xáo hay chụp giật được nhiều tin tức
liên quan cái xấu, cái ác…
Mục 2, 3 điều 5 Nghị định 51 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Báo chí quy định
“Những điều khơng được thơng tin trên báo chí” như sau: “2. Khơng được miêu tả
tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về
các vụ án và hành động tội ác. Khơng được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh, ảnh
khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục Việt Nam. 3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà khơng có
chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh
thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn
nghệ thuật, thể dục - thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử cơng
khai của tịa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”.
Đáng tiếc, các quy định trên đã không được một số cơ quan báo chí chấp hành,
tuân thủ nghiêm túc. Chính vì thế mới đây, đại diện Bộ Thơng tin và Truyền thông
đã khẳng định: “Từ hôm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ theo dõi chặt chẽ
thông tin, xử lý nghiêm khắc đối với những cơ quan báo chí vi phạm trong vụ việc
này”. Mong rằng quyết tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông sớm được triển
khai, góp phần làm lành mạnh hóa mơi trường báo chí, để báo chí thật sự là tấm
gương phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, đồng thời góp phần định hướng thông
tin, tuyên truyền, giáo dục.
2. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong việc đưa tin về trẻ em trên báo chí
hiện nay
Sự khác biệt thể hiện giữa trẻ em và người lớn ở hai điểm chính là khả năng
và quyền lực. Những điểm khác biệt trên dẫn đến việc trẻ em là đối tượng dễ bị tổn
thương, dễ bị tấn công, dễ bị ảnh hưởng bởi người lớn, bị phụ thuộc và tin vào
người lớn. Chính vì vậy mà chúng ta thường thấy phần lớn thủ phạm của các vụ
làm hại trẻ em là những người lớn gần gũi những trẻ em là nạn nhân. Đưa tin về trẻ
em và quảng bá quyền trẻ em là một thách thức khơng nhỏ đối với giới truyền
thơng, bởi vì người lớn đã có đầy đủ khả năng hiểu biết và cách diễn đạt nên phải
chịu trách nhiệm về phát ngơn của mình nhưng trẻ em thì khơng. Chính vì vậy, báo
chí khơng những cần phải đưa thơng tin về trẻ em cơng bằng, chính xác mà họ cần
phải tạo điều kiện cho các em được tham gia ý kiến, thể hiện chính kiến một cách
đa dạng và phong phú. Khi đưa thông tin về trẻ em, viết một bài báo về trẻ em, đặt
các câu hỏi phỏng vấn, các nhà báo phải chú ý rất nhiều khía cạnh, đặt biệt là sự
tôn trọng nhân phẩm và quyền của trẻ em.
Đa số bản quy ước đạo đức báo chí trên thế giới (như Hungary, Hy Lạp, Tây
Ban Nha, Campuchia, Sri Lanka, Anh, Ba Lan, Catalonia, Cộng hịa Síp (Cyprus),
Bosnia và Herzegovina, Botswana, Đức, Czech, Việt Nam…) yêu cầu nhà báo phải
đặc biệt tôn trọng quyền của trẻ em/vị thành niên dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức
và Công ước quốc tế về quyền trẻ em và cho rằng việc xâm phạm quyền của trẻ
em/vị thành niên là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng trong nghề báo.
Hiện nay, hình ảnh và thơng tin về trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều, đậm
đặc và vô cùng phong phú trên báo chí và các phương tiện truyền thơng đại chúng
của Việt Nam. Điều đó, một mặt chứng tỏ báo chí, xã hội ngày càng quan tâm đến
trẻ em. Cùng với đó thì mức độ ảnh hưởng từ những thơng tin trên báo chí cũng
tăng lên rất nhiều. Ví dụ như thông tin nữ sinh ở Hà Nội tự tử vì bị bạn ghép ảnh
mặc áo cổ rộng trên Facebook mới đây cũng được nhắc tới tại hội thảo như lời
cảnh báo về mức độ dễ tổn thương của trẻ em trước các thông tin được đăng tải, dù
là trên mạng xã hội.
Hay điển hình như lời chia sẻ “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn”
của cậu bé 12 tuổi Đỗ Nhật Nam được nhiều đại biểu chia sẻ như một minh chứng
cho việc báo chí tăng thêm nỗi đau của trẻ nhỏ. Tờ báo không chỉ ra được tồn vẹn
ngữ cảnh Đỡ Nhật Nam nhắc lại câu nói của mẹ để bảo vệ em trước mũi nhọn cơng
kích của dư luận. Thậm chí có những tờ báo, trang tin cịn cố tình bỏ ngỏ “Bạn
nghĩ về vấn đề này như thế nào?” như đang tung “miếng mồi” cho dư luận.
Thời gian qua, báo chí đã thơng tin tích cực, đa dạng, đa chiều về những vấn
đề của trẻ em; phản ánh những thành tựu cũng như những bất cập của chính sách
và thực hiện chính sách bảo vệ quyền trẻ em; kiến nghị những giải pháp để việc
thực hiện quyền trẻ em được tốt hơn. Song bên cạnh đó, một số nhà báo khi đưa tin
về các vấn đề trẻ em đã gây khơng ít bức xúc trong dư luận.
Nhiều nhà báo, cơ quan báo chí đã chung tay cùng xã hội làm tốt việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã khơi dậy và tập hợp nhiều nguồn lực cho công
tác từ thiện, giúp đỡ các em có hồn cảnh khó khăn, đặc biệt để vượt lên số phận,
vươn lên, hòa nhập cùng cộng đồng (như các chương trình tặng học bổng, tặng áo,
đồ dùng học tập…). Nhưng mặt khác cũng cho thấy một thực tế khơng ít trường
hợp những thơng tin về các em đã bị lợi dụng để giật gân câu khách và tăng lượng
phát hành của một số cơ quan báo chí. Thậm chí, khi viết về trẻ em bị xâm hại, bị
lạm dụng tình dục, có khi quyền lợi của các em khơng những khơng được bảo vệ
mà cịn bị xâm hại. Xu hướng này đang có chiều hướng gia tăng. Đạo đức nghề
nghiệp không cho phép nhà báo đăng rõ ảnh và địa chỉ của cháu bé như trong câu
chuyện về bé gái 8 tháng tuổi ở Bắc Giang năm 2000 bị xâm hại tình dục đã được
một số tờ báo đăng khá tỉ mỉ, chi tiết, có báo cịn đăng cả ảnh cháu bé, địa chỉ gia
đình, địa chỉ tên tội phạm. Hành động trên đã bị lên án là nhẫn tâm, vô cảm, không
hiểu được nỗi đau mà em bé và gia đình đang phải gánh chịu lại bắt em và gia đình
phải chịu thêm nỡi đau này trong suốt cuộc đời.
Với những bài báo giật gân, câu khách trên mạng như kiểu: “13 tuổi vác mã
tấu đi… hiếp dâm thiếu nữ”, “Gã choai bị bắt vì chơi trị người lớn với bé 7 tuổi”,
“Kinh hồng trẻ 12 tuổi xuống tay sát hại bạn”… vơ hình trung các tác giả của bài
báo đã vi phạm Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà nhiều người không hay biết.
Trên mặt báo hiện nay, những bài viết kiểu này khơng phải hiếm gặp. Có câu
chuyện hết sức đau lịng đề cập đến hiện tượng ba cháu bé 13 tuổi (bị câm), 8 tuổi
và 7 tuổi đều bị bố dượng hãm hiếp trong khi mẹ đẻ cầm gối bịt miệng cháu 13
tuổi khơng cho kêu la (!), nhưng khơng ít báo phản ánh đậm nét và đưa chi tiết.
Một bé gái 13 tuổi mang bầu ở Huế từng tìm đến cái chết bất thành sau khi em
được chỉ đính danh kèm hình ảnh đăng trên một tờ báo về việc mang bầu của mình,
cuối cùng gia đình đã chuyển em tới nơi khác sinh sống. Một đôi nam nữ trẻ ở Tiền
Giang đã tẩm xăng tự thiêu vì clip tình cảm của mình bị báo chí loan tin.
Phải chăng, trong những trường hợp trên, trẻ em là đối tượng để nhà báo
dùng làm công cụ câu khách, chạy theo thị hiếu của một bộ phận công chúng, theo
lợi nhuận phát hành bằng những câu chuyện giật gân về các em?
Cũng khơng ít bài báo, nhà báo cố tình áp đặt lên trẻ em các giá trị hoặc
những hình mẫu mang tính rập khn như trẻ em thì ngây thơ, con gái thì yếu đuối,
con trai thì khó bảo, trẻ em con nhà giàu thì no đủ, béo tốt, con nhà nghèo thì gầy
yếu, nhếch nhác… Thậm chí, việc đối lập hình ảnh những em bé hạnh phúc, tốt
đẹp (thường được nhà báo tô hồng một chút) với hình ảnh những em bé tội nghiệp,
xấu xa (biết đâu sau này các em sẽ trở thành người tốt?) cũng tạo ra cái nhìn thiên
lệch, cần phê phán. Tất cả đều trái với nguyên tắc của truyền thơng là cần có sự
bình đẳng và trẻ em khó có cơ hội nói lên tiếng nói trung thực của chính các em.
Hiện nay, viết về trẻ em là thách thức của người làm báo. Khai thác
thơng tin chính xác là yêu cầu hàng đầu của báo chí. Riêng trong khuôn khổ khai
thác về đề tài trẻ em được đề cập, hầu hết các ý kiến đều cho rằng bên cạnh thơng
tin địi hỏi người cầm bút phải thật sự có tâm. Mọi bài báo đều thể hiện đạo đức
của người cầm bút thì khi viết về trẻ em nhà báo càng phải tự chất mình trong từng
con chữ. Đưa tin về trẻ em và quảng bá quyền trẻ em là thách thức không nhỏ đối
với truyền thông. Báo chí khơng chỉ đưa tin cơng bằng, chính xác mà phải tạo điều
kiện để các em được tham gia ý kiến, thể hiện chính kiến, mong muốn... của mình.
Mọi câu phỏng vấn dành cho trẻ em, nhà báo không được quên sự tôn trọng nhân
phẩm và quyền của trẻ. Điều đáng ngại là nhiều người viết nhân danh sự thật cho
mình cái quyền được nói, được mổ xẻ, phán xét mà ít bận tâm đến hậu quả có thể
gây tổn hại cho trẻ. Trong thời đại thông tin, các trang tin, mạng xã hội bùng nổ
cũng là một thách thức đối với người làm báo trong việc chọn lọc thông tin.
Nhà báo cũng cần có sự nhạy cảm nghề nghiệp và ln nêu cao đạo đức
nghề báo, đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết đồng thời cần hình thành và xây dựng
hệ thống chính sách pháp luật để phát triển hệ thống báo chí cho trẻ em một cách
thống nhất, cũng như tạo hành lang pháp lý để trẻ em được tham gia vào các hoạt
động báo chí, thể hiện ý kiến, chính kiến của mình...
Một bài báo nhỏ có thể ngăn chặn được cả một tội ác to lớn, nhưng chỉ một
dịng thơng tin, một tấm ảnh nhỏ trên báo chí cũng có thể phá đi cuộc sống yên
lành của một đứa trẻ. Do đó, trong bất kỳ tình huống nào, nhà báo phải là người có
lương tâm, trách nhiệm với nguồn tin. Điều quan trọng hơn, nhà báo cần phải tuân
thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và phải có cái tâm khi hành nghề. Viết về trẻ em –
cần lắm một tấm lòng.!
3. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong việc đưa tin về y tế
Trong những năn qua, báo chí đã tích cực tham gia truyền thông đưa tin
cả về những vấn đề tiêu cực và tích cực để góp phần nâng cáo chất lượng chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân cũng như chất lượng hoạt động của ngành y tế.
Tuy nhiên, vẫn cần tăng cường hơn nữa vai trị của báo chí, sự phối hợp của báo
chí với ngành y tế đề bảo vệ sức khỏe người dân.
Ngồi những mặt tích cực đạt được, thì một vấn đề khác lại được đặt ra
tạo mối quan tâm trong tồn xã hội đó là: “Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong việc
đưa tin về y tế”. Trong nhiều vấn đề liên quan đến ngành y, nhà báo dựa vào đó
đưa những thơng tin giật gân, câu khách, mổ xẻ đến tận cùng vấn đề. Nhưng trong
nhiều trường hợp lại thừa, không cần thiết. Hay, một bác sỹ làm sai một chút có thể
cảm thơng, bỏ qua; báo chí vẫn tiếp tục đưa tin nhiều khi có thể hủy đi sự nghiệp
của người đó... Cho nên, khi đưa tin những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí
trước tiên là nhình vào “đạo đức nghề nghiệp báo chí”.
1)
-
Báo chí đưa tin về các sai phạm trong ngành y tế
Cũng như bất kể một ngành nghề nào đều có các sai phậm nhất
định, ngành y cũng thế. Có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này, nhưng nó
đã thật sự chân xác hay chưa. Đó vẫn là một câu hỏi.
Chẳng hạn bài báo “Clip tố vụ trưởng hầu đồng cầu thăng quan:
Bộ y tế lên tiếng”. Bài báo này đưa, báo Người tiêu dùng đưa tin về ông
Phạm Văn Tác (Vụ trưởng vụ tổ chức Bộ y tế) hầu đồng để thăng quan,
tiến chức. Nhưng thực tế, sau khi được kiểm chứng thì tờ Tin tức lại đưa
với nội dung khác với đoạn clip tố: Sau khi nghiên cứu vụ việc, đối chiếu
với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Bộ y tế cho biết: Việc ông
Phạm Văn Tác tổ chức lễ ở đền Bảo Lộc. Hầu đồng là một hình thưc tâm
linh, tín ngưỡng của con người và đã được một số văn bản luật luật năm
2004 quy định, hơn nữa ông Phạm Văn Tác lại thực hiện hoạt động này
của mình ngồi giờ làm việc khơng có bất kì một chứng cứ nào xác minh
rõ vụ việc. Vì vậy, trước những thơng tin nêu trên Bộ y tế đã đề nghị
Ban tuyên giáo trung ương, Bộ thông tin và truyền thông với vai trị uản
lý bá chí, chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin trung thực, khách quan về
các vấn đề của ngành y tế và yêu cầu báo Người tiêu dùng cung cấp
thơng tin chính xác. Trong trường hợp báo Người tiêu dùng khơng cũng
cấp thơng tin chính xác để chứng minh đề nghị xử nghiêm theo luật nhằm
bảo vệ lợi ích chính đáng của các bộ, cơng chức ngành y tế.
Trong vụ việc này, đạo đức nghề báo đã bị vi phạm, vi phạm khi đã
làm nhr hưởng đến uy tín, danh dự cá nhân. Vi phạm luật báo chí khi đưa
tin khơng trung thực,, chính xác.