Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.27 KB, 3 trang )

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Ngày nay ,tính kế hoạch không chỉ là thuộc tính của nền kinh tế XHCN
mà còn là một đặc điểm của mọi nền kinh tế hiện đại . Giáo dục với tư cách là
một bộ phận cấu thành của một nền kinh tế cũng phải được kế hoạch hoá .
Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm trước tiên đến việc xây dựng kế hoạch
toàn diện và kế hoạch cho từng mặt hoạt động .Trong quản lý (nói chung )và
quản lý nhà trường (nói riêng )quyết đònh là giai đoạn đầu tiên và quan trọng
nhất của chu trình quản lý loại quyết đònh quan trọng nhất là kế hoạch .Bởi
lẽ kế hoạch quy đònh mục tiêu quản lý nhiệm vụ cơ bản của sự phát triển của
hệ thống ,những con đường ,phương tiện ,biện pháp chủ yếu để đạt được mục
tiêu .Quan trọng nhất trong các loại kế hoạch của nhà trường là kế hoạch năm
học .Hiện nay qua thực tế làm cán bộ quản lý nhiều năm tôi thấy rằng công
tác lập kế hoạch năm học ở nhiều trường còn nhiều bất cập và tồn tại như sau.
Kế hoạch năm học còn chung chung ,kế hoạch còn mang tính hình
thức,lập kế hoạch cho cóvà để báo cáo cấp trên .
Khi xây dựng kế hoạch ,chưa phát huy đúng trí tuệ của các giáo viên
giỏi vào việc điều tra nhận đònh ,đánh giá dự báo tình hình đối tượng giáo
dục trong năm học mới .
Thống kê tình hình chất lượng học lực ,hạnh kiểm của học sinh tiến
hành cẩn trọng nhưng tổ chưc việc phân tích còn sơ sài ,cảm tính ,thảo luận
trong các tổ chức của trường theo kiểu người đọc cứ đọc người nghe cứ nghe
sau đó góp ý ghi vào biên bản .
Vì thế kế hoạch thường rất dài ,ngồi nghe một lần rất khó nắm hết
thông tin ,dễ gây ra nhàm chán .Số giáo viên thật sự coi trọng công tác lập kế
hoạch không nhiều . Dẫn đến chất lượng ý kiến không cao .chủ yếu là chất
lượng học lực và hạnh kiểm cao thấp ,chưa có đóng góp sâu vào giải pháp
thưchiện.
Vì vậy kế hoạch không sát hợp ,không thể kiểm tra đánh giáđã hoàn
thành kế hoạch hay chưa .Nói chung chất lượng kế hoạch chưa cao
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Để xây dựng một bản kế hoạch năm học có chất lượng người hiệu trưởng


phải hiểu rõ các yêu cầu của bản ke áhoạch .nhận thức đúng bản chất, ý nghóa
của công tác xây dựng kế hoạch và các bước tiến hành .kế hoạch năm học
thực chất là hoạt động tính toán cân đối giưã nhu cầu và khả năng ,lựa chọn
sắp xếp các công việc và các giải pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ø
ra một cách tốt nhất
khi xây dựng kế hoạch năm học người hiệu trưởng phải quán triệt đường
lối ,quan điểm của đảng ,nắm vững các báo cáo tổng kết năm học cũng như
phương hướng nhiệm vụ năm học mới của sở, phòng .Tình hình và đặc điểm
của trường ,của đòa phương ,phục vụ các yêu cầu trước mắt và lâu dài ở đòa
phương .hiệu trưởng phải là người đích thân đònh ra các bước phát triển của
trường ,vạch ra kế hoạch và ban hành kế hoạch
kế hoạch đó trước khi ban hành ,cần phải thảo luận rộng rãi trong tập
thể nhà trường và các lượng giáo dục . Bởi vì thông qua việc thoả luận và xây
dựng kế hoạch ,một mặt tập hợp được trí tuệ của tập thể vì sự nghiệp chung
,hạn chế các sai sót ,tạo điều kiện để quần chúng tham gia quả lí nhà
trường ,mặt khác mọi người hiểu rõ hơn nhiệm vụ của trường ,trách nhiệm của
bản thân qua đó có nhận thức và thái độ đúng về mối quan hệ giữa lợi ích cá
nhân tập thể và xã hội
Ví dụ : trong hội nghò CBCC năm học 2007-2008 nhiều ý kiến đưa ra
thao luận cần phải cụ thể hoá chi tiết về xếp loại công chức như qui đònh số
ngày nghỉ trong năm , chất lượng giảng dạy
kế hoạch được phê chuẩn và ban hành nó trở thành văn bản pháp qui .
Mọi thành viên trong trường đều nghiêm túc thực hiện ,không được tuỳ tiện
thay đổi .Vì vậy nhiệm vụ kế hoạch phải được cân nhắc kó lưỡng giao một
cách rõ ràng cho từng cá nhân , tổ , bộ phận với những yêu cầu cụ thể trong
một thời gian nhất đònh .Kế hoạch phải vạch ra đầy đủ hệ thống các nhiệm vụ
cũng như các giải pháp thực hiện , phải chỉ ra các nhiệm vụ trọng tâm , các
mục tiêu ưu tiên trong kì kế hoạch và đồng thời phải cân đối phân phối các
nguồn lực . Trong mỗi giai đoạn ,có thể xảy ra các mâu thuẫn nhất thời ,cấp
bách kế hoạch cũng phải nêu Được các nhiệm vụ cấp bách ấy

Ví dụ : Trong năm học xác đònh việc đổi mới phương pháp dạy học là
trọng tâm . Những năm trước đây là khâu yếu của trường .Nhưng năm học này
khi xây dựng kế hoạch đã cụ thể từng tuần ,tháng , kì cho từng tổ chuyên
môn ,từng cá nhân thông qua các tiết thao giảng trên lớp đối chiếu với các dấu
hiệu của một tiết đổi mới phương pháp giảng dạy để phân tích đánh giá rút
kinh nghiệm .Vì vậy phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy đã đi vào
chiều sâu ,chất lượng học tập của học sinh được nâng lên .
Kế hoạch phải xây dựng trên cơ sở những kết quả đã đạt được ở giai
đoạn trước , đồng thờ phải nhắm đến việc đưa nhà trường lên một mức phát
triển mới ,cao hơn
Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng ; nhiệm vụ ; biện pháp ; yêu cầu phải đạt ,
thời hạn hoàn thành , người thực hiện ,mức độ cụ thể rõ ràng vưa phải để 1/
Cho biết tương lai phát triển của nhà trường , có thể kiểm tra đánh giá được 2/
Làm cơ sở cho các tổ , các cá nhân xây dựng kế hoạch của mình
Các phương án , biện pháp trong kế hoạch phải là các phương án, biện
pháp tốt nhất (gần đạt tới tối ưu ) được lựa chọn , cân nhắc trong nhiều phương
án ,biện pháp khác nhau . Để có thể phát triển được nhiều các biện pháp,
người làm kế hoạch phải động não ,có óc sáng kiến ,khả năng phân tích phong
phú ,dám nghó dám làm ,không tự hài lòng với chính mình, hiểu biết sâu sắc
cả lý luận lẫn thực tiễn về vấn đề đó . Phải luân nhớ nếu chỉ đưa ra một
phương án giải quyết một vấn đề nào đó thì hiểu biết của ta về vấn đề đó là
chưa đầy đủ ; nếu chỉ có một con đường để thực hiện một công việc nào đó thì
con đường đó có khả năng sai lầm
Ví dụ : phương án đưa ra về xây dựng CSVC đã được lựa chọn kó vừa
đề xuất sự đầu tư của cấp trên ,vừa phát huy nội lực của nhà trường , vừa tận
dụng thời cơ cho việc san lấp mặt bằng dùng sáng múc đất .phát huy tinh thần
lao động của học sinh và CBCNVvà các nguồn lực khác như hội phụ huynh
học sinh , các mạnh thường quân ủng hộ cho nhà trường . Vì vậy cảnh quan
,CSVC phục vụ cho dạy và học ngày càng tốt hơn
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Một số kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch năm học ở trên tôi thấy rằng
.kế hoạch đó có tính khả thi cao thích ứng được trong các trường hợp bò động
bất ngờ .Vì thực tế là nhà trường phải đối phó với hàng loạt công việc đột xuất
của cấp trên ,nằm ngoài dự kiến của người lập kế hoạch và nhiều việc nhà
trường không thể chủ động nhất là chủ động về tài chính
Xây dựng được kế hoạch năm học như trên đã là thể hiện được tính dân
chủ trong nhà trường và tập trung được trí tuệ của cả tập thể sư phạm và các tổ
chức xã hội . Nhằm đưa nhà trường lên tầm cao mới .
Kế hoạch đó cũng là công cụ quan trọng nhất để hiệu trưởng điều khiển
nhà trường tiến tới mục tiêu

×