Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoạt động tình nguyện của tầng lớp trí thức trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.83 KB, 10 trang )

Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA TẦNG LỚP TRÍ THỨC TRẺ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hồng Sơn Giang1*, Lê Thị Thanh Tuyền2
1
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ
2
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 22/11/2018; Ngày duyệt đăng: 22/3/2019)
TÓM TẮT
Kết quả của nghiên cứu này dựa vào việc khảo sát, phỏng vấn và tìm hiểu thực tế để
phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động tình nguyện của tầng lớp trí thức trẻ tại
TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Từ việc phân tích và đánh giá đó, nhóm tác giả tiến hành đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tình nguyện của tầng lớp
trí thức trẻ do Thành Đồn TP. Hồ Chí Minh tổ chức trong thời gian tới.
Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, tình nguyện, trí thức trẻ.
VOLUNTEER ACTIVITIES OF YOUNG INTELLECTUALS
IN HO CHI MINH CITY
Hoang Son Giang1*, Le Thi Thanh Tuyen2
1
The Center of Science and Technology Development for Youth
2
University of Social Sciences and Humanities – VNU Ho Chi Minh City
*Corresponding Author:
ABSTRACT
The results of this study are based on surveys, interviews and practical research to
analyze and assess the status of volunteer activities of young intellectuals in Ho Chi
Minh City today. From such analysis and evaluation, the authors conducted a number
of solutions to improve the effectiveness of volunteer activities of the young intellectuals


group organized by the Ho Chi Minh Communist Youth Union in the coming time.
Keywords: Situation, solutions, volunteers, young intellectuals.
nguyện chính thức do các đơn vị Nhà nước
tổ chức; hoạt động tình nguyện phi chính
thức do các nhóm, tổ, tư nhân tổ chức.
Giai đoạn 2016 - 2017, Thành Đoàn
TP.HCM tiến hành ký kết quy chế phối
hợp với UBND TP.HCM và ký kết liên
tịch với 13 sở ngành, đơn vị với 97 nội
dung, trong đó nhấn mạnh đến một số nội
dung sau: Tăng cường vai trị xung kích,
tình nguyện của tuổi trẻ thành phố trong
việc phối hợp nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân, góp phần xây dựng thành
phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện
đại, nghĩa tình, điển hình như việc xây
dựng 5 “Trạm y tế nghĩa tình”; tổ chức đội
hình “Tiếp sức người bệnh” cho 100%
bệnh viện cơng lập; tặng 1.500 thẻ bảo

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, vai trị
của tầng lớp trí thức trẻ, đặc biệt là các nhà
khoa học trẻ trong sự nghiệp phát triển
cộng đồng ngày càng được đề cao và tôn
vinh. Theo đó, nguồn lực nội tại của trí
thức trẻ đang ngày càng được Đảng, Nhà
nước cũng như các tổ chức trong và ngoài
nước quan tâm, chú trọng, tiêu biểu là các
hoạt động tình nguyện. Với vị thế là một

trong những trung tâm kinh tế - văn hóa giáo dục của Việt Nam, TP.HCM là nơi có
hoạt động tình nguyện phát triển mạnh trên
quy mô lớn với sự tham gia của nhiều loại
hình tổ chức khác nhau.
Hoạt động tình nguyện hiện nay có thể
chia thành hai nhóm: Hoạt động tình
16


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

hiểm y tế tự nguyện cho người dân và
thanh niên cơng nhân khó khăn; thành lập
Tổ tư vấn pháp luật lao động miễn phí cho
người lao động; tăng cường hỗ trợ giúp
thanh niên khởi nghiệp; đồng hành cùng
thanh niên trong học tập, nghiên cứu sáng
tạo; thành lập Quỹ tài năng tin học; tổ chức
các chương trình, hoạt động tình nguyện,
văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống văn
hố tinh thần cho đồn viên, thanh thiếu
niên. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả và thu
hút lực lượng trí thức khoa học trẻ tham
gia vào các hoạt động, chương trình tình
nguyện do Thành Đồn TP.HCM tổ chức,
góp phần phát huy vai trị xung kích sáng
tạo của đội ngũ trí thức khoa học trẻ tại
TP.HCM là rất cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong xã hội

vẫn cịn nhiều trí thức trẻ chỉ quan tâm đến
lợi ích cá nhân, vị kỷ; khơng phải tất cả trí
thức trẻ đều tự nguyện tham gia các hoạt
động do Đoàn, Hội tổ chức; bên cạnh thực
tế xuất hiện nhiều tổ chức, câu lạc bộ đội
nhóm tình nguyện tự phát khơng phải do
Đồn thanh niên tổ chức và làm nịng cốt
hoạt động. Hình thức, nội dung hoạt động,
đặc biệt là các mơ hình tình nguyện chuyên
sâu chưa phát huy hiệu quả và chưa đáp
ứng được đòi hỏi của thanh niên và xã hội.
Các hoạt động tình nguyện tự phát này
chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ
quan, ban ngành đoàn thể, thiếu sự chỉ đạo
có hệ thống dựa trên các khung pháp lý có
hiệu lực nên khơng đảm bảo được tính bền
vững - là một trong những yếu tố quan
trọng cho sự thành cơng của hoạt động tình
nguyện.
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá và
nhận định lại hiệu quả một số chương trình
tình nguyện dành cho tầng lớp trí thức trẻ
do Thành Đồn TP.HCM tổ chức; đồng
thời, tìm hiểu thêm các loại hình tình
nguyện khác trên địa bàn TP.HCM có sự
tham gia của tầng lớp trí thức trẻ, từ đó đề

xuất một số giải pháp giúp Thành Đồn
TP.HCM có cơ sở để kết nối và thu hút lực
lượng trí thức khoa học trẻ tham gia các

hoạt động tình nguyện chính thức trong
thời gian tới.
THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG
TÌNH NGUYỆN CỦA TẦNG LỚP
TRÍ THỨC TRẺ TẠI TP.HCM
Nhận diện các hình thức hoạt động tình
nguyện của tầng lớp trí thức trẻ hiện
nay
Qua kết quả khảo sát, có thể phân chia các
hoạt động tình nguyện của tầng lớp trí thức
trẻ tại TP.HCM hiện nay thành hai nhóm
chính:
Thứ nhất, nhóm các hoạt động tình
nguyện chính thức bao gồm: những chiến
dịch tình nguyện do các tổ chức chính trị xã hội như Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội
Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh
niên Việt Nam các cấp phát động và quản
lý, điển hình là hai nhóm chiến dịch lớn
trong năm là: Xn tình nguyện và các
chiến dịch thanh niên tình nguyện hè (Mùa
hè xanh, Kỳ nghỉ hồng,…), ngồi ra
Chương trình Trí thức khoa học trẻ tình
nguyện là một trong những điểm nhấn nổi
bậc trong phong trào tình nguyện gắn liền
với chun mơn - nghiệp vụ của đội ngũ
trí thức trẻ thành phố; các hoạt động tình
nguyện thuộc các tổ chức phi chính phủ
trong và ngồi nước có trụ sở và địa bàn
hoạt động tại TP.HCM.
Thứ hai, nhóm các hoạt động tình nguyện

phi chính thức. Đối với các hoạt động của
nhóm tình nguyện này, theo chúng tơi
được biết thì khơng có con số thống kê cụ
thể và chính xác. Có thể nói, hiện nay ở
TP.HCM tồn tại khá nhiều CLB, đội,
nhóm, trung tâm, doanh nghiệp có tổ chức
các chương trình, hoạt động tình nguyện
phi chính thức, phi lợi nhuận, có hoặc
khơng có đơn vị bảo trợ và thu hút đơng
đảo trí thức trẻ tham gia.

17


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

Hình 1. Các hình thức hoạt động tình nguyện của tầng lớp trí thức trẻ tại TP.HCM
Thực trạng các hoạt động tình nguyện trung tâm - viện nghiên cứu, trường đại
học - học viện trên địa bàn thành phố, tổ
của tầng lớp trí thức trẻ tại TP.HCM
Chương trình Trí thức khoa học trẻ tình chức báo cáo 380 chuyên đề, triển khai dự
nguyện giai đoạn 2013 - 2018 đã vận động án hỗ trợ trồng nấm Linh chi và Bào ngư
hơn 1.000 thành viên tham gia là thành cho các hộ dân có nhu cầu, chuyển giao kỹ
viên Câu lạc bộ Các nhà Khoa học trẻ, chủ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật
nhiệm đề tài tham gia Chương trình Vườn trồng trọt, ni trồng thủy hải sản, tư vấn
ươm Sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ; về tâm lý, giới tính cho hơn 100.000 lượt
các trí thức - khoa học trẻ, giảng viên trẻ người dân.
đang công tác, học tập tại các cơ quan,
Bảng 1. Hoạt động của chương trình Trí thức Khoa học trẻ tình nguyện
trong những năm gần đây

Thời gian
Số trí thức
Số lượt người dân
Số chuyên đề
trẻ tham gia
thụ hưởng
36 chuyên đề
150
3.000
Năm 2013
146 chuyên đề, 50 sân chơi
khoa học, 20 chuyến xe tri
200
10.000
Năm 2014
thức
51 chuyên đề, 5 chuyến xe tri
118
3.500
Năm 2015
thức
44 chuyên đề, 50 sân chơi
khoa học vui, 20 chuyến xe tri
200
5.000
Năm 2016
thức
43 chuyên đề, 30 sân chơi
380
4.600

Năm 2017
khoa học vui
Năm 2018

60 chuyên đề, 30 sân chơi
khoa học vui

400

5000

(Nguồn: Ban tổ chức chương trình)
trang trải, tự chủ).
Các tổ chức xã hội nghề nghiệp bao gồm
nhiều nhóm khác nhau và có nhiều hình
thức tổ chức với tên gọi cũng rất khác
nhau: Liên hiệp các Hội, Hiệp hội,Tổng

Bên cạnh các hoạt động tình nguyện do
Đồn thanh niên tổ chức thì các tổ chức xã
hội nghề nghiệp khác tại TP.HCM cũng có
tổ chức các hoạt động tình nguyện theo
nguyên tắc “4 tự” (tự nguyện, tự quản, tự
18


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

hội, Liên đoàn, Trung tâm, Quỹ hỗ trợ,
Viện nghiên cứu, Câu lạc bộ, Diễn đàn,

Mạng lưới… tuy nhiên, nếu đó là các tổ
chức có đăng ký pháp lý thì theo quy định
của pháp luật về hội hoặc những quy định,
hướng dẫn thủ tục từ Bộ Nội vụ hoặc các
bộ. Ở TP.HCM hiện nay tất cả các tổ chức
trong xã hội do dân lập ra: tổ chức nhân
dân, hội, hiệp hội, câu lạc bộ, liên đồn,
tổng hội… các nhóm lợi ích, các tổ chức
bảo trợ xã hội, các tổ chức từ thiện, các
quỹ, trung tâm… đều được hiểu là “Tổ
chức phi chính phủ”.
Mặc dù số lượng VNGOs được ước tính là
hơn 500 tổ chức tại TP.HCM nhưng chưa
có con số chính thức nào về số lượng các
VNGOs có hoạt động tình nguyện, tuy
nhiên, qua quan sát và tìm hiểu, có thể kể
đến các tổ chức như: Trung tâm Hỗ trợ
phát triển Cộng đồng LIN, Tổ chức Tình
nguyện Saigon Children’s Charity
(Saigonchildren), Trung tâm Hỗ trợ Sáng
kiến Phát triển cộng đồng (SCDI), Hội
Phòng chống AIDS TP.HCM, Hội Thầy
thuốc trẻ Việt Nam tại TP.HCM, Trung
tâm Giáo dục kỹ năng và truyền thông
cộng đồng, Tổ chức tình nguyện Giấc mơ
Việt Nam, Trung tâm Nâng cao Chất
lượng Cuộc sống LIFE, Trung tâm Hành
động và Liên kết vì mơi trường và phát
triển Change, Tổ chức Hành động vì Động
vật Hoang dã (AWO) với một số lĩnh vực

hoạt động chủ yếu xóa đói giảm nghèo (và
phát triển cộng đồng), bảo vệ và chăm sóc
trẻ em, biến đổi khí hậu, phịng, chống
HIV/AIDS...(xem thêm các chương trình
và hoạt động của các nhóm này trong phụ
lục 1: danh mục các tổ chức tình nguyện
của tầng lớp trí thức tại TP.HCM). Trong
hộp bên dưới, chúng tôi xin chia sẻ thông
tin về Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng
đồng LIN, một trong những tổ chức phi lợi
nhuận rất thành công trong việc tập hợp và
huy động tình nguyện viên là trí thức trẻ ở
TP.HCM.
Cịn đối với các hoạt động tình nguyện phi
chính thức thì hiện chưa có thống kê cụ
thể, bởi vì thực tế cho thấy, trong nhóm

này, bên cạnh một số tổ chức chính danh,
có đơn vị bảo trợ, cũng có khơng ít các tổ
chức khơng chính danh - theo nghĩa là
không cần đăng ký, không cần cấp quản lý
nào thơng qua, xét duyệt điều lệ, quy chế,
thỏa thuận… Đó là các Hội đồng hương,
Hội trọng thọ, Hội đồng môn, Hội của các
dịng họ, các nhóm tình nguyện, các câu
lạc bộ tại cộng đồng, các nhóm đồng đẳng,
nhóm trí thức, giảng viên, học viên cao
học… Rõ ràng, với các tổ chức hoạt động
khơng chính danh thì khơng thể thống kê
một cách chính xác có bao nhiêu tổ chức,

câu lạc bộ, mạng lưới… vì khơng có cơ sở
nào để xác định.
Về cách thức huy động và duy trì được
nguồn tài trợ cho hoạt động của các tổ
chức tình nguyện phi chính thức, đây là
một trong những điểm mạnh mà các tổ
chức này đã thực hiện được. Theo chia sẻ
của một số thành viên có kinh nghiệm
trong vấn đề này, muốn nhận được một sự
tài trợ mang tính chất lâu dài, các tổ chức
cần phải thể hiện được một cách rõ ràng
những yếu tố liên quan đến mục tiêu, cách
thức hoạt động, quy trình thực hiện, nguồn
lực, kết quả đầu ra và tính bền vững cho
từng dự án. Muốn đạt được những điều đó,
bản thân mỗi tình nguyện viên phải trải
qua q trình tham gia những hoạt động và
các dự án có tính chất tương đồng với mục
tiêu của tổ chức mình. Từ đó, đại diện của
các tổ chức sẽ kết nối, giao lưu và trao đổi
kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức cùng
nhau để cùng tạo nên một mạng lưới
chung. Từ các mạng lưới này, nguồn vốn
tài trợ sẽ được đầu tư thơng qua hai hình
thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguồn vốn
gián tiếp sẽ đến từ những tổ chức phi chính
phủ có thâm niên hoạt động cũng như đội
ngũ nhân lực và uy tín đối với các nguồn
tài trợ từ nước ngoài. Sau khi nhận được
tài trợ, các tổ chức lớn sẽ tổ chức kêu gọi

các dự án có quy mô nhỏ hơn để tài trợ
hoặc tổ chức các cuộc thi để cùng đồng
hành với các dự án nhỏ. Đây là hình thức
mà các tổ chức lớn đã và đang thực hiện
như CHANGE, LIVE&LEARN, CSDS…
19


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

tập…mọi thứ đều liên quan đến Internet.
Không quá khi nói rằng cuộc sống của con
người giờ đây gần như diễn ra song hành
cùng với sự tồn tại của Internet.
Nếu chúng ta xét theo khía cạnh của các lý
thuyết đã được đề cập trong nghiên cứu
này về lựa chọn duy lý, nhu cầu và vốn xã
hội, điều này có thể được lý giải theo
những tầng nghĩa như sau. Đối với việc sử
dụng Internet, con người đã được cung cấp
một cơng cụ cực kì đắc lực trong việc được
cung cấp thông tin để đưa ra được những
sự lựa chọn một cách chính xác nhất,
đương nhiên là theo quan điểm của từng cá
nhân. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm
được thời gian ra quyết định cũng như tính
hiệu quả của nó. Trong khi đó, Internet
đóng vai trị quan trọng trong việc thỏa
mãn rất nhiều nhu cầu của con người từ
những điều bình thường nhất như tìm kiếm

thơng tin về thực phẩm cho đến những nhu
cầu được thể hiện bản thân bằng các mạng
xã hội dưới nhiều hình thức đa dạng và
phong phú. Bên cạnh đó, vốn xã hội và
mạng xã hội hiện nay gần như là một sự
kết hợp hoàn hảo trong việc tạo lập mơi
trường hoạt động, duy trì và phát triển. Ở
đó, mạng xã hội giúp con người giao lưu
và mở rộng các mối quan hệ, các tổ chức
được liên kết và chia sẻ thông tin với nhau,
các cấp quản lý có thể quan sát và lắng
nghe tiếng nói của cộng đồng để điều
chỉnh cơ chế, chính sách, luật định một
cách phù hợp, vừa lòng dân.
Vào năm 2007, Bill Gate đã phát biểu một
câu kinh điển: “Nếu từ 5-10 năm nữa bạn
khơng kinh doanh qua Internet thì tốt nhất
bạn đừng kinh doanh nữa”. Bây giờ chính
là thời điểm của phát biểu đó và nó đã trở
thành sự thật. Chúng ta đang sống trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với
những yếu tố cấu thành như: Vạn vật kết
nối (Internet of Things), Trí tuệ nhân tạo
(AI) và dữ liệu lớn (Big data).
Từ những lý do nêu trên, một giải pháp
thiết thực nhất mà nghiên cứu này muốn
đưa ra chính là việc tạo lập một website
chính thống và chuyên biệt cho các hoạt

Theo một cách khác, các dự án nhỏ, các tổ

chức tình nguyện mới thành lập cũng có
thể huy động được nguồn tài trợ trực tiếp
từ các tổ chức nước ngồi thơng qua các
kênh thơng tin được các tổ chức uy tín chia
sẻ trong cùng mạng lưới. Tuy nhiên, yêu
cầu sẽ khó khăn hơn do uy tín của các tổ
chức mới hầu như chưa có và để có thể
thuyết phục được các quỹ tài trợ thì ngồi
các yếu tố về kỹ thuật thiết lập và triển khai
dự án, các tổ chức này cũng cần đặc biệt
lưu ý đến tính phù hợp của dự án đang thực
hiện với tiêu chí lựa chọn hỗ trợ của các
quỹ theo từng lĩnh vực khác nhau.
Ngồi ra, các tổ chức hoạt động tình
nguyện phi chính thức cũng có thể vận
động nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp
thơng qua các hoạt động truyền thơng
quảng bá hình ảnh cho các nhà tài trợ này.
Đồng thời, các tổ chức này cũng có thể tận
dụng khả năng huy động nguồn lực từ
cộng đồng thông qua các mối quan hệ sẵn
có của các thành viên tham gia (các sự ủng
hộ về mặt tài chính lẫn cơ sở vật chất
khác). Đặc biệt, các tổ chức hoạt động phi
chính thức cũng thường có các hoạt động
gây quỹ thơng qua các việc trao đổi, buôn
bán các sản phẩm dưới dạng kết quả đầu ra
của các dự án để tạo được nguồn quỹ duy
trì và phát triển hoạt động của tổ chức.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG TÌNH
NGUYỆN CỦA TẦNG LỚP TRÍ
THỨC TRẺ TẠI TP.HCM
Tạo lập trang thơng tin điện tử về hoạt
động tình nguyện
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, chúng
ta khơng thể nói khơng với Internet. Cơng
nghệ số gần như đã phủ sóng khắp các
vùng miền, khu vực, từ đô thị cho đến
nông thôn, từ người trẻ cho đến người già
đều ít nhiều có khả năng sử dụng các thiết
bị thơng minh để truy cập và tìm kiếm
thông tin trên Internet một cách dễ dàng để
đáp ứng hầu như mọi nhu cầu cơ bản của
con người. Từ mua sắm, giải trí, xem tin
tức, giao tiếp xã hội, kinh doanh, học
20


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

động tình nguyện. Một khi đã đi vào hoạt
động một cách chính thức, các tổ chức
thực hiện tình nguyện và các nhà tài trợ sẽ
có được một kênh thơng tin chính thống để
có thể nắm bắt thơng tin, lựa chọn nội dung
tham gia và quyết định tài trợ một cách dễ
dàng, hợp lý, đúng mục tiêu và đối tượng
thụ hưởng.
Với website, yêu cầu đặt ra là các hoạt

động và thao tác phải được cụ thể hóa một
cách đơn giản. Các thơng tin chính thống
phải được cập nhật thường xun và liên
tục để tạo uy tín cho trang thơng tin. Bên
cạnh đó, giải pháp này hướng đến việc xây
dựng một website được tối ưu hóa các tính
năng và kết hợp tốt với công cụ hỗ trợ như
khả năng tương tác giữa các bên liên quan
như ban quản trị, cơ quan quản lý nhà nước
các tổ chức tình nguyện, tình nguyện viên,
các cộng đồng thụ hưởng và các cá nhân
có quan tâm. Điều này sẽ được thực hiện
dưới dạng các chuyên mục cụ thể được
trình bày ở những nội dung tiếp theo, một
diễn đàn trao đổi trực tuyến, các góc quảng
cáo để thu hút các nhà tài trợ (Một nguồn
thu quan trọng để tạo nguồn quỹ ổn định
cho các hoạt động và chương trình tình
nguyện). Ngồi ra, website cũng cần tích
hợp thêm chức năng đóng góp tài chính
trực tuyến dưới dạng sử dụng các loại hình
thẻ ngân hàng, dịch vụ thanh tốn trực
tuyến…để những cá nhân và tổ chức có thể
dễ dàng chung tay tham gia hỗ trợ và phối
hợp trong các chương trình.
Tăng cường sự phối hợp giữa địa
phương và cán bộ tổ chức chương trình
tình nguyện
Địa phương nơi diễn ra hoạt động tình
nguyện là một yếu tố tác động đến quá

trình tiến hành các hoạt động cũng như kết
quả đạt được của phong trào trí thức trẻ
tình nguyện. Đa số các địa phương cịn khó
khăn, có nhiều vấn đề cần giải quyết, bên
cạnh đó về năng lực cán bộ tại địa phương
chưa thật sự cao, điều này cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến phong trào. Đối với địa bàn
thành phố, sự quan tâm của chính quyền
địa phương đối với chiến dịch chưa đúng

mức, nhiều trường hợp còn xem nhẹ, thờ
ơ. Sự phối hợp giữa địa phương với Thành
Đoàn trong khâu tổ chức chưa thực sự chặt
chẽ dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình
diễn ra hoạt động. Trong thời gian tới để
khắc phục những hạn chế trên về phía địa
phương cần có một số thay đổi sau:
Thứ nhất, địa phương cần xác định nhu
cầu cần thiết và nội dung các hoạt động
khi chương trình được tiến hành.
Một thực tế hiện nay là đa số các hoạt động
tình nguyện của thanh niên nói chung hiện
nay đều diễn ra với những công việc quen
thuộc như làm sạch môi trường, tuyên
truyền cho người dân địa phương về các
kiến thức cơ bản của cuộc sống, thăm hỏi
các gia đình khó khăn…. Tuy nhiên do địa
bàn diễn ra hoạt động rất đa dạng, đặc
điểm mỗi nơi mỗi khác nên một số công
việc nhiều khi không thực sự bức thiết đối

với địa phương làm cho giá trị của phong
trào bị giảm sút, sự phối hợp giữa địa
phương với ban tổ chức khơng cao. Bên
cạnh đó, một số địa phương lại đề ra những
nhu cầu chưa thật sự phù hợp, chưa khai
thác tối đa năng lực, chun mơn của đội
ngũ trí thức trẻ. Để khắc phục vấn đề này
chính quyền địa phương cần nhận thức
đúng đắn về ý nghĩa và giá trị to lớn mà
phong trào trí thức trẻ tình nguyện mang
lại. Nhận thức được vấn đề này sẽ tạo điều
kiện để phối hợp hoạt động khi có chiến
dịch diễn ra. Q trình xác định nhu cầu
của địa phương cần có sự điều tra nghiên
cứu tỉ mỉ, bám sát các chính sách kế hoạch
dài hạn của địa phương trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội, tổng kết những gì
đã đạt được, những gì chưa làm được.
Thêm vào đó cần có sự nghiên cứu về lực
lượng sẽ tham gia phong trào tại địa
phương, từ đó có sự cân nhắc tính tốn xác
định nhu cầu vừa phù hợp với địa phương
vừa đúng với khả năng chuyên môn của trí
thức trẻ.
Trước đây việc xác định nội dung các hoạt
động chủ yếu phụ thuộc vào Thành Đồn
do đó rất ít trường hợp đi sâu vào các “vấn
đề nóng” của địa phương. Địa phương chủ
21



Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

nhiên nhiều nơi nhu cầu của địa phương
đón trí thức trẻ tình nguyện về chưa thật sự
bức thiết, thái độ hợp tác làm việc của một
số cán bộ cịn chưa tốt, cơng tác phân cơng,
chuẩn bị cịn sơ sài. Việc huy động lực
lượng địa phương tham gia còn nhiều hạn
chế. Một số trường hợp khác do năng lực
của cán bộ đồn tại địa phương cịn thấp
chưa đáp ứng được những hoạt động mới
mang tình chun mơn cao như phổ biến
tin học cho người dân, phổ biến các ứng
dụng khoa học, các vấn đề về nông nghiệp
như chăm cho cây trồng, vật nuôi…
Để khắc phục hạn chế này Thành Đoàn cần
mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ năng
cho cán bộ tại địa phương, thơng qua đó
giúp nâng cao trình độ cho từng người,
đảm bảo nắm những kiến thức cơ bản nhất
khắc phục được sự bị động khi xuất hiện
tình huống mới. Bên cạnh đó lãnh đạo
chính quyền địa phương cần thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc đối với các cán bộ cấp
dưới nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm
của từng người, kết hợp các hình thức khen
thưởng đối với những cán bộ có trách
nhiệm, hồn thành tốt cơng việc đồng thời
nghiêm khắc phê bình các cán bộ thờ ơ,

sao lãng gây khó khăn cho cơng việc.
Đối với cán bộ tổ chức chương trình
Cần phải tập huấn trang bị nội dung hoạt
động cho cán bộ phụ trách và trang bị kiến
thức cụ thể cho tình nguyện viên trước khi
hoạt động. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ
chỉ đạo và tổ chức các chương trình tình
nguyện ở các cấp, theo chúng tơi, người
cán bộ phụ trách tổ chức hoạt động tình
nguyện phải có những tiêu chuẩn sau:
- Nhiệt tình, tâm huyết, tự nguyện tham gia
các cơng tác tình nguyện.
- Có khả năng nhạy bén, phát hiện những
vấn đề thời sự cấp bách, những việc mới,
việc khó để đề xuất hoạt động thu hút sự
tham gia của thanh niên và lực lượng trí
thức trẻ.
- Có uy tín đối với thanh niên và có khả
năng phối hợp với các ban ngành đoàn thể
để xác lập cơ chế phối hợp liên ngành và
huy động nguồn lực cho hoạt động.

yếu chỉ tiếp nhận nên sự phối hợp diễn ra
cịn thụ động. Đối với Chương trình Trí
thức Khoa học trẻ tình nguyện, những năm
gần đây, các cơ sở Đoàn đề xuất nhu cầu
cần hỗ trợ lên Ban tổ chức chương trình,
nhưng cịn mang tính “đối phó”, có nghĩa
là đề xuất cho có hoạt động trong các đợt
cao điểm để đảm bảo tính phong trào chứ

chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề đang
bất cập ở địa phương mình. Có rất nhiều
vấn đề cần đến sự góp sức của tầng lớp trí
thức trẻ như xây dựng nơng thôn mới,
chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông
nghiệp, xây dựng trật tự đơ thị, đời sống
văn hóa, nếp sống văn minh tại các khu
dân cư, quan tâm đến xây dựng môi
trường, tạo sân chơi cho thiếu nhi, về trật
tự an tồn giao thơng,….
Q trình nghiên cứu về nội dung hoạt
động, nhu cầu của địa phương cần có sự
trao đổi giữa địa phương với Thành Đoàn
một cách kịp thời, liên tục để đảm bảo sự
phối hợp, đóng góp ý kiến lập nên một kế
hoạch tỉ mỉ, hợp lí khi triển khai. Trong
quá trình bàn bạc trao đổi cần đảm bảo tơn
trọng ý kiến từ hai phía.
Thứ hai, cần nâng cao năng lực, trách
nhiệm cán bộ tại địa phương đảm bảo đáp
ứng được yêu cầu của ban tổ chức chương
trình đề ra
Cán bộ tại địa phương là những người kết
nối với ban tổ chức và trực tiếp hướng dẫn
cho trí thức trẻ tình nguyện tại mỗi địa bàn
khi chương trình được triển khai. Do đó,
những người này giữ một vai trị quan
trọng trong sự thành cơng của chương
trình.Với ưu điểm nắm rõ địa bàn, nắm các
nội dung mà địa phương đã đề xuất lên

Thành Đồn sẽ giúp cho trí thức trẻ sớm
thích nghi với điều kiện mới, thuận lợi
trong các hoạt động tiếp theo. Việc huy
động sự tham gia của thanh niên địa
phương cũng thông qua những cán bộ
chuyên trách tại từng địa bàn cụ thể. Thực
tế đã cho thấy ở đâu cán bộ tại địa phương,
trực tiếp là cán bộ đồn hoạt động càng
tích cực thì thu hút được sự tham gia của
đông đảo thanh niên địa phương. Tuy
22


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

- Có điều kiện và sức khỏe để cùng “đồng
cam, cộng khổ” với người dân.

nguyện viên. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ
ai trong chúng ta cũng đều muốn cơng sức,
của cải và tình u thương của mình được đặt
đúng nơi, đúng chỗ chứ khơng đơn thuần là
việc chạy theo thành tích, làm đẹp hồ sơ cá
nhân hay tệ hơn nữa là trục lợi cá nhân. Trên
hết, hoạt động tình nguyện phải xuất phát từ
cái tâm thật sự của các bên tham gia.
Ba là, các yếu tố cơ hội và thuận lợi ln
song hành với những khó khăn trở ngại
trong quá trình thực hiện các hoạt động
tình nguyện của trí thức trẻ. Các cơ chế

chính sách hiện nay đã thay đổi rất nhiều
theo chiều hướng ủng hộ và thúc đẩy sự
phát triển của các hoạt động tình nguyện.
Tuy nhiên vẫn tồn tại ở đâu đó những vấn
đề liên quan đến các thủ tục pháp lý, chính
sách bảo trợ và khả năng duy trì kết quả
của các chương trình.
Bốn là, về các nguồn lực tham gia tổ chức
và thực hiện các hoạt động đã có nhiều
chuyển biến theo chiều hướng tích cực cả
về con người và tiềm lực tài chính. Số
lượng tình nguyện viên của các chương
trình ngày một tăng cả về quy mô và chất
lượng đội ngũ. Các nhà tài trợ và nhà hảo
tâm cùng chung tay tham gia vào các
chương trình ngày một nhiều hơn đã góp
phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền
vững của các hoạt động tình nguyện theo
thời gian. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính
vẫn chưa thể san sẻ đủ đối với những vấn
đề của xã hội đang ngày càng tăng lên,
những trường hợp khó khăn ngày một
nhiều hơn. Đó là cịn chưa kể đến một bộ
phận người trẻ nhưng suy nghĩ tiêu cực,
khơng tham gia và đả kích về ý nghĩa thiết
thực của các chương trình tình nguyện
hoặc tham gia với một tâm thế hời hợt,
hình thức, trục lợi cá nhân.
Dựa trên cơ sở của những vấn đề lý luận và
thực trạng hiện nay đã được khắc họa rõ nét

qua nội dung nghiên cứu. Đề tài cũng đã đề
xuất được những giải pháp và khuyến nghị
mang tính chất gợi mở nhằm nâng cao hiệu
quả các hoạt động tình nguyện trong thời
gian sắp tới. Theo đó, giải pháp chính sẽ tập
trung ở việc tạo lập một website để cải thiện

KẾT LUẬN
Hoạt động tình nguyện là một phần quan
trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển
và con người ngày một thay đổi lối sống
theo chiều hướng lý tính thì các hoạt động
tình nguyện thực sự là một trong những nét
đặc biệt để duy trì và tiếp nối tính nhân văn
vốn là một nét đẹp truyền thống của dân
tộc. Ở đó chúng ta tìm thấy được tình
người, sự yêu thương, giúp đỡ và chung
tay chia sẻ những khó khăn, hoạn nạn và
cùng nhau làm nên những điều tốt đẹp hơn.
Tồn bộ nội dung của cơng trình nghiên
cứu như một bức tranh đa màu sắc về các
hoạt động tình nguyện của tầng lớp những
con người trẻ, những con người dám tiên
phong, dám hi sinh lợi ích của cá nhân cho
cộng đồng, cho xã hội. Dựa trên phân tích
đã nêu, chúng tơi đưa ra một số kết luận
như sau:
Một là, các hoạt động tình nguyện hiện nay
dù là trên địa bàn TP.HCM hay các tỉnh

thành trong cả nước thì cũng đều được tổ
chức dưới hai hình thức tạm gọi là chính thức
và phi chính thức. Một bên do các tổ chức
Nhà nước thực hiện và một bên do các tổ
chức tư nhân, nhóm, cá nhân trong và ngồi
nước thực hiện. Cả hai hình thức này cho đến
hiện nay vẫn đang cùng tồn tại, song hành và
bổ trợ cho nhau.
Hai là, sự tham gia của đội ngũ tri thức trẻ đối
với các hoạt động tình nguyện được chi phối
chủ yếu bởi các yếu tố về nội và ý nghĩa của
chương trình. Ngồi ra, một số yếu tố khác
có tác động đến khả năng và động lực tham
gia của tình nguyện viên là hình thức tổ chức,
đơn vị chủ trì, địa điểm thực hiện và thời gian
diễn ra chương trình. Theo kết quả nghiên
cứu, những chương trình, hoạt động được tổ
chức một cách bài bản, khoa học, với kế
hoạch chi tiết từ khâu lên ý tưởng, chuẩn bị,
thực hiện cho đến việc duy trì kết quả một
cách rõ ràng sẽ nhận được sự ủng hộ, hưởng
ứng và nhiệt tình tham gia của đơng đảo tình
23


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

hiệu quả của những cơ chế và chính sách từ
phía các cơ quan nhà nước. Nâng cao năng
lực và hiệu quả của các chương trình tình

nguyện cả về mặt nội dung và hình thức tổ
chức. Tạo ra được kênh thông tin để kết nối
các tổ chức và cá nhân hoạt động tình
nguyện. Hình thành phương thức gây quỹ
cho các hoạt động tình nguyện dựa trên
ngun tắc cơng khai, minh bạch, dễ dàng,
chủ động và đơi bên cùng có lợi. Hi vọng
rằng, kết quả của nghiên cứu này sẽ góp một
phần nhỏ vào việc vẽ tiếp những nét đẹp
trong bức tranh về hoạt động tình nguyện của
TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, nơi
mà chúng ta lưu giữ và chia sẻ tình người cho
nhau.
Một số khuyến nghị
Thứ nhất, sau mỗi hoạt động hoặc chương
trình tình nguyện, những người tổ chức
cần thường xuyên ghi nhận ý kiến đóng
góp và thực hiện công tác báo cáo tổng kết
định kỳ. Các đơn vị tổ chức cần khuyến
khích tình nguyện viên góp ý thẳng thắng,
qua đó những người tổ chức có thể đánh
giá được một cách sát thực ưu, khuyết
điểm của chương trình. Trên cơ sở này,
những người tổ chức tiến hành ghi nhận,
tiếp thu các đóng góp mang tính xây dựng
và thực hiện báo cáo tổng kết định kỳ. Việc
thường xuyên ghi nhận những đóng góp
của tình nguyện viên và trí thức trẻ về các
phương diện khác nhau của chương trình
là động lực nâng cao chất lượng và thúc

đẩy sự phát triển của các hoạt động tình
nguyện. Hoạt động đánh giá, kiểm soát
chất lượng nếu được tiến hành một cách
hiệu quả sẽ là cơ sở để đơn vị tổ chức bổ
sung, điều chỉnh kế hoạch xây dựng nội
dung và phương thức hoạt động hiệu quả
hơn trong các hoạt động tình nguyện tiếp
theo. Tuy nhiên, hiện nay, cơng tác đánh
giá, góp ý sau chương trình cịn mang nặng
tính hình thức, thậm chí được tiến hành
qua loa, kém hiệu quả cũng như vẫn chưa
có cơ sở để đánh giá, so sánh chất lượng
của các hoạt động với nhau.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng của các
chương trình tình nguyện một cách bền

vững, tổ chức chủ quản cần chú trọng công
tác thường xuyên bồi dưỡng và phát triển
nguồn nhân lực. Các tổ chức tình nguyện
cần tiến hành các khóa tập huấn cơng tác
và kỹ năng xây dựng chương trình cho
những người phụ trách và tổ chức các hoạt
động tình nguyện. Các hoạt động tập huấn
nội bộ này đảm bảo tính thống nhất về chất
lượng của các chương trình tình nguyện,
hạn chế tình trạng thiếu hụt nhân lực có
tính kế thừa, gây tổn hại đến chất lượng và
uy tín của chương trình và của tổ chức.
Thứ ba, các tổ chức tình nguyện cần chú
trọng vấn đề đa dạng hóa phương thức và

cơ chế tổ chức. Rõ ràng, các tổ chức tình
nguyện nếu khơng có phương thức tổ chức
phù hợp, đa dạng và thu hút sẽ khơng thể
huy động được đơng đảo thanh niên và trí
thức trẻ tham gia vào các hoạt động tình
nguyện dù cho nội dung của các chương
trình này được cải tiến, đổi mới. Đặc biệt,
trong trường hợp chưa tìm được những nội
dung hay ý tưởng mới cho hoạt động tình
nguyện, các tổ chức chủ quản hồn tồn có
thể tiếp tục với những nội dung cũ nhưng
bằng những phương thức tổ chức mới
quyết liệt hơn với quy mô nhân lực và thời
gian được mở rộng. Bên cạnh đó, các tổ
chức tình nguyện cần xây dựng cơ chế
phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị và
chính quyền địa phương trong tổ chức thực
hiện các chương trình và cơng trình cộng
đồng. Cơng tác này nếu thực hiện tốt sẽ
mang lại những sự hỗ trợ về vật lực, nhân
lực quan trọng cho các tổ chức tình nguyện
vì nhìn chung, mọi hoạt động của phong
trào tình nguyện đều có mối liên hệ chặt
chẽ với lĩnh vực quản lý của các ban,
ngành liên quan. Mặt khác, các hoạt động
tình nguyện ở bất kỳ địa phương nào nếu
nhận được sự ủng hộ của chính quyền sở
tại, đều có thể nâng cao khả năng thu hút
sự tham gia của thanh niên.
Lời cảm ơn: Đề tài được thực hiện từ

chương trình Vườn ươm Khoa học thanh
niên thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và
Cơng nghệ Việt Á. Nhóm nghiên cứu xin
chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Công
24


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 5 (1), 2019

nghệ Việt Á đã tài trợ kinh phí và hỗ trợ

cho nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
CLAUDE LAVI - STRAUSS (1997). Nhân loại học cấu trúc, trong Boris Lojkine và
Benoit de Treglode, một số vấn đề về xã hội học và nhân loại học. NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
ĐINH HỒNG HẢI (2014). Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lý thuyết.
NXB Thế Giới, Hà Nội.
LẠI HỒNG VY (2013). Hoạt động tình nguyện - Một phương thức hịa nhập xã hội ở
Úc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - ĐHQG TP.HCM.
NGUYỄN TRUNG CƯỜNG, LÂM THỊ HẢI UYÊN (2010). Giải pháp nâng cao hiệu
quả chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh do Thành đồn Thành phố Hồ Chí Minh
tổ chức, Trường Đại học An ninh Nhân dân.
NGUYỄN THỊ BÍCH ĐIỂM (2002). Chính sách cho lực lượng thanh niên tình nguyện
tập trung - Thực trạng và giải pháp. Đề tài cấp Viện nghiên cứu thanh niên, Hà
Nội.
NGUYỄN THỊ TUYẾT (2012). Tìm hiểu tác động của hoạt động tình nguyện đối với
sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

PHẠM TẤT DONG (1982). Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
TRUNG ƯƠNG ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH, HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN
TRUYỀN (2013). Tác động của hoạt động tình nguyện đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, Hà Nội.
VIỆN NGÔN NGỮ HỌC (1998). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển
học Hà Nội.

25



×