Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

NGHIÊN cứu sự ẢNH HƯƠNG của MẠNG xã hội đến kết QUẢ học tập của SINH VIÊN tại các TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN địa bản THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 99 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ 23 NĂM 2021

TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số công trình:.................................................
(Phần này do BTC Giải thưởng ghi)


1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ 4.0 thì mạng xã hội là
một trong những yếu tố tác động quan trọng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Đề
tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên tại các
trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ” nhằm tìm ra những nhân tố để giúp cho
học sinh, sinh viên có thể sử dụng mạng xã hội như một cơng cụ để gia tăng kết quả học tập
của mình cũng như giảm thiểu những tác hại mà mạng xã hội gây ra. Điểm mới của nghiên
cứu này so với các nghiên cứu trước đó là lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng của mạng
xã hội đến kết quả học tập của sinh viên. Từ 26 biến đề xuất ban đầu, sau khi sử dụng các
phương pháp kiểm định mơ hình bằng phương pháp phân tích độ tin cậy bằng hệ số
Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy đa biến hình thành 3 nhân tố
mới gồm 25 biến có ý nghĩa thống kê. Trong đó có 2 nhân tố tương quan tỷ lệ thuận là cơng


cụ hỗ trợ (𝛽 = 1,150), nhân tố giải trí (𝛽 = 0,153) và 1 nhân tố tương quan tỷ lệ nghịch là
nhân tố tính thời thượng (𝛽 = -0,288). Kết quả của cuộc nghiên cứu góp phần vào việc xây
dựng cơ sở lý luận cho các đề tài nghiên cứu liên quan đến sự ảnh hưởng của mạng xã hội
đến kết quả học tập của sinh viên cũng như góp phần đưa ra những kiến nghị phù hợp để
nâng cao kết quả học tập của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội.


2
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại Cách mạng Cơng nghệ 4.0 thì mạng xã hội (MXH) là một cụm từ vô
cùng quen thuộc đối với mọi người. Theo thống kê từ Báo điện tử VOV thì hiện tại có đến
4,2 tỉ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới. Con số này tăng 490 triệu trong 12 tháng
qua, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng người sử dụng mạng xã hội hiện nay
chiếm hơn 53% dân số toàn cầu và Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng người
dùng mạng xã hội khá cao. Theo We Create Content vào tháng 8/2020, Việt Nam có 72 triệu
người sử dụng mạng xã hội chiếm 73,7% dân số của cả nước. Đối tượng sử dụng mạng xã
hội ở Việt Nam khá đa dạng như: nội trợ, công nhân, nhân viên văn phịng, cơng chức, viên
chức,.. và sinh viên là một đối tượng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số người sử dụng
mạng xã hội ở Việt Nam.
Ở Việt Nam với gần 700 trường đại học và cao đẳng thì số lượng sinh viên vô cùng
đông đảo. Sinh viên là những trụ cột tương lai của đất nước và kết quả học tập của sinh viên
tốt thì có thể thấy tương lai đất nước ngày càng phát triển. Đa số các nghiên cứu trong và
ngoài nước đều chỉ ra rằng kết quả học tập của sinh viên chịu tác động từ nhiều yếu tố. Đó
có thể là các yếu tố như: đặc điểm cá nhân, mơi trường,... bên cạnh đó, mạng xã hội cũng là
một trong những yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên. Đã có nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này như nghiên cứu của Powless (2011) hay Nhâm
Phong Tuân và Nguyễn Thành Tư (2013) chỉ nêu được tác động từ mạng xã hội đến kết quả
học tập của sinh viên mà chưa chỉ rõ được mạng xã hội có tác động như thế nào đến kết quả
học tập trong bối cảnh kết quả học tập và kiến thức xã hội ngày càng hòa nhập với nhau.

Mạng xã hội chính là một "con dao hai lưỡi", bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã
hội mang đến thì đồng thời nó cũng đem lại những mối hiểm họa tiềm ẩn mà người dùng khó có
thể nhận biết được. Đặc biệt đối với thế hệ học sinh, sinh viên; những trụ cột tương lai của đất
nước chưa nhận định rõ ràng, đúng đắn về những giá trị và ảnh hưởng mà mạng xã hội đã đem
lại. Các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ là những ngôi trường đào tạo và cung
cấp nguồn nhân lực hàng đầu cho đồng bằng sơng Cửu Long và cả ngồi khu vực. Kết quả học
tập của sinh viên chính là thước đo của việc tiếp nhận kiến thức lý thuyết làm nền tảng vững


3
chắc cho thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu lao động khi ra trường. Việc nâng cao nhận thức của
sinh viên đối với các giá trị và các mặt hạn chế mà mạng xã hội đem lại là một việc làm rất cấp
thiết chúng ta cần phải quan tâm.
Chính vì những lý do trên, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu sự ảnh hưởng
của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa
bàn thành phố Cần Thơ" nhằm tìm ra các nhân tố của mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng như đề xuất các
kiến nghị đúng đắn giúp sinh viên khai thác được các thế mạnh của mạng xã hội cũng như hạn
chế được những mặt trái của nó để nâng cao kết quả học tập của mình, góp phần tạo ra nhiều
nhân lực giỏi đáp ứng nhu cầu lao động của đồng bằng sông Cửu Long và cả ngoài khu vực.


4
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu
Lê Thị Thanh Hà, Trần Tuấn Anh và Huỳnh Xuân Trí (2017), "Nghiên cứu các
nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công
Nghiệp Thực Phẩm thành phố Hồ Chí Minh (HUFI)". Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ
1.533 sinh viên hệ đại học của tất cả các chuyên ngành và năm học. Đề tài sử dụng phương
pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố EFA

và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố của mạng xã hội tác
động đến kết quả học tập của sinh viên đó là: (1) Nhân tố tìm kiếm thơng tin, (2) Nhân tố
giải trí, (3) Nhân tố thời thượng, (4) Nhân tố công cụ tìm kiếm. Trong đó, nhân tố cơng cụ
tìm kiếm là nhân tố có tác động mạnh nhất đến kết quả học tập của sinh viên. Về mặt học
thuật, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của
sinh viên trường đại học Cơng Nghiệp Thực Phẩm thành phố Hồ Chí Minh cũng như mơ tả,
đo lường, phân tích và đánh giá thực trạng việc sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh
viên. Hạn chế của đề tài này chưa có tính khái qt về tác động của mạng xã hội đến kết quả
học tập của sinh viên do sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và nghiên cứu trong một
phạm vi nhỏ. Để nâng cao khả năng tổng quát hóa kết quả nghiên cứu, các nghiên cứu tiếp
theo nên mở rộng phạm vi thu thập dữ liệu, chọn mẫu theo xác suất.
Nguyễn Lan Nguyên (2020),"Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến học tập và
đời sống của sinh viên hiện nay". Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu thực nghiệm và chỉ ra được ba yếu tố tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của
sinh viên đó là: (1) Cập nhật thơng tin, (2) Tìm kiếm tài liệu, (3) Kết quả học tập. Nghiên
cứu của đề tài này đã góp phần tạo nên nền tảng lý thuyết quan trọng để phục vụ cho những
nghiên cứu của mạng xã hội nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng như: Khẳng định
được sự gia tăng và phát triển không ngừng của các trang mạng xã hội, chứng minh được
mức độ sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến, phân tích được một số tác động của mạng
xã hội ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của đề tài này chưa
lượng hóa được các yếu tố của mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, tác
giả đề ra những giải pháp mang tính khái quát, chưa cụ thể.


5
Nguyễn Thái Bá (2019), "Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên
(Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học
Quốc Gia Hà Nội)". Mục tiêu của đề tài này nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các trang mạng
xã hội với kết quả học tập của sinh viên, tiến tới lý giải mối quan hệ giữa chúng. Từ đó, đề
xuất ra các khuyến nghị định hướng việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên nhằm phục vụ

tốt việc học. Dữ liệu được thu thập từ 332 sinh viên và 4 sinh viên phỏng vấn sâu. Đề tài sử
dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
với các công cụ như phiếu điều tra, phần mềm SPSS và Excel. Kết quả nghiên cứu cho thấy
có 7 nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trong đó có 3 nhân
tố tương quan thuận là quyết định khi gặp phải tình huống đắn đo khi sử dụng mạng xã hội;
mục đích sử dụng mạng xã hội cho học tập, trao đổi, thảo luận; thời gian truy cập mạng xã
hội mỗi tuần và 4 biến tương quan tỷ lệ nghịch là tần xuất đăng bài mỗi tuần; sử dụng mạng
xã hội không vì lý do nào cả, do thói quen; suy nghĩ về phản hồi của người khác về mạng xã
hội; sử dụng mạng xã hội cho việc tìm bạn bè mới.
Nguyễn Thị Bắc (2018), "Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học
Hải Dương". Kết quả của cuộc nghiên cứu này đã bổ sung thêm một số lý luận về những
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân trong việc sử dụng mạng xã hội. Dữ liệu của cuộc
nghiên cứu này được thu thập từ 300 sinh viên khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh
thuộc hai cơ sở phường Hải Tân và phía nam cầu Lộ Cương huyện Gia Lộc. Kết quả của
cuộc nghiên cứu đã chỉ ra được 7 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội của
sinh viên: (1) Nhận thức của sinh viên về mạng xã hội; (2) Thái độ của sinh viên khi sử dụng
mạng xã hội; (3) Động cơ sử dụng mạng xã hội của sinh viên; (4) Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
sinh viên; (5) Môi trường xã hội; (6) Điều kiện sinh hoạt; (7) Phương tiện kỹ thuật. Hạn chế
của để tài do chỉ sử dụng phương pháp phân tích mơ tả, phân tích Cronbach's Alpha nên
chưa kiểm định được mức độ phù hợp của mơ hình.
Điểm mới của đề tài này so với các nghiên cứu được trình bày ở trên là đối tượng
nghiên cứu mới, tác động của mạng xã hội đến sinh viên hiện đang theo học tại các trường
Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả
sẽ sử dụng mơ hình hồi quy trong kinh tế lượng để xác định được các nhân tố tác động của
mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên tại 4 trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố


6
Cần Thơ. Trước tiên, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tỷ lệ sinh viên
của 4 trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Sau đó ở mỗi điểm sẽ sử dụng

phương pháp chọn mẫu thuận tiện để gia tăng sự tin cậy của nghiên cứu.
2.2 Cơ sở lý luận về mạng xã hội
2.2.1 Khái niệm về mạng xã hội
Hiện nay, khái niệm "mạng xã hội" được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra với nhiều góc
nhìn khác nhau. Nhìn chung, mạng xã hội là một mạng lưới ảo liên kết các cá nhân sử dụng
Internet mà các cá nhân trong mạng lưới này có các đặc điểm và mục đích đa dạng.
Theo định nghĩa của Wikipedia dịch vụ mạng xã hội (Social Networking Service –
SNS) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục
đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Nhiều người tham gia vào dịch vụ
mạng xã hội được gọi là cư dân mạng.
Năm 2007, Liccardi và các cộng sự đã đưa ra một cách hiểu về mạng xã hội là cấu
trúc và các điểm đại diện cho các cá nhân (hoặc tổ chức) và mối quan hệ của họ trong miền
nhất định. Vì vậy, mạng xã hội thường được xây dựng trên độ mạnh của các mối quan hệ và
sự tin tưởng giữa các cá nhân (điểm nút). Và mạng xã hội với các ứng dụng kết nối trên máy
tính được phát triển với các mục đích là tạo và duy trì mạng lưới xã hội bạn bè online hoặc
thực tế đến tái hợp các bạn bè trong quá khứ [34,tr.2].
Theo Danah M.Boyd và Nicole B. Ellison 2007 thì các trang mạng xã hội là những
dịch vụ cho phép cá nhân thực hiện 3 loại hành động: (1) Xây dựng hồ sơ công khai hoặc
bán công khai một hệ thống có giới hạn, (2) Nêu rõ danh sách những người dùng khác mà họ
chia sẻ kết nối, và (3) Xem và duyệt qua danh sách những mối quan hệ của họ và của những
người khác trong hệ thống [26.tr. 211].
Vào năm 2014 khái niệm mạng xã hội của tác giả Trần Hữu Luyến và Đặng Hoàng
Ngân đưa ra rằng: Mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ một hay nhiều
mặt được gắn kết với nhau. Về hướng tiếp cận xã hội, nhấn mạnh yếu tố con người, mạng xã
hội được nghiên cứu trên quan hệ cá nhân - cộng đồng để tạo thành mạng lưới xã hội, mạng
lưới xã hội được hiểu là tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi là actor… khi


7
mạng lưới xã hội này được thiết lập và phát triển thơng qua các phương tiện truyền thơng

Internet, nó được hiểu là mạng xã hội ảo. Như vậy, có thể hiểu mạng xã hội là một dịch vụ
kết nối các thành viên có cùng sở thích Internet kết nối lại với nhau, với nhiều mục đích
khác nhau. Khi các cá nhân tham gia vào mạng xã hội ảo thì khoảng cách về khơng gian địa
lý, giới tính, độ tuổi trở nên vơ nghĩa [12,tr. 18–19].
2.2.2 Sự hình thành và phát triển mạng xã hội
Lịch sử của mạng xã hội trên Internet bắt đầu từ những năm 1971, với sự xuất hiện
của email đầu tiên được gởi các nhà nghiên cứu tại ARPA (cơ quan nghiên cứu dự án cao
cấp). Vào thời kỳ đầu được hình thành, mạng xã hội chủ yếu theo hình thức các diễn đàn,
các nhóm trị chuyện có chung sở thích (Chafkin, 2007). Dần dần, các mạng xã hội khác liên
tục được ra đời như: Justin's Link form the Underground (1994), Open Diary (1998),
Wikipedia (2000). Bước sang thế kỷ 21, mạng xã hội ngày càng phát triển và bao phủ trên
khắp thế giới, phải kể đến sự ra đời của Metup.com vào năm 2001 đã giúp người dùng chia
sẻ cảm xúc cá nhân như yêu thích, đam mê... Năm 2002, Friendster.com ra đời cho phép
người dùng tạo thông tin cá nhân và kết nối ảo với những người khác. Năm 2003, trang
mạng xã hội MySpace xuất hiện với mục đích chia sẻ âm nhạc đã gây được sự chú ý lớn
trong sinh viên đại học và đã có hơn 1 triệu tài khoản đã đăng ký chỉ sau một tháng ra mắt
(Chafkin, 2007). Vào năm 2004, Mark Zuckerburg thành lập Facebook, đến tháng 05/2005
Facebook đã thu hút được số tiền đầu tư là 13,7 triệu USD. Cũng trong năm 2005, Youtube
ra đời cho phép người dùng tự do đăng tải và chia sẻ video. Vào năm 2006, Twitter được
thành lập, nội dung chia sẻ 140 ký tự khiến nó đã trở nên cơng cụ cho phép mỗi cá nhân có
thể truyền đạt thơng tin một cách nhanh chóng và dễ dàng đến một nhóm lớn. Năm 2007,
Tumblr đã kết hợp blog và mạng xã hội với nhau đã cho phép người dùng nhanh chóng và
dễ dàng chia sẻ hình ảnh, văn bản, lời phát biểu và các đường dẫn tới cộng đồng giao tiếp
của họ. Ngoài các cơng cụ của Google, với sợ nỗ lực của mình họ đã tạo nên một trang mạng
xã hội đó là Google+ vào năm 2011. Chính sự nỗ lực này, Google đã được người dùng đánh
giá cao về khả năng nhóm các danh sách liên lạc, giao tiếp với nhau qua cơng cụ trị chuyện
có tên là Hangouts. Vào năm 2012, mạng xã hội hình ảnh đồ họa ra đời có tên là Pinterest.


8

Hiện nay, đại dịch Covid – 19 xảy ra khiến cho mọi mặt của đời sống xã hội bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Trong đó có lĩnh vực giáo dục khi mọi người phải tuân thủ chỉ thị giãn
cách. Chỉ thị giãn cách khiến cho người dùng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn do không thể
giao tiếp trực tiếp. Việc giãn cách trong cộng đồng cũng khiến cho mơ hình lớp học truyền
thống tạm ngưng hoạt động thay vào đó là mơ hình lớp học trực tuyến trên nhiều nền tảng
mạng xã hội. Mạng xã hội tích hợp các cơng cụ như messenger, group,... tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà trường, giảng viên, sinh viên có thể trao đổi thơng tin về những thông báo, bài
giảng trực tuyến, tài liệu học tập một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2.2.3 Vai trò của mạng xã hội trong đời sống
Mạng xã hội với tư cách là phương tiện truyền thơng thì nó có nhiều vai trị khác
nhau. Trước hết mạng xã hội giúp mọi người tiếp nhận và cập nhật thông tin một cách nhanh
chóng, nếu chúng ta có thể bỏ qua tính chân thực của sự đa dạng các tin tức được đưa lên
mạng xã hội thì tính cập nhật của mạng xã hội còn nhanh hơn tất cả các phương tiện truyền
thơng chính thống như báo đài hay truyền hình.
Mạng xã hội cịn là một điểm đến tuyệt vời cho người dùng để họ tạo dựng nên
những trang cá nhân của mình, kết nối bạn bè, chia sẻ phim ảnh, bàn luận cập nhật những
vấn đề mình đang làm khơng phân biệt lứa tuổi, vùng miền, giới tính, địa vị, nghề nghiệp.
2.2.4 Một số mạng xã hội thường dùng ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của We Create Content vào tháng 8/2020, Việt Nam có 72 triệu
người sử dụng mạng xã hội chiếm 73,7% trên tổng dân số.
Facebook là mạng xã hội được sử dùng nhiều nhất ở Việt Nam. Facebook là một
trang mạng xã hội miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và ra mắt công chúng vào
ngày 28 tháng 10 năm 2003 (Eldon và Eric, 2008). Facebook cho phép thành viên đã đăng
ký có thể tạo hồ sơ với các hình ảnh, danh sách sở thích cá nhân, thơng tin liên lạc và các
thơng tin cá nhân khác. Các hoạt động trên Facebook bao gồm cập nhật tiểu sử, chia sẻ cập
nhật về hoạt động thường nhật thông qua "trạng thái" (status) mà bạn bè của người dùng có
thể nhìn thấy, ghé thăm trang cá nhân của bạn bè để viết thông điệp trên "tường" (wall) cũng
như tham gia các bàn thỏa thuận do các nhóm hoặc mạng lưới khác lập ra. Hiện nay,



9
Facebook hỗ trợ 70 ngôn ngữ trên thế giới tạo nên một mạng lưới kết nối trải rộng khổng lồ.
Facebook vẫn không ngừng cải thiện và hỗ trợ thêm nhiều chức năng mới do nhu cầu tăng
lên mỗi ngày của khách hàng như thêm biểu tượng cảm xúc vào những bức ảnh bạn bè chia
sẻ hay tìm kiếm Wifi miễn phí (theo Facebook.com).
Mạng xã hội thứ hai được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam là Youtube. Youtube là
một trang web cho phép người dùng có thể tải lên hoặc tải về máy tính hay điện thoại di
động để chia sẻ các video. Hệ điều hành chính của Youtube đặt tại San Bruno, sử dụng công
nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau bao gồm các đoạn phim, đoạn
chương trình TV và video âm nhạc đã qua hoặc chưa qua xử lý (Theo Usatoday, 2006).
Ngày nay, Youtube đã ký hợp đồng cho phép rất nhiều nhà quảng cáo, truyền thông đăng tải
các quảng cáo, tiếp cận với người dùng (Theo Youtube.com). Youtube đã ra mắt phiên bản
địa phương ở hơn 100 quốc gia với 80 ngôn ngữ khác nhau. Theo thống kê của Youtube, vào
năm 2020, mỗi tháng tính trung bình có hơn 2 tỷ lượt truy cập với số lượng người dùng là
2,8 tỷ người.
Mạng xã hội thứ ba được được sử dụng ở Việt Nam là Zalo. Zalo được phát triển và
phát hành bởi công ty VNG (Công ty Công nghệ Việt Nam). Tháng 12/2012, Zalo chính
thức ra mắt đi theo mơ hình mobi – first và nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người
dùng Việt Nam nhờ việc sản phẩm hoạt động tốt, ổn định trên hạ tầng Việt Nam. Theo thống
kê của báo điện tử VietNam.Net, vào năm 2020 Zalo hiện đang là mạng nội địa lớn nhất
Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng.
2.3 Khái niệm về kết quả học tập
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trước, kết quả học tập có thể được biểu hiện thơng
qua điểm mơn học (Harmer, 2000 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2009, tr.325).
Kết quả học tập có thể do sinh viên tự đánh giá về quá trình học tập và kết quả tìm kiếm việc
làm (Clarke và cộng sự, 2001 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2009, tr.325).
Học tập là một kết quả của việc đào tạo, một tiến trình thu thập kiến thức và hành vi
mới do kết quả của thực hành, nghiên cứu và kinh nghiệm. Nó liên quan đến những thay đổi
tương đối vĩnh viễn trong nhận thức và hành vi (Kraiger và cộng sự, 1993).



10
Kết quả học tập là kiến thức, thái độ, kỹ năng thu nhận của sinh viên, là mục tiêu
quan trọng nhất của các trường đại học cũng như của sinh viên. Kết quả học tập của sinh
viên được định nghĩa là những đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ
năng họ thu nhận được trong q trình học tập các mơn học cụ thể tại trường. Kết quả học
tập là bằng chứng sự thành công của học sinh/sinh viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ được
đặt ra trong mục tiêu giáo dục (James Madison University, 2003; James O.Nichols, 2002).
Sandi Osters và F. Simone Tiu định nghĩa kết quả học tập là những gì học sinh có thể
chứng minh về kiến thức, kỹ năng và giá trị sau khi hoàn thành xong một hoặc nhiều hơn
một khóa học, hay một chương trình giáo dục. Việc đánh giá kết quả học tập là nền tảng để
đánh giá tính hiệu quả của q trình dạy học [37,tr.2].
Cụ thể, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội năm 2017 đã ban hành quy định việc tổ
chức thực hiện chương trình đào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng. Trong đó, điều 15 đã thể hiện
rõ ràng về cách tính điểm môn học, mô – đun.
- Điểm môn học, mô – đun:
+ Điểm môn học, mô – đun bao gồm điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số
0,4 và điểm thi kết thúc môn học, mô – đun có trọng số 0,6.
+ Điểm trung bình điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường
xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm tra thường
xun tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2;
+ Điểm môn học, mô – đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở
lên (trong đào tạo theo biên chế), 4,0 trở lên (trong đào tạo theo phương thức tích lũy mơ –
đun hoặc tín chỉ).
- Cách tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình tích
lũy:
∑𝑛𝑖=1 𝑎𝑖 × 𝑛𝑖
𝐴=
∑𝑛𝑖=1 𝑛𝑖



11
Trong đó:
+ A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung
tích lũy;
+ i: là số thứ tự môn học, mô – đun;
+ ai: là điểm của môn học, mô – đun thứ i;
+ ni: là số tín chỉ của mơn học, mơ – đun thứ i;
+ n: là tổng số môn học, mô – đun trong học kỳ/năm học/khóa học hoặc số mơn học,
mơ – đun đã tích lũy.
- Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các mơn học, mơ-đun mà
người học đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết
thúc mỗi học kỳ.
- Điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học, điểm trung bình chung tích lũy
bao gồm cả điểm môn học, mô-đun được bảo lưu, không bao gồm điểm môn học, mô – đun
được miễn trừ và môn học điều kiện.
- Trường hợp người học được tạm hoãn học mơn học, mơ – đun thì chưa tính khối
lượng học tập của mơn học, mơ – đun đó trong thời gian được tạm hoãn.
Các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều thuộc sự quản lý của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội. Theo quy chế đào tạo của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội vào năm 2018, điều 22 và điều 24 quy định cách tính điểm học phần như sau:
Điểm mơn học là tổng điểm của điểm bộ phận và điểm thi kết thúc môn học (sau khi
nhân với trọng số tương ứng, theo Điều 20). Điểm mơn học làm trịn đến một chữ số thập
phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:


12
Bảng 2.1 Bảng thang điểm đánh giá
Điểm số


Điểm số

Điểm số

theo thang điểm 10

theo thang điểm chữ

theo thang điểm 4

9,0 – 10,0

A

4,0

8,0 – 8,9

B+

3,5

7,0 – 7,9

B

3,0

6,5 – 6,9


C+

2,5

5,5 – 6,4

C

2,0

5,0 – 5,4

D+

1,5

4,0 – 4,9

D

1,0

Nhỏ hơn 4,0

F

0

(Nguồn: Số 09/2017/ Thông Tư – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – ngày 13/03/2017)
Bảng 2.2 Quy định xếp loại kết quả học tập theo thang điểm 4

Xếp loại

Điểm trung bình học kỳ/Điểm trung bình cả năm học

Xuất sắc

3,60  4,00

Giỏi

3,20  3,59

Khá

2,50  3,19

Trung bình
Yếu

2,0  2,49
< 2,0

(Nguồn: Số 09/2017/Thơng Tư – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – ngày 13/03/2017)

Xếp loại kết quả học tập của người học theo học kỳ được căn cứ vào điểm trung bình
chung tích lũy trong học kỳ đó theo thang điểm 4, cụ thể như bảng 2.2 bên trên.
2.4 Tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên
- Khi tham gia vào các trang mạng xã hội, sinh viên có thể thiết lập các mối quan hệ
và tương tác với người khác ở bất kỳ thời gian và khơng gian nào. Ở đó, họ có thể thể hiện



13
mình, thiết lập và duy trì mối quan hệ rộng rãi với bạn bè, cũng như tìm hiểu thêm mơi
trường cao đẳng, đại học. Bên cạnh đó sự tương tác giữa sinh viên và bạn bè và môi trường
đại học thực tế được xem là cam kết học tập ban đầu giúp cá nhân đạt được kết quả học tập
mong muốn (Bandura, 1997).
- Mạng xã hội giúp sinh viên tiếp cận được nhiều thông tin khác nhau từ việc kết nối
liên lạc với mọi người, tìm hiểu và tham gia câu lạc bộ, chương trình ngoại khóa, nhóm học
tập. Từ đó, nâng cao sự thỏa mãn trong cuộc sống của sinh viên. Cơng trình nghiên cứu của
Duane.F và Husman, Jenefer (2008) đã chỉ ra rằng động lực học tập ảnh hưởng tích cực đến
kết quả học tập của sinh viên đại học, trong đó gồm các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học
tập của sinh viên bao gồm: điều kiện học tập, giảng viên, môi trường học tập, chất lượng
cuộc sống bao gồm thỏa mãn với cuộc sống của sinh viên.
- Khi tham gia vào mạng xã hội, sinh viên có cơ hội chia sẻ và tìm kiếm được nhiều
tài liệu, phương pháp học tập từ mọi người; rèn luyện được nhiều kỹ năng, nâng cao khả
năng tự học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm thơng qua q trình giao tiếp, tương tác trên mạng
xã hội. Vì thế, khả năng học tập của sinh viên sẽ được củng cố. Họ biết cách học như thế nào
cho hiệu quả và làm thế nào để đạt được kết quả như mong đợi. Khi đó hiệu quả học tập
nâng cao sẽ dẫn tới kết quả học tập cũng tăng theo.
Ngoài những mặt tích cực mà mạng xã hội mang đến, song nó cũng tiềm ẩn những
mối đe dọa mà các bạn sinh viên không thể lường trước được:
- Nhiều bạn trẻ nhất là sinh viên ngày nay, mạng xã hội là niềm đam mê "tìm hiểu xã
hội" nhưng khi lạm dụng thái q thì sự đam mê đó lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng khơng
ít thời gian học tập của sinh viên. Nhiều bạn sau khi sử dụng mạng xã hội vẫn cịn lưu luyến
và khơng thể tập trung. Chính điều đó đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên.
Ngoài ra, việc dành hàng tiếng đồng hồ để cúi nhìn màn hình máy tính, điện thoại dẫn đến
việc giảm thị lực.
- Nhiều bạn khi quen trao đổi thơng tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút "Like"
khiến nhiều bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến cho những cuộc gặp
gỡ trò chuyện ngồi đời đang dần ít đi.



14
- Sử dụng mạng xã hội khiến nhiều sinh viên bỏ bê việc học, nguy cơ đau dạ dày vì
vừa ăn vừa xem hoặc ăn nhanh để tranh thủ vào mạng xã hội, nhiều bạn mất ngủ lo âu dẫn
đến trầm cảm. Điều đó xảy ra cũng có nghĩa là kết quả học tập của sinh viên sẽ cũng bị ảnh
hưởng ít nhiều đã đến kết quả học tập bị sa sút. Mạng xã hội hiện nay giống như “mê hồn
trận” làm cho người thiếu kiến thức, kinh nghiệm khó phân biệt đâu là thông tin thật, giả,
tốt, xấu. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bắc (2018) đã chỉ ra rằng: "Một SV khơng nhận thức
rõ về MXH thì họ sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng MXH một cách có hiệu quả". Cũng
chính trong nghiên cứu này, tác giả nhận thấy sinh viên sử dụng MXH để thể hiện bản thân
bằng cách đi đến đâu, làm bất cứ chuyện gì đều có "check in" nhằm mục đích "câu like" để
khằng định bản thân với bạn bè và người xung quanh.


15
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên
địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Xác định, đo lường các nhân tố của mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả để nâng cao
kết quả học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3.1.2 Mục đích nghiên cứu
Phân tích sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên, qua đó đề
ra một số kiến nghị nhằm sử dụng hiệu quả mạng xã hội để nâng cao kết quả học tập của
sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Giới hạn nghiên cứu của đề tài là 4 trường Cao đẳng trọng điểm trên địa bàn thành
phố Cần Thơ gồm: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Nghề Cần Thơ, Cao đẳng Y tế Cần Thơ,
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.
- Khách thể nghiên cứu của đề tài chính là sinh viên năm nhất và năm hai hiện đang
học tập tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với kết quả
học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3.3 Giả thuyết nghiên cứu
- Nhóm giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố của mạng xã hội ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ:
+ Giả thuyết H1: Sinh viên "TÌM KIẾM THƠNG TIN" hữu ích khi sử dụng mạng xã
hội sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập.


16
+ Giả thuyết H2: Sự "GIẢI TRÍ" phù hợp khi sử dụng mạng xã hội sẽ ảnh hưởng tích
cực đến kết quả học tập của sinh viên.
+ Giả thuyết H3: Yếu tố "TÍNH THỜI THƯỢNG" khi sử dụng mạng xã hội sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên.
+ Giả thuyết H4: Những "MỐI QUAN HỆ" tốt khi sử dụng mạng xã hội sẽ ảnh
hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên.
+ Giả thuyết H5: Sinh viên sử dụng mạng xã hội như là một "CƠNG CỤ HỌC TẬP"
sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên.
- Nhóm giả thuyết về sự khác biệt đối với sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả
học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ:
+ Giả thuyết H6: Có sự khác biệt về sự tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến
kết quả học tập giữa nam và nữ.
+ Giả thuyết H7: Có sự khác biệt về sự tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến
kết quả học tập giữa các sinh viên thuộc các trường khác nhau.
+ Giả thuyết H8: Có sự khác biệt về sự tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến

kết quả học tập giữa sinh viên các năm khác nhau.
3.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở nghiên cứu cho đề tài bằng cách tổng quan các tài liệu liên quan
trước đó.
- Tiến hành phỏng vấn bằng bảng câu hỏi để đánh giá thực trạng về mức độ ảnh
hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên tại
các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao kết quả học tập của sinh viên tại các trường
Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.


17
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Quy trình nghiên cứu
Để phân tích được những nhân tố ảnh hưởng của mạng xã hội tác động đến kết quả
học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhằm đề ra
những kiến nghị phù hợp để nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Chính vì vậy, nhóm tác
giả đã đề ra quy trình nghiên cứu sau đây:
Lựa chọn vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả
học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn
thành phố Cần Thơ

Xây dựng cơ sở lý luận

Xây dựng thang đo

Điều tra chính thức

Điều tra thử

(n=500)

Thống kê mơ tả

Đánh giá sơ bộ thang đo:
- Cronbach's Alpha
Kết luận, kiến nghị
và giải pháp

-Phân tích nhân tố khám phá EFA
-Phân tích Anova
- Phân tích hồi quy

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất năm 2021)


18
3.5.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Có rất nhiều yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên, trong thời đại Công
nghệ 4.0 hiện nay chúng ta không thể không nhắc đến sự ảnh hưởng của mạng xã hội. Vận
dụng các khái niệm liên quan, kế thừa từ kết quả lược khảo của các đề tài nghiên cứu trước.
Nhóm tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu dựa trên các tác động của mạng xã hội đến kết
quả học tập của sinh viên gồm: (1) Tìm kiếm thơng tin, (2) Giải trí, (3) Tính thời thượng, (4)
Mối quan hệ, (5) Cơng cụ học tập.
Tìm kiếm thơng tin
H1


Giải trí

Kết quả học tập
của sinh viên

H2
Tính thời thượng

H3

tại các trường
Cao đẳng

H4

trên địa bàn

H5

thành phố

Mối quan hệ

Cần Thơ

Công cụ học tập
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất tháng 5/2021)

3.5.3 Xây dựng thang đo

Đề tài sử dụng 5 nhân tố gồm: (1) Tìm kiếm thơng tin, (2) Giải trí, (3) Tính thời
thượng, (4) Mối quan hệ, (5) Cơng cụ học tập để phân tích sự ảnh hưởng của mạng xã hội
đến kết quả học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Các biến quan sát trong các nhân tố được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu trước và được
đo lường bởi thang đo Likert 5 mức độ với điểm 1 là hồn tồn khơng đồng ý tăng dần đến 5
là hồn tồn đồng ý.
Tìm kiếm thơng tin (TKTT): Mạng xã hội có thể cung cấp tính năng tìm kiếm, chia
sẻ tài liệu học tập hiệu quả cho sinh viên. Mạng xã hội giúp cho sinh viên tiếp cận, chọn lọc


19
các nội dung học tập với nhu cầu của mình. Các tài liệu tham khảo, các video bài giảng trên
nền tảng mạng xã hội giúp sinh viên hiểu rõ và sâu sắc hơn về vấn đề mà mình quan tâm.
Bảng 3.1 Thang đo tìm kiếm thơng tin
KÍ HIỆU

BIẾN QUAN SÁT

TKTT1

Tơi có thể tìm được những thơng tin học tập hữu ích từ mạng xã hội.

TKTT2

Tôi sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm những thơng tin mới.

TKTT3

Tơi sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thơng tin hồn tồn miễn phí.


TKTT4

Tơi sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm những người mà tôi quan tâm.

TKTT5

Tôi tiếp thu được nhiều thông tin trong và ngồi nước từ mạng xã hội.

TKTT6

Tơi sử dụng mạng xã hội để cập nhật những thông báo mới từ nhà
trường.
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và đề xuất tháng 5/2021)

Giải trí (GT): Điều này thể hiện qua việc các nền tảng mạng xã hội đều tích hợp các
cơng cụ mang tính chất giải trí như nghe nhạc, xem phim, chơi game, tham gia các nhóm
cộng đồng xã hội để góp phần giải tỏa áp lực trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đây
là một ưu điểm nổi bật nhất của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên.
Bảng 3.2 Thang đo giải trí
KÝ HIỆU

BIẾN QUAN SÁT

GT1

Tơi cảm thấy thoải mái khi sử dụng mạng xã hội.

GT2

Tôi cảm thấy vui vẻ khi sử dụng mạng xã hội.


GT3

Tôi sử dụng mạng xã hội vì nó tích hợp nhiều cơng cụ giải trí

GT4

Tơi cảm thấy bớt căng thẳng, áp lực khi sử dụng mạng xã hội.

GT5

Tôi cảm thấy lạc quan hơn khi sử dụng mạng xã hội.
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và đề xuất tháng 5/2021)


20
Bảng 3.3 Thang đo tính thời thượng
KÝ HIỆU

BIẾN QUAN SÁT

TTT1

Tơi sử dụng mạng xã hội vì nó được nhiều người sử dụng.

TTT2

Tơi sử dụng mạng xã hội vì nó là xu hướng của thời đại

TTT3


Tôi sử dụng mạng xã hội vì nó làm tơi thêm phong cách.

TTT4

Tơi cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng mạng xã hội.

TTT5

Tôi sử dụng mạng xã hội vì nó giúp tơi được nhiều người chú ý hơn.
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và đề xuất tháng 5/2021)

Tính thời thượng (TTT): Việc sử dụng mạng xã hội của cá nhân hoặc nhóm sinh
viên nhằm mục đích thể hiện bản thân, chia sẻ nhiều thơng tin hơn và nhận được sự quan
tâm nhiều hơn từ "cộng đồng". Điều này có nghĩa là các nhóm sinh viên hoặc cá nhân sẽ
cảm thấy vui hơn khi sử dụng mạng xã hội chia sẻ nhiều thơng tin và có số lượt người theo
dõi và quan tâm nhiều hơn. Sức mạnh của các trang mạng xã hội thường chính là tạo ra các
luồng hoạt động của sinh viên. Trong một khoảng thời gian, sinh viên có thể thấy tất cả
những gì mình đã và đang làm, những việc đã thực hiện, những hình ảnh/châm ngơn mà họ
chia sẻ, liên kết web,… khi đăng lên "tường" cá nhân của mình.
Bảng 3.4 Thang đo mối quan hệ
KÝ HIỆU
MQH1

BIẾN QUAN SÁT
Tôi sử dụng mạng xã hội vì nó giúp tơi tham gia vào nhiều nhóm học
tập.

MQH2


Tơi có thể kết thêm nhiều bạn bè khi sử dụng mạng xã hội.

MQH3

Tơi có thể giữ liên lạc với người thân, gia đình, bạn bè.

MQH4
MQH5

Tơi sử dụng mạng xã hội vì nó giúp tơi xây dựng mối quan hệ bạn bè
trong trường, lớp.
Mạng xã hội giúp tôi tương tác với bạn bè một cách dễ dàng.
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và đề xuất tháng 5/2021)


21
Mối quan hệ (MQH): Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc
nhiều hơn hai) đối tượng hoặc nhóm đối tượng có liên quan với nhau. Mạng xã hội có tính
năng đa dạng, nguồn tin phong phú. Chính vì vậy, mạng xã hội giúp cho người dùng kết nối
và giữ liên lạc với nhau vượt qua trở ngại về không gian và thời gian trong việc giao lưu kết
nối bạn bè, chỉ cần một tin nhắn, một cuộc gọi video có thể nhìn thấy người thân, bạn bè
thay thế cho việc viết thư truyền thống. Tiếp theo, mạng xã hội còn là kênh quảng cáo và
kinh doanh online đang được nhiều người quan tâm không chỉ các doanh nghiệp mà các bạn
sinh viên có thể tham gia làm thêm như bán hàng qua mạng xã hội.
Công cụ học tập (CCHT): Mạng xã hội là một công cụ học tập hiệu quả thông qua
việc sinh viên có thể trao đổi các nội dung học tập thường xun và hiệu quả hơn. Mạng xã
hội có các tính năng tích hợp thuận lợi cho việc trao đổi các thơng tin học tập trực tuyến. Với
các tính năng đó, việc trao đổi các thông tin học tập hoặc theo dõi các bài giảng của giảng
viên khơng cịn là trở ngại lớn. Đại dịch Covid là một minh chứng rõ nét nhất về việc trao
đổi thông tin học tập qua các nền tảng mạng xã hội.

Bảng 3.5 Thang đo công cụ học tập
KÝ HIỆU
CCHT1
CCHT2

BIẾN QUAN SÁT
Tôi sử dụng mạng xã hội vì nó là một cơng cụ học tập hiệu quả.
Tơi có thể trao đổi bài vở với giảng viên, bạn bè dễ dàng và nhanh
chóng.

CCHT3

Tơi có thể hồn thành tốt hơn các bài tập được giao nhờ mạng xã hội.

CCHT4

Tơi có thể tiếp thu được nhiều kiến thức có ích cho việc học tập.

CCHT5

Tôi học được nhiều kỹ năng mới từ mạng xã hội.
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và đề xuất tháng 5/2021)

Ngoài 5 thang đo thành phần trên, đề tài cịn có một thang đo tổng hợp là “Sự ảnh
hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập”. Cụ thể, các biến quan sát trong thang đo này
được trình bày như sau:


22
Bảng 3.6 Sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập

KÝ HIỆU
SAH1

SAH2

SAH3

SAH4

BIẾN QUAN SÁT
Tơi có thể ứng dụng kiến thức, kỹ năng tôi tiếp thu được từ mạng xã hội
vào q trình học tập.
Tơi cảm thấy kết quả học tập của mình tốt hơn sau khi tham gia mạng
xã hội.
Tôi sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội để giúp kết quả học của mình được
cải thiện tốt hơn.
Tơi sẽ khuyến khích bạn bè của mình sử dụng mạng xã hội cho mục
đích học tập nhiều hơn.
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và đề xuất vào tháng 5/2021)

3.5.4 Phương pháp thu thập số liệu
3.5.4.1 Dữ liệu thứ cấp
Để phân tích thực trạng các tác động của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh
viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, số liệu thứ cấp được nhóm tác
giả thu thập, chắt lọc từ trang web của các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Ngồi ra nhóm tác giả cịn sử dụng tài liệu từ các tạp chí, báo, Internet và các nghiên cứu
trước có liên quan.
3.5.4.2 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được nhóm tác giả thu thập từ 500 SV hiện đang theo học tại 4 trường
Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân

tầng theo tỷ lệ SV của từng trường, sau đó sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối
với sinh viên ở các năm.


23
Bảng 3.7 Cơ cấu mẫu điều tra
Số lượng sinh viên
Trường
Năm 1

Năm 2

Tổng cộng

Cao đẳng Cần Thơ

55

70

125

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Cần Thơ

60

65

125


Cao đẳng nghề Cần Thơ

65

60

125

Cao đẳng Y tế Cần Thơ

70

55

125

250

250

500

Tổng

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp tháng 5/2021)

Theo một số nhà nghiên cứu, nếu nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng thích
hợp tối đa thì kích thước mẫu tối thiểu là 100 đến 150 mẫu (Hair, 1998; Anderson &
Gerbing, 1988) hoặc mẫu tối thiểu là 200 (Loehlin, 1998, dẫn theo Chen & Lin, 2012).
Trong khi đó, nếu phân tích EFA thì Hatcher (1994, dẫn theo Osborne & Costello,

2004) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 lần số biến, hoặc tối thiểu là 100 (Gorsuch,
1983 dẫn theo Matsunaga, 2010).
Theo Hair et al., Multivariate Data Analysis, 2010, 7th edition, thì cỡ mẫu phù hợp để
phân tích CFA sẽ được xác định dựa trên các nhóm nhân tố. Cụ thể:
- Cỡ mẫu tối thiểu là 100 - Số nhóm nhân tố từ 5 nhóm trở xuống, mỗi nhóm phải có
hơn 3 biến quan sát với giá trị communalities khi phân tích EFA là từ 0,6 trở lên.
- Cỡ mẫu tối thiểu là 150 - Số nhóm nhân tố từ 7 nhóm trở xuống, mỗi nhóm phải có
hơn 3 biến quan sát với giá trị communalities khi phân tích EFA là từ 0,5 trở lên.
- Cỡ mẫu tối thiểu là 300 - Số nhóm nhân tố từ 7 nhóm trở xuống, mỗi nhóm phải có
hơn 3 biến quan sát với giá trị communalities khi phân tích EFA là từ 0,45 trở lên.
- Cỡ mẫu tối thiểu là 500 - Số nhóm nhân tố lớn, mỗi nhóm phải có hơn 3 biến quan
sát với giá trị communalities có thể thấp hơn một chút tầm 0,4.


24
Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã lựa chọn kích thước mẫu n = 500 để gia
tăng thêm tính tin cậy và loại bỏ những bảng câu hỏi bị hỏng sau khi thu thập dữ liệu. Mẫu
được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng.
3.5.5 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu thứ 1: Đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Sử dụng phương pháp thống kê
mô tả: Thống kê mô tả giúp đem lại một cách nhìn tổng quan về mẫu được sử dụng trong
nghiên cứu, mẫu được mơ tả với các thuộc tính được thể hiện của đối tượng khảo sát. Ngoài
ra giá trị trung bình cịn giúp nhóm tác giả thấy được thực trạng sự ảnh hưởng của mạng xã
hội đến kết quả học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần
Thơ, trong đó giá trị trung bình được quy ước sau:
Ý nghĩa các mức như sau:
+ 1,00 – 1,80: Rất không đồng ý/ Rất không hài lịng…
+ 1,81 – 2,60: Khơng đồng ý/ Khơng hài lịng/ Không quan trọng…
+ 2,61 – 3,40: Không ý kiến/ Trung bình…

+ 3,41 – 4,20: Đồng ý/ Hài lịng/ Quan trọng…
+ 4,21 – 5,00: Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng…
- Đối với mục tiêu thứ 2: Xác định, đo lường các nhân tố của mạng xã hội ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn thành phố
Cần Thơ. Sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
+ Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha: Để đánh giá độ tin cậy của
thang đo sử dụng trong mơ hình, các nhà nghiên cứu thường dựa vào hệ số Cronbach’s
Alpha vì nó giúp cho các nhà nghiên cứu có thể loại bỏ đi những biến quan sát khơng thích
hợp trong mơ hình.
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo: Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo thường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử
dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có


×