Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

THUYẾT MINH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.02 KB, 50 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THUYẾT MINH
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030

Hà Nội, 6/2020



MỤC LỤC
TT
I.
1.1.
1.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
II.
2.1.
2.2.
2.3.
III.

3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.2.
3.3.
3.4.


3.5.
IV.
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.2.
4.2.1.
4.2.1.1
4.2.1.2
4.2.1.3
4.2.1.4
4.2.1.5
4.2.1.6
4.2.2.
4.2.2.1
4.2.2.2

Danh mục
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Sự cần thiết xây dựng Đề án
Các căn cứ để xây dựng Đề án
Căn cứ pháp lý
Căn cứ khoa học
Căn cứ thực tiễn
TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SINH HỌC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Tổng quan về công nghệ sinh học
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trên thế giới
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH ĐẠT ĐƯỢC
CHƯƠNG TRÌNH CƠNG NGHỆ SINH HỌC NÔNG NGHIỆP,
THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2006-2020
Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp
Lĩnh vực công nghệ sinh học thuỷ sản
Phát triển công nghiệp công nghệ sinh học
Xây dựng tiềm lực để phát triển ngành công nghiệp công nghệ
sinh học
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học
Thông tin, tuyên truyền về công nghệ sinh học nông nghiệp,
thuỷ sản
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
Mục tiêu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn
Nội dung
Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển công nghiệp sinh học
nông nghiệp
Về cây trồng nơng, lâm nghiệp
Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cây và đất trồng trọt
Về vật nuôi, thủy sản
Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe vật ni, thủy sản
Về bảo quản sau thu hoạch
Các nghiên cứu khác
Xây dựng và phát triển tiềm lực công nghiệp sinh học nông nghiệp
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá máy móc, thiết bị
Đào tạo nguồn nhân lực

Trang

1
1
2
5
5
6
6
8
8
9
13
17
17
19
24
27
29
32
33
34
34
34
34
35
35
35
36
36
36
37

37
37
37
38


TT
Danh mục
4.2.2.3 Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin quốc gia về công
4.2.3.
4.2.4.

4.2.5.
4.2.6.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.3.5.
V.
5.1.
5.2.
5.3.
VI.
6.1.
6.2.
VII.
7.1.
7.2.

7.3.
VIII.

nghiệp sinh học nông nghiệp
Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học nơng nghiệp
Rà sốt, xây dựng và hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu và phát triển
công nghiệp sinh học nông nghiệp
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp sinh học nông nghiêp
Truyền thông nâng cao nhận thức về công nghiệp sinh học nông
nghiệp
Giải pháp thực hiện
Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ
Giải pháp về đầu tư và tài chính
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Giải pháp về hợp tác quốc tế
Giải pháp về thông tin truyền thơng
TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ ÁN
Nhân lực
Cơ sở vật chất.
Nguồn lực tài chính
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
Giai đoạn 2020-2025
Giai đoạn 2025-2030
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI, MƠI
TRƯỜNG
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả xã hội
Hiệu quả mơi trường
KẾT LUẬN


Trang
38
39
39
40
40
40
40
40
41
42
42
42
42
43
43
44
44
44
44
44
45
45
46


I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa

học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công
nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật
để sản xuất ở quy mơ cơng nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường”. Trên thế giới, công
nghệ sinh học truyền thống và hiện đại đã có những bước nghiên cứu, phát triển
vượt bậc và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ở Việt Nam, các
chính sách, đề án, chương trình về cơng nghệ sinh học trong nông – lâm
nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và môi trường đã và đang được xây dựng và
triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu và đào tạo
nguồn nhân lực về công nghệ sinh học cũng được ưu tiên đầu tư. Trình độ
nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học với các công nghệ nền được đẩy
mạnh. Công nghệ sinh học đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. Trong
giai đoạn tới, việc gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và triển khai công nghệ
sinh học với đầu tư về cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường
ứng dụng rộng rãi các nghiên cứu về công nghệ sinh học vào các lĩnh vực của
đời sống xã hội; xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học sẽ nâng
cao mức đóng góp của ngành khoa học này vào sự phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước.
Cơng nghệ sinh học đến nay đã có những bước tiến vượt bậc về khoa học
và công nghệ, từ những thí nghiệm ghép nối gen thành cơng đầu tiên trong
cuộc ống nghiệm (năm 1972) đến nay đã có nhiều thành tựu nổi bật của công
nghệ sinh học được ứng dụng trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công
nghiệp, môi trường… Thế giới đã đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển công
nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Nhiều sản phẩm ứng dụng được tạo ra
trên nền công nghệ sinh học hiện đại được sử dụng ngày càng rộng rãi như các
phân tử protein dược liệu tái tổ hợp dùng trong điều trị các bệnh hiểm nghèo,
các protein và kháng thể đơn dòng dùng trong điều trị đích các bệnh ung thư,
các kỹ thuật chẩn đoán sức khỏe và điều trị hiện đại, tinh vi dựa trên thông tin
hệ gen của con người…
Công nghệ sinh học là một trong 4 lĩnh vực khoa học công nghệ được

Đảng và Nhà nước Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển. Để thúc đẩy việc nghiên
cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào cuộc sống, Đảng và Chính
phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và chương trình nghiên cứu quan
trọng như Nghị quyết 18/CP (năm 1994) về phát triển công nghệ sinh học ở
Việt nam đến năm 2010, Chỉ thị số 50-CT/TW (2005) của Ban Bí thư về việc
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW và
Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến 2020 (năm
2007) của Chính phủ. Trong những năm gần đây, khi đánh giá kết quả 10 năm
thực hiện Chỉ thị 50, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 06-


2

KL/TW (năm 2016) nhằm khẳng định những kết quả đạt được, những hạn chế
cần được khắc phục và chỉ ra những nhiệm vụ quan trọng cần được đẩy mạnh
thực hiện trong thời gian tới, trong đó có nhiệm vụ tập trung đầu tư phát triển
công nghiệp sinh học lĩnh vực nông nghiệp-thủy sản đáp ứng yêu cầu phát triển
ngành nông nghiệp nói chung trong giai đoạn tiếp theo.
Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh
phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình trọng
điểm phát triển và ứng dụng cơng nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn đến năm 2020" và “Đề án phát triển và ứng dụng công
nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020” tại các Quyết định số
11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006 và số 97/2007/QĐ-TTg ngày 28/6/2007
giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản tổ chức thực hiện.
Sau khi hợp nhất với Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã thành lập Ban Điều hành và Văn phòng thường trực Ban điều hành để
thực hiện Chương trình gồm 12 thành viên thuộc Bộ Nơng nghiệp và Phát triển

nông thôn và 7 thành viên thuộc các Bộ và địa phương liên quan (Văn phịng
Chính phủ, Bộ Khoa học và Cơng nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội,
Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đồng thời cũng đã chủ động phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ để
thống nhất quản lý các nhiệm vụ khoa học cơng nghệ từ nguồn kinh phí sự
nghiệp khoa học, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý các dự án tăng
cường trang thiết bị từ nguồn kinh phí sự nghiệp đầu tư phát triển và với Bộ
Giáo dục và Đào tạo thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực công nghệ sinh học ở nước ngồi từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời cũng đã tổ chức thơng báo
và giới thiệu Chương trình đến các đối tượng liên quan dưới nhiều hình thức
(cơng văn, thông tin trên mạng, hội thảo, hội nghị...). Định kỳ 6 tháng 1 lần Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Ban Điều hành để đánh giá
tình hình triển khai Chương trình và định hướng nhiệm vụ tiếp theo.
1.2. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Công nghệ sinh học là công nghệ sử dụng các quá trình sinh học, các cơ
thể sống hay các hệ thống sinh học, đặc biệt công nghệ AND tái tổ hợp và công
nghệ mô, để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc
sống con người. Trải qua 3 giai đoạn phát triển, công nghệ sinh học hiện đại
đang chuyển sang giai đoạn mới về chất “Kỷ nguyên hậu genom”, “Kỷ nguyên
OMICS” với sự phát triển vượt bậc về nền tảng công nghệ và được đánh dấu
bởi các thành tựu đặc biệt quan trọng về khoa học kỹ thuật. Một trong những
đặc điểm khác biệt quan trọng nhất của giai đoạn này so với trước đây là khả
năng nghiên cứu một cách hệ thống các quá trình sinh học. Nếu trước đây
chúng ta chỉ có thể nghiên cứu đơn lẻ các tác nhân thì hiện nay chúng ta có thể


3


nghiên cứu tổng thể các quá trình sinh học xảy ra trong tế bào sống. Điều này
rất quan trọng, vì nghiên cứu đơn lẻ chỉ cho phép chúng ta chứng minh vai trị
của một tác nhân nào đó, cịn hiểu cả hệ thống cho phép chúng ta đưa ra
phương hướng để giải quyết.
Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ sinh học đang từng bước được áp
dụng rộng rãi cả về quy mơ và hình thức áp dụng, cơng nghệ sinh học được ở
Việt Nam hiện nay đang từng bước được đưa lên quy mô công nghiệp nhất là
trong lĩnh vực nông nghiệp. Công nghiệp sinh học là ngành công nghiệp sử
dụng công nghệ sinh học và các phương pháp khoa học tiên tiến khác của khoa
học sự sống trong việc tạo ra hoặc thay đổi các sản phẩm hoặc các quy trình
cơng nghệ. Theo báo cáo tổng hợp về cơng nghiệp sinh học năm 2015 thì thị
trường vốn về cơng nghiệp sinh học của Mỹ, EU, Úc và Canada năm 2014 đạt
trên 1.062,415 tỷ USD (trong đó Mỹ: 853,862 tỷ USD; EU: 162,149 tỷ USD;
Úc: 42,177 tỷ USD; Canada: 5,227 tỷ USD), lợi tức đạt 123,096 tỷ USD, lãi
dòng đạt 14,852 tỷ USD. Kinh phí dành cho nghiên cứu R&D đạt 35,387 tỷ
USD. Hai sản phẩm chính là thuốc Harvoni và Sovaldi dùng cho điều trị
Hepatitis C của hãng Gilead Sciences (Mỹ) có thị phần và mức độ phát triển
nhanh nhất. Theo đánh giá thì hiện nay khoảng 70% tổng doanh thu của ngành
công nghệ sinh học của Mỹ đến từ 5 hãng hàng đầu là Gilead Sciences, Amgen,
Biogen, Celgene và Regeneron. Năm 2014 cũng là năm mà Mỹ và Châu Âu có
lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực cơng nghệ sinh học đạt mức cao thứ 2 lịch sử
(6,8 tỷ USD) so với đợt bùng nổ sau thành công giải mã hệ gen người
(genomics) vào năm 2000 (7,8 tỷ USD).
Nhận thấy rõ vị trí, vai trị và tầm quan trọng của việc phát triển và ứng
dụng CNSH trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và
Nhà nước ta đã luôn quan tâm và tạo điều kiện để phát triển công nghệ sinh
học. Ở nước ta công nghệ sinh học là một trong 4 lĩnh vực khoa học và công
nghệ được ưu tiên phát triển cùng với công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu
mới – công nghệ nano, công nghệ chế tạo và tự động hóa.
Từ năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/CP về phát triển

công nghệ sinh học ở Việt Nam đến 2010. Một trong những quan điểm và mục
tiêu chính của Nghị Quyết 18/CP là phát triển cơng nghệ sinh học nhằm phục
vụ phát triển Nông Lâm Ngư nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe con người và
môi trường. Trong 06 nội dung chính của Nghị quyết 18/CP có một nội dung
liên quan quan đến xây dựng ngành công nghiệp sinh học dựa trên việc chuyển
giao công nghệ nước ngồi vào Việt Nam và phát triển cơng nghệ trong nước.
Thực hiện Nghị quyết 18/CP của Chính phủ, Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã
triển khai Chương trình CNSH phục vụ phát triển sản xuất Nông – Lâm – Ngư
nghiệp giai đoạn 1995-2000 (Chương trình 52D). Sau đó là các chương trình
nghiên cứu, phát triển và ứng dụng cơng nghệ sinh học (Chương trình KC04)
cho các giai đoạn 2000-2005, 2006-2010 và 2011-2015. Chương trình KC04 đã
kết thúc vào tháng 6 năm 2016.


4

Nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa việc nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ
sinh học vào cuộc sống Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 50 (2005) về việc
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 50 của Ban Bí thư,
Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động (Quyết định số 188/2005/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ) với 12 đề án, dự án cần triển khai thực hiện bởi
các Bộ ngành. Đến nay, một số nhiệm vụ trong Chương trình hành động của
Chính phủ đã được triển khai thực hiện như: Chương trình trọng điểm phát
triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
đến năm 2020 (2006); Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thủy
sản đến năm 2020 (2007); Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 (2007); Kế hoạch tổng thể
phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến 2020 (2008); Đề án phát triển và
ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến 2020
(2012); Quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và phịng thí

nghiệm về CNSH đến năm 2025, còn một số nhiệm vụ trong Chương trình
hành động của Chính phủ chưa được triển khai liên quan đến các lĩnh vực như:
CNSH trong y tế, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, hoàn thiện hệ thống
văn bản về CNSH, dự án luật An toàn sinh học và các nghị định hướng dẫn thi
hành luật, và “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt
Nam đến năm 2020” trong nội dung “Hình thành và từng bước phát triển ngành
cơng nghiệp sinh học” của Chương trình hành động.
Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 50, Ban chấp hành Trung ương đã
đánh giá dù đạt được một số kết quả quan trọng, tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ
thị 50 còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đạt được mục tiêu đề ra (Kết luận số
06-KL/TW của Ban Bí thư, 2016). Cụ thể, trình độ cơng nghệ sinh học nước ta
vẫn chưa đạt mức độ tiên tiến trong khu vực. Công nghiệp sinh học chưa trở
thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghiệp cao, chưa tạo ra được nhiều sản
phẩm chủ lực và chưa có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc
dân. Một trong những hạn chế yếu kém được nêu ra là do nguồn vốn đầu tư hạn
chế và chưa có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất ở
quy mô công nghiệp và thương mại hóa các sản phẩm CNSH. Để khắc phục
các hạn chế trên, Kết luận 06 của Ban Bí thư đã nêu 5 nhiệm vụ tập trung đầu
tư phát triển cơng nghiệp sinh học trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.Để triển khai thực hiện
Kết luận 06 của Ban Bí thư, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 553/QĐTTg ngày 21/4/2017 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công
nghiệp sinh học đến năm 2030. Trong phần tổ chức thực hiện của Kế hoạch
tổng thể phát triển cơng nghiệp sinh học, Chính phủ đã giao cho Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Cơng
nghệ, các bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng nội dung, lộ trình,
nhiệm vụ phát triển cơng nghiệp sinh học trong lĩnh vực nơng nghiệp đến năm
2030, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


5


1.3. Các căn cứ để xây dựng Đề án
1.3.1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Chỉ thị 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư về
việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoa XII về phát triển kinh tế tư
nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động
lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng về định hướng xây dựng chính sach phát triển
cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Kết luận số 06-KL/TW ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Ban Bí thư
về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư về việc
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3
năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc Đẩy mạnh phát triển và
ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước;

Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 21 tháng 04 năm 2017của Thủ
tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp
sinh học đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ
tướng chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương
trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;


6

Căn cứ Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp
khu vực tư nhân đến 2025.
1.3.2. Căn cứ khoa học
Hiện nay, các nước phát triển về CNSH đã tạo ra hàng loạt các sản phẩm
và cơng nghệ có triển vọng ứng dụng vào lĩnh vực quân sự. Ví dụ, việc nghiên
cứu lõi chíp hình thái thần kinh kiểu mới giúp cho con người có khả năng hiểu
biết, tính tốn đi trước thời hạn một bước để có thời gian xử lý các tình huống
phức tạp. Hay các sản phẩm chế tạo từ vật liệu sinh học như pin sinh học, giáp
phòng hộ kết cấu vỏ sị, hợp chất keo kết dính sinh học, ứng dụng cơng nghệ
sinh học đưa những gen tính trạng vào lai tạo ra những cây trồng, vật ni thích
ứng, chống chịu với điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu…, đã mang lại các
tính năng vượt trội hơn hẳn các sản phẩm hiện có, ứng dụng vào đời sống
người dân hiện nay.
Trong hai thập kỷ qua, công nghệ sinh học đã tham gia, đóng góp nhiều
thành tựu về công nghệ, sản phẩm cho sản xuất bền vững với môi trường và
phát triển một loạt các sản phẩm sáng tạo, đa dạng. Việc tiếp tục triển khai ứng

dụng thương mại cơng nghệ sinh học có thể dẫn đến sự phát triển của nền kinh
tế sinh học. Một phần đáng kể của sản lượng kinh tế phục thuộc một phần vào
sự phát triển và sử dụng vật liệu, nguyên liệu sinh học. Những lợi ích kinh tế và
mơi trường tiềm năng của công nghệ sinh học đã tạo ra mối liên kết chiến lược
ngày càng tăng đối với nền kinh tế sinh học ở cả các nước thuộc Tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế (OECD) và không thuộc OECD.
Cơng nghiệp sinh học có thể tạo ra kết quả tương tự như ngành hóa dầu,
nhưng sử dụng chất xúc tác sinh học thay thế. Áp dụng công nghệ tiên tiến của
một loạt các ngành khoa học vào công nghiệp sinh học, như hóa sinh, vi sinh,
genomics, proteomics, tin sinh học, sinh học hệ thống và kỹ thuật là nền tảng
để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng, chuyên ngành và cạnh tranh của ngành,
dựa trên các chất sinh học, từ đó đảm bảo năng suất, hiệu suất ổn định cao.
Công nghiệp sinh học là ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm sinh
học hay các sản phẩm bằng con đường sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm an
toàn, nâng cao giá trị gia tăng và thay thế cho các cơng nghệ hóa học hoặc cơng
nghệ gây tổn hai tới môi trường và sức khỏe con người. Do vậy, hình thành và
phát triển ngành CNSH là điểm mấu chốt cho Việt Nam tham gia vào phát triển
chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu từ nguyên liệu Việt Nam trong xu thế nền kinh
tế tri thức, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1.3.3. Căn cứ thực tiễn
Định hướng phát triển khoa học và công nghệ theo Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ: Phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho
KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát
triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất


7

lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ mơi trường, bảo đảm
quốc phịng - an ninh. Đến năm 2020, KH&CN Việt Nam đạt trình độ phát triển

của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030 có một số lĩnh vực đạt
trình độ tiên tiến thế giới. Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một
nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của
các ngành, các cấp. Các ngành KH&CN có nhiệm vụ cung cấp cơ sở khoa học
cho việc xây dựng và triển khai đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật.
Các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều phải xây dựng
trên những cơ sở khoa học vững chắc. Xác định rõ các giải pháp công nghệ
hiện đại phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và phát
triển bền vững. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản
lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển
KH&CN; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự
chủ của các tổ chức KH&CN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển
KH&CN. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược
thu hút công nghệ từ bên ngồi và chuyển giao cơng nghệ từ các doanh nghiệp
FDI đang hoạt động trên đất nước ta. Tăng cường hợp tác về khoa học, công
nghệ, nhất là công nghệ cao, phải là hướng ưu tiên trong hội nhập quốc tế.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động
KH&CN, nhất là cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính. Có cơ
chế thúc đẩy đổi mới cơng nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công
nghệ hiện đại. Huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước
ngoài đầu tư cho phát triển KH&CN. Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức
KH&CN, xây dựng một số trung tâm nghiên cứu hiện đại. Phát triển, nâng cao
năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ KH&CN, phát triển thị trường KH&CN.
Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.
Tăng cường liên kết giữa các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp; mở rộng hình
thức liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nơng.
Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển
giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới cơng nghệ. Xây dựng và
thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ

cán bộ KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo mơi
trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng
và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Thực hành
dân chủ, tơn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng
tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học. Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ
máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KH&CN. Hoàn thiện pháp luật về
sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất
lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị
trường KH&CN. Phát huy và tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia: tập trung
đầu tư phát triển một số viện KH&CN, trường đại học cấp quốc gia và một số
khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm theo mơ hình tiên tiến của thế
giới”.


8

II. TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SINH HỌC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là thuật ngữ được kết hợp bởi 2 từ: sinh học (bio) có
nghĩa là sự sống, công nghệ (technology) là kỹ thuật sử dụng để tạo ra những
quy trình mới hoặc sản phẩm mới. Như vậy, cơng nghệ sinh học có thể được
hiểu theo nghĩa rộng là sử dụng các kỹ thuật để khai thác những tế bào sống và
các phân tử sinh học (như DNA và protein) vào nhiều mặt của đời sống xã hội
góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Khác với tên gọi, công nghệ sinh học
không phải là một công nghệ đơn lẻ mà là một tập hợp các công nghệ. Ở Việt
Nam, các văn bản liên quan đã chỉ rõ: ”Công nghệ sinh học là một lĩnh vực
công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và
thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi
sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản

phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường”.
Công nghệ sinh học truyền thống và công nghệ sinh học hiện đại: công
nghệ sinh học truyền thống (traditional biotechnology) đã được sử dụng để tạo
ra những sản phẩm có đặc tính riêng biệt như các thực phẩm lên men từ đậu,
rượu gạo, bia, xì dầu... Các sinh vật sống (như nấm men, vi khuẩn) hoặc các
phân tử sinh học được khai thác để sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì, kháng
sinh, vaccine, vitamin, enzyme công nghiệp, phụ gia thực phẩm... Đặc biệt, kỹ
thuật lai chọn giống truyền thống dựa trên sự đa dạng di truyền tồn tại sẵn trong
quần thể đã được sử dụng hàng ngàn năm để chọn tạo các giống cây trồng, vật
ni mang các đặc tính mong muốn như kháng bệnh, có khả năng chống chịu
với điều kiện môi trường khắc nghiệt, tăng sản lượng... Công nghệ sinh học
hiện đại (modern biotechnology), ngay từ khi mới ra đời đã được ứng dụng
rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, ngày càng có những đóng góp đáng kể và tạo ra
những ảnh hưởng sâu sắc ở quy mơ tồn cầu. Năm 1953, lần đầu tiên cấu trúc
của phân tử DNA được khám phá bởi James Watson và Francis Crick. Năm
1972, Jackson và đồng tác giả đã tạo ra phân tử DNA tái tổ hợp đầu tiên. Mười
năm sau, dược phẩm tạo ra từ công nghệ DNA tái tổ hợp đã được thương mại.
Năm 2003 đánh dấu việc giải mã thành công hệ gen người đầu tiên. Với sự phát
triển vượt bậc của công nghệ, các năm tiếp sau mở đầu cho thời kỳ phát triển
của các nghiên cứu giải mã toàn bộ hệ gen, các lĩnh vực khoa học và các
chương trình nghiên cứu liên quan đến khai thác cơ sở dữ liệu hệ gen, tạo ra
các sản phẩm khoa học cơng nghệ có giá trị ứng dụng cao
( ( Công nghệ
sinh học ngày nay đã cho phép phát hiện, chẩn đoán nhiều loại bệnh ở mức
phân tử; sản xuất nhiều loại thuốc và vaccine mới an toàn hơn; sản xuất nơng
nghiệp với sản lượng tăng, chi phí giảm, chất lượng môi trường và sức khỏe
con người được cải thiện; sản xuất thực phẩm với chất lượng dinh dưỡng cao,
không bị hư hỏng, không gây dị ứng... Nhiều công nghệ/kỹ thuật liên quan hiện



9

đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học
như: (i) Công nghệ gen và công nghệ DNA tái tổ hợp: Biến đổi một vài gen
trong hệ gen thực vật, động vật, vi sinh vật theo hướng có lợi; chẩn đốn các
bệnh di truyền; nghiên cứu các đặc điểm và những thay đổi hệ gen của sinh vật
do tác động của ô nhiễm môi trường, chất độc hóa học... (ii) Cơng nghệ tế bào:
Phục vụ chọn, tạo giống mới trong nông – lâm nghiệp, thủy sản và phát triển
liệu pháp tế bào trong y tế. (iii) Công nghệ enzyme – protein: Phục vụ phát
triển công nghiệp thực phẩm, dược phẩm (sản xuất vaccine thế hệ mới và kit
chẩn đốn). (iv) Cơng nghệ vi sinh định hướng công nghiệp: Nghiên cứu, đánh
giá và ứng dụng tài nguyên vi sinh vật; tạo chủng giống; lên men vi sinh vật.
(v) Công nghệ sinh học nano: Việc ứng dụng công nghệ nano vào lĩnh vực khoa
học sự sống và cơng nghệ sinh học dẫn đến sự hình thành một lĩnh vực khoa
học và công nghệ mới – Khoa học về sự sống ở kích thước nano và cơng nghệ
sinh học nano. Rất nhiều sản phẩm của ngành khoa học mới mẻ này như hạt
nano, cảm biến sinh học, microarray đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực y dược, sinh học, các ngành công nghiệp thực phẩm và nơng
nghiệp. (vi) Kháng thể đơn dịng: Sử dụng các tế bào của hệ thống miễn dịch để
sản xuất kháng thể - protein giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tế bào
ngoại lai như virus, vi khuẩn... Một ứng dụng điển hình của cơng nghệ sinh học
hiện đại là việc tạo ra các giống cây trồng công nghệ sinh học/cây trồng biến
đổi gen (Genetically Modified Crops - GMCs) mang những đặc tính mong
muốn thơng qua kỹ thuật chuyển gen... Đến năm 2018, 27 quốc gia trên thế giới
canh tác đại trà cây trồng công nghệ sinh học (19 quốc gia đang phát triển và 8
quốc gia phát triển), trong đó dẫn đầu là Hoa Kỳ (70,1 triệu hecta), Brazil (40,3
triệu hecta), Argentina (24,4 triệu hecta); Ấn Độ (11 triệu hecta) và Canada
(10,8 triệu hecta). Các loại cây trồng công nghệ sinh học được trồng nhiều nhất
hiện nay trên thế giới là đậu tương, bông, ngô và cải dầu.

2.2. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trên thế giới
Công nghiệp sinh học ở Mỹ: Mỹ là quốc gia phát triển công nghiệp sinh
học nhất thế giới. Hệ thống nghiên cứu khoa học của Mỹ đóng vai trị như
nguồn động lực, là phương tiện để các nhà khoa học nghiên cứu ra sản phẩm
mới. Các công ty công nghiệp sinh học là các đơn vị chuyển kết quả nghiên
cứu thành các sản phẩm thương mại. Năm 2004, ở Mỹ có 1.473 cơng ty cơng
nghiệp sinh học, trong đó 358 cơng ty cổ phần, số cịn lại là cơng ty tư nhân.
Năm 2004, giá trị của các công ty công nghiệp sinh học Mỹ trên thị trường là
hơn 399,2 tỷ USD, doanh thu đạt 58 tỷ USD. Ngành công nghiệp sinh học ở
Mỹ do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm, Cục Bảo vệ mơi trường và Bộ
Nơng nghiệp quản lý. Ngồi việc sản xuất các sản phẩm nơng hố phục vụ
cơng nghiệp và tiêu dùng, nông - lâm - ngư nghiệp, Mỹ là quốc gia đứng đầu
thế giới về sản xuất các sản phẩm phục vụ lĩnh vực y tế, đặc biệt là các sản
phẩm sử dụng công nghệ gen. Năm 1996, doanh thu chỉ riêng về các dược
phẩm tái tổ hợp gen ở Mỹ đã đạt tới 8 tỷ USD, mỗi năm bình quân tăng 13% và


10

doanh thu năm 2006 khoảng 25 tỷ USD. Còn doanh thu từ các sản phẩm công
nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp đạt 11- 15 tỷ USD.
Công nghiệp sinh học ở một số nước Châu Âu: Với các nước công nghiệp
phát triển ở Châu Âu, thế kỷ 20 là kỷ ngun của cơng nghiệp hố học. Vì vậy,
cơng nghiệp sinh học chỉ nhận được những quan tâm không lớn cho việc
nghiên cứu và phát triển. Đến đầu những năm 1980, các cơng ty/tập đồn hố
chất Châu Âu đã tăng cường đầu tư xây dựng các phịng thí nghiệm cơng nghệ
sinh học thông qua hợp tác nghiên cứu triển khai với các trường đại học, viện
nghiên cứu ở Châu Âu và Mỹ.
Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp sinh
học ở các nước Châu Âu:

- Đầu tư để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nền kinh tế. Ví dụ: Hà
Lan, Pháp và Anh tập trung phát triển công nghiệp sinh học trong chế biến
nông sản thực phẩm; Anh, Pháp, Đức phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh
vực hoá chất và dược;
- Nhu cầu của thị trường Châu Âu đối với các sản phẩm công nghiệp sinh
học;
- Mức độ ưu tiên đầu tư và sự điều phối của Chính phủ trong việc thúc đẩy
các chương trình cơng nghệ sinh học. Ví dụ: ở Đức, do nhận được sự ưu tiên
của Chính phủ nên công nghiệp sinh học phục vụ y - dược phát triển mạnh.
Từ đó cho thấy: Cơng nghiệp sinh học của các nước phát triển, đại diện là
Mỹ và một số nước Tây Âu được phát triển mạnh, toàn diện, chiếm tới 95% thị
trường thế giới với các đặc trưng cơ bản như sau:
- Có một cơ sở hạ tầng vững chắc và tiên tiến nhất về trang thiết bị, nhân
lực và tổ chức, có đủ khả năng tạo dựng, triển khai các công nghệ mới và đảm
bảo thế độc quyền những cơng nghệ tương lai (liệu pháp gen, kích thích miễn
dịch, tế bào gốc, vacxin chống ung thư, HIV…)
- Hiện đang nắm giữ hầu hết các cơng nghệ hiện có trong công nghiệp
sinh học (lên men, enzim, kháng sinh, vacxin, hóa chất, ni cấy mơ, sinh vật
chuyển gen, chẩn đốn…) và có thế mạnh tuyệt đối trong các cơng nghệ mới
(sinh vật chuyển gen, vacxin thế hệ mới, biệt dược, tế bào gốc, tin sinh, chip
sinh học…)
- Hiện tại đang trong giai đoạn khai thác lợi nhuận từ các công nghệ lên
men, enzim, hóa chất, biệt dược, xét nghiệm, vacxin thế hệ mới, sinh vật
chuyển gen… Gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ điều trị bệnh và cơng
nghệ mới.
- Có định hướng sở hữu các patent và chuyển giao/chuyển dịch tới các
nước đang phát triển các công nghệ đã kém độ cạnh tranh (địi hỏi nhiều nhân
cơng, mặt bằng sản xuất lớn, tiêu hao năng lượng, lợi nhuận thấp) và sở hữu
các công nghệ tiên tiến nhất.



11

Công nghiệp sinh học một số nước Châu Á: Công nghiệp sinh học ở Châu
Á mới hình thành và phát triển trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và đã được
các quốc gia trong khu vực đặc biệt quan tâm và đầu tư ở các mức độ khác
nhau, nhằm mục đích tăng sản lượng và chất lượng các sản phẩm nông - lâm ngư nghiệp, phát triển ngành sinh dược để điều trị bệnh cho một cộng đồng dân
cư lớn nhất thế giới thông qua việc tiếp nhận chuyển giao và chuyển dịch các
công nghệ từ các nước phát triển. Đây là một chiến lược nhằm tăng chất lượng
cuộc sống của người dân, giữ vững tăng trưởng và tạo thế cạnh tranh thị trường
khu vực và thế giới.
Hiện nay, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc (kể cả Đài Loan) và Ấn Độ
là những nước có đầu tư lớn và có ngành cơng nghiệp sinh học phát triển mạnh.
Chính phủ các nước này đều có chiến lược quốc gia nhằm thúc đẩy công
nghiệp sinh học phát triển, hỗ trợ nghiên cứu và triển khai để sản xuất, thương
mại hoá các sản phẩm mục tiêu.
Hàn Quốc: Hàn Quốc thuộc nhóm nước công nghiệp mới (NIC). Năm
2005, công nghiệp chiếm 40,3%, nông nghiệp 3,3% và dịch vụ 56,3% GDP.
Hàn Quốc định hướng phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực dược
phẩm, thiết bị y học, tin sinh học. Năm 2007, chính phủ Hàn Quốc dự định sẽ
đầu tư hơn 13,3 tỷ USD vào cơng nghiệp sinh học, trong đó ngân sách đầu tư
cho nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực công nghiệp sinh học tăng gấp đôi so
với năm 2005, đặc biệt cho lĩnh vực y - dược và bảo vệ sức khỏe. Công nghiệp
sinh học Hàn Quốc đạt doanh thu 1,4 tỷ USD vào năm 2000, 1,5 tỷ USD vào
năm 2002. Đến năm 2010, thị trường công nghiệp sinh học Hàn Quốc dự đoán
sẽ đạt 4,7 tỷ USD. Theo thống kê, năm 2001 doanh thu công nghiệp sinh học
tại thị trường nội địa đạt 588 triệu USD, trong đó: dược phẩm 319 triệu USD,
thực phẩm 62 triệu USD, hóa chất 56 triệu USD, môi trường 49 triệu USD,
năng lượng và nguyên liệu 49 triệu USD, các lĩnh vực hỗ trợ khác 53 triệu
USD.

Để phát triển cơng nghiệp sinh học, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng
một số chính sách ưu đãi như: các cơ sở nghiên cứu, sản xuất công nghiệp sinh
học được vay vốn với lãi suất thấp, được đầu tư tiềm lực R&D lớn, thuế suất
thấp. Các đơn vị này nhận được sự hỗ trợ của hai công viên khoa học là Pohang
và Daeduck dưới sự điều phối, quản lý của Bộ Khoa học và Cơng nghệ. Ngồi
ra, Hàn Quốc đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế với Nhật, Mỹ, Anh và Australia.
Các công ty công nghiệp sinh học chủ yếu có quy mơ vừa và nhỏ. Năm
2000, Hàn Quốc mới chỉ có 1 cơng ty đăng trên thị trường chứng khoán, nhưng
đến năm 2002 đã tăng lên 23 công ty công nghiệp sinh học. Năm 2003, tổng số
các công ty công nghiệp sinh học là 600 với 9.600 lao động. Bộ Thương mại,
Công nghiệp và Năng lượng (MOCIE) dự định sẽ tăng số lượng công ty này lên
1.200 với 70.000 lao động vào năm 2010. Năm 2003, cơng nghiệp sinh học
Hàn quốc xếp thứ 10 trên tồn cầu và dự kiến đến năm 2010 sẽ xếp thứ 7.


12

Công nghiệp sinh học Hàn quốc hiện trong giai đoạn đầu tư lớn, doanh thu
chưa cao nhưng tăng trưởng đạt mức cao. Hàn Quốc đầu tư trọng điểm vào
công nghiệp sinh học y – dược, một lĩnh vực mà các quốc gia Âu Mỹ cũng
đang ưu tiên phát triển. Tuy trong thời gian ngắn, Hàn Quốc đã đạt được nhiều
thành tựu trong công nghiệp sinh học y – dược bao gồm tất cả các khâu nghiên
cứu, sản xuất, thương mại hóa, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Trung Quốc: Cơng nghiệp sinh học Trung Quốc tập trung vào phát triển
công nghệ gen thực vật. Hiện nay, Trung Quốc là nước có diện tích trồng cây
chuyển gen lớn thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Achentina và Canada với các loại
cây chính là đậu tương, ngơ, bơng và cải dầu. Trung Quốc cũng là nước duy
nhất ở Châu Á tham gia vào Dự án Bộ gen người và hiện nay là Dự án Giải
trình tự gen của một số vi sinh vật. Các hướng nghiên cứu, sản xuất ưu tiên
trong 10 năm vừa qua là công nghệ dược phẩm, vacxin, protein trị liệu và liệu

pháp gen đã đạt được các thành tựu vượt bậc.
Đầu tư cho R&D về công nghiệp sinh học của Trung Quốc tăng liên tục,
năm 1999 là 112 triệu USD, 2001 – 2002: khoảng 1,2 tỷ USD, năm 2005 là 1,5
tỷ USD. Đến nay Trung Quốc có khoảng 65 phịng thí nghiệm trọng điểm cấp
quốc gia về cơng nghệ sinh học, hơn 200 phịng thí nghiệm trọng điểm cấp bộ
với khoảng 40.000 cán bộ nghiên cứu, trong đó khoảng 10.000 nhà khoa học có
trình độ cao và khoảng 1.000 dự án lớn. Các dự án về công nghiệp sinh học
đang được tiếp tục triển khai trong kế hoạch quốc gia 5 năm lần thứ 11 (2006 2010). Nguồn vốn cho các chương trình/dự án này được cấp từ ngân sách trung
ương (khoảng 1/3), còn lại từ địa phương.
Các cơng ty cơng nghiệp sinh học được hưởng chính sách thuế ưu đãi với
2 năm đầu miễn thuế, giảm 50% thuế cho 3 năm tiếp sau và sẽ được xem xét để
kéo dài sự giảm thuế thêm 3 năm sau nữa. Hai khu công viên công nghiệp sinh
học lớn đã được xây dựng là Zhong Guan Cun và Shanghai Caohejing Hi-tech.
Cơ quan điều phối và quản lý là Bộ Khoa học và Công nghệ. Sản phẩm công
nghiệp sinh học tạo ra tăng 50 lần trong 10 năm và đạt 2,5 tỷ USD trong năm
2000.
Ấn Độ: Là nước đầu tiên ở Châu Á xây dựng công nghiệp sinh học với mục
tiêu phát triển nông nghiệp, Ấn Độ là nhà sản xuất lương thực lớn thứ 2 thế giới
sau Trung Quốc với các thành tựu về sản lượng, số lượng các giống cây trồng
chuyển gen. Công nghiệp sinh học phục vụ công nghiệp cũng phát triển với các
sản phẩm bao gồm enzim, thiết bị nghiên cứu sinh học và thiết bị xử lý mơi trường
bằng biện pháp sinh học. Hiện nay, ngồi phục vụ phát triển công nghiệp và nông
nghiệp, công nghiệp sinh học phục vụ y tế rất được ưu tiên phát triển và tham gia
với thị phần lớn trên thị trường thế giới về dược phẩm. Năm 2002, tổng doanh thu
của công nghiệp sinh học phục vụ y tế, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đạt 3
tỷ USD. Theo dự tính, các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ của Ấn Độ sẽ chiếm vị trí
cao nhất, khoảng 40% thị trường công nghiệp sinh học vào năm 2020. Các hướng
công nghệ ưu tiên là tin sinh học, vacxin và protein trị liệu.



13
Ở Ấn Độ, vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp sinh học được cung cấp từ
Chính phủ và các cơng ty tư nhân. Ấn Độ hiện nay có gần 200 cơng ty cơng nghiệp
sinh học trong đó 60 cơng ty lớn và rất hiện đại. Bốn khu công viên công nghiệp sinh
học đã được xây dựng là ICICI Knowledge, Thung lũng Genome, SP Biotech và Ticel
Biopark. Cơ quan điều phối và quản lý là Cục Công nghệ sinh học.
Ở một số các nước Châu Á khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,

Philipin, ngành công nghiệp sinh học mới chỉ trong giai đoạn hình thành, mặc
dù cơng nghệ sinh học đã được chú trọng và đạt được một số thành tựu trong
nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, y học và chế
biến thực phẩm. Còn các nước như Brunei, Lào, Campuchia cơng nghiệp sinh
học hồn tồn chưa phát triển.
Từ đó cho thấy: Cơng nghiệp sinh học của các nước Châu Á là một ngành
mới và đã được các quốc gia quan tâm thúc đẩy phát triển, tuy nhiên trình độ
chưa đồng đều với một số các đặc trưng cơ bản như sau:
- Về tiềm lực KHCN:
+ Về đầu tư: Ngoài Nhật Bản, các nước Châu Á đã và đang tập trung đầu
tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để phát triển công nghiệp sinh học nhưng với
mức độ chênh lệch tương đối cao. Một phần lớn kinh phí đã được dành cho
nghiên cứu phát triển và tiếp nhận công nghệ.
+ Nguồn nhân lực: Các nước Châu Á đã và đang tập trung phát triển
nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng sự phát triển của cơng nghiệp sinh học.
Còn các nước như Brunei, Lào, Campuchia, việc đào tạo nguồn nhân lực cho
công nghiệp sinh học mới đang được bắt đầu.
+ Một số nước đã có các chính sách quốc gia về nghiên cứu định hướng,
ngân sách ưu tiên, quyền sở hữu trí tuệ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung
Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philipin, Việt Nam).
- Sản phẩm chính: Sản phẩm cơng nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (Trung
Quốc, Ấn Độ); phục vụ công nghiệp tiêu dùng và thực phẩm (Nhật Bản, Trung Quốc,

Thái Lan); kháng sinh (Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan); vacxin (Ấn Độ,
Việt Nam); sản phẩm phục vụ bảo vệ môi trường (Nhật Bản, Ấn Độ).
- Cấu trúc thị trường: Ngồi thị trường của Nhật Bản được tính vào thị

trường của các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, thị trường công nghệ sinh học
của các nước Châu Á còn lại chỉ chiếm 3,3% thị trường thế giới.
2.3. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 1990 cho đến nay, công nghệ sinh
học được xem là một trong bốn hướng công nghệ cần ưu tiên phát triển phục vụ
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó, các đề án,
chương trình về công nghệ sinh học cấp quốc gia và ở nhiều bộ ngành, địa
phương trong các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và
môi trường đã được xây dựng và triển khai thực hiện với các mục tiêu chính:


14

- Lĩnh vực y tế: Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất các vaccine
thiết yếu, vaccine thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh.
- Lĩnh vực công nghiệp: Tập trung phát triển và ứng dụng công nghệ sinh
học vào mảng công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng
- Lĩnh vực bảo vệ môi trường: Tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển
giao các giải pháp, chế phẩm công nghệ sinh học trong xử lý ơ nhiễm, khắc
phục suy thối và sự cố môi trường (1, 2).
- Lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản: Tạo ra các giống mới có năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; tạo ra các cơng nghệ sản xuất các chế
phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế
biến nông - lâm – thủy sản nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản
phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.
+ Giống cây trồng (dứa, chuối, mía, khoai tây sạch bệnh, một số loại hoa,

cây nguyên liệu giấy...) bằng kỹ thuật ni cấy mơ, vi nhân giống. Thơng qua
chương trình hỗ trợ của Bộ Khoa học & Công nghệ, hơn 50 tỉnh/thành phố đã
xây dựng cơ sở nuôi cấy mô để cung cấp giống cho địa phương. Riêng tại tỉnh
Lâm Đồng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, hiện đã có
hơn 50 cơ sở ni cấy mô sản xuất giống hoa. Theo báo cáo của Bộ Khoa học
và Công nghệ, hiện nay năng lực sản xuất giống cây có múi sạch bệnh ở nước
ta đạt 600 nghìn cây/năm (riêng phía Nam là 450 nghìn cây/năm), năng lực
cung cấp mắt ghép đạt 2,5 triệu cây/năm, nhân chồi dứa đạt 10 triệu chồi/năm
với giá thành giảm 200-500đ/chồi, cung cấp giống cây bạch đàn, keo lai cho
516,6 nghìn hecta rừng (trong đó đã sản xuất 5 triệu cây giống bạch đàn
E.urophylla dịng U6).
+ Giống vật ni (gia súc): Bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền
phôi tươi và phơi đơng lạnh đã tạo ra được giống bị có tốc độ sinh trưởng cao
hơn giống cũ từ 30 - 40%, cho năng suất sữa cao hơn 25 - 30% với năng suất
4.500 – 5.500 kg sữa/chu kỳ. Hiện nay, các cơng thức lai trên đã áp dụng ra
tồn quốc được khoảng 22.000 con, chiếm trên 90% tổng đàn bò sữa của cả
nước. Đã lai tạo được giống lợn có tỷ lệ nạc là 56 - 60%, năng suất sinh sản ổn
định. Trung bình mỗi năm cung cấp khoảng 4.500 lợn giống đảm bảo chất
lượng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và một phần ở
Đồng bằng sông Hồng, miền Trung. Khoảng 30-35% số lợn nái trong cả nước
đã được thụ tinh nhân tạo bởi tinh dịch pha chế, bảo quản của Viện Chăn nuôi
Quốc gia.
+ Giống thuỷ sản: Đã sản xuất được 6 triệu cá rô phi giống, 5,5 triệu hàu
giống, 1 triệu cua giống, 0,395 triệu cá song giống, 0,80 triệu bào ngư giống,
75 vạn con giống rơ phi tồn đực dịng GIFT với tốc độ sinh trưởng tăng 18%
cho thị trường 25 tỉnh. Đã sản xuất được 3 triệu cua xanh, cung cấp cho 15 tỉnh
từ Hải Phòng tới Cà Mau. Xây dựng vận hành được 119 trại cua giống trong đó
có trại đạt công suất 0,5-1 triệu con/năm tạo ra giá trị hàng hố 41-59 tỷ
đồng/năm. Tồn quốc có khoảng 200 nghìn ha nước lợ và rừng ngập mặn có



15

thể triển khai công nghệ này. Đã sản xuất được 395 nghìn con giống cá song
lồi chấm nâu E. coioides tại các trung tâm giống Cát Bà, Cửa Lò, Vũng Tàu.
Nhu cầu trong những năm tới là 200-400 triệu con cho 8 tỉnh nuôi trọng điểm.
Khi phát triển công nghệ ra tồn quốc ước tính sẽ tiết kiệm được một năm
khoảng 100-200 triệu USD tiền nhập con giống/năm, gia tăng kim ngạch xuất
khẩu 500 triệu USD, tạo việc làm cho hơn 100 nghìn người.
+ Thuốc bảo vệ thực vật: Cơng ty Liên doanh sản xuất nông dược vi sinh
Viguato (Tp. Hồ Chí Minh) sản xuất validamycin từ Streptomyces trừ bệnh khô
vằn trên lúa với công suất 3000 tấn/năm; Theo báo cáo của Chương trình Cơng
nghệ Sinh học, đến năm 2005 một số sản phẩm như thuốc trừ sâu, trừ bệnh sinh
học, probiotic (Bacillus thuringiensis, Lactobacillus, Saccharomyces
cerevisiae, Pseudomonas fluorescens, Beauveria bassiana, Metarhizium
aniopliae, Trichoderma,...) đang được sản xuất ở quy mô xưởng thực nghiệm
và ứng dụng thử nghiệm với tổng số 54 tấn, đạt 0,04% so với tổng nhu cầu là
124,5 nghìn tấn/năm.
+ Thuốc thú y: Đã sản xuất một số loại vacxin, kháng thể phòng bệnh cho
gia súc, gia cầm như: vacxin phịng bệnh tụ huyết trùng cho trâu bị (5.350
nghìn liều), vacxin phịng dịch tả vịt (32.000 nghìn liều) và vacxin parvovirut
lợn (400 nghìn liều) bằng cơng nghệ lên men vi sinh vật và nuôi cấy trên tế bào
động vật. Ngồi ra cịn sản xuất một số kháng thể phịng trị bệnh tiêu chẩy,
viêm gan cho gia súc, gia cầm.
Hiện nay, Việt Nam có 3 cơng ty sản xuất vacxin và thuốc thú y ở 3 miền,
cung cấp khoảng 70% nhu cầu các loại vacxin thông dụng cho các trang trại và
hộ chăn nuôi trong cả nước.
+ Sản xuất phân bón sinh học: Hiện nay, cả nước có 30 cơ sở sản xuất
phân bón sinh học (bao gồm phân vi sinh và phân hữu cơ) với tổng công suất
khoảng 5,2 triệu tấn/năm, đáp ứng 19,4 % nhu cầu trong nước. Nguyên liệu cho

các nhà máy này là rác thải hữu cơ, than bùn và phế thải của các nhà máy chế
biến nông, lâm, thuỷ sản. Công nghệ thường được sử dụng là ủ yếm khí, hiếu
khí, kết hợp yếm khí và hiếu khí có bổ sung vi sinh vật. Các sản phẩm như
phân vi sinh phân giải xenluloza Trichoderma, cố định đạm Azotobacter, phân
giải lân Flavobacterium, tổng hợp hocmon thực vật Azotobacteria.
+ Thức ăn chăn nuôi: Hiện nay, cả nước có 249 nhà máy, cơ sở sản xuất
thức ăn chăn ni, với sản lượng năm 2005 là 3.237 nghìn tấn thức ăn hỗn hợp
và 700 nghìn tấn thức ăn đậm đặc. Mặc dù tốc độ tăng trưởng ngành công
nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi khá cao và ổn định trong giai đoạn 2001 2005 vừa qua 15,5%/năm nhưng giá thành thức ăn chăn nuôi của chúng ta vẫn
cao hơn khu vực 20-25% và chiếm tới 65-60% giá thành chăn ni do các
ngun liệu chính hiện đang phải nhập khẩu từ 50% (ngơ, bột cá) đến 100%
(khơ đậu tương, axít amin, vitamin).
+ Thức ăn thủy sản: Ứng dụng công nghệ lên men, sử dụng enzim trong
xử lý nguyên liệu, làm tăng giá trị dinh dưỡng trong sản xuất thức ăn nuôi thủy


16

sản. Đã hồn thiện quy trình cơng nghệ ni cấy sinh khối vi tảo cung cấp thức
ăn nuôi ấu trùng một số loài thuỷ sản.
+ Sản xuất các sản phẩm khác: Với việc ứng dụng công nghệ sinh học
vào sản xuất, nhiều nghề phụ đã trở thành nghề chính như nghề trồng nấm ăn,
nấm dược liệu, sản lượng đạt trên 100.000 tấn/năm bao gồm nấm rơm, mộc nhĩ,
nấm sò, nấm mỡ, nấm hương, linh chi... Hàng năm chúng ta xuất khẩu 40.000
tấn trị giá 40 triệu USD/năm và tiêu thụ nội địa 60.000 tấn, giải quyết công ăn
việc làm và tạo thu nhập khá cho hơn 100.000 lao động. Hiện nay, nuôi trồng
nấm ăn được trồng rải rác khắp 61 tỉnh nhưng các cơ sở lớn tập trung ở chủ yếu
ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm 60% sản lượng với mặt hàng chính là
nấm rơm và mộc nhĩ) và đồng bằng Sông Hồng.
Một số đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong những lĩnh

vực liên quan đang được triển khai thực hiện bao gồm: (i) Chương trình trọng
điểm phát triển và ứng dụng cơng nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn đến năm 2020 (Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày
12/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ). (ii) Đề án phát triển và ứng dụng công
nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020 (Quyết định số
97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ). (iii) Đề án phát
triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực chế biến đến năm 2020
(Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
(iv) Chương trình quốc gia phát triển Cơng nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định
số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ). (v) Chương
trình Khoa học và Cơng nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011- 2015 về
Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (Quyết định số
3056/QĐ-BKHCN ngày 30/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cơng nghệ).
Bên cạnh đó, tiềm lực nghiên cứu và triển khai công nghệ sinh học bao
gồm hệ thống các cơ quan nghiên cứu và phát triển, hệ thống các phịng thí
nghiệm và các trang thiết bị cùng nguồn nhân lực cũng được ưu tiên đầu tư. Hệ
thống các cơ quan nghiên cứu và ứng dụng liên quan đến cơng nghệ sinh học ở
nước ta có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành. Trong đó, Bộ Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở nghiên cứu và triển khai công nghệ
sinh học. Các bộ khác (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Quốc
phịng và Bộ Cơng thương), mỗi Bộ có một số đơn vị trực thuộc triển khai
nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, các nghiên cứu liên quan chủ yếu được tiến hành tại Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam () với các viện thành viên như
Viện Di truyền Nông nghiệp (), Viện Lúa Đồng bằng
sông Cửu Long (), Viện Nghiên cứu Rau quả
(), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
()…; Viện Chăn nuôi (); Viện Thú y

(); Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu


17

hoạch
().
Viện
Công
nghệ
sinh
học
(), Viện Sinh học nhiệt đới (), Viện
Công nghệ môi trường (), Viện Nghiên cứu hệ gen
()… trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam () đã và đang triển khai nhiều nghiên cứu thuộc các
lĩnh vực khác nhau của công nghệ sinh học. Nhiều trường đại học, bên cạnh các
khoa sinh học/ công nghệ sinh học, còn xây dựng các trung tâm/ viện tham gia
đào tạo và nghiên cứu về công nghệ sinh học như: Viện Công nghệ sinh học và
Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội); Viện Vi sinh vật
và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội); Viện Nghiên cứu và Phát
triển Công nghệ sinh học (Trường Đại học Cần Thơ); Viện Sinh học Nông
nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội); Viện Nghiên cứu Công nghệ
sinh học và Môi trường (Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh)... Ngồi ra, trong những năm gần đây một số trung tâm, công ty, nhà
máy công nghệ sinh học thuộc Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh/ thành phố; hoặc
do tư nhân/ nước ngoài đầu tư cũng được thành lập và hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực công nghệ sinh học y dược, nông nghiệp (;
;
;

). Hệ thống các phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia
về cơng nghệ sinh học đặt tại các viện nghiên cứu/ trường đại học đã được đầu
tư xây dựng với mức kinh phí khoảng 3,5 triệu USD/phòng (Quyết định số
850/QĐ-TTg ngày 7/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ).
Trình độ nghiên cứu và phát triển cơng nghệ sinh học với các công nghệ
nền (công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme – protein và cơng
nghệ vi sinh) được nâng cao. Nhiều quy trình/sản phẩm công nghệ sinh học đã
được nghiên cứu và phát triển phục vụ sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng;
chẩn đốn bệnh ở người, vật ni và cây trồng; tạo giống và nhân giống cây
trồng; phân bón, thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm vi sinh xử lý ô nhiễm mơi
trường …
III. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH ĐẠT ĐƯỢC CHƯƠNG
TRÌNH CƠNG NGHỆ SINH HỌC NƠNG NGHIỆP, THỦY SẢN GIAI
ĐOẠN 2006-2020
3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Trong giai đoạn 2006-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
phê duyệt 279 nhiệm vụ khoa học cơng nghệ với tổng kinh phí 908,957 tỷ đồng
trong khn khổ Chương trình Cơng nghệ sinh học nơng nghiệp - thủy sản,
trong đó 216 đề tài/dự án đã được nghiệm thu chính thức, kết quả đạt được của
các nhiệm vụ khoa học cơng nghệ có ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn và tác
động tốt về kinh tế - xã hội. Các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã cơng bố
được trên 250 cơng trình khoa học trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội thảo,
hội nghị trong nước và quốc tế. Cũng trong giai đoạn này, Chương trình Cơng
nghệ sinh học nơng nghiệp - thủy sản đã tích cực triển khai các nhiệm vụ khoa
học cơng nghệ bám sát mục tiêu và nội dung đã phê duyệt của Thủ tướng


18

Chính phủ và các kết luận chỉ đạo của Bộ trưởng tại các cuộc họp định kỳ của

Ban điều hành Chương trình. Hàng năm chương trình đã triển khai cơng tác rà
sốt đánh giá về nhiệm vụ khoa học cơng nghệ để xác định những khó khăn
vướng mắc và những bất cập trong quá trình triển khai Chương trình.
Từ năm 2006 đến nay, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt
được nhiều thành tựu nổi bật, đã ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử và chọn
tạo được các giống lúa mang gen thơm, chống chịu sâu bệnh (rầy nâu, đạo ôn,
bạc lá), chịu hạn; các giống ngô lai đơn chịu hạn; giống cam quýt; giống hoa và
nhiều dòng giống cây trồng triển vọng đang gửi khảo nghiệm để tiến tới cơng
nhận giống. Chương trình đã triển khai nhiều dự án vi nhân giống bằng nuôi
cấy mô tế bào trên các đối tượng cây lâm nghiệp (bạch đàn, keo...), hoa, khoai
tây…; đã xây dựng được các quy trình ni cấy mơ tế bào ở quy mơ rộng,
chuyển giao cho các cơ sở, sản xuất và cung cấp hàng triệu cây giống cho nhiều
doanh nghiệp, người nông dân… Chương trình triển khai nhiều nhiệm vụ trong
lĩnh vực cơng nghệ gen, tạo ra những sản phẩm làm tiền đề để tiến tới tạo ra
các sản phẩm mang hàm lượng cơng nghệ sinh học cao; phân lập được các gen
có giá trị kinh tế, xác định được nguồn gen kháng bệnh, chống chịu ở các giống
cây trồng, vật nuôi bản địa thông qua lập bản đồ gen phục vụ công tác chọn tạo
giống.
Trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vi sinh: Chương trình đã tạo được
nhiều loại chế phẩm sinh học, phân bón vi sinh, chế phẩm bảo quản chế biến
sản phẩm nông sản, xử lý môi trường. Nhiều sản phẩm đã được mở rộng quy
mô thông qua các dự án sản xuất thử nghiệm, một số chế phẩm đã đăng ký bảo
hộ sở hữu trí tuệ và chuyển giao có hiệu quả vào sản xuất.
Trong lĩnh vực chăn ni: ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử đã xác định
được các nguồn di truyền mang gen hữu hiệu phục vụ cơng tác lai, tạo giống
bị, lợn, gà; đã ứng dụng công nghệ sinh sản để nghiên cứu nâng cao hiệu quả
sinh sản, sản lượng sữa trên bị, cơng nghệ bảo quản tinh dịch lợn.
Trong lĩnh vực thủy sản giai đoạn 2008-2020 đã đưa vào phát tán và nuôi
thương phẩm cá tra chọn giống tăng trưởng nhanh. 01 dòng cá rô phi đỏ nuôi
phát tán và nuôi đánh giá thử nghiệm tại các vùng nước lợ và ngọt. Các đàn

tôm sú, tôm chân trắng chọn giống đã được nuôi đánh giá tăng trưởng ở các
vùng địa lý khác nhau cho kết quả tốt. Xây dựng được quy trình cơng nghệ sản
xuất giống cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) toàn cái, sản xuất giống cá vược
góp phần chủ động sản xuất nguồn cá giống trong nước. Vắc xin thành phẩm
cho cá Giò, cá rô phi và công nghệ sản xuất. Công nghệ tách chiết astaxanthin
từ sinh khối tảo H. pluvialis; Công nghệ sản xuất collagen cao cấp từ da cá Tra;
Chế phẩm vi sinh thương mại và công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ
cho nuôi tôm thâm canh. Bên cạnh những kết quả đã đưa vào thực tiễn thì một
số sản phẩm khác của đề tài đang trong quá trình hồn thiện như việc ứng dụng
các chỉ thị phân tử vào chọn giống cá rơ phi theo tính trạng tăng trưởng và đơn
tính đực. Chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri nhược độc đã đột biến gen có
tính sinh miễn dịch bảo hộ dùng làm vắc xin. Các nhiệm vụ nghiên cứu có ứng


19

dụng công nghệ gen được thực hiện trên cá tra, tôm chân trắng, tôm sú cũng
đang được tập trung nghiên cứu.
3.1.1. Lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp
Trong giai đoạn 2006-2020, 190 nhiệm vụ khoa học công nghệ với tổng
kinh phí 626.799 tỷ đồng đã được triển khai trong khn khổ Chương trình
Cơng nghệ sinh học nơng nghiệp - thủy sản, 146 đề tài/dự án đã được nghiệm
thu chính thức, các kết quả đạt của nhiệm vụ khoa học cơng nghệ được đều có
ý nghĩa cao về kinh tế - xã hội, có ứng dụng trong nghiên cứu và sản xuất.
a. Cây trồng nơng nghiệp và lâm nghiệp
Chương trình đã triển khai được các đề tài nghiên cứu cơ bản về phân lập
gen, thiết kế vector chuyển gen và chọn tạo các giống cây trồng bằng công gen.
Các gen, các cấu trúc vector mang gen kháng sâu, kháng hạn, sinh trưởng... đã
được nghiên cứu, chuyển giao để tạo cây trồng biến đổi gen mang gen chuyển
của các đề tài thuộc Chương trình. Các nhiệm vụ KHCN tạo cây trồng biến đổi

gen đã và đang được thực hiện gồm: ngô chịu hạn, ngô kháng sâu, ngô kháng
thuốc trừ cỏ, ngô kháng hạn, ngơ có hàm lượng tinh bột cao; đậu tương kháng
sâu và ruồi đục quả; bông kháng sâu, bông kháng hạn; xoan ta sinh trưởng
nhanh; bạch đàn sinh trưởng nhanh; bạch đàn cho sợi gỗ dài, thông nhựa kháng
sâu róm; bèo tấm mang kháng nguyên H5N1; khoai lang kháng bọ hà, thuốc lá
kháng bệnh; cà chua kháng virus; rễ tóc sâm Ngọc Linh... Các tổ chức, cá nhân
chủ trì đề tài cơ bản đã làm chủ được các kỹ thuật phân lập, tách chiết gen, thiết
kế vector và kỹ thuật chuyển gen vào cây đích và bước đầu thành cơng chọn
tạo được các dịng chuyển gen thế hệ To –T4 trên một số giống cây trồng nông
lâm nghiệp (12 dịng ngơ chuyển gen chịu hạn, kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ;
21 dòng đậu tương mang gen chịu hạn, kháng sâu đục than và ruồi đục quả; 46
dòng khoai lang mang gen kháng bọ hà, 8 dòng xoan ta mang gen sinh trưởng
nhanh và chất lượng gỗ tốt; 56 dòng bạch đàn mang gen sinh trưởng nhanh và
sợi gỗ dài; 15 dịng bơng mang gen chịu hạn và kháng sâu...).
Ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử, công nghệ tế bào trong công tác chọn
tạo các giống cây trồng như lúa kháng bệnh (bạc lá, rầy nâu, đạo ôn...), chất
lượng, chịu hạn, chịu mặn; giống ngô kháng hạn, giống đậu tương kháng sâu
bệnh, giống bông kháng bệnh, chất lượng xơ tốt; giống chè chịu hạn, năng suất
chất lượng; giống cây lâm nghiệp kháng sâu bệnh, năng suất, giống cà chua
kháng bệnh, giống mía kháng bệnh; giống lạc kháng bệnh, giống khoai tây
kháng bệnh, các giống hoa, các nghiên cứu đã tập trung vào xác định nguồn vật
liệu mang gen kháng bệnh, chất lượng, chống chịu, lập bản đồ các gen tương
ứng và xác định các chỉ thị phân tử liên kết với gen đích để sử dụng trong chọn
tạo giống cây trồng từ đó chọn tạo các giống cây trồng có năng suất cao, chất
lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và những tác động bất lợi của mơi trường.
Chương trình đã chọn tạo và công nhận được nhiều giống cây trồng nông
nghiệp mới bao gồm: 08 giống lúa ngô công nhận chính thức (07 giống lúa
OM 6162, OM 7347, DT66, NB-1, KR1, DT45, HD10 và 01 giống ngô lai đơn



20

MN-1); 17 giống lúa, 02 giống ngô, 03 giống lạc, 03 giống đậu tương, 01
giống khoai tây; 02 giống cam quýt, 02 giống cà chua được công nhận sản
xuất thử: (lúa: OM 6162, OM 7347, DT66, NB-1, KR1, DT45, OM6677,
OM7398, OM7364, OM892, HDT8, HD10, DT57, N91, DT88, DT82, NV3,
ngô:V116, MN-1; lạc: L29, ĐM1, ĐM4; đậu tương: Đ9, Đ34, TH29-3-7; khoai
tây KT6; cam quýt C36, QS1,; cà chua: GL1-16 và GL1-17); 06 giống hoa
được công nhận (cẩm chướng: Hồng Hạc, Hồng Ngọc, lan Hồ Điệp: HĐ1,
HĐ2, hoa cúc: VCM1, VCM3). Hiện các giống này đang tiếp tục khảo nghiệm,
đánh giá công nhận chính thức. Bên cạnh đó cịn nhiều dịng/giống cây trồng
nơng nghiệp triển vọng, có chất lượng đang tiến hành làm thủ tục công nhận và
khảo nghiệm quốc gia: 15 giống lúa (OM8901, OM6610, OM6627, OM7345,
OM8104, OMCS2000, OM6328, OM6704, OM6877, KR8, KR9, SHPT15,
OM89, CH19, CH22); 04 giống lạc (giống L28, L29 L34, L35, ĐM2), 02 giống
đậu tương, 08 dòng cà chua cao sản (>40 tấn/ha), chống chịu bệnh sương mai;
17 dịng chè có năng suất, chất lượng, 05 dịng chè triển vọng được chọn lọc
bằng chỉ thị phân tử TKt-6, PBt-2, (trong đó có các dịng CH 352, CH 711 và
CH 651 có khả nặng chịu hạn cao), các chỉ tiêu năng suất, chất lượng cao; 03
dịng bơng kháng bệnh xanh lùn; 03 dịng bơng có chất lượng xơ tốt; 05 dịng
mía kháng bệnh than và có hàm lượng đường cao...
Chương trình cũng đã nghiên cứu và xây dựng phần mềm phần mềm quản
lý, khai thác cơ sở dữ liệu ADN mã vạch hay còn gọi là Ngân hàng dữ liệu
DNA Việt Nam (Vietnam DNA Data Bank) tại địa chỉ www.dnabank.vn cho
cây lâm nghiệp gồm bộ cơ sở dữ liệu ADN mã vạch cho 85 loài cây lâm
nghiệp, đây là bộ cơ sở dữ liệu ADN chuẩn quan trọng để phục vụ cơng tác
kiểm định, giám định lồi, phân tích quan hệ di truyền, đa dạng di truyền của
85 loài cây nghiên cứu. Đối với cây nơng nghiệp Chương trình cũng nghiên
cứu và xây dựng phần mềm DUS-DFP để lưu trữ thư viện “vân tay ADN”
(DNA fingerprint), phân tích và hỗ trợ trong khảo nghiệm DUS đói với các

giống lúa. Đã lập cơ sở dữ liệu của 180 giống lúa đối với các chỉ thị của bộ chỉ
thị tham chiếu chính thức và bộ chỉ thị sơ bộ.
Thơng qua các công ty, doanh nghiệp các giống lúa, ngô như giống lúa
(chịu hạn, kháng rầy, lúa thơm, kháng bạc lá; lúa kháng đạo ơn,.... ngơ, lạc, đậu
tương có triển vọng, chất lượng, đã được chuyển giao và gieo trồng tại nhiều
vùng như Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định,
Thái Bình, Hưng n, Hịa Bình, Nghệ An,...) và Đồng bằng sông Cửu Long.
Đã sản xuất và thương mại , nhiều giống hoa ra ngoài thị trường: 2,5 triệu cây
giống hoa cúc, 5.000.000 cây giống hoa lan, 1.3 triệu cây giống, cành cẩm
chướng bằng kỹ 200.000 cây giống hoa hồng môn, 150.000 cây giống hoa đồng
tiền và 200.000 củ giống hoa lily, layơn, thuật nuôi cấy mô và giâm ngọn.
Chương trình đã xây dựng được mơ hình sản xuất 31 loại rau an tồn quy mơ
70,5ha tại Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc, cung cấp cho thị trường trên 1740
tấn rau an toàn.


21

Đối với cây trồng lâm nghiệp, Chương trình cũng đã triển khai nghiên cứu
ứng dụng công nghệ sinh học (chuyển gen, chỉ thị phân tử, công nghệ tế bào...)
trong chọn tạo các dòng giống keo, bạch đàn mới, nhiều giống/dòng có chất
lượng đã được chuyển giao phát triển sản xuất, trong đó: 04 dịng keo tam bội
được cơng nhận giống mới (X101, X102, X201, X205), 03 dòng bạch đàn kháng
bệnh đốm trắng (mức kháng C01); 05 dòng keo lai, 06 dòng bạch đàn lai sinh
trưởng nhanh (UC16, UC51, CU113, CU123, UC52, UC55, UE72).... 40 dòng
bạch đàn lai UP chuyển gen EcHB1 sinh sợi gỗ dài, 11 dòng To chuyển gen
bạch đàn GA20/GS21 sinh trưởng nhanh, 08 dòng xoan ta chuyển gen GA20,
GA21 sinh trưởng nhanh và mang gen Cl1 chất lượng gỗ tốt
Triển khai nội dung vi nhân giống cây trồng, Chương trình đã triển khai
các dự án sản xuất thử nghiệm vi nhân giống bạch đàn uro và keo lai với sản

phẩm là qui trình cơng nghệ vi nhân giống cây bạch đàn, keo lai qui mô công
nghiệp được hồn thiện ứng dụng thành cơng tại Quảng Ninh, n Bái, Sơn La,
Tuyên Quang, Bình Định.... Hàng triệu cây giống công nghệ mô, hom đã
được đưa vào sản xuất đáp ứng một phần nhu cầu cây giống trong sản xuất.
Khoảng 30 triệu cây giống bạch đàn, keo bằng công nghệ mô, hom đã được sản
xuất và thương mại.
- Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất KIT chẩn đoán một số bệnh của cây
trồng. Chương trình đã triển khai được 03 đề tài về nghiên cứu sản xuất Kit chẩn
đoán nhanh các bệnh gây hại trên lúa: virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn
sọ sđen phương Nam trên lúa và đã nghiên cứu được qui trình sản xuất và sản
xuất thử, thử nghiệm thành công 50.000 Kit ELISA virus lúa lùn xoăn lá
(RRSV) và 50.000 Kit ELISA virus lúa cỏ (RGSV); Hồn thiện được quy trình
chẩn đốn virus gây bệnh lùn sọc đen ở Việt Nam bằng kỹ thuật sinh học phân tử
với kết quả bước đầu là phân lập được hệ gen vi rút lùn sọc đen và thiết kế được
một số cặp mồi PCR, xây dựng hoàn thiện quy trình cơng nghệ sản xuất bộ kít
chẩn đốn SRBSDV gây bệnh lúa lùn sọc đen, độ đặc hiệu >90%, bước đầu
đang được thử nghiệm bởi các Chi/cục/trung tâm BVTV.

b. Chăn nuôi – Thú y
Trong lĩnh vực chăn nuôi, Chương trình đã và đang triển khai các đề tài/dự
án SXTN nghiên cứu cơ bản về xác định sự sai khác di truyền của các giống
lợn nội, gà nội, bò địa phương và xác định chỉ thị phân tử trong chọn lọc lợn
giống thuần chủng đạt năng suất và chất lượng thịt cao. Kết quả bước đầu đã
xác định được nguồn giống bố mẹ địa phương phục vụ lai tạo giống cho năng
suất, chất lượng cao, một số chỉ thị liên quan đến tính trạng mong muốn phục
vụ chọn tạo giống vật ni (gà, lợn, bị). Đã xác định được phương pháp chọn
lọc kiểu gen ở bò liên quan đến tính trạng mềm thịt và độ mỡ giắt dựa trên các
kỹ thuật di truyền phân tử. Đã phân lập, giải trình tự và đăng ký được 18 trình
tự ADN vùng D-loop ty thể của bò vàng Việt Nam trên Genbank. Hiện nay,
Chương trình cũng đang nghiên cứu tạo lợn Ỉ bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế

bào soma (clonning) nhằm phát triển các dòng lợn nội truyền thống, hướng tới
sản xuất nông nghiệp hữu cơ.


×