Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Kỹ thuật lia máy pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.43 KB, 7 trang )

Kỹ thuật lia máy

Chú chó chạy rất nhanh trên cánh đồng được chụp bằng kỹ thuật
panning. Nguồn: Digital-photography-school.

Chủ thể chuyển động của tấm hình hiện rõ lên trên hậu cảnh được làm
mờ chính là kết quả của kỹ thuật lia máy mà giới nhiếp ảnh quen gọi là
“panning”.
Kỹ thuật này thường được áp dụng đối với các chủ thể đang chuyển
động nhanh trên đường phố, cánh đồng… Người chụp sẽ phải lia máy theo
chiều chuyển động của nhân vật với tốc độ gần như tương đương để nắm
được chủ thể một cách rõ nét.
Không quá khó để các phó nháy làm nên những khoảnh khắc ấn tượng
bằng kỹ thuật panning nhưng họ phải tập luyện khá chăm chỉ.
1. Chọn tốc độ đóng màn trập thấp hơn một chút so với bình
thường
Có thể bắt đầu với tốc độ 1/30 giây và thử tay nghề với những chủ thể
chuyển động chậm trước. Tùy vào điều kiện ánh sáng và tốc độ của chủ thể,
bạn sẽ thay đổi tốc độ màn trập giữa 1/60 và 1/8 giây. Tốc độ đóng màn trập
càng chậm thì bạn càng dễ làm rung máy và khiến chuyển động trong bức
ảnh bị nhòe.
2. Tìm vị trí thích hợp
Hãy chọn một vị trí mà góc nhìn của bạn không bị vướng bởi người
hay vật chạy qua đối tượng. Cũng chú ý chọn hậu cảnh kỹ. Mặc dù hậu cảnh
sẽ bị mờ nhưng màu sắc và các thành phần trong đó cũng sẽ ảnh hưởng đến
không khí của bức ảnh. Hậu cảnh đồng màu và đơn giản càng tốt.
3. Nắm bắt đối tượng
Khi chủ thể đang chuyển động, hãy bấm máy và lia máy theo một
cách êm ái. Nếu chưa thạo, bạn có thể dùng chân ba chạc đặc biệt để hỗ trợ.
Loại này có một cơ chế xoay cổ để bạn lia máy mà không bị rung.


Chuyển động song song với nhân vật này từ vỉa hè sẽ mang lại bức
ảnh ấn tượng hơn là chụp ngay lập tức.
4. Chuyển động song song với chủ thể
Tốt nhất là nên tập luyện với kỹ thuật này. Để có kết quả tốt nhất, hãy
chuyển động theo hướng song song với chiều chuyển động của đối tượng để
bắt được trúng nét.
5. Lấy nét
Nếu không, có thể dùng máy ảnh lấy nét tự động. Chỉ cần ấn nút chụp
nửa chừng, máy ảnh sẽ tự động lấy nét và tùy thuộc vào tốc độ, bạn sẽ “bắn”
trúng hay không.
Nếu máy ảnh không đủ nhanh để lấy nét tự động, bạn sẽ lấy nét trước
cho camera vào điểm mà bạn sẽ hạ cửa trập.
Khi hạ cửa trập (nhẹ nhàng để chống rung máy), hãy tiếp tục quét máy
theo chiều chuyển động của chủ thể, ngay cả khi bạn nghe máy báo hiệu đã
chụp xong. Việc này sẽ làm cho việc làm nhòe hậu cảnh diễn ra rất mượt từ
đầu đến cuối, không bị hẫng.
Một điều cần lưu ý là bạn cần phải kiên nhẫn khi thực hành panning.
Hãy tìm đến các sự kiện như đua xe hoặc tiếp cận đường cao tốc. Ở đó,
đường sẽ vắng và có xe đi với tốc độ cao, mang đến điều kiện thuận lợi cho
các tay máy mới bắt đầu.











Thế giới ảnh thay đổi khi lặn sâu

Gấu bắc cực ở vùng Alaska

Sau khi trang bị các thiết bị cần thiết để khám phá thế giới ảnh dưới làn nước,
bạn nên làm quen với một số khác biệt của thế giới này trước khi tiếp tục lặn
sâu hơn với chiếc máy ảnh trong tay.
Độ cân bằng trắng
Khi lặn sâu, ánh sáng sẽ bị khuyếch tán nên dải quang phổ đỏ sẽ thẫm
hơn.
Càng lặn sâu, hiệu ứng của hiện tượng khuyếch tán càng cao làm cho
màu sắc bị thay đổi nhiều hơn.
Do vậy, khi chụp ảnh dưới nước, bạn nhớ hiệu chỉnh lại thiết lập cân
bằng trắng của máy để có được màu sắc tự nhiên cho bức ảnh.


Ảnh điều kiện thường Ảnh chụp dưới nước
Hiện tượng “bọt tuyết” do thiếu sáng
Hiện tượng “bọt tuyết” xuất hiện khi người chụp ảnh sử dụng đèn
flash gắn trong của máy ảnh trong điều kiện chụp dưới mặt nước.
Do đèn flash tích hợp trên máy ảnh được thiết lập để chụp các chủ thể
ở khoảng cách chuẩn chụp chân dung cho nên khi lặn sâu, ánh sáng này sẽ
không thể phát huy tốt trong môi trường mới.

Với đèn flash gắn trong Với đèn flash ngoài
Để khắc phục hiện tượng này, bạn nên sử dụng đèn flash rời rọi sáng
cho chủ thể.
Chủ thể trông “gần hơn”
Nếu chụp các chủ thể từ cùng một khoảng cách trong 2 điều kiện trên
mặt đất và dưới mặt nước, với cùng độ phóng đại (zoom) thì bức ảnh chụp

dưới nước sẽ có chủ thể trông cận hơn.
Nguyên nhân là do góc chụp đã bị tác động của hiện tượng khúc xạ
nên khoảng cách bị thu gần lại trên góc ngắm.

Ảnh điều kiện thường Ảnh chụp dưới nước
Vì thế, khi chụp ảnh dưới nước, bạn nên lưu ý và tính đến hiện tượng
“gần hơn” của chủ thể.

×