Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THUYẾT TRÌNH BIỆNTHUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC “ LÀM QUEN VỚI CHỮ ” CÁI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI, Ở TRƯỜNG MẦM NON hư chúng ta đã biết. Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để trẻ sớm hình t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.03 KB, 6 trang )

BIỆN PHÁP TẠO SỰ HỨNG THÚ KHÁM PHÁ ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC “ LÀM QUEN VỚI CHỮ ” CÁI CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI, Ở TRƯỜNG MẦM NON NGỌC LAN .
I. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
Như chúng ta đã biết. Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, làm
quen với chữ cái là tiền đề và là một cơ hội tốt để trẻ sớm hình thành những
khả năng ngơn ngữ, phát triển trí tuệ, từ đó trẻ hình thành kĩ năng làm quen
với chữ cái. Qua đó, giáo dục tình cảm và phát triển tư duy, mở rộng vốn từ
cho trẻ, góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện, chuẩn bị cho trẻ
hành trang bước vào lớp 1, cũng như phục vụ cho nhu cầu giao tiếp hằng
ngày.
Năm học 2019 – 2020, được sự phân công của Ban giám hiệu nhà
trường. Bản thân tôi phụ trách lớp Lá 2 với sĩ số 46 trẻ, chiếm 100% là con
em người dân tộc thiểu số. Vì các em đều là người dân tộc thiểu số nên khả
năng tư duy ngôn ngữ, nhận thức còn gặp nhiều hạn chế. Một số cháu mới đi
học năm đầu tiên nên cịn rụt rè, chưa có vốn từ Tiếng Việt phong phú, đa
dạng. Trẻ phát âm còn ngọng, chưa rõ ràng, mạch lạc. Vậy nên cũng ảnh
hưởng tới việc nhận thức của trẻ và việc truyền thụ kiến thức của cơ đối với
trị cũng gặp nhiều khó khăn.
Khơng những vậy, trẻ của lớp tơi cịn rất hiếu động không chịu ngồi yên,
hay nô đùa nghịch ngợm, nói tự do, chủ yếu là nói tiếng mẹ đẻ kể cả khi đến
trường. Không tập trung chú ý, nhất là đến khi hoạt động học: Làm quen với
chữ cái, điều đó dẫn đến chất lượng, cũng như hiệu quả của môn học chưa đạt
được kết quả như mong muốn.
* Bảng số liệu khảo sát đầu năm học 2019 – 2020 của lớp Lá 2, trường
Mầm non Ngọc Lan với sĩ số 46 em học sinh như sau:
TT

Tiêu chí khảo sát

Số lượng


trẻ

Đạt

1

Trẻ trẻ thích thú, khám phá, tị mị hơn khi
được học môn: Làm quen với chữ cái

22/46

47,8 %

2

Phát âm đúng chữ cái và nhận biết được 29
chữ cái

15/46

32,6 %

3

Trẻ tơ, viết được các nét rời chữ cái

22/46

47,8
%


4

Trẻ u thích các tác phẩm văn học, âm nhạc.

18/46

39,1 %

1


Phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt.
5

Trẻ biết sao chép một số từ mới

11/46

23,9
%

3

Nắm được vai trò quan trọng của mơn học: Làm quen với chữ cái và tình
hình thực trạng của lớp như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ nhiều lúc
thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì? Và làm như thế nào? Bằng phương
pháp gì? Để giúp trẻ nâng cao chất lượng mơn học và giúp trẻ hình thành được
ngơn ngữ tiếng Việt một cách rõ ràng, lưu lốt. Chính vì những điều băn khoăn,
trăn trở ấy đã khiến tơi ln tìm tịi, nghiên cứu ra “Biện pháp tạo sự hứng thú

khám phá để nâng cao chất lượng môn học “Làm quen với chữ cái” cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi, ở trường mầm non Ngọc Lan ””.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động làm quen chữ cái một cách sáng
tạo, nhẹ nhàng, linh hoạt, khơng gị bó, ép buộc:
Đối với trẻ mầm non, học mà chơi, chơi mà học sẽ tạo cho trẻ thích thú
trong học tập. Do đó, tư duy sáng tạo, hình thức trong q trình dạy học để
giúp cho tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt sẽ góp phần khơng nhỏ trong sự thành
cơng.
* Thứ nhất: Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động trước hết tơi
cần phải tìm tịi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng
ngơn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn.
Trước khi vào bài tôi chọn nhiều hình thức như kể chuyện, đọc thơ... cuốn hút
trẻ, sao cho thật thoải mái, khơng gị ép, mọi phương pháp đưa ra phải phù
hợp với khả năng, nhận thức của trẻ và có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo ở trẻ.
Ví dụ : Với chủ đề Trường mầm non, làm quen nhóm chữ cái O, Ơ, Ơ
vào bài tơi sẽ tạo dựng tình huống “ Bạn An ngày đầu tiên đi học” , và hướng
trẻ vào hoạt động làm quen chữ cái bằng hình thức tổ chức hội thi “ Bé yêu
chữ” Sau đó cho trẻ khám phá những món quà trong cặp bạn An mang đến.
Bạn An mang tới lớp tặng cho các bạn nhỏ những món q đó chính là “ Bảng
con, hộp màu, quyển vở”, sau đó giáo viên dẫn dắt trẻ làm quen nhóm chữ O,
Ơ, Ơ trong các từ Bảng con, hộp màu, quyển vở. Thông qua hột động này trẻ
sẽ cảm thấy hứng thú, tò mò khám phá, tiết học trở nên linh hoạt, hấp dẫn,
không bị rập khuôn, gị bó, ép buộc. Từ đó giúp trẻ có sự ghi nhớ chủ định về
nhóm chữ đã làm quen đạt được kết quả tốt nhất.
* Thứ 2: Bên cạnh các thao tác sử dụng các thủ thuật sư phạm, tôi
không chỉ là người nắm vững chuyên môn biết sáng tạo và tạo sự hứng thú thì
2



việc sử dụng công nghệ thông tin qua các phần mềm powerpoint, giáo án điện
tử cũng sẽ tạo sự tương tác giúp cho trẻ hứng thú, kích thích tính tị mò, chủ
động, tập trung chú ý nhiều hơn vào tiết học làm quen chữ cái.
Ví dụ : Với chủ đề Gia đình, làm quen nhóm chữ cái e, ê thay vì gắn
tranh có gắn thẻ chữ rời “ mẹ đang bế bé” như phuơng pháp truyền thống thì
tơi sử dụng hình ảnh trên mạng thật sống động và chân thực nhất. Sau đó cho
trẻ gọi tên bức hình rồi gắn thẻ có chứa chữ cái trên màn hình máy chiếu, tạo
sự hứng thú, tơi cho trẻ kích chuột để tìm chữ cái đã học và những chữ cái
chưa được học theo yêu cầu. Hình ảnh được quan sát trên máy sẽ làm trẻ thích
thú và thu hút được sự tập trung chú ý, từ đó trẻ hứng thú khám phá và tiết
học trở nên không bị khô khan, nhàm chán. Tiếp theo cô khéo léo đặt những
câu hỏi và đưa trẻ vào bài một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, từ đó tạo sự lơi cuốn
và giúp trẻ được khám phá thêm nhiều điều mới mẻ, trẻ cảm thấy yêu thích
hơn và hăng hái hơn khi được hoạt động với môn làm quen chữ cái.
* Thứ 3: Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động đóng vai trị chủ
đạo. Vì vậy tạo cho trẻ hứng thú qua một số hoạt động trị chơi, đối với mơn
học làm quen với chữ cái cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp cho tiết hoạt động
lôi cuốn, hấp dẫn mà mang lại được kết quả rất cao. Trong quá trình tổ chức
hoạt động trẻ được tham gia càng nhiều trị chơi thì càng hứng thú từ đó
khiến hoạt động làm quen với chữ cái trở nên hấp dẫn, tạo sự chú ý cần thiết
ở trẻ. Tôi luôn cố gắng kết hợp, tổ chức nhiều trị chơi chữ cái với nhiều hình
thức khác nhau để tạo hứng thú, kích thích sự khám phá và ham học hỏi của
trẻ.
Ví dụ: Tơi tận dụng các ngun vật liệu mở là các nắp chai uống nước có
sẵn tạo thành các chữ cái để chơi trò chơi xếp chữ, sao chép từ mới. Ở chủ đề
thực vật: Cô có cụm từ quả cà chua, nhiệm vụ của trẻ chính là tìm các chữ
cái và sao chép, sắp xếp lại sao cho hồn chỉnh và chính xác. Thơng qua hoạt
động này trẻ vừa được chơi, lại vừa được ôn những chữ cái đã được học và
làm quen với những chữ cái chưa được học. Hoạt động này giúp trẻ sẽ cảm

thấy hứng thú, tích cực sáng tạo. Tập trung chú ý. Từ đó giúp sự ghi nhớ chủ
định các chữ cái được học ở trẻ lâu hơn, chính xác hơn.
2. Giải pháp 2: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen với chữ
cái và làm quen mọi lúc mọi nơi:
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự
chú ý của trẻ. Vì thế tạo mơi trường chữ cái trong lớp, phạm vi trường học là
rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề đã được triển khai.
Thứ nhất: Tơi nhận ra rằng: Mơi trường xung quanh có các yếu tố mà
trẻ thường xuyên tiếp xúc, tương tác với chữ cái là một điều rất quan trọng,
3


địi hỏi phải có được sự tư duy và sáng tạo. Vì vậy tơi khơng ngừng nghiên
cứu để tạo ra môi trường chữ cái ở mọi lúc mọi nơi một cách phong phú, đa
dạng và lơi cuốn sự tị mị của trẻ cũng như khiến trẻ luôn cảm thấy quen
thuộc nhưng khơng bị nhàm chán, nặng nề. Từ đó dễ dàng nâng cao được chất
lượng môn học và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Cụ thể tôi đã thực hiện như sau: Tôi tân dụng những khoảng tường trong
lớp học, chọn vị trí phù hợp để tạo mơi trường làm quen với chữ cái, tăng
cường cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi như: Sưu tầm tranh ảnh có nội dung
phù hợp với từng chủ đề và dưới các hình ảnh đó ln có câu, từ tiếng Việt,
để hằng ngày trẻ quan sát qua đó trẻ nhận biết các chữ cái và mở rộng thêm
vốn câu, từ Tiếng Việt cho trẻ.
Thứ 2: Tạo các góc chữ cái đảm bảo thẩm mĩ, và đáng yêu ngộ nghĩnh
giúp trẻ hứng thú, tạo sự khám phá và học hỏi về 29 chữ cái. Và tùy thuộc
vào từng chủ đề thì sẽ trang trí cho phù hợp với chủ đề đó.
Thứ 3: Bên cạnh đó, trẻ ln tương tác với các đồ dùng, đồ chơi hằng
ngày ở trên trường, lớp nên tôi đã thực hiện, dán nhãn, kí hiệu vào đồ dùng,
đồ chơi trong lớp, cũng như các đồ dùng, đồ chơi có ở trong phạm vi trường
học để trẻ dần hình thành được mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết, qua đó trẻ

cũng dễ dàng nhận biết được chữ cái mọi lúc, mọi nơi.
Thứ 4: Bởi vì lớp Lá 2 tôi dạy ở phân hiệu buôn Mrông A nên sĩ số con
em dân tộc Ê Đê chiếm 100%. Thực hiện chuyên đề tăng cường Tiếng Việt,
lấy trẻ làm trung tâm, tơi đã sáng tạo thêm góc: Đồ dùng địa phương, góc
truyền thống nhằm giúp trẻ biết được những món đồ đặc trưng của dân tộc
mình cũng như tạo sự gần gũi nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí gây hứng thú và
tìm tịi khám phá ham hiểu biết. Dưới các đồ dùng minh họa sẽ có các từ, câu
chú thích để trẻ quan sát. Từ đó trẻ biết tên, gọi tên cũng như hình dung được
món đồ của người dân tộc mình có chữ viết, tiếng Việt như thế nào và thơng
qua đó cũng là một hình thức gián tiếp giúp trẻ học mơn làm quen chữ cái qua
góc đồ dùng truyền thống đó.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
1. Kết quả thực hiện của biện pháp
a. Đối với học sinh:
Sau một thời gian thực hiện, là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi rất
phấn khởi khi kết quả đạt được rất cao:
Cụ thể kết quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng
môn học làm quen với chữ cái như sau: Đa số trẻ hứng thú, sôi nổi tham gia
hoạt động làm quen chữ cái. Phần lớn trẻ đã nhận biết và phát âm đúng chữ
4


cái, khơng nói ngọng, nói lắp, đặc biệt trẻ biết cầm bút và ngồi đúng tư thế để
thực hiện tô các chữ cái, cũng như viết được các nét chữ rời.
Đa số trẻ đến cuối năm đã biết chơi thành thạo các trò chơi về chữ cái,
biết sao chép nhiều từ mới.
Trẻ thích nghe hát, đọc thơ, kể chuyện bằng tiếng Việt, thích đóng vai
các nhân vật trong truyện, nhân vật ngoài đời. Biết kể truyện theo tranh hoặc
kể lại một số truyện đơn giản dựa theo câu hỏi hoặc lời dẫn truyện của cô.
Trẻ đã nghe, hiểu, sử dụng tiếng Việt khá tốt so với thời gian đầu thực

nghệm biện pháp, đã ít sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp khi đến trường, lớp.
Cũng qua hoạt động này vốn từ tiếng Việt của trẻ được phát triển phong phú
rõ rệt, và phát triển hơn về mọi mặt. Điều thành cơng nhất đó chính là trẻ u
thích hoạt động làm quen với chữ cái, trẻ có thêm niềm vui, phấn khởi khi đến
lớp, đến trường, đúng với tiêu chí “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
* Kết quả khảo sát số liệu biện pháp:
Qua thực tế áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng vào đề tài đã thu
được kết quả số liệu như sau :
Tổng số trẻ được khảo sát: Sĩ số: 46 trẻ, 5 - 6 tuổi lớp Lá 2 , trường mầm
non Ngọc Lan, khối 3B Thị trấn Ea Kar - Huyện Ea Kar- Tỉnh Đăk Lăk.
T
T
1
2
3
4
5

Tiêu chí khảo sát

Khi chưa
áp dụng

Khi đã áp
dụng

Trẻ trẻ thích thú, khám phá, tị mị hơn khi
được học môn: Làm quen với chữ cái

47,8 %


97,8 %

22/46 trẻ

45/46 trẻ

Phát âm đúng chữ cái và nhận biết được 29
chữ cái

32,6 %

93,5 %

15/46 trẻ

43/46 trẻ

Trẻ tô, viết được các nét rời chữ cái

47,8 %

100 %

22/46 trẻ

46/46 trẻ

Trẻ yêu thích các tác phẩm văn học, âm
nhạc. Phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt.


39,1 %

82,6 %

18/46 trẻ

38/46 trẻ

Trẻ biết sao chép một số từ mới

23,9 %

78,2 %

11/46 trẻ

36/46 trẻ

Nhìn vào bảng thống kê tôi thấy rất phấn khởi, đây là niềm động viên
khích lệ tơi cố gắng hơn nữa trong năm học tiếp theo.
b. Đối với giáo viên :
5


Giáo viên đã nắm vững phương pháp môn: Làm quen chữ cái theo
chuyên đề đã được triển khai. Nắm được những biện pháp, giải pháp phù hợp
với năng lực và nhận thức của trẻ và từ đó nâng cao được chất lượng môn
học.
Biết sáng tạo môi trường học tập trong lớp, ngoài lớp phù hợp với từng

chủ đề, để giúp trẻ hứng thú khám phá và dễ học hỏi, kích thích ghi nhớ có
chủ định, dễ nhận biết về từng đề tài ở mọi lúc mọi nơi.
IV. KẾT LUẬN
Muốn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nâng cao được chất lượng môn học
làm quen với chữ cái, giáo viên cần phải nắm vững chun mơn, ln
tìm tịi học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để biết vận dụng linh hoạt sáng tạo,
các hình thức phương pháp để giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng,
sáng tạo và hứng thú khám phá, khơng chỉ riêng bộ mơn làm quen chữ
cái nói riêng mà cịn những mơn học khác nói chung. Các biện pháp giáo
dục cần phải phù hợp với năng lực và nhận của trẻ để phát huy tối đa sự
tư duy sáng tạo đối với trẻ. Muốn biện pháp đạt được kết quả cao, giáo
viên cần duy trì thực hiện biện pháp trong thời gian dài và có sự phối
hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa gia đình và nhà
trường để đạt được kết quả giáo dục như mong muốn.
Trên đây là “ Biện pháp tạo sự hứng thú, khám phá để nâng cao
chất lượng môn học “ Làm quen với chữ cái ” cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi, ở trường mầm non Ngọc Lan”. Tuy nhiên trong quá trình triển
khai thực hiện khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong lãnh
đạo cấp trên góp ý để đề tài của tơi được hồn thiện, được áp dụng có
hiệu quả trong và ngồi nhà trường./.
Xác nhận của BGH nhà trường

EaKar, ngày 20 tháng 02 năm 2021
Người viết

Nguyễn Thị Hạnh

6




×