Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Văn lớp 11 Trường THPT Trần Phú năm 2021-2022 | Ngữ văn, Lớp 11 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.17 KB, 5 trang )

SỞ GD -ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 1 NĂM 2022

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình cịn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để u thương.
(Trích Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Báo Nhân dân số 38/20 -9-2009)


Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về cụm từ đánh mất mình trong câu thơ Tiến bước mà đánh mất
mình?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả đưa ra lời khuyên: “Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân”?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng qn q
khứ
khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)


Từ đoạn trích trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc hiểu mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của Huấn Cao trong đoạn trích sau:
“Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng
tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những
đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gị, thì run run bưng
chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục
đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một
bức lụa trắng với những nét chữ vng tươi tắn nó nói lên những cái hồi bão tung hoành của
một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu
mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi
cái nghề này đi, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và
rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr.113-114)

-------------------------HẾT--------------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.

Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh: …………………………….. SBD: ……………………………………..

SỞ GD -ĐT VĨNH PHÚC

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

(HDC gồm 02 trang)

PHẦ
N

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

1

02 phương thức biểu đạt: Biểu cảm, nghị luận

0,5


2

đánh mất mình: khơng giữ được những giá trị cốt lõi, nhân phẩm và danh dự của
bản thân, thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

0,5

HS có thể giải thích, diễn đạt theo cách khác, miễn hợp lí vẫn cho điểm tối đa.
3

Tác giả đưa ra lời khuyên: “Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân” vì:

1,0

- Lạnh lùng trước chuyện bất nhân có nghĩa là thờ ơ, vơ cảm, dửng dưng trước tội
ác, điều này chính là sự đồng lõa, tiếp tay cho tội ác.
- Sự lạnh lùng này còn là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm trước cuộc đời; biến
chính người lạnh lùng thành nạn nhân tương lai của sự bất nhân.
4

- HS có thể đồng tình, đồng tình một phần hoặc khơng đồng tình. Nhưng lí giải cần
thuyết phục, phù hợp đạo đức và pháp luật.

1,0

- Có thể theo hướng:
+ Con hãy nghĩ về tương lai vì tương lai là mục tiêu, là động lực, là điều con người
có thể đổi thay.
+ Nhưng đừng quên quá khứ vì quá khứ là cơ sở nền tảng tạo nên con người của
hiện tại; quá khứ giúp con người có những bài học kinh nghiệm để trưởng thành…

II

1

Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc hiểu mình trong cuộc sống.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

0,25

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,
móc xích hoặc song hành
b. Xác định vấn đề cần nghị luận

0,25

ý nghĩa của việc hiểu mình trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc

1,0


sống.
Có thể theo hướng: việc hiểu mình giúp con người có hướng phát triển phù hợp,
biết chọn lựa cơng việc, lối sống khiến cá nhân cảm thấy hạnh phúc, phát huy được
tiềm năng của bản thân, tránh lãng phí thời gian và cơ hội, mang lại năng suất lao

động cao, cuộc sống ý nghĩa…
d. Chính tả, ngữ pháp

0,25

Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp, Tiếng Việt.

2.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.

0,25

Cảm nhận vẻ đẹp của Huấn Cao trong đoạn trích

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai
được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong bài
thơ Thương vợ.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,

kết hợp chặt chẽ giữa dẫn chứng và phân tích; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

0,5
2,0

* Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích.
- Vẻ đẹp của Huấn Cao trong đoạn trích là sự hội tụ của tài hoa, khí phách và thiên
lương cao đẹp:
+ Tài hoa thể hiện trực tiếp qua những “nét chữ vuông tươi tắn”, gián tiếp qua thái
độ khúm núm và ngưỡng vọng, tơn kính của viên quản ngục.
+ Khí phách thể hiện ở cách cho chữ (dẫu hoàn cảnh nghiệt ngã cổ đeo gông, chân
vướng xiềng, lại là đêm cuối của một tử tù, Huấn Cao vẫn lẫm liệt đường hồng
dậm tơ nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván chữ nói lên những cái
hồi bão tung hoành của một đời con người); ở sự rung động tinh tế trước cái đẹp
dù bị đặt vào hoàn cảnh trớ trêu (Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên
không?); ở sự đĩnh đạc trong cách ứng xử của một tử tù với viên quản ngục.
+ Thiên lương thể hiện ở hành động cho chữ để không phụ một tấm lòng trong
thiên hạ; ở thái độ buồn bã nuối tiếc khi thấy kẻ tri âm đã chọn nhầm nghề (thở
dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy); đặc biệt ở lời khun chí nghĩa
chí tình dành cho quản ngục, mong muốn quản ngục “thoát khỏi cái nghề” hiện tại
để giữ thiên lương cho lành vững, không “nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
Đó là niềm âu lo và xót xa cho cái đẹp và người yêu cái đẹp.
- Vẻ đẹp của Huấn Cao được thể hiện qua nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo,
bút pháp tương phản đối lập, ngơn ngữ cổ kính và hiện đại, giàu tính tạo hình, chi
tiết độc đáo, mang tính biểu tượng.
* Đánh giá:
Qua vẻ đẹp của Huấn Cao, nhà văn thể hiện niềm tin cái đẹp, cái thiện, cái cao cả

0,5


0,5


có khả năng chiến thắng bạo lực, cảm hóa và cứu vớt những người lầm đường, lạc
lối.
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp

0,25

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5

TỔNG ĐIỂM

10,0



×