Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Lưu ý khi sử dụng bismuth trong điều trị loét dạ dày - tá tràng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.1 KB, 5 trang )

Lưu ý khi sử dụng bismuth trong điều
trị loét dạ dày - tá tràng

Bismuth là thuốc được dùng trong điều trị loét dạ dày và tá tràng do có ái
lực bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét dạ dày (với niêm mạc dạ dày bình thường thì
không có tác dụng này). Ngoài ra, bismuth còn có tác dụng diệt khuẩn H. Pylori
(một trong những thủ phạm gây loét dạ dày, tá tràng).
Người ta thấy rằng khi dùng đơn trị liệu, các hợp chất bismuth chỉ diệt
được H. Pylori ở khoảng 20% người bệnh, nhưng khi phối hợp với kháng sinh và
chất ức chế bơm proton (phác đồ tam trị liệu) có thể tới 95% người bệnh được diệt
trừ H. Pylori. Vì vậy, bismuth thường được sử dụng phối hợp với các chất trên để
diệt vi khuẩn H. Pylori và ngăn ngừa tái phát loét tá tràng. Thuốc được uống trước
bữa ăn. Thời gian điều trị trong 4 tuần, kéo dài tới 8 tuần (nếu cần thiết).

Với các liều khuyến cáo, thuốc hiếm khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng,
nhưng đã có thông báo về suy thận, bệnh não và độc tính thần kinh sau khi dùng
quá liều cấp hoặc mạn tính (dùng liều quá cao, uống thuốc trong thời gian dài hoặc
uống cùng với những hợp chất khác chứa bismuth). Uống với liều điều trị dài
ngày, cách quãng trên 2 năm được thông báo gây dị cảm, mất ngủ và giảm trí nhớ.
Vì vậy không khuyến cáo dùng liệu pháp toàn thân (uống) dài hạn với bismuth.

Khi vào trong cơ thể, do bismuth phản ứng với H2S của vi khuẩn dẫn đến
hình thành bismuth sulfua tạo nên màu đen ở khoang miệng và phân (nhuộm đen
phân hoặc lưỡi), làm biến màu răng (có hồi phục). Khi gặp hiện tượng này bệnh
nhân không nên lo lắng vì đây là những phản ứng phụ của thuốc nhưng không
nguy hiểm, sẽ hết khi ngừng dùng thuốc. Tuy nhiên, cần thận trọng dùng ở người
bệnh có tiền sử chảy máu đường tiêu hoá trên (vì bismuth gây phân màu đen có
thể nhầm lẫn với đại tiện máu đen) gây kho khăn cho chẩn đoán bệnh.
Cách sử dụng thuốc đạn

Ngoài thuốc uống, tiêm, cấy dưới da, còn có một loại gọi là thuốc đạn


hay thuốc đặt. Thuốc đạn là viên thuốc được chế tạo đặc biệt để thuận tiện
đặt vào một số hốc tự nhiên của cơ thể người bệnh như âm đạo, hậu môn mà
không cần phải uống hoặc tiêm.

Thuốc thường có hình trứng hay hình viên đạn nên gọi là thuốc đạn. Thuốc
gồm một hay nhiều dược chất được hòa trộn trong một chất nền đặc như gelatin
(hoặc dầu theobroma) có tác dụng giải phóng dần dần chất thuốc.

Chất nền sẽ tan dần ở nhiệt độ cơ thể và phóng thích thuốc có trong đó
thấm vào máu qua hệ thống mao mạch dưới niêm mạc mà phát huy tác dụng điều
trị. Nếu dùng để chữa bệnh tại chỗ thì chất thuốc sẽ tác động trực tiếp vào mầm
bệnh nên hiệu quả điều trị sẽ nhanh và mạnh hơn.
Viên thuốc đạn thường dùng để điều trị bệnh vùng hậu môn - trực tràng,
hoặc để đưa thuốc vào cơ thể (không qua đường tiêu hóa trên hoặc tiêm) trong một
số trường hợp như nôn, thuốc gây kích ứng dạ dày
Với trẻ em, thuốc đạn phát huy tác dụng tối ưu trong trường hợp trẻ không
uống được thuốc do nôn trớ, do không tiêm được, sốt cao co giật
Chế phẩm thuốc thường gặp là: anusol, preparation H, proctocort, procto -
glyvenol, titanorein, primperan, efferalgan UPSA
Thuốc đạn do có chứa các chất nền làm trơn nên không chịu được nhiệt độ
cao, vì thế không nên mua dự trữ. Thuốc cần được bảo quản ở nơi có nhiệt độ
thấp.
Với trẻ em, khi cần đặt thuốc đạn (thí dụ trẻ bị sốt cao, rất sợ uống thuốc,
hay đã có dấu hiệu co giật, li bì, cần phải đặt thuốc efferalgan UPSA) nên đặt
thuốc sau khi trẻ đã đi tiêu; để trẻ nằm nghiêng, co hai chân, rồi dùng tay sạch nhét
viên thuốc vào sâu trong hậu môn trẻ và để trẻ nằm yên một lúc. Nếu viên thuốc bị
nhão do điều kiện bảo quản không tốt, thì phải chọn loại khác có cùng hàm lượng
thuốc đã được để đông cứng trong tủ lạnh trước đó.


×