Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập phân môn Thường thức mĩ thuật trong các giờ học mĩ thuật cho học sinh trung học cơ sở Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342 KB, 11 trang )

50

BIỆN PHÁP GIÖP HỌC SINH HỨNG THÖ HỌC TẬP PHÂN MÔN THƢỜNG
THỨC MĨ THUẬT TRONG CÁC GIỜ HỌC MĨ THUẬT CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ TRƢỜNG PTTH CLC NGUYỄN TẤT THÀNH
Tác giả: Phùng Thị Thu Trang
Đơn vị: Trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành
Tóm tắt
Mĩ thuật là mơn học độc lập trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay, là một
mơn học vừa mang tính sáng tạo vừa bao hàm một kho tàng lịch sử lâu đời. Bộ môn với
nhiều phân môn khác nhau, mỗi một phân môn lại có tính đặc thù riêng biệt. Chính vì thế
mà Mĩ thuật vừa mang đến cho người học sự tìm tịi, thư giãn và mang lại nhiều niềm vui
cho người học. Đồng thời Mĩ thuật nói chung và phân mơn thường thức mĩ thuật nói riêng
là cầu nối lien kết giữa các môn học khác như lịch sử, địa lý, văn học…
Ở phân môn thường thức mĩ thuật là phân môn khái quát quát lại các giai đoạn lịch
sử mĩ thuật, nguồn gốc của lịch sử cũng các tác giả tác phẩm nổi tiếng trong nền mĩ thuật
nói chung mà cụ thể là nền mĩ thuật Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên để giúp học sinh yêu
thích và hứng thú hơn khi học phân môn thường thức mĩ thuật cần tạo ra nhiều tình huống
hấp dẫn giúp học sinh có thể sáng tạo và giải quyết một vấn đề đặt ra trong một giờ học
thường thức mĩ thuật. Ngoài việc học sinh được quan sát tranh, được tái hện lại các mốc
lịch sử mĩ thuật. Tuy nhiên ở phân môn này học sinh ln cảm thấy khó tiếp thu và lĩnh
hội hết được tồn bộ kiến thức vì thế học qn khá nhanh các đặc điểm của cac giai đoạn
lịch sử, các tác giả tiêu biểu ở nền mĩ thuật Việt Nam và Thế giới. Từ các mặt hạn chế đó
tơi đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú học tập phân môn thường thức mĩ thuật qua các
bài sơ lược mĩ thuật Việt Nam và Thế giới cho học sinh trung học cơ sở trường Phổ thông
thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành chủ yếu nhằm giúp học sinh thích thú với các
giờ học phân mơn thường thức từ đó rèn luyện cho hoc sinh cách tư duy, cách phân tích và
giải quyết được các vấn đề đặt ra mà hơn hết nắm bắt được đặc điểm, đặc trưng của nền mĩ
thuật Việt Nam và Thế giới.
Từ khóa: hứng thú
I. Đặt vấn đề


Mĩ thuật là nơi tạo ra cái đẹp, là nơi con người bộc lộ được mọi cảm xúc thăng hoa
trong cuộc sống. Những điều mới lạ trong tự nhiên và trong cuộc sống đem lại cho con
người mọi sự thích thú. Chẳng hạn cảnh đẹp của một khu di tích đìnnh chùa, vẻ đẹp của
một tác phâm hội họa, một cơng trình kiến trúc đều đem đến cho người thường thức mọi


51

sự khám phá. Ngày từ thời sơ khai đến những xu thế hiện đại ngày nay con người ln tìm
ra cái đẹp. Cũng từ đó mĩ thuật ln gắn liền với lịch sử cuộc sống con người. Từ những
nền văn hóa sơ khai đến các giai đoạn mĩ thuật cho thấy được bề dày lịch sử Mĩ thuật Việt
Nam và thế giới. Trong chương trình giảng dạy mĩ thuật với nhiều phân môn khác nhau
nhưng với phân môn thường thức mĩ thuật giữ một vị trí quan trọng trong quá trình giúp
học sinh nắm bắt một lượng kiến thức khổng lồ về nền mĩ thuật Việt Nam.
Phân mơn ngồi việc giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói, lập luận trình bày cịn
giúp học sinh cảm thụ được giá trị thẩm mĩ qua các cơng trình, các tác phẩm hội họa ở các
giai đoạn khác nhau. Bồi dưỡng học sinh cách thường thức tranh của các tác giả, của bản
thân của các bạn khác thông qua phân môn này học sinh thêm yêu quý các giá trị nghệ
thuật của dân tộc, đất nước. Tuy nhiên việc giảng dạy phân môn này còn chưa phát huy
được tối đa vốn kiến thức của nó, bởi nếu như ở phân mơn vẽ tranh đề tài, vẽ trang trí, vẽ
theo mẫu học sinh cảm thấy thoải mái thích thú hơn trong q trình học. Cịn ở phân mơn
thường thức mĩ thuật học sinh chưa thích thú vì cho rằng là phân mơn nhiều lí thuyết, khó
nhớ và khơng được tự do thể hiện tác phẩm của bản thân nền vì vậy đây cũng là một khó
khăn cần được giải quyết trong q trình dạy học phân mơn thường thức mĩ thuật. Để khắc
phục khó khăn này cần đổi mới cách thức phương pháp giảng dạy mĩ thuật giúp học sinh
thích thú học tập hơn ở các giờ học sinh động hấp dẫn. Với phương pháp dạy học mới
thông qua các hoạt động học sinh động sáng tạo thì người giáo viên ln là người tạo hứng
thú học tập tích cực cho học sinh ở cả những giờ lý thuyết. Từ đó học sinh phát huy được
tối đa sự quan sát, so sánh, sáng tạo của bản thân. Xuất phát từ lí luận dạy học, là giáo viên
đang dạy bộ môn mĩ thuật tôi đưa ra một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập

phân môn thường thức cho học sinh trung học trường PTTH CLC Nguyễn Tất Thành
nhằm giúp giáo viên và học sinh có cách dạy – học phù hợp với năng lực của mỗi học sinh.
II. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Tìm hiểu các nguồn tài liệu về tạo hứng thú học mĩ thuật cho học sinh trung học
- Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập phân môn thường thức mĩ thuật
qua các bài sơ lược mĩ thuật Việt Nam và thế giới ở học sinh THCS thông qua các giờ
học.
- Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích – tổng hợp những tài liệu lí luận có
liên quan đến nội dung nghiên cứu vấn đề.


52

- Phân tích tổng hợp những ưu điểm và nhược điểm của quá trình tạo hứng thú học
tập các phân môn mĩ thuật cho học sinh.
2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát qua địa bàn: Tại các giờ học thường thức mĩ thuật Việt Nam khối THCS
trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. (cụ thể khối 8 và 9)
- Phương pháp thực hành: Thơng qua q trình học của học sinh và thực tế giảng
dạy của giáo viên.
- Quan sát hoạt động giáo dục tại cơ sở: Qua quá trình dạy tại lớp 8, 9 và các hoạt
động nội dung các tiết học phân môn thường thức mĩ thuật của môn mĩ thuật. Trong q
trình thực tế dạy và học bộ mơn mĩ thuật cho học sinh lớp 8, 9 tại trường Phổ thông thực
hành CLC Nguyễn Tất Thành chúng tôi đưa ra một số biện pháp giúp học sinh hứng thú
học tập phân môn thường thức mĩ thuật qua các giờ học.
III. Kết quả nghiên cứu
1. Mối quan hệ hứng thú và kết quả học tập
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất
quan trọng trong học tập và làm việc. Giáo dục phương tây luôn cho rằng “hứng thú nhưng

một thuộc tính bẩm sinh của con người – I.Ph. Shecbac”. Ở Việt Nam các đề tài hứng thú
đều được gắn liền với các mơn học khác hau như Tốn, Văn, Lịch sử. Nguyễn Quang Uẩn
(2005) đã đưa ra khái niệm nêu được bản chất của hứng thú gắn liền với hoạt động cá
nhân. “ Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa
đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lai khoái cảm cho các nhân trong quá trình hoạt
động”. Từ đó cho thấy hứng thú nói chung và hứng thú trong học tập nói riêng được xác
định là xu hướng nhận thức cá nhân có kèm theo các cảm xúc tốt trong q trình tiếp nhận
các thơ ng tin mới. Tron phân môn thường thức mĩ thuật thì việc tạo hứng thú học tập cho
học sinh có vai trò quyết định giúp người học cảm thấy muốn tiếp nhận các nguồn thơ ng
tin khác nhau, từ đó học sinh say mê học tập hơn, muốn khác phá nhiều hơn. Qua đó
khơng chỉ đem lại cho học sinh một kết quả học tập tốt mà hơn hết học sinh nhận thức tiếp
nhận được một lượng kiến thức đã được học tập và trao đổi trong quá trình học. Cụ thể ở
các bài sơ lược Mĩ thuật Việt Nam Thời Lê, mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, các
cơng trình kiến trúc Thời Lê, mĩ thuật hiện đại Phương Tây, mĩ thuật Châu Á… Trong quá
trình dạy học đều được chia các thành tố cơ bản khác nhau như: Mục tiêu bài học, phương
pháp giảng dạy, nội dung bài học, hình thức tổ chức dạy học và phương tiện day học. Với


53

các thành tố này cần có các biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập khác nhau. Chính vị
thế mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh đóng vai trị kết nối giúp học sinh hứng
thú học tập từ đó tạo ra kết quả học tập hiệu quả.
Hứng thú học tập chính là động cơ thúc đẩy q trình tư duy và tham gia tích cực
vào hoạt động học ở học sinh. Tuy nhiên, nếu không có hứng thú hay khơng tạo hứng thú
học tập cho học sinh thì sẽ khơng đem lại kết quả cao, thậm chí là xuất hiện một số tiêu
cực như sự nhàm chán, sự thờ ờ không muốn lĩnh hội kiến thức. Nhất là đối với phân môn
thường thức mĩ điều đó cho thấy gây hứng thú học tập ở phân mơn mĩ thuật chính là
tạotiền đề cho học sinh phát huy hết các khả năng, sáng tạo và phát triển năng lực ngôn
ngữ cho học sinh.

Cho nên, sự tập trung, chú ý học tập của học sinh được tăng cường chủ yếu là chịu
sự tác động của giáo viên, cách thức tổ chức của giờ học. Bởi giáo viên là người tạo nên
hứng thú u thích mơn học do đó giáo viên cần không ngừng đổi mới phương pháp, cách
tổ chức giờ học phù hợp cho đối tượng học sinh. Giáo viên cần giúp học sinh thấy được ý
nghĩa quan trọng của mơn học đối với đời sống, cần kích thích hứng thú của học sinh
khơng chỉ trong các giờ dạy mà cần trong thực tế, từ đó học sinh lĩnh hội được kiến thức
vào giải quyết được mọi vấn đề.
2. Thực trạng đối với việc dạy phân môn vẽ tranh đề tài hiện nay
2.1. Thuận lợi
Từ thực tế giảng dạy phân môn thường thức mĩ thuật tại khối 8 và 9 cho thấy rằng
học sinh khá u thích mơn học, là học môn mà được nhà trường luôn tạo điều kiện về tài
liệu chuyên môn cho việc dạy và học như các buổi dự giờ, hay cơ sở vật chất tương đối
đầy đủ góp phần khơng nhỏ vào việc giúp học sinh hứng thú học tập hơn, giáo viên cũng
chủ động hơn ở các giờ dạy học thường thức mĩ thuật.
2.2. Những hạn chế khi dạy phân môn thường thức mĩ thuật
Trong chương trình dạy học bộ mơn mĩ thuật nói chung và phân mơn thường thức mĩ thuật
nói riêng cho thấy rằng đây là một phân mơn khó dạy hơn cả so vớ các phân môn như vẽ
theo mẫu, vẽ tranh đề tài, vẽ trang trí bởi ở phân mơn này ngồi khối lượng kiến thức
khơng chỉ về mĩ thuật mà nó cịn bao hàm cả về lịch sử điều đó khiến giáo viên vần liên
kết các mơn học như lịch sử, địa lí cùng bộ mơn mĩ thuật để học sinh nắm, hiểu được các
mốc lịch sử mĩ thuật, các giai đoạn phát triển của các nền mĩ thuật cũng như đặc điểm các
họa tiết hoa văn, kiến trúc, các tác phẩm hội họa nền mĩ thuật Việt Nam. Là một giáo viên


54

mĩ thuật tôi cũng như các giáo viên mĩ thuật khác cũng khơng tránh khỏi những han chế vì
thế mà chưa thể nói rằng mình đã nắm bắt và hiểu hết được lịch sử các giai đoạn mĩ thuật
Việt Nam.
Hạn chế trong phân mơn này đó chính là đồ dùng dạy học, nếu như ở phân môn vẽ

theo mẫu đồ dùng dạy học chính là vật mẫu thật, tranh ảnh, phân mơn vẽ tranh đề tài là
tranh mẫu thì ở phân môn thường thức mĩ thuật là sự kết hợp của các tư liệu, tranh ảnh,
video về quá trình hình thành phát triển của nền mĩ thuật Việt Nam, Thế giới các giai đoạn.
Để học sinh ngồi vệc u thích mơn học thì việc tìm tư liệu, tranh ảnh, video clip phù hợp
cho tiết dạy đơi khi cịn gặp khó khăn. Bởi nguồn thơng tin tư liệu thì nhiều khơng chính
thống vì thế mà việc lựa chọn thơng tin để cung cấp cho học sinh cịn gặp nhiều khó khăn
và tốn kém. Học sinh hứng thú tiết học ngoài cách thức học thì nguồn tư liệu cung cấp cho
học sinh chính là một yếu tố quan trọn giúp thúc đẩy khả năng khám phá tìm tịi ở học
sinh.
Ví dụ như ở bài Sơ lược mĩ thuật Thời Lê ở mĩ thuật lớp 8 cho thấy được với khối lượng
kiến thức về bối cảnh lịch sử, các cơng trình kiến trúc tơn giáo cịn lưu giữa lại cịn rất ít,
muốn cung cấp cho học sinh hình ảnh họa tiết hoa văn kiến trúc thời Lê cần rất nhiều
nguồn sách khác nhau. Với nguồn cung cấp từ mạng internet đôi khi chưa mang tính chính
xác cao do vậy việc lựa chọn sách và lấy thơng tin cịn mất nhiều thời gian. Vì thế mà giáo
viên thường ít tập trung quá nhiều vào phân môn này mà chỉ chú trọng vào các phân mơn
vẽ vì cho rằng học mĩ thuật chỉ cần học sinh biết cách vẽ, cảm thụ được tác phẩm nghệ
thuật là được. Cịn phân mơn thường thức mĩ thuật chỉ là nắm được các giai đoạn lịch sử
mĩ thuật, các tác giả tác phẩm tiêu biểu mĩ thuật Việt Nam. Do vậy mà tình trạng chung ở
các giờ học thường thức mĩ thuật nói chung là sơ sài, nhàm chán khiến học sinh giảm hứng
thú học hơn. Chủ yếu là nguyên nhân sau:
Thứ nhất, phần lớn giáo viên chỉ dạy đúng lượng kiến thức mà sách giáo khoa cung
cấp, ít mở rộng lượng kiến thức bên ngoài cho học sinh. Vì thế mà học sinh cảm thấy
khơng cần tìm hiểu thêm và cũng làm bài một cách sơ sài qua loa chưa mang tính chiều
sâu của bài học.
Thứ hai, Về phía học sinh đa phần học sinh khơng thích phân mơn này do học sinh
cảm thấy khó nhớ các mốc lịch sử, hay nhầm lẫn các tác phẩm hội họa, các hoa văn khác
nhau chẳng hạn như nói về Rồng thì học sinh khó nhận dạng giữa rồng thời Lê, thời Trần,
Thời Lý, cũng như hoa văn họa tiết phù điêu khác nhau. Bởi các họa tiết các tác phẩm, các



55

cơng trình kiến trúc có sự kế thừa và tiếp thu lẫn nhau do vậy học sinh luôn cảm thấy lúng
túng khi gặp các bài tập về so sánh sự giống và khác hay phân tích tác phẩm nghệ thuật
3. Biện pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn thƣờng thức mĩ thuật cho học
sinh trung học cơ sở
3.1. Biện pháp 1: Đổi mới cách thức tổ chức dạy học
Ngồi việc tạo ra sự thích thú về mơn học thì việc giúp học sinh u thích lịch sử mĩ thuật
nước nhà là một quá trình lâu dài và cần sử dụng nhiều phương tiện dạy học khác nhau.
Mà cụ thể cần tổ chức các hình thức học tập khác nhau. Như các phân mơn khác đều có thể
sử dụng trò chơi, câu đố, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy học ngồi lớp học. Thì phân
mơn thường thức mĩ thuật lại càng phải chú trọng nhiều hơn khâu tổ chứ giúp học sinh
hứng thú từ ngay mục tiêu, nội dung bài học cũng như cách đánh giá kết quả học tập của
học sinh. Cụ thể như sau:
- Tổ chức trò chơi học tập: đa phân tổ chức trị chơi là một hình thức gây hứng thú một
cách hiệu quả cho học sinh. Để tổ chức được một giờ học giúp học sinh hứng thú qua cách
tổ chức trị chơi thì cần chú ý những u cầu sau: Thứ nhất, việc lựa chọn hình thức chơi
địi hỏi giáo viên phải tư duy sáng tạo lựa chọn phù hợp với bài học, từng đối tượng học
sinh. Thứ hai, luật chơi phải rõ rà ng đơn giản dễ nhớ dù là học sinh trung học cơ sở thì
cũng cần đưa ra luật chơi nhanh gọn dễ để học sinh dễ nắm bắt và tham gia một cách hiệu
quả từ đó học sinh lĩnh hội được kiến thức thôn g qua trò chơi. Thứ ba, đối tượng học sinh
phải đảm bảo là tồn bộ học sinh trong lớp đều có thể được tham gia, giáo viên luôn định
hướng nhừm giúp học sinh hiểu được ý đồ của bài học, thứ tư, chuẩn bị đồ dùng cần thiết
khi tổ chức chơi trò chơi như bảng phụ, phiếu học tập...Thơng qua trị chơi tạo cho học
sinh khả năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, mỗi thành viên đều được bộc lộ
chính kiến của bản thân trước tập thể, phát triển được tình bạn, có tính tương trợ nhau.
Phương pháp tổ chức trị chơi giúp học sinh khơng chỉ hứng thú mà còn thể hiện được
chức năng hợp tấc quen dần với đời sống xã hội và làm việc trong sự phân cơng hợp tác.
Trong trị chơi mọi thứ đều thật chẳng hạn như ở bài 5: Một số cơng trình tiêu biểu
của mĩ thuật thời Lê giáo viên có thể tổ chứ trò chơi “ truyền điện” là trò chơi yêu cầu học

sinh tham gia với hình thức trả lời nhanh nối tiếp nhau. Vớ trò chơi này là trò chơi học
sinh luôn được đặt vào tâm thế tập trungcao độ để lắng nghe trả lời số lượng câu hỏi kiến
thức giáo viên đưa ra. Hoặc trò chơi “ Xem tranh đoán bài, giới thiệu về bài” sẽ thường


56

được áp dụng vào các bài như giới thiệu về các tác giả tác phẩm tiêu biểu mĩ thuật Việt
Nam.
- Tổ chức hoạt động học theo nhóm
- Tổ chức hoạt động học ngồi khơng gian lớp học: chẳng hạn như ở bảo tàng, các khu di
tích…cùng kết hợp liên mơn với các môn như lịch sử, địa lý bằng các chuyến học tập
ngoại khóa kết hợp các bài tập thu hoạch từ đó học sinh được quan sát, lắng nghe và tìm
hiểu một cách rõ ràng cụ thể. Qua đó sau những giờ kết hợp học ngồi khơng gian lớp học
học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học, phát huy được năng lực khám phá ở học
sinh, tăng kĩ năng giao tiếp, trình bày, thuyết trình cho học sinh khi hùng biện một vấn đề
cần giải quyết.
- Phương pháp liên hệ thực tiễn cuộc sống
Ví dụ như trong Bài 12 Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam của mĩ thuật
lớp 9. Giáo có thể kết hợp tổ chức cùng mơn địa lí, lịch sử để cùng tham quan tìm hiểu nền
mĩ thuật một số dân tộc tại tỉnh mình sinh sống như Mường, Dao, H‟mơng, Thái, Tày, từ
đó học nắm bắt được đặc điểm nền mĩ thuật dân tộc qua các hoa văn trang trí, qua phong
tục của các dân tộc, cách tạo hình và thể hiện các hoa văn đó. Từ thực tế được quan sát sẽ
giúp học sinh lien hệ ứng dụng vào đời sống thực tiễn như thiết kế, tạo dáng đồ vật.
Vậy để giúp học sinh hứng thú học tập mĩ thuật Việt Nam thơng qua trị chơi, hoạt
động nhóm, hoạt động ngồi khơng gian lớp học, phương pháp lien hệ thực tiễn cuộc
ssoosng cần đạt được một trong những điểm sau:
Thứ nhất, luôn tạo hứng thú cho học sinh trong suốt quá trình dạy học ở phân môn,
các giờ học và trong suốt tiết học để đảm bảo được mục tiêu, nội dung dạy học cho phân
môn đó. Sắp xếp cách thức tổ chức giờ dạy hợp lý, khơng nên q lạm dụng trị chơi hay

hoat động nhóm khiến học sinh cảm thấy nhàm chán mà cần kết hợp một cách linh hoạt
mềm dẻo để tiết học không gây ức chế cho học sinh. Bởi học sinh là trung tâm của giáo
dục, giáo viên là người truyền điện cho học sinh lĩnh hội và tiếp thu.
Thứ hai, ln đảm bảo việc tạo hứng thú cho sinh chính là quá trình phát huy cho
học sinh khả năng tập trung cao độ, tư duy sáng tạo vào các môn và từng bài học cụ thể.
Thứ ba, việc tạo hứng thú học tập mĩ thuật cho học sinh chính là việc kích thích thị
giác cho học sinh quan sát, hoat động trí óc cho học sinh tư duy từ đó học sinh chủ động,
tích cực tham gia vào các hoạt động học, các tình huống mà giáo viên đưa ra.
3.2. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học


57

Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học căn bản là một vấn đề cần thiết trong xu
hướng hiện đại ngày nay. Trong chương trình giáo dục nói chung hiện nay và chương trình
mĩ thuật nói riêng việc giúp học phát huy được yêu tố năng lực là một trong yếu tố giáo
dục con người toàn diện giúp học sinh phát triển hài hịa về đức, trí, thể, mĩ. Do vậy trong
q trình giảng dạy tại trường tơi nhận thấy rằng để đảm bảo các điều kiện dạy học hiện
này cần đảm bảo các yếu tố sau:
Thứ nhất, Sử dụng linh hoạt các đồ dùng dạy học với phân môn thường thức mĩ
thuật việc sử dụng đồ dung dạy học là sự cần thiết bởi ngôn ngữ mĩ thuật là thực tế hình
ảnh, trực quan hấp dẫn, đo đó phát huy tối đa đồ dù ng dạy học chính là cách đổi mởi
phương pháp dạy học căn bản.
Ví dụ trong bài 1 Sơ lược mĩ thuật thời Nguyễn (1802- 1945) mĩ thuật lớp 9. Giáo viên sử
dụng các đồ dùng dạy học như hình ảnh, video, clip về mĩ thuật thời Nguyễnẻ một cách
hơp lí ở các hoạt động dạy học sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong các phần ở nội dung
bài học.
Thứ hai, sử dụng hiệu quả tranh ảnh minh họa nhằm đạt hiệu quả cao trong q
trình dạy học. Từ đó học sinh vừa được quan sát tranh ảnh thực tế, tạp chí sách báo về bài
học, vừa được quan sát quá trình hình thành phát triển nền mĩ thuật Việt Nam thông

phương tiện dạy học hiện đại. Giáo viên cần sưu tập hình ảnh, thơng tin tài liệu của bài dạy
qua sách, báo, truyện từ đó tập hợp thành album, sách theo từng bài hoạc theo giai đoạn để
học sinh được khám phá, tìm hiểu. Chính cách làm này sẽ giúp học sinh hứng thú hơn
trong q trình học. Ngồi ra giáo viên có thể u cầu học sinh tìm hiểu theo nhóm để
hồn thành các bài tập sử dụng tranh ảnh minh họa để giới thiệu về các tác giả và tác phẩm
tiêu biểu. Cụ thể như ở bài 14 mĩ thuật 8 một số tác giả tác phẩm tiêu biểu mĩ thuật Việt
Nam 1954- 1975. Giáo viên đưa ra yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh các tác phẩm tiêu
biểu và tìm hiểu về tác giả tác phẩm của một họa sĩ Như Bùi Xn Phái đóng thành quyển
để học sinh tích cực tập trung tham gia hiệu quả.
Thứ ba, nên kết hợp các phương tiện dạy học hiện đại và sử dụng, khai thác mạng
intenet của nhà trường một cách triệt để trong q trình dạy phân mơn thường thức mĩ
thuật. Ở bất cứ mơn học nào cũng cần có sự kết hợp hài hòa các phương tiện và nguồn
mạng intenet mà nhà trường cung cấp, bởi đây chính là con đường hỗ trợ đắc lực giúp giáo
viên, học sinh lĩnh hội được mọi kiến thức. Nhất là đối với bộ mơn mĩ thuật, nếu ở phân
trang trí học sinh được quan sát tìm hiểu về các họa tiết hoa văn trang trí qua nguồn thơng


58

tin giáo viên cung cấp, ngoài việc giáo viên minh họa trên bảng học sinh còn được thảm
khảo các bài minh họa các bài vẽ khác của các bạn trên cả nước. Cũng như phân môn
thường thức mĩ thuật cũng vậy, để tìm hiểu về một thơng tin về lịch sử mĩ thuật Viêt Nam
thì sự hiện diện của hình ảnh trực tiếp trên mạng intenet giúp học sinh gần như trực tiếp
quan sát được các tác phẩm hội họa, các cơng trình kiến trúc lâu đời của nước nhà. Tuy
nhiên để sử dụng triệt để được các phương tiện này thì người giáo viên phải thành thạo quá
trình sử dụng và tìm chọn các nguồn tài liệu một hiệu quả trước khi lên lớp để tránh tình
trạng mất thời gian nhiều vào việc vừa dạy vừa tìm tài liệu cho học sinh xem.
Thứ tư, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học hiệu quả tường một giờ dạy học
chính là bao hàm của việc sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học. Ở phân môn thường
thức mĩ thuật thì mỗi một nội dung bài học đều đưa ra các phương pháp dạy học khác

nhau. Ví dụ như ở mĩ thuật lớp 8 bài 10 sơ lược về mĩ thuật Việt Nam 1954- 1975. Một
cơng trình kiến trúc, một tác phẩm hội họa là tổng hợp kiến thức của các phân mơn khác
nhau như vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài…ngồi ra nó cịn kết hợp các mơn học khác như văn
học, lịch sử, thơ ca, địa lý vì vậy cần sử dụng các phương pháp dạy học dưới đây một cách
hiệu quả nhằm giúp giáo viên và học sinh luôn hứng thú với mỗi tiết học. Cụ thể: Phương
pháp gợi mở, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình, phương pháp phân tích,
phương pháp tích hợp, phương pháp quan sát, phương pháp hoạt động nhóm và phương
pháp liên hệ thực tiễn. Từ những phương pháp này luôn đảm bảo cho học sinh được phát
huy hết năng lực phẩm chấp của bản thân, vận dụng một cách hiệu quả việc tích hợp liên
mơn với các mơn học khác. Với các phương pháp này giáo viên không gặp nhiều khó khăn
trong q trình quản lí lớp nữa mà chỉ là người tổ chức điều hành cịn học sinh chính là
người vừa tổ chức và thực hiện.
3.3. Biện pháp 3: Đưa ra nhiệm vụ học tập cần thiết và hợp lí
Trong mỗi một bài học dù thực hành hay lí thuyết đều đòi hỏi số lượng bài tập và nhiệm
vụ được giao đến học sinh hợp lí. Với phương pháp dạy học theo xu thế hiện đại đổi mới
trong cách thức dạy học, thủ thuật đa dạng chính là cách phát huy năng lực của học sinh.
Tuy nhiên đòi hỏi giáo viên phải vận dụng hợp lí để kết quả cuối cùng của tiết dạy học
sinh rèn luyện được phương pháp tư duy, năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, tạo
niềm vui hứng thú tạo ra nhu cầu hành động và thái độ tự tin trog học tập của học
sinh.Việc đưa ra nhiệm vụ học tập với phân môn thường thức mĩ thuật càng phải rõ ràng
cụ thể để học sinh nắm bắt được nhiệm vụ của bài học. Vì vậy giáo viên cần thiết kế, tổ


59

chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập với các hình thức đa dạng phong phú, có sức
hấp dẫn với học sinh và đặc trưng của bài học. Việc thiết kế các dạng câu hỏi kết hợp với
cách tổ chức trị chơi hay các bài tập từ đó rèn luyện các kĩ năng hướng dẫn học sinh có
thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Để làm tốt điêu
đó giáo viên cần thương xun đơn đốc kiểm tra thậm chí là đưa ra hình thức phạt với các

học sinh lười học. Để đạt được yếu cầu trên giáo cần đảm bảo được nhưng yếu tố sau:
Thứ nhất, thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú cho học sinh ở nhiều mức độ khác
nhau. sự hứng thú đó sẽ được tăng dần về mức độ để học sinh không để ý đến thời gian và
kết thúc tiết học các em còn cảm thấy luyến tiếc. Đó là vấn đề khơng hề đơn giản bới mỗi
một lớp học có những đặc tính khác nhau vì vậy giáo viên cần nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi
học sinh để đưa ra phương pháp tạo hứng thú.
Thứ hai, thường xuyên thay đổi phương thức kiểm tra đánh giá học sinh để học sinh ln
có cách học tư duy và chủ động trong quá trình tiếp nhận lĩnh hội kiến thứ của bài học.
Ví dụ trong bài Sơ lược mĩ thuật thời Lê của mĩ thuật 8 nếu thay vì giáo viên đưa ra nhiệm
vụ học tập học sinh bằng hình thức trả lời các phiếu học tập hay tổ chức trò chơi vươt
chướng ngại vật để tìm từ khóa cho bài học đó. Giáo viên cũng có thể kết hợp băng đĩa cho
học sinh quan sát ghi nhớ và đưa ra nhiệm vụ học tập cho học sinh bằng cách vẽ sơ đồ tư
duy về quá trình hình thanh và phát triển nền mĩ thuật thời Lê của mĩ thuật Việt nam. Qua
đó học sinh vừa kết hợp hiệu quả các phân môn khác vào bài tập mà giáo viên đưa ra.
4. KẾT LUẬN
Tạo hứng thú và tăng tính tích cực cho học sinh đây là một yêu cầu cân thiết mà
mỗi một giáo viên luôn quan tâm. Do vậy mà cách khởi động hứng thú, cách truyền hứng
thú cho hoc sinh chính là con đường dãn dắt học sinh đến cái đích của kiến thức. Đối với
phân môn thường thức mĩ thuật là một phân mơn mang tính lí thuyết cao việc lựa chọn
cach thức dạy học, đổi mới phương pháp hay đưa ra nhiệm vụ học tập hợp lí sẽ giúp học
sinh hứng thú hơn với môn học nhất là khi học sinh được tìm hiểu về nền phát triển của mi
thuật nước nhà. Vậy câu hỏi luôn đặt ra rằng làm sao để luôn giữ lửa cho hưng thú học tập
của học sinh đó chính là nhờ sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên. Bất cứ một môn học nào
cũng cần sự đam mê do vậy để giúp học sinh hứng thú với phân môn thường thức mĩ thuật
qua các giai đoạn mĩ thuật Việt Nam và Thế giới giáo viên luôn làm tốt các yếu tố nắm
vững nội dung bài dạy, luôn lên kế hoạch và cách thức tổ chức tiết dạy trước, luôn lôi cuốn
các học sinh tham gia mọi hoạt động qua trò chơi, qua các phương pháp hình thức khác


60


nhau cũng như tăng độ tương tác giữa giáo viên với học sinh. Từ đó học sinh vừa người là
người tổ chức vừa là người thực hiện. Qua đó cho thấy mỗi việc giúp học sinh hứng thú
trong học tập có yếu tố quan trọng trong hành trình giảng dạy của giáo viên. Để nâng cao
được chất lượng học của học sinh ở phân môn thường thức mĩ thuật này giáo viên không
chỉ trang bị cho bản thân vốn kiến thức huyên sâu mà còn trang bị còn trang bị cho học
sinh những kĩ năng cần thiết để vừa giải quyết được vấn đề, vừa vận dụng liên hệ thực tiễn
với cuộc sống.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Toản, (1998), Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật ở trung học cở
sở, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Quốc Toản, Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật, NXB Đại
học sư phạm.
3. Nguyễn Thu Tuấn, Giáo trình Phương pháp dạy học mĩ thuật tập 1, NXB Đại học Sư
phạm.
4. Đàm Luyện, Nguyễn Quốc Toản, Bạch Ngọc Diệp, Một số vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học môn mĩ thuật Trung học cơ sở, Viện khoa học giáo dục Việt Nam- Bộ giáo dục
Đào tạo.
5. Đàm Luyện, Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 8 và 9, Bộ giáo dục và Đào tạo.



×