Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Isotretionin điều trị mụn: Công dụng và độc tính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.04 KB, 7 trang )

Isotretionin điều trị mụn:
Công dụng và độc tính

Khi một thuốc mới được đưa vào sử dụng, người ta chưa khám phá hết
được những công dụng cũng như độc tính của thuốc đó. Phải có thời gian
“bản chất” của thuốc mới dần được bộc lộ Isotretionin là một trong những
thuốc như vậy.
Những công dụng của isotretionin
Giảm tiết bã, giảm vi khuẩn Propionilbaterium (P) acnes, chống viêm
Quá trình tạo ra mụn là vòng xoắn bệnh lý. Mụn trứng cá là sự kết hợp giữa
3 yếu tố: tăng tiết, ứ đọng chất bã, nhiễm khuẩn.
Isotretionin làm giảm 99% kích thước, giảm tiết bã nhờn, thay đổi thành
phần lipid của tuyến bã, vì vậy thay đổi môi trường gây nên tác dụng thứ phát
giảm quần chủng Propionilbaterium (P) acnes. Mặt khác, isotretionin ức chế một
vài chất tổng hợp trung gian (giảm phóng thích lysosom, suferoxid), tăng nồng độ
các chất ức chế miễn dịch IgG, IgA, IgM nên chống viêm. Vì thế, dùng
isotretionin trị mụn giảm tổn thương do viêm.
Diệt trừ Proteus Klebsiela, Propionilbaterium (P) acnes, chống viêm nang
lông
Isotretionin làm thay đổi mô học của tuyến bã (giảm tuyến, teo nang lông,
xơ hóa quanh nang lông, giảm tế bào được biệt hóa và chưa biệt hóa), làm thay đổi
môi trường, gây tác dụng thứ phát diệt trừ hoàn toàn các vi khuẩn trên. Dùng điều
trị viêm nang lông, thấy giảm hết các tổn thương sẩn, nốt, mụn mủ, giảm hồng
ban, phù giãn mạch, sau 9 tháng ngừng thuốc, không thấy tái phát.
Làm giảm tiêu keratin hóa, tiêu sừng, chống các bệnh tăng sừng
Ngoài việc dự phòng keratin hóa trong trị mụn, isotretionin còn được dùng
trong các bệnh tăng sừng khác: với bệnh vảy nến, bệnh Darier, bệnh vảy cá, bệnh
vảy phấn đỏ nang lông đều cho kết quả tốt, nhưng sau khi ngừng thuốc bệnh tái
phát.
Ức chế sự hình thành phát triển khối u, thử dùng chống u và tiền u ác tính
Sự tăng sinh tế bào nhân lệ thuộc vào yếu tố tăng trưởng biểu mô.


Isotretionin gắn kết các yếu tố tăng trưởng biểu mô và các tế bào 3T6, làm tăng
hấp thụ thymidin nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động của protein kinase, gây
phân hóa dòng tế bào HL-60 nên ức chế sự hình thành khối u. Trong thử nghiệm,
isotretionin ức chế sự hình thành khối u ở da, miệng, bàng quang, thực quản, biểu
mô ruột, ung thư vú (gây ra bởi các tác nhân khác nhau). Trong lâm sàng, dùng
isotretionin điều trị các u cho thấy, với bạch sản đa ổ tiến triển nếu dùng không
liên tục, bệnh hay tái phát nhưng nếu dùng liên tục thì đạt hiệu quả nhanh, có 50%
khỏi hoàn toàn. Với ung thư tế bào biểu mô, loạn sản tủy có đáp ứng, cải thiện.
Các tác dụng không mong muốn
Gây các triệu chứng độc giống thừa vitamin A: Với thể cấp: buồn nôn, nôn,
chán ăn, viêm da tróc vảy, ban đỏ, viêm môi miệng, rối loạn tiêu hóa, đau xương,
tổn thương gan, tăng triglycerid, phosphatase kiềm, transaminase máu. Với thể
mạn: ban đỏ, viêm da tróc vảy, viêm miệng, đau xương, ù tai, đau đầu, tăng áp lực
nội sọ; nếu kéo dài có thể teo thần kinh thị giác, teo tinh hoàn, ngừng phát triển
đầu xương vĩnh viễn.
Với da và tóc: Gây khô da (nhất là môi), viêm da, tróc da, viêm màng nhầy,
khô màng niêm mạc miệng họng mũi, ngứa, chảy máu cam. Làm tăng tính cảm
thụ của da với ánh sáng, gây mỏng da, tích lũy các chất giống mucin làm mất các
tính toàn diện của da. Một số trường hợp bị rụng tóc. Trong trị mụn, giai đoạn đầu
có sự nở rộ các mụn nang, tạo ra nhiều mô hạt sinh mủ, dễ bị nhầm tưởng bệnh
nặng thêm, thực ra là biểu hiện hiệu lực của thuốc, nếu tiếp tục dùng, sẽ hiệu quả
Với xương: Bất thường xương không lệ thuộc vào liều mà phụ thuộc vào
thời gian dùng. Nếu dùng kéo dài sẽ gây đóng sớm các đầu xương chày ở trẻ em,
cốt hóa xương giống như chứng dày xương tự phát lan tỏa ở người lớn. Đã phát
hiện gây canxi hóa dây chằng cột sống, xương sống mũi, tăng canxi máu, giảm
nồng độ máu các hormon cận giáp.
Với gan và tụy: Làm tăng triglycerid khi dùng liều cao song hồi phục khi
ngừng thuốc. Khi triglycerid tăng 10 lần bình thường thì gặp viêm tụy cấp, nhất
thời, có biến chứng u vàng phát ban. Làm giảm không thường xuyên HDL. Làm
tăng enzym gan (phosphattase, transaminase). Với liều điều trị mụn không mấy

khi xảy ra, không có ý nghĩa lâm sàng, đặc biệt không thấy gây viêm gan.
Với thần kinh - tâm thần: Gây đau, nhức đầu. Hiếm khi gây tăng áp lực nội
sọ, u giả não (pseudotumor cerebri), song nếu phối hợp với kháng sinh nhóm
cyclin thì dễ xảy ra.
Với người có thai: Gây tích lũy, hại thai. Nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phải thử
chắc chắn không có thai mới dùng, trước khi dùng và sau khi dùng một tháng cũng
như trong suốt thời gian dùng thuốc, phải dùng các biện pháp tránh thai chắc chắn.
Isotretionin uống là thuốc điều trị mụn có hiệu quả cao hơn các thuốc khác,
chắc chắn, ít tái phát. Tác dụng không mong muốn nhẹ, tập trung ở hệ da niêm
mạc, không cần ngừng thuốc. Tác dụng phụ khác ở cơ quan tổ chức nặng hơn
(gan, tụy, thần kinh - tâm thần, tiêu hóa, mắt) thường do dùng liều cao và/hoặc kéo
dài, do phối hợp không đúng.
Uống thuốc kháng sinh sao cho hiệu quả?
Đối với các bệnh nhiễm khuẩn thì kháng sinh là một trong những
thuốc bắt buộc phải dùng. Cần lưu ý rằng ngoài kỹ thuật bào chế thì cách
uống thuốc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của thuốc. Vậy để phát
huy tối đa tác dụng của thuốc cần lưu ý:
Lượng nước dùng để uống thuốc: Phải đủ lớn (khoảng 200-250ml nước) để
thuốc trôi nhanh xuống dạ dày mà không bị mắc lại ở thực quản. Tốt nhất nên
dùng nước đun sôi để nguội. Điều này còn quan trọng hơn đối với các kháng sinh
có độ tan thấp. Ví dụ: amoxicilin nếu uống 1 viên có hàm lượng 500mg với 250ml
nước thì tác dụng của thuốc sẽ gấp đôi so với uống lượng kháng sinh này với
25ml nước.
Ảnh hưởng của bữa ăn: Đối với các thuốc kháng sinh kém bền vững trong
môi trường acid như nhóm beta-lactamin (amoxicilin, ticarcilin), nhóm macrolid
(erythromycin, clarithromycin, azithromycin, spiramycin) hoặc các thuốc kháng
sinh bị thức ăn làm giảm hấp thu (tetracyclin, lincomycin) nên uống xa các bữa
ăn khoảng 1 giờ. Nếu uống các thuốc này trong bữa ăn sẽ làm cho thời gian lưu lại
của thuốc ở dạ dày lâu hơn, thuốc sẽ bị dịch vị acid của dạ dày phân huỷ làm cho
thuốc kém hoặc mất tác dụng. Tuy nhiên đối với các kháng sinh không bị thức ăn

cản trở hấp thu như nhóm fluoroquinolon, doxycylin lại nên uống trong bữa ăn để
lợi dụng bữa ăn làm giảm các tác dụng phụ của thuốc (buồn nôn, loét) trên hệ tiêu
hoá.
Ảnh hưởng của các thuốc dùng kèm: Các chất có đặc tính bao phủ niêm
mạc (smecta, kaolin) hoặc các chất có khả năng hấp phụ (than hoạt) hoặc các ion
kim loại hoá trị cao (sắt II, sắt III, can-xi ) có khả năng tạo phức với kháng sinh
đều làm giảm sinh khả dụng của thuốc kháng sinh. Vì vậy cần tránh kê đơn trong
những phối hợp này. Trong trường hợp bắt buộc phải kê đơn (điều trị viêm loét dạ
dày hoặc điều trị tiêu chảy ở trẻ em) nên uống thuốc kháng sinh cách các thuốc
điều trị phối hợp ít nhất 2 giờ.

×