Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TOÁN TIỂU HỌC THÔNG QUA CHỦ ĐỀ DẠY ĐO LƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

BÀI TẬP LỚN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TOÁN TIỂU HỌC

CHỦ ĐỀ

DẠY ĐO LƯỜNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TỐN Ở TIỂU HỌC

11/2021


2

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

1.Lý do chọn chủ đề……………………………………………………………………3
2.Mục tiêu đạt được của bài tập lớn này……………………………………………….4
B. NỘI DUNG
1. Nội dung dạy học và yêu cầu đạt
1.1. Nội dung dạy học của chủ đề đo lường trong chương trình Tốn ở Tiểu học…5
1.2. Yêu cầu cần đạt của chủ đề đo lường trong chương trình Tốn ở Tiểu học…. 6
2. Một số vấn đề cơ bản về năng lực dạy học toán tiểu học
2.1. Quan niệm về năng lực dạy học toán tiểu học……………………………………..8
2.2. Các thành tố của năng lực dạy học toán tiểu học………………………………….8
2.3. Các biểu hiện của năng lực dạy học toán tiểu học………………………………...8


3. Cơ hội phát triển năng lực dạy học toán tiểu học
………………………………………………………………………………………….9
4. Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh
4.1. Quan niệm dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh……………15
4.2. Khai thác, lựa chọn và phối hợp một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học theo hướng phát triển năng lực của học sinh……………………………………..16
5. Kế hoạch bài dạy toán tiểu học theo hướng phát triển năng lực của học sinh
5.1. Kế hoạch bài dạy 1……………………………………………………………….21
5.2. Kế hoạch bài dạy 2……………………………………………………………….25
C. KẾT LUẬN
………………………………………………………………………………………...29


3

CHỦ ĐỀ
DẠY ĐO LƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TỐN Ở TIỂU HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chủ đề:
Nội dung cốt lõi của mơn Tốn trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018
được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích;
Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.
Trong đó chủ đề đo lường nói riêng và mạch kiến thức Hình học và Đo lường
nói chung là một trong những thành phần quan trọng của giáo dục toán học. Đo lường
(với các đại lượng đo thông dụng) tạo cho học sinh khả năng suy luận, kĩ năng thực
hiện các chứng minh tốn học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo
tốn học, trí tưởng tượng khơng gian và tính trực giác.
Cũng trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 mục tiêu của mơn Tốn ở
Tiểu học đã nêu: Đo lường (với các đại lượng đo thơng dụng) giúp học sinh tính tốn
một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng khơng gian; giải quyết một số

vấn đề thực tiễn đơn giản.
Các đơn vị đo lường trong chương trình Tốn ở Tiểu học là những đơn vị đo
cần thiết, gắn bó với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Dạy đo lường là một trong
những biện pháp quan trọng làm cho học gắn với hành, gắn nhà trường với đời sống
thực tiễn, ứng dụng được trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Khi dạy và
học đo lường trong chương trình Tốn Tiểu học, có một số đơn vị đo rất trừu tượng,
khó mơ tả bằng trực quan dẫn đến việc học sinh hiểu bài rất mơ hồ, sai kiến thức. Để
học sinh có được những kiến thức chính xác về học đo lường, vận dụng được vào
trong cuộc sống thì địi hỏi người giáo viên phải có năng lực trong dạy tốn.
Cùng với vai trị quan trọng của việc dạy đo lường trong chương trình Tốn
Tiểu học, với mong muốn giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao năng lực dạy Tốn
nói chung và dạy đo lường nói riêng, tôi đã lựa chọn chủ đề dạy đo lường trong
chương trình Tốn ở Tiểu học để thực hiện bài tập lớn này.
Chủ đề đo lường trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm các đại
lượng : Độ dài, khối lượng, dung tích, diện tích, thể tích, thời gian, tiền tệ, nhiệt độ, đo
góc, vận tốc.
Phân bố mạch nội dung ở các lớp:


4

Lớp 1 Lớp 2

Lớp
1
Lớp
2
Lớp
3
Lớp 4


Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 5

2. Mục tiêu đạt được của bài tập lớn này:
Giúp giáo viên nâng cao năng lực dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và dạy đo
lường nói riêng. Phát triển được năng lực thực hiện chương trình giáo dục mơn Tốn
tiểu học. Năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy toán tiểu học theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh. Năng lực thực hiện kế hoạch bài dạy toán tiểu học theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học
toán tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Bên cạnh những mục tiêu trên, bài tập lớn này sẽ góp phần cung cấp thêm cho
giáo viên những về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về đo lường…
B. NỘI DUNG
1. Nội dung dạy học và yêu cầu đạt:
1.1. Nội dung dạy học của chủ đề đo lường trong mơn Tốn ở Tiểu học:
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung của chủ đề đo lường
trong mơn Tốn ở Tiểu học gồm:
Lớp
1

Nội dung
- Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng.
- Thực hành đo đại lượng.



5

2, 3, 4, 5

- Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng.
- Thực hành đo đại lượng.
- Tính tốn và ước lượng với các số đo đại lượng.

1.2. Yêu cầu cần đạt của chủ đề đo lường trong mơn Tốn ở Tiểu học:
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu cần đạt của chủ đề đo
lường trong mơn Tốn ở Tiểu học gồm:
* Lớp 1
- Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”.
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti-mét); đọc và viết được số đo độ dài
trong phạm vi 100cm.
- Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.
- Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ.
- Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay,
bước chân,...).
- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.
- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.
- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ
đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).
* Lớp 2
- Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”.
- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki-lô-gam); đọc và viết được số đo khối
lượng trong phạm vi 1000kg.
- Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); đọc và viết được số đo dung tích trong

phạm vi 1000 lít.
- Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét), km (ki-lô-mét) và quan
hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
- Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút.
- Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày;
sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5).
- Nhận biết được tiền Việt Nam thơng qua hình ảnh một số tờ tiền.
- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng, thước thẳng
có chia vạch đến xăng-ti-mét,...) để thực hành cân, đo, đong, đếm.
- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính tốn với các số đo độ dài, khối lượng, dung
tích đã học.
- Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ:
cột cờ trường em cao khoảng 6m, cửa ra vào của lớp học cao khoảng 2m,...).
- Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh.


6

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường các đại lượng đã
học.
* Lớp 3
- Nhận biết được “diện tích” thơng qua một số biểu tượng cụ thể.
- Nhận biết được đơn vị đo diện tích: cm2 (xăng-ti-mét vng).
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: mm (mi-li-mét); quan hệ giữa các đơn vị m, dm, cm
và mm.
- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: g (gam); quan hệ giữa g và kg.
- Nhận biết được đơn vị đo dung tích: ml (mi-li-lít); quan hệ giữa l và ml.
- Nhận biết được đơn vị đo nhiệt độ (oC).
- Nhận biết được mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100 000 đồng);

nhận biết được tờ tiền hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng (khơng u cầu học
sinh đọc, viết số chỉ mệnh giá).
- Nhận biết được tháng trong năm.
- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thơng dụng, thước
thẳng có chia vạch đến mi-li-mét, nhiệt kế,...) để thực hành cân, đo, đong, đếm.
- Đọc được giờ chính xác đến 5 phút và từng phút trên đồng hồ.
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính tốn với các số đo độ dài (mm, cm, dm, m,
km); diện tích (cm2); khối lượng (g, kg); dung tích (ml, l); thời gian (phút, giờ, ngày,
tuần lễ, tháng, năm); tiền Việt Nam đã học.
- Tính được chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vng khi biết
độ dài các cạnh.
- Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vng.
- Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn
giản (ví dụ: cân nặng của một con gà khoảng 2kg,...).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường.
* Lớp 4
- Nhận biết được các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa các đơn vị đó
với kg.
- Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: dm2 (đề-xi-mét vng), m2 (mét vng), mm2
(mi-li-mét vng) và quan hệ giữa các đơn vị đó.
- Nhận biết được các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ và quan hệ giữa các đơn vị đo
thời gian đã học.
- Nhận biết được đơn vị đo góc: độ (o).
- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem
thời gian với các đơn vị đo đã học.
- Sử dụng được thước đo góc để đo các góc: 60o; 90o; 120o; 180o.
-Thực hiện được việc chuyển đổi và tính tốn với các số đo độ dài (mm, cm, dm, m,
km); diện tích (mm2, cm2, dm2, m2); khối lượng (g, kg, yến, tạ, tấn); dung tích (ml, l);
thời gian (giây, phút, giờ, ngày, tuần lễ, tháng, năm, thế kỉ); tiền Việt Nam đã học.
- Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn



7

giản (ví dụ: con bị cân nặng khoảng 3 tạ,...).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo độ dài, diện tích, khối
lượng, dung tích, thời gian, tiền Việt Nam.
* Lớp 5
- Nhận biết được các đơn vị đo diện tích: km2 (ki-lơ-mét vng), ha (héc-ta).
- Nhận biết được “thể tích” thơng qua một số biểu tượng cụ thể.
- Nhận biết được một số đơn vị đo thể tích thơng dụng: cm3 (xăng-ti-mét khối), dm3
(đề-xi-mét khối), m3 (mét khối).
- Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều; tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị
đo vận tốc: km/h (km/giờ), m/s (m/giây).
- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời
gian, mua bán với các đơn vị đo đại lượng và tiền tệ đã học.
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính tốn với các số đo thể tích ( cm3,các số đo
đại lượng dm3, m3) và số đo thời gian.
- Tính được diện tích hình tam giác, hình thang.
- Tính được chu vi và diện tích hình trịn.
- Tính được diện tích xung quanh, diện tích tồn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật,
hình lập phương.
- Thực hiện được việc ước lượng thể tích trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: thể
tích của hộp phấn viết bảng,...).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo thể tích, dung tích, thời
gian.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán liên quan đến chuyển
động đều (tìm vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động đều).
2. Một số vấn đề cơ bản về năng lực dạy học toán tiểu học:
2.1. Quan niệm về năng lực dạy học toán tiểu học :

Theo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể 2018: “Năng lực là sự huy
động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú,
niềm tin, ý chí … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt được kết quả
mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
Năng lực dạy học toán của giáo viên tiểu học được hiểu là năng lực nghề dạy
học bộ mơn Tốn. Với quan điểm này, năng lực dạy học toán là khả năng huy động
tổng hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thuộc tính cá nhân của giáo viên tiểu học để thực
hiện có hiệu quả hoạt động dạy học mơn Tốn tiểu học.
2.2. Các thành tố của năng lực dạy học toán tiểu học:
Năng lực dạy học toán của giáo viên tiểu học bao gồm các năng lực thành phần
sau đây:


8

- Năng lực thực hiện chương trình giáo dục mơn Toán tiểu học.
- Năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy toán tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh.
- Năng lực thực hiện kế hoạch bài dạy toán tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh.
- Năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học toán tiểu học theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh.
2.3. Các biểu hiện của năng lực dạy học toán tiểu học:
* Năng lực thực hiện chương trình giáo dục mơn Tốn tiểu học có những biều hiện
sau:
- Phân tích được mục tiêu, cấu trúc chương trình mơn Tốn;
- So sánh, đối chiếu được nội dung chương trình;
- Xác định được mối quan hệ giữa các mạch kiến thức trong chương trình;
- Phân tích vị trí của bài dạy trong sách giáo khoa;
- Phân tích được dụng ý sư phạm trong từng đơn vị kiến thức;

- Xác định đúng mức độ yêu cầu cần đạt của mỗi bài dạy.
* Năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy toán tiểu học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh có những biểu hiện:
- Thiết kế được các loại kế hoạch bài dạy (bài mới, thực hành/ luyện tập/ ôn tập);
+ Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học;
+ Sử dụng được các phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học;
+ Thiết kế được các hoạt động dạy học.
- Thiết kế được các hoạt động thực hành và trải nghiệm mơn Tốn.
+ Khai thác và xây dựng được hệ thống các bài toán vận dụng kiến thức toán học vào
thực tiễn;
+ Thiết kế được hoạt động thực hành và trải nghiệm toán học giải quyết các vấn đề
thực tiễn.
* Năng lực thực hiện kế hoạch bài dạy toán tiểu học theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh có những biểu hiện:
- Cách diễn đạt ngơn ngữ trong dạy học toán;
- Hiểu học sinh và việc học toán của học sinh;
- Triển khai tốt các hoạt động dạy học toán.
- Tổ chức quản lý lớp học hiệu quả.


9

* Năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học toán tiểu học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh có những biểu hiện:
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá thường
xun và định kì tập trong dạy học mơn Toán phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh;
- Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của học sinh tiểu học
về phẩm chất, năng lực;
- Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá trong dạy học mơn Tốn phát triển năng lực.

3. Cơ hội phát triển năng lực dạy học toán tiểu học:
Để tổ chức thực hiện được các hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường tiểu học,
giáo viên trải qua quá trình đào tạo, rèn luyện và tự học, tự nghiên cứu trong trường sư
phạm và thực tiễn ở các cơ sở giáo dục tiểu học.
* Ở trường sư phạm, cơ hội phát triển năng lực dạy học toán tiểu học được thể
hiện qua việc sinh viên ngành Giáo dục tiểu học được trang bị những kiến thức, kĩ
năng nền tảng nhất về cơ sở ngành, chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm. Trên cơ sở
đó sinh viên được thực hành và rèn luyện để phát triển năng lực dạy học cho học sinh
tiểu học, trong đó có năng lực dạy học mơn Tốn. Hoạt động phát triển năng lực dạy
học toán của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở các cơ sở giáo dục đại học được
tiến hành trong suốt q trình đào tạo tại trường thơng qua các hoạt động:
- Nghiên cứu các môn học theo chương trình đào tạo trên lớp: Đây là hoạt động cơ
bản trong quá trình đào tạo, rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Với hoạt động này, các
môn học trong chương trình đào tạo của nhà trường đều góp phần tích cực vào việc
giáo dục, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Các học phần như Tâm lý
học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học tốn, … khơng chỉ cung cấp, trang bị cho
sinh viên hệ thống tri thức lý luận cơ bản của nghề dạy học mà còn rèn luyện cho sinh
viên các kĩ năng dạy học, giáo dục, tổ chức các hoạt động tập thể góp phần phát triển
năng lực dạy học toán cho sinh viên.
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên: Cùng với hoạt động học tập các môn
học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xun là các học phần chính khóa được
thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình sinh viên học tập ở trường. Ở
các học phần này, sinh viên được học tập, rèn luyện và thực hành các kĩ năng dạy học
cơ bản như: nghiên cứu tâm lý học sinh, hoạt động giao tiếp, giải quyết các tình


10

huống sư phạm, kĩ năng viết, kĩ năng nói, kĩ năng chuẩn bị và thiết kế kế hoạch bài
học, kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa…

- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Bên cạnh hai hoạt động trên, các trường đào tạo
ngành sư phạm còn tổ chức các hoạt động khác để tăng cường rèn luyện kĩ năng dạy
học cho sinh viên, chẳng hạn như tổ chức Hội thi nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
với các nội dung: thi ứng xử tình huống sư phạm, thi làm đồ dùng dạy học, thi giảng
dạy trên lớp, thi năng khiếu, thi hùng biện… Đây là những hoạt động thiết thực, bổ
ích, có tác dụng đến sự phát triển năng lực dạy học nói chung và năng lực dạy học
tốn nói riêng cho sinh viên.
- Kiến tập, thực tập sư phạm tập trung: Kiến tập và thực tập sư phạm giúp sinh viên
phát triển năng lực dạy học một cách tồn diện hơn. Thơng qua các hoạt động này,
sinh viên được tiếp xúc với học sinh, giáo viên ở trường tiểu học; được làm công tác
chủ nhiệm, công tác giáo dục; quản lý, tổ chức các hoạt động của lớp; được trực tiếp
tham gia giảng dạy, dự giờ trên lớp học; được tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh; được tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp...
* Ở các cơ sở giáo dục, cơ hội phát triển năng lực dạy học tốn tiểu học nói chung và
phát triển năng lực dạy các đơn vị đo lường nói riêng được thể hiện qua các hoạt
động:
- Dạy học mơn Tốn: Năng lực dạy học tốn của giáo viên được phát triển trong chính
q trình dạy học tốn của giáo viên thơng qua các hoạt động mà giáo viên thực hiện
trước, trong và sau mỗi tiết dạy. Trong q trình dạy học tốn, trước mỗi tiết dạy giáo
viên phải thiết kế kế hoạch bài học, nghĩa là giáo viên phải xác định mục tiêu, nghiên
cứu sách giáo khoa, tài liệu, lựa chọn phương pháp dạy học… Trong giờ dạy, giáo
viên tiến hành thực hiện kế hoạch dạy học trên lớp học thực tế, ở đó ln ln xuất
hiện những tình huống mới khác với kế hoạch, đòi hỏi giáo viên phải liên tục xử lí.
Sau mỗi tiết dạy, giáo viên tiến hành rà sốt lại mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
học… của bài học để điều chỉnh hoặc thiết kế mới kế hoạch bài học, thiết kế bài tập
bổ sung cho phù hợp với đối tượng học sinh. Tất cả các hoạt động này không chỉ giúp
nâng cao hiệu quả giảng dạy mà cịn giúp phát triển năng lực dạy học tốn của giáo
viên.
Ví dụ : Cơ hội phát triển năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy toán tiểu học theo hướng



11

phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Năng lực thực hiện kế hoạch bài dạy toán tiểu
học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Bài: Diện tích hình chữ nhật ( Tốn 3)

Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, xác định mục tiêu,..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Học sinh tính đúng diện tích hình chữ nhật bằng cách lấy chiều dài nhân với chiều
rộng ( cùng đơn vị đo).
- Ghi nhớ được cách tính diện tích hình chữ nhật dựa vào chiều dài, chiều rộng (cùng
đơn vị đo).
- Vận dụng cách tính diện tích hình chữ nhật để giải các bài tập trong sách giáo khoa
theo đơn vị đo là cm2.
- Vận dụng được cách tính diện tích hình chữ nhật dựa vào chiều dài, chiều rộng vào
trong cuộc sống.
2. Năng lực:
NL1: Mơ hình hóa tốn học.


12

NL2: Tư duy và lập luận toán học
NL3: Giao tiếp toán học.
NL4: Giải quyết vấn đề toán học
NL5: Sử dụng cơng cụ, phương tiện để học tốn.
3. Phẩm chất:

PC1: Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
PC2: Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
PC3: Trách nhiệm: Cẩn thận làm việc có trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
- GV: 24 ơ vng, bài giảng điện tử, màn hình…
- HS: SGK, vở, bút, phiếu học tập…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
- Cho học sinh chơi trị chơi ghép hình: Chọn - HS chơi trò chơi
2 đội chơi, mỗi đội 6 em, mỗi em có 2 ơ
vng. Hai đội sẽ thi đua với nhau để ghép
được một hình chữ nhật thật nhanh.
+ Hình chữ nhật các em vừa ghép có bao - 12 ô vuông
nhiêu ô vuông ?
- Cho hs đặt tên hình chữ nhật
- HS đặt tên
2
+ Một ơ vng có diện tích là 1cm . Vậy hình
chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu cm2? - 12cm2
Hoạt động 2: Khám phá
a) Giới thiệu bài:
- GV dẫn vào bài : Ngồi cách đếm diện tích - HS lắng nghe
số ơ vng mà các em đã học cịn một cách để
tính diện tích hình chữ nhật nữa đó là dựa vào
chiều dài và chiều rộng. Tiết học hôm nay cơ
sẽ hướng dẫn các em cách tính này.
b) Tìm cách tính diện tích hình chữ nhật
dựa vào chiều dài và chiều rộng:

+ Em hãy cho biết chiều dài, chiều rộng của - 4cm, 3cm
hình chữ nhật ABCD là bao nhiêu ?
- Cho hs thảo luận nhóm đơi tìm diện tích hình - Diện tích hình chữ nhật là 12cm2 .
chữ nhật ABCD dựa vào chiều dài và chiều
rộng.
+ Em làm thế nào để có kết quả 12cm2 ?
- Lấy 4cm nhân 3cm, lấy chiều dài
nhân chiều rộng…
+ Để tính diện tích hình chữ nhật ta làm như - Để tính được diện tích hình chữ
thế nào ?
nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều


13

rộng.
+ Đơn vị đo của chiều dài và chiều rộng có
giống nhau khơng ?
- Giống nhau
- Giáo viên bổ sung cụm từ ( cùng đơn vị đo).
- Cho học sinh đọc lại cách tính. Tổ chức cho
HS ghi nhớ cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Thực hiện
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Bài tập 1: Viết vào ô trống (theo mẫu)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc
- Cho hs nêu lại quy tắc tính chu vi hình chữ - HS nêu
nhật.
- GV hướng dẫn mẫu.

+ Đơn vị đo diện tích khác đơn vị đo chu vi ở
- Đơn vị đo diện tích là cm 2.
điểm nào ?
- Cho HS thảo luận nhóm 4 và làm bài vào - HS thực hiện

phiếu.
- Cho học sinh giải thích, nêu cách làm.

10x4= 40(cm2) 32x8= 256(cm2)
(10 + 4) x 2 = (32 + 8) x 2 =
28 (cm)
80(cm)

- Nhận xét
Bài tập 2: Bài toán
- HS đọc
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Bài toán cho biết gì ? Bài tốn u cầu ta làm - Cho biết miếng bìa hình chữ nhật có
chiều dài 14cm. chiều rộng 5cm. u
gì ?
cầu tính tiện tích miếng bìa.
- Cho HS tóm tắt.
- HS thực hiện
+ Chiều dài và chiều rộng có cùng đơn vị đo - Cùng đơn vị đo
khơng ?
+ Muốn tính diện tích miếng bìa hình chữ nhật - Ta lấy chiều dài nhân với chiều
ta làm cách nào ?
rộng
- Cho hs làm bài vào vở. Gọi hs giải thích Diện tích miếng bìa là :
cách làm.

14 x 5 = 70 (cm 2 )
- Nhận xét
Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cho hs thảo luận nhóm đơi
+ Câu nào chiều dài và chiều rộng chưa cùng
đơn vị đo ?
+ Làm cách nào để chiều dài và chiều rộng ở
câu b cùng đơn vị đo ?
+ 2dm bằng bao nhiêu cm ?
- Cho hs làm bài vào nháp, gọi 2hs làm bài ở
bảng nhóm.
- Nhận xét. Lưu ý HS khi tính diện tích hình

Đáp số: 70 cm2

- HS đọc
- HS thực hiện
- Câu b
- Đổi đơn vị đo chiều dài từ dm
sang cm.
- 20cm
- HS thực hiện


14

chữ nhật hoặc tính chu vi hình chữ nhật cần
phải xem chiều dài và chiều rộng có cùng
đơn vị đo hay chưa.

Hoạt động 4: Vận dụng
- Cho học sinh nêu kết quả bài tốn sau:
Một mảnh giấy hình chữ nhật có chiều dài là
12cm, chiều rộng là 8cm. Em hãy cho biết
diện tích của mảnh giấy hình chữ nhật trên là
bao nhiêu cm2 ?
2
- Cho học sinh nêu kết quả và giải thích cách - 96cm
làm.
- Sinh hoạt chun mơn: Thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên môn như: dự giờ,
trao đổi, rút kinh nghiệm giảng dạy; nghiên cứu bài học, báo cáo các chuyên đề liên
quan đến các năng lực nghề nghiệp; giao lưu về học thuật với các trường, đặc biệt với
các trường đào tạo ngành sư phạm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn và
giải quyết những khó khăn gặp phải trong q trình dạy học.
Ví dụ: Cơ hội phát triển năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học toán tiểu học theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Báo cáo chuyên đề khối 3, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Vị Thanh.

-

Bồi

dưỡng, tự bồi dưỡng: Công tác bồi dưỡng thường xuyên là hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, đã có nhiều chủ trương
và chính sách cần thiết để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đây là một cơ hội
để đội ngũ giáo viên các cấp có điều kiện để học thêm, bổ trợ về chuyên môn nghiệp


15


vụ. Giáo viên được tiếp cận với những tri thức mới và những vấn đề mới trong giảng
dạy và giáo dục. Giáo viên có cơ hội để học tập, nghiên cứu trong điều kiện có tài liệu
và phần nào được nghe hướng dẫn và giải đáp kịp thời và áp dụng vào giảng dạy thực
tế. Qua đợt bồi dưỡng giáo viên sẽ có một bộ tài liệu bổ ích, để tích lũy vào bộ cẩm
nang trong nghề nghiệp của mình.
Ví dụ: Cơ hội phát triển năng lực thực hiện chương trình giáo dục mơn Tốn tiểu học.
Học online bồi dưỡng các Mô đun.

4. Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh:
4.1. Quan niệm dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh:
- Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh là đảm bảo chất lượng đầu ra
của việc dạy học, thực hiện mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất nhằm phát triển toàn diện
các phẩm chất, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.
- Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển «đầu vào» sang điều khiển
«đầu ra», tức là kết quả học tập của học sinh.
4.2. Khai thác, lựa chọn và phối hợp một số phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh:


16

* Dạy học mơn Tốn ở tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh:
- Trên cơ sở đặc điểm của việc học toán và yêu cầu cần đạt về năng lực toán học của
học sinh tiểu học, việc dạy học mơn Tốn ở tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổ chức cho học sinh được học trong mơi trường có tác động tích cực đến việc tìm
tịi, khám phá tri thức. Muốn vậy, giáo viên phải thiết kế, tổ chức các hoạt động học
toán trên cơ sở khai thác các yếu tố thực tiễn, để học sinh thực hành, trải nghiệm, phân
tích, … qua đó hình thành tri thức mới.

- Các hoạt động dạy học hướng đến cho học sinh tự lực, tự kiến tạo tri thức trên cơ sở
tri thức nền mà học sinh đã có, có thể minh họa mơ hình dạy học sau:
Tri thức cơ sở

Giải quyết vấn đề

Mục tiêu học tập

- Các hoạt động dạy học được thiết kế gần gũi với học sinh, dễ nhận dạng, dễ thực
hiện, cụ thể hóa, để lĩnh hội tri thức và ngược lại xem tri thức tốn học là cơng cụ để
giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Tổ chức các hoạt động dạy học chú ý khai thác tiềm lực cá nhân của mỗi học sinh,
khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề, diễn đạt các ý tưởng,
suy nghĩ, lập luận chính kiến, từ đó rèn luyện sử dụng ngơn ngữ tốn học trong thực
tiễn.
- Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng nâng cao khả năng tự học, giải quyết vấn đề
sáng tạo, thơng qua đó phát triển năng lực chung của cá nhân.
* Khai thác, lựa chọn và phối hợp một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học:
- Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Trong thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức dạy học cần khai thác tối đa những ưu điểm
của mỗi phương pháp để có sự vận dụng hợp lí với một bài học hoặc một đơn vị kiến
thức cụ thể.
- Một bài học tốn thường có sự vận dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học, việc
lựa chọn, phối hợp phương pháp dạy phù hợp với mỗi nội dung, tình huống cụ thể để
đạt được mục tiêu học tập của bài học là một trong những căn cứ quan trọng để đánh
giá năng lực dạy học của người giáo viên.
Sau đây là một vài đặc điểm cần chú ý khai thác và trường hợp vận dụng của
một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học (thường được vận dụng trong dạy học



17

toán tiểu học) hướng tới dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh:
Phương pháp dạy học/
Hình thức tổ chức dạy học
Phương pháp hỏi – đáp/
Phương pháp gợi mở vấn
đáp

Đặc điểm cần chú ý
khai thác
Hệ thống câu hỏi: đáp ứng
được mục tiêu, có dụng ý
sư phạm, kích thích sự tích
cực suy nghĩ của học sinh.

Phương pháp dạy học có sử
dụng phương tiện trực quan
(phương pháp trực quan)

Phương tiện trực quan phù
hợp (tập trung bộc lộ rõ
những dấu hiệu bản chất
của các mối quan hệ toán
học, đặc điểm nhận thức
của học sinh,
tính thẩm mỹ, …)
Kĩ thuật thực hành


Phương pháp thực hành
Phương pháp dạy học dựa
trên hoạt động

Phương pháp dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học theo
quan điểm lí thuyết kiến
tạo

Mỗi nội dung liên hệ mật
thiết với những dạng hoạt
động: nhận dạng và thể
hiện; hoạt động Toán học
phức hợp; hoạt động trí tuệ
phổ biến Tốn học; hoạt
động trí tuệ chung; hoạt
động ngơn ngữ. Những hoạt
động phải tương
thích với nội dung.
- Tình huống có vấn đề để
học sinh phát hiện;
- Phương pháp/ cách
thức giải quyết vấn đề
- Tri thức cơ sở của học
sinh;
- Dự đoán cách thức giải
quyết vấn đề trên cơ sở tri
thức đã có

của học sinh.

Trường hợp vận dụng
- Phối hợp với các
phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học khác.
- Hạ thấp yêu cầu (khi cần
thiết) trong quá trình điều
chỉnh hoạt động khám
phá kiến thức.
- Tổ chức hoạt động khám
phá kiến thức;
- Cụ thể hóa kiến thức toán
học trừ tượng đối với học
sinh.

- Vẽ, gấp, xếp, cắt, ghép
hình;
- Thực hành tính tốn, …
Kết hợp với một số phương
pháp khác để hình thành
kiến thức mới hoặc tổ chức
ôn tập, luyện tập, …

Kết hợp với một số phương
pháp khác để hình thành
kiến thức mới.
Kết hợp với một số phương
pháp khác để hình thành
kiến thức mới.



18

Hình thức dạy học hợp tác
theo nhóm

Hình thức dạy học cá nhân

- Nội dung hoạt động;
- Tiềm năng/ năng lực của
nhóm;
Sự tương tác giữa các thành
viên trong nhóm để giải
quyết
- vấn đề.
- Năng lực và mức độ nhận
thức của từng cá nhân học
sinh;
- Động cơ/ Sở trường của
mỗi cá nhân học
sinh.

Kết hợp với một số phương
pháp khác để thực hiện
hoạt động khám phá hình
thành kiến thức mới, thực
hành, ơn tập,
…;
Kết hợp với một số phương

pháp khác để thực hiện
hoạt động khám phá hình
thành kiến thức mới, thực
hành, ơn tập,
…;

- Ngồi các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên, trong dạy học tốn tiểu học,
giáo viên có thể vận dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác như:
phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp dự án, trò chơi học tập, …cũng
được vận dụng trong dạy học toán.
- Phương pháp chung để lựa chọn và phối hợp một số phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học
- Việc lựa chọn và phối hợp phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, ngồi việc đảm
bảo các nguyên tắc chủ yếu như: kết hợp dạy học tốn với giáo dục, đảm bảo tính khoa
học và tính vừa sức, đảm bảo tính trực quan và tính tích cực, tự giác, đảm bảo tính hệ
thống và tính vững chắc, đảm bảo cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với ứng
dụng trong đời sống, giáo viên cần dựa trên các yếu tố sau:
+ Mục tiêu chính, nội dung chính của bài học;
+ Mức độ nhận thức của học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập;
+ Đặc điểm riêng của từng loại bài học, từng lớp, từng giai đoạn.
- Trên cơ sở các yếu tố trên, giáo viên có sự vận dụng, phối hợp một cách mềm dẻo sao
cho mục tiêu hướng tới là sự lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực của học sinh.
* Ví dụ: Bài Diện tích hình tam giác (Tốn 5)

- Giáo viên phân tích để lựa chọn, phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
như sau:
- Mục tiêu chính: Tính đúng diện tích hình tam giác bằng cách lấy độ dài đáy nhân với
chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. Nhớ được cơng thức, giải thích được kí hiệu



19

của cơng thức.
- Nội dung chính của hoạt động:
+ Cắt hình tam giác ghép thành hình chữ nhật.
+ So sánh, đối chiếu hình chữ nhật với hình tam giác.
+ Hình thành cơng thức, quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Đặc điểm bài học: loại bài học hình thành kiến thức mới.
Giáo viên tiến hành lựa chọn, phối hợp phương pháp dạy học trên cơ sở nội dung
chính của hoạt động:
Hình thức tổ
Nội dung
Phương pháp dạy học
chức dạy học
hoạt động
Hình thức dạy học
Cắt hình tam giác Vận dụng phương pháp thực hành,
cá nhân.
ghép thành hình chữ trải nghiệm, vì:
- Từ hai hình tam giác học sinh ghép
nhật.
được một hình chữ nhật bằng cách
cắt một hình tam giác thành hai
mảnh, rồi ghép vào hình tam giác
cón lại.
- Dựa vào hình chữ nhật học sinh sẽ
tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm
ra cơng thức tính diện tích hình tam
giác.
Hình thức nhóm đơi/

So sánh, đối chiếu Phương pháp dạy học có sử dụng


20

hình chữ nhật với phương tiện trực quan (phương
pháp trực quan)
hình tam giác.
- Từ hình chữ nhật vừa cắt ghép học
sinh phát hiện chiều dài hình chữ
nhật bằng độ dài đáy hình tam giác,
chiều rộng hình chữ nhật bằng
chiều cao hình tam giác, diện tích
hình chữ nhật gấp đơi diện tích
hình tam giác.
- Từ những phát hiện trên học sinh
sẽ tìm ra được cơng thức tính diện
tích hình tam giác.
Hình thành công Vận dụng phương pháp dạy học
thức, quy tắc tính phát hiện và giải quyết vấn đề .
diện tích hình tam - Học sinh biết chiều dài hình chữ
giác.
nhật bằng độ dài đáy hình tam giác,
- Học sinh biết chiều rộng hình chữ
nhật bằng chiều cao hình tam giác,
- Học sinh biết diện tích hình chữ
nhật gấp đơi diện tích hình tam giác.
Nhớ lại cách tính diện tích hình chữ
nhật.
- Từ đó học sinh biết cách tính diện

tích hình tam giác bằng cách lấy
lấy độ dài đáy nhân với chiều cao
(cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

cá nhân

Hình thức dạy học
cá nhân.

5. Kế hoạch bài dạy toán tiểu học theo hướng phát triển năng lực của học sinh:
5.1. Kế hoạch bài dạy 1:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Mơn: Tốn - Lớp: 4
Bài: Giây, thế kỉ
Tiết 20
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết giây và thế kỉ là những đơn vị đo thời gian. Biết mối quan hệ giữa phút và giây
(1 phút =60 giây), mối quan hệ giữa thế kỉ và năm (1 thế kỉ = 100 năm) và ngược lại.


21

- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào, chuyển đổi được các số đo thời
gian.
- Vận dụng được mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian để giải các bài tập trong
sách giáo khoa và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
2. Năng lực:
NL1: Tư duy và lập luận toán học
NL2: Giao tiếp toán học.

NL3: Giải quyết vấn đề tốn học
NL4: Sử dụng cơng cụ, phương tiện để học tốn.
NL5: Mơ hình hóa tốn học.
3. Phẩm chất:
PC1: Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
PC2: Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
PC3: Trách nhiệm: Cẩn thận làm việc có trách nhiệm.
PC4: Yêu nước: Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
4. Tích hợp: Mơn Lịch sử
II. CHUẨN BỊ
- GV: Đồng hồ, bài giảng điện tử, màn hình…
- HS: Đồng hồ, SGK, vở, bút, phiếu học tập…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Hai đội thi đua:
+ Viết tên những đơn vị đo thời gian đã được
học theo thứ tự từ lớn đến bé.
Hoạt động 2: Khám phá
a) Giới thiệu bài:
- GV dẫn vào bài : Hôm nay chúng ta sẽ biết
thêm hai đơn vị đo thời gian (nhỏ hơn phút và
lớn hơn năm) đó là giây và thế kỉ.
b) Giới thiệu về giây:
- Giáo viên giới thiệu giây là đơn vị thời gian
nhỏ hơn phút.
- Cho hs thảo luận nhóm đơi các câu hỏi:
- HS thực hiện

+ Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền - 1 giờ
hết bao nhiêu giờ ?
+ Kim phút đi từ một vạch nào đó đến vạch tiếp - 1 phút
liền hết bao nhiêu phút ?
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến - 1 giây
vạch tiếp liền hết bao nhiêu giây ?


22

+ 1giờ = …phút ?
+ 1phút = …giây ?
- Cho hs báo cáo, GV nhận xét
- KL: Khoảng thời gian kim giây đi hết một
vòng trên mặt đồng hồ là 1 phút ( tức là 60 giây).
- Tổ chức cho hs cảm nhận thêm về kim giây,
đếm theo sự chuyển động, ước lượng khoảng
thời gian đứng lên, ngồi xuống…
60 phút = …giờ ?
60 giây = …phút ?
c) Giới thiệu về thế kỉ:
- GV giới thiệu đơn vị đo thời gian lớn hơn năm
là thế kỉ, 1 thế kỉ = 100 năm.
+ 100 năm = …thế kỉ ?
- GV treo trục thời gian và hướng dẫn:
- Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một
( thế kỉ I). Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai
( thế kỉ II). Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba
( thế kỉ III). Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ
hai mươi ( thế kỉ XX). Từ năm 2001 đến năm

2100 là thế kỉ hai mươi mốt ( thế kỉ XXI).
- Cho hs thảo luận nhóm 4 xác định số năm
tương ứng với từng thế kỉ trên trục thời gian.
Năm 1 đến năm 100 thế kỉ I
Năm 101 đến năm 200 thế kỉ II
Năm 201 đến năm 300 thế kỉ III
Năm 301 đến năm 400 thế kỉ …
Năm 401 đến năm 500 thế kỉ …
Năm 501 đến năm 600 thế kỉ …
Năm 601 đến năm 700 thế kỉ …
Năm 701 đến năm 800 thế kỉ …
Năm 801 đến năm 900 thế kỉ …
Năm 901 đến năm 1000 thế kỉ …
Năm 1001 đến năm 1100 thế kỉ …
Năm 1101 đến năm 1200 thế kỉ …
…….
- Cho các nhóm báo cáo.
+ Năm 1975 thuộc thế kỉ nào ?
+ Năm 2021 thuộc thế kỉ nào ?
+ Thế kỉ XIX từ năm nào đến năm nào ?
- Nhận xét

1giờ = 60 phút
1phút = 60 giây

- HS thực hiện
60 phút = 1giờ
60 giây = 1phút

- HS nhắc lại

100 năm = 1thế kỉ
- HS quan sát

- Các nhóm thực hiện

- HS thực hiện
- Thế kỉ XX
- Thế kỉ XXI
- Từ năm 1801 đến 1900


23

Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cho học sinh làm bài vào phiếu bài tập
- Cho học sinh nêu kết quả và giải thích cách
làm
+ Em tính thế nào để biết 7 phút = 420 giây ?
+ Làm thế nào để biết phút = 20 giây
+ Làm cách nào để biết 1 phút 8 giây = 68 giây
- Nhận xét, kết luận
- Hỏi lại kết quả theo hai chiều.
Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh suy nghĩ và nêu.

- HS đọc
- HS làm bài


- Lấy 60 nhân 7 bằng 420 giây
- Lấy 60 chia 3 bằng 20 giây
- Đổi 1 phút bằng 60 giây, lấy 60
cộng 8 bằng 68 giây

- HS đọc
- HS thực hiện
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó
thuộc thế kỉ XIX. Bác Hồ ra đi tìm
đường cứu nước năm 1911, năm
đó thuộc thế kỉ XX.
b) Cách mạng Tháng Tám thành
cơng năm 1945, năm đó thuộc thế
kỉ XX.
c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa
chống quân Đông Ngô năm 248.
- Cho học sinh xem thêm tranh ảnh minh họa Năm đó thuộc thế kỉ thứ III
cho các sự kiện và giáo dục lòng yêu nước cho
các em.
Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
+ Muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu ta thực - HS đọc
hiện phép tính gì ?
- Tính trừ
- Cho học sinh làm bài vào vở và đổi vở để kiểm
tra với nhau.
a) Lý Thái Tổ dời đơ về Thăng
Long năm 1010, năm đó thuộc thế
kỉ XI.

2021 – 1010 = 1011 (năm)
b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng năm 938,
- Nhận xét
năm đó thuộc thế kỉ X.
- Cho học sinh xem thêm tranh ảnh minh họa 2021 – 938 = 1083 (năm)


24

cho các sự kiện và giáo dục lòng yêu nước cho
các em.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV đặt một số câu hỏi:
+ Chúng ta đang sống ở thế kỉ nào ?
+ Em sinh vào năm nào ? Năm đó thuộc thế kỉ - HS nêu
mấy ?
- HS nêu
+ Khoảng thời gian để em đọc xong câu:
Thế kỉ, năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây là
những đơn vị đo thời gian, là khoảng bao nhiêu - Cả lớp cùng đọc và nêu
giây ?
- Nhận xét, đánh giá
IV Củng cố - dặn dò:
+ 1giờ = …phút ?
60 phút = …giờ ?
+ 1 phút =…giây ?
60 giây = …phút ?
+ 1 thế kỉ = …năm ?
100 năm =…thế kỉ ?

- Nhận xét tiết học, dặn dò.


25

5.2. Kế hoạch bài dạy 2:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Mơn: Tốn - Lớp: 4
Bài: Ki – lô – mét vuông
Tiết 91
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết ki - lô -.mét vng là đơn vị đo diện tích, viết tắt là km2.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị km2.
- Biết 1km2 = 1000 000 m2, chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Nhận ra mối quan hệ giữa cm2, dm2, m2, km2. Vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị
đo diện tích để giải các bài tập trong sách giáo khoa và vận dụng vào trong cuộc sống.
2. Năng lực:
NL1: Tư duy và lập luận toán học
NL2: Giải quyết vấn đề toán học.
NL3: Giao tiếp tốn học.
NL4: Sử dụng cơng cụ, phương tiện để học tốn.
NL5: Mơ hình hóa tốn học.


×