Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 2622018 trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội chủ đề “nhận thức của người trẻ về vấn nạn bạo hành trẻ em”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 84 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Khoa Phát thanh - Truyền hình

LÊ THÙY AN

BÁO CÁO
TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
(Chương trình phát thanh Sóng trẻ, phát sóng ngày 26/2/2018
Trên sóng FM của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội)
Chủ đề: “Nhận thức của người trẻ về vấn nạn bạo hành trẻ em”
NGÀNH

: BÁO CHÍ

MÃ NGÀNH

: 1.01.01

CHUYÊN NGÀNH

: BÁO PHÁT THANH

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Khoa Phát thanh - Truyền hình

LÊ THÙY AN



BÁO CÁO
TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
(Chương trình phát thanh Sóng trẻ, phát sóng ngày 26/2/2018
Trên sóng FM của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội)
Chủ đề: “Nhận thức của người trẻ về vấn nạn bạo hành trẻ em”

Ngành

: BÁO CHÍ

Mã ngành

: 1.01.01

Chuyên ngành

: BÁO PHÁT THANH

Người hướng dẫn : PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 2
I. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp. ........................................................ 1
2. Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp : ........................................................... 3

2.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 3
2.2 Nội dung chi tiết chương trình ...........................................................................20
2.3: Vai trò của bản thân hoặc mức độ tham gia trong tác phẩm tốt nghiệp26
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................33
3.2 Phương pháp thực hiện......................................................................................34
4. Ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp :.....................................................39
4.1 Ý nghĩa lý luận ......................................................................................................39
4.2 Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................39
II. NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP ......................................................42
III. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP ....62
1. Quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp..........................................................62
1.1 Về thuận lợi: .........................................................................................................63
1.2 Về khó khăn :........................................................................................................64
1.3 Những bài học kinh nghiệm bản thân đã rút ra ............................................65
Cần phát huy thế mạnh phát thanh trong tác phẩm ..........................................65
1.4 Những đề xuất, kiến nghị (đối với Học viện, với Khoa, với Đài..) .............70
KẾT LUẬN .................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................78
Phụ lục ..........................................................................................................................80


LỜI CẢM ƠN
Trước khi trình bày về báo cáo tác phẩm tốt nghiệp của mình, lời đầu tiên,
cho phép tơi được dành để bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các
thầy cô giáo, những người đã tận tình truyền dạy các kiến thức và kinh nghiệm
cho tôi trong suốt bốn năm học tập tại Học viện Báo chí và Tun truyền, các
thầy cơ giáo trong tổ bộ môn phát thanh, cũng như các thầy cơ trong khoa
Phát thanh – Truyền hình.
Và đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ rất tận tình của PGS.TS.
Đinh Thị Thu Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát tơi trong suốt q

trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp này.
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, tập thể lớp
Phát thanh K34, cũng như các thành viên trong Câu lạc bộ Phát thanh Sóng
trẻ – những người ln bên cạnh, hết lịng giúp đỡ tơi khơng chỉ trong q
trình hồn thành tác phẩm tốt nghiệp mà trên suốt chặng đường dài trong thời
gian học tập và rèn luyện vừa qua cũng như trên bước đường trong tương lai
của mình.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất.

Hà Nội, tháng 5, năm 2018
Tác giả tác phẩm tốt nghiệp
Lê Thùy An


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp.
Tác phẩm tốt nghiệp là chương trình phát thanh Sóng trẻ được phát
sóng vào 17h30 chiều thứ 2 hằng tuần trên tần số 90MHz của Đài Phát thanh
– Truyền hình Hà Nội, thời lượng 30 phút.
.Chủ đề: “Nhận thức của người trẻ về vấn nạn bạo hành trẻ em”
Toàn bộ chương trình có 6 phần tất cả. Phần 1: Nhạc hiệu chương trình +
Lời giới thiệu. Phần 2: Bản tin Sóng trẻ. Phần 3: Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề
“Giới trẻ với nhận thức về người đồng tính, song tính và chuyển giới”. Phần 4:
Quà tặng âm nhạc. Phần 5: Lăng kính sinh viên. Phần 6: Chào kết thúc.
Chương trình phát thanh “Sóng trẻ ”được phát sóng vào Chương trình
cung cấp cho các bạn trẻ trên địa bàn TP Hà Nội thông tin về những sự kiện
diễn ra trong tuần qua Bản tin Sóng trẻ, cảm nhận suy nghĩ của giới trẻ về
những chủ đề trong cuộc sống trong phần Diễn đàn Sóng trẻ, đắm mình trong
những giai điệu vui tươi với Quà tặng âm nhạc và biết thêm về những điều thú
vị trong cuộc sống sinh viên trong phần Lăng kính sinh viên. Chương trình do

thành viên trong CLB Phát thanh – Sóng trẻ thực hiện.
Là sinh viên Báo chí, khoa Phát thanh truyền hình nên bản thân được
tiếp thu sớm với nghề và có niềm đam mê với nghề báo. Trong quá trình học
tập, được thực hành nghề, và rèn nghề tại khoa, trường thường xuyên và được
thầy cơ giúp đỡ rất nhiều. Ngồi ra, trường cịn thường xun mời các thầy
cơ, nhà báo nổi tiếng để giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý giá để
học tập và trưởng thành, cứng cáp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc tham gia
và là thành viên của CLB Phát thanh – Sóng trẻ , làm các chương trình Nốt
nhạc sinh viên, thơng tin âm nahjc phát trong KTX đã giúp bản thân được
training rất nhiều, có nhiều bài học quý giá nên bản thân cảm thấy rất yêu
thích và mong muốn được thực hiện một số hoàn thiện do bản thân biên tập.

1


Hơn nữa, việc tham gia nghiên cứu đề tài khoa học sinh viên: “Vai trị
của phóng viên hiện trường trong giờ cao điểm trên VOVGT”, cũng đã giúp
tơi có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho riêng mình, để nỗ lực
sản xuất một chương trình có tính sáng tạo cao nhất, có thể tạo được dấu ấn
riêng trong lịng thính giả.
Chương trình vận dụng tồn bộ những bài học trên trường, lớp trong
suốt 4 năm học để thực hiện tác phẩm. Ngồi ra, bản thân cịn có tận dụng
thêm những kinh nghiệm, cơng tác báo chí bên ngồi đã tích lũy để làm bài
sinh động hơn. Là sinh viên phát thanh, làm một tác phẩm phát thanh để tốt
nghiệp là một cơ hội cũng như là điều may mắn để thể hiện năng lực của bản
thân, am hiểu cũng như khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn
bài viết. Bản thân sẽ được thể hiện cơng tác phóng viên khi đưa tin bài, viết
bản tin, tìm kiếm nhân vật , viết phóng sự và viết diễn đàn, thực hiện các khâu
trong việc sản xuất chương trình, vừa là phóng viên, vừa là biên tập viên
(không chỉ là biên tập nội dung trên giấy, mà cịn phải có khả năng biên tập

âm thanh trên phần mềm dựng).... Chính vì vậy, tác giả đã nhận thấy, đây
chính là cơ hội để mình có thể thử sức, thể hiện năng lực làm báo phát thanh
hiện đại. Qua đó, am hiểu hơn về đặc thù nghề nghiệp sau này và có thêm
kinh nghiệm làm báo. Sóng trẻ thực sự đã tạo cho tôi một cơ hội cực kỳ
tốt để làm quen với mơ hình “nhà báo phát thanh hiện đại” ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đó cũng là lý do tơi lựa chọn hình thức
làm tác phẩm tốt nghiệp.
Đặc biệt, trong chương trình, bản thân sẽ được dẫn diễn đàn, ứng phó
trong dẫn trực tiếp và tương tác tốt hơn. Dẫn chương trình do bản thân biên
tập, viết kịch bản sẽ hiểu được nội dung, ý nghĩa và thơng điệp muốn truyền
tài. Ngồi ra, chương trình cịn được lên sóng trên Đài PTTH Hà Nội. Đây là
một cơ hội may mắn mà không phải sinh viên phát thanh nào cũng được làm.
Lên sóng giúp bản thân nghe và biết được lỗi của bản thân cũng như rút được
2


nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình làm báo sau này. Chính vì vậy mà địi
hỏi sự đầu tư nghiêm túc, chỉnh chu hơn khi làm tác phẩm.
Ngoài ra, thực hiện một tác phẩm phát thanh còn được giúp đỡ của thầy
cơ giáo, chun gia, tìm hiểu sâu rộng hơn về vấn đề của giới trẻ và giúp bản
thân lớn dần hơn trong nhận thức bất kỳ một vấn đề nào của xã hội.
Bên cạnh đó, chủ đề của chương trình mà bản thân lựa chọn là về bạo
hành trẻ em. Đây tuy khơng phải là vấn đề q nóng hổi nhưng ln được xã
hội quan tâm và chưa tìm được hướng giải quyết. Bạo hành, xâm hại trẻ em ở
khắp mọi nơi, để lại nhiều hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
Đây là một đề tài mà bản thân rất tâm đắc, mong muốn thực hiện. Tuy
nhiên, đây là một vấn đề khá nhạy cảm, khó đưa hình ảnh và tên thật của nhân
vật.

Việc lựa chọn hình thức phát thanh để thể hiện sẽ giảm đau thương,


nhân vật có thể chia sẻ và tâm sự mà không thấy mặc cảm. Câu chuyện phát
thanh sẽ dễ đi vào cảm xúc hơn, dễ chia sẻ hơn và là cầu nối để nhân rộng
thơng điệp mà bản thân gửi gắm vào chương trình này.
Đây sẽ cơ hội để phát huy hết khả năng cũng như kiến thức của bản
thân để thực hiện một tác phẩm đáng nhớ và “đắt” nhất suốt 4 năm học.
2. Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp :
Tác phẩm tốt nghiệp là chương trình phát thanh Sóng trẻ được phát
sóng vào 17h30 chiều thứ 2 ngày 26 tháng 2 năm 2018 trên tần số 90MHz
của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội với chủ đề: “Nhận thức của người
trẻ về vấn nạn bạo hành trẻ em”. Tồn bộ chương trình có 6 phần tất cả.
Phần 1: Nhạc hiệu chương trình + Lời giới thiệu. Phần 2: Bản tin Sóng trẻ.
Phần 3: Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Giới trẻ với nhận thức về người đồng
tính, song tính và chuyển giới”. Phần 4: Quà tặng âm nhạc. Phần 5: Lăng kính
sinh viên. Phần 6: Chào kết thúc.
2.1 Lý do chọn đề tài
Bằng một từ khóa “ Bạo hành trẻ em” trên thanh công cụ google, trong
0,39 s có đến 1.420.000.000 kết quả trả về. Trong khi Việt Nam là một trong

3


những quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn
Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền Trẻ em năm 1990.

“Bạo hành trẻ em thường được che dấu trong sự xấu hổ và dưới tấm
màn bí mật, tuy nhiên theo như kết quả của cuộc điều tra thì bạo hành lại rất
phổ biến”, Giám đốc UNICEF khu vực Đơng Á Thái Bình Dương bà
Anupama Rao Singh cho biết. “Theo Công ước về Quyền Trẻ em, tất cả trẻ
em đều có quyền được bảo vệ khỏi nạn bạo hành và lạm dụng. Các Chính phủ

phải hành động để thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc phịng và lọai trừ
nạn bạo hành đối với trẻ em”.
“Trong khi chúng ta luôn cho rằng nạn bạo hành ở trẻ em thường do
những kẻ côn đồ gây ra nhưng trong thực tế trẻ thường bị bạo hành trong gia
đình, xã hội và các tổ chức chính quyền”, ông Laurence Gray, Giám đốc phụ
trách Vận động xã hội văn phòng World Vision khu vực phát biểu. “Việc
đánh đập và xúc phạm về tình cảm và tâm lý của trẻ dưới bất cứ khung cảnh
nào đều không thể chấp nhận được”.
Theo cuộc điều tra mang tên Hãy lên tiếng (Speaking out) do UNICEF
tiến hành vào năm 2001 về trẻ em ở khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương, có

4


khỏang 1/4 thanh thiếu niên được hỏi nói rằng các em bị cha mẹ đánh mỗi khi
mắc lỗi. Điều tra của tổ chức Cứu trợ Trẻ em tiến hành năm 2005 trên tám
quốc gia cho biết giật tóc, véo tai, cấu véo, tát, làm bỏng, chửi mắng, đánh
đập là những hình thức trừng phạt hết sức thơng thường
Nhận xét về vấn nạn này, giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
Quốc (UNICEF) Anthony Lake cho biết: “Ở tất cả các quốc gia, trong mọi
nền văn hóa, nạn bạo hành trẻ em cũng đều tồn tại”.
Theo thống kê của UNICEF, hiện có 223 triệu trẻ em là nạn nhân của
bạo hành và ngược đãi. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2012 có
khoảng 150 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai dưới 18 tuổi là nạn nhân
của bạo lực tình dục, bóc lột sức lao động. Cùng với đó, khoảng 1,2 triệu em
nhỏ trở thành “hàng hóa” bn bán mỗi năm.
Ngồi xã hội, trẻ em là nạn nhân của bn bán người, của bóc lột sức
lao động. Trên thế giới hiện nay có khoảng 150 triệu trẻ em tuổi từ 5 tới 14
phải làm việc vất vả, trong đó có 115 triệu em phải làm các việc nặng nhọc,
hay với các hóa chất nguy hại cho sức khỏe, hoặc với giờ làm việc kéo dài.

Khoảng hơn 10 triệu phải làm người giúp việc cho các gia đình khá giả hơn,
và thường bị đối xử như nơ lệ, trong đó có 71% là trẻ nữ.
Đầu tháng 12-2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB
và XH) phối hợp Văn phịng Chính phủ chính thức cơng bố số điện thoại khẩn
111 - Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. Đây được đánh giá là một
trong các biện pháp mạnh mẽ từ phía các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ trẻ
em sau hàng loạt vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em xảy ra thời gian gần đây.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bạo lực, xâm hại trẻ em
đang là một vấn đề toàn cầu và xảy ra ở nhiều quốc gia. Trên thế giới, ước
tính có 120 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai là nạn nhân của bạo lực tình
dục và gần một tỷ trẻ em thường xuyên phải chịu hình phạt về thể chất. Ở
nước ta, theo số liệu thống kê của Bộ Cơng an, trung bình mỗi năm có 3.000

5


đến 4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó phát hiện khoảng 100 trẻ bị giết hại và
1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2017, toàn quốc
xảy ra 315 vụ xâm hại trẻ em bao gồm các nhóm trẻ em bị mua bán, bị xâm
hại tình dục, bị bạo lực
Báo cáo của tổ chức "Sáng kiến toàn cầu nâng cao nhận thức về bạo lực
ở trẻ em" cho biết, gần 3 trong 4 trẻ em phải đối mặt với bạo lực mỗi năm.
Tình trạng bạo lực thể chất đang có xu hướng lan rộng ở cả quốc gia giàu có
và nghèo đói.
Khoảng 1,7 tỷ trẻ em đã phải trải qua một số hình thức lạm dụng trong
năm như bắt nạt, tấn công bạo lực hoặc lạm dụng tình dục", một đoạn báo cáo
nêu rõ. Bạo lực thơng qua hình phạt tại nhà diễn ra phổ biến với 58% trẻ em ở
các quốc gia công nghiệp, 80% trẻ em ở miền đông và nam Châu Phi, Nam Á,
Tây Phi, Trung Phi.
Tại Anh, cứ 20 trẻ em thì có 1 trẻ bị bạo hành tình dục

Tại Mỹ 34% nạn nhân bị xâm hại tình dục là dưới 12 tuổi.
Tại Ấn Độ từ năm 2001 - 2011, có 48.000 vụ hiếp dâm trẻ em được
ghi nhận
Đặc biệt, theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ
Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2 14 tuổi bị trừng phạt bằng bạo lực. Mỗi năm Bộ LĐ-TB&XH nhận được
khoảng 300.000 cuộc gọi đến để đề nghị tư vấn, xử lý những vấn đề liên quan
tới trẻ em và có từ 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát
hiện. Đặc biệt, mức độ bạo hành ngày càng nghiêm trọng. Những tổn thương
gây ra khơng chỉ về thể xác mà cịn trở thành nỗi ám ảnh về tinh thần suốt cả
cuộc đời.
Các vụ bạo hành trẻ em ở mức độ nghiêm trọng liên tục xảy ra trong
thời gian gần đây đã và đang khiến dư luận lo ngại.

6


Chân dung hai bảo mẫu tại trường mầm non tư thục Phương Anh (Việt
Nam): Lê Thị Đông Phương (trái) và Nguyễn Lê Thiên Lý. Đáng buồn ở chỗ,
bảo mẫu Thiên Lý mới 19 tuổi nhưng đã có những hành động bạo hành, đánh
đập các em nhỏ mới ở độ tuổi lên ba, lên năm.
Ðầu tháng 12-2017, sự kiện cháu TGK, 10 tuổi (phường Nghĩa Ðô,
quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) bị chính bố đẻ cùng mẹ kế đánh đập dã man đến
mức rạn xương sườn, rạn sọ não và nhiều thương tích trên cơ thể, gây sự bức
xúc trong cộng đồng.

7


Trong hai năm sống cùng bố và mẹ kế, TGK khơng chỉ bị bạo hành, mà
cịn khơng được đi học, phải làm mọi việc nhà, chỉ được ăn cơm nguội, mì

sống và sụt đến 20 kg… Hiện, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu
Giấy đã ra quyết định tạm giữ hình sự bố đẻ cháu để điều tra, làm rõ hành vi
bạo hành trẻ em.
Trước đó, cuối tháng 11, cũng đã xảy ra vụ bé gái NHNT, 7 tuổi ở Kiên
Giang nghi bị cha ruột và mẹ kế dí sắt nóng vào mặt và cánh tay, để lại những
vết sẹo dày và dài.

Kết quả giám định thương tích trên cơ thể bé là 12%. Cũng trong tháng
11, sự việc cháu bé mới gần hai tháng tuổi ở Phủ Lý (Hà Nam) bị người giúp
việc đánh đập, quăng quật không thương tiếc khi bố mẹ vắng nhà đã gây phẫn
nộ trong cộng đồng xã hội. Chỉ trước đó hai tháng, là bé VHN, 9 tuổi (tạm trú
tại đường Phạm Thái Bường, phường 4, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) được
người dân phát hiện bị mẹ ruột và dì họ bạo hành dã man. Bé nhập viện trong
tình trạng đa chấn thương phần mềm, sưng mặt, nhiều vết bầm cũ, mới toàn

8


thân; sưng nề mô mềm vùng đỉnh hai bên và thái dương phải… Hàng loạt vụ
bạo hành liên tiếp xảy ra với trẻ em đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong cơng
tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đối với toàn xã hội.

Thống kê vụ án gây phẫn nộ trên báo Soha
Khơng chỉ có nguy cơ bị bạo hành thương tâm trong chính gia đình
mình, một tỷ lệ đáng kể các em nhỏ cịn có nguy cơ trở thành nạn nhân của
các vụ bạo lực xảy ra tại trường học hay ngoài xã hội. Các hành vi bạo hành
bao gồm cả về thể chất, tinh thần và bạo hành tình dục trẻ em. Ðáng lo ngại là
9



khơng ít vụ bạo hành trẻ em diễn ra tại các cơ sở giáo dục, nhất là cơ sở giáo
dục mầm non, hay các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã tăng đến mức đáng báo
động trong thời gian gần đây.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bạo lực, xâm hại trẻ em
đang là một vấn đề toàn cầu và xảy ra ở nhiều quốc gia. Trên thế giới, ước
tính có 120 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai là nạn nhân của bạo lực tình
dục và gần một tỷ trẻ em thường xuyên phải chịu hình phạt về thể chất. Ở
nước ta, theo số liệu thống kê của Bộ Cơng an, trung bình mỗi năm có 3.000
đến 4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó phát hiện khoảng 100 trẻ bị giết hại và
1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2017, toàn quốc
xảy ra 315 vụ xâm hại trẻ em bao gồm các nhóm trẻ em bị mua bán, bị xâm
hại tình dục, bị bạo lực. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng
chìm bởi cịn nhiều sự việc chưa bị phát giác, trình báo. Trẻ em là nhóm dễ bị
tổn thương nhất trong xã hội. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được hưởng sự
chăm sóc về thể chất và tinh thần, được phát triển trong mơi trường lành
mạnh, an tồn. Vì thế, mỗi trẻ em bị bạo hành về thể xác, tinh thần hay tình
dục đều để lại những vết thương khó lành, khơng chỉ ảnh hưởng đến hiện tại
mà cịn cả tương lai của trẻ. Bởi vết thương thể xác có thể lành nhưng những
ảnh hưởng về mặt tâm lý, tình cảm sẽ theo các em trong cuộc đời. Nghiêm
trọng hơn, hầu hết những trẻ em từng bị bạo hành đều có tâm lý mặc cảm, tự
ti hoặc nảy sinh thái độ thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành,
nhiều em trong số đó dễ có ứng xử tương tự đối với người khác.
Nhiều nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng, những trẻ em thường xuyên
phải sống trong mơi trường có bạo lực thường khơng tơn trọng cuộc sống gia
đình, có xu hướng rời xa gia đình và do vậy, rất dễ dàng tiếp thu những ảnh
hưởng tiêu cực của xã hội hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Ở
góc nhìn tâm lý học, những trẻ em từng trải qua bạo hành bị ám ảnh và có xu

10



hướng trở thành người “bạo hành trẻ em” khi lớn lên và có nguy cơ trở thành
tội phạm giết người vị thành niên cao gấp 100 lần trẻ bình thường
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên là do nhận thức gia đình
về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ, nếu khơng muốn nói là cịn bị xem nhẹ.
Vẫn cịn khơng hiếm bậc cha mẹ tự cho mình quyền được hành hạ, đánh đập
hoặc sử dụng các hình phạt đau đớn cả về thể xác và tinh thần đối với con của
mình khi chúng phạm lỗi bởi quan niệm "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt
cho bùi". Có trường hợp cịn coi việc đánh con như một cách trút giận sau
những áp lực của cuộc sống. Tại một số gia đình, con cái trở thành đối tượng
chịu bạo hành của những người cha, người mẹ nghiện ngập, cờ bạc…
Cũng vì nhận thức vấn đề bảo vệ trẻ em còn hạn chế cho nên một bộ
phận người dân có phần xem nhẹ luật pháp nói chung, Luật Bảo vệ trẻ em nói
riêng. Hệ quả là 50% số vụ vi phạm bạo hành trẻ em thời gian qua được cơ
quan chức năng xác định là phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức
phải xử lý hình sự. Một nguyên nhân quan trọng khác là việc ngược đãi, xâm
hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện
sớm và trình báo với các cơ quan chức năng để kịp thời can thiệp và xử lý,
thường thì chỉ khi sự việc gây hậu quả nghiêm trọng mới bị tố cáo và bị luật
pháp trừng trị. Ngoài ra, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, giáo dục trẻ em của cha
mẹ hay người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa được trau dồi đầy
đủ cho nên năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng cịn hạn chế. Bên
cạnh đó cịn có các ngun nhân khách quan khác như: pháp luật chưa đủ
mạnh, chưa đủ sức răn đe người có hành vi bạo lực; mơi trường xã hội còn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em…
Khi số vụ việc và mức độ của các vụ bạo lực trẻ em ngày càng tăng đòi
hỏi cơ quan chức năng và tồn xã hội cần tìm ra các biện pháp hữu hiệu để trẻ
em được bảo vệ, được sống trong môi trường không bạo lực. Việt Nam là một
trong số các nước triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ trẻ em. Mới


11


đây, Luật Trẻ em năm 2016 (Luật Trẻ em) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-62017 đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết và quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em
trước những nguy cơ bị xâm hại và bạo lực. Luật Trẻ em quy định rõ các biện
pháp bảo vệ, cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi có
nguy cơ hoặc đang bị xâm hại. Ngày 25-4-2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, trong đó có
đề án hỗ trợ phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em. Theo đó, Chính phủ sẽ bố trí
ngân sách hỗ trợ trường hợp trẻ em có nguy cơ cao và trẻ em bị xâm hại, gồm
cả chi phí để trẻ em tiếp cận tốt nhất các dịch vụ về y tế, trị liệu tâm lý, giáo
dục... Theo Cục trưởng Trẻ em (Bộ LÐ - TB và XH) Ðặng Hoa Nam, để hạn
chế thấp nhất các vụ bạo hành trẻ em, cần triển khai một cách có hiệu quả
Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NÐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Trẻ em.
Thu thập thông tin trên báo Tuổi trẻ có ghi rằng :
Bà LÊ ÁI SƠN HÀ (hiệu trưởng Trường mầm
non Mặt Trời Nhỏ, Q.Bình Tân, TP.HCM): Trẻ
sẽ rất hạnh phúc nếu...
Vấn đề giáo dục trẻ trong trường mầm non có 4
mấu chốt: cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức ở trường
mầm non, đội ngũ nhân sự, và mối quan hệ giữa
phụ huynh và nhà trường.
4 điều cốt lõi này sẽ giúp hình thành tính cách cho
trẻ và sau này sẽ thành công dân tốt cho xã hội. Nếu người lớn chúng ta bao
gồm người trực tiếp phục vụ trẻ, ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành
đều thực hiện đúng 4 điều này thì tơi nghĩ trẻ sẽ rất hạnh phúc.
Theo tơi, trước hết do chính quyền địa phương chưa mạnh tay với
những cơ sở không đủ giáo viên, không đủ người quản lý đã qua đào tạo. Mặt


12


khác, bản thân giáo viên, người quản lý nếu đã qua đào tạo mà khơng u
nghề, u trẻ thì cũng nên từ bỏ ngành mầm non, làm công việc khác.
Trường lớp, giáo trình ngành mầm non đều nhắc đến những quy định
của pháp luật liên quan đến hành vi bạo hành trẻ, nội quy của ngành mầm
non cũng tuyệt đối nghiêm cấm điều này. Một giáo viên có bằng cấp sẽ biết
được nếu trút cơn nóng giận vào đứa trẻ trong bữa ăn là vi phạm. Một giáo
viên mầm non có bằng cấp sẽ có kỹ năng tổ chức giờ ăn, kỹ năng sắp xếp các
bé ăn chậm ngồi vào một tổ và cô sẽ giúp đỡ trẻ.

GS.TS VŨ GIA HIỀN: Khơng nên phó
thác cho các điểm giữ trẻ
Đánh trẻ là hành vi vi phạm pháp luật,
khơng cịn là vấn đề vi phạm chuẩn mực
đạo đức.
Bên cạnh trách nhiệm của chính quyền
địa phương trong việc cấp phép cũng như
kiểm tra giám sát, các gia đình gửi con
cần biết được người chăm sóc con mình là
ai, có đủ trình độ chăm sóc con mình
khơng, học hành đến đâu, nơi gửi được cấp phép hoạt động không...
Đây cũng là trách nhiệm làm cha làm mẹ với con cái, khơng nên phó
thác tùy tiện cho các điểm giữ trẻ.
Người nuôi dạy trẻ lấy lý do trẻ khóc, trẻ hiếu động, trẻ khơng chịu ăn,
vì áp lực cơng việc để đánh hay dọa nạt trẻ là ngụy biện. Điều này bao che
cho sự thiếu hụt kiến thức và thiếu đạo đức trong việc nuôi dạy trẻ. Người
ni dưỡng trẻ có nghiệp vụ sẽ có cách để cho trẻ ăn ngon miệng, giúp trẻ
phát triển về thể chất và tinh thần.

13


Cấp mầm non đã trở thành một hệ thống giáo dục chính thống. Nguồn
lực ni dạy trẻ là các cơ giáo, những bảo mẫu cần được bổ sung, bồi dưỡng
những kiến thức sư phạm và đặc biệt là tình thương yêu với trẻ thơ. Theo tôi,
đây là trách nhiệm của ngành giáo dục, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước đối với thế hệ mai sau, đặc biệt là trách nhiệm với trẻ em.
Luật sư TRẦN THỊ NGỌC NỮ
(chi hội trưởng chi hội luật sư Hội bảo
vệ quyền trẻ em TP.HCM): Thường
xuyên kiểm tra …
Từ những vụ việc bạo hành dư luận
quan tâm thời gian qua ở tỉnh Đồng Nai;
quận Thủ Đức, Gò Vấp (TP.HCM)... cho
thấy các vụ việc diễn ra ở nhà trẻ tự phát,
khơng có giấy phép hoặc có cơ sở được
cấp phép nhưng hoạt động rất tùy tiện.
Có cơ sở chúng tơi xuống kiểm tra
thì người ni dạy trẻ khơng có hồ sơ nghiệp vụ về sư phạm mầm non, cơ sở
vật chất không đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Là một phụ nữ, một người mẹ, tơi thấy cần có những biện pháp rất
nghiêm khắc đối với những cơ sở giữ trẻ thiếu điều kiện sinh hoạt, thiếu vệ
sinh và an tồn.
Tiếp xúc để tìm hiểu ngun do, một số cơ giải thích do nóng tính, công
việc giữ trẻ thời gian từ sáng đến tối, trẻ có lúc tăng động nên xảy ra hành vi
đánh trẻ. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải tăng cường đào tạo nghiệp vụ sư phạm,
trong đó đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu. Và các cô cần lưu ý đây là trẻ em.
Phụ huynh cần theo dõi sức khỏe thể chất, tâm lý của trẻ, không thể
giao hết trách nhiệm cho nhà trường. Khi trẻ có dấu hiệu bị xâm hại, hành


14


hạ, bị ngược đãi, nhà trường và phụ huynh cần bình tĩnh, thơng báo đến cơ
quan gần nhất.
Cơ quan chức năng địa phương phải thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ
các cô giáo, tổ chức các lớp tập huấn nhắc nhở các cô ghi nhớ là đang phục
vụ trẻ em, phải chú trọng đến vấn đề đạo đức.
Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH (Đồn luật sư TP.HCM): Có thể
truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 4 Luật trẻ em 2016 quy định: "Bạo lực trẻ
em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng
mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác
gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em". Tùy vào tính chất, mức độ hành
vi mà người thực hiện hành vi bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Về xử phạt hành chính, theo điều 27 của nghị định 144, mức phạt tiền
5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: xâm phạm thân thể, gây tổn
hại về sức khỏe đối với trẻ em; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân
phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Nếu tính chất, mức độ nghiêm trọng hơn như gây đau đớn về thể xác
hoặc đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc bằng các hành vi: đánh
đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ
ấm... có thể bị truy tố hình sự về tội hành hạ người khác theo điều 110 Bộ luật
hình sự 1999. Với tình tiết là phạm tội với trẻ em, mức hình phạt sẽ là phạt tù
từ 1 năm đến 3 năm theo khoản 2 điều 110 Bộ luật hình sự.
Cịn nếu hành vi đối xử tàn ác này mà gây thương tích cho người bị
hành hạ, người phạm tội cịn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại

điều 104 Bộ luật hình sự.

15


Ngồi ra trên báo dân trí cũng có bài viết rất sâu sắc về vấn nạn đau
lòng này. />Tại hội thảo Tâm lý học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất vừa diễn ra
sáng 29/11/2017 tại Hà Nội, GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm
Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam: “Bạo hành để lại dấu
vết trong não rất nguy hiểm”.
Tôi thấy việc bạo hành trẻ em là hồn tồn khơng thể chấp nhận được.
Do đó phải xử lý thật nặng để làm gương cho người khác. Sở dĩ phải xử lý
thật nặng bởi điều này từ trước đến nay đã nói rất nhiều, đã bàn nhiều nhưng
vẫn không khắc phục được nên theo tơi phải có hình thức xử lý nghiêm và
mạnh mẽ.

GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội
Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam
“Bạo hành trẻ em khơng chỉ ảnh hưởng về thể xác mà cịn ảnh hưởng
nhiều về tinh thần cũng như về tâm sinh lý của trẻ. Các nghiên cứu về tâm lý

16


học cho thấy, việc bạo hành gây sang chấn về tâm lý và để lại dấu vết trong
tâm trí của trẻ, để lại dấu vết trong não rất nguy hiểm.
Có những trẻ lúc nhỏ đã từng bị bạo hành như thế, sau này không phát
triển được, tinh thần bị kiệt quệ, đơi khi biến thành con người có tâm tính
khác hẳn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều đó”.
Ơng James Bray, Đại học Texas, San Antonio (Hoa Kỳ): “Trẻ bị bạo

hành có thể thành người dễ bạo lực”
Tơi khơng biết ở Việt Nam như thế nào nhưng như tôi được biết, nhiều
trẻ em không chỉ bạo hành ở nhà trường mà cịn bị bạo hành trong gia đình.
Những trường hợp bạo hành với cường độ ít thì sẽ khơng ảnh hưởng quá lớn
đến cuộc sống của trẻ sau này.

Ông James Bray, Đại học Texas, San Antonio (Hoa Kỳ).
Tuy nhiên, tùy theo mức độ thích nghi của từng đứa trẻ. Có một số trẻ
em thích nghi tốt có thể vượt qua được và trở thành người bình thường nhưng
có những trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.

17


Tôi đã gặp nhiều trường hợp trẻ em bị gia đình bạo hành từ lúc bé, sau
này lớn lên trở thành người rất khác. Chẳng hạn, đứa trẻ đó có thể trở thành
người dễ dàng bạo hành người khác, dễ sử dụng chất kích thích hơn để vượt
qua trầm cảm, hoặc ảnh hưởng nặng nề đến kĩ năng ngôn ngữ hoặc giao tiếp.
GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục: “Bạo
hành trong nhà trường là chuyện rất đau khổ”
“Tôi thấy việc bạo hành trong nhà trường là chuyện rất đau khổ. Nhà
trường là môi trường tốt đẹp nhất trong xã hội ta nên thầy cô phải là người
hiền hậu, nhân đạo, giỏi giang cả về trí tuệ, đạo đức.
Tuy nhiên, để xảy ra bạo hành trong nhà trường là sự bất hạnh của
chúng ta. Tôi mong chúng ta không để xảy ra những điều ấy.
Tôi cho rằng, sự việc giáo viên bạo hành ở cơ sở mầm non Mầm xanh
là cực kỳ nghiêm trọng, không được phép tiếp diễn mà phải chấm dứt trong
tất cả các trường học của chúng ta.

GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Tôi được biết, hiện tại sự việc đã được pháp luật xử lý. Tuy nhiên, để giải
quyết triệt để, cần sự vào cuộc của tất cả các ban ngành và phải làm kiên trì.
Nhiều người cho rằng, lắp camera ở các lớp mầm non sẽ góp phần
giảm bạo lực học đường, GS. Hạc chia sẻ: “Camera không giúp nhiều trong
18


việc giảm bạo lực. Cái chính người thầy cơ giáo phải là người nhân hậu, phải
là những người mẫu mực trong việc dạy dỗ trẻ em. Việc lắp camera chỉ là
biện pháp tức thời, khơng phải lâu dài”.
Ngồi ra, cũng theo GS. Phạm Minh Hạc, cần phải xem lại trách nhiệm
của Phường, của Phòng và Sở GD&ĐT. Tại sao những người khơng có bằng
cấp gì lại được dạy ở cơ sở này? Đấy là sai lầm của các nhà quản lý.
“Tôi nghĩ, những người được học sư phạm mới được dạy các trường từ
mầm non trở lên. Nhưng ở nước ta, yêu cầu này còn chưa được thực hiện
nghiêm túc. Cái đó là do quản lý từ Sở GD&ĐT đến cấp Phịng cịn chưa làm
đúng quy định. Khơng được học hành sư phạm, sao được làm mẫu giáo và
đánh trẻ con, chúng ta phải nói nhiều về điều này và không được để tiếp
diễn." - GS. Hạc nêu quan điểm.
Việt Nam đã soạn thảo một số văn bản pháp lý để ngăn chặn tình trạng
bạo hành ở trẻ em. Chiến lược bảo vệ trẻ em được sọan thảo dưới sự hỗ trợ
của UNICEF đang được chính phủ xem xét. Mục đích của chiến lược này là
ngăn chặn và phịng chống nạn lạm dụng và ngược đãi trẻ em và thanh thiếu
niên dưới 18 tuổi. Mã nghề công tác Xã hội đã được phê chuẩn vào năm
2004 và môn học về công tác xã hội đã được đưa vào giảng dạy ở một số
trường đại học ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Tài liệu Hướng dẫn cho Mạng lưới
bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng và Hướng đãn tiến hành Đánh giá nguy cơ
ngược đãi trẻ em cũng đã được sọan thảo.
Mục tiêu quốc gia về chăm sóc và bảo vệ trẻ em cần được bảo vệ đặc
biệt đã được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

giai đoạn 2006 – 2010, làm cơ sở để vận động thêm nguồn ngân sách cho việc
giải quyết các vấn đề bạo hành đối với trẻ em ở cấp quốc gia và địa phương.
Chính phủ Việt nam cũng đã đầu tư nguồn lực để nâng cao nhận thức và bảo
đảm trẻ em được tham gia vào giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên vẫn còn tồn

19


tại nhiều thách thức cần được sự quan tâm hơn nữa của nhà nước và cộng
đồng quốc tế.
Việt Nam vẫn cịn thiếu những người làm cơng tác xã hội chun
nghiệp, những người có thể tiến hành đánh giá nguy cơ về lạm dụng và ngược
đãi trẻ em. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình thức và chất lượng
dịch vụ cung cấp cho trẻ vì các dịch vụ này thường không đáp ứng nhu cầu cụ
thể của trẻ. Hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu khơng tồn diện để có thể
cung cấp các dữ liệu tin cậy được về tầm quan trọng và bản chất của bạo hành
đối với trẻ em ở Việt Nam
2.2 Nội dung chi tiết chương trình
Do thời lượng chương trình chỉ có 30 phút nên tôi đã cố gắng truyền tải các
thông tin một cách ngắn gọn nhất để người nghe có thể tiếp nhận một cách
đầy đủ về chủ đề.
Phần lời dẫn: Tôi đã cố gắng dẫn dắt vào chủ đề một cách tự nhiên nhất
nhưng vẫn nêu bật được tính cần thiết trong việc chọn lựa đề tài cho chương
trình. Trong đó, việc giới thiệu khái quát về các phần trong chương trình sẽ
giúp thính giả nắm bắt được những nội dung chính, đồng thời hình dung ra
nhiều nội dung thú vị đang chờ đón họ ở phía trước.
Phần bản tin Sóng trẻ: Tác giả đã lựa chọn những tin tức “nóng” và được các
bạn sinh viên thủ đơ chú ý. Đó là các tin:
1. Chuỗi sự kiện gây quỹ “Thấu cảm trong Nghệ thuật”, “Âm nhạc trong
Điện ảnh

2. Lễ hội hòa âm ánh sáng - Light Music Festival.
3. Hội Lim 2018
4. Đêm nhạc của Lê Cát Trọng Lý
5. Chương trình "Cảm ơn Mẹ", nhân kỷ niệm 108 năm ngày Quốc tế Phụ nữ
20


BẢN TIN : Tin tức mới nhất về văn hóa xã hội trên địa bàn TP Hà
Nội, liên quan đến giới trẻ cung cấp thông tin ngắn gọn, dễ nhớ và hấp dẫn.
Trong bản tin sẽ có tin có tiếng động và tin có phát biểu, phỏng vấn để tăng
tính chân thật và sống động hơn.
DIỄN ĐÀN GIỚI TRẺ: Với chủ đề “Bạo hành trẻ em & những vết
thương suốt đời”. Khách mời chương trình là chuyên gia tâm lý Phạm Mạnh
Hà và giám đốc văn phòng Luật sư nhân lý Nguyễn Huy Xanh.
Chuyên gia tâm lý Phạm Mạnh Hà - Phó trưởng Khoa cơng tác thanh
niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, đã nghiên cứu, giảng dạy chính
trong lĩnh vực tâm lí học lao động, tâm lí học hướng nghiệp, tâm lí học quản
lí. Ơng có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và công tác trong lĩnh vực xã hội
học, cũng là khách mời quen thuộc trên các kênh truyền hình về vấn đề xâm
hại tình dục trẻ em. Ngồi ra, ơng cịn tham gia nhiều đề tài viết về trẻ em
như: Trẻ em làm thuê trong các gia đình ở Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa
học phối hợp giữa Khoa Tâm lí học và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển
(Radda Barnen); thực hiện từ 1998 - 2000. (Chủ trì đề tài: PGS.TS.Lê
Khanh). Đề tài: Thực trạng cơng tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em
trong gia đình sau 10 năm đổi mới. Thực hiện từ 1999 – 2001. Chủ trì đề tài:
PGS.TS. Lê Khanh. Do đó, ơng có cái nhìn đa chiều, khách quan và đưa ra
được góc nhìn của mình về vấn nạn này, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối với
cơng chúng.
Giám đốc văn phịng Luật sư nhân lý Nguyễn Huy Xanh : Là người am
hiểu về pháp luật, đặc biệt là luật nhân quyền, bảo vệ con người. Với kinh

nghiệm cơng tác lâu năm và có am hiểu nhất định về luật pháp, tiếng nói của
luật sư đưa đến một góc nhìn khoa học hơn, cụ thể hơn, thể hiện qua những
con số, số liệu, bằng chứng mà luật sư thu thập được. Đặc biệt, luật sư sẽ đưa
ra được biện pháp đúng đắn nhất để đẩy lùi vấn nạn này, đảm bảo an tồn và
chính xác.

21


×