Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

khóa luận _Đưa tin trực tiếp từ hiện trường ở đài truyền hình việt nam (khảo sát các chương trình thời sự trên kênh VTV1 – đài truyền hình việt nam từ tháng 12014 – 42014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.11 KB, 77 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độ
như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một
kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là
phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình đã
trở thành một công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các
lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng.
Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí trong đó có truyền hình.
Nhưng truyền hình với với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học cơng nghệ, nhanh
chóng trở thành phương tiện truyền thơng đại chúng hiện đại, có khả năng
thơng tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác, đưa tính
thời sự trở thành thế mạnh của mình.
Tin là thể loại thể hiện rõ rệt nhất tính thời sự của truyền hình. Các
chương trình tin tức cập nhật ln là một trong những chương trình “đinh” của
một kênh phát thanh truyền hình. Nâng cao tốc độ truyền tin, số lượng, cũng
như chất lượng tin tức luôn là nhiệm vụ quan trọng số 1 của một kênh truyền
hình. Đài THVN cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong các bản tin trực tiếp của Đài THVN trước đây thường có phần
giao lưu giữa người dẫn chương trình tại trường quay và các chuyên gia hay
khách mời ở hiện trường nhưng đa phần đó là ghi hình, thu âm trước và được
phát lại. Phần trực tiếp ở đây chỉ là phần dẫn, đặt câu hỏi của người dẫn
chương trình. Một cách khác là chỉ là thu tiếng trực tiếp qua điện thoại và
dùng 1 hình tĩnh của người nói để chiếu lên màn hình cho khán giả xem. Rất
khó để truyền cả hình ảnh và âm thanh trực tiếp từ hiện trường. Q trình đó
làm giảm tính thời sự cũng như sự hấp dẫn đối với khán giả xem truyền hình.
Vì vậy, một yêu cầu, cũng như là xu hướng được đặt ra đối với Đài THVN là
làm sao các chương trình thời sự hấp dẫn hơn, cập nhật hơn và đưa đến được

1



những hình ảnh chân thực, sinh động nhất đến với khán giả. Đưa tin trực tiếp
từ hiện trường vì thế đã trở thành một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát
triển của Đài THVN.
Các chương trình thời sự ngày nay địi hỏi ngày càng phải mang tính
“thời sự” – tức là tính cập nhật – tốc độ thơng tin đến với người xem chính
xác, kịp thời là một trong những lợi thế cạnh tranh số 1 thu hút khán giả xem
truyền hình. Cùng với sự phát triển của cơng nghệ hiện đại, Đài THVN đã
nhanh chóng cập nhập và cải thiện về cả chất lượng nội dung và kỹ thuật,
Từ 5/2013 , Đài truyền hình Việt Nam đã có nhiều đổi mới, một trong
số đó là cải thiện kỹ thuật đưa tin trực tiếp từ hiện trường nhằm cải thiện
những vấn đề trên. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ hiện nay, Đài THVN đã
đầu tư thiết bị truyền dẫn qua mạng Internet vừa nhỏ gọn, dễ vận hành, sử
dụng và khơng cần êkíp kỹ thuật đi theo, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện
thao tác đưa tin trực tiếp từ hiện trường. Bước đầu đi vào hoạt động, những
thay đổi đó đã đem lại nhiều thành công và hiệu quả thiết thực, thể hiện rõ xu
hướng phát triển của Đài THVN trong thời gian tới.
Xuất phát từ sự quan tâm của bản thân đối với các chương trình thời sự
và với vấn đề đưa tin trực tiếp từ hiện trường, tôi đã mạnh dạn lựa chọn kênh
VTV1, một kênh có thế mạnh là tin tức thời sự để nghiên cứu. Tơi mong
muốn qua khóa luận này có thể bổ sung kiến thức cho bản thân để trả lời cho
vấn đề: “ Đưa tin trực tiếp từ hiện trường có vai trị như thế nào trong một
chương trình thời sự và đối với những vấn đề nóng hổi? Nó khác gì so với
cách làm tin thơng thường?”. Chính vì vậy, tơi đã lựa chọn đề tài: “Đưa tin
trực tiếp từ hiện trường ở Đài truyền hình Việt Nam (Khảo sát các chương
trình thời sự trên kênh VTV1 – Đài Truyền Hình Việt Nam từ tháng 1/2014 –
4/2014)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Thơng qua việc phân tích, khảo sát thực tế từ chính những điều đã thực
hành, sẽ giúp cho những sinh viên báo chí như tơi có điều kiện để so sánh, đối


2


chiếu giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành. Qua đó, rút ra
những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân, những bài học mà khơng
phải chỉ đọc sách và ngồi trên giảng đường có thể nắm bắt được. Thực tế đều
cho thấy sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của thực tiễn khiến lý thuyết
đôi khi không đáp ứng được sự thay đổi của thực tiễn. Chính vì vậy, việc
thường xun kiểm chứng và bổ sung lý thuyết là việc làm cần thiết.
Một điều kiện thuận lợi khác là tôi đã thực tập tại Ban Thời Sự - Đài
THVN, cụ thể là tại phịng Chào buổi sáng. Bản thân tơi đã được trực tiếp
quan sát, học hỏi từ chính những người đang đảm đương nhiệm vụ tổ chức sản
xuất và đưa tin trực tiếp tại hiện trường. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi để
tơi chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về đối tượng nghiên cứu
của mình.
Đối với tơi, việc làm khóa luận tốt nghiệp khơng chỉ là tổng kết lại
những lý thuyết đã được học trong 4 năm học Báo chí mà cịn là cơ hội q
báu để tự bản thân trau dồi kiến thức, những điều cịn thiếu sót cũng như rèn
luyện phương pháp làm việc khoa học, chính xác và hiệu quả.
2. Tình hình nghiên cứu
Báo chí, trong đó có truyền hình là một địa hạt rất rộng, vì thế, nghiên
cứa một vấn đề nào cũng cần phải bao quát lý thuyết và thực tiễn vận dụng.
Nghiên về truyền hình, các phương thức tổ chức sản xuất đã trở nên tương đối
phổ biến trong thời gian gần đây. Tiêu biểu có một số cơng trình nghiên cứu
có liên quan nổi bât là:
- “Sản xuất chương trình truyền hình”, tác giả Trần Bảo Khánh – NXB
Văn hóa – Thơng tin 2003
- “Giáo trình báo chí truyền hình”, tác giả Dương Xuân Sơn – NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội 2009
- “ Một ngày thời sự truyền hình”, tác giả Lê Hồng Quang, Hội nhà

báo Việt Nam, Hà Nội 2004

3


- “ Tổ chức sản xuất chương trình thới sự 19h- Đài THVN”, tác giả
Trịnh Thị Thanh Hoa, khóa luận tốt nghiệp Đại học, Học viện Báo chí Tuyên
truyền, Hà Nội 2008.
- “Nâng cao chất lượng truyền hình trực tiếp tại Đài phát thanh – truyền
hình Hải Phịng”, tác giả Đặng Hải Lộc, khóa luận tốt nghiệp Đại học, Học
viên Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội 2012.
Tuy nhiên, để đi sâu vào một khía cạnh cụ thể là “đưa tin trực tiếp từ
hiện trường” thì tài liệu nghiên cứu, khảo sát kể trên hầu như chưa đề cập tới.
Các tài liệu chỉ dừng lại trình bày, hướng dẫn quy trình để tổ chức xuất chương
trình truyền hình nói chung, Đây vừa là một thuận lợi, cũng là một khó khăn,
thách thức lớn đối với tơi khi thực hiện khóa luận này vì tài liệu khơng nhiều, chủ
yếu dựa vào những lý thuyết về tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình,
phương pháp làm tin truyền hình và kinh nghiệm của bản thân khi thực tập và
được làm việc trong mơi trường Đài Truyền hình Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Khóa luận tập trung làm rõ việc đưa tin trực tiếp từ hiện trường trong
các chương trình thời sự phát sóng trên kênh VTV1 – Đài THVN. Làm rõ
thành công, hạn chế của phương thức này, dự báo xu hướng phát triển và kiến
nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả việc đưa tin trực tiếp từ
hiện trường.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, làm rỗ những vấn đề lý luận về tổ chức sản xuất và phương thức
truyền tải thơng tin truyền hình. Hai là, tiến hành khảo sát, phân tích, thống kê

làm rõ thực trạng phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường qua các thể loại
tin, phóng sự trong chương trình thời sự kênh VTV1; khảo sát phản hồi của
người xem về tin tức được đưa trực tiếp từ hiện trường trong các chương trình

4


thời sự trên VTV1. Thứ ba, đề xuất gợi ý giải pháp nâng cao chất khi đưa tin
trực tiếp tại hiện trường phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thực hiện, hiệu quả đạt được, cùng xu hướng đưa tin trực tiếp
từ hiện trường, cụ thể là trong các chương trình thời sự trên kênh VTV1 – Đài
Truyền Hình Việt Nam.
4.2 Đối tượng khảo sát
- Các chương trình, ở đó có sử dụng phương thức đưa tin trực tiếp từ
hiện trường: Chương trình Chào Buổi Sáng, chương trình Thời sự 12h,
Chương trình Thời sự 19h.
- Các lãnh đạo, phóng viên của Đài
- Những người xem chương trình truyền hình trực tiếp đó.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình tổ chức sản xuất, thực hiện, tỷ lệ những tin bài
được đưa trực tiếp tại hiện trường trong các chương trình thời sự trên kênh
VTV1 liên tục trong vịng 4 tháng liên tục từ tháng 1/2014 đến tháng 4/2014..
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Khóa luận lấy hệ thống quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động báo chí làm cơ sở nghiên cứu. Cùng
với đó, chúng tơi cịn dựa trên hệ thống lý luận báo chí, báo chí truyền hình.
Đây cũng là chỗ dựa vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận này.

5.2 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện với việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học khác nhau như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
quan sát, phương pháp chuyên gia (tiến hành thống kê, lập bảng thống kê,
phân tích số liệu…) và phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn sâu, phỏng vấn
anket…)
Ngoài ra, chúng tơi cịn tiếp cận những bài viết , các tài liệu liên quan
đến vấn đề này từ nhiều nguồn khác nhau như: mạng Internet, các trung tâm
thông tin- thư viện, và một nguồn rất quan trọng là qua tiếp xúc, trao đổi,

5


phỏng vấn trực tiếp những người đang tham gia làm cơng việc tổ chức sản
xuất chương trình thời sự tại Ban thời sự - Đài Truyền Hình Việt Nam
Bên cạnh đó là sử dụng những cách tiếp cận vấn đề khác nhau như bao
gồm: tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử và logic, tiếp cận phân tích và tổng
hợp, tiếp cận cá biệt và so sánh…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
6.1 Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý thuyết, đưa tin trực tiếp từ hiện trường là một phạm trù khá
trừu tượng và lý thuyết báo chí cũng chưa đề cập rõ, sâu sắc về vấn đề này,
chủ yếu được tích lũy qua học hỏi những người đi trước và theo kinh nghiệm
cá nhân. Tại các cơ sở đào tạo Báo chí, Truyền hình, tài liệu tham khảo và học
tập về đưa tin trực tiếp từ hiện trường nói chung cịn hạn chế. Khóa luận này
gần như là lần đầu tiên được hệ thống nhằm làm rõ những lý luận về phương
pháp đưa tin là trực tiếp từ hiện trường. Khóa luận được nghiên cứu thành
cơng sẽ góp phần làm phong phú hơn những tri thức về truyền hình nói chung,
về phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường nói riêng.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Có thể thấy xu hướng truyền hình hiện nay là bên cạnh những tin bài
được thực hiện trước và phát sóng, thì những tin bài được đưa trực tiếp tại
hiện trường là rất cần thiết, đặc biệt là với những đề tài đột xuất, nóng hổi,
mang tính ảnh hưởng cao và công chúng quan tâm sâu sắc. Nghiên cứu, khảo
sát đề tài này mang ý nghĩa về mặt thực tiễn. Qua việc nghiên cứu vấn đề “
đưa tin trực tiếp tại hiện trường trên các chương trình thời sự trên kênh
VTV1”, có thể thấy được những ưu, nhược điểm, từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu về cách thức tổ chức sản xuất, lựa chọn thông tin, khai
thác nguồn tin, yếu tố người dẫn, yếu tố kỹ thuật để xây dựng những chương
trình tốt hơn.
Thực hiện khóa luận này, với bản thân tơi, đó là cơ hội tìm hiểu những
vấn đề liên quan tới phương thức đưa tin trong các chương trình thời sự của

6


kênh VTV1- một kênh truyền hình lớn của Đài truyền hình quốc gia. Là một
sinh viên truyền hình quan tâm tới truyền hình chính luận, những kiến thức tơi
có được trong quá trình làm quá luận chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bản thân
tơi trong q trình tác nghiệp sau này.
7 Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phương thức đưa tin
trực tiếp từ hiện trường ở truyền hình
Chương II: Thực trạng phương thức đưa tin trực tiếp tại hiện trường
trong chương trình thời sự - kênh VTV1 hiện nay.
Chương III: Xu hướng phát triển và một số giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường ở Đài
truyền hình Việt Nam thời gian tới.


7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHƯƠNG THỨC ĐƯA TIN TRỰC TIẾP TỪ HIỆN TRƯỜNG
Ở TRUYỀN HÌNH
1.1 Khái niệm và đặc điểm phương thức đưa tin truyền hình trực
tiếp từ hiện trường
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Tin
Trong tiếng Anh, tin được gọi là “News”, tiếng Nga là “Hoboctи”
người Trung Quốc gọi là “ tân văn”. Những từ trên đều bắt nguồn từ nghĩa
“đen” là mới.
Đã có nhiều ghi chép, nghiên cứu đưa ra khái niệm về Tin. Trong cuốn
Chúng tôi làm tin của tác giả L.A. Vaxilepva do nhà xuất bản Thông tấn xuất
bản năm 2004, tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa về tin như sau:
Nhà nghiên cứu người Mỹ Walter Lipman đã viết rằng “tin – không
phải là sự phản ánh điều kiện xã hội, mà là bản tổng kết về những gì đập vào
mắt”.
“Theo cuốn sách Nhà báo – Bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp của Khoa
Báo chí – Phân viện Báo chí và tun truyền, NXB Lao động năm 1998, có
thể tóm lược một số định nghĩa về tin như sau:
- Là cái mà trước đây người ta chưa biết, là những kiến thức mới hoặc
là tin sốt dẻo.
- Thông báo về một điều gì đó mới mẻ hoặc là về cái xảy ra trước đó
hồn tồn chưa lâu.
- Là con người, sự việc, sự kiện, vấn đề hay là cái gì đó đáng lưu tâm
-


Là sự kiện, hay vấn đề được công bố trên các phương tiện thông tin

đại chúng hoặc là những vấn đề thú vị và quan trọng” [6,37]

8


Theo đại từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa – thơng tin xuất
bản năm 1999, thì tin được định nghĩa là : Điều được truyền đi, báo đi cho ai
biết về sự việc, tình hình xảy ra.; Sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình
thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những q trình xảy ra
trong nó.
Cịn theo từ điển Macquarie của Australia, tin tức là “những thơng tin
mà trước đó khơng biết”. Theo các học giả phương Tây, cụ thể là Klaus
Schoenbach cho rằng, tin là cái gì vừa mới xảy ra. Cịn Jack Fuller thì nói một
cách châm biếm rằng “chó cắn người khơng phải là tin, cịn người cắn cho
mới là tin”. Đó là những điều lạ trong cuộc sống.[6,38]
“Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, khi nói đến tin là nói đến sự kiện, Sự kiện
là đối tượng nhận thức, phản ánh của thể loại tin. Đồng thời là nội dung của
tin. Hay nói một cách ngắn gọn : tin là thơng điệp nhanh nhất về một sự kiện
mới có ý nghĩa thời sự. Tin là điểm chót của sự kiện”[6,39]
Tin phải là những sự kiện mới mẻ hoặc những biến đổi có ý nghĩa của
một q trình nào đó ảnh hưởng trực tiếp tới người nghe. Tin có thể đề cập
những sự kiện ngẫu nhiên như hậu quả của một trận động đất, ngập lụt gây
thiệt hại về người và của, một phát hiện mới về gen, thực hiện thành công ca
ghép thận tại một bệnh viện hoặc phát hiện lá cây na có thể chữa bệnh sốt
rét…
Như vậy,có rất nhiều quan niệm khác nhau về Tin, tuy nhiên khái quát
thấy rằng Tin được hiểu theo hai nghĩa:

- Nghĩa thứ nhất: là thông điệp về các sự kiện, vấn đề, con người trong
xã hội, được phản ánh trong các tác phẩm báo chí nói riêng và cấu trúc thơng
tin nói chung.
- Nghĩa thứ hai: dùng để chỉ một thể loại báo chí độc lập. Tin là thể loại
thơng dụng nhất trong báo chí. Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý

9


nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ
hiểu.
Khái niệm tin mà chúng ta xem xét trong phạm vi khóa luận này được
hiểu theo nghĩa thứ nhất, là nghĩa rộng hơn, khái quát hơn. Tin ở đây là tin
tức. Tin tức có thể có được trong nhiều thể loại khác nhau, chẳng hạn như: tin,
phóng sự, phỏng vấn, tọa đàm…
1.1.1.2 Đưa tin
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” (nhà xuất bản Phương Đông, 2010) có
đưa ra định nghĩa về từ “đưa” như sau:
“1. Trao trực tiếp cho người khác; 2. Làm cho đến được người khác, cho
người khác nhận được (thường nói về cái trừu tượng); 3. Dẫn dắt, hướng dẫn,
điều khiển, làm cho đi tới một nơi, đạt tới một đích nhất định; 4. Giơ ra để làm
một việc gì; 5.Sử dụng làm cơng cụ để đạt mục đích trong một việc làm nào
đó; 6.Trình bày cho mọi người biết nhằm mục đích nhất định; 7. Cùng đi với
ai một đoạn đường trước lúc chia tay để biểu thị sự lưu luyến; 8. Chuyển động
hoặc lam cho chuyển động qua lại, lui tới một cách nhẹ nhàng.” [7, 82]
“Đưa” ở đây được hiểu theo nghĩa thứ 2 là làm cho đến được người
khác, cho người khác nhận được. Đưa tin là truyền tải thông tin bằng cách này
hay cách khác để đến với một đối tượng nhất định nào đó.
1.1.1.3 Trực tiếp
“Trực tiếp” là một tính từ được giải nghĩa trong cuốn “Từ điển Tiếng

Việt” của nhà xuất bản Đông Phương (2010) như sau:“ Trực tiếp là có quan hệ
thẳng với đối tượng tiếp xúc, khơng qua khâu trung gian. Ví dụ: nói chuyện
trực tiếp với nhau. Cơng nhân trực tiếp sản xuất” [7, 265]
1.1.1.4 Đưa tin trực tiếp
Cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thơng” (Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2007) có đưa ra định nghĩa về truyền phát trực tiếp như sau:
“Tiếng anh: live transmission/ direct transmission

10


Là các hoạt động hay sản phẩm phát sóng truyền hình, phát thanh đặc
biệt, dựa trên khả năng kỹ thuật của các phương tiện truyền thông điện tử để
thu và phát cùng một lúc đi xa các sự kiện thời sự bằng hình ảnh, âm thanh
nhằm hướng tới một lượng khán giả đơng đảo đang có nhu cầu theo dõi tồn
bộ diễn biến của sự kiện song song với phóng viên nơi thu phát” [8, 223]
Theo như định nghĩa này thì đưa tin trực tiếp có thể coi là một dạng
truyền phát trực tiếp. Định nghĩa này là quá rộng so với mục đích của chúng
ta. Tuy nhiên, ưu điểm của nó là đã nêu lên được những tính chất quan trọng
mà đưa tin trực tiếp phải có để phân biệt với các dạng khác đưa tin khác như
đưa tin có hậu kỳ. Đó là: dựa trên khả năng kỹ thuật của các phương tiện
truyền thông điện tử để thu và phát cùng một lúc đi xa; hướng tới một lượng
khán giả đông đảo; theo dõi diễn biến, những thay đổi mới nhất của sự kiện,
vấn đề song song với phóng viên ở nơi thu phát.
Truyền hình nước ngồi chỉ sử dụng một khái niệm live để chỉ phương
thức đưa tin trực tiếp. Theo đó, có hai khái niệm cùng liên quan tới live là live
broadcast và live television.
- Live broadcast (truyền phát trực tiếp) thường dung để chỉ các loại hình
phát sóng mà khơng có sự chậm trễ đáng kể
- Live television: truyền hình trực tiếp liên quan tới một dạng chương

trình truyền hình phát sóng trong thời gian thực, ngay khi sự kiện xảy ra, ở
thời điểm hiện tại. Từ những ngày đầu tiên của lịch sử của truyền hình cho tới
năm 1958, truyền hình trực tiếp đã được sử dụng nhiều. Các mạng lưới truyền
hình cung cấp các chương trình trực tiếp chủ yếu cho các chương trình buổi
sáng như: Today, Good Morning America & CBS This Morning ở Mỹ và
Daybreak, BBC Breakfast, This Morning ở Anh.
Ở Mỹ, hầu hết các bản tin truyền hình địa phương được phát sóng trực
tiếp. Khi đầu ghi băng (VTR) trở nên phổ biến hơn, rất nhiều chương trình

11


giải trí được ghi băng và biên tập trước khi phát sóng tahy vì được phát trực
tiếp. Các sự kiện giải trí như truyền hình thể thao và trao giải Academy Award
vẫn được tiếp tục phát trực tiếp.
Đưa tin trực tiếp là một dạng truyền phát trực tiếp. Đó là khi mà tin tức
đến với công chúng là kết quả của quá trình sản xuất đang diễn ra song song
với q trình phát sóng. Đưa tin trực tiếp có thể có nhiều cách thức: là người
dẫn chương trình đọc trước máy ghi hình như trong các bản tin thời sự của
VTV1, là phóng viên có mặt trực tiếp tại hiện trường để đưa tin ngay tại thời
điểm phát sóng, là nhân chứng, khách mời…tham gia tọa đảm, phỏng vấn
ngay tại trường quay phát trực tiếp… Tất cả những hoạt động này đều là đưa
tin trực tiếp.
1.1.1.5 Hiện trường
Hiện trường là nơi diễn ra sự việc, sự kiện hay hoạt động thực tế nào đó.
Trong báo chí truyền hình, thì hiện trường là nơi xảy ra sự kiện, vấn đề đang
được phản ánh.
Làm tác phẩm truyền hình u cầu phóng viên truyền hình phải đến
hiện trường tin, khơng đến hiện trường khơng thể ghi hình được sự kiện, vấn
đề đang diễn ra, đây chính là điểm khác nhau đối với phóng viên báo viết,

đương nhiên phóng viên báo viết cũng cần phải đến khảo sát, sưu tầm tại hiện
trường. Nhưng trong tình huống đặc biệt, phóng viên báo viết có thể thơng
qua điện thoại để lấy tin, nhưng phóng viên truyền hình nếu khơng đi đến
được hiện trường thì khơng thể làm được như vậy.
Hiện trường là một yếu tố vô cùng quan trọng để sản xuất tin truyền
hình. Phóng viên truyền hình phải đến hiện trường để quay lấy hình ảnh, trao
đổi với các nhân vật của tin. Khán giả chỉ có thể tin tưởng và thích thú khi
được xem những hình ảnh hiện trường đúng với sự kiện, vấn đề đang diễn ra.
Ví dụ đang đưa tin về một đám cháy, nhưng hình ảnh lại là của một đám cháy

12


khác (trước đó) thì coi như hình ảnh là vơ dụng, khơng đem lại giá trị thơng
tin cho tin đó.
1.1.1.6 Đưa tin trực tiếp từ hiện trường
Đưa tin trực tiếp từ hiện trường là phóng viên tiến hành tác nghiệp để
thực hiện tác phẩm đó ngay tại hiện trường cùng thời điểm phát sóng. Cách
thể hiện này rất hạn chế ở Việt Nam, mới chỉ xuất hiện ở một số tin bài thiên
tai, thảm họa như lũ lụt,…; và còn một hình thức khác là các tin ảnh kèm việc
phóng viên thể hiện lời lình trực tiếp qua điện thoại.
1.1.2 Đặc điểm phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường
So với phương thức đưa tin có hậu lỳ, phương thức đưa tin trực tiếp từ
hiện trường có 2 đặc điểm nổi bật sau:
1.1.2.1 Quy trình sản xuất đơn giản
Trước đây, để thực hiện một tác phẩm truyền hình, các phóng viên thường
thực hiện theo phương thức truyền thống là đưa tin có hậu kỳ. Phương thức đưa
tin có hậu kỳ là hình thức mà tin tức được thu thập về cần phải qua các bước xử
lý như biên tập hình, viết lời bình, dựng tin…thì mới có thể phát sóng. Đây cũng
là phương thức làm tin truyền thống của truyền hình Việt Nam.

Khác với phương thức này, đưa tin trực tiếp từ hiện trường có một quy
trình sản xuất được tối giản hơn, những thao tác hậu kỳ như viết lời bình,
dựng hình… khơng cịn nữa. Thay vào đó, sau khi có được đề tài, lên kịch bản
sự kiến, phóng viên sẽ cùng ekip của minh tới hiện trường và thực hiện ghi
hình, thơng qua thiết bị kỹ thuật, những hình ảnh đó sẽ được truyền dẫn về
máy chủ và phát trực tiếp. Đây là đặc điểm nổi bật của phương thức đưa tin
trực tiếp từ hiện trường. Đặc điểm này cho thấy sự tiến bộ hơn trong quy trình
sản xuất tác phẩm truyền hình.

13


Đưa tin trực
tiếp từ hiện
trường

Chọn đề tài;
tiếp nhận sự
kiện, vấn đề
đột xuất

Thu thập thông
tin; viết kịch
bản sự kiến

Duyệt đề tài,
kịch bản

Ghi hình tại
hiện trường,

phát sóng trực
tiếp

Sơ đồ 1: Quy trình đưa tin trực tiếp từ hiện trường
1.1.2.2 Ln có sự xuất hiện của phóng viên hiện trường
Khác với những tác phẩm truyền hình được thực hiện có hậu kỳ, sự xuất
hiện của phóng viên hiện trường có thể có hoặc khơng, thì với phương thức
đưa tin trực tiếp từ hiện trường, ln bắt buộc phải có sự xuất hiện của phóng
viên hiện trường. Họ là người trực tiếp phản ánh vấn đề và là cầu nối để dẫn
dắt, đưa thông tin đến với khán giả. Sự xuất hiện của phóng viên trực tiếp từ
hiện trường có thể linh động ở đầu, cuối hay xuyên suốt tác phẩm đều được.
Đặc điểm này tạo nên tính chân thực, khách quan cho phương thức trực tiếp từ
hiện trường, đồng thời cũng tạo sự hấp dẫn cho tin bài.
1.2 Sức hấp dẫn của phương thức đưa tin trực tiếp tại hiện trường
Xét trong các phương thức đưa tin truyền hình, thì đưa tin trực tiếp từ
hiện trường có được sức hấp dẫn và thu hút khán giả cao, mang nguyên vẹn
giá trị thông tin của nó đến với cơng chúng. Đưa tin trực tiếp từ hiện trường
hấp hẫn bởi những thế mạnh của nó. Cụ thể là:
Làm tăng tính thời sự cho tin bài: Tính thời sự của báo chí được thể
hiện trên các góc độ về thời gian, nội dung vấn đề và các yếu tố con người, Về
yếu tố thời gian, báo chí có nhiệm vụ đảm bảo việc thơng báo, phản ánh, phân

14


tích, bình luận sự kiện, vấn đề trong nước và quốc tế một cách nhanh chóng,
kịp thời và đúng mức nhất. Tính thời sự, trong báo chí hiện đại, giống như một
lá cờ hiệu đánh dấu sự phát triển của các phương tiện truyền thơng. Chỉ những
sự kiện nóng hổi, những vấn đề bức xúc, cấp thiết liên quan đến quyền lời,
tâm lý, nguyện vọng của con người, cộng đồng và tồn xã hội mới hấp dẫn

khán giả. Truyền hình là oại hình báo chí mang tính thời sự cao, trong đó tin
tức là minh chứng rõ ràng nhất. Tuy nhiên, với phương thức đưa tin trực tiếp
từ hiện trường thì tính thời sự được bộc lộ rõ nét nhất. Bởi trước hết, ngay
những vấn đề được lựa chọn để phán ảnh bằng phương thức này, về bản chất,
đó đã là những vấn đề bức xúc nhất, được nhiều người quan tâm, theo dõi
nhất. Mặt khác, tính thời sự được thể hiện trong yếu tố thời điểm. Khi sự việc,
vấn đề được phản ánh, được truyền tải đến công chúng, thì khơng gian diễn ra
và thời điểm xảy ra là song song hoặc rất gần.
Tăng tính khách quan của thơng tin: Về lý thuyết, uy tín và hiệu quả
của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thơng tin mà
nó đem đến cho cơng chúng. Một tờ báo đưa tin sai, dù sau đó đính chính, vẫn
sẽ tự hạ thấp vị trí của mình trong lịng độc giả. Một nhà báo viết sai sự thật,
chẳng những vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn gây tổn hại rất nhiều cho
xã hội, sẽ bị xã hội tẩy chay, lên án. Khách quan, chân thật là nguyên tắc hàng
đầu của báo chí.
Ngay từ khi ra đời, tính chân thực, khách quan đã được coi là một thế
mạnh của truyền hình. Người ta có thể nghi ngờ khi được nghe nói “tơi đã
được đọc trên báo” sẽ trở nên tin tưởng hơn khi được xá nhận “tôi đang ở đây;
tôi đang chứng kiến, đây là, kia là…”
Trong xã hội hiện nay, nhu cầu về thông tin của con người là vô cùng đa
dạng. Con người hiện đại không chỉ quan tâm đến nơi mình đang sống mà cịn
quan tâm đến những nơi ngồi lãnh thổ của mình, ở đầu kia đất nước, hay bên

15


kia thế giới…Thêm vào đó, họ càng ngày càng có nhiều u cầu về hình thức
thơng tin, cũng như về tính chính xác của những thơng tin đó. Độc giả, vì thế,
có thể chứng kiến hầu hết diễn biến của sự việc dù khơng trực tiếp có mặt.
Trong điều kiện phương tiện kỹ thuật hiện đại như ngày nay, việc cấy

hình khi phóng viên dẫn tại studio thay vì dẫn tại hiện trường là hồn tồn có
thế. Tuy nhiên, nếu một nhà đài nào đó chấp nhận kiểu dẫn này thì độc giả lại
khơng thể chấp nhận được. Ở đây, tính chất trực tiếp đóng vai trị hết sức quan
trọng để níu giữ khán giả xem truyền hình. Đưa tin trực tiếp từ hiện trường là
phương thức để người phóng viên miêu tả thực tế khách quan và bày tỏ thái
độ chính trị trước q trình phát triển của xã hội.
Khả năng tương tác cao: Đưa tin trực tiếp từ hiện trường có thể phát
huy đầy đủ ưu thế hình tiếng - ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của tin tức truyền
hình. Ngơn ngữ là cơng cụ trọng yếu của sự truyền bá thông tin của nhân loại,
nhưng không hề là công cụ duy nhất trong truyền bá dân gian. Người đưa
thơng tin có thể dùng ánh mắt, biểu cảm, động tác…, đó là sử dụng phi ngơn
ngữ. Đây là tầng thơng tin thứ hai, nó giúp cho người tiếp nhận thông tin hiểu
được thái độ, cảm xúc… của người đưa tin. Trong đưa tin hiện trường , phóng
viên trên màn hình khơng những hướng về khán giả, truyền thơng tin qua
ngơn ngữ nói, mà cịn thơng qua biểu hiện tình cảm trên nét mặt, động tác…
mà giao lưu, cung cấp thơng tin một cách trực tiếp, sinh động. Tình cảm động
thái khi được biểu thị như vậy, tuy bản thân thơng tin chưa thật đầy đủ nhưng
nó cũng bao hàm một giá trị trực tiếp nhất định.
Thông tin sinh động và có sức thuyết phục cao: Do có tính thời sự cao,
thời gian tiếp nhận thông tin cùng với lúc sự kiện đang diễn ra nên người xem
sẽ có cảm giác được “sống” cùng sự kiện. Mặt khác, sự xuất hiện của phóng
viên tại hiện trường cũng tạo hứng thú hơn cho người xem. Điều này hấp dẫn
hơn hẳn so với việc đưa tin của các loại hình báo chí khác. Khi tiếp cận với sự

16


kiện thì đối với truyền hình, đặc biệt là tác phẩm thực hiện trực tiếp, sự xuất
hiện của phóng viên có mặt ở hiện trường để thơng tin về sự kiện, hình ảnh
ngay lúc đó đã thể hiện và cung cấp chi tiết thông tin về sự kiện cho người

xem (thông tin về thời gian, địa điểm, diễn biến…của sự kiện). Phóng viên
hiện trường lúc này khơng mất nhiều thời gian để mô tả, cung cấp thông tin về
bối cảnh, về cảm xúc cá nhân của mình như ở các loại hình khác (báo phát
thanh, báo mạng, báo viết…). Những tin bài được đưa trực tiếp từ hiện trường
không chỉ mang thơng tin đến cho người xem mà cịn tạo dựng được mối quan
hệ mật thiết với họ, từ đó, nó có khả năng gỡ bỏ hàng rào ngăn cách về không
gian và thời gian, giúp người xem sống cùng sự kiện, kích thích tâm lý tiếp
nhận thơng tin như những người trong cuộc của người xem. Phương thức này
cũng tạo nên những yếu tố bất ngờ cho khán gải và những người thực hiện
mặc dù mọi chi tiết đã được hoạch định khá kỹ càng. Và chính điều này làm
cho truyền hình nói chung, các tác phẩm được truyền hình trực tiếp từ hiện
trường nói riêng trở nên chân thực, hấp dẫn hơn hẳn so với những loại hình
báo chí cịn lại.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố làm nên sự hấp dẫn đó, phương thức
đưa tin trực tiếp từ hiện trường cịn có những hạn chế:
- Thơng tin được thực hiện theo phương thức truyền hình trực tiếp dễ bị
sai lệch phiến diện vì phóng viên thiếu thời gian kiểm chứng. Trên thực tế, có
thể có tình huống phát sinh tại hiện trường, nếu phóng viên khơng đủ bản lĩnh
chính trị và trình độ nghiệp vụ để xử lý thì rất dễ đưa tin một cách thiếu thận
trọng, ảnh hưởng đến tính khách quan chân thực cũng như tính định hướng
của thơng tin.
- u cầu cao về năng lực đối với phóng viên thực hiện: Bởi khơng phải
phóng viên nào cũng có thể làm tin bài đưa trực tiếp từ hiện trường được. Từ
đó, đặt ra yêu cầu, địi hỏi về kỹ năng của một phóng viên đưa tin trực tiếp từ
hiện trường.

17


- Hệ thống thiết bị, máy móc ln ln phải đảm bảo và được bổ sung,

thay thế, cập nhật liên tục để ngày càng cải thiện.
- Do làm trực tiếp nên mọi hoạt động, đặc biệt là khâu chuẩn bị cần
được chính xác, cẩn thận, tập trung cao độ, đề cao quy trình làm việc tập thể.
Chỉ một sơ xuất nhỏ của một cá nhân cũng có thể làm hỏng cả chương trình.
1.3 Những yếu tố quyết định sự thành công của phương thức đưa
tin trực tiếp từ hiện trường
1.3.1 Người dẫn
Dẫn trực tiếp từ hiện trường là một hình thức thể hiện sự năng động,
linh hoạt của truyền hình hiện đại. Sự xuất hiện của phóng viên truyền hình tại
địa điểm diễn ra sự kiện làm tăng sự tin cậy của cơng chúng. Sự hiện diện của
phóng viên tại hiện trường các vụ hỏa hoạn, lũ lụt, tai nạn giao thơng hoặc tại
vùng đang có chiến sự góp phần làm tăng tính chân thực của tin bài.
Với sự bổ trợ của ngơn ngữ cơ thế, thơng điệp mà phóng viên đưa tin
trực tiếp từ hiện trường gửi tới người xem như mang một sức mạnh truyền tải
mạnh mẽ hơn. Trong cuốn sách “Thông điệp im lặng”, Albert Mehrabian đã
chỉ ra rằng: người xem thu được thông tin từ những người xuất hiện trên màn
hình 55% từ ngơn ngữ cử chỉ, 38% là từ giọng nói và thái độ, 7% là từ lời nói.
Tác giả cũng đưa ra kết luận : “Hành vi khơng dùng lời nói của một người
thường mang nhiều ý nghĩa hơn lời nói của anh ta trong việc truyền đạt cảm
giác hay thái độ đến những người khác”
Trong một chương trinh truyền hình trực tiếp nói chung, trong một tác
phẩm có sự xuất hiện của phóng viên hiện trường nói riêng, phóng viên lúc
này là người duy nhất đại diện cho tồn bộ êkíp xuất hiện trước màn hình để
trình bày, phân tích, chuyển tải thơng tin. Cung cấp thơng tin gì, nói như thế
nào, nói dài hay ngắn, thông tin dễ hiểu hay không…điều này phụ thuộc hồn
tồn vào phóng viên hiện trường.

18



Với các đài truyền hình nước ngồi, việc xuất hiện của phóng viên dẫn
trực tiếp tại hiện trường gần như là bắt buộc, là yêu cầu đối với mọi phóng
viên khi đi làm tin bài. Điều đó để khẳng định với khán giả rằng: tin bài đó là
do phóng viên của Đài chúng tôi thực hiện và đem đến cho các bạn. Và rằng,
“ở đâu có sự kiện thì ở đó có phóng viên của chúng tơi nhanh hơn các cơ quan
báo chí khác”. Bằng việc dẫn hiện trường, người phóng viên sẽ góp phần làm
tăng thêm giá trị, cũng như năng lực cạnh tranh về thông tin của đài. Nếu
thường xuyên xem các bản tin của đài BBC, hoặc CNN, mỗi người đều có thể
dễ nhận thấy các phóng viên của họ thường kết thúc lời dẫn bằng việc nếu tên
mình và tên đài truyền hình mà mình làm việc.
Ở Việt Nam, việc xuất hiện của phóng viên dẫn hiện trường chưa trở
thành yêu cầu bắt buộc, chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, đặc biệt là đối
với những sự kiện như lũ lụt, các hoạt động của phóng viên ở nước ngồi…
Tuy nhiên, với phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường, thì việc xuất hiện
của người dẫn là bắt buộc. Họ là người kết nối, truyền thơng tin tải cụ thể mà
hình ảnh, âm thanh chưa thể truyền tải hết đến với công chúng. Để có thể xử
lý tình huống và dẫn tốt thì người phóng viên hiện trường cần ln học hỏi,
nâng cao trình độ, đặc biệt là chuẩn bị kỹ về nội dung và tâm lý trước khi xuất
hiện trước ống kính máy quay.
1.3.2 Kỹ thuật
Kỹ thuật: đó là phương tiện, máy móc, thiết bị để thực hiện chương
trình. Yếu tố kỹ thuật đóng vai trị vơ cùng quan trọng, quyết định sự thành
cơng của chương trình truyền hình, yếu tố kỹ thuật đem lại chất lương xét trên
phương diện hình ảnh, đồng thời đảm bảo sự liên tục, thông suốt của thông tin
trong thời điểm đưa tin đó. Rõ ràng, nhìn vào sự thay đổi, ngày càng phát triển
của công nghệ hiện đại khi áp dụng vào đưa tin trực tiếp từ hiện trường, ta có
thể thấy rõ mức độ quan trọng của kỹ thuật. So với phương thức truyền thống,

19



so với cách sử dụng xe màu lưu động để đưa tin, thì hiện nay, việc áp dụng
cơng nghệ hiện đại, truyền dẫn video qua sóng 3G đã đem đến hiệu quả hơn
hẳn: Tình trạng chậm hình, lệch tiếng, hoặc mất sóng đã giảm đáng kể. Chất
lượng hình ảnh cũng rõ nét và đảm bảo hơn nhiều. Kỹ thuật phát triển góp
phần đem đến những hình ảnh khách quan, chứa đựng sự sinh động của cuộc
sống thực, không bị dàn dựng. Chính hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là yếu tố
đem lại chất lượng thông tin cao cho truyền hình.
Yếu tố kỹ thuật trước hết phụ thuộc vào chất lượng của thiết bị máy
móc (máy quay, mic, đèn, bộ truyền dẫn, đường truyền 3G,…) Nhưng mặt
khác, chất lượng, hiệu quả của kỹ thuật, công nghệ lại phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện khách quan, quay phim và kỹ thuật viên. Phải là người có kỹ năng
chun ngành thơng thạo và xử lý tình huống nhanh nhạy mới có thể thực hiện
được phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường với chất lượng tốt nhất..
1.3.3 Quay phim
Người quay phim giống như thợ kim hoàn, tỉ mẩn, gọt rũa, chắt chiu
hồn thiện từng khn hình đẹp. Người quay phim trực tiếp từ hiện trường
còn phải làm nhiều hơn thế, phải tự mình, từ đầu đến cuối gia cơng những
khn hình ấy từ lúc lên ý tưởng đến khi có được những thước phim đẹp như
mong muốn và khó hơn là họ khơng có cơ hội sửa, bởi những hình ảnh đó sẽ
được phát song song để đên với cơng chúng. Do vậy, người quay phim không
những giỏi chuyên môn, nắm bắt được nội dung, chủ để mà còn phải là người
rất nhanh nhạy để bắt được những tình huống, chi tiết giàu thơng tin và có thể
xử lý tốt những trường hợp bất ngờ trong quá trình ghi hình.
Quay phim trực tiếp tại hiện trường không cho phép tiến hành tổ chức
bố trí sắp đặt. Đề cương của người quay phim cần phải linh hoạt xử lý trong
quá trinh vận động của sự kiện, khơng phải vì coi trọng phối cảnh, cân đối
trước sau của đề cương mà tiến hành làm trước đối với chủ thể của tin tức.

20



Năng lực, kỹ năng của quay phim trong phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện
tường đòi hỏi rất cao là biểu hiện ở sự lựa chọn hiện trường tin và bấm máy
lấy được hình ảnh tin có giá trị theo chủ đề đột xuất của tin.
Trước và trong quá trình ghi hình, người quay phim phải ln bao qt,
lưu tâm đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng cơng việc của bản
thân. Đó là âm thanh và ánh sáng.
Người quay phim phải đảm bảo được âm thanh hiện trường và âm thanh
của phóng viên sao cho phù hợp và rõ nét. Bời vì âm thanh là một yếu tố quan
trọng để truyền tải thông tin tới người xem. Tin truyền hình ngày nay vận
dụng tối đa âm thanh tại chỗ, hồn tồn đột phá, khơng theo tin truyền hình
truyền thống. Phóng viên khi đi làm tin hiện trường và trao đổi nói chuyện với
đương sự hoặc người có liên quan hồn tồn có thể nêu được đầy đủ sự kiện
của tin, biểu đạt nội tâm của mọi người, lượng thơng tin càng nhiều. Trong
q trình đưa tin trực tiếp từ hiện trường, âm thanh bao gồm cả tiếng động
hiện trường, tiếng của phóng viên, tiếng nhân vật… đều đóng vai trị vơ cùng
quan trọng, bởi nó mang lại nguồn thông tin giá trị và chân thực nhất. Do
khơng có giai đoạn hậu kỳ, khơng thể xử lý những lỗi âm thanh nên trong quá
trình thực hiện, việc thể hiện âm thanh như thế nào cũng đáng để phóng viên
và quay phim cùng bàn bạc. Khi tiếng và hình kết hợp ăn khớp, hợp lý trong
thời gian có hạn trên màn hình thì sẽ biểu hiện được nhiều nội dung, lượng
thơng tin của tin càng lớn. Đó là điều khán giả mong muốn nhất.
Lợi thế của phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường chính là những
âm thanh tự nhiên, tiếng động hiện trường. Nó khiên ta phải quay lại nhìn vơ
tuyến khi đang đọc sách hay nói chuyện, nó kéo ta trở lại khi ta đang lơ đãng,
nó giúp giúp cho tin bài có kết cấu và cảm xúc. Chỉ cần bỏ đi những âm thanh
này là tin bài sẽ trở nên thiếu sức hút.

21



Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng. Ánh sáng khơng đồng nhất
cũng có thể gây khó chịu cho người xem. Đặc biệt là đối với phương thức đưa
tin trực tiếp, khi khơng có khâu hậu kỳ để xử lý những lúc chênh lệch ánh
sáng, khơng đủ sáng, thì càng cần cẩn trọng hơn trong khâu setup để đảm bảo
được về ánh sáng. Nếu quay trong nhà, nên có những thiết bị hỗ trợ ánh sáng
như các loại đèn. Nếu quay ngồi trời, cần cố gắng thu hình ở cùng giờ giấc
trong ngày với những ánh sáng chiếu cùng một hướng ở mỗi cú quay. Tất
nhiên, chúng ta không thể điều khiển được thời tiết, nên việc tính tốn, chuẩn
bị trước rất quan trọng
1.3.4 Biên tập viên ở trường quay
Biên tập viên tại trường quay là một yếu tố quan trọng có nhiệm vụ gắn
kết những tin bài đưa trực tiếp tại hiện trường với nội dung của toàn bộ bản
tin. Trong những trường hợp hi hữu, thì biên tập viên ở trường quay con là
nhân tố để “chữa cháy”, hoặc xử lý những tình huống xấu khác. Do vậy, biên
tập viên trường quay phải là người chủ động, khơng thể chỉ chăm chú vào kịch
bản chương trình hay những lời thoại đã chuẩn bị sẵn. Biên tập viên trường
quay ngồi những u cầu về hình thức, giọng đọc tốt, khả năng lên hình mà
cịn phải là người có khả năng biên tập và tổ chức sản xuất để ứng biến với
các trường hợp đột xuất, đặc biệt là những tình huống bất ngờ trong khi lên
sóng trực tiếp.
Truyền hình mang tính tập thể rất cao, để có một sản phẩm phát sóng
cần cả êkíp thực hiện. Vậy nên, ngoài những yếu tố kỹ thuật và những thành
viên liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện chương trình trực tiếp kể trên,
để có được một sản phẩm truyền hình tốt cịn có sự đóng góp của rất nhiều
thành viên khác nữa.

22



1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng của phương thức đưa tin trực tiếp
từ hiện trường
1.4.1 Về thông tin:
Thông tin từ tác phẩm được đưa trực tiếp từ hiện trường phải đáp ứng
đầy đủ nhưng tiêu chí sau:
- Thứ nhất, sự kiện phải mới: Những thông tin được đưa ra khơng thể là
tràn lan mà phải tập trung, có chọn lọc cho dù thời điểm ghi hình – phát sóng
rất gấp gáp.Thông tin được đưa trực tiếp từ hiện trường phải là những gì vừa
mới xảy ra, những con số mới, diễn mới mới, chứ khơng phải những gì đã
được nhắc từ tin trước. Bởi mọi người khao khát thông tin mới, họ không
quan tâm đến các sự kiện cũ, chỉ muốn biết thông tin cập nhật trong ngày.
- Thứ hai, lựa chọn đúng nhân vật cho câu chuyện: Những sự kiện liên
quan đến cá nhân hoặc tổ chức nổi tiếng thường thu hút người xem hơn. Vì
vậy, việc lựa chọn đúng nhân vật để phỏng vấn có ý nghĩa quyết định khi sử
dụng phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường. Ví dụ: muốn có thơng tin
về các vấn đề kinh tế thì phóng viên và êkíp phải gặp Bộ trưởng tài chính sẽ
đáng tin cậy hơn so với Bộ trưởng giáo dục. Những nhân vật được phỏng vấn
trực tiếp phải là những người nói đúng chun mơn, vì họ có khả năng đem
đến nguồn tin tức đáng tin cậy.
- Thứ ba, thông tin gần gũi: Mọi người luôn quan tâm đến các sự kiện
xảy ra gần họ. Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề nào để thực hiện tác phẩm truyền
hình nói chung và đặc biệt là tác phẩm trực tiếp là vơ cùng quan trọng. Đó
phải là những sự kiện được nhiều người quan tâm, đang nằm trong dòng thời
sự chủ lưu. Vậy nên vấn đề được phản tốt nhất nên là những vấn đề thiết thực
với người dân, thơng tin quốc tế quốc tế thì phải là những gì nổi trội mà cả thế
giới đang quan tâm.
- Thứ tư, chọn được những chi tiết mới, lạ để đưa vào tác phẩm trong
quá trình thể hiện: Bất kỳ sự khác biệt, mới mẻ, đột ngột, kinh hoàng…đều


23


thu hút được sự quan tâm của người xem. Những tin tức này ln gợi sự tị
mị, ấn tượng, hấp đối với khản giả.
Tóm lại, thơng tin được đưa ra phải rõ ràng, cần thiết, nhanh chóng, kịp
thời, chính xác, dễ hiểu và khách quan.
1.4.2 Về kỹ thuật:
Do đặc thù về phương thức truyền tải, chương trình được làm trực tiếp,
vì vậy yếu tố kỹ thuật là một trong những thành tố quyết định chất lượng, hiệu
quả của thông tin. Chất lượng kỹ thuật ở đây phải đảm bảo đó là: kỹ thuật
đường truyền, kỹ thuật về hình ảnh và âm thanh.
- Kỹ thuật đường truyền phải đảm bảo chương trình đang thực hiện trực
tiếp khơng bị ngắt vơ lý, khơng bị chậm tiếng q nhiều giữa phóng viên hiện
trường với phần kết nối trị chuyện với phóng viên tại trường quay.
- Kỹ thuật đường truyền đã đảm bảo thông suốt giữa hình, tiếng ở
trường quay và hiện trường, nhưng hình ảnh và âm thanh mà người phóng
viên quay phim ở hiện trường không đảm bảo (về giá trị thông tin, giá trị thẩm
mỹ, khn hình, bố cục, màu sắc, ánh sáng…) thì chất lượng sản phẩm trực
tiếp đó cũng không đạt yêu cầu.
1.4.3 Về người dẫn:
Đưa tin trực tiếp từ hiện trường là một phương thức yêu cầu rất cao về
kỹ năng của người dẫn. Người dẫn trực tiếp từ hiện trường phải đứng trước
những thách thức cao độ về tâm lý và khả năng ứng biến đối với rất nhiều sự
cố có thể gặp phải. Với một người dẫn thiếu kinh nghiệm, không xử lý được
những sự cố bất ngờ, sẽ dễ làm cho chương trình bị đổ sóng, hoặc ít nhất cũng
làm cho người xem có những ấn tượng không tốt. Nhưng, với một người dẫn
trực tiếp từ hiện trường, nếu chuyên nghiệp, thì những sự cố bất ngờ đôi khi
lại là cơ hội để thể hiện khả năng và khiến cho tin bài trở nên hấp dẫn hơn.
Bởi vai trị vơ cùng quan trọng, nên người dẫn là một yếu quyết định sự thành


24


bại của phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường. Để có một tin bài thực hiện
trực tiếp từ hiện trường tốt, người dẫn phải đáp ứng được những u cầu sau:
- Trước hết, nói trơi chảy, lưu lốt, thoải mái tự tin trước ống kính..
- Dẫn hiện trường khơng lặp lại thơng tin biên tập đã nói tới ở trường quay.
- Lựa chọn vị trí xuất hiện hình phù hợp, bối cảnh đem lại thông tin.
- Không dẫn quá dài, không phải đọc giấy (trừ những trường hợp phải
đưa thông tin quá gấp, hoặc những số liệu quá dài)
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt.
1.5 Vài nét về sự ra đời và phát triển của phương thức đưa tin trực
tiếp từ hiện trường ở truyền hình hiện nay
1.5.1 Trên thế giới và ở Việt Nam
Các chương trình truyền hình sử dụng phương thức phát sóng trực tiếp
đã xuất hiện từ rất sớm, gần như là cùng lúc với sự xuất hiện của truyền hình.
Và khi đó, tức được đưa trực tiếp từ hiện trường. Tuy nhiên, các chương trình
này chưa thể coi là chương trình trực tiếp hiện đại, mà chi là một đồng dạng
được hình thành do những hạn chế về mặt kỹ thuật khi băng hình chưa được
sáng chế.
Đưa tin trực tiếp từ hiện trường đã manh nha xuất hiện từ những năm
đầu phát triển loại hình truyền hình. Ngun nhân lúc đó, trang thiết bị kỹ
thuật cịn chưa đồng bộ, chưa có thiết bị như băng, đĩa để lưu lại hình ảnh
phục vụ cho hậu kỳ, nên thời kỳ đó, những người sản xuất đã phải thực hiện
theo cách ghi hình và phát sóng cùng lúc. Tuy nhiên, sự ra đời chính thức của
phương thức này chỉ được tính từ năm 1960, khi Mỹ bắt đầu thực hiện các
chương trình truyền hình trực tiếp về cuộc tranh cử tổng thống của hai
Thượng nghị sỹ John F.Kennedy và Richard M.Nixon.
Lẽ dĩ nhiên, phương thức đưa tin trực tiếp từ hiện trường có nhiều lý do

để chiếm lĩnh và phát triển địa hạt truyền hình:

25


×