Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

sáng kiến kinh nghiệm thể dục qpan thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 25 trang )

1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả nội
dung khởi động trong giờ thể dục cho học sinh khối 10 trường THPT”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục thể chất.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 28/8/2017 đến ngày

02/11/2017.

4. Tác giả:
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I.

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Sau 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại” của Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch giai đoạn 2012 2020. Nhằm giúp cho nhân dân nhận thức đúng vị trí, vai trị, tác dụng của thể
dục thể thao trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục đạo đức, nhân cách,
đẩy lùi tệ nạn xã hội, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao
trong trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng lối
sống lành mạnh trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục thể thao (TDTT),
Đảng và Nhà nước đã vận động mọi người dân tự chọn cho mình mơn thể thao
để tập luyện và tạo thói quen hoạt động vận động suốt đời, nhằm nâng cao sức
khỏe vì mục tiêu “Dân cường thì quốc thịnh” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết trong bài “Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo Cứu quốc ngày 27/3/1946:
“Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh
khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”. Ý thức được điều đó, thế hệ trẻ ngày nay đã
và đang thực hiện theo lời dạy của Bác: “Ngày ngày tập luyện thì khí huyết lưu
thơng, tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới”. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và tập


luyện TDTT khơng chỉ giúp cho học sinh có sức khỏe tốt mà cịn có tác động cả
về tầm vóc của các em.
Ở lứa tuổi của các em, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển về thể chất
việc tập luyện TDTT hợp lí sẽ có tác động rất lớn đối với sự phát triển của
xương. Làm tăng mật độ, cấu trúc xương giúp cho xương phát triển chắc khỏe


trong thời gian dài và tăng chiều cao của trẻ. Khi đã phát triển cả về sức khỏe và
tầm vóc, các em có thể học tập và tham gia các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
Vì vậy trong những năm qua, thầy và trò trường THPT Giao Thủy đã tổ chức
nhiều hoạt động TDTT, coi đó là cách giải trí có hiệu quả và tạo động lực cho
các em học sinh học tập tốt hơn, giảm căng thẳng sau những giờ học tập trên
lớp. Phần lớn các em rất hào hứng và tích cực tập luyện vì sự tị mị, hiếu động,
thích thể hiện mà các em thường khơng tuân thủ theo các yêu cầu của giáo viên
đề ra. Nên trong q trình tập luyện cịn xảy ra một số hiện tượng làm ảnh
hưởng đến hiệu quả tập luyện của các em như:
+ Hứng thú tập luyện của học sinh.
+ Hay xảy ra chấn thương: căng cơ, chuột rút…
+ Mệt mỏi trong và sau khi tập luyện.
Vấn đề đặt ra cho một giáo viên dạy Thể dục là phải làm gì, làm như thế nào
để giờ học đạt hiệu quả tốt nhất, để giảm chấn thương và tăng hứng thú tập
luyện cho học sinh
Sau khi suy nghĩ và phân tích một giờ học Thể dục ta thấy, giờ học được
chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần cơ bản và phần kết thúc. Thông thường
Phần cơ bản là phần được quan tâm nhiều nhất vì trọng tâm của phần này là
truyền đạt kiến thức, kĩ thuật cho học sinh. Mà không xem trọng Phần mở đầu là
phần khởi động và kiểm tra kiến thức của học sinh. Phần này giúp học sinh làm
nóng cơ thể, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một giờ học tập đạt hiệu quả cao. Về
cơ bản, khởi động chỉ khoảng 4-6 phút gồm hai phần: khởi động chung và khởi
động chuyên môn. Gồm các bài tập phát triển chung, xoay các khớp, làm căng

cơ và làm nóng cơ thể, tăng dần nhịp tim, chuẩn bị cho hệ thần kinh quen với
những động tác kết hợp nhiều bộ phận cơ thể. Nội dung này tác động vào “thể
chất” thường được thực hiện vào mỗi một giờ học nhưng các em không tập
trung, tập theo kiểu ép buộc và khơng tích cực tập luyện.
Trên thực tế cho thấy, việc khởi động có ảnh hưởng lớn đến cơ thể và hiệu
quả tập luyện của học sinh. Cần phải cho các em biết tầm quan trọng và tác
động của việc khởi động đến cơ thể. Khi đó các em mới phát huy được hết năng
lực của mình, hạn chế chấn thương và đạt được hiệu quả trong q trình tập
luyện. Ngồi ra, cịn hình thành cho học sinh thói quen và ý thức được việc khởi
động trước khi tham gia tập luyện TDTT. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi
mọi người bị cuốn theo guồng quay của cơng việc mà khơng có thời gian tập thể
dục thì đề tài này giúp tơi nâng cao trình độ chuyên môn và cung cấp cho đồng


nghiệp một tài liệu tham khảo có giá trị thiết thực, giúp mọi người biết cách
chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Xuất phát từ thực tế trên tôi nghiên cứu và viết đề tài sáng kiến “Một số
biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả nội dung khởi động trong giờ Thể
dục cho học sinh khối 10 trường THPT”
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới.
Trên thực tế, tại các trường Trung học cơ sở, môn Thể dục không được trú
trọng. Hầu hết các em không được tập luyện thường xun, theo bài bản nên
khơng có hứng thú và khơng có phương pháp tập luyện đúng. Trong khi đó, tại
các trường Trung học phổ thông (THPT) các em phải học mơn Thể dục như một
mơn học chính khóa với nhiều nội dung phong phú và đa dạng. Đòi hỏi các em
phải tập trung, chú ý quan sát, làm theo hướng dẫn của giáo viên và chăm chỉ
luyện tập. Do được coi là môn học phụ mà nhiều học sinh không coi việc khởi
động là quan trọng nên khi ra sân chỉ muốn vào thực hiện nội dung chính ngay

mà khơng muốn khởi động hoặc khởi động theo kiểu ép buộc.
Với đặc thù của môn là đánh giá chứ không cho điểm nên nhiều học sinh
xem nhẹ việc tập luyện. Các em tập hời hợt theo kiểu chống đối nên hiệu quả
giờ học khơng cao. Bên cạnh đó, cịn có một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú
tập luyện của các em như: khơng thường xun tập luyện nên hình thành thói
quen lười vận động, trang phục khơng phù hợp để tập luyện, mưa hay gió q to
khơng thể vào nhà thể chất vì có nhiều lớp cùng học nên các em không tập được
hoặc phải ở trên lớp.…. Nhưng do hiếu động, thích thể hiện bản thân nên mỗi
khi ra sân các em thường thực hiện ngay kĩ thuật mới học, mới quan sát được
hay chơi những gì mình thích mà khơng khởi động nên rất dễ xảy ra chấn
thương. Khi vào giờ học, các em không để ý tới yêu cầu của giáo viên mà thực
hiện theo kiểu lấy lệ, khởi động vội vàng, hời hợt chỉ muốn được tập ln. Số ít
thì tỏ ra thờ ơ và khơng tích cực tập luyện. Vì những lý do đó mà sau khi tập các
em không đạt được hhiệu quả mong muốn, hay bị chấn thương, có cảm giác mệt
mỏi và không muốn tập luyện nữa hoặc tập luyện không tích cực.
1.2. Phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của
việc đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ.


- Ưu điểm: Khởi động giúp các em chuẩn bị nhiều về thể chất để sẵn sàng
tập luyện. Nội dung khởi động dễ nhớ và dễ thực hiện. Các động tác được sắp
xếp theo trình tự, thực hiện theo nhịp hô dưới sự hướng dẫn của giáo viên và
cán sự lớp nên các em thực hiện và chuyển động tác được đều.
- Nhược điểm: Do được hướng dẫn nên các em khơng tập trung, khơng phát
huy được tính chủ động của mình, các em bị động khi chuyển động tác nên
không tạo được nhiều hứng thú tập luyện. Việc khởi động trở nên nhàm chán,
khơng có hiệu quả, khơng giảm được nguy cơ xảy ra chấn thương và không
giúp các em phát huy được hết khả năng của mình
Tơi đã băn khoăn suy nghĩ: Làm sao để khắc phục những nhược điểm trên
cho học sinh? Làm thế nào để các em dễ dàng tiếp cận, chủ động thực hiện và

vận dụng có hiệu quả nội dung khởi động trong tập luyện, thi đấu?
Từ những câu hỏi đó, tơi thấy mình cần tìm ra các biện pháp giúp các em
nâng cao hiệu quả tập luyện và phát huy được khả năng vận dụng linh hoạt nội
dung khởi động trong cuộc sống.
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Vấn đề cần giải quyết:
Để khắc phục những nhược điểm trên, trước hết ta cần phải xây dựng cho
học sinh hiểu khái niệm đúng về khởi động, tầm quan trọng của khởi động trong
tập luyện, thi đấu và ảnh hưởng của nó đến cơ thể như: xương, khớp, cơ….
Sau khi xây dựng được nền tảng trong học sinh thì ta cần phải sử dụng các
biện pháp để giảng dạy, truyền đạt cho học sinh nắm được nội dung khởi động,
cách thức thực hiện và các bước tiến hành nội dung khởi động.
Khi học sinh đã thực hiện được các động tác thì giáo viên phải chỉnh sửa
biên độ động tác, nêu tác dụng của mỗi động tác đến cơ thể. Cuối cùng là ghép
nội dung khởi động với nhạc để tăng hứng thú cho học sinh và hướng dẫn học
sinh vận dụng trong học tập, thi đấu.
2.2. Nét mới và sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
- Mục đích của giải pháp mới là lấy học sinh làm trung tâm, tơi kích thích
sự tị mị và tính ham học của các em thơng qua các câu hỏi, tranh ảnh để các
em tiếp cận nội dung một cách nhẹ nhàng và chủ động.
- Trong khi trọng tâm của giải pháp cũ là tác động vào cơ, khớp thì giải
pháp mới bao gồm xương, khớp, cơ, tinh thần và khả năng vận dụng linh hoạt.


- Giải pháp cũ chỉ yêu cầu thuộc bài thì ở giải pháp mới tác giả yêu cầu
phải kết hợp được với nhạc để tạo hứng thú, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau mỗi
giờ học.
- Ngoài ra, giải pháp mới còn sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất nhà trường
như: loa, đài, tranh ảnh, máy tính, máy chiếu…để mang lại hiệu quả cao mà giải
pháp cũ khơng có.

2.3. Cách thức và các bước thực hiện của giải pháp mới:
2.3.1. Tiến hành khảo sát và đánh giá tổng quan.
Trước khi tiến hành giải pháp mới, tôi thực hiện khảo sát tổng quan nhận
thức và mức độ thực hiện nội dung khởi động của học sinh thông qua phiếu
khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát:
Em hãy trả lời những câu hỏi sau và tích (X) vào ơ tương ứng với q
trình thực hiện của bản thân mà em cho là đúng.
Câu 1: Em có biết gì về nội dung khởi động trong tập luyện TDTT khơng?
Có biết

Biết một chút

Khơng biết

Câu 2: Ở trường Trung học cơ sở, em có thường xuyên thực hiện nội dung khởi
động trong các giờ học thể dục khơng?


Thi thoảng

Khơng

Câu 3: Theo em khởi động trước khi tập luyện có quan trọng hay khơng?
Quan trọng

Bình thường

Khơng


Câu 4: Có cần khởi động trước khi tập khơng?


Khơng

Câu 5: Em có thường xuyên khởi động trước khi tập không?
Thường xuyên

Thi thoảng

Không

Câu 6: Theo em thì việc khởi động trước khi tập có tác động đến cơ thể khơng?
Tác động nhiều

Ít tác động

Khơng tác động gì

………………………………….


Sau khi tiến hành khảo sát, bằng hình thức kết hợp các phương pháp:
quan sát sư phạm, toán thống kê… để đánh giá và so sánh kết quả giữa các lớp
tơi dạy thì có được kết quả như sau:

Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh không thường xuyên
tập và không xem trọng việc khởi động (trường THPT Giao Thủy)
TT


Lớp (n=37)

1
2
3
4
5
6

10B5
10B6
10B7
10B8
10B9
10B10

Kết quả
Số người
Tỷ lệ (%)
29
78,4
28
75,7
27
73,0
28
75,7
27
73,0
26

70,1

Theo kết quả thu được, hầu hết các em không thường xuyên khởi động và
không coi việc khởi động là quan trọng, mức độ thực hiện của các lớp là ngang
nhau. Tiếp theo, tôi tiến hành đánh giá và phân loại các lớp tôi dạy tại trường
THPT Giao Thủy thành hai nhóm đối tượng để áp dụng biện pháp mới: Nhóm 1
- Nhóm thực nghiệm gồm các lớp: 10B5, 10B6, 10B7; Nhóm 2 - Nhóm đối
chứng gồm các lớp: 10B8, 10B9, 10B10
2.3.2. Giải quyết vấn đề của nhóm thực nghiệm.
2.3.2.1. Lập kế hoạch dạy học theo từng tuần cho nhóm thực nghiệm.
Do thời gian thực hiện nội dung khởi động của một tiết là không nhiều,
các động tác khơng khó và khơng phức tạp, nếu khơng khéo sẽ dễ làm cho học
sinh thấy nhàm chán. Để giải quyết vấn đề của nhóm thực nghiệm, trước hết tôi
lập kế hoạch dạy học từng tuần cụ thể cho các em. Qua đó, tơi có thể nắm bắt


được tiến trình giảng dạy và biết được khả năng của các em theo từng tiết trong
tuần để có định hướng tốt hơn trong tiết học sau. Khi lập kế hoạch, tôi lấy học
sinh là trung tâm để giải quyết vấn đề, đồng thời cũng giúp cho học sinh chủ
động trong học tập và tự tin vào bản thân. Thông qua kế hoạch tơi có thể rà sốt
được nội dung học, thời lượng thực hiện và quá trình thực hiện kế hoạch.
Sau đây là kế hoạch dạy học theo từng tuần tơi đã lập cho nhóm thực
nghiệm.
Bảng 2: Kế hoạch dạy học theo từng tuần.
Tuần

Nội dung

Vai trò của giáo viên
và học sinh


Đưa ra các câu hỏi, nêu tác dụng, ảnh hưởng Giáo viên là trung
của khởi động và làm quen với bài tập
tâm
Làm quen với nhạc, cách đếm nhịp và tập Giáo viên là trung
Tuần 2
với nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên
tâm
Thực hiện với nhạc có đếm nhịp một vài
Học sinh là trung
Tuần 3
nhịp đầu và có hơ chuyển động tác
tâm
Thực hiện với nhạc khơng có nhịp hơ dưới
Học sinh và giáo
Tuần 4
sự hỗ trợ của giáo viên
viên là trung tâm
Chủ động nghe nhạc, cảm nhận và tập với
Học sinh là trung
Tuần 5
nhạc (tại nhà)
tâm
Tự chuẩn bị nhạc, nghe nhạc, đếm nhạc và Học sinh là trung
Tuần 6
tập với nhạc
tâm
Vận dụng linh hoạt trong tập luyện và kết
Học sinh là trung
Tuần 7

hợp sáng tạo với âm nhạc
tâm
Ôn tập tổng quát chia nhóm; hướng dẫn vận Học sinh và giáo
Tuần 8
dụng trong học tập, lao động
viên là trung tâm
Ôn tập tổng quát theo cá nhân; hướng dẫn
Học sinh và giáo
Tuần 9
vận dụng trong học tập, lao động
viên là trung tâm
Nhận xét, đánh giá tổng quan và hướng dẫn Giáo viên là trung
Tuần 10
ôn tập, vận dụng
tâm
Tuần 1

2.3.2.2. Xây dựng cho học sinh hiểu khái niệm đúng về khởi động.


Trước khi xây dựng khái niệm cho các em, tôi đưa ra một số câu hỏi,
tranh ảnh nhằm kích thích sự tò mò, ham học hỏi của các em như:
+ So sáng tiếng kêu của xe với tiếng kêu của xương: Vì sao khi đi xe đạp
lâu ngày lại nghe thấy tiếng kêu kẹt kẹt ở bộ phận xích của xe? Và các em đã
nghe thấy xương của mình kêu bao giờ chưa?
+ Vì sao khi tham gia chơi thể thao hiện tượng bị chuột rút, căng cơ lại
hay xảy ra? Có phải là do khơng khởi động hay khởi động chưa kĩ không?
Sau khi nghe các em trả lời, tơi giải thích cho các em hiểu vì sao lại xảy
ra các hiện tượng đó, cách khắc phục và đó là lí do vì sao các em phải khởi
động, khởi động như thế nào là đúng.

Xích của xe kêu là do khơng được tra dầu mỡ thường xun, cịn xương
kêu là do hiện tương các đầu xương bị cọ vào nhau. Khởi động là cách ta đưa cơ
thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động để cơ thể thích nghi với hoạt động vận
động nhằm hạn chế chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện, thi đấu. Khởi
động bao gồm các bài tập “làm nóng” cơ thể, tác động đến cơ bắp, dây chằng,
giúp chúng được “kéo giãn” tăng độ đàn hồi nhằm hạn chế chấn thương và
khớp xương được “bôi trơn” nhằm hạn chế hiện tượng khô khớp; tăng nhịp tim
và lưu thông máu tốt hơn.


Ngồi việc “làm nóng” cơ thể, khởi động cịn “làm nóng” tinh thần giúp
não bộ “thơng suốt” với cơ thể để sẵn sàng tối ưu các phản ứng vận động.
Qua đó, cho các em thấy tầm quan trọng của khởi động và tác động của
nó đến cơ thể.
2.3.2.3. Thống nhất nội dung của bài khởi động.
Sau khi đã tạo hứng thú cho học sinh, tôi tiến hành thống nhất nội dung
khởi động cho học sinh nắm được. Bài khởi động được chia làm hai phần: Khởi
động chung và khởi động chuyên môn.
- Khởi động chung gồm:
+ Chạy khởi động nhẹ nhàng quanh sân: Đưa cơ thể từ trạng thái tĩnh
sang trạng thái động, tăng dần nhịp tim.
+ Bài tập phát triển chung: Tăng khả năng phối hợp vận động một cách
nhẹ nhàng.
+ Xoay các khớp: Bôi trơn các khớp, tăng biên độ hoạt động của khớp.
+ Ép dây chằng: Kéo giãn dây chằng, tăng đàn hồi của cơ, dây chằng.


- Khởi động chuyên môn gồm:
Các động tác giống như bài tập chính giúp cho hệ thần kinh quen với
những động tác kết hợp nhiều bộ phận cơ thể. Điều này rất quan trọng vì nó có

tác dụng giúp các em tập trung vào cơ thể để điều khiển hoạt động của cơ thể
(lắng nghe, cảm nhận cơ thể), không bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài tác
động vào.


(Ở mỗi một chuyên đề, các em sẽ được thực hiện một nội dung khởi động
chuyên môn khác nhau).
2.3.2.4. Tiến hành giảng dạy và tổ chức tập luyện nội dung khởi động.
2.3.2.4.1. Thực hiện dạy nội dung khởi động.
Sau khi thống nhất nội dung với học sinh, tôi tiến hành dạy nội dung khởi
động cho các em nắm được bằng các phương pháp: Phân tích, thị phạm, vừa
phân tích vừa thị phạm… kết hợp các hình thức làm mẫu cùng chiều, ngược
chiều (hình thức soi gương) theo 3 bước (Bước 1: Làm nhanh; Bước 2: Làm
chậm có phân tích; Bước 3: Làm tổng hợp)
Để tiện cho việc giảng dạy, tôi hướng dẫn các em quy ước các tư thế cơ
bản trong Thể dục như: Tư thế của thân, chân, cánh tay và bàn. Việc này giúp
giáo viên dễ dàng giảng dạy, sửa sai cho học sinh. Đồng thời cũng giúp các em
dễ tiếp thu, thực hiện động tác và dễ sửa sai động tác. Khi đã kích thích được sự
hứng thú trong các em thì việc quy ước trở nên dễ dàng, các em nắm bài rất
nhanh.
- Tư thế của thân: Tư thế nghiêm.
- Tư thế của bàn tay:
+ Bàn tay nắm: Bàn tay nắm lại, ngón cái đặt vào đơt thứ hai của ngón trỏ
và ngón giữa.


+ Bàn tay khép: Bàn tay mở, các ngón tay duỗi thẳng và khép lại.
+ Bàn tay xòe: Bàn tay mở, các ngón tay duỗi thẳng và xịe rộng ra .
+ Bàn tay hoa: Bàn tay mở, các ngón tay duỗi thẳng và xịe rộng ra; ngón
cái, ngón út và ngón áp út hướng vào nhau.

- Tư thế của cánh tay:
+ Hai tay trước: Hai tay đưa ra trước, cao bằng vai, hai cánh tay song
song, bàn tay khép, lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Hai tay cao: Hai tay đưa lên cao, thẳng sát tai, hai cánh tay song song,
bàn tay khép, lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Hai tay ngang: Hai tay nâng cao ngang vai, hai cánh tay trên một
đường thẳng nằm ngang, bàn tay khép, lòng bàn tay sấp.
+ Hai tay chếch:
* Tay chếch trước thấp: Hai tay đưa ra trước, xuống dưới góc độ khoảng
450, hai cánh tay song song, bàn tay khép, lòng bàn tay sấp.
* Tay chếch trước cao: Hai tay đưa ra trước - lên cao, góc độ khoảng
1350, hai cánh tay song song, bàn tay khép, lòng bàn tay sấp.
* Tay chếch bên cao: Hai tay đưa sang ngang - lên cao, góc độ khoảng
1350, hai cánh tay mở chữ V, bàn tay khép, lòng bàn tay hướng vào nhau.
* Tay chếch bên thấp: Hai tay đưa sang ngang, xuống dưới góc độ khoảng
450, hai cánh tay mở sang hai bên, bàn tay khép, lòng bàn tay sấp.
- Tư thế của chân: (về cơ bản tư thế của một chân giống như tư thế của
một tay).
+ Chân bước sang ngang: Hai bàn chân song song, rộng bằng vai, trọng
tâm dồn đều hai chân.
+ Chân bước lên trước: Hai chân thẳng, hai bàn chân nằm trên hai đường
thẳng song song và sát nhau, trọng tâm dồn lên chân trước, chân sau tì trên
mũi chân.
Sau khi học sinh đã định hình được động tác, để đảm bảo về thời gian
trong quá trình thực hiện, tôi tiến hành cho học sinh tập luyện theo các bước:
 Bước 1: Để học sinh thực hiện theo kiểu bắt chước.


 Bước 2: Làm mẫu và nêu tác dụng của từng động tác đến cơ thể.
 Bước 3: Hô cho học sinh thực hiện.

Cho học sinh đứng ở đội hình 4 hàng ngang so le, cự ly giãn cách 2m.
Hướng dẫn nội dung khởi động chung, bước đầu giáo viên làm cùng chiều,
làm chậm và phân tích từng nhịp cho học sinh thực hiện theo. Sau đó, giáo
viên làm ngược chiều với học sinh (theo hình thức soi gương - giáo viên nói là
làm bên trái nhưng thực chất giáo viên lại làm bên phải như vậy sẽ cùng chiều
với học sinh);

Khi giảng dạy cho học sinh, giáo viên hướng dẫn một lượt tất cả các động
tác từ đầu tới cuối bài khởi động cho học sinh làm theo. Dạy mỗi động tác phải
nhấn mạnh tác động của mỗi động tác đến cơ thể nhằm giúp các em dễ dàng tập
trung và ghi nhớ động tác một cách hiệu quả nhất.
Lưu ý:
Khi thực hiện nội dung khởi động chung, các em phải thực hiện theo thứ tự
bài tập, trình tự xoay của các khớp (từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới)
và phải thực hiện hai bên trái - phải hoặc hai chiều xuôi - ngược.


Hướng dẫn học sinh thực hiện xong nội dung khởi động chung, tôi đi vào
hướng dẫn nội dung khởi động chuyên môn. Nhằm giúp não bộ được khởi
động, tôi không hướng dẫn các em thực hiện kĩ thuật ngay mà tơi u cầu các
em tập trung suy nghĩ xem mình đã học và tập kĩ thuật động tác gì, tập như thế
nào? Xong, tôi mới nhắc và thực hiện kĩ thuật động tác cho các em quan sát.
Tiếp đó, tơi để các em tư duy và tự thực hiện động tác.

Khi các em tư duy, tôi nêu một số điểm cần lưu ý, một số sai lầm thường
mắc để các em rút kinh nghiệm. Cuối cùng, tôi yêu cầu các em tập trung thực
hiện kĩ thuật theo nhịp hô chung với cường độ tăng dần nhằm giúp các em
chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tập luyện.
2.3.2.4.2. Tổ chức cho học sinh tập nội dung khởi động.
Do thời gian của nội dung khởi động trong một tiết là không nhiều nếu

không có phương pháp tổ chức hợp lí sẽ khơng đảm bảo thời gian tập luyện của
một tiết học. Để học sinh có thể tiếp thu bài tốt nhất, nắm bài nhanh và nhớ bài
được lâu, tôi yêu cầu học sinh phải nhớ tên bài tập, tên tổ hợp động tác và thứ tự
thực hiện động tác. Sau đó tơi hướng dẫn các em một số mẹo nhỏ dễ nhớ và
không làm quên động tác như: nếu tập bài tập phát triển chung thì nhớ sự
chuyển động của cơ thể từ vai đến lưng rồi xuống chân; nếu xoay các khớp thì


đưa tay lên cao đếm các khớp từ cổ tay, khuỷu tay, vai, hông, gối…. Như vậy, sẽ
giúp các em nhớ lâu và không sợ quên động tác.
Đối với nội dung này, điều quan trọng nhất là các e nhận thức được lợi
ích và tầm quan trọng của nó đối với cơ thể để các em có thể tự tập ở nhà. Tơi
tiến hành chia nhóm cho các em để các em có thể hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá
trình học và tập luyện trên lớp cũng như ở nhà. Giúp các em phát huy được tinh
thần tập thể, ý thức và trách nhiệm với nhóm của mình.

Khi các em đã thuần thục nội dung tôi tiến hành tổ chứ tập luyện cá
nhân, mỗi một học sinh đều có thể tự tập và hướng dẫn được cho các bạn trong
lớp. Như vậy sẽ phát huy được tính tự lập tự chủ và chủ động trong hoạt động
học tập và tập luyện của các em. Giúp các em tự tin đứng trước đám đơng và tự
khẳng định mình trước các bạn trong lớp.
2.3.2.4.3. Thực hiện nội dung khởi động với nhạc.
Âm nhạc rất kì diệu, nó có vai trị quan trọng trong cuộc sống của chúng
ta. Khi ta nghe một bản nhạc buồn, tâm trạng của chúng ta buồn theo nó. Khi ta
nghe một bản nhạc vui, ta thấy tâm trạng vui vẻ và yêu đời hơn. Khi ta nghe
nhạc Quốc ca, ta cảm thấy tinh thần phấn chấn và tràn đầy năng lượng… Âm
nhạc trong thể dục, chỉ có những “nốt thăng” (cao-vui), chứ khơng có “nốt


trầm” (thấp-buồn). Vậy nên, khi tập thể dục với nhạc sẽ giúp người tập vui vẻ

và hào hứng hơn.
Để tạo hứng thú trong quá trình tập luyện, tránh nhàm chán, tôi tiến hành
cho học sinh thực hiện nội dung khởi động với nhạc. Trước khi cho học sinh
thực hiện với nhạc, tôi đưa ra một số câu hỏi cho học sinh như:
+ Các em có thích nghe nhạc khơng?
+ Khi tập thể dục giữa giờ, các em thích tập với nhịp hơ hay tập với
nhạc?
Hầu hết các em thích nghe nhạc và tập thể dục với nhạc nên sau khi nghe
các em trả lời, tơi sử dụng máy tính, máy chiếu của nhà trường cho các em xem
bài khởi động được thực hiện với nhạc và xem giáo viên trực tiếp thực hiện.
Sau đó, tơi cho học sinh di chuyển về đội hình tập luyện (4 hàng ngang
-so le), bật nhạc cho các em nhún theo nhịp nhạc và hướng dẫn học sinh đếm
nhạc. Thông thường nhịp nhạc sẽ được đếm vào nhịp trống mạnh, mỗi trống
mạnh sẽ được tính là 1 nhịp, 8 nhịp được tính là 1 lần, gọi là 1 lần 8 nhịp. Các
động tác trong thể dục thường được thực hiện 4 lần 8 nhịp nên tơi hướng dẫn
học sinh của mình đếm nhịp theo lần như:
1Lx8N: 1-2-3-4-5-6-7-8
2Lx8N: 2-2-3-4-5-6-7-8
3Lx8N: 3-2-3-4-5-6-7-8
4Lx8N: 4-2-3-4-5-6-7-8
…………………..
- Vì bước đầu được tập với nhạc, động tác lại chưa thuần thục nên giáo
viên làm mẫu, hô chuyển động tác kết hợp đếm nhịp cho học sinh thực hiện
cùng. Để học sinh có thể bắt chước theo động tác của giáo viên dễ hơn, giáo
viên nên đứng cùng chiều với học sinh. Do khả năng cảm thụ nhạc và ghi nhớ
động tác của mỗi học sinh là khác nhau nên giáo viên phải hỗ trợ tích cực và
thường xuyên nhắc động tác, nhắc nhịp nhạc cho học sinh.


- Muốn học sinh chủ động hơn trong việc nghe nhạc, tơi tiến hành cho

học sinh nghe nhạc có lồng tiếng đếm nhịp và hô chuyển động tác. Lúc này,
giáo viên chỉ đóng vai trị hướng dẫn, chỉnh sửa động tác, khi đó học sinh sẽ
phải tập trung để lắng nghe và thực hiện sao cho đúng nhịp nhạc và đúng động
tác. Như vậy, các em sẽ tiếp nhận nội khởi động một cách hào hứng và thích
thú, giúp các em nâng cao hiệu quả trong quá trình tập luyện.
- Khi học sinh đã thuộc động tác và cảm nhận được nhịp nhạc, tôi tiến
hành cho học sinh nghe nhạc khơng có nhịp hơ với tần số trung bình, nhịp
trống đều và mạnh. Bên cạnh đó, tơi hỗ trợ việc nghe và thực hiện của các em
bằng cách nhắc chuyển động tác giúp các em không bị phân tâm khi tập trung
nghe nhạc.
- Nhằm giúp học sinh phát huy được hết khả năng của mình, tơi để các
em chủ động trong việc nghe nhạc và thực hiện nội dung khởi động. Sau khi
thực hiện xong, tôi để các em tự nhận xét xem mình sai ở đâu, thiếu ở động tác
nào hay có nhầm nhịp hay khơng? Cuối cùng tơi mới nhận xét và và khơng
qn khích lệ tinh thần tập luyện của các em. Qua đó các em sẽ hào hứng và tự
tin hơn.


Khi các em đã chủ động được trong việc nghe nhạc, tơi u cầu các em
về đếm nhạc của ít nhất hai bài hát mà em u thích, ngồi ra các em có thể
đếm nhạc của các bài hát và thể loại nhạc khác. Bên cạnh đó tơi cũng khuyến
khích các em tập thử với nhạc mà các em yêu thích hoặc hay nghe.
2.3.2.5. Hướng dẫn vận dụng nội dung khởi động trong học tập, lao động.
Giáo viên là người hướng dẫn và theo sát học sinh từ đầu nên dễ dàng
nắm bắt được sự tiến triển của học sinh, biết được lúc nào cần để các em tự
lập. Đã đến lúc để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và nâng
cao khả năng tự học, tự sáng tạo, vận dụng cũng như hướng dẫn nội dung khởi
động cho mọi người xung quanh, tôi đưa ra một số gợi ý cho học sinh:
+ Ví bữa sáng với bài khởi động đơn giản (xoay các khớp): Nếu bữa

sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày thì khởi động buổi sáng cũng vậy.
+ Thay vì việc cố mở mắt thật lớn để chống lại cơn buồn ngủ hay sử
dụng các chất kích thích, ức chế thần kinh như nước chè, coffee thì tại sao các


em không bước ra khỏi bàn và thực hiện bài khởi động để tinh thần được tỉnh
táo?
+ Hay. Các em đã bao giờ thử tập khởi động với bài nhạc em u thích
chưa?
Bản chất của học sinh là sự tị mò, hiếu động và tinh thần ham học hỏi
nên khi hỏi như vậy sẽ làm tăng hứng thú của các em nhờ đó mà giờ học đạt
hiệu quả cao hơn.

Các em tập trung, chú ý lắng nghe tơi giải thích vì sao lại ví khởi động
buổi sáng với bữa sáng: Nếu ăn sáng giúp cung cấp calo cho cơ thể thì khởi
động buổi sáng cung cấp năng lượng cho cơ, dây chằng và khớp xương, giúp
chúng được vận động một cách linh hoạt.
Song song với việc bảo vệ cơ thể nhờ khởi động, các em cịn có thể thực
hiện kết hợp với những bản nhạc mà các em yêu thích dựa trên cách đếm nhịp
để thực hiện. Khi nghe những bản nhạc có nhịp trống mạnh sẽ kích thích thần


kinh, tăng hưng phấn giúp các em tỉnh táo tinh thần để có thể tiếp tục học tập,
lao động.
- Khi các em đã kết hợp tốt với nhạc và biết cách vận dụng linh hoạt nội
dung khởi động, tôi tiếp tục hướng dẫn các em cách vận dụng linh hoạt trong
học tập, lao động, không chỉ cho bản thân mà cịn có thể hướng dẫn cho các
bạn trong lớp. Để các em hiểu hơn về việc vận dụng, tôi đưa ra một số câu hỏi:
+ Vì sao khi các em mỏi tay (do viết nhiều và lâu), mỏi lưng, mỏi cổ, các
em bẻ nghiêng ngón tay, vặn mình, vặn cổ lại có tiếng kêu? Nhưng khơng thể

làm nó kêu hai lần liên tiếp mà phải chờ một lúc sau mới làm nó kêu trở lại?
+ Ở nhà chúng ta thường nghe thấy người lớn bảo bị thối hóa đốt sống
lưng hay đốt sống cổ mà khơng thấy bảo bị thối hóa cổ tay, khuỷu tay hay đầu
gối, vì sao? Và làm thế nào để hạn chế hiện tượng thối hóa?
Số ít học sinh biết được do hoạt động nhiều mà khớp cổ tay, khuỷu, đầu
gối khơng bị thối hóa nhưng khơng biết làm sao để hạn chế được hiện tượng
thối hóa ở cổ và lưng. Tơi giải thích đơn giản cho các em hiểu là giữa hai đầu
khớp có một bao hoạt dịch (túi dịch) giúp giữ khoảng cách để hai đầu xương
không chạm vào nhau và:
- Khi chúng ta vận động nhẹ nhàng xung quanh túi dịch sẽ làm dịch tràn
ra để “bôi trơn” khớp và đầu xương.
- Khi ta ít vận động hoặc vận động khơng hết biên độ (VD: Khớp cổ có
thể xoay trịn nhưng ta chỉ giữ thẳng, cúi hoặc xoay sang trái, sang phải mà
không ngửa cổ ra sau) thì dịch sẽ khơng tràn và khơng “bơi trơn” được hết nên
những vùng đó rất dễ bị khô hoặc bị “mọc rêu”.
- Khi chúng ta vận động quá mạnh như bẻ đốt ngón tay, vặn mạnh lưng
sẽ làm cho túi dịch bị vỡ tạo ra tiếng kêu và các em khơng thể làm nó kêu ngay
được vì cơ thể cần có thời gian để tiết dịch. (Lưu ý: các em khơng nên bẻ như
vậy vì theo cơ chế “tự bảo vệ” thì khi các em bẻ nhiều sẽ làm túi dịch bị tổn
thương và ngày một dày lên, điều đó đồng nghĩa với việc khớp sẽ ngày một to
ra).
Sau khi đã giải thích cho học sinh hiểu vì sao lại như thế, làm sao để
khắc phục và hướng dẫn học sinh vận dụng nội dung khởi động vào thực tiễn


trong cuộc sống, không chỉ ở trường, ở lớp mà cả ở nhà và cho những người
xung quanh. Tôi đưa ra một số câu hỏi và trường hợp vận dụng như:
+ Ở nhà các em có thấy ơng, bà, bố, mẹ của mình tập thể dục (đi bộ,
đạp xe, tập dưỡng sinh) khơng?
+ Và các em có thấy mọi người khởi động trước khi tập không hay cứ

thế tập luyện mà không cần khởi động?
Khi các em đã học, đã hiểu được tầm quan trọng của khởi động thì các
em sẽ biết được thế nào là đúng và mình cần phải làm gì để giúp đỡ mọi người
xung quanh. Việc của tôi lúc này là tiếp thêm động lực cho các em để các em
có đủ tự tin để hướng dẫn người khác. Cách đơn giản nhất mà các em có thể
làm đó là mình hiểu như thế nào, mình làm ra sao thì nói như vậy. Ngồi ra,
các em cịn có thể nói tác dụng của mỗi động tác đến cơ thể để mọi người cùng
hiểu, cùng tập luyện, cùng nâng cao sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc
sống của bản thân và tồn xã hội
Tơi cũng khơng quên củng cố lại cho các em cách khởi động “tinh thần”
bằng cách tập trung tâm trí vào bài tập để nâng cao hiệu quả tập luyện và hạn
chế tối thiểu xảy ra chấn thương.
2.3.2.6. Nhận xét, đánh giá học sinh.
Việc nhận xét và đánh giá học sinh rất quan trọng nhất là khi, các em đã
lỗ lực cố gắng tập luyện để đạt hiệu quả tốt nhất trong suốt q trình thực hiện.
Dù khơng được tiến hành trong cả tiết hay khơng được tính bằng điểm
nhưng điều đó khơng làm các em nản trí. Q trình nhận xét và đánh giá được
tiến hành sau khi kết thúc nội dung khởi động. Nhằm thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực ấy học sinh làm trung tâm, tôi tiến hành để
các em tự nhận xét và rút kinh nghiệm cho nhau, sau đó tơi mới tổng hợp kết
quả và nhận xét. Làm như vậy có thể giúp các em nhận ra lỗi sai của mình và
của bạn để kịp thời sửa sai và hoàn thiện bài tập.
Ngoài ra, việc đánh giá còn giúp các em tự tin vào bản thân và tự khẳng
định mình trước các bạn trong lớp.


2.3.3. So sánh kết quả giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Sau khi áp dụng biện pháp mới từ sáng kiến “Một số biện pháp đổi mới
nhằm nâng cao hiệu quả nội dung khởi động trong tiết thể dục cho học sinh
khối 10 trường THPT” vào quá trình giảng dạy, kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Kết quả khảo sát học sinh thường xuyên
tập và vận dụng nội dung khởi động
TT

Lớp (n=37)

1
2
3
4
5
6

10B5
10B6
10B7
10B8
10B9
10B10

Kết quả
Số người
Tỷ lệ (%)
34
91,9
32
86,5
33
89,2
22

59,5
23
62,2
25
67,6


Từ kết quả thu được, ta tiến hành so sánh kết quả giữa hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng thì thấy có sự chênh lệch rõ ràng về mức độ thực hiện và
khả năng vận dụng cũng như hiệu quả đạt được của nhóm thực nghiệm cao hơn
hẳn. Thực tế giảng dạy cũng cho thấy khả năng xảy ra chấn thương khi tham gia
tập luyện TDTT ngoài nhà trường của nhóm đối chứng cao hơn nhóm thực
nghiệm và hiệu quả giờ học lại thấp hơn vì các em khơng thực hiện tốt việc khởi
động trước khi tập luyện.
2.4. Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp.
Để áp dụng giải pháp mới vào thực tế cần các yếu tố sau:
- Về nhà trường: Cần có đủ cơ sở vật chất và vị trí sân thích hợp để khi mở
nhạc khơng làm ảnh hưởng tới lớp học khác.
- Về giáo viên: Giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải kiên nhẫn, chịu
khó, phải có trách nhiệm trong cơng việc.
- Về học sinh: Phải đảm bảo sức khỏe để tập luyện (phải ăn sáng trước khi
tới lớp).
2.5. Khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới và mang lại lợi ích
thiết thực:
Giải pháp mới được đề xuất dễ dàng áp dụng đối với học sinh ở trường
THPT. Lợi ích thiết thực giải pháp mang lại là: Nâng cao hiệu quả dạy học, hạn
chế chấn thương cho học sinh, đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực của học sinh.
2.6. Những đối tượng, cơ quan, tổ chức có thể áp dụng giải pháp mới:
Các phương pháp của sáng kiến có thể áp dụng với học sinh ở các trường

THPT, các hoạt động thể thao quần chúng, giờ nghỉ giải lao tại các cơ quan, xí
nghiệp, những người yêu thích và muốn tập luyện TDTT.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
1. Hiệu quả kinh tế:
- Giải pháp sử dụng triệt để cơ sở vật chất vốn có của nhà trường nên
khơng tốn chi phí gì.
- Giải pháp của sáng kiến lấy học sinh là trung tâm nên sản phẩm tạo ra là
sức khỏe, là sự năng động, là sự sáng tạo, là nguồn nhân lực dồi dào của đất


nước: “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- Trích lời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
- Giải pháp khơng phải cơ sở sản xuất nên sản phẩm tạo ra khơng phải là
hàng hóa mà là sức khỏe. Có sức khỏe tốt sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất. Nó
có tác động gián tiếp về mặt kinh tế.
2. Hiệu quả về mặt xã hội:
Hiệu quả mà sáng kiến mang lại trước tiên là một thế hệ học sinh khỏe
mạnh, năng động và sáng tạo, phát triển cả về tầm vóc và trí tuệ. Khi các em
yêu thích tập luyện thể thao sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, giúp các em tập
trung vào việc học, nâng cao hiệu quả học tập và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Giúp đẩy mạnh phong trào thể thao của nhà trường, với nhiều năm đạt
thành tích cao trong tỉnh và góp phần phát triển phong trào thể thao của huyện
nhà.
Ngồi lợi ích là sức khỏe của học sinh, sáng kiến còn giúp đồng nghiệp
nâng cao sức khỏe qua các biện pháp mà sáng kiến áp dụng thực hiện. Đặc biệt
là đồng nghiệp nữ hay bị các vấn đề về xương khớp.
Giải pháp áp dụng cho tất cả mọi người nên nếu áp dụng được biện pháp
một cách phổ biến sẽ góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, nâng tầm dân
chí, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Tôi mong rằng các giải pháp trong sáng kiến của tôi sẽ là tài liệu tham

khảo hữu ích cho đồng nghiệp.
IV. CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN:
Tôi cam kết là tác giả của sáng kiến “Một số biện pháp đổi mới nhằm
nâng cao hiệu quả nội dung khởi động trong tiết thể dục cho học sinh khối
10 trường THPT” là kinh nghiệm của chính bản thân tơi, khơng vi phạm bản
quyền. Nếu sai tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Giao Thủy, ngày 01 tháng 04 năm 2018
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Xác nhận)

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký tên)


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Sở GDĐT Nam Định
Tơi: Bùi Thị Thắm

STT

1

Họ và tên

Bùi Thị Thắm

Ngày tháng Nơi cơng

năm sinh
tác

25/04/1989

THPT
Giao Thủy

Tỷ lệ
(%)
Trình độ
đóng
Chức danh chun góp vào
mơn
việc tạo
ra sáng
kiến
Giáo viên Cử nhân 100%

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp đổi mới nhằm
nâng cao hiệu quả nội dung khởi động trong tiết thể dục cho học sinh khối 10
trường THPT”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục thể chất
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 28/08/2016
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giờ học, hạn chế chấn thương, tạo sự hứng thú, tính chủ động sáng tạo cho học
sinh khi học thể dục.
- Những thông tin cần được bảo mật nếu có: Khơng
- Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường tạo điều kiện về
cơ sở vật chất, giáo viên tâm huyết với nghề, say chuyên mơn…

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả: Những em học sinh vừa khỏe mạnh, vừa thơng minh
nhanh nhạy, đồng thời phát huy tính năng động và sáng tạo của học sinh trong
các hoạt động đồn thể, có thể là tài liệu hữu ích cho giáo viên tham khảo…
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Giao Thủy, ngày 01 tháng 04 năm 2018
Người nộp đơn

Bùi Thị Thắm


×