Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Tiểu luận cao họcAn ninh biển đông dưới tác động từ chính sách của mỹ, trung quốc từ năm 2008 đến nay và đối sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.44 KB, 80 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Biển Đơng có vị trí quan trọng trong địa – chính trị thế giới và có ý
nghĩa đặc biệt với các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đây là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, nhất là các mỏ dầu và khí tự
nhiên, là tuyến đường huyến mạch thương mại trên biển nối liền các quốc gia
Tây Á và Nam Á với các nước phía Đơng và Bắc Á cũng như trên thế giới.
Những tranh chấp về lợi ích kinh tế, quân sự chiến lược trên Biển Đông
được biết đến từ đầu thế kỷ XX. Nhưng bước vào thế kỷ XXI, vấn đề an ninh
Biển Đông mới thực sựthu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều quốc gia và dần trở
thành không gian cạnh tranh chiến lược gián tiếp giữa các cường quốc. Từ
năm 2007, những tranh chấp trên Biển Đông ngày càng trở nên căng
thẳng.Đỉnh cao là vấn đề Biển Đông được đưa ra tại Hội nghị Diễn đàn khu
vực ASEAN (ARF) 17 tại Hà Nội, trong đó có 11 trong tổng số 28 nước tham
dự hội nghị thể hiện quan ngại về những diễn biến mới ở Biển Đông, đặc biệt
là thái độ cứng rắn và hành động quyết liệt từ phía Trung Quốc. Việc tranh
chấp Biển Đông được đưa ra thảo luận tại ARF là một sự kiện mang tính lịch
sử của diễn đàn này, đồng thời cũng thể hiện đây là mối quan tâm chung của
nhiều quốc gia trong khu vực.
Lịch sử đã cho thấy, các nước lớn và mối quan hệ giữa các cường quốc
ln đóng vai trị quyết định trật tự thế giới và chi phối hệ thống các quan hệ
quốc tế.Trong bối cảnh hiện nay, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong
những nhân tố tác động mạnh đến tình hình chính trị và an ninh của khu vực
cũng như trên thế giới, trong đó có vấn đề an ninh trên Biển Đông. Bản chất
trong mối quan hệ Mỹ - Trung luôn là hợp tác – cạnh tranh và Biển Đông đang
là một trong những điểm mấu chốt trong cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ.
1




Năm 2008, với việc B. Obama lên nắm chính quyền, Mỹ đã từng bước
xem xét lại chính sách của mình ở châu Á – Thái Bình Dương. Chiến lược
“tái cân bằng”, đặt trọng tâm chiến lược sang khu vực này đã được chính
quyền Obama thực thi từ năm 2009. Việc thực hiện chính sách “xoay trục”
sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đơng, được xem
là chiến lược quan trọng nhằmvực dậy nền kinh tế của Mỹ sau cuộc khủng
hoảng tài chính cũng như củng cố và nâng cao vị thế của Mỹ tại khu vực này.
Mặt khác, giai đoạn này ở khu vực Đông Á, sức mạnh tổng hợp của
Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng. Trung Quốc giữ vị trí cường quốc chi
phối mạnh mẽ quan hệ quốc tế trong khu vực, đồng thời thể hiện những chính
sách cứng rắn và quyết liệt đối với những tranh chấp trên Biển Đông. Năm
2008 là thời điểm đánh dấu 30 năm Trung Quốc cải cách, mở cửa nền kinh tế.
Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch lấy năm 2008 là năm khẳng định vị thế cường
quốc của mình thơng qua việc thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo và sức mạnh
kinh tế với ước muốn vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Do vậy,
những “chuyển mình” của Trung Quốc trong chính sách phát triển kinh tế và
gia tăng phạm vi ảnh hưởng có tác động khơng nhỏ đối với các nước trong khu
vực, bao gồm cả an ninh trên Biển Đông.
Đặt trong quan hệ với hai cường quốc trên thế giới: với Trung Quốc,
Việt Nam là quốc gia láng giềng và có quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện; với Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác hợp tác tồn diện. Do đó, những biến
động từ mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ - Trung tất yếu có những tác
động khơng nhỏ đến Việt Nam. Bên cạnh đó, là quốc gia có đường bờ biển
dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, nằm bên bờ Tây của Biển Đông,
Việt Nam cũng phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ những tranh chấp trên
biển và đặc biệt từ chính sách của Mỹ, Trung Quốc đối với Biển Đông.
Trước những diễn biến và chiều hướng phát triển trong chính sách của
Mỹ, Trung Quốc và tác động của nó đối với an ninh trên Biển Đơng nói chung

và Việt Nam nói riêng, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “An ninh Biển
Đơng dưới tác động từ chính sáchcủa Mỹ, Trung Quốc từ năm 2008 đến nay
và đối sách cho Việt Nam”.
2


2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan hệ Mỹ - Trung và những chính sách của hai nước đối với khu vực
châu Á – Thái Bình Dương và Biển Đơng cũng như chiến lược để kiềm chế
đối trọng lẫn nhau là chủ đề thu hút được nhiều học giả, chuyên gia, các nhà
báo trong nước và quốc tế quan tâm, nghiên cứu.
Trong đó, có thể kể đến tác phẩm “Obama and China’s rise: An
Insider’s account of America’s Asia strategy” năm 2012 của tác giả Jeffrey A.
Bader - Cố vấn ngoại giao kỳ cựu của Bộ Ngoại giao Mỹ và nguyên là Giám
đốc Cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới chính quyền Obama.
Tác phẩm được Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật tổ chức dịch năm
2014 với tựa đề “Obama và sự trỗi dậy của Trung Quốc bên trong chiến lược
của Mỹ”. Cuốn sách tập trung trình bày những nỗ lực trong chính sách đối
ngoại của chính quyền Obama nhằm phát triển quan hệ với Trung Quốc; đồng
thời cũng tập trung nhiều vào Đông Nam Á – ASEAN.
Cuốn sách “Biển Đơng: Cuộc tìm kiếm đồng thuận nan giải” xuất bản
năm 2013 của tác giả người Nga G. M. Lokshin – Tiến sĩ sử học, chuyên gia
khoa học hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc
Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga. Tác phẩm được nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2016. Nội dung cuốn sách đi sâu
vào phân tích tình hình phức tạp trong giai đoạn 2009 – 2012 tại Biển Đông –
nơi đang diễn ra cuộc tranh chấp giữa các nước lớn, giữa Trung Quốc và các
nước trong khu vực về chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo ở Biển Đông, về

các ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Các học giả Việt Nam cũng đã đưa ra những cơng trình nghiên cứu về
mối quan hệ Mỹ - Trung và những tác động đến khu vực châu Á, bao gồm
những ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trên Biển Đông như:
Cuốn sách “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam
Á -ba thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh” là nghiên cứu của tập thể các tác
giả của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, năm 2014, do PGS. TSKH. Trần

3


Khánh làm chủ nhiệm. Tác phẩm lý giải nguyên nhân, cơ sở, tiến trình phát
triển và tác động, xu hướng của mối quan hệ hợp tác cạnh tranh Mỹ - Trung.
Cuốn sách “Thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc – Những điều
chỉnh chính sách với Mỹ và các tác động đến khu vực châu Á – Thái Bình
Dương” xuất bản năm 2015, do PGS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương làm chủ
biên. Cơng trình nghiên cứu của tác giả đưa ra định hướng chính sách của
Trung Quốc thời gian tới và tạo cơ hội cho việc hoạch định chính sách đối
ngoại của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc trong khi thực hiện chính sách hội
nhập quốc tế.
Ngồi ra, cịn có một số bài báo phân tích trên các trang web uy tín như
VnExpress.net và nghiencuubiendong.net: “Tranh chấp Biển Đơng: Những
tính tốn chiến lược và triển vọng giải quyết xung đột” trích từ tham luận của
Tiến sĩ người Ấn Độ Subhash Kapila được mời tham dự Hội thảo Quốc tế về
Biển Đơng hay bài viết “Nhìn lại chính sách của Trung Quốc đối với tranh
chấp Biển Đông từ 2007 đến nay”của tác giả Đỗ Thanh Hải & Nguyễn Thùy
Linh trong “Chương trình Nghiên cứu Biển Đơng”…
Trong những năm gần đây, vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên căng
thẳng và đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Từ đó, tác giả nhận thấy sự
cần thiết của việc nhìn nhận đúng đắn tình hình Biển Đơng dưới tác động từ

chính sách của Mỹ và Trung Quốc trong gần một thập kỷ qua. Hơn nữa, để áp
dụng những kiến thức đã tích lũy được trong thời gian học tậpcũng như tập
định hình tư duy đối sách cho Việt Nam trước vấn đề an ninh bất ổn ở Biển
Đôngtrong thời điểm hiện nay, tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp và phân
tíchcác tài liệu thu thập được để hồn thành khóa luận tốt nghiệp “An ninh
Biển Đơng dưới tác động từchính sách của Mỹ, Trung Quốc từ năm 2008 đến
nay và đối sách cho Việt Nam”.
3.
3.1

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách
của Mỹ, Trung Quốc đối với Biển Đơng và tác động của nó tới an ninh Biển

4


Đông kể từ năm 2008 đến nay, tác giả đưa ra một số đánh giá và kiến nghị đối
sách cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
3.2

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích đã đặt ra, khóa luận cần thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân tích đặc điểm quan hệ Mỹ - Trung từ năm 2008 đến nay và các
nhân tố tác động đến an ninh biển Đơng.
- Phân tích chính sách của Mỹ và Trung Quốc đối với vấn đề Biển
Đơng và tác động của chính sáchnày đối với an ninh ở Biển Đông từnăm 2008
đến nay.

- Đánh giá tác động từ chính sách của Mỹ, Trung Quốc đối với an ninh
Biển Đông và kiến nghị đối sách cho Việt Nam.

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là chính sách của Mỹ, Trung
Quốc đối với Biển Đơng và tác động của các chính sách này tớian ninh Biển
Đông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu an ninh Biển Đông dưới tác
động của chính sách Mỹ, Trung Quốc từ năm 2008 đến nay.
- Về không gian: trục Biển Đông gắn với quan hệ Trung – Mỹ, các bên
trong tranh chấp Biển Đông ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam.

5.
5.1

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nhữngquan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nướcvề chính sách đối ngoại và cáctrường phái trong quan hệ
quốc tế.

5.2

Phương pháp nghiên cứu

5


Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học
xã hội nói chung và ngành quan hệ quốc tế nói riêng: phương pháp tổng hợp,
phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử - cụ thể: giúp đặt các vấn đề nghiên
cứu vào từng bối cảnh của thế giới và khu vực trong tiến trình lịch sử để có
cái nhìn đúng đắn, tồn diện và phương pháp đánh giá, dự báo để từ đó kiến
nghị đối sách cho Việt Nam trước những diễn biến mới liên quan đến vấn đề
Biển Đơng.
6.

Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
Khóa luận là cơng trình tổng hợp, phân tích các mặt hợp tác - cạnh
tranh trong chính sách của Mỹ và Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đôngdựa
trên quan điểm của chủ nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Tự do. Đồng thời, tác
phẩm còn đánh giá tác động vàđưa ra kiến nghị từ chính sách của Mỹ, Trung
đối với Cộng đồng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, đây có
thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu dựng cho các bạn sinh viên chuyên ngành
quan hệ quốc tế trong quá trình học tập và tìm hiểu vấn đề Biển Đơng trong

7.

thời điểm hiện nay.
Kết cấu đề tài khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận được kết
cấu bởi 3 chương và 8 tiết
CHƯƠNG 1: Đặc điểm quan hệ Mỹ - Trung từ năm 2008 đến nay và các nhân
tố tác động đến an ninh Biển Đơng
CHƯƠNG 2: Chính sách của Mỹ, Trung Quốc đối với Biển Đông và

tác động ảnh hưởng đến an ninh Biển Đông từ năm 2008 đến nay
CHƯƠNG 3: Đánh giá tác động từ chính sách của Mỹ, Trung Quốc và
kiến nghị đối sách cho Việt Nam

6


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ MỸ - TRUNG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY VÀ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH BIỂN ĐÔNG
1.1 Quan hệ Mỹ - Trung trong vấn đề biển Đơng dưới góc độ của
các trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Hiện thực
Chủ nghĩa Hiện thực tập trung nghiên cứu các vấn đề chính trị quốc tế,
nên cịn được gọi là chủ nghĩa Hiện thực Chính trị. Chủ nghĩa Hiện thực là lý
thuyết quan hệ quốc tế có lịch sử lâu đời nhất. Đó cũng là lý thuyết có ảnh
hưởng lớn đến lý luận và thực tiễn quan hệ quốc tế thế kỷ XX. Do đó, chủ
nghĩa Hiện thực là lý luận quan hệ quốc tế thiết yếu để phân tích quan hệ
Mỹ - Trung trong vấn đề Biển Đông.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Hiện thực, quốc gia dân tộc là chủ thể
duy nhất và chủ thể này ln có tính tốn để đạt được lợi ích cao nhất. Đồng
thời, thế giới mà bên trong các quốc gia đang tồn tại có đặc tính là vơ chính
phủ. Bởi thế, mơi trường của quan hệ quốc tế là vơ chính phủ. “Sống trong
mơi trường vơ chính phủ vốn khơng ai lo cho mình, sống trong sự cạnh tranh
thường xuyên với các quốc gia khác, quốc gia phải tự lực. Do đó, chủ nghĩa
quốc gia là nhận thức chính chi phối hành động của quốc gia. Đối với các
quốc gia, chủ quyền quốc gia là tối cao và lợi ích quốc gia là tối thượng”
[3,17] và vấn đề an ninh đảm bảo cho sự tồn tại của quốc gia trở thành sự
quan tâm lớn nhất của quốc gia.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa Hiện thực cũng nêu rõ, do mọi quốc gia đều

theo đuổi quyền lực trên trường quốc tế, nên nền chính trị quốc tế sẽ là “cuộc
đấu tranh vì quyền lực” [3,17]. Mọi quốc gia đều tìm cách tối đa hóa quyền
lực của mình, nên xung đột và cạnh tranh là bản chất của quan hệ quốc tế.
Chính vì vậy, dưới góc độ của chủ nghĩa Hiện thực, thì việc Trung Quốc
và Mỹ cạnh tranh ở Biển Đông, cố gắng chiếm ưu thế vượt trội ở khu vực này
là nhằm mục tiêu củng cố, nâng cao quyền lực bảo đảm an ninh, phát triển và
ảnh hưởng của mình. Đối với Trung Quốc và Mỹ, quyền lực là phương tiện để
7


giành được các mục tiêu phát triển trở thành cường quốc thống trị. Biển Đông
vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải
chiến lược quan trọng. Vì vậy, Biển Đơng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị, quân sự đối với các nước lớn. Hơn
nữa, trong mơi trường “vơ chính phủ”, nên Mỹ và Trung Quốc ln đặt lợi ích
quốc gia dân tộc lên trên hết để thực hiện các hành động cạnh tranh an ninh
trên Biển Đông.
1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Tự do
Chủ nghĩa Tự do là một lý thuyết triết học - chính trị. Các quan điểm
của chủ nghĩa Tự do tuy đang trong quá trình tập hợp dần để trở thành hệ
thống lý luận quan hệ quốc tế bao quát,nên vẫn còn đa dạng và khác nhau.
Tuy nhiên,trong chủ nghĩa Tự do có thể khái quát một số quan điểm tiêu biểu
như sau: (i) lý luận của chủ nghĩa Tự do căn cứ vào quyền tự nhiên của con
người là không thể chia cắt, (ii) chủ nghĩa Tự do tin vào khả năng hịa hợp các
lợi ích – lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế có thể trở thành một [3,23]. Khi
đó, hợp tác sẽ phổ biến trong quan hệ quốc tế, chứ không phải là xung đột đấu
tranh giành quyền lực. Đối với chủ nghĩa Tự do, quan hệ quốc tế có mơ hình
như “mạng nhện”, trong đó, giữa các chủ thể có nhiều ràng buộc và mối liên
hệ với nhau.
Sau những cải tổ xu hướng lý luận, chủ nghĩa Tự do Mới đã ra đời.

Trong vấn đề chủ thể, quốc gia dân tộc được cho là chủ thể quan trọng song
không phải là chủ thể duy nhất. Chủ nghĩa Tự do Mới đưa ra mơ hình chủ thể
hỗn hợp như tổ chức quốc tế, công ty đa quốc gia hay các chủ thế phi quốc gia
khác. Với sự tồn tại của các chủ thể này, vai trò và tác động của các quốc gia
tới kết quả quan hệ quốc tế không mạnh như chủ nghĩa Hiện thực quan niệm.
Bên cạnh đó, quan hệ quốc tế trong chủ nghĩa Tự do Mới là sự hỗn
hợp tương tác và đó là q trình phụ thuộc lẫn nhau tinh vi và phức tạp. Sự
hỗn hợp tương tác không chỉ xuất phát từ sự đa dạng chủ thể mà còn từ sự
tương tác giữa các lĩnh vực quan hệ khác nhau như chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội…
8


Trên thực tế, Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc và là đối tác kinh tế
đem lại nhiều lợi ích cho nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế dù ít hay
nhiều cũng khiến cả Trung Quốc và Mỹ sẽ đặt vấn đề Biển Đông trong một
tổng thể về chính sách đối ngoại của mình. Theo đó, hai nước có thể điều phối
và hạn chế những cạnh tranh bất lợi để hịa hợp với mơi trường quốc tế trong
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội…
1.2 Khái lược về quan hệ Mỹ - Trungtừ năm 2008 đến nay
Từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, Mỹ đã phát động cuộc chiến chống
khủng bố trên toàn thế giới. Mỹ tiến hành thay đổi sự lựa chọn khu vực ưu
tiên, mở rộng sự có mặt quân sự ở nhiều nơi trên thế giới và mở rộng hợp tác
với nhiều quốc gia trong vấn đề ưu tiên chống khủng bố, trong đó có Trung
Quốc. Đều là những nước lớn trên thế giới, do vậy, quan hệ Mỹ - Trung
không những đã vượt qua phạm trù quan hệ song phương, mà ngày càng có
ảnh hưởng và có ý nghĩa chiến lược tồn cầu.
Tháng 1 năm 2009, Barack Obmama chính thức nhậm chức Tổng thống
thứ 44 của nước Mỹ. Ngay từ khi vận động tranh cử, ông đã tuyên bố Trung
Quốc đang trỗi dậy, thế và lực của Trung Quốc là không thể xem thường; Mỹ

cần phải xây dựng mối quan hệ lâu dài, tích cực về an ninh - quốc phịng với
Trung Quốc. Nhưng mặt khác, có thể thấy rằng, Tổng thống Mỹ Obama
không thể thay đổi một cách căn bản chính sách “song trùng” vừa tiếp cận
vừa kiềm chế đối với Trung Quốc của các khóa tổng thống tiền nhiệm.
Có thể nói, quan hệ Mỹ - Trung đã trải qua nhiều bước thăng trầm từ
“ngoại giao bóng bàn” đến những bước đại nhảy vọt trong quan hệ hai nước
và hiện nay là mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn nhau. Thông cáo
chung Thượng Hải ký năm 1972 đã đặt khuôn khổ đầu tiên cho quan hệ chiến
lược Mỹ - Trung. Những mối liên kết và phụ thuộc kinh tế giữa Trung Quốc
và Mỹ trở nên vơ cùng sâu sắc, khơng có một lĩnh vực trọng yếu nào “sát
sườn” lợi ích của Mỹ mà thiếu sự hợp tác của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung
Quốc ngày một hùng cường, thì Mỹ càng e ngại về vị thế cường quốc trung
tâm của mình bị đe doa. Mỹ và Trung Quốc là đối tác chiến lược của nhau,
9


nhưng không phải là bạn, chưa phải là thù và hiện nay đang cạnh tranh vị trí
lãnh đạo khu vực. Có thể gói gọn chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc
những năm gần đây là hợp tác chiến lược và kiềm chế phòng ngừa.
1.2.1 Hợp tác chiến lược
Xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa, sự đan xen, ràng buộc lợi ích
chiến lược giữa các nước lớn góp phần làm cho Mỹ và Trung Quốc ngày càng
tăng cường hợp tác với nhau và với các khu vực trên thế giới. Hơn nữa, sự nổi
lên của Trung Quốc trong sự suy giảm tương đối vị trí siêu cường duy nhất
của Mỹ buộc hai nước phải tăng cường hợp tác, đối thoại nhằm tìm ra các cơ
chế mới để cân bằng chiến lược, kiểm sốt xung đột lợi ích gia tăng, tránh sự
đối đầu.
“Tuyên bố chung Trung - Mỹ” năm 2011 nêu rõ, Trung Quốc và Mỹ
muốn thiết lập mối quan hệ đối tác hợp tác cùng tôn trọng lẫn nhau, cùng có
lợi, cùng thắng lợi. So với việc xác định hai nước muốn phát triển mối quan

hệ tích cực, hợp tác, toàn diện trong tuyên bố chung năm 2009, quan hệ Trung
- Mỹ đã có bước tiến đáng kể. Có thể nói, “Tuyên bố chung Trung - Mỹ” tháng
1 năm 2011 đã mở đầu cho quan hệ Trung - Mỹ trong thập niên thứ hai của
thế kỷ XXI. Nhìn từ phía Trung Quốc, mặc dù những mâu thuẫn cạnh tranh
với Mỹ ngày càng sâu sắc, nhưng hịa hỗn và hợp tác với Mỹ cũng cần thiết
và quan trọng hơn bao giờ hết.
Về chính trị - an ninh, cạnh tranh và hợp tác là hai tính chất đan xen và
xuyên suốt trong quan hệ Trung - Mỹ. “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Nhật”
đã được ký kết nhằm kiềm chế Trung Quốc, nhưng mặt khác, Trung Quốc hy
vọng Mỹ cũng kiềm chế Nhật Bản khắc phục chủ nghĩa quân phiệt. Mục tiêu
chiến lược của Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề cụ thể hai bên có thể hợp tác
như việc ủng hộ Quốc dân Đảng lên cầm quyền, duy trì hịa bình ổn định tại
hai bờ eo biển Đài Loan… Đồng thời, kể từ sau sự kiện 11/9, Trung Quốc đã
nhanh chóng ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo.
Khi Mỹ phát động cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc, đồng thời coi Đông
10


Nam Á là mặt trận thứ hai chống khủng bố và tiến hành đưa quân trở lại các
căn cứ quân sự của Mỹ ở nhiều nước Đông Nam Á, nhất là ở Phi-líp-pin và
Thái Lan, thì Trung Quốc khơng lên tiếng phản đối.
Biểu hiện về gia tăng hợp tác chiến lược, trong đó có qn sự cịn được
thể hiện cụ thể ở việc Mỹ mời Trung Quốc cùng tham gia cuộc tập trận chung
“Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC). Trung Quốc đã bắt đầu tham gia từ
năm 2014.
Một trong những kết quả nổi bật mà hai bên đạt được trong năm 2015,
sau chuyến công du của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ là tăng cường hợp tác
trong vấn đề an ninh mạng. Lãnh đạo hai nước đã ký kết thỏa thuận chống tin
tặc song phương và sau đó đã tổ chức đối thoại cấp bộ trưởng. Ngoài ra, hai
nước cũng tích cực hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực quân sự; các thỏa thuận

tránh đụng độ quân sự ngoài ý muốn nhằm giúp hai bên giảm đáng kể những
nguy cơ tai nạn hoặc những tính tốn sai lầm.
Đặc biệt, thời gian gần đây, Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân
tại thủ đô Oa-sinh-tơn ngày 31/3/2016, tuyên bố chungvề hợp tác an ninh hạt
nhân Mỹ - Trung được đưa ra sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Theo tuyên bố này, hai bên cam
kết hợp tác thúc đẩy môi trường quốc tế hịa bình bằng việc giảm thiểu những
mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố hạt nhân, phấn đấu có một kiến trúc an
ninh hạt nhân tồn cầu tồn diện, đồng bộ và bền vững hơn vì lợi ích và an
ninh chung. Mỹ và Trung Quốc cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ công việc của các
cơ quan quốc tế liên quan về vấn đề an ninh hạt nhân, đóng góp cả về tài
chính và đội ngũ chun gia để tăng cường hợp tác an ninh hạt nhân. Đặc
biệt, Mỹ và Trung Quốc nhất trí hợp tác điều tra và ngăn chặn nạn buôn lậu
hạt nhân, bao gồm việc buôn lậu nguyên vật liệu hạt nhân.
Về kinh tế, trong thực tiễn hành động, Trung Quốc và Mỹ đã có những
phối hợp nhất định trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra
từ tháng 9/2008. Trung Quốc chi gần 600 tỷUSD để kích cầu trong nước, thực
hiện hoán đổi ngoại tệ với trị giá 95 tỷ USD với nhiều nước trên thế giới,
trong đó có một số nước Đông Nam Á, cam kết đầu tư tới 50 tỷ USD vào Quỹ
Tiền tệ Thế giới (IMF) v.v…
11


Từ sau Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ
chức tại Hawai cuối năm 2011, chính quyền Obama đã đưa ra khái niệm “tái
cân bằng” thay cho cụm từ “xoay trục, chuyển hướng chiến lược về châu Á Thái Bình Dương” hay “quay trở lại châu Á”. Còn Trung Quốc đưa ra khái
niệm “nước lớn kiểu mới”, trong đó nhấn mạnh đến sự gia tăng hợp tác “cùng
thắng” thay cho đối đầu, cùng thúc đẩy hịa bình và phát triển, nhất là ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
Về tầm hợp tác kinh tế và chiến lược, điển hình là cơ chế “Đối thoại

Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung” (S&ED). Cơ chế đối thoại này không chỉ
bàn về hợp tác song phương, mà cịn cả những vấn đề đa phương tồn cầu.
Nhờ có S&ED, hai nước đã hợp tác khá tốt trong việc mở cửa thị trường tài
chính và dịch vụ cho nhau. Hiệp định về Dịch vụ Hàng không Mỹ - Trung
được hồn tất năm 2007, theo đó các chuyến bay chở khách của Mỹ đến và
xuất phát từ Trung Quốc khơng ngừng tăng lên những năm sau đó, và các
công ty vận chuyển hàng không từ hai nước sẽ được hưởng sự tự do đầy đủ
của ngành công nghiệp này từ năm 2011. Mỹ đã nới lỏng các rào cản, cho
phép Trung Quốc hoạt động kinh doanh ở một số lĩnh vực kinh tế nhạy cảm
của Mỹ như ngân hàng - tài chính, điển hình là mua các trái phiếu của Chính
phủ cũng như một số ngân hàng. Vào năm 2011, Ngân hàng Đầu tư và
Thương mại Trung Quốc (ICBC) được phép mua một phần Ngân hàng Đông
Á của Mỹ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có sở hữu đáng kể tại một ngân
hàng lớn của Mỹ mà không bị Quốc hội Mỹ phản đối.
Trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ
VI tại Bắc Kinh năm 2014, đối thoại kinh tế đã đạt được sự đồng thuận trên
bốn phương diện: (i) tăng cường hợp tác về chính sách kinh tế, (ii) thúc đẩy
thương mại và đầu tư cởi mở, (iii) tăng cường hợp tác toàn cầu, và (iv) quy
tắc quốc tế, ủng hộ ổn định và cải cách tiền tệ; đồng thời trên cơ sở đó thực
hiện sự sắp xếp mang tính cơ chế đối với 29 chương trình.
Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư phát triển nhất ở Mỹ với số vốn đầu
tư vào bất động sản, nhà hàng khách sạn, dịch vụ công nghệ đạt mức cao nhất.
Trung Quốc cũng nằm trong nhóm ba thị trường xuất khẩu lớn nhất tại 39/50
12


bang của Mỹ. Điều đó cho thấy, quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước
chặt chẽ, mức độ phụ thuộc lẫn nhau không ngừng gia tăng.
Nếu như kim ngạch thương mại Mỹ -Trung năm 1979 chỉ đạt 2,45 tỷ
USD, thì năm 2015 lên tới 520 tỷ USD, tăng gấp hơn hai trăm lần. Đầu tư hai

chiều cũng từ chỗ rất thấp lúc mới thiết lập quan hệ ngoại giao, đến nay đã đạt
hơn 100 tỷ USD. Hiện nay, hai nước Trung - Mỹ đều là đối tác thương mại
lớn thứ hai của nhau, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị
trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ.
Các lĩnh vực hợp tác khác cũng được Mỹ và Trung Quốc chú trọng
quan tâm. Đối thoại chiến lược giữa hai nước cuối năm 2015 đã đạt được kết
quả ở 116 hạng mục cụ thể, nội dung liên quan đến 8 lĩnh vực, trong đó 5 lĩnh
vực (hợp tác địa phương, hợp tác về năng lượng và biến đổi khí hậu, hợp tác
bảo vệ mơi trường, hợp tác khoa học kỹ thuật và nông nghiệp, đối thoại song
phương về năng lượng - môi trường - khoa học kỹ thuật); đã có 73 chương
trình có liên quan chặt chẽ đến phát triển kinh tế.
Cùng với đó, giao lưu chính thức và khơng chính thức giữa hai nước
ngày càng gắn bó. Đến năm 2014, giữa hai nước đã có 41 cặp tỉnh - bang kết
nghĩa, 201 cặp thành phố kết nghĩa. Về sự qua lại giữa nhân dân hai nước, năm
1979 chỉ có vài nghìn lượt người, đến năm 2014 đã vượt qua 4 triệu lượt người.
Việc đạt được thỏa thuận hạt nhân then chốt giữa I-ran và nhóm P5+1
(gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) vào tháng 7 năm 2015 và
thỏa thuận lịch sử về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Paris (Pháp) trong tháng
12 có sự đóng góp khơng nhỏ từ những nỗ lực của hai cường quốc này.
Nhìn chung, dù vẫn tồn tại bất đồng nhưng Trung Quốc và Mỹ ln duy
trì hợp tác trong nhiều lĩnh vựcnhư chống khủng bố, ngăn ngừa phổ biến vũ
khí hạt nhân, ứng phó với biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính… Ở một số
khu vực quan trọng mà hai bên đều quan tâm như Đông Bắc Á, Đông Nam Á
và Trung Đông, mặc dù giữa hai nướcln duy trì sự cạnh tranh, nhưng hợp
tác vẫn được coi là phương hướng chủ đạo.
Từ năm 2012, hợp tác chiến lược Mỹ - Trung có những biểu hiện mới
bởi sự mềm dẻo trong cách tiếp cận thế giới và khu vực. Thật khó có thể đánh
giá về hợp tác chiến lược giữa hai nước trên bình diện quốc tế sẽ đi về đâu,
13



kết quả thực tế như thế nào trong những năm sắp tới, nhưng có thể nhận biết
rằng hai bên có nhu cầu hợp tác để duy trì và củng cố quan hệ song phương,
trước hết là quản lý có hiệu quả những bất đồng, va chạm chiến lược đang gia
tăng hiện nay, nhất là tại khu vực Đông Nam Á; và không để các mâu thuẫn,
xung đột phát triển thành quan hệ thù địch và đối kháng.
Sự linh hoạt, mềm dẻo của Mỹ và Trung Quốc trong các vấn để trên bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân, trước hết là do Trung Quốc từ sau Chiến tranh
lạnh chấp nhận “chủ nghĩa khu vực mở và mềm” [7,65]. Đồng thời, các cơ
chế hợp tác chưa tạo ra những thách thức lớn nào đến lợi ích của Mỹ tại khu
vực và trên thế giới. Hơn nữa, những vấn đề an ninh đang nổi lên tại châu Á –
Thái Bình Dương, nếu như khơng có sự hợp tác của Trung Quốc thì khó có
thể giải quyết. Bên cạnh đó, Mỹ cũng muốn thơng qua các cơ chế hợp tác trên
để từng bước đưa Trung Quốc trở thành “cổ đơng có trách nhiệm” [7,154]
trong hệ thống kinh tế, chính trị tồn cầu. Cịn Trung Quốc cũng nhận thức
rằng, với các hợp tác trên cũng đáp ứng phần nhiều lợi ích của Trung Quốc.
Bởi ngay bên trong Trung Quốc cũng có nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố,
chủ nghĩa ly khai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và các vấn đề an ninh kinh tế…
Điểu quan trọng hơn là Trung Quốc ý thức được cần phải duy trì mối quan hệ
ổn định với Mỹ để phát triển kinh tế, điều mà các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc
luôn nhấn mạnh từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
1.2.2. Kiềm chế, cạnh tranh chiến lược
Mục tiêu chiến lược xuyên suốt của Mỹ là ngăn chặn sự nổi lên của bất
cứ nước nào hay liên minh nào có khả năng thách thức ưu thế về quân sự, cản
trở tự do thương mại, nhất là an toàn hàng hải, hàng khơng và xói mịn giá trị
dân chủ, nhân quyền của mình. Vì vậy, sự nổi lên của Trung Quốc, nhất là sự
gia tăng chi phí quốc phịng, hiện đại hóa quân đội và thái độ cứng rắn của
quốc gia này trong các tranh chấp biển đảo ở Đông Á/Đông Nam Á cũng như
sự tăng nhanh ảnh hưởng kinh tế và văn hóa Trung Hoa trên quy mơ tồn cầu
trong những thập niên gần đây đã và đang thách thức vị thế nổi trội, vốn có

của Mỹ ở khu vực này.

14


Hơn nữa, hai nước Mỹ, Trung có nhiều sự khác biệt đáng kể nhất là
trong nhận thức về dân chủ, nhân quyềnvà an ninh nói chung. Chính vì vậy,
một bộ phận lớn trong giới quân sự và ngoại giao của cả hai đảng tại Mỹ
thường nhấn mạnh nhiều yếu tố đe dọa đến Trung Quốc và đang có thái độ
cảnh giác, phòng ngừa và ngăn chặn đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Chính sách can dự mang tính phịng ngừa và ngăn chặn của Mỹ đối với Trung
Quốc được thực hiện một cách liên tục, có hệ thống, được thể hiện rõ nét
thông qua các văn bản về “Chiến lược an ninh quốc gia” (NSS) báo cáo bốn
năm một lần do Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra. Đồng thời, “Chiến lược Phịng
thủ Quốc gia” (NDS) đệ trình Quốc hội Mỹ nhấn mạnh: “chiến lược của
chúng ta tìm cách khuyến khích Trung Quốc đưa ra những lựa chọn chiến
lược đúng đắn cho người dân nước này, đồng thời chúng ta đề phòng khả
năng khác” [17,19-20]. Điều này cho thấy, sau sự kiện 11/9, Mỹ coi việc
chống khủng bố và ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là ưu tiên
hàng đầu trong chính sách đối ngoại, nhưng việc phịng ngừa, ngăn chặn các
cường quốc có tính cạnh tranh với Mỹ, đảm bảo “khơng xuất hiện bất kì một
cường quốc nào ở châu Á đe dọa đến vị trí lãnh đạo của Mỹ ở khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương”[12,19] cũng rất quan trọng.
Trung Quốc đã có những bất bình và lo ngại trước việc Mỹ can thiệp
vào cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Hoa Đông và Biển Đông;
tăng cường các liên minh quân sự và tạo dựng các mối quan hệ đối tác mới
trong khu vực; ngăn ngừa Trung Quốc bằng cách tăng cường tập trận, tình
báo… Cùng với sự tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự, Bắc Kinh mở
rộng quyền kiểm soát các tuyến đường biển và đường hàng không trong khu
vực đã gây nên phản ứng mạnh mẽ của các nước trong khu vực và thái độ tiêu

cực của Mỹ. Trung Quốc coi Mỹ đứng sau các sự kiện ở Hồng Kông với kế
hoạch cách mạng màu nhằm gây mất ổn định ở Trung Quốc và hạ vị thế của
Đảng Cộng sản; đồng thời cho rằng các cuộc cuộc khủng hoảng mà Trung
Quốc đang phải đối mặt ở trong và ngoài nước là kết quả hành động kiềm chế
Trung Quốc của Mỹ.

15


Một bộ phận không nhỏ trong các nhà hoạch định chiến lược, giới quân
sự và ngoại giao của Trung Quốc cũng cho rằng, Mỹ ln tìm cách kiềm chế
sự trỗi dậy của Trung Quốc và Trung Quốc có thể vượt qua những thách thức,
sức ép kiềm chế từ phía Mỹ, nhất là trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và
ảnh hưởng chính trị - ngoại giao ở nhiều nước đang phát triển nhất là nhiều
nước thuộc khối ASEAN, nơi gần gũi về địa lý và là khu vực ảnh hưởng
truyền thống, lâu đời của quốc gia này.
Tháng 9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ với sứ
mệnh “xây dựng quan hệ cường quốc kiểu mới”[13,205]. Tuy nhiên, chuyến
công du này bị bao phủ bởi những rạn nứt và nhiều bất đồng vẫn chưa thực sự
được giải quyết, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề an ninh mạng và tranh chấp
trên biển.
Dù đã đạt được thỏa thuận song phương về chống tội phạm mạng, song
những căng thẳng xung quanh vấn đề an ninh mạng đã cho thấy mức độ thiếu
lòng tin giữa hai cường quốc. Mỹ từng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc đứng
sau các vụ tấn công mạng, làm rị rỉ thơng tin của chính phủ Mỹ và đánh cắp
bí mật của các cơng ty thương mại nước này.
Giới phân tích nhận định việc hai bên đạt được thỏa thuận về an ninh
mạng và xúc tiến cuộc đối thoại cấp bộ trưởng mang tính đột phá về mặt
ngoại giao, song khơng đủ lịng tin cần thiết để giải quyết triệt để "sóng
ngầm" cịn hiện hữu.

Ngay trong tun bố đưa ra sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn lo ngại "liệu lời nói có đi
đơi với hành động"[15,8], đồng thời cảnh báo rằng Oa-sinh-tơn sẽ áp đặt các
biện pháp trừng phạt Trung Quốc và sử dụng các công cụ để truy tìm những
tội phạm mạng nếu nhận thấy khơng có đủ hành động trên thực tế. Điều đó
cho thấy sự hoài nghi của Tổng thống Obama về những cam kết mà Bắc Kinh
đưa ra trong việc giải quyết bài tốn an ninh mạng.
Biển Đơng là một trong những vấn đề được đề cập nhiều nhất trong
quan hệ Mỹ - Trung trong năm qua và cũng là một trong những vấn đề được
quan tâm nhất trong quan hệ giữa hai nước.
Mỹ nhiều lần cơng khai chỉ trích hoạt động xây dựng và tôn tạo trái
phép đảo nhân tạo của Bắc Kinh làm ảnh hưởng đến tự do, an toàn hàng hải
16


trên Biển Đông, cũng như gây mất an ninh, ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trước các hành động của Bắc Kinh, Oa-sinh-tơn đã tăng
cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Những động thái trên của Mỹ đã
ảnh hưởng tới quan hệ song phương Trung - Mỹ.
Kể từ khi Chính quyền Obama đưa ra chiến lược “quay trở lại châu Á Thái Bình Dương” đến nay, mặt cạnh tranh trong quan hệ Trung - Mỹ càng
nổi rõ hơn. Mặc dù tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barak Obama đã đạt được sự đồng thuận về việc
“xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới” [11,345]; tuy nhiên, Trung Quốc và
Mỹ vẫn liên tục có sự va chạm, lịng tin chiến lược cịn mơ hồ, triển vọng
quan hệ giữa hai nước vẫn khó đốn định.
Chuyên gia nổi tiếng của Mỹ David Lampton - Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Trung Quốc, trường Nghiên cứu Quốc tế cấp cao Johns Hopkins,
khẳng định: “sự mất lòng tin chiến lược là thách thức chủ yếu trong quan hệ
Trung - Mỹ” [8,120]. Sự thiếu tin tưởng về chính trị được thể hiện rõ qua việc
Trung Quốc ln coi chính sách "xoay trục" sang châu Á – Thái Bình Dương
của Mỹ là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia.

Ngược lại, Mỹ lo ngại sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đe dọa hịa
bình khu vực và tạo ra thách thức trực tiếp đối với tham vọng khôi phục ảnh
hưởng của Mỹ trên trường quốc tế. Đó cũng là lý do Mỹ khơng thực sự “mặn
mà” với đề xuất của Trung Quốc "xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới", bởi
bản chất của ý tưởng này là Bắc Kinh muốn thuyết phục Oa-sinh-tơn tạo
không gian cho Trung Quốc tiếp tục phát triển mà không vấp phải sự kiềm
chế của Mỹ.
Có thể nói hợp tác và cạnh tranh luôn là xu thế chủ đạo trong quan hệ
Mỹ - Trung. Và xu thế đó sẽ cịn kéo dài một khi những vấn đề mâu thuẫn, bất
đồng vẫn chưa được giải quyết do lòng tin chiến lược chưa được tạo dựng.
1.3. Các nhân tố tác động đến an ninh Biển Đơng từ
năm 2008 đến nay
1.3.1 Vị trí chiến lược và giá trị kinh tế của Biển Đơng
1.3.1.1.
Vị trí địa lý và giao thông hàng hải

17


Biển Đông là di sản chung của nhân loại – được cộng đồng thế giới sử
dụng như tuyến hàng hải quốc tế quan trọng thứ hai sau Địa Trung Hải. Khi gọi
Biển Đông là Địa Trung Hải châu Á, các nhà thám hiểm châu Âu dường như
đã tiên đoán trước được vị trí địa - chiến lược tương lai của vùng biển này trên
thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa Đơng Á, những
tuyến vận tải biển quan trọng đi qua Biển Đông càng có ý nghĩa quan trọng
sống cịn đối với một loạt các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương,
Biển Đơng là biển nửa kín, nằm trong vùng nước của Thái Bình Dương.
Đó là con đường ngắn nhất từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và hoạt
động như nút thắt tương đối nhỏ trên con đường ra các tuyến hàng hải tồn cầu.
Tại đây có trung tâm địa lý ven biển Á – Âu được bao quanh bởi các eo biển

Xin-ga-po và Ma-lắc-ca, cũng như các eo biển Lôm-boc và Ma-cát-sa. Trong
các eo biển đó quan trọng nhất là Ma-lắc-ca với chiều dài 600 hải lý và chiều
rộng ở chỗ hẹp nhất là 1,2 hải lý. Đây là hành lang chủ yếu từ Ấn Độ Dương
sang Thái Bình Dương, một trong những tuyến giao thông vận tải biển nhộn
nhịp nhất thế giới, nối liền các cảng biển của Đông Bắc Á, bờ Tây châu Mỹ với
Nam Á, châu Phi, Trung Âu và Nam Âu, và sẽ trở nên quá tải hơn nữa do sự
gia tăng thương mại toàn cầu và nhu cầu năng lượng của các quốc gia. Qua lại
khu vực này hàng ngày có tới 200 tàu thương mại và hằng năm là trên 60 nghìn
tàu thuyền, thực hiện chuyên trở 525 triệu tấn hàng hóa, chiếm hơn một nửa
trọng tải vận chuyển thương mại hàng hải hàng năm trên thế giới.
Chỉ tính riêng việc vận chuyển dầu qua eo biển Ma-lắc-ca đã gấp trến
sáu lần so với việc vận chuyển qua kênh đào Xuy-ê và trên 16 lần so với qua
kênh đào Pa-na-ma. Gần 2/3 nguồn cung năng lượng cho Hàn Quốc, 60% cho
Nhật Bản và Đài Loan, gần 80% lượng dầu thô của Trung Quốc được chuyên
chở qua eo biển này.
Hình 1.1.Bản đồ vị trí địa - chiến lược của Biển Đông

18


Eo biển Lôm-boc rộng hơn và sâu hơn, nhưng cũng khơng kém phần
sơi động, được đánh giá là an tồn nhất cho những tàu chở dầu cỡ lớn. Nó có
chiều dài gần 600 hải lý, nối liền đảo Lôm-boc với bãi biển khu nghỉ mát nổi
tiếng thế giới là đảo Ba-li (In-đơ-nê-xi-a). Hàng năm đi qua khu vực này có
gần bốn nghìn tàu vận tải biển, trong đó có những tàu vận chuyển quặng sắt
(gần đây là quặng uranium) từ Ô-xtrây-li-a sang Trung Quốc.
1.3.1.2

Tài nguyên thiên nhiên và giá trị kinh tế
Theo những đánh giá sơ bộ, nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên tại

Biển Đơng có thể vượt cả nguồn dự trữ của Trung Đông. Các khu vực được
cho là có triển vọng nhất về dầu mỏ là thềm lục địa quần đảo Trường Sa, khu
vực thềm quần đảo Hoàng Sa và vịnh Bắc Bộ. Ngày 24 tháng 12 năm 1984,
Trung Quốc đã công bố các tư liệu, theo đó dự tính trữ lượng khí tự nhiên chỉ
19


riêng ở thềm lục địa quần đảo Trường Sa là khoảng 25 nghìn tỷ m 3, cịn dầu
mỏ khoảng 105 tỷ thùng (1 thùng = 159 lít), các chuyên gia Trung Quốc đánh
giá trữ lượng dầu mỏ ở toàn bộ Biển Đông là 213 tỷ thùng.
Theo những tài liệu sau này của các cơ quan, ban, ngành Trung Quốc, ở
Biển Đông đã phát hiện trên 10 mỏ dầu với trữ lượng ước tính từ 23 đến 30
triệu tấn và 20 nghìn tỷ m3 khí đốt tự nhiên. Trung Quốc tính rằng khối lượng
đó đủ đáp ứng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc trong vịng 50 năm.
Những tính tốn của cơ quan địa chất Mỹ cho thấy có đến 60 – 70% trữ
lượng nhiên liệu ở Biển Đơng là khí đốt tự nhiên và có thể đạt tới 145,5 nghìn
tỷ m3. Năm 2006, công ty Canada Husky Energy của tỷ phú người Hồng
Kông Ka Shing cùng với Tổng Công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc
(CNOOC) đã tuyên bố phát hiện được mỏ khí đốt tự nhiên cực lớn ở phía bắc
Biển Đơng. In-đơ-nê-xi-a, Việt Nam và Phi-líp-pin cũng tích cực thăm dị
nghiên cứu các mỏ khí đốt trên thềm lục địa của mình.
Do nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng của hầu hết các nước ven bờ
(nhất là Trung Quốc), nên chính những nguồn dự trữ nhiên liệu này đang làm
gia tăng căng thẳng vốn luôn hiện hữu trong khu vực.
Bên cạnh dầu mỏ và khí đốt, thì muối phốt phát cũng là một nguồn tài
nguyên đáng kể tại Biển Đơng. Đây là nguồn tài ngun khơng địi hỏi chi phí
cao để khai thác, được biết đến dưới dạng phân chim biển phân rã, có chứa
hàm lượng khá cao phốt pho pentoxit (gần 27%), cũng như một lượng đáng
kể ni-tơ và ka-li. Trên thực tế, phân chim biển là loại phân bón tổng hợp hữu
cơ có sẵn và đặc biệt quan trọng hiện nay, vì có xuất xứ tự nhiên và sạch, do

đó, được đánh giá rất cao trên thị trường. Các đảo ở Biển Đông là những nơi
chim di cư chọn làm tổ, các lớp phân chim có khi dày đến một vài mét.
Nghiên cứu nguồn nhiên liệu quý giá này đã được tiến hàng trăm năm nay,
nhưng trữ lựơng của nó thì cho đến nay vẫn chưa được xác định. Việc nghiên
cứu phối hợp được tiến hàng từ tháng 8 năm 1973 do một nhóm chuyên viên
của Nhật Bản và Việt Nam trên sáu hòn đảo, trong đó chỉ có một đảo thuộc

20


nhóm Hồng Sa, đã xác định được trữ lượng phân chim biển khoảng 3,6
nghìn m3 hoặc 2,8 triệu tấn.
Theo nhiều báo cáo khoa học, thì Biển Đơng rất giàu tài ngun sinh
vật.Về hải sản, phía Bắc Biển Đơng có đến hơn 1000 lồi cá, cịn phía Nam
có đến gần 2000 lồi.Số lượng cá được đánh bắt tại Biển Đơng ước tính
khơng dưới 8% tổng sản lượng cá thế giới. Tại đây, phát triển khá nhiều các
nghề đánh bắt cá mập, cá ngừ, cá chẽm …và nhiều loài đặc sản khác như tơm
hùm, mực, hải sâm, cua, hàu các lồi sị, rong biển v.v…Ngoài ra, mai rùa và
ngọc trai cũng được đưa vào khai thác.
Đặc điểm quan trọng của Biển Đông là có thềm lục địa rất rộng và
nơng, bao trùm gần một nửa vùng nước. Điều đó mang lại ý nghĩa kinh tế
quan trọng đối với các đảo, quần đảo và rặng san hơ cũng như tồn bộ
vùng nước của Biển Đơng nói chung.
Theo những thống kê tương đối, trên tồn bộ Biển Đơng có khoảng từ
90 đến 500 đảo và bãi cạn, trong số đó chỉ từ 48 đến 50 đảo là có người ở
hoặc là có điều kiện thích hợp cho cuộc sống, trong đó lớn nhất là đảo Hải Nam,
Trung Quốc.
Phần phía Bắc Biển Đơng bao phủ bờ biển của Trung Quốc và Việt
Nam, có mực nước sâu nhất, nhưng ở đây một số cồn nổi hoặc bãi, trong đó
có quần đảo Hồng Sa bao gồm hai nhóm đảo Lưỡi Liềm và An Vĩnh. Quần

đảo gồm 15 đảo với tổng diện tích 3km 2 và cũng chừng ấy số lượng bãi san
hô và đá ngầm, thi thoảng có nhơ lên khỏi mặt nước. Đối với quần đảo này,
những vũng đặc thù và những dải đảo ngầm dưới mặt nước tạo nên những
diện tích lớn khu vực nước nơng. Cùng với diện tích của những đảo ngầm,
diện tích chung của quần đảo có thể tăng lên đến gần 10km 2. Chiều dài của
quần đảo từ Tây sang Đông gần 180km và từ Bắc xuống Nam gần 170km.
Phần phía Nam của Biển Đơng có quần đảo Trường Sa. Quần đảo gồm
trên 150 đảo, bãi đá ngầm, rạn san hô và đá, một phần bị bao phủ bởi mặt
nước. Trong đó, đảo lớn nhất là đảo Ba Bình, có diện tích 0,45km 2, tất cả
những đảo cịn lại đều là đảo nhỏ và đa số bị nước bao phủ toàn bộ hoặc từng
21


phần. Nhóm đảo lớn gần nhất của quần đảo cách đảo Pa-la-wan của Phi-líppin là từ 30 đến 60 km, cách cảng Cam Ranh của Việt Nam 460km, cách cảng
Lưu Ninh của Trung Quốc trên đảo Hải Nam 970km.
Một phần những đảo của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
trong những năm chiến tranh trên Thái Bình Dương được Nhật Bản sử dụng
làm các điểm quan sát hoạt động tàu quân sự đối phương, tại đây họ xây dựng
những căn cứ nhỏ với mục đích bảo vệ tuyến giao thông biển và sử dụng như
các điểm xuất quân nhảy dù và các cuộc tấn công trên bộ. Về mặt lý thuyết,
sự hiện diện quân sự hiện nay trên các đảo có thể được sử dụng hiệu quả để
chặn các tuyến giao thơng biển ở Biển Đơng. Điều đó không chỉ liên quan đến
Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á, mà còn cả Nhật Bản, Mỹ và các
nước nằm ngồi khu vực.
Có thể nói, Biển Đơng có ý nghĩa địa - chính trị và địa - kinh tế đặc biệt
quan trọng vì: (i) những tuyến hàng hải tối quan trọng qua Biển Đơng có vai
trị sống cịn đối với các nước lớn và đối với nền kinh tế đang phát triển nhanh
của các nước Đông Nam Á, và (ii) nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên,
nguồn khống sản và hải sản dự tính có thể đảm bảo một phần đáng kể an
ninh năng lượng và lương thực của các nước ven bờ.

1.3.2 Những yêu sách trên Biển Đông
Tầm quan trọng của các tuyến hàng hải, nguồn khoáng sản và sinh vật
biển dồi dào cũng đồng thời là hai nguyên nhân chủ yếu của những cuộc tranh
chấp chủ quyền về vùng mặt nước biển và những hòn đảo tại đây. Việc thừa
nhận chủ quyền biển và đảo của mỗi nước có nghĩa là sự bảo đảm cơ sở pháp
lý đối với đặc quyền khai thác đáy biển và những hịn đảo xung quanh. Đây
chính là bản chất cốt lõi của mọi bất đồng. Tuy nhiên, quy chế pháp lý của
Biển Đơng và những hịn đảo tại đây cho đến hiện nay vẫn chưa được xác
định và vẫn tiếp tục các cuộc tranh cãi pháp lý, theo đó tựu trung có ba
khuynh hướng: chủ quyền đối với các đảo; phân định vùng đặc quyền kinh tế;
tự do hàng hải ở các vùng lãnh hải, trong khu vực đặc quyền kinh tế, giữa các eo
biển quốc tế và ở vùng quần đảo.
22


Về bản chất, đây là hai dạng tranh chấp khác nhau. Những vấn đề chủ
quyền đối với các hòn đảo là do lịch sử để lại, còn những tranh chấp xung
quanh đường ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cũng như
những vấn đề tự do đi lại của tàu thuyền lại xuất phát từ những cách diễn giải
khác nhau và việc thực thi những điều khoản khác nhau của Công ước Liên
hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Những tranh chấp chủ quyền đối với những hòn đảo được biết đến từ
đầu thế kỷ XX như tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, còn từ nửa sau
thế kỷ XX là tranh chấp giữa Trung Quốc với những quốc gia ven biển khác,
cũng như giữa chính các quốc gia này với nhau. Cuộc tranh chấp này diễn ra
dưới ba dạng: về chủ quyền đối với những hòn đảo, về việc phân định trên
biển (có tính đến những hòn đảo đang được khai thác, cũng như chưa được
khai thác) và về khai thác biển theo nghĩa rộng, kể cả việc tự do đi lại của tàu
thuyền, bố trí các giàn khoan, lắp đặt các tuyến đường ống dưới đáy biển, bảo
vệ môi trường biển, đánh bắt cá và nghiên cứu khoa học. Tất cả những dạng

tranh chấp này đang chồng chéo lên nhau và phụ thuộc lẫn nhau, cũng như
đang chịu ảnh hưởng từ phía các nước lớn, ở gần và xa khu vực.
Việc năm quốc gia và một vùng lãnh thổ (Đài Loan) đưa ra những yêu
sách chồng lấn đối với một phần hoặc toàn bộ Biển Đông, đối với những
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là thuộc sở hữu của mình, đối với tất
cả các đảo hoặc một phần, đang đe dọa biến khu vực này thành một “chảo
lửa” nguy hiểm không chỉ mang tính xung đột khu vực, mà cịn mang tính
xung đột toàn cầu.
Trong tất cả các cuộc tranh chấp về chủ quyền, Trung Quốc là đối tượng
tham gia chính yếu. Có thể biểu thị qua sơ đồ sau:
Trung Quốc >< Việt Nam
Trung Quốc >< Phi-líp-pin
Trung Quốc >< Ma-lai-xi-a
Trung Quốc >< In-đô-nê-xi-a
Trung Quốc >< Bru-nây
Trung Quốc >< Đài Loan
Trung Quốc >< những lợi ích đa phương của các nước ASEAN
Nếu như vấn đề chủ quyền đối với những đảo thuộc quần đảo Hồng Sa
nằm ở phần phía Bắc Biển Đơng đang diễn ra tranh chấp giữa Trung Quốc và
23


Việt Nam, thì yêu sách “cùng sở hữu” hoặc “cùng khai thác” đối với khu vực
quần đảo Trường Sa còn có sự hiện diện của hai quốc gia khác là Phi-líp-pin
và Ma-lai-xi-a. Trong tranh chấp các vùng nước Biển Đơng vì đường ranh
giới những vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, ngồi Trung Quốc với
Việt Nam, Phi-líp-pin với Ma-lai-xi-a cịn có cả cả Bru-nây và In-đơ-nê-xi-a.
Những tranh chấp chủ quyền cũng đang diễn ra ngay giữa những quốc gia này
với nhau.
TIỂU KẾT

Từ năm 2008 đến nay, Mỹ và Trung Quốc ln duy trì mối quan hệ vừa
hợp tác chiến lược, vừa kiềm chế phịng ngừa.Dưới góc nhìn của những nhà
tư tưởng thuộc chủ nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Tự do, hình thái quan hệ này
đã được chỉ ra một cách rõ ràng, từ nguyên nhân hình thành đến cơ chế tồn tại
của nó. Mối quan hệ này chi phối mọi chính sách và hành động của hai cường
quốc Mỹ và Trung Quốc với nhau, cũng như đối với những khu vực “song
trùng” lợi ích chiến lược.
Từ năm 2008, tại Biển Đông,các vấn đề tranh chấp chủ quyền xuất hiện
ngày một căng thẳngdovị trí địa - chiến lược và giá trị kinh tế mà Biển Đông
mang lại. Đặt dưới góc độ phân tích của chủ nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Tự
do, các quốc gia đều đặt lợi ích dân tộc là “tối thượng” và những tác động qua
lại giữa các chủ thể quan hệ quốc tế có mối liên hệ với nhau và có ảnh hưởng
đến các chủ thể khác trong môi trường quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, những
căng thẳng trên Biển Đơng bao gồm cả những mâu thuẫn và nhữnglợi ích
“song trùng”; trong đó, Trung Quốc là chủ thể trung tâm của những xung đột
và Mỹ là đối trọng có liên quan về mặt lợi ích tại khu vực,can dự nhằm kiềm
chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

24


CHƯƠNG 2
CHÍNH SÁCH CỦA MỸ, TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG VÀ
TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN NINH BIỂN ĐÔNG
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
2.1 Biển Đơng trong chính sách của Trung Quốc
2.1.1 Những mục tiêu về lợi ích chiến lược
2.1.1.1.

Mục tiêu xác lập chủ quyền

Có thể nhận định rằng, mục tiêu chiến lược đầu tiên trong chính sách
của Trung Quốc là xác lập chủ quyền càng nhiều càng tốt ở vùng nước của
Biển Đông.Điều này xuất phát từ ý nghĩa địa - chính trị và địa - kinh tế của
Biển Đơng đối với Trung Quốc. Gắn chặt với đó là nhiệm vụ đẩy Mỹ ra khỏi
khu vực Biển Đông, mở rộng các khu vực an ninh và kiểm soát các eo biển,
các tuyến giao thông hàng hải chủ chốt đi qua Biển Đông.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần tranh luận về việc liệu
Trung Quốc có nên tuyên bố Biển Đơng là khu vực “lợi ích cốt lõi” của mình
hay khơng. Bằng cách đó, vấn đề bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển
Đông được đặt ngang hàng với việc thống nhất Đài Loan, bảo vệ chủ quyền ở
Tân Cương, Tây Tạng và cho phép sử dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết.
Hơn hết, Trung Quốc là nước có yêu sách tham vọng lớn nhất trên biển,
sau thời gian dài “bế quan tỏa cảng”. Từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đã bắt
đầu “dịm ngó” và tranh chấp Biển Đông. Bước đầu là khu vực biển đảo phía
Bắc, đến giữa thế kỷ XX, hình thành u sách trên tồn bộ Biển Đơng với các
mốc chủ yếu sau: năm 1909, Trung Quốc tiến ra Hoàng Sa; năm 1946, vẽ yêu
sách đường "lưỡi bò" hay đường chữ U (chiếm khoảng 80% diện tích Biển
Đơng, nhưng chỉ đến tháng 5/2009, mới chính thức đưa ra yêu sách này),
đồng thời chiếm nhóm phía Đơng của quần đảo Hồng Sa và đảo Ba Bình của
quần đảo Trường Sa; năm 1956, đóng giữ phần phía Đơng của Hồng Sa; năm
1958, ra tun bố chính thức yêu sách chủ quyền hai quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa; năm 1974, chiếm một phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa; năm
1988, đánh chiếm một số điểm trên quần đảo Trường Sa; năm 1995, đánh
25


×