Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

skkn lịch sử trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.41 MB, 46 trang )

I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Lý do chọn đề tài
Trong giáo dục trung học, các môn xã hội nói chung, mơn lịch sử nói riêng
có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh và tư
duy của con người. Bác Hồ kính yêu đã từng dạy:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Do vậy, dạy lịch sử khơng chỉ giúp học sinh nắm được sự hình thành, phát
triển của quốc gia dân tộc. Mà trên thực tế, có hiểu được lịch sử và rút ra được
những bài học kinh nghiệm quý báu từ lịch sử, chúng ta mới có cơ sở để xây
dựng và phát triển cái mới, cái tiến bộ. Vì vậy ngồi việc dạy học giúp học sinh
nắm bắt được nguồn sử liệu của thế giới, của đất nước, chúng ta còn phải giúp
học sinh tìm hiểu những tri thức lịch sử địa phương mình. Lịch sử địa phương là
những biểu hiện sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Việc đưa lịch sử
địa phương vào giảng dạy trong các nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các danh nhân, các di tích lịch sử văn
hóa, anh hùng dân tộc của q hương. Qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy
tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào trong các em học sinh. Việc giáo dục
Lịch sử Địa phương cũng góp phần tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh đối
với việc học mơn Lịch sử nói riêng và các bộ mơn văn hóa nói chung.
Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, nơi sản sinh ra nhiều
anh hùng dân tộc, nơi hội tụ của nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Nghiên
cứu về lịch sử địa phương Nam Định có vai trị đặc biệt quan trọng và cần thiết
đối với mỗi người con nơi đây, đặc biệt là thế hệ trẻ như các em học sinh. Nó
hình thành ở các em lịng tự hào để từ đó có thêm tình u q hương, u đất
nước đồng thời định hướng đúng cho sự phát triển nhận thức của thế hệ trẻ tỉnh
Nam Định.
Ngày nay, việc giáo dục lịch sử địa phương đã được các cơ quan, ban
ngành của tỉnh Nam Định quan tâm. Tuy nhiên, việc học tập cịn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế. Việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương vẫn
1




chưa được tiến hành đều khắp và thống nhất trong nhà trường. Những giờ học
về lịch sử địa phương chính khóa trong chương trình trung học cơ sở cịn ít so
với thời gian 4 năm học (lớp 6: 1 tiết; lớp 7: 3 tiết; lớp 8: 2 tiết; lớp 9: 2 tiết).
Việc học lịch sử địa phương trên lớp chưa được sinh động, lôi cuốn. Một trong
những phương pháp dạy học thật tốt lịch sử địa phương là tổ chức cho học sinh
tham gia những buổi hoạt động ngoại khóa. Hình thức chủ yếu của hoạt động
này là tham quan các di tích, bảo tàng, tham gia học tập, trải nghiệm nét văn hóa
đặc sắc của địa phương. Việc học tập này giúp học sinh biết vận dụng tri thức
lịch sử từ những trang sách nhỏ vào thực tiễn cuộc sống, biết đem tri thức lịch
sử làm sáng tỏ vốn sống của mình và xã hội mình đang sống. Từ đó giúp các em
hứng thú trong học tập, đem kiến thức phục vụ, xây dựng quê hương Nam Định
thêm giàu đẹp.
Việc học tập lịch sử địa phương thông qua hoạt động ngoại khóa khơng
chỉ áp dụng độc lập đối với bộ mơn lịch sử mà cịn có thể kết hợp việc học tập
các bộ môn khác, giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống, làm cho việc
học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh. Từ đó góp phần nâng cao năng lực
của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực
giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Việc học tập lịch sử địa phương
qua hoạt động ngoại khoá sẽ nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lịch sử địa
phương trong nhà trường và tạo sân chơi cho các em học sinh trong các giờ học
ngoại khóa.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề: “Dạy học
gắn liền hoạt động trải nghiệm trong: Tìm hiểu lịch sử địa phương” làm đề
tài nghiên cứu cho bài dự thi của mình.
2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh trường THCS Lý Tự Trọng
- Nghiên cứu giảng dạy lịch sử địa phương tỉnh Nam Định thơng qua các

hoạt động ngoại khóa.

2


2.2. Mục đích của đề tài
Dạy lịch sử địa phương cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm
cung cấp những kiến thức cơ bản về các danh nhân, các di tích lịch sử văn hóa,
anh hùng dân tộc của quê hương... Lịch sử địa phương có tác dụng giáo dục cho
học sinh lòng yêu quê hương, tự hào về nơi chơn rau cắt rốn của mình, giáo dục
ý thức xây dựng quê hương đất nước, tôn trọng và bảo vệ các di tích văn hố,
lịch sử ở địa phương. Vì vậy, nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Địa phương
cũng góp phần tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh đối với việc học môn
lịch sử.
2.3. Nhiệm vụ của đề tài
Vận dụng phương pháp dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm vào giảng
dạy lịch sử địa phương.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu lịch sử địa phương tỉnh
Nam Định.
Nêu được ý nghĩa, tác dụng của các buổi trải nghiệm kiến thức lịch sử địa
phương thông qua các tiết học.
Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy trong các giờ học nhằm đổi mới kiểm tra đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu sau đây:
Nguồn tư liệu hiện vật: các thư tịch cổ, các bản đồ, phương tiện chiến
tranh, tranh ảnh trong các di tích, bảo tàng của tỉnh Nam Định.
Nguồn tư liệu thành văn: bao gồm các bài viết, các cơng trình nghiên cứu

về lịch sử địa phương tỉnh Nam Định. Các sách giáo khoa bộ môn Lịch sử trong
chương trình phổ thơng.
Các chương trình hoạt động ngoại khóa do trường THCS Lý Tự Trọng tổ
chức.

3


3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp khoa học sau:
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu bài học.
- Sử dụng yếu tố tích cực của phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm
thoại, thuyết trình, trải nghiệm thực tế…
- Hoạt động ngoại khóa dưới hình thức tham quan các di tích, bảo tàng,
tham gia trải nghiệm các nét văn hóa đặc sắc của tỉnh Nam Định.
- Áp dụng đề tài vào giảng dạy lịch sử địa phương các khối lớp và tồn
thể học sinh trường THCS Lý Tự Trọng.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là dạng hoạt động của học sinh ngồi giờ lên lớp
chính thức, ngồi phạm vi quy định của chương trình bộ mơn. Hoạt động này
được gắn với những yêu cầu, nội dung của các môn học để có tác dụng bổ sung,
hỗ trợ cho giáo dục chính khóa.
Hoạt động ngoại khóa được hiểu như là hoạt động được tổ chức ngồi giờ
học của các mơn học ở trên lớp. Hoạt động ngoại khóa là sự tiếp nối hoạt động
dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống
nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh, là việc tổ chức giáo dục thông
qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học – kĩ thuật, lao động cơng ích,

hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệ thuật, thẩm mĩ, thể dục thể
thao, vui chơi giải trí…để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo
đức, năng lực, sở trường…). Như vậy, hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo
dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt
động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế
hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với các hoạt
động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học

4


sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ
trẻ.
1.1.2. Lịch sử địa phương
Lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học tập và
nghiên cứu lịch sử dân tộc.
Khái niệm “địa phương”: Địa phương là những vùng, khu vực trong quan
hệ với những vùng và khu vực khác trong nước (Từ điển tiếng Việt – Trung tâm
Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992, tr.321).
“Địa phương” hiểu theo nghĩa cụ thể là những đơn vị hành chính của một
quốc gia, như thành phố, tỉnh, huyện, xã, thơn, bản, làng, bn, ấp, mường…Nói
một cách khái qt, địa phương được hiểu là một vùng đất, khu vực nhất định,
được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên hay địa giới hành chính để
phân biệt với địa phương khác. Ví dụ miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Việt
Bắc, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình…đều thuộc phạm vi địa phương.
“Lịch sử địa phương” là lịch sử của các địa phương, chẳng hạn lịch sử của
các làng xã, huyện, tỉnh, vùng, miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến
đấu, các cơ quan, xí nghiệp.
Tuy nhiên về mặt chun mơn, kĩ thuật có thể xếp nó vào dạng lịch sử

chuyên ngành.
Khái niệm lịch sử địa phương như vậy rất đa dạng, phong phú cả nội dung
và thể loại.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng dạy học lịch sử địa phương trong trường trung học cơ
sở ở Nam Định
 Các nội dung hoạt động sau đây đã được thường xuyên tổ chức thực hiện.
+ Thuyết trình các nội dung về lịch sử địa phương.
+ Cung cấp các tài liệu về lịch sử địa phương.
 Các hoạt động sau đây (do điều kiện thực tế của từng trường, lớp) ít được tổ
chức thực hiện một cách thường xuyên:
5


+ Chăm sóc các di tích lịch sử.
+ Hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa với những người có
cơng với cách mạng, anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Thưởng thức, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ với các chủ đề liên quan đến
lịch sử địa phương.
+ Trị chơi giải trí.
 Các nội dung hoạt động sau đây được học sinh yêu thích, song ít được tổ
chức thực hiện:
+ Tham quan các di tích cách mạng, làng cách mạng…
+ Tổ chức bài học tại địa phương, trong nhà bảo tàng, phịng truyền
thống…
+ Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hóa, xã hội liên quan đến địa
phương…
+ Thảo luận, trao đổi hoặc tìm hiểu về lịch sử địa phương…
+ Các hội thi khéo tay, đố vui, ứng xử…liên quan đến lịch sử địa phương.
 Các nội dung sau, có một bộ phận giáo viên cịn gặp khó khăn khi tổ chức

thực hiện:
+ Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế ở địa phương.
+ Trao đổi, thảo luận, thi tìm hiểu lịch sử địa phương.
+ Văn hóa, văn nghệ.
+ Thi sáng tạo.
+ Tham quan các di tích lịch sử địa phương ở xa.
 Các nội dung sau đây chưa được tổ chức thực hiện:
+ Hoạt động câu lạc bộ lịch sử địa phương.
+ Tổ chức cho các nhân chứng lịch sử kể lại cho học sinh về các vấn đề
có liên quan đến các sự kiện lịch sử ở địa phương.
+ Nói chuyện, sưu tầm lịch sử địa phương và tìm hiểu các anh hùng địa
phương.
Như vậy, các nội dung giảng dạy lịch sử địa phương được nhà trường và
giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện là những nội dung hoạt
6


động dễ thực hiện, dễ tổ chức, ít tốn cơng sức thời gian, khơng cần có sự đầu tư
kinh phí. Các nội dung khác có tính sáng tạo mất nhiều thời gian, tốn nhiều sức
lực, trí tuệ và địi hỏi có sự đầu tư kinh phí thì ít được thực hiện.
1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử địa phương ở
Nam Định
* Thuận lợi:
Ban giám hiệu các nhà trường ln động viên, khuyến khích, tạo điều
kiện cho các giáo viên tổ chức các hình thức giảng dạy lịch sử địa phương
phong phú, đa dạng.
Học sinh rất hứng thú vì được thay đổi mơi trường, hình thức học tập từ
đó giúp lớp học thêm sinh động.
Đa số học sinh thích tìm tịi, học hỏi những điều mới, thích tham gia các
hoạt động, ln thắc mắc về cuộc sống xung quanh, lịch sử địa phương nơi mình

sống và muốn giáo viên giải đáp. Đồng thời phát huy tính độc lập, tích cực của
học sinh trong tiết học.
Địa phương Nam Định có nhiều di tích cách mạng, các nhà tưởng niệm,
các tượng đài anh hùng của đất nước, nhiều cơng trình kiến trúc tơn giáo, lễ hội
dân tộc…tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu về nơi chơn rau
cắt rốn.
* Khó khăn:
Do giáo viên thiếu thời gian và chưa trang bị đủ kiến thức và năng lực tổ
chức hoạt động. Thực tế trong trường THCS giáo viên chỉ chú tâm đến dạy học
lịch sử dân tộc chưa quan tâm thỏa đáng đến lịch sử địa phương. Để giảng dạy
lịch sử địa phương thực sự có hiệu quả địi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều
công sức, tốn nhiều thời gian, công sức.
Phương pháp tiến hành các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn theo lối dạy
học trên lớp là chủ yếu nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các giờ
học lịch sử địa phương.
Các trường còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, kinh phí hoạt
động, thiếu tài liệu, sách hướng dẫn cũng làm hạn chế hiệu quả giảng dạy lịch sử
địa phương. Thực tế ở các trường học khuôn viên chật hẹp, giáo viên kiêm
nhiệm nhiều việc, học sinh tham gia nhiều khóa học, các trường chưa có nhiều

7


kinh phí nên chỉ được thực hiện theo hình thức cho học sinh nghe thuyết
giảng… Bên cạnh đó, tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong
các nhà trường còn nghèo nàn.
Giáo dục học sinh THCS qua việc học lịch sử địa phương rất phức tạp và
khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Để chuẩn bị cho các buổi hoạt động trải nghiệm, tôi đã xây dựng chương

trình, bàn bạc thống nhất nội dung cùng giáo viên dạy bộ môn Lịch sử và tổ
Khoa học Xã hội cùng bàn bạc phương hướng thực hiện việc trải nghiệm cho
học sinh với mục tiêu: Đổi mới - Sáng tạo - Hiệu quả - An toàn. Được sự ủng
hộ, tạo điều kiện của thầy Hiệu trường và sự phối kết hợp nhiệt tình của Hội cha
mẹ học sinh, Ban Giám đốc Bảo tàng Nam Định, Bảo tàng Đồng Quê, các
hướng dẫn viên của Bảo tàng tỉnh Nam Định, chúng tôi đã tổ chức được những
buổi trải nghiệm bổ ích với những nội dung sau:
Khối 6: Học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương qua trải nghiệm tại Bảo tàng
tỉnh Nam Định, viếng nghĩa trang liệt sỹ thành phố Nam Định
Khối 7: Học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương qua học tập ngoại khóa tại
đền Trần
Khối 8: Học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương qua trải nghiệm tại Bảo tàng
Đồng Quê và nhà tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh.
Khối 9: Học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương qua khu di tích lịch sử văn
hố Phủ Giầy tại Vụ Bản và một số làng nghề ở Ý Yên như làng nghề đúc đồng,
chạm khắc gỗ.
2.1. Khối 6: Học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương tại Bảo tàng tỉnh Nam
Định, viếng nghĩa nghĩa trang liệt sỹ Thành phố Nam Định
2.1.1.Học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương tại Bảo tàng tỉnh Nam Định
Khi giáo viên tổ chức cho học sinh học tập, tham quan tại Bảo tàng tỉnh
Nam Định . Trước khi đến với Bảo tàng, giáo viên có thể giới thiệu trước cho
học sinh như sau:
Địa chỉ Bảo tàng: Đường Cột Cờ, Thành phố Nam Định, Nam Định; Điện
thoại: 0228.3849293

8


Bảo tàng Nam Định là một trong số bảo tàng cấp tỉnh có lịch sử hình
thành khá sớm trong tồn quốc. Tiền thân là phòng Bảo tàng thuộc Ty Văn hoá

Nam Định ra đời năm 1958. Năm 1980, UBND tỉnh có quyết định thành lập Nhà
bảo tàng. Từ đây Bảo tàng tỉnh đã chính thức trở thành một thiết chế văn hóa có
đầy đủ các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của một bảo tàng cấp tỉnh. Năm
2011, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã được xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàng Việt
Nam.
Là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Nam đồng bằng sông Hồng, Nam
Định là nơi hội tụ và bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Trong tiến
trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, ở bất cứ giai đoạn nào mảnh đất Nam Định
cũng ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa hết sức tiêu biểu, phong phú và đa
dạng. Đặc biệt là ở thời Trần, Thiên Trường xưa - Nam Định nay không chỉ là
quê hương, nơi đất tổ của các Vua Trần mà lịch sử còn ghi nhận như một kinh
đô thứ hai sau Thăng Long ở thế kỷ 13-14. Đây cũng chính là nền tảng, là điểm
tựa về kinh tế - xã hội để đến thời Nguyễn, Thành phố Nam Định trở thành một
trong ba thành phố lớn của miền Bắc, trở thành đô thị loại I, khẳng định vị thế
trung tâm khu vực Nam đồng bằng sơng Hồng.
Nam Định cịn được biết đến với các giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo, là
trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu - một tín ngưỡng bản địa của Việt Nam. Nam
Định cịn có gần 2.000 di tích lịch sử văn hóa với trên 200 lễ hội truyền thống,
trong đó có những lễ hội mang tầm quốc gia, vùng miền rộng lớn như lễ hội
Trần, lễ hội Phủ Dầy. Trong nền kinh tế thị trường, Nam Định đã duy trì và phát
triển được nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân có tay nghề cao ở
làng trồng hoa cây cảnh Vị Khê, làng chạm khắc gỗ La Xuyên, làng đúc đồng
Tống Xá, làng rèn Vân Chàng... cùng các di sản văn hóa phi vật thể khác như
chầu văn, hát chèo, rối nước, rối cạn... là những tinh hoa văn hóa của q hương
đang được gìn giữ và phát triển.
Nam Định còn là vùng đất học, đất văn, trước kia Nam Định đã từng có
trường thi quốc gia, từ đó đến nay, thời kỳ nào Nam Định cũng có những nhân

9



tài đóng góp cho quê hương, đất nước, tiêu biểu là các nhà cách mạng Tống Văn
Trân, Trần Huy Liệu, Vũ Văn Hiếu, Lê Đức Thọ, Trường Chinh...
“Điểm nhấn" của phần trưng bày là thời Trần, là chủ đề trưng bày chính
của tồn bộ hệ thống trưng bày lịch sử xã hội tỉnh Nam Định. Phần trưng bày
này không chỉ dành một khơng gian trang trọng, diện tích lớn nhất mà số lượng
hình ảnh, hiện vật cịn nhiều nhất, phong phú nhất. Các tài liệu, hiện vật thời
Trần được bố trí làm nổi bật 3 nội dung cơ bản, mấu chốt: khẳng định Nam Định
là quê hương, đất phát tích của vương triều Trần, nêu tổng quan về hành cung
Thiên Trường và các căn cứ địa của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Nguyên - Mông, quá trình nghiên cứu khai quật khảo cổ học tại
Nam Định qua nhiều thời kỳ.
Đến học tập tại bảo tàng Nam Định các em học sing sẽ được các hướng
dẫn viên du lịch của bảo tàng giới thiệu cụ thể chi tiết về một thời kì phát triển
của lịch sử Nam Định nói chung và lịch sử thành phố Nam Định nói riêng;

CBGV trường THCS Lý Tự Trọng trong một buổi trải nghiệm
cùng học sinh tại bảo tàng.

10


Bên cạnh việc tìm hiểu lịch sử, để giúp học sinh có thêm kiến thức, kĩ
năng trong cuộc sống, giáo viên của nhà trường đã phối hợp với các hướng dẫn
viên của Bảo tàng tổ chức các trò chơi dân gian, cắm trại... nhằm tạo hứng thú
cho học sinh

Học sinh trường THCS Lý Tự Trọng trong một buổi học tập tại bảo tàng.

Cô giáo Nguyễn Thị Trâm (tác giả- đứng sau) cùng Giáo viên, phụ huynh,

học sinh trong buổi trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh Nam Định

11


Qua buổi trải nghiệm giúp các em học sinh:
- Được được mắt thấy, tai nghe về các số liệu, hình ảnh, chi tiết lịch sử ở
địa phương.
- Qua buổi trải nghiệm, khám phá những giá trị truyền thống của địa
phương giúp các em khám phá theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”,
khuyến khích tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung kiến thức thực tế
cho học sinh hỗ trợ với lý thuyết học ở trường.
2.1.2. Một hoạt động trải nghiệm khác dành cho học sinh khối 6 là viếng nghĩa
trang liệt sỹ thành phố Nam Định:
Nam Định là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong các cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc nhân dân Nam Định đã có
nhiều đóng góp to lớn về sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần làm nên
chiến thắng vĩ đại của dân tộc, trong đó có nhiều chiến sỹ đã ngã xuống vì non
sơng đất nước. Để đời đời ghi nhớ công ơn của các liệt sỹ, hàng năm giáo viên
đã cùng các em học sinh của nhà trường luôn đến làm cỏ, làm lễ dâng hương tại
nghĩa trang liệt sỹ thành phố Nam Định (đường Trần Huy Liệu - phường Văn
Miếu) cầu nguyện cho anh linh các liệt sỹ được siêu thoát về miền tịnh cảnh,
phù hộ cho đất nước mãi phồn vinh, thịnh vượng. 740 ngôi mộ các liệt sỹ tại
nghĩa trang Thành phố Nam Định đã được sưởi ấm, thắp sáng không chỉ bằng
những nén hương thơm ngát, bằng những ngọn nến lung linh mà quan trọng hơn
đó là bằng cả tấm lịng tri ân và báo ân của hội đồng sư phạm và của các con học
sinh trường THCS Lý Tự Trọng.

Thầy giáo Nguyễn Minh Đức (Bí thư Đồn trường) cùng học sinh
trong lễ dâng hương tại Nghĩa trang TP Nam Định nhân ngày 26/03/2018

12


Thầy giáo Nguyễn Minh Đức (Bí thư Đồn trường) cùng học sinh chăm sóc phần mộ
và dâng hoa tại Nghĩa trang TP Nam Định nhân ngày 26/03/2018

Từ buổi viếng thăm Nghĩa trang liệt sĩ thành phố, hình thành trong các
em lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt của quê hương, thấy được sự hi sinh to
lớn của các thế hệ cha ơng để cho chúng ta có cuộc sống độc lập tự do như ngày
hôm nay. Và các em cũng tự thấy mình phải có trách nhiệm trong việc học tập,
tu dưỡng rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong để sau này trở thành một
công dân tốt, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
2.2. Khối 7: Học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương tại đền Trần
Trước khi được trải nghiệm tìm hiểu lịch sử điạ phương đối với học sinh
khối 7, các em đã được học các bài lịch sử về nhà Trần với các cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Nguyên Mông
Tiết 22,23: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII
Tiết 24,25,26,27: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỷ XIII)
13


Vì vậy trong quy định chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục- Đào tạo
có 2 tiết tìm hiểu lịch sử địa phương, tơi đã xây dựng chương trình cho học sinh
tìm hiểu lịch sử địa phương ngồi khơng gian lớp học bằng hoạt động trải
nghiệm tại đền Trần (cách trường hơn 4 km)
Trước khi tìm hiểu lịch sử tại đền Trần, dựa vào nội dung đã học Giáo
viên chia lớp( 5 lớp với 200 học sinh) mỗi lớp hai nhóm để các em tự tìm hiểu kĩ
về: lịch sử và kiến trúc đền Trần, lễ hội đền Trần
Nhóm1: Tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc đền Trần
Nhóm 2: Tìm hiểu về lễ hội đền Trần

Khi đến trải nghiệm tại đền Trần giáo viên cho học sinh thuyết trình
những hiểu biết của mình (trên mic - loa kéo di động). Nội dung nhóm 1 do cơ
giáo: Hồng Thị Ngọc Hà - Thạc sỹ Lịch sử, giáo viên dạy lịch sử nhà trường
làm cố vấn; Nội dung nhóm 2 do cơ giáo Lê Thị Hịa - Cử nhân chun ngành
Lịch sử, giáo viên dạy Lịch sử nhà trường làm cố vấn.
Về mặt cơ bản, qua buổi trải nghiệm, học sinh hiểu rõ hơn về:
* Lịch sử đền Trần
Đền Trần (Trần Miếu)là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa,
phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua
nhà Trần cùng các quan lại có cơng phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ
năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế
kỷ XV.
Đền Trần bao gồm 3 cơng trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay
đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền,
phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam mơn
(cổng chính phía nam)và Trần Miếu(Miếu thờ nhà Trần).Qua cổng là một hồ
nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía
Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đơng là đền Cố Trạch.
Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mơ ngang nhau. Mỗi đền gồm
tịa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền
đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.
14


Đền Thiên Trường: Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và
cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung
Trùng Quang là nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần
hiện nay được dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hịa thứ 15 (tức năm
1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm.
Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm,

thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đơng Tây.
Tổng cộng có 9 tịa, 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Bệ thờ Cơng đồng Hồng đế tại Tiền đường: Tiền đường của đền Thiên
Trường gồm 5 gian, dài 13 mét. Có 12 cột cái cùng 12 cột quân, tất cả đều được
đặt trên chân tảng bằng đá hình cánh sen có từ thời Trần là chân cột cung Trùng
Quang cũ. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có cơng lớn phù tá nhà
Trần.
Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy
nhiên, khơng có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ
ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.
Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của
họ Trần và các phu nhân chính thất ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần
cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải.
Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các cơng
thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, và ban thờ riêng cho các quan
võ.
Đền Cố Trạch: Đền Cố Trạch nằm phía Đơng của đền Thiên Trường. Nhìn
từ sân, là bên phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894.
Theo bia "Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký", thì lúc tu sửa đền
Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đơng
đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch
(nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh
thành vào năm 1895, đền được đặt tên là Cố Trạch Từ (đền nhà cũ). Đền Hạ là
tên thường gọi.
15


Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền
đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng
Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.

Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng
Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị
của các quan võ.
Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài
vị văn thần triều Trần.
Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Cơng và các
thân nhân họ Trần.
Tịa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của
4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng qn.
Tịa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần
Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con
dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).
Đền Trùng Hoa: Đền Trùng Hoa trong quần thể Đền Trần. Đền Trùng Hoa
mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của chính phủ
xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các
đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái thượng hồng. Trong đền
Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hồng đế nhà Trần đặt tại tịa
trung đường và tịa chính tẩm. Tịa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội
đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
* Lễ hội:
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20
tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.
Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày
15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong khơng gian làng Tức Mặc,
dần trở thành lễ hội lớn. "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn
dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vng, làm bằng gỗ, được chế tạo vào
16



thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đơng-Tây của viền ấn khắc
hình hai con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương."
"Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần,
phạm vi, quy mơ nhỏ hẹp là dịng họ Trần tại làng Tức Mặc.

Học sinh Trần Vũ Thúy Vy- Lớp 7A1 cùng các em trong đội múa
tại lễ hội đền Trần

Qua buổi trải nghiệm tại di tích lịch sử đền Trần - Nam Định giúp học
sinh hiểu được:
- Quá trình hình thành, phát triển của nhà Trần, những đóng góp của nhà
Trần đối với đất nước đặc biệt là ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
Mông- Nguyên.
- Những công lao của các vị vua, những danh tướng thời Trần tiêu biểu
như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo… Nam Định cũng chính
là q hương của dịng họ Trần.
- Những lễ hội ở đền Trần- Nam Định
- Qua đó giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, tự hào về
con người và truyền thống tốt đẹp của quê hương, giữ gìn bảo vệ và phát huy

17


những nét văn hố của địa phương. Từ đó, mỗi học sinh có trách nhiệm học tập,
tu dưỡng đạo đức để sau này xây dựng quê hương giàu đẹp
2. 3. Khối 8: Học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương qua trải nghiệm tại nhà
tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh và Bảo tàng Đồng Quê
Khi dạy lịch sử địa phương cho học sinh khối 8, giáo viên giới thiệu với
học sinh một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng: đồng chí Trường
Trinh – một người con ưu tú của mảnh đất Nam Định. Giáo viên giới thiệu về

tiểu sử và sự nghiệp của cố Tổng bí thư Trường Trinh để học sinh bày tỏ lòng
biết ơn của mình đối với những người có cơng với cách mạng.
Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trận trọng, tình cảm và những việc làm đền
ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có cơng
với dân tộc, đất nước. Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người
với con người.
Trước khi tổ chức cho học sinh hoạt động tham quan và dâng hương tại
nhà tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Trinh giáo viên giới thiệu cho học sinh
về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Trường Trinh:
Đồng chí Trường Chinh (1907 – 1988) là một chính khách Việt Nam.
Ông là người giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
Ông tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9 tháng 2 năm 1907, ở thôn Hành
Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cụ nội ông tên là
Đặng Xuân Bảng, đỗ Tiến sĩ tam giáp đệ nhất danh năm 1856. Cha ông là cụ
Đặng Xuân Viện, là một nhà nho yêu nước. Do truyền thống giáo dục của gia
đình, được sự giáo dục của cha, từ nhỏ ông đã được làm quen với Tứ thư, Ngũ
kinh, thơ Đường và được đào tạo bài bản về văn hóa và lịch sử theo truyền
thống Nho học. Khi lớn lên ông bắt đầu tiếp xúc Tây học. Năm 1925 ông học
bậc Thành chung tại Nam Định (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong),
ông đã tham gia phong trào đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi
khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Châu Trinh. Năm 1926 ông bị trường đuổi
học. Năm 1927 ông chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học ở trường Cao đẳng Thương
mại và tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1929 ông
tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản đảng ở Bắc kì và trở
18


thành một trong những đảng viên đầu tiên của đảng này. Năm 1930, ông được
chỉ định vào Ban tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông
Dương. Cuối năm này, ông bị Pháp bắt và kết án 12 năm tù và đày đi Sơn La,

đến năm 1936 được trả tự do. Giai đoạn 1936 – 1939, ông là Xứ Ủy viên Bắc
Kỳ cùng Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Đảng Cộng sản
Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc kì. Năm 1940, ông được cử
làm chủ tịch báo Cờ giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc kì, kiêm phụ trách các
tờ báo tiếng Pháp. Từ những năm sau đó ơng trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt
của đảng Cộng sản Việt Nam.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan học tập, dâng hương tại nhà
tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường,
tỉnh Nam Định.

Ban thờ cố TBT Trường Chinh – xã Xuân Hồng – huyện Xuân Trường
tỉnh Nam Định.

19


Cơ giáo Nguyễn Thị Trâm (Hàng đầu, phía trái) cùng giáo viên, học sinh trường
THCS Lý Tự Trọng trong lễ dâng hương Cố TBT Trường Chinh – xã Xuân Hồng –
huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định.

Giáo viên, học sinh trường THCS Lý Tự Trọng trong lễ dâng hương
Cố TBT Trường Chinh – xã Xuân Hồng – huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định.

Thời gian hịa bình, từng bước khắc phục khó khăn, gian khổ, khắc phục
hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn, bảo đảm an tồn cho các tuyến giao thông
vận tải, đẩy mạnh mọi mặt sản xuất. Ngày 16-4-1972, đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ hai kéo dài 188 ngày đêm. Không quân Mỹ đã đánh

20



phá 633 trận vào 893 mục tiêu khác nhau, số máy bay đánh phá Thành phố Nam
Định lên tới 1.345 lượt chiếc. Lực lượng vũ trang trong tỉnh bắn rơi 28 máy bay,
2 tàu chiến. Bị thất bại nặng nề, năm 1973 đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định
Pari, chấm dứt chiến tranh và lập lại hịa bình ở Việt Nam, quân đội Mỹ và đồng
minh Qua buổi trải nghiệm tại Nhà cố Tổng bí thư Trường Chinh, giáo viên đã
hướng dẫn học sinh tìm hiểu hàng trăm hiện vật, hình ảnh tái hiện cuộc đời, sự
nghiệp cách mạng của đồng chí Trường Chinh- người 3 lần làm Tổng Bí thư của
Đảng. Đồng thời biết thêm được truyền thống hiếu học của gia đình đồng chí
Trường Chinh. Các hoạt động của nhà trường giúp các em học sinh tự hào hơn
về người con ưu tú của quê hương, dân tộc, từ đó phát huy truyền thống để học
tập, cống hiến cho quê hương đất nước.
Sau khi học tập trải nghiệm tại q hương cố tổng Bí thư Trường Chinh,
đồn sẽ tiếp tục hướng dẫn học sinh học tập tại Bảo tàng Đồng Quê:
Đến với Bảo tàng Đồng Quê huyện Giao Thủy học sinh có thể chủ động
quan sát học tập về lịch sử dân tộc từ thời kì dựng nước, giữ nước. Từ những
hiện vật có trong bảo tàng về cuộc kháng chiến chống Mỹ học sinh hiểu được:
Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam tiến hành chiến
tranh cục bộ, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân
ra miền Bắc. Cùng với các thành phố trọng điểm của miền Bắc là Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc
Mỹ. Hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nhân dân và lực lượng vũ
trang Nam Định nêu cao tinh thần “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,
“Chắc tay súng, vững tay cày” vừa sản xuất, vừa chiến đấu phối hợp với các đơn
vị phịng khơng, khơng qn đánh trên 2.000 trận, bắn rơi 110 máy bay, trong đó
lực lượng vũ trang tỉnh Nam Định trực tiếp bắn rơi 28 máy bay, bắn cháy 3 tàu
chiến, rà phá 80% bom nổ chậm, thủy lôi của địch, đảm bảo và vận chuyển trên
1 triệu tấn hàng hóa, vũ khí ra tiền tuyến. Thực hiện khẩu hiệu “Thóc khơng
thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”, tồn tỉnh có 145.649 người con
quê hương xung kích lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc; mỗi năm đóng góp từ

50-65 nghìn tấn lương thực, hàng chục nghìn tấn thực phẩm. Tiêu biểu là chiến
cơng của Tiểu đồn 6 pháo cao xạ, Tiểu đoàn 66 pháo binh bộ đội địa phương,

21


Trung đoàn tự vệ Nhà máy Dệt Nam Định, dân quân xã Nghĩa Lâm (Nghĩa
Hưng) lực lượng vũ trang Hải Hậu, Thành phố Nam Định.
Ngày 1-11-1968, Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom và mọi hành động
chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấp nhận ngồi vào
đàm phán ở Hội nghị Pari. Từ năm 1969, quân và dân Nam Định đã tranh thủ
của Mỹ phải rút khỏi Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, quân và dân Nam Định đã
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đồn kết thống nhất ý chí và hành động, tạo
thành sức mạnh tổng hợp to lớn, sản xuất và chiến đấu giỏi, góp phần bảo vệ
vững chắc quê hương và miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Ghi nhận thành tích, chiến cơng của Đảng bộ, dân và qn Nam Định
trong hai cuộc kháng chiến, năm 1978, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh
hiệu Anh hùng LLVTND cho Đảng bộ, dân và quân tỉnh Nam Định. Đến nay, có
145 tập thể và 43 người con ưu tú của quê hương Nam Định được truy tặng và
phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND trong các cuộc kháng chiến; có hơn
1.240 bà mẹ được truy tặng, phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
hơn 3,6 vạn người con ưu tú của quê hương Nam Định đã hy sinh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc.

Cán bộ của Bảo tàng tỉnh Nam Định đang thuyết minh cho học sinh trường THCS Lý
Tự Trọng tìm hiểu về quá trình đấu tranh giành độc lập của quân dân tỉnh Nam Định
(tại Bảo tàng Đồng Quê – Giao Thủy – Nam Định)

22



Qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng học sinh hiểu thêm khía cạnh nhỏ về
giai đoạn lịch sử 1930-1945 của tỉnh Nam Định. Để thực hiện chính sách khai
thác, bóc lột, kiếm lợi nhuận cao nhất, ngay sau khi cơ bản đàn áp được phong
trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta, thực dân Pháp đã biến bộ máy cai trị
của giai cấp phong kiến thành chỗ dựa và hệ thống tay sai giúp chúng bóc lột và
đàn áp. Về kinh tế, chúng cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân lập đồn điền và
phát canh thu tô, chúng lợi dụng lòng mộ đạo của giáo dân để xúi giục địi làng
chia ruộng cơng đưa vào nhà chung. Khơng những vậy, chúng cịn bắt nhân dân
ta đóng nhiều thứ thuế vơ lý, bị bắt đi phu, đi lính, bị đầu độc bằng rượu cồn,
thuốc phiện, cờ bạc, 90% dân số mù chữ… Việc phòng bệnh rất kém nên các
dịch bệnh sởi, đậu mùa, tiêu chảy, kiết lỵ, cảm cúm, đau mắt thường xảy ra, có
trận dịch làm hàng trăm người thiệt mạng. Hay trong cuốn sách "Lịch sử tỉnh Hà
Nam Ninh", xuất bản năm 1988, cũng có ghi: "Phủ Nghĩa Hưng, Nam Định mỗi
ngày chết 400 người. Huyện Kim Sơn (Ninh Bình), cả vụ đói có 22.908 người
chết. Trong 6.161 hộ của cả tỉnh Hà Nam Ninh thì có 1.571 hộ chết khơng cịn
người nào. Nam Định chết 212.218 người; Ninh Bình: 37.939 người, Hà Nam:
50.398 người…" Người dân lâm vào cảnh bần cùng, nhiều gia đình tan nát, phải
bán vợ, đợ con, thường xuyên sống trong cảnh bị thúc nợ, bắt nợ, dỡ nhà, cướp
đất... Xã hội có sự phân chia giai cấp sâu sắc giữa địa chủ và nơng dân… Lịng
dân ốn hận chế độ thuộc địa và phong kiến tay sai, nhiều cuộc đấu tranh tự phát
đã nổ ra. Đó là những đốm lửa nhỏ đợi cơn gió cách mạng của thời đại thổi bùng
lên thành những phong trào quật khởi, dẫn đến nhiều thắng lợi to lớn sau này,
làm cuộc cách mạng đổi đời cho nhân dân Nam Định nói riêng cũng như người
dân Việt Nam nói chung.

23



Khu nhà trung nơng

Khu nhà bần nơng

Qua việc tìm hiểu học sinh hiểu được cuộc sống của người dân tỉnh Nam
Định nói riêng và của cả nước nói chung thời kì 1930-1945 để từ đó có lịng biết
ơn đối với những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước để người dân có
cuộc sống như ngày hơm nay đồng thời xác định được trách nhiệm của cá nhân
trong việc học tập tu dưỡng và rèn luyện đạo đức.

24


Học sinh lớp 8A1 tham gia làm bánh tại Bảo tàng Đồng Quê

2.4. Khối 9: Học sinh tìm hiểu lịch sử địa phương qua đền thờ Mẫu tại Vụ
Bản và một số làng nghề ở Ý Yên như làng nghề đúc đồng, chạm khắc gỗ.
2.4.1. Khu di tích lịch sử - văn hoá Phủ Giầy
Trước khi cho học sinh khối 9 đi thăm quan, giáo viên hướng dẫn các em
tìm hiểu trước về khu di tích lịch sử, văn hố Phủ Giầy- Vụ Bản- Nam Định.
Khi đến di tích, các em học sinh có thể cử một số bạn tự thuyết trình về
những hiểu biết của mình về khu di tích
Sau đó giáo viên nhận xét về buổi thuyết trình của các em và chốt lại
những ý quan trọng.
Phủ Dầy (có khi ghi là Phủ Giầy, Phủ Giày) là một quần thể di tích tâm
linh của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ
10 từ thành phố Nam Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà
chúa Liễu Hạnh (phủ chính), ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc cịn lại là phủ
Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn,
và lăng bà chúa Liễu Hạnh.

25


×