Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nỗi lo của bà bầu mùa cúm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.61 KB, 4 trang )

Nỗi lo của bà bầu mùa cúm

Sự lan rộng chưa biết đến bao giờ mới có điểm dừng của đại dịch cúm
A/H1N1 đang trở thành nỗi lo sợ của những phụ nữ mang thai, nhất là khi
các ca tử vong ở đối tượng này có dương tính với cúm A/H1N1 xảy ra liên
tiếp trong thời gian qua. Các chuyên gia sản khoa cho biết, suy giảm hệ miễn
dịch khi mang thai là một cơ hội thuận lợi cho virut cúm nói chung và virut
cúm A/H1N1 nói riêng dễ xâm nhập và có biến chứng nặng, gây nguy hiểm
cho bà mẹ và thai nhi.
Nơm nớp sợ lây bệnh
Từ khi dịch cúm A/H1N1
bùng phát, chị Hoàng Ngọc Anh
(Thanh Trì - Hà Nội) lúc nào cũng lo
lắng nguy cơ mình mắc bệnh. Đây
cũng là điều dễ hiểu vì chị đang mang
thai đứa con đầu lòng. Để có được
cách phòng bệnh tốt nhất có thể, chị
Ngọc Anh cố gắng thực hiện tất cả mọi khuyến cáo của ngành y tế, từ tăng cường

Virut cúm A/H1N1 có thể gây suy
tim ở phụ nữ mang thai.
ăn uống nâng cao thể trạng, ngủ đủ giấc, giữ gìn vệ sinh cơ thể đến hạn chế tối đa
tiếp xúc nơi đông người Cách đây ít hôm, chị thấy người ngây ngây sốt, đau đầu,
đau họng nhưng không dám đến bệnh viện khám vì sợ lây bệnh mà chỉ dám nhờ
bác sĩ đến khám và theo dõi sức khỏe tại nhà. Rất may là chị chỉ bị viêm amidan
nhẹ, chỉ cần súc họng nước muối vài ngày là khỏi và không phải dùng thuốc.
Tại Khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, TS. Trịnh Thị Ngọc, Trưởng
khoa cho biết, trong số rất nhiều bệnh nhân đến khám vì có biểu hiện của cúm thì
chủ yếu là lứa tuổi học sinh, nhiều nhất là học sinh cấp 2, không gặp phụ nữ mang
thai đến khám. ThS. Nguyễn Cảnh Chương - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng cho
biết, trong tình hình dịch cúm phức tạp như hiện nay, nhiều phụ nữ có thai có các


biểu hiện sốt, ho, chảy nước mũi không dám đến bệnh viện để khám vì rất sợ lây
bệnh từ môi trường bệnh viện, nhưng bù lại họ thường xuyên gọi điện cho bác sĩ
xin được tư vấn cách theo dõi, chăm sóc tại nhà. Theo ThS. Chương, trong suốt
quá trình mang thai, không ít người trải qua tình trạng có sốt, ho, tiết dịch mũi
họng, đau đầu một vài ngày rồi tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc điều trị
nhưng trong tình hình đại dịch như hiện nay khiến nhiều bà bầu lo lắng mình mắc
cúm A/H1N1 nếu có các biểu hiện của cúm.
Suy giảm miễn dịch làm phụ nữ mang thai dễ mắc cúm A/H1N1
Theo ThS. Nguyễn Cảnh Chương, trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch
của người phụ nữ suy giảm trầm trọng, rất nhiều yếu tố trong cơ thể họ bị biến đổi
và chứa đựng vô vàn những nguy cơ cho sức khỏe. Với những người có sẵn cơ địa
nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến một hậu quả lớn. Do hệ
miễn dịch suy giảm nên các bệnh truyền nhiễm do virut, vi khuẩn là nguy cơ hàng
đầu với phụ nữ mang thai. Các loại virut cúm nói chung và virut cúm A/H1N1 nói
riêng đều có cơ hội thuận lợi xâm nhập cơ thể thai phụ và dễ gây ra những biến
chứng nặng cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, thai chết lưu ở 3 tháng đầu của
thai kỳ nhưng gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ trong suốt quá trình
mang thai như suy tim, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết Virut cúm cũng có thể
gây ra dị tật thai nhi nhưng chủ yếu là các biến chứng trên, còn gây dị tật thai nhi
nhiều nhất là bệnh Rubella. TS. Trịnh Thị Ngọc cho biết, các loại cúm mùa thông
thường cũng có thể gây ra những biến chứng nặng cho bà mẹ và thai nhi nhưng
trước khi mang thai rất có thể bản thân bà mẹ đó đã từng mắc cúm mùa nên cơ thể
có độ miễn dịch nhất định với virut này và mức độ nguy hiểm cũng giảm đi.
Nhưng virut cúm A/H1N1 có nguy cơ cao hơn do đây là một loại virut mới xuất
hiện, nếu xâm nhập vào cơ địa đã bị suy giảm miễn dịch trong thời kỳ mang thai
thì dễ kéo theo sự bội nhiễm các loại virut, vi khuẩn khác, gây ra những ca bệnh
nặng và tử vong.
Các chuyên gia sản khoa và truyền nhiễm cho hay, điều trị bệnh nói chung
và điều trị cúm cho phụ nữ mang thai rất khó khăn. Do nguyên tắc chung của phụ
nữ mang thai là thận trọng sử dụng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc có thể dẫn đến

sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén Các thuốc kháng virut có thể chỉ
định dễ dàng cho các đối tượng khác nhưng phụ nữ mang thai muốn sử dụng là
vấn đề phải được cân nhắc chặt chẽ giữa bác sĩ truyền nhiễm và bác sĩ sản khoa,
mặt khác phải lường trước được tất cả những hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng
thuốc. Đối với một số loại bệnh, người ta có thuốc dùng riêng cho thai phụ nhưng
đối với thuốc điều trị cúm dành cho phụ nữ mang thai thì vẫn chưa có.
Phòng bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu
Các bác sĩ cho biết, do cơ địa khi mang thai của người phụ nữ rất phức tạp,
để hạn chế nguy cơ mắc cúm A/H1N1 trong điều kiện đại dịch hiện nay, biện pháp
phòng bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đó là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần
tốt, không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Cần vệ sinh
mũi, họng thường xuyên vài lần/ngày bằng nước muối sinh lý. Tuyệt đối không
được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám
và chỉ định cụ thể. Những phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vaccin phòng
cúm trước khi mang thai 3 tháng đến 1 năm.
Lê Hảo

×