Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài thuốc trị trào ngược dạ dày - thực quản docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.27 KB, 5 trang )

Bài thuốc trị trào ngược dạ dày - thực quản
Trào ngược dạ dày - thực quản là chỉ sự trào ngược dịch ở dạ dày lên thực
quản, chủ yếu là do những rối loạn tăng kích thích ở ống tiêu hóa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày - thực quản: Do thức ăn lạ, thức
ăn không phù hợp; do thần kinh bị căng thẳng; do mộc khắc thổ quá mạnh; do tỳ
khí, vị khí không được điều hòa Đông y có nhiều bài thuốc trị theo từng thể:
Trào ngược dạ dày - thực quản do thần kinh căng thẳng (stress): Thần kinh
căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tì vị, gây đau vùng thượng vị, ợ
hơi, ợ nóng, khí ở trung tiêu ngược lên, vùng ngực và vùng thượng vị bức bách
kèm theo khó thở, ăn ít, tiêu hóa trì trệ, bụng đầy hơi Dùng một trong các bài:
Bài 1: hoài sơn, liên nhục, cát căn mỗi vị 16g, hắc táo nhân 20g, viễn chí 12g, bán
hạ chế 10g, ngưu tất 16g, trần bì 12g, chỉ xác 10g, phòng sâm 20g, bạch truật 16g,
cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Bài 2: thảo quyết minh (sao vàng) 16g, hắc táo nhân 20g, mẫu lệ chế 16g, bạch
linh 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trần bì 12g, chỉ xác 8g, bạch biển đậu 20g, hạt
sen 20g, long nhãn 16g, phòng sâm 16g, đại táo 5 quả, cam thảo 12g. Sắc uống 2
ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.


Hạt sen và long nhãn là hai vị thuốc trị trào ngược thực
quản do thức ăn không phù hợp.
Trào ngược dạ dày - thực quản do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp: Người
bệnh ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, bụng đầy hơi, đau từng cơn hoặc đau liên miên,
khí ở trung tiêu chạy ngược, vùng thượng vị đầy tức khó chịu Dùng 1 trong các
bài:
Bài 1: tía tô 16g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, xương bồ 12g, hoàng kỳ 15g,
hoài sơn 16g, biển đậu 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, bạch truật (sao hàng thổ) 16g,
đương qui 12g, sâm đại hành 16g, lá đắng 16g, lá lốt 12g, sinh khung 4g. Sắc uống
2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Bài 2: hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì mỗi vị 16g, tía tô 20g, bạch truật 16g, lương


khung 12g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, chỉ xác 8g, bán hạ 10g, sinh khương 4g,
cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, thủ ô chế 12g, lá đinh lăng (sao
thơm) 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Trào ngược dạ dày - thực quản do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh: Đau tức
vùng thượng vị, nhu động ở dạ dày tăng lên từng đợt, ngực sườn trướng đầy, ợ hơi,
ợ nóng, người bệnh khó chịu, bực bội, tỳ khí và vị khí không lưu thoát, người bệnh
chán ăn, mất ngủ. Phép điều trị: bổ thổ bình can, điều khí. Dùng 1 trong các bài:
Bài 1: rau má 20g, bạch thược 12g, chi tử 10g, đan bì 12g, râu bắp 12g, mã đề 16g,
bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, trần bì 10g, cam thảo
16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sáng
và chiều, uống trước bữa ăn.
Bài 2: tang diệp, mã đề, rau má mỗi vị 20g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, hạ liên
châu 10g, hậu phác 10g, bán hạ 10g, hoài sơn 16g, phòng sâm 16g, củ đinh lăng
16g, đương quy 16g, bạch truật 16g, hắc táo nhân 16g, chỉ xác 8g, thục địa 12g,
trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần trước bữa
ăn.

×