Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TÌM HIỂU VỤ VIỆC “BÀ HÀ BẠCH MUỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THÔNG QUA VIỆC CHƠI ‘HỤI’ ” XẢY RA TẠI HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.36 KB, 18 trang )

Mục Lục

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TÌM HIỂU VỤ VIỆC “BÀ HÀ BẠCH MUỘI LỪA ĐẢO
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THÔNG QUA VIỆC CHƠI ‘HỤI’ ”
XẢY RA TẠI HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU DƯỚI
GĨC NHÌN PHÁP LÝ

Nguyễn Trọng Điền– 2151020064 – 010100500441
Giảng viên hướng dẫn: Đồn Cơng Thức

TP. Hồ Chí Minh năm – 2022


Mục Lục

Trần Văn Quang

Trần Bảo Khang

Trần Thuỳ

Lê Thị Nung

Kinh Cương


Trần Mai

Lê Hồng

Lê Thị Lệ

Bích Thuỳ


Mục Lục

LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT
NAM VỀ VIỆC CHƠI ‘HỤI’.
Về nội dung văn bản thỏa thuận:
Chủ thể tham gia quan hệ ‘hụi’: Chủ thể của các quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật,
nói cách khác, đó là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ do Nhà
nước quy định trong pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức. Trong hụi, họ,
biêu, phường chủ thể tham gia là cá nhân.
Về lãi suất:
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THÔNG QUA VIỆC
CHƠI HỤI, CỤ THỂ LÀ VỤ VIỆC BÀ ‘HÀ BẠCH MUỘI’.
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tiểu kết:


LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Mặc dù pháp luật khơng khuyến khích người dân chơi hụi (họ), nhưng trên thực tế, việc
chơi hụi vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ và ở khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ

mấy bà, mấy chị ngoài chợ cho đến các chị em công chức nhà nước. Hụi ban đầu có ý
nghĩa tích cực, nhưng lâu dần càng biến tướng, trở thành nơi khơng ít người lợi dụng để lừa
đảo chiếm dụng vốn. Nhiều người tán gia bại sản, lâm vào cảnh nợ nần, thậm chí có người
phải lãnh án tù vì hụi.
Chơi hụi bằng lịng tin, thậm chí nhiều người cịn khơng biết những ai cùng chơi với mình.
Chủ hụi nói sao nghe vậy, và cứ thế góp tiền. Chính vì q dễ dàng như thế, dẫn đến tâm lý
của nhiều chủ hụi bắt đầu nảy sinh ý định gian dối, sử dụng tiền của người chơi một cách vơ
tội vạ rồi mất khả năng thanh tốn. Cuối cùng, thiệt đơn thiệt kép vẫn chỉ là những người
còng lưng đóng hụi và cái kết là tiền mất, bản thân phải ôm đơn đi kiện thưa đủ thứ. Ngay
trong mùa dịch Covid-19, một số chủ hụi ở miền Tây lại tuyên bố bể hụi khiến hàng trăm
người dân lao đao. Nhiều trường hợp bn gánh bán bưng gom góp tiền tham gia chân hụi
mong dành dụm được chút ít lo thân sau này nhưng gặp phải đối tượng lừa đảo, để rồi kết
quả là khoản nợ khơng có khả năng thanh toán…
Hụi trước hết là một kiểu cùng nhau hùn vốn, một dạng huy động vốn trong dân gian đã có
từ rất lâu đời. Những người chơi hụi cùng nhau góp vốn theo kỳ và cử ra một người được
nhận số vốn đó để làm ăn. Cách thức góp vốn (có lãi hoặc khơng lãi), kỳ mở hụi, trách
nhiệm của chủ hụi, hụi viên đều do các bên cùng chơi thỏa thuận. Thơng thường, nếu khơng
có thỏa thuận thì sẽ tính theo cách thức có sẵn: chủ hụi đứng ra chịu trách nhiệm gom hụi,
những người chơi (tay em) sẽ đóng tiền, ai cần hốt trước thì chấp nhận bỏ một khoản tiền
chênh lệch (lãi suất), ai bỏ cao sẽ được hốt trước.
Về bản chất, chơi hụi không phải là việc xấu, bởi nếu thật sự hoạt động đúng quy luật, nó
cũng là một cách góp vốn và vay vốn dễ dàng, phù hợp với kiểu sinh hoạt làng, xã, thơn
q. Người chơi cần vốn thì có thể hốt để xoay sở, việc góp lại hàng tháng với một ít lãi
suất cũng khơng q khó. Người có tiền thì coi đây là một hình thức tiết kiệm có lãi. Chủ
hụi thì được nhận hoa hồng (một hình thức trả cơng khi đứng ra gom hụi, chịu trách nhiệm
trước các hụi viên). Tuy nhiên trên thực tế, hụi ngày nay có quá nhiều biến tướng, với nhiều
nguy cơ tiềm ẩn. Điều đáng nói là, vẫn biết có nhiều rủi ro, nhưng có nhiều người, thậm chí


là rất



nhiều người, lao vào chơi hụi như những con thiêu thân. Chơi hụi là hình thức văn hóa đã
có từ lâu đời ở miền Tây song nguy cơ tiềm ẩn lừa đảo chiếm đoạt tài sản quá cao cho nên
hôm nay em sẽ lựa chọn đề tài này cho bài tiểu luận của mình.
2. Sơ lược về vụ việc:
-

Ngày 11/5/2021, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau thực hiện lệnh bắt

bị can để tạm giam đối với Hà Bạch Muội (sinh năm 1984, ngụ ấp Thanh Tùng, xã Thanh
Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo điều
tra, trong thời gian từ tháng 2/2018 đến 7/2020, do một số hụi viên hốt hụi khơng đóng lại,
dẫn đến mất cân đối, phải vay mượn để chung hụi nên Muội tự ý hốt hụi khống. Ngồi ra,
đối tượng này cịn nói dối có người muốn hốt hụi nhưng khơng hốt được và cần bán lại hụi
nếu ai muốn mua. Với những thủ đoạn trên, đối tượng Hà Bạch Muội đã chiếm đoạt số tiền
3,6 tỷ đồng.
3. Kết cấu của bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm 2 chương chính:
1.
CHƯƠNG 1:Một số vấn đề lý luận và các quy định về pháp luật dân sự Việt Nam
về việc chơi ‘hụi’.
2.
CHƯƠNG 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp chiếm đoạt tài sản thông qua việc chơi
‘hụi’, cụ thể là vụ việc bà “ Hà Bạch Muội”.

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ VIỆC CHƠI ‘HỤI’.
1.1.Những quy định về ‘hụi’ theo pháp luật Việt Nam: Hiện nay tình hình chơi họ, hụi, biêu,
phường (gọi tắt là họ) đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, đặc

biệt là tại các vùng nông thôn. Nhiều vụ vỡ họ với quy mô hàng tỷ đồng, liên quan đến
nhiều người gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, chủ yếu là do những người tham gia các dây họ không
nắm rõ quy định của pháp luật về họ nên khi có sự cố xảy ra là trắng tay, khốn đốn, không
biết đi đâu để kêu cứu. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của Nghị
định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường để cho
vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động
vốn trái pháp luật. Trước thực trạng đó, ngày 19/02/2019 Chính phủ ban hành Nghị định
số19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ) thay thế Nghị
định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006.


Nghị định gồm 5 Chương 28 Điều, quy định về nguyên tắc tổ chức họ, hụi, biêu, phường;
điều kiện làm thành viên, chủ họ; gia nhập, rút khỏi họ; văn bản thỏa thuận về họ; thứ tự
lĩnh họ, lãi suất; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thành viên, chủhọ.
1.1.2 Về điều kiên làm thành viên: Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và
không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự
hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự. Người
từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của
dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham
gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
1.1.3 Về điều kiện làm chủ họ: Chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không
thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự. Trường hợp
các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên
bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
1.1.4 Về hình thức thỏa thuận dây họ: Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn
bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham
gia dây họ yêu cầu.
1.1.5 Về nội dung văn bản thỏa thuận:

1. Văn bản thỏa thuận về dây họ có những nội dung chủ yếu sau đây:
a)

Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu;

ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ họ (nơi chủ họ thường xuyên sinh sống hoặc
nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
b)

Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân

hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;
c) Phần họ;
d)

Thời gian diễn ra dây họ, kỳ

mở họ; đ) Thể thức góp họ, lĩnh họ.
2.

Ngồi các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này, văn bản thỏa thuận về dây

họ có thể có những nội dung sau đây:
a) Mức hưởng hoa hồng của chủ họ trong họ hưởng hoa hồng;
b) Lãi suất trong họ có lãi;


c) Trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ họ;
d) Việc chuyển giao phần họ;
đ) Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây họ;

e) Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;
g) Nội dung khác theo thỏa thuận.
1.1.5 Về gia nhập và rút khỏi họ: Gia nhập dây họ: Có sự đồng ý của chủ họ và tất cả
các thành viên, góp đầy đủ các phần họ theo thỏa thuận tính đến thời điểm tham gia.Rút
khỏi dây họ: Thành viên đã lĩnh họ có thể rút khỏi dây họ nhưng phải góp các phần họ chưa
góp và giao cho chủ họ hoặc thành viên giữ sổ họ trong trường hợp khơng có chủ họ. Việc
rút khỏi dây họ của thành viên đã góp họ mà chưa lĩnh họ thực hiện như sau: Được nhận lại
các phần họ theo thỏa thuận. Trường hợp khơng có thỏa thuận, thành viên rút khỏi dây họ
được nhận lại các phần họ đã góp tại thời điểm kết thúc dây họ; nếu có lý do chính đáng thì
được nhận lại phần họ đã góp tại thời điểm rút khỏi dây họ. Thành viên rút khỏi dây họ phải
hoàn trả một phần tiền lãi đã nhận (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận; nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại Bộ luật dân sự. Trường hợp người tham
gia dây họ chết thì quyền, nghĩa vụ của người đó đã được xác lập trong quan hệ về họ được
giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế. Việc tham gia dây họ của người thừa kế được
thực hiện theo thỏa thuận của người thừa kế và những người tham gia dây họ
1.1.6 Về lãi suất:
Lãi suất trong họ có lãi: Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận
hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá
20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời
gian còn lại của dây họ. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi cơ
quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự thì áp dụng
mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng
thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi
suất vượt q khơng có hiệu lực.
Lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao phần họ: Trường hợp đến kỳ mở họ mà
chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ, thành
viên chưa lĩnh họ khơng góp phần họ hoặc góp phần họ khơng đầy đủ thì phải trả lãi đối
với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc
chậm giao phần họ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá



mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm
trả trên thời gian chậm trả, nếu khơng có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%
mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm
trả trên thời gian chậm trả.
Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ khơng góp phần họ hoặc góp phần họ
khơng đầy đủ thì phải trả lãi như sau: Trường hợp họ khơng có lãi, lãi suất được xác định
theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1
Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp họ trên thời gian chậm góp, nếu khơng có
thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định tại
khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp trên thời gian chậm góp. Trường
hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật
dân sự đối với họ có lãi.
1.1.7 Về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm: Trong trường hợp có tranh chấp về họ
hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hồ giải hoặc
yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử
lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay
lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn
trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 05/4/2019, nội dung nghị định điều chỉnh tất cả các
khía cạnh trọng hoạt động họ, đảm bảo việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích
tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ, mọi hành vi vi phạm trong
quan hệ về họ điều phải bị pháp luật điều chỉnh
1.2

Chủ thể tham gia quan hệ ‘hụi’: Chủ thể của các quan hệ pháp luật là các bên

tham gia quan hệ pháp luật, nói cách khác, đó là các bên tham gia vào quan hệ pháp
luật trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định trong pháp luật.

Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức. Trong hụi, họ, biêu,
phường chủ thể tham gia là cá nhân.
Trong quan hệ hụi, họ, biêu, phường chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cá nhân, được
thể hiện dưới vai trò là chủ hụi và thành viên tham gia hụi (hụi viên).
Chủ hụi: Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định về hụi, họ, biêu,
phường thì: “Chủ hụi là người tổ chức, quản lí hụi, thu các phần hụi và giao các phần hụi


đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi thời kì mở hụi cho đến khi kết thúc hụi, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác. Chủ hụi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ”. Tùy theo loại hụi mà có các loại chủ hụi: chủ hụi đồng thời là thành viên trong dây hụi
(hụi khơng có lãi và hụi có lãi đầu thảo) và chủ hụi không là thành viên trong dây hụi (chủ
hụi hưởng hoa hồng).
Thành viên: Thành viên là người tham gia hụi, góp phần hụi và được lĩnh hụi. Thành
viên có thể góp một hoặc nhiều phần hụi trong một hụi.
1.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia ‘hụi’:
1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của chủ hụi:
-

Chủ họ trong họ có lãi có các quyền: Thu phần họ của các thành viên, u cầu

thành viên khơng góp họ của mình phải trả phần họ trong trường hợp chủ họ đã góp thay
cho thành viên đó, lĩnh các phần họ trong kỳ mở họ đầu tiên và không phải trả lãi cho các
thành viên khác trong trường hợp chủ họ đồng thời là thành viên, được hưởng hoa hồng từ
thành viên lĩnh họ.
-

Chủ họ có các nghĩa vụ: Thơng báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong

trường hợp có sự thay đổi; thông báo đầy đủ về số lượng dây họ, phần họ, kỳ mở họ, số

lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây
họ; giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ; nộp thay phần họ của thành
viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên khơng góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác; để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ
khi có yêu cầu; các quyền nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên, thì thấy rằng bản chất chủ họ chỉ là người trung gian đứng ra tổ chức
dây họ và được hưởng hoa hồng qua các kỳ mở họ, nhưng trách nhiệm pháp lý ở đây đặt ra
với chủ họ là rất lớn, bởi lẽ nếu các thành viên đã lĩnh họ mà khơng góp phần họ theo thỏa
thuận sau khi đã lĩnh họ thì chủ họ phải nộp thay phần tiền đó cho thành viên khơng góp
để giao cho thành viên khác được lĩnh họ. Như vậy, vấn đề đặt ra là chủ họ có quyền u
cầu thành viên khơng góp họ phải trả tiền họ và nghĩa vụ của thành viên như thế nào nếu
vi phạm thỏa thuận góp họ. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này ở phần thực tiễn để thấy rõ hơn.
1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của thành viên: Thành viên trong họ có lãi có các quyền: Góp
một hoặc nhiều phần họ trong kỳ mở họ; lĩnh họ; chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phần
họ cho người khác theo quy định tại Bộ luật dân sự; chuyển giao một phần hoặc toàn bộ
phần họ cho người khác theo quy định tại BLDS; yêu cầu chủ họ hoặc người giữ sổ họ cho
xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ; yêu cầu chủ họ trả
phần họ của thành viên không góp phần họ đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở họ; được lĩnh họ trước các thành viên khác nếu đưa ra mức
lãi cao nhất


tại kỳ mở họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; hưởng lãi từ thành viên lĩnh họ; thỏa thuận
về mức hưởng hoa hồng của chủ họ.


Thành viên trong họ có lãi có nghĩa vụ: Góp phần họ theo thỏa thuận; thông báo về

nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây họ; tiếp tục góp
các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ

trong trường hợp đã lĩnh họ trước thành viên khác; trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh họ
khi được lĩnh họ; trả khoản hoa hồng cho chủ hụi khi lĩnh họ theo thỏa thuận.
Thực tế thành viên đã lĩnh họ thì phải góp họ lại theo các kỳ mở họ cho đến khi thành viên
cuối cùng được lĩnh họ và phải trả lãi cho các thành viên khác, như vậy thành viên sau khi
đã lĩnh họ phải có nghĩa vụ với thành viên khác vì thực tế đã lĩnh họ từ các thành viên khác
góp vào, nhưng nếu vi phạm nghĩa vụ góp họ thì chủ họ phải góp thay để giao cho các
thành viên khác, vấn đề đặt ra là thành viên đã lĩnh họ vi phạm nghĩa vụ phải có nghĩa vụ
một lần đối với tổng số tiền đến khi kết thúc họ (theo thỏa thuận ban đầu) hay chỉ từng lần
theo kỳ mở họ (theo quy định của pháp luật).
1.3.3 Trách nhiệm của chủ hụi và thành viên:
– Trách nhiệm của chủ họ do không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành
viên được lĩnh họ khi đến kỳ mở họ: Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được
lĩnh họ; chịu phạt vi phạm trong trường hợp dây họ của thỏa thuận phạt vi phạm.


Trách nhiệm của thành viên khơng góp phần họ: Hồn trả số tiền mà chủ họ đã

góp thay cho thành viên; trả lãi đối với số tiền chậm góp họ; chịu phạt vi phạm trong
trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu và trao đổi
về thực tế xét xử các vụ án tranh chấp về họ để thấy rõ hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
của chủ họ, thành viên khi có tranh chấp và phải xử lý như thế nào để đảm bảo quyền và
lợi ích giữa các bên.
1.4 Khách thể quan hệ pháp luật của “chủ hụ và con hụi”:
1.4.1 Về lãi suất:
1.4.1.1Lãi suất trong họ có lãi: Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa
thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt
quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên
thời gian còn lại của dây họ. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi
cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự thì áp dụng

mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng
thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi
suất vượt quá khơng có hiệu lực.


1.4.1.2Lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao phần họ: Trường hợp đến kỳ mở họ
mà chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ,
thành viên chưa lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ khơng đầy đủ thì phải trả lãi
đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm góp
hoặc chậm giao phần họ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt
quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm
trả trên thời gian chậm trả, nếu khơng có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%
mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả
trên thời gian chậm trả.
Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ khơng góp phần họ hoặc góp phần họ
khơng đầy đủ thì phải trả lãi như sau: Trường hợp họ khơng có lãi, lãi suất được xác định
theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1
Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp họ trên thời gian chậm góp, nếu khơng có
thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định tại
khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp trên thời gian chậm góp. Trường
hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật
dân sự đối với họ có lãi.
1.5

Căn cứ làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật: Đối với bị cáo Hà

Bạch Muội:
+ Sự kiện pháp lí chấm dứt quan hệ pháp luật:
● sự việc đi tù. Bị cáo bị chấm dứt một số quyền công dân sau:
Cụ thể, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

cấm cư trú hoặc phải chịu quản chế của địa phương. Khi đang chấp hành hình phạt tù,
cơng dân Việt Nam sẽ bị tước một số quyền công dân.
● Bị cáo phải đền bù tổn thất cho những bị hại một khoản tổn thất tương ứng với
số tiền mà bị hại lừa đảo chiếm đoạt được

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIẾM ĐOẠT
TÀI SẢN THÔNG QUA VIỆC CHƠI HỤI, CỤ THỂ LÀ VỤ VIỆC BÀ
‘HÀ BẠCH MUỘI’.
2.1. Hành vi của chủ thể:
Hành vi của chủ thể được thể hiện dưới dạng hành động đã có suy tính từ trước cụ thể là: do
nhiều hụi viên khơng đóng lãi dẫn đến việc mất cân đối trong dây hụi nên chủ thể ở đây là


bà Hà Bạch Muội đã lên kế hoạch tự ý hốt hụi khống – hốt hụi khống ở đây là việc bà Muội
lên danh sách hội viên giả để lừa gạt chiếm đoạt số tiền mà các thành viên tham gia dây hụi
khác đóng vào đó, bằng cách đó bà Muội đã âm thầm ‘ ẵm trọn’ số tiền lên đến 3,6 tỷ đồng.
Ngồi ra đối tượng này cịn nói dối có người cần hốt hụi nhưng khơng hốt được và cần bán
lại nếu có người muốn mua. Đây là hành vi trái với pháp luật xâm hại đến quyền lợi và tài
sản chung của những người tham gia dây hụi.
2.2 Lỗi của chủ thể ở đây là bị cáo HÀ BẠCH MUỘI:
Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng mong muốn điều đó xảy ra. Cụ
thể là bà Muội đã thấy được hậu quả là các thành viên tham gia dây hụi sẽ bị mất số tiền khi
đóng hụi nhưng mà chủ thể vẫn muốn điều đấy xãy ra và muốn chiếm đoạt đi số tiền đó,
ngồi ra bà Muội cịn muốn rao bán thêm dây hụi cho những nạn nhân tiếp theo nhằm kiếm
lời từ dây hụi lừa đảo đó.
2.3 Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể:
Bà Hà Bạch Muội (sinh năm 1984, ngụ ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm
Dơi, tỉnh Cà Mau) là một người bình thường đầy đủ khả năng lý trí và tự do có khả năng
nhận thức và kiểm sốt hành vi của mình.

2.4

Dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ thể: Trong tình huống trên chỉ có một chủ

thể là bà Hà Bạch Muội có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2.5 Cấu thành vi phạm pháp luật:
- Mặt khách quan:
● Hành vi vi phạm pháp luật của bà Muội cụ thể là hành động lừa đảo và chiếm
đoạt tiền của những thành viên tham gia dây hụi của bà Muội
● Hậu quả: gây thiệt hại về mặt tài sản cho những thành viên tham gia dây hụi của
bà Muội với số tiền lên đến 3,6 tỷ đồng
- Mặt chủ quan:






Bà Hà Bạch Muội đã có ý định chiếm đoạt tài sản – số tiền đóng hụi của những
thành viên và lên danh sách ảo để lừa gạt những thành viên khác tin ngồi ra bà
Muội cịn có ý định rao bán dây hụi lừa đảo đó.
Bà Muội đã vi phạm vào lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thức rõ hành vi của
mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng
mong muốn điều đó xảy ra.
Động cơ vi phạm: do một số hụi viên hốt hụi khơng đóng lại, dẫn đến mất cân đối,
phải vay mượn để chung hụi nên Muội tự ý hốt hụi khống. Ngồi ra, đối tượng
này cịn nói dối có người muốn hốt hụi nhưng khơng hốt được và cần bán lại hụi
nếu ai muốn mua.





Mục đích vi phạm: do bị thiếu hụt tiền trong việc chi trả cho dây hụi cùng với số
tiền quá lớn khiến cho bà Muội nảy sinh lòng tham nên bà ta đã chiếm đoạt số tiền
lên đến 3.6 tỷ đồng

- Chủ thể vi phạm pháp luật:




Bà Hà Bạch Muội (sinh năm 1984, ngụ ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm
Dơi, tỉnh Cà Mau) là một người bình thường đầy đủ khả năng lý trí và tự do có khả
năng nhận thức và kiểm sốt hành vi của mình.
Có hành vi vi phạm pháp luật là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Khách thể vi phạm pháp luật:


Quan hệ xã hội trong dây hụi giữa chủ hụi – (bà Hà Bạch Muội) và thành viên
tham gia dây hụi



Quan hệ xã hội này bị phá vỡ do bà Hà Bạch Muội đã nảy sinh lòng tham lừa đảo
và chiếm đoạt số tiền trong dây hụi của những thành viên tham gia dây hụi hành vi
này đã xâm hại đến khách thể là quyền sở hữu tài sản của những thành viên ( được
pháp luật bảo vệ)

2.6 Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể - ( bà Hà Bạch Muội):

Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định hiện nay: tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ
sung năm 2017 thì:
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b)
Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d)
Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ
vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:



a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b)
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;


c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b)
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5.
Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
2.7 Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể - ( bà Hà Bạch Muội ):
Hành vi vi phạm pháp luật của bà Muội gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho những
thành viên tham gia dây hụi của bà, xâm hại về quan hệ xã hội giữa chủ hụi và con hụi mà
pháp luật bảo vệ. Do đó việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể đã vi phạm
pháp luật – (bà Muội) là một yêu cầu khách quan của xã hội. Truy cứu trách nhiệm pháp lý
nhằm :
● Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của những thành viên tham gia dây hụi của bà Muội.
Trừng trị hành vi vi phạm pháp luật của bà Muội cụ thể ở đây là tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản thông qua việc chơi hụi
● Khôi phục quan hệ xã hội giữa chủ hụi và con hụi mà ban đầu đã bị bà Muội xâm
hại và phá vỡ.

● Giáo dục, phòng ngừa những hành vi đã và đang có suy sẽ lừa đảo chiếm đoạt tài
sản thơng qua việc chơi hụi
2.8 Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý với bà Muội:
- Hành vi vi phạm pháp luật của bà Muội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mức độ nguy hiểm, trái pháp luật của hành vi lừa đảo của bà Muội: hành vi hết sức
tinh vi, có kế hoạch ngồi việc khơng có tiền khỏa lấp những khoản vay để lấp vào tiền hụi
của những thành viên nên bà Muội đã hốt hụi khống chưa hết đối tượng còn rao bán dây hụi
lừa đảo này cho những nạn nhân tiếp theo.
Hậu quả: từ hành vi lừa đảo hốt hụi khống bà Muội đã ‘ăn trọn’ số tiền của những
con hụi lên đến con số 3,6 tỷ đồng.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả do hành vi gây ra:
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối trong việc chơi
hụi của bà Muội là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả.
- Các yếu tố khác:


Thời gian: từ tháng 2/2018 đến 7/2020.



Địa điểm: ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.



Cách thức thực hiện hành vi: bà Muội đã gian dối và hốt hụi khống của các thành
viên tham gia dây hụi. Hốt hụi khống ở đây là việc bà Muội lên danh sách hội viên






giả để lừa gạt chiếm đoạt số tiền mà các thành viên tham gia dây hụi khác đóng vào
đó.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý: Ngày 11/5/2021, cơ quan Cảnh sát điều tra,
Công an tỉnh Cà Mau thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hà Bạch Muội.
Vụ việc cho đến nay vẫn chưa được tòa xét xử.

2.9 Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với bà Hà Bạch Muội:
Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp
luật, có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi. Ở đây
là bà Hà Bạch Muội đã có hành vi vi phạm pháp luật là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông
qua việc chơi hụi
Truy cứu đúng người, đúng tội, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng pháp
luật. Truy cứu đúng đối tượng là bà Hà Bạch Muội đúng với tội danh chiếm đoạt tài sản
phù hợp với điều 174 tội chiếm đoạt tái sản trong bộ luật hình sự.
Đảm bảo tính cơng bằng, hành vi như nhau, gây thiệt hại giống nhau thì phải chịu
trách nhiệm giống nhau.
- Cá biệt hố, tính đến hồn cảnh từng trường hợp.
Truy cứu kịp thời. Ngay khi nhận được thông tin thì cơ quan chức năng có thẩm
quyền đã ra lệnh bắt tạm giam và điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà
2.10 Thử làm luật sư tập sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể.
Kính thưa: Hội đồng xét xử! Thưa vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên
tịa; Thưa tồn thể q vị có mặt tại phiên tịa hơm nay. Tơi là Luật sư Nguyễn Trọng Điền thuộc Cơng ty Luật ABC, Đồn luật sư tỉnh Cà Mau. Tơi tham gia phiên tịa hơm nay với tư
cách là người bào chữa cho thân chủ tôi là chị Hà Bạch Muội bị VKSND tỉnh Cà Mau truy
tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 khoảng 4 điều a của Bộ Luật Hình sự Việt
Nam. Là chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên, chiếu theo luật thì bị cáo
phải chịu hình phạt từ 12-20 năm tù nhưng Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình
sự 2015, các tình tiết gỡ tội, làm nhẹ tội cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo
bao gồm:
a. Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả

b. Phạm tội vì hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà khơng phải do mình tự gây ra;
c. Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d. Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
e. Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
f. Người phạm tội là phụ nữ có thai;
g. Người phạm tội tự thú;
h. Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;


i. Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội
phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
j. Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
k. Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc
cơng tác;
l. Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt
sĩ.
Căn cứ vào những điều trên thì bị cáo rơi vào trường hợp a,b,h,i. Nên bị cáo có thể nhận 1
bản án tối thiểu là 12 năm tù và bồi thường thiệt hại cho các bị hại bằng đúng với tài sản
mà mình chiếm đoạt được là số tiền 3,6 tỷ đơng.
Cám ơn Viện Kiểm Sốt và Hội Đồng Xét Xử đã lắng nghe ý kiến của tôi, tôi luật sư
Nguyễn Trọng Điền nhận bảo vệ cho thân chủ là bà Hà Bạch Muội xin hết.

Tiểu kết:
Trong thực tế xã hội hiện nay tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất mưu mơ và nhiều
chiêu trị, bên cạnh đó đã biến tướng nhiều thể loại…. Qua việc tìm hiểu tình huống trên,
chúng ta hiểu sâu hơn về những quy định của pháp luật về việc tham gia dây hụi theo Nghị
định số19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ), và tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo 174 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm
2017. Việc phát hiện, xử lý cũng như đấu tranh với các tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội
là việc làm hết sức khó khăn và phức tạp, địi hỏi sự nghiêm minh hơn nữa của pháp luật và

sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan. Trên đây
là tồn bộ bài tập học kỳ của em. Vì khn khổ bài tập học kỳ có hạn nên có thể bài làm
của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy, các
cơ để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!



×