Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Làm rõ quá trình đảng giải quyết xung đột với mỹ trước khi quyết định dùng bạo lực cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.59 KB, 27 trang )

lOMoARcPSD|12649298

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BÀI TẬP NHỎ 2
LÀM RÕ QUÁ TRÌNH
ĐẢNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỚI MỸ TRƯỚC
KHI QUYẾT ĐỊNH DÙNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG
GVHD: GVC. TS. Đào Thị Bích Hồng
Lớp L01 – Nhóm 16
SVTH: Nguyễn Minh Bảo

1912676

Bạch Ngọc Mai

1914105

Vũ Hồ Yến Nhi

1914528

Phan Kiến Quốc

1916078



Trịnh Quốc Tân

1910521

Hồng Huỳnh Nhã Uyên

1915870

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2021

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

1. Tình hình Việt Nam sau khi kí hiệp định Giơnevơ (7-1954)
Sau khi kí hiệp định Giơnevơ (7-1954), nước ta tạm thời chia làm hai miền Nam –
Bắc thông qua vĩ tuyến 17. Các bên tham gia Hội nghị nhấn mạnh rằng "Dù bất cứ trường
hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ"1. Sự chia cắt đó chỉ là tạm
thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng tổng tuyển cử "tự do và dân
chủ". Quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời
hạn 300 ngày; người dân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó,
họ được tự do đi lại. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam…
Lợi dụng cơ hội đó, Mỹ đã thay Pháp thực hiện chiến lược “lấp chỗ trống” ở miền
Nam, đưa Ngơ Đình Diệm lên làm Tổng thống, lập ra chính quyền tay sai. Mỹ là một đế
quốc có tiềm lực về kinh tế, quân sự đứng đầu thế giới và có chiến lược tồn cầu. Phải đối
đầu với kẻ thủ mạnh nhất thế giới là một thử thách khắc nghiệt đối với dân tộc Việt Nam.
1.1. Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ
Âm mưu xâm lược: Mỹ muốn biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu

dài Việt Nam; xây dựng miền Nam thành một căn cứ quân sự để tiến công ra Bắc và hệ
thống xã hội chủ nghĩa từ phía Đơng Nam khi có điều kiện; biến miền Nam thành một mắt
xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở Đông Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ
nghĩa xã hội xuống vùng này.
Thủ đoạn của Mỹ:
Đế quốc Mỹ sử dụng nhiều thủ đoạn về chính trị, kinh tế, văn hóa, qn sự, nhất là
nhanh chóng thiết lập bộ máy chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hịa do Ngơ Đình Diệm
làm Tổng thống, đó là chính quyền dựa vào Mỹ, bất hợp pháp, xây dựng lực lượng quân
đội được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Bộ máy chính quyền,

Đinh Phương, Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hịa bình Đông Dương,
truy cập ngày 26/01/2018.
1

3

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

lực lượng qn đội Sài Gịn trở thành cơng cụ đắc lực nhằm thi hành chính sách thực dân
mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Đế quốc Mĩ và chính quyền Ngơ Đình Diệm ra sức chống phá các lực lượng cách
mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Chính quyền Ngơ Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, lập “khu trù
mật”, “khu dinh điền” nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu nước kháng
chiến cũ. Với khẩu hiệu “giết nhầm cịn hơn bỏ sót”, chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ
cách mạng và những người dân vô tội. Chúng đàn áp phong trào đấu tranh đòi thi hành
Hiệp định Giơnevơ của các tầng lớp nhân dân; gây ra nhiều vụ thảm sát đẫm máu ở Bến

Tre, Quảng Nam, Phú Yên. Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm đã xé bỏ Hiệp định
Giơnevơ, cự tuyệt tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngày 13-5-1957, Ngơ Đình Diệm
thăm Mỹ và tun bố: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”1, đó là lập trường và
hành động bán nước trắng trợn.
Mỹ ra sức xây dựng các đô thị miền Nam, tạo ra bộ mặt kinh tế phồn vinh. Nhưng
thực chất, chúng muốn tranh giành đất, giành dân ở miền Nam. Từ đó, tạo bước đệm cho
các cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc, sang các nước láng giềng Lào và Campuchia.
1.2. Bối cảnh lịch sử Việt Nam và thế giới
Bối cảnh thế giới
Về thuận lợi, hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự,
khoa học kỹ thuật, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô. Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục
phát triển. Phong trào hịa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản.
Về khó khăn, xuất hiện đế quốc Mỹ hùng mạnh có âm mưu làm bá chủ thế giới, với
các chiến lược toàn cầu phản cách mạng được các đời tổng thống nối tiếp nhau xây dựng
và thực hiện. Thế giới đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang. Xuất hiện sự bất
đồng, chia rẽ trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.
1

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 91.

4

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

Bối cảnh trong nước
Về thuận lợi, miền Bắc được hoàn tồn giải phóng phát triển theo con đường xã hội

chủ nghĩa, làm căn cứ địa hậu phương cho cả nước. Thế lực của cách mạng đã lớn mạnh
hơn trước sau 9 năm kháng chiến. Có ý chí độc lập thống nhất của nhân dân cả nước.
Về khó khăn, đất nước chia làm hai miền, có chế độ chính trị khác nhau, miền Nam
do đế quốc, tay sai kiểm sốt, khơng chịu thực hiện hịa bình thống nhất đất nước. Kinh tế
miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt
Nam.
Trước tình hình phức tạp ấy, Đảng cần phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn
để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và phù hợp
với xu thế phát triển chung của thời đại. Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và địch,
từ tháng 7-1954, Đảng quyết định thay đổi phương thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh
chính trị, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi đối phương phải thi hành Hiệp định, tiếp tục
thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trong tình hình mới. Hội nghị
lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954), đã chỉ rõ:
“Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù
chính và trực tiếp của nhân dân Đơng Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế
quốc Mỹ”1.

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 91.

5

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

2. Khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

Một là: Lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ,
khơi phục kinh tế (1954-1957)
a) Tình hình chính trị
Sau ngày Hiệp định Giơnevơ (7-1954) được ký kết, cách mạng có những đặc điểm
và thuận lợi, khó khăn mới.
Giải phóng hồn tồn miền Bắc: Giải phóng Hà Nội (10-10-1954), Hải Dương (3010-1954), Hải Phòng ( 16-5-1954)
Đất nước bị chia làm hai miền, có chế độ chính trị, xã hội khác nhau: miền Bắc được
hồn tồn giải phóng phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam do chính
quyền đối phương quản lý, trở thành thuộc địa kiểu mới của để quốc Mỹ.1
Hoàn thành cuộc cách mạng ruộng đất: chỉ đạo hoàn thành 5 đợt cải cách ruộng đất
và triệt để giảm tô, tức giảm trên 3200 xã ở miền Bắc ( trừ vùng miền núi). Có sai lầm
nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất.
Trong quá trình cải cách ruộng đất, bên cạnh những kết quả đạt được, ta đã phạm
phải một số sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài trong chỉ đạo thực hiện. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm là chủ quan, giáo điều, khơng xuất phát từ tình hình thực
tiễn, nhất là những thay đổi quan trọng về quan hệ giai cấp, xã hội ở nơng thơn miền Bắc
sau ngày được hồn tồn giải phóng. Do đó, trong chỉ đạo, thực hiện cải cách ruộng đất,
đã cường điệu hóa đấu tranh giai cấp ở nông thôn, dẫn đến mở rộng quá mức đổi tượng
đấu tranh; sử dụng hình thức, phương pháp khơng phù hợp với đối tượng là địa chủ ở nông
thôn Việt Nam; trong chỉnh đốn tổ chức, đã nhận định sai về tình hình tổ chức cơ sở Đảng
ở nơng thơn, cho rằng về cơ bản đã bị địch lũng đoạn, từ đó dẫn đến xử lý oan nhiều cán

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 87
1

6

Downloaded by Khach Hiep ()



lOMoARcPSD|12649298

bộ, đảng viên tốt. Sai lầm này đã gây ra một số tổn thất đối với Đảng và quan hệ giữa Đảng
với nhân dân.
Hội nghị lần thứ X (9-1956), Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, kiên
quyết sửa sai. Đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, trong cải cách ruộng đất và chỉnh
đốn tổ chức, công khai tự phê bình trước nhân dân, thi hành kỷ luật đối với một số Ủy viên
Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương Đảng. Công tác sửa sai trong năm 1956 đã được Đảng
chỉ đạo, tiến hành một cách thành khẩn, kiên quyết, khẩn trương, thận trọng và có kế hoạch
chặt chẽ, nên từng bước đã khắc phục được những sai lầm đã xảy ra. Năm 1956 cũng đã
phê phán, uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời vấn đề Nhân văn Giai phẩm.
b) Tình hình kinh tế
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miễn Bắc là hàn
gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và phát triển
sản xuất nông nghiệp, ôn định xã hội, ôn định, đời sống nhân dân, tăng cường và mở rộng
hoạt động quan hệ quốc tế... để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau 9 năm chiến
tranh. Nơng nghiệp được coi là trọng tâm trong khôi phục kinh tế. Công nghiệp, tiểu thủ
công và giao thông vận tải được khôi phục, một số nhà máy mới được xây dựng.
Nhận rõ kinh tế miền Bắc cơ bản là nông nghiệp, Đảng đã chỉ đạo lấy khôi phục và
phát triển sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm. Việc khôi phục sản xuất nông nghiệp được
kết hợp với cải cách ruộng đất và vận động đổi công, giúp nhau sản xuất, đồng thời, chăm
lo xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp. Đến năm 1957, cơ bản nông nghiệp miền Bắc
đã đạt được năng suất và sản lượng của năm 1939, năm cao nhất dưới thời Pháp thuộc.
Nhờ đó nạn đói bị đây lùi, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề cơ bản trong nền kinh tế
quốc dân, góp phần ổn định chính trị, trật tự an ninh xã hội.
Cùng với khôi phục sẵn xuất nông nghiệp, việc khôi phục công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và giao thông vận tải cũng hồn thành. Hầu hết các xí nghiệp quan trọng đã được
phục hồi sản xuất và tăng thêm thiết bị, một số nhà máy mới được xây dựng.


7

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

Công cuộc giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất được tiếp tục đây mạnh. Để đảm
bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Dáng chủ trương dựa hẳn vào bần cố
nơng, đồn kết với trung nông, đánh đỗ giai cấp địa chủ, tịch thu ruộng đất của họ để chia
đều cho dân cày nghèo. Đến tháng 7-1956, cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành ở
đồng bằng, trung du và miền núi. Chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến ở miền Bắc đến
đây bị xóa bỏ hồn tồn. Hơn 9 triệu người trong hơn 2 triệu hộ nông dân lao động được
chia hơn 810.000 ha ruộng đất.
Trong quá trình cải cách ruộng đất, bên cạnh những kết quả đạt được, ta đã phạm
phải một số sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài trong chỉ đạo thực hiện. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm là chủ quan, giáo điều, không xuất phát từ tình hình thực
tiễn, nhất là những thay đổi quan trọng về quan hệ giai cấp, xã hội ở nơng thơn miền Bắc
sau ngày được hồn tồn giải phóng.
c) Tình hình văn hóa - xã hội
Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được phát triển nhanh. Đảng cùng nhân dân
trong nước bước vào thực hiện nhiệm vụ khôi phục, cải tạo các thành phần kinh tế theo
hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động nổi bật là phong trào bình dân học vụ ở thị xã phát triển
mạnh, phong trào đã lôi cuốn mọi lứa tuổi tham gia.
Hai là: Lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 – 1960)
a) Chủ trương
Coi sự kết thúc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là sự mở đầu của cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Kết hợp cải tạo cơ sở cũ với xây dựng cơ sở kinh tế mới, lấy xây dựng mới
là trọng tâm.
Đến tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 đề

ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế
cá thể và kinh tế tư bản tư đoanh (1958-1960). Cũng như tư duy, nhận thức chung của các
nước xã hội chủ nghĩa anh em lúc đó, coi nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội là có 2 thành
8

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

phần (quốc doanh và tập thể), Hội nghị đã xác định phải cải tạo kinh tế cá thể của nông
dân, thợ thủ công và buôn bán nhỏ, tư bản tư doanh, khuyến khích chuyển sở hữu cá thể
về tư liệu sản xuất thành sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức tồn dân và
tập thể. Mục tiêu trước mắt là xây dựng, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Tháng 4-1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua
Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp, xác định hình thức và bước đi của hợp tác
xã là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, do vậy hợp tác hóa phải đi đơi với thúy lợi hóa và
tổ chức lại lao động, để phát huy tính ưu việt và sức mạnh của tập thể. Hội nghị chỉ rõ ba
nguyên tắc cần được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng hợp tác xã là: tự nguyện, cùng
có lợi và quản lý dân chủ. Về vẫn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư đoanh, Hội nghị
chủ trương cải tạo hòa bình đối với giai cấp tư sản. Về chính trị, vẫn coi giai cấp tư sản là
thành viên của Mặt trận Tổ quốc, về kinh tế không tịch thu tư liệu sản xuất của họ, mà dùng
chính sách chuộc lại, thơng qua hình thức cơng tư hợp doanh, sắp xếp cơng việc cho người
tư sản trong xí nghiệp, dần dần cải tạo họ thành người lao động.1
b) Kết quả, ý nghĩa
Kết quả của ba năm phát triển kinh tế-văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958- 1960)
đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta.
Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương ồn
định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tạo nên những

chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở Miền Bắc. Đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được cải thiện một bước. Sự đồn kết nhất trí trong các tang lớp nhân
dân được tăng cường. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành, quản lý của Nhà nước
ngày càng được củng cố.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 90

1

9

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

3.1. Giai đoạn 1954-1956
3.1.1. Tình hình cách mạng và động thái của Mỹ
a) Tình hình cách mạng
Hội nghị Gionevo được kí kết với thỏa thuận lập lại hịa bình ở Đơng Dương, thắng
lợi to lớn của lực lượng hịa bình ở Đông Dương đã kết thúc ách thống trị của thực dân
Pháp ở miền Bắc, làm cho miền Bắc hoàn tồn giải phóng, tạo bàn đạp cho việc kiến thiết
nước Việt Nam sau này. Đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh.
+Đặc điểm thứ nhất của giai đoạn mới: chuyển từ chiến tranh sang hồn bình. Điều
này đặt ra một thách thức lớn trong việc thay đổi chính sách, nhiệm vụ, tổ chức và lề lối
làm việc sau tám năm kháng chiến.
+Đặc điểm thứ hai của giai đoạn mới: tạm thời hai miền Nam, Bắc phân thành hai
vùng, với vĩ tuyến quân sự tạm thời. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến đường lối hoạt
động của Đảng vì đã có sự phân vùng rõ rệt, khơng cịn chiến tranh rộng khắp. Ngoài ra,

phải vừa kiến thiết vùng đã lập được hịa bình vừa phải hỗ trợ miền Nam, tránh để sự đối
lập do ở hai chế độ khác nhau.
+ Đặc điểm thứ ba của giai đoạn mới: từ nông thông chuyển đến vào thành thị. Cụ
thể hơn là do chiến tranh nên những vùng do của cách mạng chủ yếu là ở nơng thơn. Khi
lập lại được hịa bình, cần phải tiếp quản cả thành thị, địi hỏi phải quản lý tốt hơn về cả xã
hội lẫn tiếp tục phát triển công nghiệp, kiến quốc.
+Đặc điểm thứ tư của giai đoạn mới: từ phân tán chuyển tới tập trung. Do chiến
tranh du kích nên việc tập trung lãnh đạo và thống nhất lãnh đạo bị hạn chế trong một phạm
vi nhất định. Đặt ra thách thức khi hòa bình, vừa phải lãnh đạo từ phân tán đến tập trung,
từ thống nhất đến chính quy mà cịn phải chỉ đạo công tác ở miền Nam cũng như đối ngoại.
+Đặc điểm thứ năm của giai đoạn mới: mối quan hệ giữa ba nước Việt Nam, Lào,
Cao Miên đã thay đổi. Khi hịa bình cần phải đặt lại mối quan hệ cả ba nước trên cơ sở
mới, do khi chiến tranh không phân biệt ranh giới giữa ba nước trong hành động quân sự.

10

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

b) Động thái của Mỹ.
Tại hiệp định Gionevo, Mỹ ra sức phá hoại nhưng bất thành. Sau hiệp định Mỹ tiếp
tục âm mưu can thiệp vào Đông Dương, thông qua việc đẩy mạnh thành lập “khối phịng
thủ Đơng Nam Á” và “khối liên minh phòng thủ Song Cửu Long” (bao gồm Thái Lan, Lào
và Cao Miên). Với mục đích pha hủy hịa bình ở Đơng Dương, Mỹ lợi dụng Chính phủ
Ngơ Đình Diệm để vi phạm Hiệp định đình chiến ví dụ như là: Đàn áp phong trào quần
chúng hoan nghênh đình chiến, phá cơ sở hạ tần, dụ dỗ, bắt ép đồng bào miền Bắc vào
Nam, không chịu trả hết tù binh, cán bộ và dân thường bị Pháp bắt… Vì vậy đặt ra một
nhiệm vụ mới trong quá trình giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

3.1.2 Nhiệm vụ và chính sách của Đảng.
Đứng trước những khó khăn thách thức đặt ra ở trong việc kiến thiết xã hội miền
Bắc và đấu tranh chống âm mưu phá hoại hịa bình đến từ Mỹ, nhiệm vụ chung của Đảng
ta là: “Đoàn kết và lãnh đạo đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phịng và khắc
phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hịa bình và ra sức hồn thành
cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân
để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh của đấu tranh chính trị của nhân dân ở miền
Nam, đặng củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong tồn
quốc.”1 Trong đó để làm rõ nhiệm vụ và chính sách của Đảng, ta phân tích các ý sau:
- Thực hiện đình chiến, củng cố hịa bình: trước tình hình mới đầy biến đổi, Đảng
đặt ra việc không tiếp tục sử dụng chính sách cũ. Thay khẩu hiệu “Kháng chiến đến cùng”
bằng khẩu hiệu mới là “hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”. Chủ trương nắm vững lá
cờ hòa bình, tránh để đế quốc Mỹ trực tiếp can thiệp kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông
Dương. Đảng cũng có sự thay đổi về chính sách: “trước ta tịch thu tài sản của đế quốc
Pháp, nay đã đàm phán thì có thể theo ngun tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, mà giữ
lợi ích kinh tế và văn hóa của Pháp ở Đơng Dương”2. Đảng chấp nhận đàm phán và chủ

1
2

Đảng Cộng sản Việt Nam(1999): Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 15, trang 287
Đảng Cộng sản Việt Nam(1999): Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 15, trang 168

11

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298


động đàm pháp với Pháp, tạo điều kiện để chấm dừng chiến tranh thơng qua việc “điều
chỉnh khu vực”. Có nghĩa là phân chia vùng hoạt động cho địch có thể rút quân và cho ta
có thể phát triển, xây dựng lực lượng. Điều này không phải là chia cắt, mà là “việc tạm thời
để đi đến thông nhất”. Không chỉ dừng lại ở đó Đảng và nhân dân cần phải kiên quyết thực
hiện các điều khoản trong Hiệp định đình chiến và của bản tun ngơn cuối cùng của Hội
nghị Gionevo, quyết tâm khơng để bị khiêu khích rơi và âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ
và đồng bọn phản động. Tuy nhiên, đồng thời đấu tranh xóa bỏ tư tưởng yên nhàng hưởng
lạc khiến cho tinh thần bị tê liệt, ý chí đấu tranh bị rời rạc. Có thể thấy đứng trước âm mưu
chống phá của Mỹ, ta khơng những kiên quyết thực hiện Hiệp ước hịa bình mà cịn ra sức
tạo điều kiện để Pháp có thể rút về nước, khơng gây khó khăn về lợi ích cho Pháp để hướng
tới mục đích lâu dài.
- Tiếp quản các thành thị và nơng thơn mới giải phóng: Nhiệm vụ tiếp quản các
vùng thành thị và nông thôn mới giải phóng là một nhiệm vụ rất quan trọng và vơ cùng
khó khăn. Nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra là ngăn ngừa phản động, các hành vi gây rối
trong thành phố và những hành động vô tổ chức, vô kỹ luật của một một số bộ đội và đơn
vị ở nông thôn và quân chúng nông dân khi vào thành phố. Đảm bảo trị an cho thành phố,
bảo vệ các tài sản công và tư, phục hồi nếp sinh hoạt bình thường cho thành phố ví dụ như
trường học, chợ , các phương tiện đi lại trong thành phố,… Chỉ tịch thu tài sản của những
cơ quan, xí nghiệp của chính phủ thuộc địa và ngụy quyền cịn tài sản tư nhân khác thì nhất
luật khơng được thu hồi. Bên cạnh đó, Đảng chủ trương chưa vội tiến hành cải cách ruộng
đất và thay đổi cơ cấu sản xuất, tránh ảnh hưởng đến việc sản xuất của các xí nghiệp.
- Phục hồi kinh tế quốc dân và chính sách kinh tế: Đảng chủ trương gọi thời kì sau
khi hịa bình lặp lại là “thời kì phục hồi”. Trước hết là cần nắm vững việc phục hồi và phát
triển sản xuất công nghiệp, đảm bảo lương thực và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó cịn
phải phục hồi lại giao thơng, hàng hóa, thủ cơng nghiệp, đánh bắt thủy sản,…Đảng chỉ thị
không được ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp tư nhân và công thương nghiệp
của địa chủ. Ngồi ra cịn phải thực hiệp theo hiệp định Gionevo thừa nhận quyền lợi kinh
tế của Pháp ở Việt Nam. “Không xâm phạm đến tài quyền của Pháp kiều, nhưng bắt họ
12


Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

phải tuân theo pháp luật của Chính phủ ta và phục hồi kinh doanh, khơng được đình chỉ
kinh doanh”1.
- Cơng tác ngoại giao và chính sách ngoại giao: Hội nghị Gionevo và chiến thắng
Điện Biên Phủ là lời khẳng định đanh thép về thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế.
Khẳng định cuộc chiến vì chính nghĩa của Việt Nam chống lại các nước đế quốc xâm lược.
Từ đó Đảng có thể mở rộng thêm những mối quan hệ mới với nước ngoài và đặc biệt là
củng cố tình hữu nghị với Trung Quốc và Liên Xơ. Cịn về Đông Dương, mối quan hệ được
đặt trong năm nguyên tắc lớn “tôn trạnh lãnh thổ và chủ quyền của nhau, khơng xâm lấn
nhau, khơng can thiệp vào nội chính của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, sống chung trong
hịa bình”2.
- Cơng tác miền Nam: Sau khi đình chiến, ở miền Nam, phương châm chiến đấu có
sự thay đổi, “từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị”. Nhiệm vụ được đảng
đặt ra trong giai đoạn này thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hịa bình, thực hiện tự
do dân chủ. Đồng thời, Đảng cùng với nhân dân dấu tranh chống những hành động khủng
bố, đàn áp, bắt bớ cán bộ và quần chúng nhân dân… Thay chủ trương tiêu diệt ngụy quân,
ngụy quyền để thống nhất bằng “chính sách khoan đãi, dung cách tồn quốc tuyển cử để
đi đến thực hiện thống nhất toàn quốc”. Thực hiện thống nhất do đôi bên thỏa thuận tiến
hành tổng tuyển cử, bầu ra chính phủ liên hợp thống nhất. Bên cạnh đó cịn cùng nước
Pháp điều chỉnh mối quan hệ, bảo hộ lợi ích dân tộc Việt Nam, chống lấy danh nghĩa dân
tộc độc lập dân tộc cấu kết với đế quốc Mỹ, bán lợi ích của nhân dân Việt Nam.

1
2

Đảng Cộng sản Việt Nam(1999): Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 15, trang 298

Đảng Cộng sản Việt Nam(1999): Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 15, trang 305

13

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

3.1.3 Tiểu kết
Hiệp định Gionevo và chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả của cuộc đấu tranh,
chiến đấu lâu dài của dân tộc về cả chính trị, quân sự và ngoài giao, phải trải qua hy sinh
xương máu để dành được thắng lợi. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ với âm mưu làm bá chủ thế
giới luôn muốn can thiệp vào tình hình Đơng Dương và khiêu khích chiến tranh. Bên cạnh
đó, chính quyền mới thay thế chế độ cũ ở miền Bắc gây nên những khó khăn trong cơng
tác quản lý, đặt ra những vấn đề cần phải bổ sung, thay đổi trong các cương lĩnh hay chính
sách. Trước hồn cảnh khó khăn chồng chất đó, Đảng kiên quyết thực hiện Hiệp định đình
chiến, bất chấp mọi thủ đoạn gây hấn đến từ Mỹ, chấp nhận thương lượng và chủ động
thương lượng với Pháp, thừa nhận quyền lợi kinh tế của Pháp tại Việt Nam. Không chỉ
dừng lại ở đó, Đảng cịn thực hiện chính sách “khoan đãi”, dung tổng tuyển cứ để thực hiện
thống nhất thay vì chiến tranh. Từ đó có thể thấy nỗ lực giữ vững lá cờ hịa bình của Đảng
trước âm mưu chống phá của Mỹ. Đảng ln tơn trọng Hiệp định đình chiến, sẵn sàng bảo
vệ mục tiêu hịa bình, khơng hiếu chiến kích động. Bên cạnh những chủ trương và chính
sách thay đổi đối với đế quốc, Đảng còn ra sức kiến thiết và ổn định lại cuộc sống người
dân ở miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Đặt nền tảng cho việc xây dựng, củng cố
lực lượng để có thể sẵn sàng cho mọi hồn cảnh phía trước.

14

Downloaded by Khach Hiep ()



lOMoARcPSD|12649298

3.2 Giai đoạn 1957-1958
3.2.1 Tình hình cách mạng và động thái của Mỹ
Từ sau hội nghị Gionevo đến nay, tình hình nước ta có nhiều thay đổi lớn. Đế quốc
Mỹ trực tiếp can thiệp ngày một sâu vào Đông Dương. Thái độ chính trị của các giai cấp
trong nước đang có những chuyển biến mới. Quan hệ giai cấp đang có chỗ thay đổi phức
tạp hơn trước. Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch và của Đảng, nhân dân đã thu
được những thành tích đầu tiên trong sự nghiệp cũng cố hịa bình, khơi phục kinh tế
Hịa bình được lập lại ở Đơng Dương, âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông
Dương của đế quốc Mỹ bị thất bại, chúng liền tìm mọi cách ép buộc thực dân Pháp và trực
tiếp can thiệp ngày một sâu vào Đông Dương
Từ hội nghị Mani, nhất là từ khi Manglet Phorangxo sang Mỹ về , thực dân Pháp để
cho Mỹ trực tiêp viện trợ và xây dựng quân đội cho Ngơ Đình Diệm chuẩn bị kéo miền
Nam Việt Nam vào khối liên minh Quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, đồng thời xuất tiếng
Việc trực tiếp can thiệp vào Lào, Cao miên, đế quốc Mỹ cử phái đồn Cơlin sang Đơng
Dương để thực hiện kế hoạch can thiệp trực tiếp vào Đông Dương và thi hành hiệp ước ma
ni ở Đông Dương. ở Việt Nam Nam Côlin đã giải quyết mâu thuẫn Diệm- Hinh bằng cách
đẩy Nguyễn Văn Hinh đi, cũng cố chính quyền Ngơ Đình Diệm, cải tổ quân đội Hinh và
bắt đầu xây dựng ứng thêm sáu sư đồn bảo an cho Diệm, dùng đơla mua chuộc những
phái chống lại Diệm

3.2.2 Nhiệm vụ và chính sách của Đảng
Đảng vẫn tiếp tục chọn giải pháp hòa bình và thực hiện nhiệm vụ: “đồn kết và lãnh
đạo nhân dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm
mưu phá hoại hiệp định đình chiến, để củng cố hịa bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng
đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân, để củng cố
miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam; nhằm


15

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hồn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc”1. Để
làm rõ các nhiệm vụ Đảng đã trình bày một số ý kiến về các nhiệm vụ theo trật tự dưới
đây:
Tiếp tục đấu tranh để thi hành hiệp định đình chiến: Hội nghị đề nghị rút thực hiện
rút quân ra miền Bắc, thực hiện đúng như trong điều Hiệp định để chuẩn bị tổng tuyển cử.
Chống đưa miền Nam Việt Nam tham gia bất cứ một khối liên minh quân sự nào và sử
dụng miền Nam Việt Nam để gây lại chiến tranh hoặc phục vụ cho một chính sách xâm
lược. Chống trả thù, phân biệt đối xử hoặc bóp nghẹt quyền tự do Dân Chủ và tính mạng
tài sản của nhân dân.Bên cạnh đó cịn tun truyền giáo dục cho tồn Đảng, toàn dân nhận
rõ kẻ thù trước mắt của nhân dân hiện nay là đế quốc Mỹ và tay sai của đế quốc Mỹ. Chính
quyền và đồng bào hai miền phải cố gắng trong việc lập lại và phát triển quan hệ, cố gắng
của chính quý và cố gắng của quần chúng kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau. Đồng bào
miền Nam càng ra sức đấu tranh đòi đặt lại quan hệ với miền Bắc, kết hợp chặt chẽ với
cuộc đấu tranh của nhân dân miền Bắc
Củng cố miền Bắc: Đảng nhận định: “củng cố hịa bình, thực hiện Thống Nhất,
hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc cần phải có lực lượng. Lực lượng bao gồm
tồn quốc, nhưng chủ yếu là ở miền Bắc”2.Chính vì thế, Đảng u cầu đánh đổ giai cấp địa
chủ, giải phóng nơng dân khỏi ách phong kiến, phá bỏ cơ sở xã hội của chủ nghĩa đế quốc
ở miền Bắc, củng cố cơ sở chính trị rộng lớn ở nơng thơn, trảnh thủ khơi phục kinh tế.
Khơng dừng lại ở đó, phải xây dựng lực lượng bộ đội chính quy chuẩn bị sẵn sàng cho
cuộc chiến tranh có thể diễn ra. Ngồi ra công tác tăng cương chất lượng giảng dạy và nâng
cao dân trí cho người dân cũng là điều được Đảng quan tâm, góp phần khơng nhỏ để đào

tạo cán bộ phục vụ kháng chiến và quản lí đất nước. Đối với cơng tác củng cố chính quyền
nhân dân: về chính trị, Đảng đã có những chính sách lớn hợp với tình hình và nhiệm vụ

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 16, trang 129

2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 16, trang 135

16

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

mới, thi xong cần phải ban hành những chính sách cụ thể hơn nữa. Ra sức đẩy mạnh việc
tuyên truyền giải thích phổ biến chính sách của chính phủ, Làm cho nhân dân hiểu biết,
tin tưởng chính xác và hăng hái làm đúng chính. Nhìn chung trong giai đoạn này, Đảng ra
sức chỉ đạo củng cố tình hình miền Bắc, ổn định đời sống nhân dân, chuẩn bị sẵn sàng cho
cuộc chiến có thể xảy ra trước hồn cảnh miền Nam đang đối mặt với sự đàn áp khắc nghiệt
của Mỹ.
Giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của đồng bào miền nam: Tình hình
trong nước cịn nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý tại miền Bắc và tiến hành rút quân
Việt Nam ra khỏi miền Nam, tạo điều kiện để Pháp rút quân. Bên cạnh đó hình thế giới
giai đoạn này, sau chiến tranh ở Triều Tiên và Đơng Dương, đang có xu hướng hịa bình
hóa. Thế giới không muốn phải chia lại bản đồ sau chiến tranh thế giới thứ hai, bên cạnh
đó về phía đồng minh của ta là Liên Xơ thì chun tâm phát triển Đơng Âu, cịn Trung

Quốc thì chưa ổn định và đang xảy ra những mâu thuẫn với Đảng Cộng Sản Liên Xơ. Chính
vì vậy mà dù Mỹ đã dùng Ngơ Đình Diệm lập nên Việt Nam Cộng Hịa với mục đích chia
cắt nước ta, phá hoại Hiệp định Gionevo, thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình địi dân chủ,…
Nhưng Đảng vẫn chỉ đạo đồng “giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị”1 và “Thực hiện
mở rộng mặt trận thống nhất dân tộc ở miền Nam, duy trì và phát triển phong trào bảo vệ
hịa bình trong Nam”2. Tuy nhiên như vậy, Đảng chỉ đạo đào tạo cán bộ, và chuyển công
tác một số cán bộ vào Nam để củng cố cơng tác quản lí và có thể thực hiện phản công.
Thực hiện mở rộng và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất: Để mở rộng mặt trận
chủ yếu là vùng mới giải phóng và miền Nam, Đảng yêu cầu các Đảng phái, các đoàn thể
nhân dân trong Liên Việt cần tuyên truyền vận động, tiếp xúc với những tiến bộ ở vùng
mới giải phóng và miền Nam, làm cho họ hiểu rõ chính cương của mặt trận,tăng cường và
bổ sung về cả chất và lượng. Tập trung vận động quần chúng xây dựng nông hội trong sạch

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 16, trang 150

2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 16, trang 150

17

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

và vững mạnh chính là một cơng tác quan trọng để mở rộng và củng cố mặt trận ở miền
Bắc

Tăng cường công tác ngoại giao: từ nông thôn vào thành thị, mọi hoạt động lớn của
Đảng đều có quy mơ và thể thống một quốc gia. Cần tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của
nhân dân và chính phủ các nước. Phương châm chính sách ngoại giao của Đảng là củng
cố khơng nên tình đồn kết hữu nghị với Liên Xô, Trung Trung Quốc và các nước dân chủ
nhân dân. trong hoạt động quốc tế và đấu tranh ngoại giao, thực hiện phối hợp chặt chẽ với
các nước anh em, giao hữu với bất cứ nước nào công nhận năm ngun tắc chung sống hịa
bình, dùng cách thương lượng đã giải quyết mọi vấn đề xung quanh.
3.2.3 Tiểu kết
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tìm mọi cách để phá hoại hiệp định Gionevo. Miền Bắc
chưa thật được cũng cố, miền Nam Việt Nam cũng như hai nước Lào và Cao Miên đang
sống dưới chế độ thực dân và phong kiến. Khó khăn tuy nhiều nhưng tạm thời, Đảng và
tồn dân quyết tâm thì nhất định khắc phục được. Bên cạnh khó khăn vẫn có những thuận
lợi , nhân dân đồn kết, kiên quyết đấu tranh cho hịa bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ,chính sách của Đảng đúng, được nước bạn giúp đỡ, nhân dân Pháp và nhân dân u
hịa bình trên thế giới và ủng hộ cuộc đấu tranh chính của Đảng.
Trước tình hình trong nước chưa ổn định, cịn nhiều khó khăn trong cơng tác quản
lý của chính quyền mới ở miền Bắc. Cịn về phía miền Nam thì quân và cán bộ của Việt
Nam buộc phải rút ra miền Bắc theo hiệp định Gionevo, gây khó khăn trong cơng tác quản
lý. Bên cạnh đó, cộng thêm chủ trương hịa bình hóa của thế giới, dù chính quyền MỹDiệm ra sức lật lọng, phá vỡ các điều khoản trong Hiệp định, Đảng vẫn chủ trương nhân
nhượng và thực hiện hiện chính sách hịa bình. Tuy nhiên, Đảng và nhân dân hai miền cũng
tích cực chuẩn bị vũ khí, quân đội để sẵn sàng cho chiến tranh nổ ra ở miền Nam.

18

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

Hội nghị lần 8 tin rằng dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ Tịch và Trung ương Đảng,

toàn Đảng và toàn dân sẽ tăng cường đoàn kết, nâng cao cảnh giác, nâng cao trí khí hơn
nữa, ra sức cơng tác, quyết giành thắng lợi to lớn trong việc củng cố hịa bình, thực hiện
thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do và hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả
nước
3.3 Giai đoạn 1959-1960
3.3.1 Tình hình cách mạng và động thái của Mĩ.
Trong 4 năm hịa hỗn chưa quyết định đánh Mĩ. Ta vẫn chọn giải pháp hịa bình
thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định đã ký, tạm chia cắt 2 miền, quyết định đánh cịn khó
khăn. Tình hình thế giới giải quyết xung đột vũ trang bằng biện pháp hịa bình, các phe
đang ở thế cân bằng chính vì vậy xu hướng hịa hỗn xuất hiện và họ muốn giữ nguyên
trạng miền nam Việt Nam không muốn ngọn lửa chiến tranh miền Nam thành chiến tranh
thế giới . Mặc khác Liên Xô và Trung Quốc đang căng thẳng hạn chế việc ủng hộ Việt
Nam chiến tranh
Đầu năm 1959, với việc ban hành "Luật 10/59", Mỹ - Diệm đã tăng cường sử dụng
bạo lực phát xít, thẳng tay đàn áp, bắt giam và sát hại quần chúng cách mạng. Hành động
khủng bố thâm độc và tàn bạo của Mỹ - Diệm chẳng những không khuất phục được nhân
dân ta, không dập tắt được ngọn lửa đấu tranh của quần chúng cách mạng miền Nam, mà
còn phơi bày bản chất xâm lược và bán nước của chúng. Đây là thời kỳ đen tối nhất của
cách mạng miền Nam. Mặc dù chịu nhiều tổn thất về lực lượng, nhưng về căn bản, phong
trào cách mạng vẫn được giữ vững, cơ sở của đảng vẫn được củng cố và phát triển. Qua
thực tế đấu tranh với địch, cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng ngày càng có kinh
nghiệm trong việc vận dụng phương châm và hình thức đấu tranh cách mạng, từng nơi,
từng lúc, đã khéo tiến công vào chỗ yếu của địch, từng bước dồn chúng vào thế bị động.
Trong vịng kìm kẹp của Mỹ - Diệm, đơng đảo quần chúng cách mạng đã kết thành một
khối, siết chặt đội ngũ, chờ thời cơ, sẵn sàng hành động, quyết một phen sống mái với kẻ
thù.

19

Downloaded by Khach Hiep ()



lOMoARcPSD|12649298

Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định
để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
Phong trào Đồng khởi nổ ra. Phong Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương:
Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi), rồi lan ra khắp
miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. Tháng
1/1960, phong trào nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (Mỏ Cày Bến Tre), rồi lan nhanh ra các tỉnh, huyện khác. Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền
địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất
của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
3.3.2 Nhiệm vụ và chính sách của Đảng
Sau một thời gian nghiên cứu tình hình và kế thừa các quan điểm về đường lối cách
mạng miền Nam trong các kỳ hội nghị trước đó, tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã vạch ra đường lối, phương pháp cách mạng miền
Nam. Nghị quyết xác định: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “giải phóng
miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người
cày có ruộng, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một
nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”1. Về phương pháp
cách mạng, nghị quyết chỉ rõ: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở
miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”2. Hội nghị lần thứ 15 của
Đảng cũng nhận định khả năng phát triển của tình hình: “Đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến
nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng
có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ… và thắng lợi cuối cùng nhất
định về ta”3.
Những quan điểm của Nghị quyết 15 tạo ra bước ngoặt chiến lược về đường lối,
phương pháp cách mạng miền Nam. Được ánh sáng Nghị quyết 15 soi đường, phong trào

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.81.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Sđd, tr.82.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Sđd, tr.85.

1

2

20

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

đấu tranh của nhân dân miền Nam vốn đã âm ỉ, dồn nén, nay bùng nổ dữ dội và ngày càng
lan rộng, dâng cao bằng nhiều hình thức, diễn ra mạnh mẽ theo phương châm “hai chân,
ba mũi”, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang (LLVT),
giữa chính trị, quân sự và binh vận, đập tan từng mảng lớn bộ máy chính quyền tay sai ở
cơ sở, giành quyền làm chủ hàng nghìn xã, thơn, giải phóng khoảng 5,6 triệu dân khỏi ách
áp bức, kìm kẹp của địch. Phong trào Đồng khởi chính là biểu hiện cụ thể, sinh động của
sự vận dụng sáng tạo nghị quyết vào thực tiễn đấu tranh của các cấp ủy Đảng và nhân dân
miền Nam.
Việc chỉ đạo cách mạng miền Nam mở đầu chiến tranh bằng phong trào Đồng khởi
giành chính quyền về tay nhân dân là một quyết định hết sức sáng suốt của Đảng ta. Quyết
định đó bảo đảm phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam được xác định trong Nghị
quyết 15, đáp ứng được nguyện vọng cháy bỏng giành độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân
tộc Việt Nam nói chung, nguyện vọng của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ miền Nam nói riêng.
Đồng thời, bảo đảm cho Đảng ta giữ vững tự chủ, tránh được sự áp đặt từ bên ngoài, nhất
là đối với chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng miền Nam, ngăn chặn

không để kẻ thù tạo cớ leo thang chiến tranh, bảo vệ được thành quả cách mạng ở miền
Bắc và tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Trong lãnh đạo nhân dân nổi
dậy, Đảng ta đã có chủ trương, đường lối đúng, sách lược mềm dẻo, tích cực chuẩn bị xây
dựng cơ sở và lực lượng ở các địa bàn xa miền Bắc, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính
trị của quần chúng có sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng vũ trang địa phương với hình
thức đấu tranh vừa bí mật vừa hợp pháp cơng khai, bảo đảm cho phong trào Đồng khởi
giành thắng lợi.
Trong và sau Đồng khởi, công tác xây dựng, khôi phục tổ chức đảng, phát triển đảng
viên ở các đảng bộ được tiến hành khẩn trương. Sự khôi phục, phát triển mạnh mẽ về số
lượng, chất lượng các tổ chức đảng đã nâng cao sức mạnh lãnh đạo, tạo chuyển biến toàn
diện, động lực mới cho các lực lượng chính trị, quân sự miền Nam phát triển. Để lãnh đạo
thành công việc xây dựng, khôi phục và phát triển lực lượng trong điều kiện cách mạng bị
21

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

tổn thất nặng nề, Đảng đã dựa vào nhân dân lãnh đạo và phát động nhân dân nổi dậy đồng
loạt giành quyền làm chủ ở nông thôn, tạo điều kiện cho những nhân tố tích cực của lực
lượng cách mạng trong quần chúng phát triển mạnh mẽ, tạo nên sức mạnh mới cho cách
mạng miền Nam
3.3.3 Tiểu kết
Từ Nghị quyết 15 đến Phong trào Đồng khởi, Đảng ta đã có thêm những điều kiện
thực tiễn quan trọng để rút ra được nhiều bài học lớn về chỉ đạo cách mạng, như: đánh giá
đúng địch và ta, nắm vững quan điểm bạo lực, quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công.
Đặc biệt, Phong trào Đồng khởi ở miền Nam (1959 - 1960) chính là hình ảnh sinh động
nhất của sự gặp gỡ giữa ý Đảng và lòng Dân. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã tạo

ra bước ngoặt chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là kết quả của
sự chuyển hướng đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn của Đảng. Thất bại của đế
quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngơ Đình Diệm trong thiết lập bộ máy cai trị điển hình của chủ
nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, cùng với những mâu thuẫn nghiêm trọng
trong giới chóp bu của chính quyền tay sai Sài Gòn làm bộc lộ mặt yếu cơ bản của MỹDiệm về chính trị, tinh thần, báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của chế độ chính trị Sài Gòn, là
nguyên nhân trực tiếp buộc địch phải chuyển chiến lược sang “chiến tranh đặc biệt” trong
thế bị động. Những thất bại của địch trong và sau phong trào Đồng khởi làm thay đổi chiến
lược về tương quan, so sánh lực lượng giữa ta-địch theo hướng có lợi cho ta, đồng thời
cung cấp thêm luận chứng thực tiễn khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, là
điều kiện, cơ sở quan trọng để Đảng ta tiếp tục lãnh đạo thực hiện phương châm kết hợp
chính trị, quân sự với binh vận trong đấu tranh, đưa cách mạng miền Nam đến toàn thắng.

22

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

4. Tổng kết và nhận xét
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bền bỉ và anh dũng của nhân dân Việt Nam
đã giành được thắng lợi, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (7 - 1954), công nhận
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Thế nhưng, sau ngày Hiệp định được ký kết, đế quốc Mỹ đã gạt thực dân Pháp, trực
tiếp viện trợ và giúp chính quyền Sài Gịn xây dựng qn đội, hịng biến miền Nam nước
ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chia cắt lâu dài Việt Nam, ngăn
chặn ảnh hưởng của CNXH xuống Đông Nam Á, răn đe phong trào giải phóng dân tộc
đang trên đà phát triển.
Để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ - một kẻ thù có tiềm
lực mạnh về kinh tế, quân sự đứng đầu phe chủ nghĩa đế quốc cùng với bè lũ tay sai, trên

cơ sở đánh giá đúng bản chất, âm mưu và hành động của kẻ thù; đánh giá lực lượng so
sánh đôi bên với quan điểm cách mạng và khoa học; bám sát diễn biến thực tế của tình hình
chiến trường trong nước, khu vực và thế giới; vững tin vào lòng yêu nước và sức mạnh to
lớn của nhân dân, Đảng ta đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân để lãnh đạo, chỉ đạo
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến hành sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền
Bắc, thống nhất Tổ quốc. Đường lối ấy của Đảng khơng ngừng được bổ sung, ngày càng
hồn chỉnh qua các Đại hội, Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, cụ thể
từ năm 1954 đến năm 1960, là nhân tố quyết định trực tiếp thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc, đế quốc Mỹ đã từng
bước thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, tại Hội nghị Trung ương 6
khóa II (6 - 1954) Đảng ta đã xác định: Kẻ thù chính của nhân dân u chuộng hịa bình
thế giới và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương là đế quốc Mỹ.
Về sách lược cách mạng, Đảng và Chủ tich
̣ Hồ Chí Minh đã nhận định: Do tình hình mới,
ta thay đổi phương châm, chính sách và sách lược đấu tranh cốt để thực hiện một cách
thuận lợi mục đích trước mắt.
Đến tháng 9 năm 1954, Nghị quyết của Bộ Chính trị về tình hình mới, nhiệm vụ
mới và chính sách mới của Đảng đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc
23

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chuyển sang hồ bình;
nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển
đến tập trung. Trong điều kiện đó, Hội nghị Trung ương 7 khóa II (3 - 1955) và Trung ương
8 khóa II (8 - 1955) đã xác định phương hướng, nhiệm vụ của cuộc chiến tranh: “Muốn

chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hồn thành độc lập
và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh
cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam”1.
Tiếp đến Hội nghị Trung ương 13 khóa II (12 - 1957) của Đảng xác định đường lối
tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: “Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực
hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”2.
Cuối năm 1958 đầu năm 1959, Mỹ - Diệm tiến hành chính sách cai trị tàn bạo, phát
xít hóa, đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng ở miền Nam. Thực tiễn đòi hỏi nhân dân
miền Nam phải vùng lên đấu tranh với kẻ thù. Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa II tổ chức Hội nghị Trung ương 15 (1 - 1959) họp bàn về cách mạng miền
Nam. Nghị quyết phân tích rõ tính chất, mâu thuẫn trong xã hội miền Nam. Từ đó, xác định
rõ lực lượng cách mạng, kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam; xác định phương
pháp cách mạng và con đường mới; dự kiến về khả năng phát triển của tình hình, xây dựng
mặt trận để tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai, khẳng định sự
tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam là yếu tố quyết định giành thắng lợi của
cách mạng miền Nam.
Việc xác định đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo đã thể hiện
tầm nhìn xa trơng rộng, tư duy chiến lược, tài thao lược xuất sắc của Đảng, nhất là ở những
thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Đảng ta đã tìm ra phương pháp và
hình thức đấu tranh thích hợp nên đã đối phó có hiệu quả với địch, đưa cách mạng tiếp tục
phát triển. Bước chuyển biến mới, rõ rệt nhất của cách mạng ở miền Nam là sau khi có

Đảng Cộng sản Việt Nam (1985),Một số Văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1965), tập I, Nxb CTQG,
Hà Nội, tr.23
2
Sđd, tr. 32
1

24


Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng (tháng 1/1959), lực lượng ba thứ
quân và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp từng bước hình thành. Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
Các căn cứ địa cách mạng tại chỗ được khôi phục và mở rộng; đường bộ 559, đường
biển 759 được hình thành và phát huy tác dụng… Sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của miền
Bắc đã thúc đẩy cách mạng miền Nam phát triển; đã vượt qua thử thách nghiêm trọng nhất,
từ thối trào và giữ gìn lực lượng đã chuyển sang thế tiến công.
Đại hội đại biểu lần thứ III (9 - 1960), của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh đất nước
vẫn tạm thời chia làm hai miền, mỗi miền có một chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc
quá độ lên xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
để tiến tới thống nhất đất nước. Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng Việt Nam:
“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hồ bình, đẩy mạnh cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng
một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp
phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hồ bình ở Đơng Nam Á và thế giới”1.
Đảng ta cũng đã kịp thời chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam từ khởi
nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng; kết hợp nhuần nhuyễn giữa khởi nghĩa vũ trang
với chiến tranh cách mạng; đưa cuộc chiến tranh của nhân dân ở miền Nam phát triển phù
hợp với tình hình mới; đánh địch bằng cả qn sự và chính trị, bằng cả ba mũi giáp công;
trên cả ba vùng chiến lược. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Thực tế đã chứng minh, sự gắn bó của
cách mạng hai miền đã tạo nên sức mạnh vơ địch trên tồn đất nước. “Miền Bắc đã dốc
vào chiến tranh giữ nước và cứu nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và

hoàn thành một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước.”
Còn nhân dân miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thể hiện vai trò quyết định
trực tiếp trong việc đánh đổ đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện sáng tạo đường lối cách

1

Sđd, tr.45

25

Downloaded by Khach Hiep ()


lOMoARcPSD|12649298

mạng của Đảng trong cuộc chiến đấu kiên cường, dẻo dai, vượt qua mọi thử thách ác liệt,
sáng tạo ra nhiều cách đánh đầy uy lực như đồng khởi, vành đai diệt Mỹ, đánh địch bằng
hai chân, ba mũi, ba vùng... xứng đáng là thành đồng của Tổ quốc.
Đường lối chiến tranh nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1960) là quá trình hình thành, bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh qua các Hội nghị
và Đại hội của Đảng từ năm 1954 đến năm 1960, đó là đường lối chiến tranh tồn dân, tồn
diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, và được tập trung trên những nội dung chủ yếu:
Xác định mục đích, đối tượng, nhiệm vụ chiến tranh là đánh thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay
sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc; về chủ trương phát huy sức mạnh tổng hợp
hai miền Nam, Bắc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; và chủ trương tiến
hành phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân với đặc trưng nổi bật kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao; kết hợp chiến tranh du kích với
chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, thực hiện làm chủ để tiêu
diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy để giành
thắng lợi cuối cùng, cả nước hòa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối chiến

tranh độc đáo, sáng tạo đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn và vận dụng sáng tạo nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng với truyền
thống và tinh hoa về nghệ thuật đánh giặc, giữ nước của tổ tiên và những kinh nghiệm về
nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của các nước xã hội chủ nghĩa và của thế giới. Đó cũng là
nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân ta trong thế kỷ XX.

26

Downloaded by Khach Hiep ()


×