Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

khóa luận tốt nghiệp Nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình của đài PT – TH nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 82 trang )

Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
55 năm qua, kể từ khi tiếng nói “ Đây là Đài phát thanh Nghệ An”
chính thức ngân lên trên bầu trời quê hương xứ Nghệ, ngành báo chí Phát
thanh – truyền hình của tỉnh đã không ngừng phát triển. Các thế hệ những
người làm báo nói, báo hình Nghệ An đã bám sát nhiệm vụ chính trị của
Đảng bộ, chính quyền, sát cánh cùng quân và dân tỉnh nhà trong sự nghiệp
đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Trong những năm tháng
hào hùng ấy, Phát thanh và Truyền hình Nghệ An luôn hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ được giao, đưa tiếng nói của Đảng, chính quyền tới toàn thể
nhân dân, phản ánh cuộc sống sinh động và tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân đến với Đảng, chính quyền, động viên các tầng lớp nhân dân vừa chiến
đấu, vừa bám trụ kiên cường để sản xuất, làm tốt nhiệm vụ vừa là hậu
phương vừa là tiền tuyến lớn anh hùng, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu
tranh thống nhất đất nước và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bước vào công cuộc đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, Đài
Phát thanh – truyền hình Nghệ An đã nỗ lực phấn đấu phục vụ tốt nhiệm vụ
chính trị của tỉnh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiếp nhận thông tin và
hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
đang đặt ra cho báo chí nói chung và báo chí Nghệ An những thách thức
mới. Đứng trước tình hình mới và điều kiện hoàn cảnh mới đòi hỏi chúng
ta phải nâng cao chất lượng của các chương trình để có thể đáp ứng được
yêu cầu của thời kì đổi mới.
Trong các chương trình trên sóng đài PT – TH Nghệ An thì chương
trình thời sự chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng thời lượng chương trình truyền
hình. Thời sự là chương trình quan trọng nhất của bất cứ đài PTTH nào.
Đây là chương trình thể hiện chính kiến, bản lĩnh của mỗi Ban biên tập.
Với nhiều tính đặc thù như: thông tin nhanh nhạy, ngắn gọn, phong phú

1



trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bởi vậy, thời sự luôn là một trong những
chương trình được đông đảo công chúng quan tâm nhiều nhất.
Chương trình thời sự truyền hình được ví như là trang nhất của một
tờ báo. Ở đó phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và
của địa phương. Tuy nhiên để các chương trình thời sự đến được với đông
đảo công chúng, thì cần thiết phải đổi mới hàng ngày cả nội dung và hình
thức thể hiện, tránh sự nhàm chán, đơn điệu. Vì thế, có thể nói việc nâng
cao chất lượng các chương trình thời sự truyền hình của đài Nghệ An là vô
cùng cần thiết. Chương trình thời sự truyền hình đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc cung cấp và chuyển tải thông tin tới công chúng. Với lợi
thế về hình ảnh và âm thanh và diện phủ sóng rộng, các chương trình thời
sự truyền hình của đài đã và đang nhận được sự dõi theo và quan tâm của
đông đảo quần chúng. Chính vì thế, truyền hình nói chung và chương trình
thời sự của đài nói riêng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng để có thể
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, là “ người bạn” tin cậy của công chúng, là
chiếc cầu nối giữa Đảng và nhân dân trong tỉnh.
Vì những lí do trên, người thực hiện đã chọn đề tài “ Nâng cao chất
lượng chương trình thời sự truyền hình của đài PT – TH Nghệ An” cho
khóa luận tốt nghiệp của mình
2.Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, sinh viên các khóa của trường Học viện Báo
chí và tuyên truyền đã thực hiện các đề tài khóa luận tốt nghiệp có liên
quan gián tiếp đến vấn đề này, chẳng hạn:
- Những đổi mới trong bản tin thời sự truyền hình của Đài PT – TH
Nam Định ( Khảo sát bản tin thời sự từ tháng 6/2007 đến hết tháng 5/2008)
- Chất lượng phóng sự trong chương trình thời sự 19h trên kênh
VTV1 ( Khảo sát thừ tháng 8/2007 đến hết tháng 4 /2008)
- Khai thác, xử lí trong chương trình thời sự đài PT – TH Hải Phòng
(Khảo sát từ tháng 1/2008 đến hết tháng 4/2008)

2


- Chương trình phát thanh thời sự tổng hợp của đài PT – TH Hải
Dương.
- Một số yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của phóng sự trong chương trình
thời sự đài PT – TH Hải Phòng.
- Nâng cao chất lượng chương trình PT trực tiếp trên sóng đài PT –
TH Hà Tây.
- Nâng cao chất lượng chương trình thời sự phát thanh trên sóng đài
PT – TH Quảng Bình. ( Khảo sát từ tháng 1/2007 đến hết tháng 4/2007)
Tuy nhiên, qua nghiên cứu và tìm hiểu có thê thấy chưa có công
trình nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề nâng cao chất lượng chương trình
thời sự của đài PT – TH Nghệ An. Khóa luận này là dịp để tác giả thể hiện
kiến thức, sự hiểu biết của mình đối với vấn đề đang đặt ra của địa phương
nơi tác giả thực tập tốt nghiệp.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của khóa luận này là thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu
thực trạng hoạt động của các chương trình thời sự truyền hình trên sóng đài
PT – TH Nghệ An sẽ rút ra được những thành công, hạn chế để từ đó đề
xuất ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của chương trình.
Với mục đích trên, khóa luận có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề, các tài liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp
tới để tài này.
- Khảo sát, thống kê các chương trình thời sự truyền hình trên sóng đài
PT – TH Nghệ An.
- Phân tích tổng hợp, đánh giá chất lượng của các chương trình thời sự
truyền hình từ đó chỉ ra được những thành công và hạn chế của các chương
trình.
- Đề xuất ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của chương

trình thời sự.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng của các chương trình
thời sự truyền hình trên sóng đài PT – TH Nghệ An mà trọng tâm tìm hiểu
là chương trình thời sự truyền hình buổi sáng, chương trình thời sự buổi
trưa, chương trình thời sự buổi tối và chương trình thời sự cuối ngày của
đài.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ tháng 2/2012 đến hết
tháng 4/2012
5.Phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận: Khóa luận này được nghiên cứu dựa trên:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Chủ trương, chính sách của Đảng
+ Hệ thống lý luận báo chí nói chung và lý luận chuyên ngành
truyền hình nói riêng
+ Tâm lý báo chí
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng thêm một số phương pháp công
cụ như: khảo sát thực tế, nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp, xã hội
học ( bảng hỏi và phỏng vấn sâu)…
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, đây là một sự đóng góp cho công tác nghiên cứu lý
luận báo chí truyền hình tại địa phương. Nó một lần nữa khắng định vị trí
và vai trò to lớn của chương trình thời sự truyền hình trong hệ thống các
chương trình của đài PT – TH Nghệ An. Ngoài ra, trong một mức độ nào
đó, khóa luận này cũng có thể được coi như là một tài liệu tham khảo cho
sinh viên chuyên ngành truyền hình cũng như những người có quan tâm tới
vấn đề này.

Về mặt thực tiễn, hy vọng với những nghiên cứu, tìm hiểu cùng với
những đề xuất, giải pháp đưa ra có thể giúp các phong viên, biên tập viên
của đài nâng cao chất lượng của chương trình thời sự truyền hình trên sóng
đài PT – TH Nghệ An.
4


7.Kết cấu khóa luận
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
Chương 2: Thực trạng chất lượng chương trình thời sự truyền
hình của Đài PT – TH Nghệ An
Chương 3: Một số đề xuất nâng cao chất lượng chương trình
thời sự truyền hình của Đài PT – TH Nghệ An

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Truyền hình
Trong cuốn “ Phóng sự truyền hình”, hai tác giả người Pháp Brigitte
và Didier Deormeaux, NXB Thông tấn, Hà Nội 2003 đã gọi truyền hình là
“ truyền thanh có minh họa” và lập luận cho quan điểm đó như sau:
- Truyền hình, đó là hình ảnh, trước hết là hình ảnh. Đó là thế mạnh
của nó và cũng là những cái thu hút những lời phê phán tệ hại nhất. Thế
nhưng nếu không có hình ảnh, truyền hình liệu sẽ trở thành một cái gì khác,
không còn gì là truyền hình nữa.
- Làm thông tin trên truyền hình cũng là nói. Và nói là mô tả bằng
cách trả lời những cái gì: Ai?, Cái gì? Ở đâu? Tại sao?

Định nghĩa trên, với cách hiểu tách riêng hai phương diện ngôn ngữ của
Truyền hình đã cho thấy cái nhìn thiếu chuẩn xác và toàn diện của tác giả
về loại hình báo chí này. Vì chỉ kết hợp hài hòa, linh hoạt hai yếu tố hình
ảnh và âm thanh theo những nguyên tắc riêng mới tạo ra được hiệu quả
truyền thống cao nhất.
Một số nhà nghiên cứu khác đã đưa ra những khái niệm và cách nhìn
nhận, đánh giá thế mạnh của truyền hình theo một cách khác. Tác giả Tạ
Ngọc Tấn, trong cuốn “ Truyền thông đại chúng”, NXB Chính trị - Quốc
gia, Hà Nội, 2001 cho rằng: “ Truyền hình là một loại phương tiện truyền
thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh. Nguyên
nghĩa của thuật ngữ Vô tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có nghĩa
là “ ở xa” và vision nghĩa là “ thấy được”, tức là “ thấy được từ xa”. Có
một điều không ai có thể phủ nhận đó là cội nguồn trực tiếp của Truyền
hình chính là điện ảnh. Chính điện ảnh đã là nền tảng cho truyền hình phát
triển. Điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, những gợi ý
đầu tiên về một phương thức truyền thông cũng như một kho tàng những
6


phương tiện biểu hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở
cho Truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với những đặc trưng kỹ
thuật riêng của mình. Cho dù có những khác biệt về nhiều phương diện thì
điện ảnh và truyền hình vẫn có chung một cơ sở ngôn ngữ, cũng như một
phương pháp tiếp nhận thông tin. Về kỹ thuật, truyền hình được hoạt động
theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh về sự vật được máy ghi hình biến đổi
thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin về độ sáng tối, màu sắc. Đó là
tín hiệu hình ( tín hiệu video). Sau khi được xử lý, khuếch đại, tín hiệu
hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ
thống dây dẫn. Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tín hiệu rồi đưa đến
đèn hình để biến đổi ngược từ tìn hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình.

Phần âm thanh cũng được thực hiện theo một nguyên lý tương tự rồi đưa
ra loa
Như thế có thể thấy rằng truyền hình mặc dù là loại hình “ sinh sau
đẻ muộn” nhưng do biết cách phát huy, lựa chọn những tinh hoa của các
loại hình khác như hội họa, nhiếp ảnh, sân khấu, phát thanh, báo in đặc
biệt là điện ảnh đã giúp cho truyền hình chiếm được một vị trí rất quan
trọng trong lòng công chúng.
Bên cạnh đó, PGS.TS Dương Xuân Sơn lại có một góc độ khác để
nhìn nhận về vấn đề này. Không giống như những nhà nghiên cứu trước,
theo ông “ Truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng truyền
đạt thông tin nhờ phương tiện kỹ thuật đến đối tượng tiếp nhận là người
xem. Thông tin trong truyền hình bao gồm : Hình ảnh và âm thanh. Hình
ảnh trong truyền hình có cả hình ảnh động và hình ảnh tĩnh. Âm thanh
trong truyền hình chính là lời nói bao gồm: lời bình, lời phát thanh viên,
lời phóng viên..) tiếng động hiện trường bao gồm ( tiếng động tự nhiên,
tiếng động của con người gây ra), âm nhạc ( cường độ, cao độ, tiết tấu).
( PGS.TS Dương Xuân Sơn “ Tập bài giảng môn truyền hình”, khoa Báo
chí trường ĐH KHXH và NV, ĐH QG Hà Nội).( 6, tr 78)
7


Trên thế giới, truyền hình là loại hình truyền thông ra đời muộn so
với báo in gần 3 thế kỷ. Đầu thế kỷ 20, truyền hình mới xuất hiện, nhưng
phải tới những năm 40 ( thế kỷ 20 ) mới phát triển rầm rộ.
Ra đời sau rất nhiều so với các loại hình báo chí khác ( báo in, phát
thanh, báo mạng) nhưng do tiếp thu được “ tinh hoa” từ các loại hình này
nên truyền hình đã nhanh chóng trở thành 1 “ chàng khổng lồ” trong giới
truyền thông, có sức mạnh mẽ đối với công chúng. Người ta ví truyền hình
như “ rạp hát khổng lồ” vì nó mang tới cho khán giả đủ loại chương trình
như tin tức thời sự, sân khấu, hài kịch, thể thao, trò chơi và đàm

thoại..phục vụ đủ mọi tầng lớp người: từ các em thiếu niên, nhi đồng, học
sinh, sinh viên đến các quan chức, lãnh đạo cao cấp.
Truyền hình chính là loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải
thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa
bằng sóng vô tuyến điện. Hiện nay, truyền hình phát triển như vũ bão nhờ
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin
quan trọng trong đời sống xã hội. Truyền hình trở thành vũ khí, công cụ
sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Ở thập kỉ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ
giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp
tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng
dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa. Sự ra đời của
truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng ngày
càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về cả chất
lượng. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho
cuộc sống như cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về ý thức
và phong phú hơn về nội dung
So với thế giới, truyền hình Việt Nam ra đời muộn hơn rất nhiều.
Sau một thời gian dài chuẩn bị nhân lực, vật lực, ngày 7/9/1970 chương
trình thử nghiệm đầu tiên được phát sóng, đã có những thành công nhất
8


định. Ngày nay được ghi nhận và lấy làm mốc đánh dấu sự ra đời của
ngành truyền hình Việt Nam.
Với sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh truyền hình đã
chuyển tải đến những thông tin chân thực, sinh động đem tới cho công
chúng những “ món ăn tinh thần” hấp dẫn.
1.1.2. Chương trình truyền hình
Do đặc trưng truyền tải theo tuyến thời gian, do sự khác biệt phương

thức phản ánh so với báo in, phát thanh – truyền hình có thêm thuật ngữ “
chương trình” như một hình thức giao tiếp với công chúng, hình thức tác
động thông tin của các loại hình báo chí này. Chương trình truyền hình là
hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong đời sống xã hội để
truyền tải thông tin đến công chúng. Đó là một sản phẩm hoàn chỉnh về
nội dung và hình thức, là kết quả của một quá trình sáng tạo, tập hợp
nhiều cấp độ lao động khác nhau, tập hợp một hay nhiều tác phẩm khác
nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể nói, chương trình truyền
hình đó là sản phẩm lao động của cả một êkip sản xuất chương trình. Để
có thể sản xuất ra một chương trình truyền hình, đội ngũ phóng viên , biên
tập viên, kỹ thuật viên đã phải đổ ra bao nhiêu công sức và thời gian.
Không chỉ có thể, chương trình truyền hình chính là quá trình giao tiếp
truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội
rộng rãi. Chương trình truyền hình chính là sự gặp gỡ giữa nhu cầu, thị
hiếu của công chúng với mục đích và ý tưởng sáng tạo của các nhà báo.
Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “ Truyền thông đại chúng”,
NXB chính trị - quốc gia, Hà Nội, 2001) “ thuật ngữ chương trình truyền
hình thường được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất,
người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin
chuyến tải đến công chúng trong một lượng thời gian nhất định của mỗi
kênh truyền hình hay của Đài truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương
trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết
9


hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề, nội
dung nhất định với một hình thức tương đối nhất quán, thời lượng nhất
định và được phát định kỳ trong một khoảng thời gian nhất định như
chương trình thời sự, chương trình văn nghệ…
Công chúng đón xem chương trình truyền hình không phải là những

thông tin lộn xộn, rời rạc. Mà các tin tức trong một chương trình truyền
hình đều được sắp xếp một cách logic theo một chủ đề, nội dung nhất định,
có mối liên quan mật thiết với nhau giúp người xem dễ theo dõi và tiếp
nhận. Đồng thời, chính sự sắp xếp đó sẽ tạo cho chương trình truyền hình
có một cấu trúc thông tin hoàn chỉnh và ổn định.
Với cách lí giải như thế, có thể thấy mỗi ngày Đài truyền hình đã sản
xuất ra rất nhiều chương trình truyền hình. Mỗi chương trình có độ dài và
thời lượng khác nhau điều đó phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung mà
chương trình muốn đề cập tới công chúng. Qua một thời gian khảo sát ở
Đài Nghệ An đã cho tôi thấy ở đài có rất nhiều chương trình. Mỗi chương
trình lại có một tên gọi khác biệt. Vấn đề đặt ra chính là việc đặt tên cho
các chương trình truyền hình. Việc làm này rất quan trọng vì nó giúp
người đọc dễ phân biệt được chương trình này với chương trình khác,
đồng thời giúp họ dễ dàng lựa chọn nội dung thông tin mà họ muốn tiếp
nhận. Bởi tên chương trình đã toát lên toàn bộ nội dung cũng như mục
đich mà chương trình muốn hướng tới khán giả. Vì thế, chỉ cần đọc tên
chương trình, chúng ta cũng đã có thể biết được trong đó bao hàm những
nội dung gì như chương trình văn nghệ, chương trình thời sự, chương
trình âm nhạc.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đồng thời với yêu
cầu tiếp nhận ngày càng cao của công chúng, Đài Nghệ An đã cho ra đời
rất nhiều chương trình mới lạ với nhiều nội dung phong phú nhưng
chương trình thời sự vẫn là một chương trình quan trọng nhất và thu hút
được sự theo dõi của một lượng lớn người xem. Bới chương trình thời sự
10


chính là linh hồn của một tờ báo, đặc biệt là thể loại báo hình. Trong xu
hướng phát triển của báo chí hiện đại, những thông tin cập nhập hàng ngày
chính là món ăn không thể thiếu với khán giả truyền hình. Khán giả thực

sự xúc động và thích thú khi chứng kiến tận mắt, nghe tận tai những sự
kiện chân thực của cuộc sống thông qua chương trình tin tức thời sự - và
lúc này thì truyền hình thực sự được khằng định tuyệt đối về mặt ưu thế.
1.1.3. Chương trình thời sự truyền hình
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin,
1999
- Chương trình là “ các mục, các vấn đề, nhiệm vụ đề ra được sắp xêp
theo 1 trình tự để thực hiện trong một thời gian nhất định”
- Thời sự: là tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng vừa
mới xảy ra, được nhiều người quan tâm, lưu ý”
Như vậy, có thể hiều: “ chương trình thời sự là tổng hợp các sự kiện,
sự việc, vấn đề vừa mới xảy ra, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo
công chúng, được sắp xếp thành các phần, các mục xác định trong thời
lượng phát sóng nhất định ( 3, tr.178).
Trong bất cứ loại hình báo chí nào, tin tức cũng có một vai trò, vị trí
hết sức quan trọng, dù báo viết, báo nói hay báo hình. Chương trình thời sự
truyền hình giống như trang nhất của báo viết, tất bật những gì nổi bật,
quan trọng nhất, mang tính thời sự hàng ngày được dư luận quan tâm đều
được thể hiện ở trang này.
Chương trình thời sự truyền hình cũng là chương trình truyền hình. Nó
mang tất cả những đặc điểm của một chương trình truyền hình. Nhưng nó
có một đặc trưng dễ nhận thấy để phân biệt với các chương trình truyền
hình khác đó là nội dung thông tin, những sự kiện nóng hổi trong cuộc sống
được chuyển tải một cách nhanh nhất đến với công chúng thông qua hình
ảnh và âm thanh. Nếu như phát thanh, báo in chuyển tải thông tin bằng câu

11


chữ thì truyền hình lại sử dụng thế mạnh của mình để đem đến cho người

xem những hình ảnh chân thực và sống động nhất.
Một chương trình thời sự nói riêng cũng giống như một chương trình
truyền hình nói chung. Đó là thời lượng của chương trình phụ thuộc vào
nội dung, mục đích thông tin cũng như đối tượng tiếp nhận. Nó luôn cố
định khung phát sóng với một khoảng thời gian nhất định để người xem dễ
theo dõi. Nhưng mỗi khi có sự kiện đột xuất diễn ra trong tỉnh như thiên
tai, bão lũ thì thời lượng chương trình thời sự có thể tăng thêm 10’ nhằm
đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Tuy nhiên, thực tế một chương
trình thời sự có thời lượng từ 20 – 30’. Khung thời gian phát sóng như thế
này phù hợp với mức độ tiếp nhận thông tin của người xem.
Nội dung được phản ánh trong chương trình thời sự truyền hình đều
theo một kết cấu, bố cục nhất định phù hợp với đồ chuyển tải thông tin của
ban biên tập chương trình.Tất cả đều hướng tới mục đích đem lại nhiều
thông tin cho công chúng xem truyền hình. Trong chương trình thời sự
truyền hình sử dụng rất nhiều thể loại nhưng trong đó thể loại tin truyền
hình chiếm đa số. Với thế mạnh ngắn gọn, khả năng thông tin về tình hình
thời sự nhanh chóng, cập nhật. Tin truyền hình không chỉ có vai trò to lớn
trong đời sống xã hội mà còn có vị trí quan trọng trong báo chí.
Một chương trình thời sự không chỉ có tin mà còn có một số thể loại
khác như phóng sự ngắn, ghi nhanh, phỏng vấn. Nếu tin là thể loại nòng cốt
thì phóng sự ngắn cũng đóng một vai trò quan trọng trong chương trình
thời sự truyền hình. Phóng sự ngắn giúp khán giả có cái nhìn khái quát và
sâu hơn về sự kiện được phản ánh.
Tin truyền hình có ưu thế: ngắn gọn, năng động, có thể thông tin
ngay tức thời, sốt dẻo về một sự kiện mới xảy ra. Còn các thể loại khác như
phóng sự, phỏng vấn ..lại có khả năng trong việc phản ánh sâu sắc, toàn
diện đến tận cùng bản chất của sự kiện, vấn đề. Chính vì mỗi thể loại có thế
mạnh riêng như vậy nên chương trình thời sự đã kết hợp linh hoạt nhiều thể
12



loại trong một chương trình để tạo nên sự phong phú, đa dạng cho chương
trình.
1.2 Sự ra đời của chương trình thời sự truyền hình
Trước nhu cầu muốn cập nhật thông tin của công chúng, các Đài
truyền hình nói chung cũng như Đài PT – TH Nghệ An nói riêng đã đồng
ý, kí duyệt cho ra đời chương trình thời sự truyền hình. Chương trình ra đời
dựa trên những phân tích, những yêu cầu từ thực tiễn xã hội.
Ra đời từ nhu cầu đòi hỏi tiếp nhận thông tin của công chúng,
chương trình thời sự truyền hình ngày càng khẳng định được vị trí của
mình trong lòng khán giả bằng việc chuyển tải thông tin nhanh, chính xác
với những hình ảnh chân thực và sinh động.
Hiện nay, nhiều Đài đã mở thêm nhiều kênh mới với nhiều chương
trình và thể loại phong phú nhưng chương trình thời sự vẫn là một chương
trình quan trọng nhất. Chương trình thời sự chính là chương trình nòng
cốt, là hạt nhân của hệ thống các chương trình truyền hình.
Nếu như cách đây vài năm, các chương trình thời sự chỉ xuất hiện
vài lần trong một tuần trên sóng truyền hình thì ngày nay trước nhu cầu
thông tin ngày càng cao của công chúng, mọi việc đã thay đổi. Hiện, tần số,
thời lượng phát sóng của chương trình thời sự trên sóng truyền hình rất lớn.
Chẳng hạn, trên sóng Đài truyền hình Quốc gia, đến thời điểm hiện
nay, chỉ tính trên các kênh truyền hình quảng bá số lượng chương trình thời
sự đa đã lên đến khoảng vài chục. Và trên sóng Đài PT – TH địa phương
như ở Đài PT – TH Nghệ An trước kia chỉ có ít chương trình thời sự và
phát lại thì hiện nay số lượng chương trình thời sự đã tăng lên 4 chương
trình thời sự trong ngày và chương trình thời sự quốc tế. Các chương trình
ngày càng được công chúng đón đợi bởi nó cung cấp những thông tin một
cách nhanh nhất, sớm nhất, kịp thời nhất đến công chúng về sự kiện mới
xảy ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, nhiều Đài đã
nghiên cứu, sắp xếp, bố trí phát sóng chương trình thời sự vào các giờ cao

13


điểm, giờ vàng – thời điểm mà có nhiều người xem truyền hình hơn bất kì
khoảng thời gian nào khác.
Một chương trình thời sự truyền hình có giá trị khi các thành tố trong
chương trình thời sự đó đem lại giá trị thông tin. Chương trình thời sự hấp
dẫn, có chất lượng khi mang đến cho khán giả những thông tin nóng hổi về
cuộc sống được nhiều người quan tâm. Chương trình thới sự tốt là chương
trình mang đến cho khán giả một lượng lớn thông tin liên quan đén quyền
lợi của đông đảo khán giả. Những thông tin này góp phần điều chỉnh hành
vi và nhận thức của khán giả.
Từ khi ra đời, trải qua một quá trình tồn tại và phát triển, chương
trình thời sự truyền hình luôn có một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ
thống chương trình truyền hình cũng như trong đời sống xã hội. Để xứng
đáng với vị trí đó, việc thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng chương
trình thời sự sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, luôn là vấn đề
cấp thiết đối với mỗi Đài PT – TH địa phương.
1.3 Vị trí, vai trò của chương trình thời sự truyền hình trong hệ thống
chương trình truyền hình của đài PT – TH Nghệ An.
Báo chí nói chung, truyền hình nói riêng trước hết là phải gắn liền
với vấn đề thời sự, vì bản thân mỗi tờ báo tuy tên gọi khác nhau nhưng tất
cả các báo đều gắn với tin tức mới, gắn với tính thời sự. Tính thời sự là vấn
đề quan trọng số một của mỗi tờ báo.
Để đảm bảo tính thời sự, báo chí phải thông tin cho công chúng
những sự kiện xảy ra trên đất nước ta cũng như trên thế giới. Nói đến tính
thời sự người ta còn nói đến tính “ thời sự nóng hổi” của thông tin, nghĩa là
thông tin kịp thời, thông tin có ý nghĩa lớn được cập nhật, tức thì. Thông tin
thời sự trên báo chí cần hội đủ ba yếu tố đó là: sự kiện mới, sự kiên được
nhiều người quan tâm và thông tin đó khu được truyền đạt phân tích sẽ có ý

nghĩa thúc đẩy cuộc sống.

14


Hệ thống chương trình của Đài PT – TH Nghệ An rất đa dạng, phong
phú bao gồm: chương trình thời sự, khoa học, văn nghệ, thể thao giải trí..
Song chương trình thời sự bao giờ cũng là chương trình giữ vị trí quan
trọng, then chốt trong các chương trình. Bởi thế mạnh của truyền hình
chính là hình ảnh sinh động kết hợp với việc chuyển tải thông tin nhanh tới
công chúng. Chính chương trình thời sự là chương trình đã tận dụng được
nhiều nhất thế mạnh này, thể hiện được rõ nhất thế mạnh này.
Chương trình thời sự truyền hình chính là một dạng của chương trình
truyền hình, chính là sự sắp xếp hợp lí các thành phần tin bài thành một
chỉnh thế trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhiệm vụ
tuyên truyền của cơ quan truyền hình đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất
đối với người xem
Trong xã hội hiện đại, với nhịp sống ngày càng hối hả, thời gian
dành cho công việc cũng ngày càng thêm nhiều vì vậy với một lượng thời
gian nhất định để có thể tiếp nạp được lượng thông tin lớn nhất phục vụ
cho cuộc sống thì việc lựa chọn chương trình để tiếp nhận thông tin là rất
quan trọng với mỗi người. Và chương trình thời sự truyền hình của Đài
Nghệ An là một chương trình đã đáp ứng yêu cầu này của đông đảo khán
giả.
Chương trình thời sự truyền hình của Đài Nghệ An ra đời đã đem
đến cho công chúng Nghệ An một kênh thông tin mới. Người dân được tiếp
cận thông tin, những vấn đề xảy ra trên địa bàn tỉnh, những sự kiện liên
quan đến đời sống của họ một cách nhanh chóng, toàn diện nhất. giữa dòng
chảy thông tin hỗn loạn, công chúng đã tìm thấy cho mình một kênh thông
tin có thể tin tưởng được. Ở đó, họ có thể biết được chính xác những sự

kiện đang diễn ra xung quanh cuộc sống của họ với lý lẽ sắc sảo và đầy sức
thuyết phục. Chương trình thời sự truyền hình ngày càng để lại ấn tượng
sâu trong lòng khán giả.

15


Có thể nói với khả năng cung cấp thông tin nhanh, toàn diện trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa , an ninh quốc phòng, chương trình
thời sự đã đem đến cho khán giả xem truyền hình một lượng thông tin tổng
hợp, bao quát, giúp khán giả có cái nhìn khái quát về bức tranh toàn cảnh
đời sống xã hội.

16


Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PT – TH NGHỆ AN.
1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
Nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam, trên tuyến giao
lưu Bắc Nam và Đông Tây, tỉnh Nghệ An có đầy đủ các điều kiện tự nhiên
giống như một đất nước Việt Nam thu nhỏ, đó là cấu trúc địa hình tự nhiên
phong phú và đa dạng, có đầy đủ các vùng địa hình: Miền núi, Trung du,
đồng bằng và miền ven biển. Hội đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, đường biển và đường thuỷ nội địa; là cầu nối giữa
hai miền Bắc - Nam và là một tuyến quan trọng của hành lang kinh tế Đông
- Tây nối Thái Lan, Lào, Mianma với Cảng Cửa Lò Nghệ An.
Tỉnh Nghệ An có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 17 huyện, 2 thị
xã và Thành phố Vinh - đô thị loại 1 là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa

của tỉnh Nghệ An và là trung tâm kinh tế văn hóa của cả vùng Bắc Trung
bộ. Xứ Nghệ cũng là vùng đất nổi tiếng hiếu học, có truyền thống văn hóa và
cách mạng, là quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí
Minh - Danh nhân văn hoá thế giới, điểm khởi đầu của "Con đường Di sản
Miền Trung". Là tỉnh đất rộng, người đông, có tiềm năng phong phú để
phát triển kinh tế xã hội, Nghệ An đã và đang trở thành một điểm đến ấn
tượng, hấp dẫn của các nhà đầu tư và du khách.
Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 16.499,03km2.
Trong đó, đất nông nghiệp là một thế mạnh của tỉnh, ngành Nông nghiệp
Nghệ An đang hướng tới một nền sản xuất hàng hoá, với các sản phẩm chủ
lực như lạc, vừng, chè, cà phê, cao su, cam, dứa, mía….. Trên lĩnh vực
chăn nuôi, Nghệ An có tổng đàn gia súc lớn với hàng trăm nghìn con bò,
hàng triệu con gia cầm, đây là những điều kiện thuận lợi để ngành công
nghiệp chế biến nông sản của Nghệ An phát triển.

17


Rừng và đất rừng là một thế mạnh của tỉnh Nghệ An. Với diện tích
khoảng 745.000ha đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ khá lớn. Rừng Nghệ An có
nhiều loại gỗ quí hiếm..
Nghệ An có 82km bờ biển, diện tích khai thác đánh bắt thuỷ hải sản
lớn. Nghệ An có nhiều khu du lịch biển đẹp như: Cửa lò, Bãi Lữ, Diễn
Thành, Quỳnh Phương… Một thế mạnh nữa của Nghệ An là nguồn tài
nguyên khoáng sản quí trong lòng đất rất dồi dào như thiếc, đá vôi trắng, đá
hoa cương
Nghệ An hội tụ đầy đủ các loaị hình giao thông: đường bộ, đường
sắt, đường không, đường thuỷ. Đây là những thuận lợi lớn để Nghệ An mở
rộng giao lưu văn hoá du lịch, thông thương hàng hoá với bè bạn trong
nước và quốc tế.

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư và nguồn lực cho phát triển nền kinh tế,
Nghệ An đã quan tâm xây dựng đồng bộ các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật
như: hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống ngân
hàng, bảo hiểm, trung tâm thương mại, căn hộ và văn phòng, khu du lịch,
khách sạn nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí chất lượng cao đáp ứng mọi
nhu cầu của các nhà đầu tư và du khách... Mạng lưới y tế phát triển toàn
diện.
Nghệ An có số dân gần 3 triệu người đứng thứ tư trong cả nước, trong
đó trên 1,8 triệu người trong độ tuổi lao động và hàng năm được bổ sung
trên 3 vạn người; trên 15% lao động đó được đào tạo nghề.
Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,
những năm qua, kinh tế - xã hội Nghệ An tiếp tục phát triển tương đối khá
và toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt
9,7%; Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đến nay,
cơ cấu kinh tế của tỉnh: công nghiệp - xây dựng chiếm 33,46%. Dịch vụ
chiếm 38,08%, Nông nghiệp chiếm 28,46%. Các chính sách xã hội được
18


chú trọng, an ninh, trật tự được giữ vững. Năm 2010 – 2011, kinh tế tiếp tục
được phục hồi và tăng trưởng với tổng sản phẩm xã hội ước đạt trên 16.300
tỷ đồng - theo giá so sánh năm 1994 - tăng 10,4% so với năm 2009 và vượt
kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chung ước đạt 12,6%.
Cùng với kinh tế, các lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục, y tế, lao
động - thương binh và xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thông tin, thể
dục thể thao, cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí cũng có
nhiều chuyển biến mạnh, an sinh xã hội được thực hiện tốt, quốc phòng an
ninh được đảm bảo.
Tuy đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng nhưng nhìn

chung nền kinh tế - xã hội ở Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, so
với cả nước, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, kém phát triển. Tăng trưởng
kinh tế vẫn còn thấp và chưa ổn định. Quy mô sản xuất nhỏ bé, kết cấu hạ
tầng còn lạc hậu, trình độ dân trí vẫn còn thấp, chưa đồng đều giữa các
vùng trong tỉnh. Chất lượng đời sống và mức hưởng thụ văn hóa của một
bộ phận dân cư, đặc biệt là ở các vùng miền núi nhất là vùng sâu, vùng xa
vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2012 – Năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ
lần thứ XVII; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Kỳ họp mới
đây HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm
2012 với các chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 11
- 12%; giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 3,5 - 4,0%, giá trị sản
xuất công nghiệp - xây dựng tăng 18 - 19%; cơ cấu kinh tế nông lâm ngư
nghiệp chiếm khoảng 26%, công nghiệp - xây dựng khoảng 36%, dịch vụ
38%. Các chỉ tiêu xã hội, chỉ tiêu về môi trường đều cao hơn năm trước.
Để hoàn thành các chỉ tiêu đó phải thực hiện các giải pháp cụ thể
nhưng tựu trung lại, trước hết UBND tỉnh phải rà soát, bổ sung quy hoạch,
các chính sách, các chương trình dự án. Trong đó các ngành, các cấp phải

19


chỉ đạo, phân công cụ thể hoá các nhiệm vụ và phải tổ chức thực hiện quyết
liệt ngay từ đầu năm, đảm bảo cho được tốc độ phát triển.
Mặt khác, chúng ta phải thực hiện tốt an sinh xã hội, đẩy mạnh phát
triển trên các lĩnh vực văn hoá xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
gắn với đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Tập trung đẩy
mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
giải quyết thấu đáo đơn thư khiếu nại tố cáo; tăng cường quốc phòng an
ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý Nhà

nước.
Để thực hiện tốt những mục tiêu nhiệm vụ trên, đòi hỏi Đài PT – TH
Nghệ An phải không ngừng tự đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình,
đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng suất, mở rộng diện tích phủ sóng để
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ và nhân dân địa phương giao
phó. Với những ưu thế của mình, đài PT – TH Nghệ An không chỉ là công
cụ quan trọng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp phần hình thành, hướng
dẫn dư luận xã hội tích cực, tạo không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội mà
còn là một nhu cầu không thể thiếu được đối với đông đảo quần chúng
nhân dân địa phương nhằm góp phần nâng cao dân trí, trình độ nhận thức,
mức hưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật của nhân dân trong tỉnh, góp
phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ quê hương.
2. Đặc điểm hoạt động nghiệp vụ của Đài phát thanh – truyền hình
Nghệ An
55 năm qua, kể từ khi tiếng nói “ Đây là Đài phát thanh Nghệ An”
chính thức ngân lên trên bầu trời quê hướng xứ Nghệ, ngành báo chí phát
thanh – truyền hình của tỉnh đã không ngừng phát triển.
Qua chặng đường phát triển, ngành Phát thanh truyền hình Nghệ An
đã trải qua những dấu mốc quan trọng:

20


Ngày 7-9-1956: Đài Truyền thanh Nghệ An ra đời với thiết bị còn rất thô
sơ: Hai máy TA 600W, 01 máy ghi âm MAG8, 01 máy thu thanh, hai máy
phát điện 10KVA và 27km đường dây truyền thanh.
Ngày 19-3-1973: Sau một thời gian sáp nhập với Ty thông tin Nghệ An,
Đài Truyền thanh Nghệ An được thành lập trở lại.
Tháng 5 - 1974: Đài tăng cường thêm máy FM với công suất 100W phát
trên cột ăng ten đã đánh dấu sự chuyển đổi từ Truyền thanh sang phát

thanh.
Tháng 1-1976: Hợp nhất hai Đài Truyền thanh Nghệ An và Hà Tĩnh thành
Đài Truyền thanh Nghệ Tĩnh. Đài được bổ sung thêm 01 máy phát sóng
trung 1KW, 01 máy phát sóng ngắn 2,4KW và cột ăng ten 102m.
Ngày 3-2-1977: Sau khi Đài Truyền hình Vinh (trực thuộc TW) được trang
bị đầy đủ, buổi phát sóng truyền hình đen trắng đầu tiên được phát ra.
Tháng 3-1988: Đài Truyền hình Vinh được chuyển giao cho tỉnh Nghệ
Tĩnh.
Ngày 19-5-1990: Đài Truyền hình Vinh được trang bị máy phát hình màu
Zôna 5KW và cột ăng ten cao 76m, đánh dấu bước trưởng thành của Vô
tuyến truyền hình Nghệ Tĩnh.
Năm 1991: Thiết bị thu phát trực tiếp TVRO được lắp đặt đã chấm dứt
thời kỳ nhận chương trình của Đài TW qua bưu chính, góp phần nâng cao
thời lượng, chất lượng cho các chương trình PT-TH.
Tháng 9-1991: Sau 15 năm hợp tỉnh Đài PTTH Nghệ Tĩnh chia tách thành
02 Đài PT- TH Nghệ An – PT-TH Hà Tĩnh.
Ngày 19-5-1995: Chương trình của Đài THVN và Truyền hình Nghệ An
được phát qua máy phát hình quốc gia Thomson 5KW.
01/1/2004: Đài PT-TH Nghệ An chính thức lấy năm 2004 làm năm Phát
thanh Nghệ An, mở ra một bước phát triển mới cho Phát thanh Nghệ An,
Truyền thanh huyện và Đài TTCS trrong toàn tỉnh.

21


Tháng 12- 2003 đến 9 -2004: Đài PTTH Nghệ An thực hiện dự án ODA Đan Mạch đầu tư “Hệ thống sản xuất chương trình truyền hình kỹ thuật số”
với các trang thiết bị hiện đại. Chính thức đưa vào sử dụng ngày 1/10/2004,
từ đây, PT-TH Nghệ An có điều kiện tăng thời lượng phát sóng và sản xuất
thêm nhiều chương trình mới, hấp dẫn.
Tháng 5/2006: Chương trình Thời sự Phát thanh hàng ngày (buổi trưa) bắt

đầu được thực hiện phát thẳng trực tiếp.
Ngày 21-1-2009: Truyền hình Nghệ An được phát trên vệ tinh Vinasát 1.
Ngày 15-4-2009: Chương trình thời sự Truyền hình Nghệ An (NTV) buổi
trưa từ 11h30-12h00 chính thức được sản xuất phát thẳng trực tiếp.
Ngày 1-9-2009: Cả hai bản tin thời sự Truyền hình (NTV) chính trong
ngày đều được sản xuất phát thẳng trực tiếp. Năm 2009: Đài PT-TH Nghệ
An thực hiện kỷ lục 229 cuộc Truyền hình trực tiếp.
Ngày 5-2-2010: Phát thanh Nghệ An được phát trên Vệ tinh Vinasát 1.
Ngày 21-6-2010: Trang thông tin điện tử PTTH Nghệ An chính thức hoạt
động.
Trải qua một quá trình phát triển, đến nay về cơ cấu tổ chức bộ máy,
Đài PT – TH Nghệ An có 33 đơn vị trực thuộc. Toàn tỉnh có 19 đài TT –
TH Huyện, thành, thị, có 368 Đài TT cơ sở, 44 đài trạm phát lại truyền
hình, 34 Đài trạm phát thanh truyền hình. Bên cạnh đó, có 15 Trạm
phát lại PT – TH ở các huyện miền núi, vùng cao và 01 trạm tiếp phát
chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam. Trong Đài có 515 cán bộ viên
chức, lao động. Trình độ chuyên môn trên đại học là 12 người, Đại học,
cao đẳng và trên đại học chiếm 88%.
Đài PT – TH Nghệ An được tổ chức thành 13 phòng chuyên môn
+ Phòng kỹ thuật phát thanh
+ Phòng kỹ thuật truyền hình
+ Phòng tổ chức hành chính “ đoàn kết – tận tụy – phục vụ tốt”

22


+ Phòng kế hoạch – tài vụ - vật tư thiết bị “ tự chủ về lao động và
tài chính, sức bật mới đưa sự nghiệp PT – TH Nghệ An phát triển”
+ Phòng thông tin – quảng cáo – dịch vụ “ nhanh nhất, hiệu quả
nhất, giá cả hợp lí nhất”

+ Phòng thời sự truyền hình “ chương trình thời sự TH ngày càng
gần gũi và thu hút khán giả nhiều hơn”
+ Phòng thời sự phát thanh “ với sự phát triển và đổi mới của tờ báo
phát thanh nghệ an.
+ Phòng chuyên đề “ đoàn kết, sáng tạo, chuyên sâu”
+ Phòng văn nghệ “ tiên phong vượt lên mọi thử thách”
+ Phòng tiếng dân tộc “ góp câu chuyện chương trình tiếng dân tộc”
+ Phòng tuyên truyền pháp luật – cải cách hành chính – hộp thư
truyền hình “ cố gắng vì niềm tin yêu và mong đợi của người dân”
+ Phòng thư kí biên tập “ nỗ lực hơn vì một NTV hay hơn, hấp dẫn
hơn”
+ Phòng quản lý cấp huyện “ lặng thầm góp vào sự phát triển của
ngành”.
Kêt cấu chương trình của Đài bao gồm:
-

Chương trình thời sự

-

Chương trình chuyên đề

-

Chương trình phim truyện

Ngày 21/1/2009, chương trình truyền hình Nghệ An chính thức được
phát sóng qua vệ tinh VINASAT – 1 phủ sóng cả nước và khu vực thông
qua hệ thống kỹ thuật số - VTC và tháng 2/2010 Chương trình phát thanh
Nghệ An cũng phát sóng qua vệ tinh, đánh dấu một bước phát triển

vượt bậc, bước ngoặt lịch sử trong truyền dẫn phát sóng cũng như
quảng bá sâu rộng nội dung chương trình của một Đài PT – TH địa
phương.

23


Hiện nay, tổng thời lượng chương trình phát thanh Nghệ An tự sản
xuất, phát sóng 11h30’/ ngày/ tổng thời lượng phát sóng 20h/ngày. Chương
trình truyền hình Nghệ An tự sản xuất đạt 12h/ngày trên tổng thời lượng
truyền hình ( NTV) 20h/ ngày.
3. Khảo sát chương trình thời sự truyền hình trên sóng đài PT – TH
Nghệ An.
3.1. Về nội dung chương trình
3.1.1 Cách lựa chọn đề tài
Đề tài là “ Phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh vào tác phẩm
báo chí. Đề tài là sự kiện hay vấn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức và
phản ánh vào tác phẩm. Đề tài có vài trò rất quan trọng trong mỗi tác phẩm
báo chí. Mỗi cơ quán báo chí, mỗi địa phương có sự phản ánh đề tài rất
năng động và phong phú tùy theo quan điểm của cơ quan báo chí, phạm vi,
thời lượng của thông tin. Nhưng trong nhiều trường hợp, phạm vi đề tài
thương rộng hơn, báo quát được tất cả các lĩnh vực trong đời sống.
Chương trình thời sự truyền hình của Đài Nghệ An sỡ dĩ được công
chúng đón nhận vì đề tài được phản ánh trong chương trình rất đa dạng.
Các lĩnh vực được phán ánh trong các chương trình thời sự của Đài rất
phong phú bao quát mọi mặt của đời sống xã hội.
* Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
Quán triệt sâu sắc những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, bám sát thực tiễn sôi động của cuộc sống, chương trình thời

sự của Đài PT – TH Nghệ An tuyên truyền nhanh chóng, kịp thời, rộng rãi,
có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước đến các tầng lớp nhân
dân. Các chương trình thời sự của Đài đã tập trung tuyên truyền đường lối
kinh tế nhiều thành phần, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Chương trình thời sự của Đài đã tuyên truyền về việc
phát huy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, kết hợp hài hòa
24


giữa tăng trưởng với đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh đó, chương trình
giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc,
động viên mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt các chủ trương
nghị quyết của Đảng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội..
Các tin, bài trong chương trình đã bám sát định hướng của Đài, thực
hiện nhiệm vụ chính trị của một tờ báo nói ở địa phương, là cầu nối giữa
Đảng và nhân dân như: UBND tỉnh nghe và cho ý kiến các tờ trình về
chính sách đối với cán bộ hoạt động lĩnh vực văn hóa – xã hội ( chương
trình thời sự ngày 9/3). Hay như: phóng sự “ Quỳnh Lưu làm giàu từ nghề
dịch vụ thu mua hải sản” ( chương trình thời sự ngày 9/3), phóng sự đã
cho thấy được cách thức làm giàu của người dân Quỳnh lưu dưới sự chỉ
đạo của các cấp.
* Phản ánh các hoạt động trong tỉnh trên tất cả các lĩnh vực: kinh
tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng
Chương trình thời sự truyền hình của Đài PT – TH Nghệ An đã phản
ánh khá đầy đủ và bao quát các hoạt động diễn ra trên địa bàn tỉnh trong
các lĩnh vực.
Kinh tế
Các tin bài trong chương trình đã phản ánh khá toàn diện các mặt
trong đời sống kinh tế, từ kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đến

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công tác xúc tiến đầu tư thương mại,
dịch vụ du lịch, tài chính tín dụng, kinh tế đối ngoại…Trong đó, nông
nghiệp luôn là mặt được chú trọng tập trung phản ánh. Tin, bài về kinh tế
nông nghiệp, nông thôn xuất hiện với mật độ dày trong chương trình.:
Quỳnh lưu: tập trung chăm sóc lúa xuân” (chương trình thời sự trưa ngày
7/3/12), “ Dồn điền đổi thửa – bước đột phá trong xây dựng nông thôn
mới ở TX Thái Hòa” ( Chương trình thời sự trưa ngày 9/3/12), “ Nam Đàn:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo chương mục tiêu quốc gia xây dựng
25


×