Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ĐỀ BÀI SỐ 1 Để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, có ý kiến cho rằng cần thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam, hãy lập luận để ủng hộ phản đối ý kiến trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.34 KB, 16 trang )

lOMoARcPSD|11346942

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT HIẾN PHÁP

ĐỀ BÀI SỐ 1
Để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, có ý kiến
cho rằng cần thành lập cơ quan nhân quyền quốc
gia ở Việt Nam, hãy lập luận để ủng hộ/ phản đối ý
kiến trên.
LỚP

: 4613 (N10-TL1)

NHÓM

: 01

Hà Nội, 2021


lOMoARcPSD|11346942

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHĨM
-Nhóm: 01
-Lớp: 4613
-Chủ đề tranh biện: Để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, có ý kiến cho
rằng cần thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam, hãy lập luận để


ủng hộ/ phản đối ý kiến trên.
-Quan điểm: Ủng hộ
1.
Kế hoạch làm việc của nhóm
1.1. Mục tiêu: Phân chia cơng việc và hồn thành nội dung bài tập theo
phân cơng cụ thể.
1.2. Nội dung công việc và phân công cụ thể
Nội dung cơng việc

Phân cơng

Lên kế hoạch làm việc
nhóm

Vũ Hà An (nhóm trưởng)

Thành lập dàn ý chung

Cả nhóm
Phạm Quang Anh
Nguyễn Lê Thảo Anh
Lưu Phương Anh
Điêu Vũ Linh Chi
Đại Hoàng Anh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Hồng Anh
Vũ Hoàng Linh Giang
Phạm Việt Dũng
Nguyễn Tiến Anh


Luận điểm 1

Luận điểm 2

Luận điểm 3

Tổng hợp bài, sửa chữa

Yêu cầu
Khoa học, hiệu quả, đảm bảo
phân chia công việc công
bằng, hiệu quả.
Thống nhất ý tưởng thành dàn
ý chung, triển khai thành các
luận điểm với tiêu chí: ngắn
gọn, đầy đủ và logic.
Triển khai luận điểm theo dàn
ý chung
Triển khai luận điểm theo dàn
ý chung
Triển khai luận điểm theo dàn
ý chung
Tổng hợp các luận điểm, kiểm
tra, dánh giá và sửa chữa
chung đảm bảo đúng yêu cầu
theo đề cương môn học.

Vũ Hà An

2. Phân chia cơng việc và họp nhóm

Họ và tên
STT

Tiến độ
thực hiện
(đúng hạn)

Mức độ hồn thành

1

Họp nhóm

Kết
luận
Xếp
loại


lOMoARcPSD|11346942

Có Khơng Khơng
tốt

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11

Phạm Việt
Dũng
(450553)
Vũ Hồng
Linh Giang
(450549)
Nguyễn Tiến
Anh
(452824)
Vũ Hà An
(461301)
Đại Hồng
Anh
(461302)
Lưu Phương
Anh
(461303)
Nguyễn
Hồng Anh
(461304)
Nguyễn Lê
Thảo Anh
(461305)
Nguyễn Thị

Ngọc Ánh
(461306)
Nguyễn
Quang Anh
(461307)
Điêu Vũ
Linh Chi
(461308)

TB

Tốt

Tham
gia
đầy đủ

X

X

X

X

X

X

X


X

X

X

X

X

A

X

X

X

A

X

X

X

A

X


X

X

A

X

X

X

A

X

X

X

A

X

X

X

A


Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2020
Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)
Vũ Hà An.

2

Tích
cực
sơi
nổi

Đóng
góp
nhiều ý
tưởng
A
X

X

A
A

X

A



lOMoARcPSD|11346942

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRANH BIỆN – KHĨA 46 VB1CQ
Nhóm:
………………………………………………………………………………………
Lớp:
………………………………………………………………………………………

Chủ đề tranh biện:
…………………………………………………………………………..
Giảng viên chấm:
………………………………………………………………………
(Ghi rõ họ tên và ký)

Tiêu chí đánh giá
Nội dung bài
tranh biện

Hình thức trình
bày

Buổi tranh biện

Điểm
tối đa

Nắm rõ chủ đề tranh biện, thể
hiện rõ ràng quan điểm ủng
hộ/phản đối.
Các lập luận có liên quan đến

luận điểm chính; logic và chặt
chẽ.
Thơng tin đưa ra rõ ràng và
chính xác
Có sử dụng số liệu, ví dụ minh
hoạ cho luận điểm, có độ tin
cậy cao
Bố cục hợp lý, rõ ràng, dễ theo
dõi….
Lỗi chính tả và văn phạm
Hình ảnh, clip, biểu đồ hấp
dẫn và thu hút
Có trích dẫn nguồn tài liệu
tham khảo
Phong cách thuyết trình tự tin,
linh hoạt, năng động, cuốn
hút.
Nhóm tranh biện có sự phối
hợp trong thời gian thuyết
trình và trả lời tranh biện
Nhóm tranh biện nắm vững
nội dung trình bày nội dung
một cách thuyết phục
Tranh luận đúng chừng mực
và kiểm soát được cảm xúc
trong tranh biện.
Đúng thời gian
Các lập luận phản bác chính
3


3

1

4

Điểm đánh
giá của
giảng viên

Ghi
chú


lOMoARcPSD|11346942

xác, phù hợp và mạnh mẽ
Trả lời được các câu hỏi của
các nhóm quan sát
Theo dõi và nhận Đặt câu hỏi có liên quan đến
xét các cặp tranh chủ đề tranh biện
biện khác
Nhận xét về tính thuyết phục
và kỹ thuật tranh biện cuốn
hút
Tổng điểm toàn bài

4

2


10


lOMoARcPSD|11346942

MỤC LỤC
I.

Lời nói đầu

7

II.

Nội dung

7

1.

Luận điểm 1: QUYỀN CON NGƯỜI VÀ VIỆC BẢO ĐẢM

THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

7

1.1.Khái niệm “Quyền con người”

7


1.2.Cơ sở pháp lý:

7

1.2.1. Theo điều 16 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.2. Theo điều 19 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.3. Theo điều 20 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.4. Theo điều 21 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.5. Theo điều 22 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.6. Theo điều 24 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.7. Theo điều 25 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.8. Theo điều 30 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.9. Theo điều 34 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.10. Theo điều 38 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.2.11. Theo điều 41 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.3.Lập luận

9


2.
Luận điểm 2: CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA BẢO VỆ
VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI
9
II.1. Định nghĩa về Cơ quan nhân quyền quốc gia
II.2. Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc Paris
10
II.3. Lập luận
10

5


lOMoARcPSD|11346942

II.3.1. Vai trò của Cơ quan nhân quyền quốc gia trong việc bảo vệ
và thúc đẩy quyền con người
II.3.2. Mối quan hệ giữa cơ quan nhân quyền quốc gia với các cơ
quan khác và nhân dân trên lĩnh vực quyền con người
3.
Luận điểm 3: VIỆT NAM CẦN THÀNH LẬP MỘT CƠ QUAN
CHUYÊN TRÁCH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI ĐỂ CHUYÊN
NGHIÊN CỨU, THEO DÕI, GIÁM SÁT, TƯ VẤN VỀ VIỆC THỰC
THI QUYỀN CON NGƯỜI TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC
12
3.1. Cơ sở pháp lý
12
3.2. Lập luận
12

3.3. Cơ quan nhân quyền Việt Nam nên được thành lập theo mơ hình
Ủy ban nhân quyền thuộc Quốc hội
13
4.
Luận điểm 4: ĐẠI DỊCH COVID-19- THỜI ĐIỂM CẤP
THIẾT CHO VIỆC THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN
QUỐC GIA 14
III.

Lời kết

14

6


lOMoARcPSD|11346942

I.LỜI NÓI ĐẦU
Quyền con người là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm
phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và
mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì chính phủ
nào cũng phải bảo vệ1. Để bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, các quốc gia
xây dựng nhiều cơ chế khác nhau, ở cấp độ đa phương toàn cầu, khu vực và
cấp độ quốc gia. Đối với cơ chế đa phương, cơ chế bảo đảm quyền con người
trong khn khổ Liên hợp quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bao gồm cơ
chế theo quy định Hiến chương Liên hợp quốc (cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ
quát - Universal Periodic Review và cơ chế theo thủ tục đặc biệt) và cơ chế
giám sát của các Ủy ban thành lập trên cơ sở các điều ước quốc tế về quyền
con người. Thực tiễn cho thấy, việc bảo đảm, thúc đẩy quyền con người phụ

thuộc trước hết và chủ yếu vào trách nhiệm của các quốc gia. Vì vậy, bên
cạnh cơ chế quốc tế, mỗi quốc gia cần xây dựng cơ chế quốc gia để bảo vệ
quyền con người hay được gọi dưới hình thức Cơ quan nhân quyền quốc gia.
Nhận thức được vai trò to lớn của Cơ quan nhân quyền Quốc gia trong việc
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Nhóm 1 xin đồng tình bảo vệ quan
điểm: “Để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, cần thành lập cơ quan
nhân quyền quốc gia ở Việt Nam”.

II.NỘI DUNG
1. LUẬN ĐIỂM 1: QUYỀN CON NGƯỜI VÀ VIỆC BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm “Quyền con người”
Quyền con người 2(Human rights, Droits de LHomme) (QCN) là toàn bộ
các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính
chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo
ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất
khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự
do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì
chính phủ nào cũng phải bảo vệ.
Quyền con người khơng những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền
tự nhiên (natural rights) mà nó cịn được nhìn nhận trên quan điểm các quyền
pháp lý (legal right). Theo đó “quyền con người được hiểu là những đảm bảo
pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại
những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự
được phép và sự tự do cơ bản của con người”.
1.2. Cơ sở pháp lý
1 Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, tr. 199.
2 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Tư pháp, trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 198.

7



lOMoARcPSD|11346942

1.2.1. Theo điều 16 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“-Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
-Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội.”
1.2.2. Theo điều 19 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ.
Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”
1.2.3. Theo điều 20 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“-Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm.
-Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả
tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.”
1.2.4. Theo điều 21 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“-Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp l ̣t bảo đảm an
tồn.
-Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao
đổi thơng tin riêng tư khác. Khơng ai được bóc mở, kiểm sốt, thu giữ trái luật

thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của
người khác.”
1.2.5. Theo điều 22 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào
chỗ ở của người khác nếu khơng được người đó đồng ý.”
1.2.6. Theo điều 24 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một
tơn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật.”
1.2.7. Theo điều 25 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội
họp, lập hội, biểu tình.”
1.2.8. Theo điều 30 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
8


lOMoARcPSD|11346942

1.2.9. Theo điều 34 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“Cơng dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.”
1.2.10. Theo điều 38 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“-Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc
sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng

bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
-Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và
cộng đồng.”
1.2.11. Theo điều 41 chương II Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013
“Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia
vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.”
1.3. Lập luận
Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng quyền con người ln được bảo vệ
và phát triển. Chính phủ Việt Nam luôn lên án các hành động lợi dụng danh
nghĩa nhân quyền để can thiệp, xâm phạm chủ quyền, độc lập của Việt Nam,
coi "dân chủ", "nhân quyền" thực chất là một "chiêu bài" của các nước
phương Tây để can thiệp vào công việc nội bộ, quyền tự quyết của Việt Nam,
là sự áp đặt trắng trợn, ngạo nghễ những giá trị không phù hợp của Mỹ và
phương Tây vào tình hình cụ thể và truyền thống của Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam cho rằng quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, mọi
đường lối, chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật của Việt Nam luôn
hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh".
Việc lấy người dân là trung tâm của mọi chính sách đã giúp cho các nhu cầu
chính đáng của người dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn.
Về phía Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Chỉ thị số 12/CT-TW của Ban Bí
thư Trung ương Đảng năm 1992 về vấn đề quyền con người, Đảng này xác
định: "Đối với chúng ta (Việt Nam), vấn đề quyền con người được đặt ra xuất
phát từ mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, từ bản chất của chế độ ta và bao quát
rộng rãi nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế, xã hội, an
ninh quốc phòng...". Trong báo cáo năm 2009, Tổ chức UNPO (Tổ chức Nhân
dân và Quốc gia chưa được đại diện) nói rằng nhìn chung, mặc dù vẫn cịn
nhiều bất cập trong thực hiện nhưng chính quyền Việt Nam nên được khen
ngợi vì đã đưa một số quyền cơ bản như tự do tôn giáo vào trong Hiến pháp

quốc gia và đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền con người.
2.LUẬN ĐIỂM 2: CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA BẢO VỆ VÀ
THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI
2.1. Định nghĩa về Cơ quan nhân quyền quốc gia
- Cơ quan nhân quyền quốc gia (National Human Rights Institutions - NHRIs)
(CQNQQG) là những cơ quan do nhà nước thành lập và được chủ thể thành
lập trao thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp hoặc một đạo luật cụ thể để
9


lOMoARcPSD|11346942

thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong phạm
vi của quốc gia.
- Theo định nghĩa của Liên hợp quốc thì “cơ quan nhân quyền quốc gia” là
một cơ quan được giao những chức năng cụ thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ
quyền con người. Đây được xem là một thiết chế có tính chất của cơ quan nhà
nước với chức năng thực hiện quy trình tư vấn, hỗ trợ nhà nước trong việc
bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, được thành lập theo sự ghi nhận trong văn
bản pháp lý tối cao của quốc gia là Hiến pháp hoặc do luật định.
2.2. Cơ sở pháp lý
Nguyên tắc Paris về Thiết chế nhân quyền quốc gia:
- Thúc đẩy và bảo vê ̣ nhân quyền.
- CQNQQG thực thi các nghĩa vụ sau:
(a)Đê ̣ trình lên Chính phủ, Nghị viê ̣n và các cơ quan thẩm quyền có liên
quan trên cơ sở tham vấn hoă ̣c yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền liên quan
hoă ̣c thông qua viê ̣c thực hiê ̣n thẩm quyền của mình nhằm đánh giá về mơ ̣t
vấn đề nhân quyền nào đó mà khơng cần đến sự đề nghị của cấp trên, nêu
chính kiến, đề xuất, kiến nghị và báo cáo về bất cứ vấn đề nào liên quan đến
viê ̣c thúc đẩy và bảo vê ̣ nhân quyền. Các quan điểm, đề xuất, kiến nghị và báo

cáo này, cũng như bất cứ sự đánh giá nào của CQNQQG cần phải xem xét
những khía cạnh sau đây:
(i) Các quy định hành chính và lâ ̣p pháp, cũng như các quy định liên
quan đến các cơ quan tư pháp, liên quan đến viê ̣c tăng cường bảo vê ̣ QCN.
Trên cơ sở đó, CQNQQG sẽ đánh giá các quy định hành chính và luâ ̣t hiê ̣n
hành, cũng như các dự luâ ̣t, kiến nghị, đề xuất; đồng thời đưa ra những kiến
nghị phù hợp để bảo đảm rằng các quy định này hoàn toàn phù hợp với các
nguyên tắc nhân quyền cơ bản. CQNQQG, khi phù hợp, cần đề xuất viê ̣c
thông qua mô ̣t luâ ̣t mới, sửa đổi luâ ̣t hiê ̣n hành và thông qua hoă ̣c sửa đổi các
biê ̣n pháp hành chính.
(ii) Quyết định xem xét đối với bất cứ sự vi phạm nhân quyền nào xảy
ra.
(iii) Soạn thảo các báo cáo về tình hình trong nước liên quan đến nhân
quyền nói chung và về các vấn đề cụ thể nói riêng.
(b)Thúc đẩy và đảm bảo sự hài hòa giữa pháp luâ ̣t, quy định và thực tiễn
quốc gia với các văn kiê ̣n nhân quyền quốc tế mà quốc gia ấy là thành viên,
cũng như viê ̣c thực thi hiê ̣u quả.
(f)Hỗ trợ vào viê ̣c thành lâ ̣p các chương trình giảng dạy, nghiên cứu trên
lĩnh vực nhân quyền tại các trường đại học, cơ sở đào tạo chuyên môn và
nghiê ̣p vụ.
(g)Cơng khai hóa các quyền con người và những nỗ lực nhằm đấu tranh
chống lại tất cả các hình thức phân biê ̣t đối xử, đă ̣c biê ̣t là phân biê ̣t chủng
tộc, thông qua viê ̣c tăng cường nhâ ̣n thức công chúng, đă ̣c biê ̣t thông qua giáo
dục và thông tin, truyền thông và sử dụng các cơ quan báo chí.
2.3. Lập luận
10

Downloaded by Quang Tr?n ()



lOMoARcPSD|11346942

2.3.1. Vai trò của Cơ quan nhân quyền quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người
- Hỗ trợ việc xây dựng các chương trình giảng dạy và nghiên cứu về quyền
con người và tham gia triển khai các chương trình đó trên thực tế.
- Phổ biến các quyền con người và nỗ lực chống mọi hình thức phân biệt đối
xử, đặc biệt là phân biệt đối xử về sắc tộc bằng việc tăng cường nhận thức cho
công chúng, đặc biệt là qua việc giáo dục, thông tin, hợp tác với các cơ quan
báo chí.
- Trình lên chính phủ, nghị viện và bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào khác
những quan điểm, khuyến nghị, đề xuất và báo cáo về bất kỳ vấn đề nào liên
quan đến thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
- Khuyến khích việc phê chuẩn, gia nhập và áp dụng các văn kiện quốc tế về
quyền con người.
- Hợp tác với Liên hợp quốc, các cơ quan của Liên hợp quốc, các cơ quan khu
vực và các cơ quan quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của các
nước khác.
2.3.2. Mối quan hệ giữa cơ quan nhân quyền quốc gia với các cơ quan khác
và nhân dân trên lĩnh vực quyền con người
Mối quan hệ phối hợp với cơ quan lập pháp quốc gia:
Mặc dù có tư cách độc lập song CQNQQG thường do cơ quan lập pháp quốc
gia thành lập và báo cáo lên cơ quan lập pháp quốc gia. Vì vậy cơ quan lập
pháp quốc gia có thể được coi là chỗ dựa chính trị để CQNQQG thực hiện sứ
mệnh thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người của mình. CQNQQG đóng vai
trị như cơ quan cố vấn cho cơ quan lập pháp quốc gia trong việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người của quốc gia
Mối quan hệ với cơ quan hành pháp quốc gia:
Trong mối quan hệ này, CQNQQG thường đóng vai trị là cơ quan độc lập
kiểm sốt hoạt động của cơ quan hành pháp quốc gia cũng như các cơ quan

trong hệ thống chấp hành thuộc cơ quan hành pháp quốc gia trong việc bảo
đảm, thực thi quyền con người. Ở chiều ngược lại, cơ quan hành pháp có vai
trị tạo điều kiện cho hoạt động của CQNQQG, khơng chỉ từ góc độ ngân sách
và phương tiện hoạt động mà cịn ở cả góc độ phối hợp tích cực để giúp
CQNQQG thực hiện tốt vai trị thúc đẩy, bảo đảm, bảo vệ quyền con người
của mình.
Mối quan hệ với cơ quan tư pháp:
Xét từ góc độ chức năng, nhiệm vụ thì cơ quan tư pháp quốc gia có sứ mệnh
bảo vệ quyền con người dưới danh nghĩa thi hành cơng lý. Đó là nơi các vi
phạm quyền con người được xét xử và trừng trị, thiệt hai gây ra đối với vi
phạm quyền con người được bồi thường một cách xứng đáng. CQNQQG có
thể đóng vai trị cố vấn cho các cơ quan tòa án, nhất là cơ quan tài phán hiến
pháp của quốc gia, trong quá trình xét xử các vụ việc xâm phạm tới quyền con
người.
Mối quan hệ giữa cơ quan nhân quyền quốc gia với nhân dân:
11

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

Không chỉ thiết lập quan hệ với các cơ quan khác trên lĩnh vực quyền con
người mà CQNQQG cịn có mối quan hệ đặc biệt mật thiết đối với nhân dân.
Bởi vì nó là một cơ quan chun trách , hoạt động có hiệu quả,và có tính
quyền lực rất cao trong việc bảo vệ nhân quyền của mỗi người dân. Thậm chí,
ở Hàn Quốc mơ hình cơ quan dân quyền của họ còn hoạt động độc lập với các
thiết chế khác trong bộ máy nhà nước với thẩm quyền tài phán không chỉ đối
với các công dân Hàn Quốc mà những người nước ngoài đang sinh sống, làm
việc tại quốc gia này cũng có thể chịu ảnh hưởng. Chính bởi thẩm quyền tài

phán của bản thân cơ quan dân quyền quốc gia mà nó đã là nơi để nhân dân
có thể bảo vệ được quyền con người của nhân dân, là cơ quan tin cậy, là chỗ
dựa để nhân dân có thể đảm bảo được những quyền con người được bảo vệ.
3.LUẬN ĐIỂM 3: VIỆT NAM CẦN THÀNH LẬP MỘT CƠ QUAN
CHUYÊN TRÁCH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI ĐỂ CHUYÊN NGHIÊN
CỨU, THEO DÕI, GIÁM SÁT, TƯ VẤN VỀ VIỆC THỰC THI QUYỀN
CON NGƯỜI TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC
3.1. Cơ sở pháp lý
3.1.1. Theo điều 3 chương I Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013:
“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận,
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện
mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, mọi người có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
3.1.2. Theo chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa X về cơng tác nhân quyền trong tình hình mới
(1) QCN là giá trị chung của nhân loại;
(6) QCN, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm bằng
Hiến pháp, pháp luật; trách nhiệm của Nhà nước, của tất cả các ngành, các địa
phương, cơ sở là phải tích cực, chủ động thực hiện nhằm ngày càng hoàn
thiện và nâng cao các QCN;
(7) Chủ động, tích cực hợp tác, đồng thời sẵn sàng đối thoại và kiên quyết đấu
tranh trong quan hệ quốc tế vì QCN.
3.2. Lập luận
Hệ thống thể chế đảm bảo quyền con người ở Việt Nam rất đa dạng, gồm
các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các cơ
quan thông tin đại chúng và quần chúng nhân dân. Hiện nay , nếu xét theo các
tiêu chí đặt ra ở nguyên tắc Paris thì ở Việt Nam vẫn chưa có thiết chế nào có
thể xem là cơ quan nhân quyền quốc gia.Tuy nhiên chúng ta cũng có những
cơ quan chuyên biệt phụ trách về vấn đề quyền con người ví dụ như : Hội

đồng dân tộc, Ủy ban các vấn đề xã hội, Ủy ban văn hóa – giáo dục thanh
thiếu niên và nhi đồng,… của Quốc hội; Ban Tôn giáo, Ủy ban dân tộc, Ban
chỉ đạo nhân quyền thuộc chính phủ,.... Tuy nhiên , các cơ quan trên thì lại
chưa được chuyên trách trong việc bảo vệ quyền con người mà mỗi thiết chế
trên đều chỉ có một số chức năng của “Cơ quan nhân quyền”. Do vậy, khi
người dân có bất cứ vấn đề nào liên quan đến nhân quyền của mình, họ sẽ gặp
12

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

khó khăn trong việc khơng biết cơ quan nào là cơ quan chuyên trách về quyền
mà mình đang bị xâm phạm. Như vậy việc tư vấn, giải quyết các khiếu nại về
quyền con người cho người dân sẽ bị hạn chế hơn. Hơn nữa, quyền con
người, quyền cơng dân có nội dung bao trùm các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội nên việc thẩm tra một dự án luật, kiến nghị về luật không thể giao
cho một cơ quan chuyên môn riêng lẻ, mà cũng không thể giao cho tất cả các
cơ quan.
Vì vậy Việt Nam cần một cơ quan “ đầu não” về quyền con người, một cơ
quan đại diện về quyền con người, chuyên trách về tất cả các vấn đề liên
quan đến nhân quyền. Có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của nhân dân
theo Hiến Pháp 2013. Đây là minh chứng cho chính sách nhất quán, xuyên
suốt về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, như quan điểm Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng: “Người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể” .
3.3. Cơ quan nhân quyền Việt Nam nên được thành lập theo mơ hình Ủy
ban nhân quyền thuộc Quốc hội.
Trên thế giới, hệ thống cơ quan nhân quyền các quốc gia được thiết kế hết
sức đa dạng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Việc

nghiên cứu lựa chọn mơ hình phù hợp ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết
nhằm bảo đảm sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, đồng
thời tham khảo kinh nghiệm tốt của các mơ hình trên thế giới. Khơng có một
kiểu thống nhất về mơ hình Cơ quan nhân quyền cho các quốc gia, tuy nhiên,
trong thực tế có 3 dạng chủ yếu đó là: (1) Cơ quan thanh tra Quốc hội; (2) Ủy
ban nhân quyền quốc gia; (3) Cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân
quyền cụ thể.
Các cơ quan của Quốc hội đều có thẩm quyền bảo vệ, thúc đẩy quyền con
người thông qua việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và thực hiện quyền
giám sát nhưng bị giới hạn trong phạm vi chức năng của cơ quan. Ủy ban
Thường vụ Quốc hội có Ban Dân nguyện là cơ quan nhận, tổng hợp, theo dõi,
đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; nhưng đây không phải
cơ quan của Quốc hội nên quyền, vị thế bị hạn chế, trong khi yêu cầu bảo
đảm quyền con người theo Hiến pháp 2013 địi hỏi phải có một cơ quan tương
xứng.
Do vậy, cần thành lập một uỷ ban chuyên trách về nhân quyền thuộc Quốc
hội, hoặc nâng cấp một cơ quan trực thuộc Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thành Ủy ban Quyền con người thuộc Quốc hội (ví dụ như Uỷ ban
Dân nguyện). Việc thành lập Uỷ ban nhân quyền chuyên trách sẽ tránh được
những chồng chéo trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội
và nâng vị thế của vấn đề quyền con người trong tổ chức và hoạt động của cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất. Uỷ ban Quyền con người thuộc Quốc hội
sẽ là thiết chế chính thức tham gia vào các quan hệ quốc tế với cơ quan nhân
quyền của quốc gia khác, các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, thiết chế này
cũng thể hiện được tính quyền lực nhà nước trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con
người, xác lập rõ ràng hơn trách nhiệm của Quốc hội trước nhân dân và cộng
đồng quốc tế trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.
13

Downloaded by Quang Tr?n ()



lOMoARcPSD|11346942

4.LUẬN ĐIỂM 4: ĐẠI DỊCH COVID-19- THỜI ĐIỂM CẤP THIẾT
CHO VIỆC THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA
Tính đến ngày 9-12-2021, Việt Nam có tổng cộng 1.352.122 ca nhiễm với
1.036.393 ca đã được chữa khỏi (đạt khoảng 76,64% tỷ lệ chữa trị thành
công). Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III-2021 là 3,98%, tăng 1,36 điểm
phần trăm so với quý trước và tăng 1,25 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
ngoái. Khu vực dịch vụ, nhất là các ngành ngân hàng, du lịch, vận tải, khách
sạn, nhà hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Đại dịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc
thụ hưởng quyền của người dân, nhất là sinh hoạt, đi lại, học tập do phải giãn
cách xã hội ở nhiều nơi để phòng, chống dịch, song các quyền cơ bản của
người dân vẫn được bảo đảm, trong đó có quyền tiếp cận các nhu yếu phẩm
cần thiết như lương thực, đồ dùng thiết yếu, quyền chăm sóc y tế, giáo dục
trực tuyến. Đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng bất bình đẳng về giới, khoảng
cách giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp cao… Đại dịch Covid-19 còn chỉ ra sự bất
công trong vấn đề phân phối và tiếp cận vaccine ngừa Covid-19.
Trong bối cảnh trên, Việt Nam và cả hệ thống chính trị xác định cơng tác
phịng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm, đặt ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức
khỏe người dân. Vì vậy các vấn đề về nhân quyền có thể chưa được quan tâm
một cách tập trung và triệt để. Thế nên rất cần kịp thời thành lập cơ quan nhân
quyền để chuyên trách nghiên cứu, theo dõi, giám sát, tư vấn việc thực thi
quyền con người trên phạm vi cả nước.
III. LỜI KẾT
Như vậy, Quyền con người luôn là mối quan tâm lớn của nhân loại ở mọi
thời kỳ và việc đảm bảo nhân quyền luôn là nhiệm vụ quan trọng, được các
quốc gia quan tâm, chú trọng. Trước thực trạng ở Việt Nam, Quyền con người

có thể bị xâm phạm hay việc thực thi Quyền con người cịn nhiều bất cập thì
việc thành lập một cơ quan chuyên trách về các vấn đề nhân quyền như thiết
chế Cơ quan nhân quyền quốc gia là việc làm cấp thiết. Sự thành lập của cơ
quan này sẽ giải quyết các bất cập khi thực thi Quyền con người cũng như
ngăn chặn các hành vi có thể xâm phạm Quyền con người, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mỗi công dân theo đúng chủ trương được Đảng ta khẳng
định trong Đại hội XIII: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự
xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân
dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

14

Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2021.
2. Luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013, Nxb Chính trị quốc gia sự thật.
3. Cơ quan nhân quyền quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt
Nam, Hội thảo khoa học “Cơ quan nhân quyền quốc gia: Những vấn
đề lý luận và thực tiễn”, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
4. Thực tiễn quan điểm của Đảng về quyền con người, trang Quản
lý nhà nước.
5. Nguyên tắc Paris và các cơ chế bảo đảm nhân quyền quốc gia
trên thế giới, trang trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

6. Nhân quyền và cuộc sống, Tạp chí xây dựng Đảng.
7. Việt Nam bảo vệ quyền con người sau đại dịch COVID-19, Báo
Quân đội nhân dân.

15

Downloaded by Quang Tr?n ()



×