Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

sáng kiến kinh nghiệm quản lý thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 28 trang )

===============

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề hệ Trung cấp
tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay”

Nam Định, ngày 05 tháng 6 năm 2018


TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề hệ trung
cấp tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay”.
MỤC LỤC
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến :…………………………….Trang 4
II. Mô tả giải pháp: ……………………………………………………Trang 5
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến………………………..Trang 5
1.1.

Hiện trạng………………………………………………………..Trang 5

1.2.

Giải pháp………………………………………………………....Trang 6

1.3.

Đánh giá………………………………………………………......Trang 9


2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến…………………………..Trang 12
2.1 Giải pháp chung……………………………………………..............Trang 12
2.2 Giải pháp cụ thể………………………………………………...…....Trang 13
III. Hiệu quả của sáng kiến …………………………………………......Trang 17
1. Hiệu quả kinh tế………………………………………………......Trang 17
2. Hiệu quả xã hội……………………………………………………Trang 17
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền………………...Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ Trang 21
BIỂU ĐỒ .....................................................................................................Trang 22
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ................................................................................Trang 23

2


3


I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Vấn đề nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố được Đảng,
Nhà nước, các cấp, các ngành ln quan tâm vì nguồn lực con người là quan trọng và
quyết định các nguồn lực khác trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục
và đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực trong đó khơng
thể bỏ qua vai trị to lớn của hình thức đào tạo nghề của các Trung tâm GDNN- GDTX .
Trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Trung tâm GDNN- GDTX là
một mơ hình mới được thực hiện từ đầu năm 2018. Mơ hình đào tạo này hoạt động trên
cơ sở sát nhập giữa Trung tâm GDTX và Trung tâm dạy nghề sẽ góp phần cung cấp đội
ngũ cơng nhân có tay nghề cho các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh Nam Định,
các tỉnh lân cận và thậm chí là cả nước ngồi.
Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu tuyển dụng cơng nhân có tay nghề của các
doanh nghiệp và cơng ty trong cũng như ngồi tỉnh Nam Định, địi hỏi phải nâng cao chất

lượng của mơ hình GDNN- GDTX đặc biệt là chất lượng đào tạo nghề hệ Trung cấp.
Hiện nay công tác đào tạo nghề Trung cấp tại các Trung tâm GDNN- GDTX của
tỉnh Nam Định nói chung và Trung tâm GDNN- GDTX huyện Nghĩa Hưng nói riêng còn
bộc lộ một số hạn chế dẫn đến chưa nâng cao được chất lượng đào tạo. Trên cơ sở thực
trạng chất lượng đào tạo nghề hệ Trung cấp tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, đề
xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Trung cấp trong
những năm tới.
Từ những lý do trên nên tôi chọn sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất
lượng đào tạo nghề hệ Trung cấp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục
thường xuyên huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay .”

4


II. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP
1. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
1.1. Thực trạng
Huyện Nghĩa Hưng là huyện vùng nông thôn của tỉnh Nam Định, có chiều dài gần
60km, diện tích lớn (250,47 ha) và dân số tương đối đông (179,568 người) với 22 xã và
03 Thị trấn. Theo thống kê, Nghĩa Hưng có 58% dân số trong độ tuổi lao động. Qua
thống kê, trong 5 năm học gần đây (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018) tổng
số học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại các trường THPT trong huyện cụ thể như sau:
Số HS tốt

Số HS vào

Số HS được tuyển

Năm học


nghiệp

học các

vào học GDTX cấp

Số học sinh còn lại

2013-2014
2014-2015
2015-2016
2016-2017
2017-T6/2018

THCS
2762
2656
2760
2431
2446

trường THPT
1850 = 66,9 %
1900 = 71,5%
1980 = 71,8%
1800 = 74,8 %
1935 = 78.5%

THPT
326 = 11,8%

297 = 11,2 %
391 = 14,2%
385 = 16,2%
346 =14,5 %

586 = 21,3%
459 = 17,2%
389 = 14,1.%
246 = 10,2%
165 = 6,6%

(Đối tượng 2)

(Cịn đối tượng 03
chưa tuyển)

Nhìn vào bảng số liệu thống kê học sinh tốt nghiệp THCS của huyện Nghĩa Hưng
có thể thấy, hàng năm số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không tiếp tục theo học
lên THPT cịn khá đơng, chiếm tới trên 20% năm học 2013-2014. Trong khi đó, Trung
tâm GDNN-GDTX Nghĩa Hưng mới chỉ thu hút được trên 10% học sinh sau tốt nghiệp
THCS vào học. Trong số đó có từ 85 đến dưới 90% các em tham gia học nghề trung cấp.
Như vậy số học sinh cịn lại chưa học hết chương trình THPT và cùng với số học sinh
sau khi tốt nghiệp THPT không theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng là những đối
tượng chưa được đào tạo bất cứ một nghề nghiệp gì, chủ yếu là tham gia vào lao động
nông nghiệp tại địa phương. Nghị định 86/2015/NĐ/CP ngày 02/10/2015: Quy định về cơ
chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và
chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học
5



2020-2021. Điểm 13, Điều 7 của Nghị đinh: Học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình
độ Trung cấp được miễn học phí. Vì thế học sinh vào học GDTX cấp THPT tăng vọt
trong hai năm gần đây. Trước thực trạng đó địi hỏi Trung tâm GDNN- GDTX huyện
Nghĩa Hưng, cần phải có những giải pháp hữu hiệu và phù hợp để thu hút được đông hơn
số học sinh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề học tại Trung tâm.
1.2. Một số giải pháp đã thực hiện
Trung tâm GDNN- GDTX huyện Nghĩa Hưng được thành lập năm 1993 với nhiệm
vụ dạy học chương trình GDTX cấp THCS cho các đối tượng học sinh chưa tốt nghiệp
THCS, và dạy học chương trình GDTX cấp THPT cho đối tượng học sinh đã tốt nghiệp
THCS và đối tượng người lớn đang công tác tại các xã trong huyện chưa có bằng tốt
nghiệp THPT. Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghề sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới ba tháng,
đào tạo theo hình thực kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
kỹ năng nghề cho người lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...tư vấn, giúp đỡ
các Trung tâm học tập cộng đồng, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh, Trung tâm
có chức năng, nhiệm vụ chính là dạy học chương trình GDTX cấp THPT và đào tạo nghề
(chủ yếu là đào tạo nghề trung cấp theo chương trình phổ cập THPT của tỉnh Nam Định).
Đây là một nhiệm vụ mới có rất nhiều thử thách và khó khăn. Nhưng bằng sự nỗ lực và
lịng quyết tâm của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, Trung tâm đã hoàn thành
tốt nhiệm vụ này, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và
đào tạo nguồn nhân lực cho huyện Nghĩa Hưng; góp phần giải quyết việc làm cho con em
địa phương và từng bước đã tạo được niềm tin của nhân dân trong huyện.
Từ khi thành lập Trung tâm GDTX Nghĩa Hưng và Nghĩa Tân mới chỉ có 103 học
sinh và 9 thầy, cơ giáo. Đến năm học 2017-2018, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Nghĩa
Hưng được biên chế tổng số 48 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó có 04 cán bộ quản
lý; 24 giáo viên dạy văn hoá; 03 giáo viên dạy nghề; 17 nhân viên ( gồm tổ hành chính,
văn phịng, bảo vệ ). Về trình độ chun mơn: 10 Thạc sỹ, 31 Đại học; 07 Cao đẳng và
Trung cấp. Hiện nay, Trung tâm đang liên kết với Trường Cao đẳng cơ điện và công nghệ
thực phẩm Hà Nội, Trung cấp nghề giao thông vận tải Nam Định, Cao đẳng nghề xây
dựng Nam Định, Trung cấp kỹ thuật Nam Định. Trung tâm có tổng số 23 lớp với 838
6



học sinh theo học chương trình GDTX cấp THPT; 24 lớp với 625 học sinh đang học các
nghề hệ Trung cấp: Trung cấp kỹ thuật chế biến món ăn, cơng nghệ thơng tin sửa chữa và
lắp ráp máy tính, cắt may thời trang, công nghệ hàn, công nghệ ô tô-xe máy, điện tử và
điện dân dụng… theo chương trình đào tạo trung cấp và một số lớp học theo chương trình
đào tạo khác.
Từ năm 2013 đến năm 2017, với vị trí là Phó Giám Đốc Trung tâm; từ tháng 06
năm 2017 đến tháng 12 năm 2017 tôi làm Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên
huyện Nghĩa Hưng. Tháng 01 năm 2018, tôi được bổ nhiệm giữ chức vụ Gám đốc Trung
tâm Giáo dục nghề nghệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng. Ba cơ sở sáp
nhập theo Quyết định 2832/QĐ-UBND tỉnh Nam Định ngày 07/12/2017 về việc thành
lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp –Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND cấp
huyện trên cơ sở tổ chức lại các Trung tâm GDTX và Trung tâm dạy nghề. Trụ sở chính
nằm trên địa bàn thị trấn Liễu Đề - Huyện Hưng - tỉnh Nam Định, Trụ sở chính có tổng
diện tích 4. 756m2. Trụ sở chính nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi về giao thơng, nhưng lại
bất lợi về tuyển sinh học sinh bởi vì Trụ sở chính phụ trách 9 xã miền thượng , có ba
trường THPT và ba khu công nghiệp lớn... .Trụ sở chính cơ sở vật chất cịn thiếu thốn,
chỉ một dãy nhà cao tầng với 12 phòng học, tổ văn phòng, tổ hành chính và phịng làm
việc của lãnh đạo cấp 4 dột nát, không đảm bảo điều kiện làm việc. Cơ sở Nghĩa Tân phụ
trách 16 xã miền hạ, cơ sở vật chất tương đối khang trang, với một dãy nhà hai tầng và
một dãy nhà ba tầng , tổng số phòng học: 15 (10 phòng lý thuyết, 6 phòng thực hành); 04
phòng chức năng: (01 phòng tin; 01 phòng thư viện; 01 phịng thiết bị thí nghiệm);; có đủ
hệ thống nhà vệ sinh trong nhà và ngoài trời đạt tiêu chuẩn; có hệ thống nước sạch đảm
bảo vệ sinh. Trong công tác đào tạo nghề, trung tâm được trang bị tương đối đầy đủ các
thiết bị dạy nghề gồm: 03 phịng may cơng nghiệp với 78 máy may, 01 máy thùa khuy
đính cúc, 02 máy vắt sổ, 02 máy cắt…; 01 phịng Cơng nghệ ơ tơ; 01 phịng điện cơng
nghiệp với 6 mơ hình lắp ráp điện CN; 02 phịng cơ khí (gị-hàn): có 5 máy hàn 01 pha, 2
pha, máy hàn Micmax, 10 bàn nguội có êtơ, máy khoan, máy cắt sắt…; 02 phịng máy vi
tính kết lối mạng internet gồm 35 máy; 05 máy tính xách tay; 04 máy chiếu Projector, hai

máy phô tô.
7


Nhìn lại sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm GDNN-GDTX
huyện Nghĩa Hưng có sự lớn mạnh vượt bậc về quy mơ trường, lớp góp phần tích cực
vào việc tạo cơ hội học tập cho người dân trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng .
Kết quả
HS
tham
gia học

Số
lớp

học

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017

2017-2018

9


11

15

17

19

24

221

239

357

405

554

625

6=1,1%
189 =34,1%
359 =64,8%
0

19=3,1%
226=36,2%

380=60,8%
0

nghề

sinh
Giỏi
Chất
Khá
lượng
TB
đào tạo Yếu
Số học sinh
bỏ học
Số học sinh
Tốt nghiệp
Số HS có việc
làm sau TN

0
0
0
0
63= 28,5% 75= 31,4% 119=33,3% 136=33,5%
158=71,5% 164=68,6% 238=66,7% 269=66,5%
0
0
0
0
29 =13,1.%


34= 14,2%

35 =9,8%

20 =4,9%

11 =1,9%

10=1,6%

111=100%

132=100%

148 =100%

178=100%

189=100%

209=100%

51= 45,9%

69= 52,2%

75 =50,6%

98 = 55,5%


120=63,4%

152=72,7%

Từ năm học 2012-2013 đến năm học 2017-2018, kết quả dạy nghề Trung cấp của
Trung tâm GDNN- GDTX huyện Nghĩa Hưng đã đạt được một số kết quả cụ thể như:
Qua kết quả thực tiễn, chúng ta thấy số lượng học sinh tham gia học nghề Trung
cấp tại Trung tâm GDNN- GDTX huyện Nghĩa Hưng năm sau cao hơn năm trước. Năm
học 2012-2013 mới chỉ có 221 học sinh tham gia học nghề nhưng đến năm học 20172018 số học sinh tham gia học nghề là 625, tăng 404 em. Số lượng và tỷ lệ học sinh bỏ
học ở những năm học mới triển khai học nghề trung cấp ở mức cao, nhưng đến năm học
2017-2018, tỷ lệ học sinh bỏ học lại giảm xuống chỉ còn 1,6 %, chất lượng đào tạo có
sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh đạt lực học khá tăng dần theo từng năm, đến năm
học 2017-2018 đạt 36,2 % tăng 7.7% so với năm học 2012-2013, đặc biệt hai năm gần
đây có học sinh đạt loại giỏi , tuy chỉ mực khiêm tốn 3,1 % năm học 2017-2018, khơng
có học sinh xếp loại học lực yếu; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp luôn giữ ở mức ổn định là
8


100%. Tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp còn ở mức khiêm tốn, mới chỉ đạt
trên 50%, nhưng so với tỷ lệ 37% số sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp có việc làm
(theo kết quả điều tra của bộ GD&ĐT năm 2010) thì đây quả là một con số đáng mừng
không chỉ với những người làm công tác quản lý giáo dục trong lĩnh vực đào tạo nghề
mà còn với cả người học.Với kết quả này thì đây là một dấu hiệu tích cực, đáng mừng
để có thể thực hiện được một trong những mục tiêu cơ bản của Quy hoạch phát triển
giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực tỉnh Nam Định đến năm 2020, đó là “Phát triển hệ
thống đào tạo nguồn nhân lực đa dạng đáp ứng thị trường lao động”.
1.3. Đánh giá
1.3.1. Mặt mạnh, ưu điểm của công tác đào tạo nghề trung cấp
Nhìn lại kết quả đào tạo nghề Trung cấp 5 năm qua tại Trung tâm GDNN- GDTX

huyện Nghĩa Hưng, chúng ta có thể thấy được những điểm mạnh nổi trội trong lĩnh vực
mới này đó là số lượng học sinh tham gia học nghề Trung cấp ngày một tăng lên, năm sau
cao hơn năm trước. Chất lượng đào tạo có sự chuyển biến rõ nét và từng bước được nâng
lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp luôn ở mức cao ổn định. Tỷ lệ học sinh được các doanh
nghiệp tuyển dụng và có việc làm ổn định ở mức tương đối cao so với tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp đại học có việc làm.
Nguyên nhân của những mặt mạnh, ưu điểm
Trong những năm qua, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Nghĩa Hưng có được
những điểm mạnh và ưu thế trong công tác đào tạo nghề trung cấp là do những nguyên
nhân chủ yếu sau:
Về nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nam Định đã có những quan điểm chỉ đạo
đúng đắn trong cơng tác đào tạo nguồn nhân lực và đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo
nghề cho đối tượng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, vì vậy Trung tâm GDNN- GDTX
huyện Nghĩa Hưng và các trung tâm khác đã nhận được sự quan tâm đầu tư để xây dựng
cơ sở vật chất và mua sắm các trang thiết bị dạy nghề nên đã có đươc một cơ sở vật chất
và trang thiết bị khá đầy đủ phục vụ tốt cho công tác đào tạo nghề.

9


Thứ hai: Trên thực tế, do số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS trên địa bàn
huyện Nghĩa Hưng khơng đỗ vào các trường THPT có nhu cầu học nghề ngày càng tăng
nên Trung tâm đã thu hút được ngày càng đông các em tham gia vào học mô hình này.
Hơn thế nữa, khi theo học nghề trung cấp, các em được hưởng rất nhiều chế độ ưu đãi
của Nhà nước và của tỉnh Nam Định như: chế độ miễn học phí; chế độ trợ cấp xã hội, chế
độ vay vốn cho học sinh, sinh viên nghèo…
Thứ ba: Do nhận thức của người dân về vấn đề việc làm cho con em mình sau khi
tốt nghiệp THPT có sự chuyển biến căn bản nên đã có định hướng đúng đắn cho các em
lựa chọn trường để theo học trước khi tốt nghiệp THCS, vì vậy đã có nhiều học sinh lựa

chọn vào học tại Trung tâm GDNN- GDTX huyện Nghĩa Hưng để vừa học chương trình
GDTX cấp THPT vừa theo học nghề Trung cấp và sau khi tốt nghiệp có thể xin được việc
làm ngay.
Thứ tư: Do nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo của các doanh nghiệp
trong và ngoài địa bàn tỉnh Nam Định tăng lên nên tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt
nghiệp ở mức tương đối cao.
Về nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Trung tâm đã làm tốt công tác tuyên truyền về mơ hình Trung tâm
GDNN-GDTX thơng qua nhiều kênh thơng tin đến với nhân dân và học sinh trên địa bàn
huyện nên đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân và học sinh;
Thứ hai: Mặc dù đây là mơ hình mới, trong q trình thực hiện khơng thể tránh
khỏi những khó khăn vướng mắc nhưng Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nghĩa Hưng
đã tích cực tìm tịi các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý trong đào tạo nghề Trung
cấp, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả của mô hinh.
1.3.2.. Mặt yếu, hạn chế của công tác đào tạo nghề trung cấp
Bên cạnh những điểm mạnh, tích cực, cơng tác đào tạo nghề trung cấp tại Trung
tâmGDNN- GDTX huyện Nghĩa Hưng trong những năm qua cũng đã bộc lộ rõ một số
điểm yếu và hạn chế. Đó là: số lượng học sinh tham gia học nghề Trung cấp các năm có
tăng lên nhưng vẫn cịn tình trạng học sinh vẫn cịn bỏ học; chất lượng đào tạo nghề đã
từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế chưa cập được với yêu
10


cầu, đòi hỏi chung của thị trường lao động; tỷ lệ học sinh được các doanh nghiệp tuyển
dụng và có việc làm ổn định tương đối cao nhưng ý thức kỷ luật và tác phong cơng
nghiệp cịn hạn chế.
Ngun nhân của những mặt yếu, hạn chế
Trong quá trình nghiên cứu thực tế có thể chỉ ra những nguyên căn bản sau dẫn đến
mặt yếu, hạn chế của công tác đào tạo nghề trung cấp tại Trung tâm GDNN- GDTX
huyện Nghĩa Hưng đó là:

Về nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Do địa bàn huyện Nghĩa Hưng là huyện có chiều dài gần 60km, đường
xá xa xơi, đi lại khó khăn, nhiểu em có lực học yếu, ý thức tồi, khơng theo được nề nếp
và văn hoá, hơn thế nữa nhiều học sinh có điều kiện hồn cảnh gia đinh q khó khăn dẫn
đến việc các em phải bỏ học.
Thứ hai: Trong quá trình hội nhập ngồi việc tiếp thu được những tinh hoa của thế
giới thì những mặt xấu của xã hội đã tác động không nhỏ đến giới trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi
học sinh THPT dẫn đến một số học sinh có đạo đức yếu, lối sống bng thả, khơng thích
học hành đã có ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và chất
lượng dạy nghề của Trung tâm..
Thứ ba: Công tác đào tạo nghề tại Ttrung tâm GDNN- GDTX huyện Nghĩa Hưng
được các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội trên địa bàn quan tâm đúng mức nên
công tác tuyên truyền của Trung tâm cịn gặp nhiều khó khăn.
Thứ tư: Nhận thức của một bộ phận người dân về việc học nghề cịn nhiều hạn chế
vì thế khơng có đầy đủ kiến thức để định hướng cho con em mình nên việc chọn nghề và
học nghề chỉ là ý thích nhất thời của học sinh; một bộ phận phụ huynh nuông chiều,
không quan tâm đến việc học hành của con em mình.
Về nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Mặc dù Trung tâm đã tích cực tìm tịi những giải pháp để đổi mới công
tác quản lý đào tạo nghề trung cấp nhưng trong những năm qua còn một số hạn chế nhất
định như: Bố trí, sắp xếp lịch học văn hố và học nghề chưa khoa học, hợp lý; công tác
quản lý học văn hố và học nghề chưa đồng bộ; cơng tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy
11


nghề chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề của Trung tâm
còn hạn chế về năng lực quản lý học sinh cũng như năng lực hướng dẫn học sinh thực
hành….
Thứ hai: Nhận thức của một bộ phận học sinh về học nghề còn nhiều hạn chế,
khơng xác định được đúng mục đích học tập nên mải chơi, lười học, lười thực hành làm

ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Thứ ba: Một bộ phận giáo viên dạy nghề của các trường liên kết đào tạo ý thức
trách nhiệm chưa cao, chưa nhiệt tình giảng dạy cũng như phối hợp quản lý học sinh đặc
biệt là trong các giờ thực hành dẫn đến một số học sinh chán nản, không muốn học.
Thứ tư: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đã được các cấp quan tâm đầu tư
nhưng với quy mô, số lượng học sinh ngày càng tăng thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
học tập của học sinh.
Thứ năm: Học sinh được đào tạo nghề tại Trung tâm còn thiếu kiến thức thực tế và
tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp.
2 . MƠ TẢ CÁC GIẢI PHÁP SAU KHI CĨ SÁNG KIẾN :
2.1. GIẢI PHÁP CHUNG
Trong thời gian tới, để khắc những mặt hạn chế, những điểm yếu còn tồn tại và
nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trung cấp, trung tâm cần tập trung làm tốt một
số giải pháp trọng tâm sau:
* Duy trì ổn định và tăng về số lượng học sinh tham gia học nghề trung cấp, đảm bảo
thu hút được từ 15 20 % trở lên học sinh sau khi tốt nghiệp THCS của huyện Nghĩa Hưng
tham gia học nghề tại Trung tâm theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định , Sở
GD&ĐT Nam Định, UBND huyện Nghĩa Hưng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
Giáo dục- Đào tạo và nguồn nhân lực tỉnh Nam Định đến năm 2020.
* Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trung cấp theo phương châm “Vững kiến thức lý
thuyết, giỏi tay nghề thực hành và có tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp”.
* Tham mưu với các cấp lãnh đạo trong việc mở rộng quỹ đất và đầu tư thêm về cơ sở
vật chất phục vụ cho nhu cầu đào tạo nghề, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát
triển huyện và tỉnh.
12


* Đổi mới căn bản công tác quản lý đào tạo nghề trung cấp cho phù hợp và hiệu quả
hơn.
* Giải quyết tốt việc làm sau đào tạo cho học sinh nhằm tạo niềm tin cho nhân dân và

học sinh để thu hút ngày càng đông học sinh tham gia học nghề tại trung tâm.
2.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Để những nhiệm vụ nêu trên trở thành hiện thực, trong thời gian tới, Trung tâm cần
tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là: Tăng cường và đổi mới hơn nữa cơng tác tun truyền về mơ hình Trung
tâm GDNN- GDTX nói chung và chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDNNGDTX huyện Nghĩa Hưng nói riêng nhằm làm thay đổi căn bản nhận thức của
người dân cũng như học sinh trên địa bàn huyện .
- Phối hợp chặt chẽ với phòng Giáo dục huyện Nghĩa Hưng trong việc tổ chức tư
vấn, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 9
trước khi các em tốt nghiệp THCS.
- Phối hợp với Đài truyền thanh - truyền hình huyện, các đài truyền thanh của các
xã và các tổ chức, đoàn thể khác trong huyện để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền.
- Tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khố không chỉ cho học sinh mà cho cả phụ
huynh học sinh để tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền, như: mời những học
sinh đã từng học nghề tại Trung tâm có việc làm và đang giữ những vị trí quan trọng ở
các doanh nghiệp tham gia diễn đàn nói chuyện về nghề nghiệp cho học sinh…
- Mở và sử dụng hiệu quả trang web riêng của Trung tâm, đặc biệt tăng cường các
bài viết và những hình ảnh cụ thể, thiết thực về công tác đào tạo nghề.
Hai là: Tích cực đổi mới hơn nữa cơng tác quản lý đào tạo nghề trung cấp:
- Tích cực bồi dưỡng lý luận chính trị và kiến thức lãnh đạo, quản lý cho Cán bộ
quản lý của trung tâm (từ tổ phó các tổ chun mơn trở lên); qn triệt kịp thời những
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đào
tạo nghề và nhiệm vụ chính trị của Trung tâm tới Cán bộ, giáo viên và học sinh.

13


- Đổi mới tư duy quản lý, tư duy lãnh đạo, mạnh dạn tổ chức, triển khai nhiều các
loại hình đào tạo nghề, chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tranh thủ sự
hỗ trợ về kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm quản lý.

- Quản lý đồng bộ, nhịp nhàng giữa dạy học chương trình GDTX cấp THPT và
đào tạo nghề. Cụ thể: Sắp xếp lại thời gian học văn hoá và học nghề trung cấp cho phù
hợp, khoa học để tránh gây áp lực, căng thẳng cho học sinh; Phân công giáo viên chủ
nhiệm các lớp văn hoá và các lớp nghề phù hợp để quản lý chất lượng và quản lý học
sinh chặt chẽ hơn;
- Phối hợp chặt chẽ với các trường liên kết đào tạo trong việc quản lý đội ngũ giáo
viên và chất lượng các giờ dạy. Lãnh đạo các trường liên kết đào tạo, trưởng, phó các
khoa và cán bộ phịng đào tạo hàng tuần cần sắp xếp thời gian để cùng với lãnh đạo
Trung tâm dự giờ thăm lớp của giáo viên giảng dạy. Các trường liên kết đào tạo cần tăng
cường thiết bị, vật tư thực hành cho trung tâm để nâng cao chất lượng thực hành, đồng
thời sắp xếp và hỗ trợ về kinh phí để học sinh về trường tiếp cận với điều kiện học tập tốt
hơn.
- Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội để
tăng cường công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Giải quyết tốt chế độ, chính sách cho học sinh tham gia học nghề, đồng thời làm
tốt cơng tác xã hội hố giáo dục để tạo điều kiện cho các em học sinh vượt qua khó khăn,
yên tâm học tập.
Ba là. Làm tốt công tác tham mưa với các cấp lãnh đạo để tăng cường hơn nữa về cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đặc biệt là trong việc mở rộng quỹ đất của
Trung tâm, để đáp ứng quy mô ngày càng lớn của trung tâm và nhu cầu học tập của
học sinh trên địa bàn huyện .
Hiện nay, tại trụ sở trung tâm có ba dãy nhà ngói cấp bốn đã xuống cấp , không đảm bảo
điều kiện làm việc và học nghề, hiện nay thiếu ba xưởng nghề gồm xưởng may, xưởng cơ
khí và xưởng bộ môn công nghệ sinh học .Khu nhà thực hành cần cải tạo và sửa chữa ,
nâng nền sân..để học sinh học thực hành hiệu quả.

14


Bốn là. Tăng cường sự phối hợp với các doanh nghiệp, cơng ty trong và ngồi tỉnh

Nam Định nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận thực tế nâng cao trình độ tay
nghề và tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp. Đồng thời làm tốt công tác tư vấn,
giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp.
- Trung tâm liên hệ với các doanh nghiệp, công ty nhận sản phẩm cho học sinh
thực hành để vừa có điều kiện nâng cao tay nghề vừa có thêm kinh phí hỗ trợ cho các em
trong học tập;
- Phối hợp với các doanh nghiệp, công ty để tạo điều kiện cho học sinh đến thực tế
tiếp cận với các dây truyền, thiết bị, máy móc hiện đại và làm quen với tác phong, kỷ luật
lao động công nghiệp.
- Trước khi thi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, Trung tâm phối hợp với các doanh
nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh,
đồng thời có thể kiểm tra tay nghề và tuyển dụng ln đối với những học sinh có nguyện
vọng làm việc tại các doanh nghiệp, cơng ty đó.
Năm là. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề của Trung tâm
nhằm nâng cao năng lực, trình độ chun mơn cũng như năng lực quản lý học sinh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy nghề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng
cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng u cầu địi hỏi mới trong công tác dạy
nghề;
- Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật và lý luận chính trị cho đội
ngũ giáo viên Trung tâm nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng để kiến thức lý luận
vận dụng vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong công tác dạy nghề.
- Phối hợp với các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy nghề
tiếp cận thực tế theo đúng chuyên môn mà họ đảm nhận nhằm nâng cao kỹ năng thực
hành và những hiểu biết về nguyên tắc quản lý, tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp
để truyền dạy và quản lý học sinh tốt hơn.
Trên đây là 5 giải pháp mà tôi đã triển khai thực hiện tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng trong năm học 2016-2017, 2017-

15



2018. Các biện pháp này được làm đồng bộ nên kết quả đào tạo nghề được nâng lên rõ
rệt, đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong huyện và tỉnh.

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
1. Hiệu quả kinh tế
Những năm gần đây, học sinh đi thực tập hai tháng hè đã đem lại số lượng tiền công
tương đối lớn, cụ thể :
16


Năm học
Số tiền

2012-2013
310.000.000

2013-2014
486.000.000

2014-2015
546.000.000

2015-2016
655.000.000

2016-2017
1.285.000.00
0


Năm học 2012-2013, học sinh đi thực tập được hơn ba trăm triệu đồng , đến năm
2017, số lượng tiền công học sinh đi thực tập tăng gấp bốn lần, học sinh đi thực tập nghề
có em được 12 triệu đồng hai tháng làm công, em nào thấp nhất cũng được trên 5 triệu.
Số tiền này đủ để các em trang trải cho việc học hành trong năm học.
2. Hiệu quả vê mặt xã hội
Chúng ta có thể khắng định rằng, sự phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ một Quốc
gia, dân tộc nào đều cần phải có các nguồn lực khác nhau, đó là: nguồn lực lao động,
nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Xét
cả về lý luận cũng như thực tiễn vai trò của các nguồn lực thì nguồn lực lao động hay
nguồn nhân lực có ý nghĩa qua trọng nhất, là nguồn lực quyết định nhất đối với sự phát
triển bền vững của một đất nước, bởi lẽ nguồn nhân lực có vai trò phát hiện, sáng tạo ra
các nguồn lực phát triển, quyết định việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác và là
động lực thúc đẩy của sự phát triển. Chính vì vây, trong bất kỳ xã hội nào, đất nước nào
vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng ln được quan tâm và đóng một vai trị cực kỳ quan
trọng. Đặc biệt ở nước ta, vấn đề này lại càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Con người
Việt Nam đã làm nên những điều kỳ diệu trong lịch sử “Lừng lẫy năm châu, trấn động địa
cầu” và chắc chắn sẽ làm được những điều kỳ diệu hơn thế nữa trong tương lai.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy nguồn nhân lực của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay về chất lượng cơ bản có sự chuyển biến tích cực đã từng
bước đáp ứng được u cầu, địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế nhưng lại đang đứng trước một thực tế là mất cân đối
trong cơ cấu đạo tạo, đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh lại cho phù hợp. Chúng ta chú
trọng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng cũng cần quan tâm đúng mức
đến việc đào tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Hay nói cách khác, chúng ta
cần quan tâm nhiều hơn nữa tới việc phát triển hệ thống các trường, các cơ sở đào tạo
nghề để nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị
17


trường lao động và góp phấn làm giảm tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo

nguồn nhân lực hiện nạy.
Tỉnh Nam Định là một trong những tỉnh sớm nhận ra được tình trạng mất cân đối
trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực nên đã có những chủ trương, quan điểm và quyết
sách đúng đắn. Từ năm 2010, Tỉnh đã quyết định giao thêm nhiệm vụ dạy nghề cho các
trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh. Đến nay mơ hình GDNN- GDTX đã thực sự có hiệu
quả, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh và Huyện , đã giải
quyết việc làm cho người dân, đặc biệt là thanh niên trẻ. Nhưng trong qua trình thực
hiện khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót cần phải khắc phục. Qua việc
nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nghề trung cấp tại Trung tâm đã chỉ ra được
những hạn chế, thiếu xót đó và tìm ra những giải pháp khắc phục trong thời gian tới để
nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề của trung tâm GDNN - GDTX huyện Nghĩa
Hưng nói riêng và các Trung tâm trong tỉnh Nam Định nói chung.
Sau khi hoàn thành sáng kiến này, một đề tài mà tơi rất tâm đắc trong q trình
cơng tác của mình, tơi tin tưởng chắc chắn rằng chất lượng nguồn nhân lực của nước ta
nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng trong tương lai khơng xa sẽ hồ nhịp được với
chất lượng chung của nguồn nhân lực các nước trong khu vực và trên thế giới góp phần
tích cực vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà, tiếp
tục làm nên những kỳ tích “Lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu” trên lĩnh vực kinh tế
giống như trên lĩnh vực quân sự mà chúng ta đã làm được ở thế kỳ XX.
Với niềm tin và trách nhiệm cao trước UBND huyện Nghĩa Hưng , dưới sự chỉ đạo
tâm huyết và đúng hướng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các Bộ, Sở,
Ban, Ngành, bản thân Tôi là một Cán bộ quản lý đang công tác tại Trung tâm GDNNGDTX huyện Nghĩa Hưng , Tôi tin tưởng rằng với sự quyết tâm, nỗ lực vượt qua mọi
khó khăn, thử thách, đoàn kết, sáng tạo, Trung tâm sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo
nghề, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Hưng
và tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

18


IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP BẢN QUYỀN

Trên đây là những biện pháp của cá nhân Tôi rút ra trong quá trình quản lý tại
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nghĩa Hưng, sáng kiến chắc chắn cịn nhiều thiếu sót.
Tơi rất mong các đồng chí, đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho sáng kiến kinh nghiệm,
19


giúp tơi hồn thiện các biện pháp thực hiện tốt công tác quản lý của Giám đốc với hoạt
động nâng cao chất lượng đào tạo nghề hệ trung cấp của trung tâm.
Nghĩa Hưng, ngày 03 tháng 6 năm 2018
Người viết sáng kiến

Vũ Thị Chuyền

PHỤ LỤC
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Ban chấp hành Trung uơng ĐCSVN (2001), Nghị quyết BCH TW Đảng lần VIII,
khoá IX, X, XI
20


2/ Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDDT ngày 02/01/2007
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của TT GDTX,
3/ Luật Giáo Dục, năm 2005,
4/ Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng về việc xây dựng
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
5/ UBND tỉnh Nam Định (2011), Đề án quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Nam
Định đến năm 2020,
6/ UBND huyện Nghĩa Hưng , Đề án quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo huyện Nghĩa
Hưng đến năm 2020,
7/ Nguồn Báo cáo năm học 2012-2013, 2013-2014 ,2014-2015, 2015-2016, 2016-2017,

phòng giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Hưng
8/Chi cục thống kê huyện Nghĩa Hưng , số liệu thực tế năm 2018
9/ Nguồn Báo cáo năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017,
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nghĩa Hưng

II. BIỂU ĐỒ

21


3000
2762
2500

2000

2760

2656

389

586

459
391

297

326


2431

2446

246

165

385

346

Số học sinh còn lại
Số HS được tuyển vào TT GDTX
Số HS vào học các trường THPT
Số HS tốt nghiệp THCS

1500

1000

1980

1900

1850

1800


1935

500

0

2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-T6/2018

Biểu 1: Số học sinh tốt nghiệp THCS và học tiếp bậc THPT
KẾT QUẢ HỌC SINH THEO HỌC NGHỀ, VÀ HỌC SINH CÓ VIỆC SAU HỌC NGHỀ
700
625
600

554

500
405

400

357

300
221
200

239

Yếu

Trung Bình
Khá
Giỏi
Số hs bỏ học nghề
Tổng số học sinh học nghề
Số học sinh có việc làm sau tốt
nghiệp

100
0

Biểu 2: Số học sinh theo học nghề và học sinh có việc làm sau học nghề
III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ
22


TẠI TRUNG TÂM

Học sinh học nghề Công nghệ ô tô

23


Học sinh học nghề cơ khí - hàn

Học sinh học nghề May thời trang

24



Học sinh học nghề kĩ thuật chế biến món ăn

Học sinh học nghề thi công cơ giới
25


×