Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài tập nhóm_Những bất cấp khi sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.11 KB, 14 trang )

Đề bài : Những bất cấp khi sử dụng dịch vụ Bảo hiểm y tế.

I.

Bối cảnh vấn đề

1. Bối cảnh lịch sử.
- Con người trong cuộc sống cũng như trong q trình lao đơng ln phải
chịu ảnh hưởng và chịu sự tác động của môi trường xung quanh ,đặc biệt là
gặp phải những rủi do ngoài ý muốn như : bệnh tật ,ốm đau, tai nạn ….
- Trong thời đại CNH_HĐH loài người lại chịu những ảnh hưởng từ những
thứ do chính mình tạo ra ,đo là nền sản xuất cơng nghiệp ,nó đã phá vỡ mơi
trường sinh thái ,những rác thải ,khí thải hóa học đã ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe con người .Hơn nữa ở nước ta hậu quả của chiến tranh để lại là
nặng nề nó có ảnh hưởng lớn đến sưc khỏe của người dân .Chính vì thế mà
nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe là một nhu cầu tất yếu
của mỗi người dân trong cộng đồng xã hội .
- Xã hội càng phát triển thì nhu cầu càng tăng lên ,tuy vậy nhưng khi ốm đau
không phải ai cũng có đủ khả năng để trang trải cho các khoản chi phí khám
chữa bệnh ,đặc biệt là người nghèo . Q trình chuyển đồi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì các khoản chi phí phải
chi trả cho khám chữa bệnh của người bệnh cũng khơng được bao cấp miễn
phí như trước đây nữa .
2. Bối cảnh chính sách.
- Khi thực hiện đường lối về đổi mới kinh tế xã hội ,khả năng bao cấp của
Nhà nước trong việc thực hiện khám chữa bệnh khơng cịn phù hợp nữa .Do
vậy bảo hiểm y tế ra đời theo nghị định 229/HĐBT ngày 15/8/1992 chính là


phương thức trợ giúp hữu hiệu nhất đối với người không may mắn gặp rủi ro
ốm đau bệnh tật với điều kiện có tham gia BHYT.Đây là một chính sách của


Đảng và Nhà nước thế hiện bản chất nhân văn ,nhân đạo và là một chính
sách cần thiết ,nó đáp ứng nguyện vọng của đa số người dân trong toàn xã
hội .
- Trong thực tế việc sử dụng BHYT lại gặp rất nhiều vấn đề bất cập khi đi
vào sử dụng ,ảnh hưởng trực tiếp của người dân tham gia dịch vụ BHYT .Từ
lí do trên nhóm chúng em đã chọn và đưa ra vấn đề : Những bất cập khi sử
dụng dịch vụ BHYT để phân tích và tìm giải pháp cho những bất cập ấy .

3. Những bất cấp khi sử dụng dịch vụ BHYT
Thực tế khi sử dụng BHYT còn nhiều những bất cập gây mất long tin và hoang
mang cho người sử dụng dịch vụ BHYT và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của họ :

a. Thủ tục sử dụng BHYT
Có thể nói mất thời gian nhất là trong khâu làm thủ tục BHYT Ở nhiều bệnh
viện, người khám, chữa bệnh BHYT phải xếp hàng dài dằng dặc, trong khi
cạnh đó những quầy khám dịch vụ ít người hơn, lại có những nhân viên y tế
ngồi không. Nhiều người phải chờ vài tiếng mới được làm thủ tục, cuối cùng
chỉ để được khám trong vòng 1 phút. Đó là chưa kể thời gian xử lý một hồ
sơ BHYT rất lâu, với nhiều thủ tục rườm rà phức tạp. Những cảnh như vậy
làm sao có thể thu hút được tồn dân tham gia BHYT có thể nói rằng để tiến
tới mục tiêu 100% người dân tham gia BHYT thì việc cần phải làm ngay là
tổ chức lại cơng tác khám, chữa bệnh và thanh tốn BHYT một cách khoa


học, thuận tiện hơn để hình thành một nền dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT
và có chất lượng.
-Mất thời gian trong khâu thực hiện các thủ tục của dịch vụ BHYT khi tiến
hành nhập viện hay chuyển viện : Hầu hết mọi người khi tham gia dịch vụ
BHYT thì đều rất mệt mỏi với quá trình làm thủ tục để hưởng lợi từ BHYT
,từ việc nhập viện vì mất quá nhiều thời gian về làm thủ tục và chuyển tuyến

phải theo các tuyến theo các cấp cùng quá nhiều bước trung gian nên việc
khám chữa bệnh của người tham gia BHYT sẽ khơng được kịp thời .
Ví dụ :một người bị bệnh nặng và cần chữa trị gấp nhưng do hạn chế về
cơ sở vật chất mà phải chuyển lên tuyến cao hơn khi sử dụng BHYT phải
trải qua rất nhiều tuyến từ cấp địa phương lên TW ,thủ tục thì rườm rà và
đặt người bệnh vào sự lựa chọn : Nếu không chuyện theo tuyến để nhận
quyền lợi từ BHYT thì sẽ mất rất nhiều chi phí khám chữa bệnh ;cịn nếu
chờ chuyển tuyến thì lại mất nhiều thời gian và dẫn đến bệnh tình khơng
dược chữa trị kịp thời ,nguy hiểm đến tính mạng .
- Quy trình chi trả tiền BHYT từ cơ quan chịu trách nhiệm đến cơ quan
người tham gia đang công tác để người tham gia hửng lợi cũng tiêu tốn
thời gian .
Ví dụ :một người khi gặp phải tai nạn hay rủi ro trong lao động bắt buộc
họ phải nhập viện và điều trị và khi điều trị xong họ sẽ nhận được trợ cấp
của BHYT nhưng để nhận được khoản trợ cấp này bắt buộc họ phải làm
thủ tục từ cơ quan họ đăng kí BHYT hoặc đến tận chi nhánh BHYT để
nhận tiền hỗ trợ và những thủ tục làm mất nhiều thời gian .Việc này dẫn
đến tâm lý chờ đợi và sốt ruột gây hoang mang trong người sử dụng dịch
b.

vụ BHYT .Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bệnh .
Dịch vụ chăm sóc chưa được bảo đảm :
- Có sự phân biệt đối xử giữa người nghèo và người giàu trong sử dụng
BHYT nói chung.


-

người nghèo tham gia BHYT để bù đắp chi phí khám bệnh cho người
giàu: Theo Nghị định 62/2009 của Chính phủ thì quỹ dự phịng khám,

chữa bệnh BHYT được sử dụng để bổ sung cho những địa phương bội
chi. Tại các tỉnh miền núi do dân cư phân tán, đi lại khó khăn, xa bệnh
viện, dù có bệnh nhưng người dân cũng ít đến bệnh viện nên quỹ BHYT
kết dư cao, cịn tại các TP lớn thì lại bội chi quỹ. Điều này có nghĩa người
nghèo tham gia BHYT để bù đắp chi phí khám bệnh cho người giàu, đây

-

là một nghịch lý không thể chấp nhận được.
Nhiều khi quyền lợi của người nghèo khi tham gia BHYT chưa có sự
cơng bằng và có sự phân biệt về mức độ tham gia của người giàu và
người nghèo : cùng là tham gia BHYT nhưng người giàu họ vẫn cứ thực
hiện những hành động lót tay cho các y bác sĩ và hưởng những chế độ
chăm sóc đặc biệt hơn ; những người nghèo phân bố ở những vúng sâu
vùng xa đặc biệt là các vùng núi hay dân tộc để tiếp cận BHYT đã khó
khăn thì cơ sở vật chất của những vùng này lại khơng chất lượng ,vì vậy

khơng đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân .
c. Khâu quản lý BHYT còn nhiều hạn chế
- Việc cấp trùng mã thẻ BHYT dẫn đến người sử dụng BHYT không được
giải quyết khi làm thủ tục khám chữa bệnh Trong năm 2013 Theo thống
kê của BHXH VN, qua rà soát trong thời gian qua, hai năm 2011-2012 ở
63 tỉnh thành trong cả nước có tới 1 triệu thẻ BHYT bị cấp trùng, tổng số
tiền từ ngân sách nhà nước chuyển trùng lặp qua quỹ BHYT lên tới 500 tỉ
đồng/năm. Theo thống kê này, Nghệ An là tỉnh có số thẻ bị cấp trùng cao
nhất, khoảng 75.000 thẻ/năm, Hà Nội và TP.HCM mỗi địa phương có
30.000-40.000 thẻ bị cấp trùng, thậm chí có những tỉnh thành số dân
khơng cao nhưng cũng có tới 60.000 thẻ BHYT trùng lặp. Đa số thẻ bị
cấp trùng là thẻ thuộc diện được cấp miễn phí, như thẻ BHYT dành cho
người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi, người có cơng...Trao đổi với Tuổi Trẻ, một



chun gia của BHXH từng tham gia đồn rà sốt cấp thẻ BHYT cho biết
có những trường hợp một người có... sáu thẻ, tuy nhiên đa số người trùng
thẻ có 2-4 thẻ/người. Khi tới nhiều UBND xã phường, các đoàn kiểm tra
được cung cấp những... bó thẻ BHYT cịn ngun dây buộc chưa phát
cho người dân, do thẻ bị cấp trùng được phát về xã, xã giữ lại mà không
-

báo lên BHYT huyện hoặc cao hơn.
Khâu kiểm tra đối tượng để cấp thẻ BHYT khơng chặt chẽ Có trường hợp
người có cơng thuộc hộ gia đình nghèo thì cán bộ phụ trách nhóm người
có cơng cũng lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT, cán bộ phụ trách hộ
nghèo cũng lập danh sách đề nghị cấp, mà danh sách có dấu đỏ gửi lên
bảo hiểm thì cứ bảy ngày là bảo hiểm cấp thẻ chứ khơng có kiểm tra chéo

giữa các nhóm đối tượng
- Hiện tượng người có thẻ BHYT dù khơng bị bệnh nhưng cũng đăng kí
giường bệnh và nhận thuốc sau đó bán thuốc ra bên ngồi .
d. Chi phí cho dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT cho bệnh nhân vẫn còn
đang ở mức cao.
- Theo số liệu thực tế đã chứng minh, thì trong 6 tháng đầu năm 2013, tồn
tỉnh Bến Tre có trên 700.000 người có thẻ BHYT đạt 56% dân số. Tổng quỹ
khám chữa bệnh BHYT gần 200 tỷ đồng, tổng chi phí khám chữa bệnh trên
197 tỷ đồng (chưa kể chi phí đa tuyến ngoại tỉnh quí 2/2013) tăng 42% so
với cùng kỳ năm 2012, tầng suất khám chữa bệnh tăng 0,11 lần so với cùng
kỳ. Chi phí bình qn khám chữa bệnh ngoại trú tuyến tỉnh 171.863 đồng/
lượt tăng 11,5%, tuyến huyện 99.247 đồng/ lượt tăng 28,25%, tuyến xã
33.345 đồng/ lượt tăng 23,67%; bình quân khám chữa bệnh nội trú tuyến
tỉnh 2.011.240 đồng/ lượt tăng 35,46%, tuyến huyện 751.543 đồng/ lượt tăng

75,16%, tuyến xã 268.483 đồng/lượt tăng 11,53%. Có 10/14 đơn vị chưa cân
đối được quỹ khám chữa bệnh, 05/06 đơn vị chưa cân đối được trần tuyến 2,


tình trạng âm quỹ khám chữa bệnh chưa được khắc phục và có chiều hướng
tăng cao, ước bội chi quỹ khám chữa bệnh năm 2013 khoảng 99,7 tỷ đồng.
 Con số trên đã chứng minh thực tiễn là chi phi cho dịch vụ khám chữa
bệnh vẫn còn ở mức cao.
4. Các cơ quan liên quan
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; các bên liên quan chịu trách
nhiệm về BHYT :

- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
 Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước
về bảo hiểm y tế.
 Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
 Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.

- Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên
quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:
 Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y
tế, tuyến chuyên mơn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ cơng tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y
tế toàn dân;



 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển bảo
hiểm y tế;
 Ban hành danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi
được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và các quy định chuyên
môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
 Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối
quỹ bảo hiểm y tế;
 Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
 Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế;
 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về
bảo hiểm y tế;
 Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y
tế;
 Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.

-Trách nhiệm của Bộ Tài chính về bảo hiểm y tế
 Phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chính sách,
pháp luật về tài chính liên quan đến bảo hiểm y tế.
 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài
chính đối với bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế.

- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế
 Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp có
trách nhiệm sau đây:
 Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
 Bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà
nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật này;
 Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;



 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo
hiểm y tế.
 Ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cịn có trách nhiệm quản lý,
sử dụng nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.

II. Mục tiêu của chính sách
Trung bình hằng năm giảm 10% chi phí cho một ca khám chữa bệnh và
khơng cịn trường hợp nào bị cấp trùng lặp thẻ BHYT.

III.

Các phương án chính sách

Nội dung

Mơ tả

Nhóm phương án

Hồn thiện cơ chế quản lý giá trong

chính sách 1

dịch vụ khám chữa bệnh
Điều chỉnh giá thuốc cho phù hợp

Tiêu chí



Nhóm giải pháp số Cơ quan quản lý phải thường xuyên

Người dân khi đi

1

mua thuốc sẽ

theo dõi và kiểm tra

đúng giá nhất.
Đảm bảo cho
việc giảm chi phí
tối đa cho bệnh
nhân.
Nhóm giải pháp số Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các bệnh viện
2

cơ sở tuyến dưới.

Nhóm phương án

Nâng cao hoạt động sử dụng thẻ BHYT

chính sách số 2

và tạo cơ chế linh hoạt cho người sử
dụng thẻ.


Nhóm giải pháp số Quản lý trong khâu cấp thẻ BHYT.

Đảm bảo tất cả

3

các thẻ BHYT k
bị tùng lặp.

Nhóm giải pháp số Quản lý trong quá trình sử dụng thẻ
4

BHYT

IV. Các hoạt động và kết quả dự kiến
1. Nhóm phương án chính sách số 1
Giải pháp

Hoạt động

Chi phí

Lợi ích

Nhóm giải pháp

Niêm yết giá

Nguồn nhân lực,


Các loại thuốc

số 1

chuẩn của từng

vật lực, kinh phí

được niêm yết

loại thuốc

hoạt động

đúng giá.


Lập các tổ

Nguồn nhân lực,

Kiểm tra, đánh

chuyên môn đi

vật lực, kinh phí

giá chính xác thái

kiểm tra hoạt


hoạt động

độ thực hiện

động niêm yết

chính sách niêm

giá tại các bệnh

yết giá tại các

viện

bệnh viện

Nhóm giải pháp

Cung cấp trang

Nguồn tài chính

Có được trang

số 2

thiết bị hiện đại

để mua trang


thiết bị hiện đại,

và xây dựng cơ

thiết bị.

đáp ứng được

sở hạ tầng.

nhu cầu khám
chữa bệnh cho
người dân.

Đào tạo công tác

Thời gian đào

tập huấn cho đội

tạo.
lực của đội ngũ y
Kinh phí đào tạo.
bác sĩ được nâng

ngũ y bác sĩ

Trình độ năng


tuyến cơ sở có đủ

lên,giảm tải áp

trình độ chuyên

lực cho các bệnh

môn.

viện tuyến trên

Kết luận về phương án chính sách 1:
- Các phương án này góp phần giảm tối đa chi phí cho người bệnh, đồng thời
niêm yết giá thuốc đầy đủ, nâng cao chất lượng ,trình độ cho đội ngũ y bác
sĩ của các bệnh viện tuyến dưới . Cung cấp đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cở
sở hạ tầng giúp việc khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở khơng gặp khó khăn và
khám chữa bệnh kịp thời cho bệnh nhân.
2. Nhóm phương án chính sách số 2:


Giải pháp

Hoạt động

Chi phí

Lợi ích

Nhóm giải pháp


Kiểm tra các đội

Đội ngũ công tác

Xác định đúng

số 3

tượng tham gia

cán bộ quản lý.

đối tượng sử

vào việc sử dụng

dụng thẻ BHYT.

thẻ BHYT.
Nhóm giải pháp

Kiểm tra thường

Đội ngũ công tác

Giúp công tác

số 4


xuyên các đối

kiểm tra, giám

cấp phát thẻ sẽ

tượng đã sử dụng sát thẻ BHYT.

khơng bị trùng

thẻ BHYT. Nắm

lặp, tránh mất

bắt được tình

thời gian, chi

hình hoạt động

phí , xử lý các

của dịch vụ

trường hợp bị

BHYT.

trùng lặp thẻ.


Kết luận về phương án chính sách 2:
- Việc quản lý trong khâu cung cấp thẻ cũng như trong quản lý sử dụng thẻ
BHYT sẽ không bị trùng lặp, tránh lãng phí thời gian khi phải xử lý các
trường hợp bị cấp trùng lặp đồng thời giải quyết khâu khám chữa bệnh cho
bệnh nhân luôn được đảm bảo ở tình trạng tốt nhất, tránh lãng phí tiền của.
Và cũng nâng cao trình độ quản lý của cơ quan kiểm tra, giám sát.
3. Phân tích tác động rủi ro chính sách .

Mức độ đạt MT dự kiến Phương án 1

Phương án 2


Đảm bảo cho việc

8%

6%

10%

8%

giảm chi phí tối đa cho
bệnh nhân.
Nâng cao hoạt động sử
dụng thẻ BHYT và tạo
cơ chế linh hoạt cho
người sử dụng thẻ.
 Đánh giá phương án 1: Phương án 1 dự tính đáp ứng được 80% kế hoạch mục

tiêu. Trong quá trình niêm yết giá chuẩn của các loại thuốc thì các bộ ban nghành
liên quan trong quá trình niêm yết dễ gặp các rủi ro như chồng chéo về các cơ quan
liên quan tới việc đánh giá, niêm yết, mâu thuẫn giữa các chính sách.tạo ra các
khoảng trống chính sách, tốn nhiều thời gian cho soạn thảo các dự luật mới, việc
tổ chức tuyên truyền tập huấn cho các bệnh viện tuyến dưới và cung cấp trang thiết
bị cho bệnh viện tuyến cơ sở cũng mất nhiều thời gian công sức và tiền bạc.
 Đánh giá phương án 2 : Có thể đáp ứng được 50% mục tiêu.Phương án này có
rủi ro cao trong cơng tác quản lý, bởi tình trạng tham ơ, tham nhũng vẫn tồn tại
trong các cơ quan kiểm tra. Hay sự quản lý chồng chéo giữa các cơ quan chức
năng làm cho việc quản lý cấp sử dụng thẻ gặp nhiều khó khan và khó xử lý.

IV.

Đề xuất phương án

1. Phân tích lựa chọn chính sách
Ta có thể lập bảng sau :

Phương án Tính khả
thi

Hồn

Ít rủi ro

Thời gian

Tổng

thành mục

tiêu

1

7

8

8

7

28

2

6

5

7

6

24


 Từ bảng trên ta có thể thấy phương án 1 có tính khả thi cao nên nhóm
nghiên cứu quyết định chọn phương án 1 để thực hiện mục tiêu chính
sách .

2. Cơ hội và khó khăn .
Khi lựa chọn phương án chính sách 1 để giải quyết vấn đề về việc điều
chỉnh giá thuốc và cung cấp trang thiết bị hiện đại , đào tạo đội ngũ y bác
sĩ cho bệnh viện tuyến dưới , chúng ta có những cơ hội và khó khăn sau:
a) Cơ hội :
- Khi niêm yết được giá thuốc, người dân sẽ mua thuốc đúng giá nhất,
tránh tình trạng dân khơng biết giá và nhà bán thuốc bán giá cao.
- Phương án này tác động trực tiếp đến trình độ tay nghề cũng như
trang thiết bị máy móc hiện đâị cho đội ngũ y bác sĩ tuyến dưới nên sẽ
giảm được tình trạng vượt tuyến của các bệnh nhân với tâm lý phải
b)

bệnh viện tuyến trên mới có thể có dịch vụ tốt .
Khó khăn :
- Số tiền mua các loại trang thiết bị máy móc hiện đại vẫn cịn ở mức
giá cao.
- Trên thực tế trong q trình đào tạo vẫn cịn tình trạng chạy lấy bằng
cấp trong khi năng lực thực sự thì lại khơng có .
- Khó khăn trong việc kiểm tra và giám sát niêm yết.

V. kết luận và khuyến nghị
Nhóm phân tích khuyến nghị nhà quản lý lựa chọn phương án 1 để giải
quyết mục tiêu chính sách bao gồm các giải pháp:
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề cho đội ngũ y
bác sĩ ở các bệnh viện tuyến dưới .
- Niêm yết được giá chuẩn các loại giá thuốc.
 Kết quả đạt được sẽ trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại và nâng cao
trình độ chun mơn cho đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện tuyến dưới để
giải quyết những vẫn đề tâm lý của người bệnh khi nghĩ tuyến trên mới có
điều kiện để khám chữa bệnh làm giảm tình trạng vượt tuyến .



* Trong q trình tiến hành thực hiện chính sách chắc chắn sẽ gặp phải
những khó khăn như :
- Việc kêu gọi các nguồn quỹ tài trợ để mua các trang thiết bị là rất khó.
 Cần phải đánh trúng tâm lý của nhà đầu tư, phải có lợi ích khi đầu tư đó.
- Tình trạng tham nhũng là vấn đề cốt lõi trong việc thành bại của chính
sách, cần chú ý đặc biệt tới tâm lý của người điều hành chính sách và người
thực thi chính sách làm sao cho mỗi chính sách được đưa ra đều đạt được
mục tiêu ban đầu.
------------------------------------ Hết ---------------------------------------



×