Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận thực tập thực trạng ly hôn và hướng giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.68 KB, 30 trang )

....

TIỂU LUẬN THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN
•••

THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH
BÌNH PHƯỚC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT


HỌC KỲ 3, NĂM HỌC 2020 - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài tiểu luận thực tập tốt nghiệp của tôi. Các nội
dung trong đề tài nghiên cứu của tôi không trùng lắp với bất kỳ ai, những tư liệu thu
thập được dùng cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá của tơi trong đề tài này có
nguồn chính thống và được trích dẫn nguồn trong phần danh mục tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo, sử dụng một số nhận xét, phân tích từ các tác
giả, cơ quan, tổ chức có liên quan và đều có trích dẫn về nguồn gốc.
Nếu có phát hiện bất cứ sự gian lận nào trong đề tài này, tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:

Bộ Luật dân sự

HN&GĐ:


Hôn nhân và gia đình

TX:

Thị xã

XHCN:
TAND:

Xã hội chủ nghĩa
Tịa án nhân dân


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.......................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2
4. Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .............................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................................................................3
7. Kết cấu của tiểu luận........................................................................................3
Chương 1 ................................................................................................................ 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN, LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
LY HÔN ................................................................................................................... 5
1.1 Lý luận chung về kết hôn, hôn nhân ............................................................5
1.1.1. Hôn nhân .............................................................................................5
1.1.2 Kết hôn ..................................................................................................5
1.2. Lý luận chung về ly hôn.................................................................................6

1.2.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác Lê nin về ly hôn .......................................6
1.2.2. Khái niệm ly hôn....................................................................................8
1.2.3. Căn cứ ly hôn.........................................................................................9
1.3 Hậu quả pháp lý việc ly hôn .........................................................................10
1.3.1. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng .....................................................11
1.3.2. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn ..................................................11
1.3.3. Quyền lưu cư của một bên vợ, chồng khi ly hôn ................................11
1.3.4. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi ly hôn ........................12
1.4 Bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em trong giải quyết ly hôn ..................12
Kết luận chương 1 .................................................................................................16
Chương 2 ................................................................................................................ 17
THỰC TRẠNG LY HƠN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH
BÌNH PHƯỚC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT .......................................................17


2.1 Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Thị xã Phước Long, tỉnh
Bình Phước tác động đến quan hệ hơn nhân và gia đình nói chung và ly hơn
nói riêng.................................................................................................................17
2.2. Thực trạng ly hơn trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước....17
2.3. Nguyên nhân của tình trạng ly hơn trên địa bàn TX Phước Long, tỉnh
Bình Phước............................................................................................................18
2.3.1. Một số nguyên nhân khách quan .......................................................18
2.3.2. Một số nguyên nhân chủ quan ...........................................................20
2.4 Một số kiến nghị, giải pháp từ thực trạng ly hôn trên địa bàn Thị xã Phước
Long, tỉnh Bình Phước..........................................................................................22
2.4.1. Giải pháp trong lĩnh vực pháp luật.....................................................22
2.4.2 Các giải pháp khác ..............................................................................23
Kết luận chương 2 ................................................................................................25
KẾT LUẬN ...........................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1


2
5.2.

Phương pháp nghiên cứu
Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, tiểu luận

sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương
pháp phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp
thống kê... cụ thể như sau:
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên cứu
một cách có hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa các
qui định, các quan điểm để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan về nội
dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm sáng tỏ những nội dung thuộc
phạm vi nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận khoa học: đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cũng
như thực tiễn ly hôn trên địa bàn nghiên cứ, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham
khảo có giá trị cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết thực
trạng ly hơn trên địa bàn TX Phước Long.
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo kết cấu của tiểu
luận gồm 2 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kết hôn, ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn
Chương 2: Thực trạng ly hơn trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình
Phước và hướng giải quyết


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN, LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
LY HÔN
1.1 Lý luận chung về kết hơn, hơn nhân
1.1.1. Hơn nhân
Nhìn nhận từ góc độ xã hội, hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung hoàn toàn
của một người nam và một người nữ, sự sống chung hoàn toàn này thể hiện từ những
thành phần vật chất như ở chung cùng một mái nhà, ăn chung cùng một mâm cơm,
hưởng chung những sung sướng vật chất, cùng lao động để đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống, đáp ứng cho hạnh phúc hôn nhân. Trong xã hội, hôn nhân được coi như
một thiết chế xã hội, là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi cá nhân, hôn nhân như là
một nếp sống cần phải theo, ý thức hôn nhân luôn tồn tại trong đầu óc của từng con
người thơng qua sự xã hội hố trong gia đình và ngồi xã hội.
Dưới góc độ pháp luật: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết
hôn. Ở một số nước phương Tây, hôn nhân đồng giới đã được công nhận, nhưng ở
Việt Nam, vấn đề này các nhà lập pháp còn đang nghiên cứu, trong Luật Hơn nhân
và gia đình năm 2014 quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới tín”1.
1.1.2 Kết hơn
“Kết

hơn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định

của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”
Trong Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm các hành vi

sau đây:
a. Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hơn;
c. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, vợ;
d. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dịng máu
về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con
1Khoản 2, điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014


nuôi; giữa những người từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,
mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ. Yêu sách của cải trong kết hôn;
e. Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g. Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại,
mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vơ tính;
h. Bạo lực gia đình;
i. Lợi dụng việc thực hiện quyền về hơn nhân và gia đình để mua bán người,
bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục
lợi.
1.2. Lý luận chung về ly hơn
1.2.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác Lê nin về ly hôn
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hôn nhân nói chung, ly hơn nói
riêng là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN)
thừa nhận quan hệ hôn nhân xây dựng trên cơ sở tình u chân chính, tự do và tự
nguyện của đôi nam nữ, điều này được thể hiện trong việc kết hơn cũng như ly hơn.
Có thể nói, quyền tự do ly hôn xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội. Ở chế độ
XHCN là chế độ duy nhất xây dựng một nền dân chủ thực sự mà trong đó quyền lợi
của tất cả mọi người thuộc các tầng lớp khác nhau đều được đảm bảo. Ly hôn chính

là sự giải phóng cho vợ chồng khi bản chất cuộc hôn nhân không tồn tại trên thực tế
và Nhà nước cho phép họ ly hôn. Điều này không những đem lại lợi ích cho cả vợ
chồng mà cịn bảo vệ được lợi ích của Nhà nước và xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, hôn nhân trong đó có ly hơn là
một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Với tư cách là một trong những
quan hệ chủ đạo trong xã hội, quan hệ HN&GĐ chịu sự chi phối sâu sắc của hệ tư
tưởng của giai cấp thống trị mỗi thời kỳ.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, bảo vệ uyền gia trưởng của người đàn ông, cho
phép chế độ đa thê và những quy định hà khắc, những căn cứ bất bình đẳng về ly hôn
là đặc trưng của quan hệ HN&GĐ dưới chế độ phong kiến. Bản chất của ly hôn trong
xã hội phong kiến là duy trì chế độ gia trưởng, quyền đa thê, bảo vệ cho hệ tư tưởng
của chế độ phong kiế cũng như lợi của giai cấp thống trị. Quan hệ HN&GĐ trong xã


hội tư sản thường được coi như là một khế ước, một hợp đồng dân sự mà khi có bất
kì hành vi nào vi phạm hợp đồng ấy thì bên đối tác có thể đặt vấn đề chấm dứt hơn
nhân. Theo đó, ly hơn thường căn cứ vào lỗi của một bên đương sự. Lỗi là yếu tố
quyết định cuộc hơn nhân đó có thể tồn tại được hay khơng và ai là người có quyền
xin ly hơn. Như vậy, ly hôn không được phản ánh đúng bản chất của nó. Chịu ảnh
hưởng của tư tưởng tự do, bình đẳng, các luật gia tư sản cho rằng tự do ly hôn phải
được thừa nhận như một quyền pháp định và đưa ra các quy định nhằm đảm bảo
quyền tự do ly hơn. Song, trên thực tế đó là những quy định mang tính hình thức,
thực chất khi ly hơn họ vẫn bị ràng buộc bởi các quy định ngăn cấm của nhà làm
luật: “dưới chế độ tư bản chủ nghĩa quyền ly hôn cũng như tất cả các quyền dân chủ
khác, không loại trừ quyền nào đều không thể thực hiện một cách dễ dàng, nó lệ
thuộc vào nhiều điều kiện, bị giới hạn, bị thu hẹp và có tính chất hình thức” .
Đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật XHCN
không coi hôn nhân là một hợp đồng dân sự hay một khế ước dân sự mà coi hôn
nhân là sự tự nguyện của hai bên nam - nữ, là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng,
vì thế ly hơn cũng là một lối thốt khi cuộc hơn nhân mà họ đã chọn là thực sự sai

lầm. Bởi vì, bản chất của ly hôn “chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân
này chỉ là một cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngồi và giả dối”.
Như vậy, bản chất của ly hơn là sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, là chấm dứt
quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Pháp luật của nhà nước XHCN công nhận và tôn
trọng quyền tự do ly hơn chính đáng của vợ chồng, khơng thể cấm hoặc đặt ra những
điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ
chồng, nó là kết quả của hành vi, ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền tự do ly
hôn. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ u nhau và kết hơn với
nhau thì cũng khơng thể bắt buộc vợ chồng sống phải duy trì quan hệ hơn nhân khi
tình cảm u thương gắn bó khơng cịn, mục đích của cuộc hơn nhân đã khơng đạt
được. Khi ấy, ta khơng thể nhìn nhận ly hơn đơn thuần chỉ là mặt tiêu cực, mà cần
phải nhận thức được rằng nó là mặt trái nhưng là mặt không thể thiếu được của quan
hệ hôn nhân. Nếu như cuộc hôn nhân đã thực sự tan vỡ và ly hơn đã trở thành mong
muốn của vợ chồng thì việc ghi nhận quyền tự do ly hơn là hồn tồn chính đáng, thể
hiện tính chất dân chủ và nhân đạo của pháp luật XHCN bởi vì: Tự do ly hơn không


có nghĩa là làm tan rã những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những
mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững
chắc trong một xã hội hiện nay. Theo đó, tự do ly hơn là một quyền cơ bản và bình
đẳng giữa vợ và chồng, là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Như vậy, chỉ
dưới chế độ XHCN, các nhà làm luật mới nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng và
bản chất của cuộc hôn nhân để xem xét và quyết định hợp tình, hợp lý u cầu ly hơn
của vợ, chồng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của việc ly hơn, thì ly hơn có
nhiều điểm tiêu cực: gây chia rẽ quan hệ gia đình, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống và tương lai của các thành viên, đặc biệt là các con, bên cạnh đó cịn ảnh hưởng
tới xã hội.
1.2.2. Khái niệm ly hôn
Theo Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, ly hôn được
hiểu là: “chấm dứt quan hệ vợ chồng do TAND công nhận hoặc quyết định theo yêu

cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng” 2. Theo khái niệm này, ly hôn được
phản ánh rõ nét, đó là việc “chấm dứt quan hệ vợ chồng”, nghĩa là giữa hai bên vợ
chồng khơng cịn tồn tại quan hệ hôn nhân, mọi quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ
được pháp luật giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho các bên. Trong khoa học
pháp lý nói chung và khoa học Luật HN&GĐ nói riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ
về ly hơn có ý nghĩa quan trọng, phản ánh quan điểm chung nhất của nhà nước ta về
ly hôn, tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản chất pháp lý của ly hôn, xác định nội
dung, phạm vi điểu chỉnh của các quan hệ pháp luật HN&GĐ về ly hôn và các vấn
đề phát sinh khác. Điều 8 Khoản 8 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 quy định: “Ly
hôn là chấm dứt quan hệ hơn nhân do Tịa án cơng nhận hoặc quyết định theo yêu
cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Điều 3 Khoản 14 Luật HN&GĐ
Việt Nam năm 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Như vậy, khái niệm ly hơn của
Luật HN&GĐ năm 2014 có sự thay đổi cơ bản so với khái niệm ly hôn trong Luật
HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên, về bản chất, hai điều luật đó đều phản ánh được ly
hơn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, chấm dứt quan hệ hôn nhân, để giúp các bên
trong quan hệ hôn nhân được giải thốt khỏi tình trạng hơn nhân đổ vỡ.
2Viện khoa học pháp lý (1999), Từ điển lu ật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội. tr460


Khái niệm ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 mang tính chất chặt chẽ hơn
khi đề cập tới nội dung: “bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án”. Như
vậy, ly hơn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án. Ly hơn dựa trên sự tự nguyện của vợ
chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hơn
của mình. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hơn nhân đã thực sự tan
vỡ, điều đó là hồn tồn có lợi cho vợ, chồng, con cái và các thành viên trong gia
đình.
1.2.3. Căn cứ ly hơn
Luật HN&GĐ năm 2014 của Nhà nước ta được quy định dựa trên quan điểm

của chủ nghĩa Mác - Lênin, có cơ sở khoa học và thực tiễn kiểm nghiệm trong nhiều
năm, từ khi Nhà nước ta ban hành Luật HN&GĐ năm 1959. Khi giải quyết ly hơn,
cần hiểu điều đó nói lên một thực trạng hôn nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng khơng
thể tồn tại được nữa, vì “sự tồn tại của nó chỉ là bề ngồi và giả dối” và ly hơn là một
giải pháp tích cực để giải phóng cho vợ chồng cũng như các thành viên khác trong
gia đình khỏi cảnh “bất bình thường” đó, đảm bảo lợi ích của vợ chồng, của gia đình
và xã hội. Quan điểm của nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do ly hôn và giải quyết
ly hôn dựa vào thực chất của quan hệ hơn nhân có cịn tồn tại hay khơng, hay sự tồn
tại chỉ là hình thức bề ngoài. Do vậy, việc quy định căn cứ ly hơn là rất cần thiết và
quan trọng. Nó thể hiện quan điểm của nhà nước ta về vấn đề này. Việc quy định căn
cứ ly hôn rõ ràng là cơ sở quan trọng để Tòa án, Thẩm phán giải quyết việc ly hơn
đúng đắn, thấu tình đạt lý, có ý nghĩa quan trọng giúp vợ chồng nhận thức, điều
chỉnh hành vi của mình để có thể dàn xếp, thỏa thuận trước khi đưa ra quyết định ly
hơn, góp phần bình ổn quan hệ hơn nhân, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội,
củng cố chế độ một vợ, một chồng, tự nguyện, tiến bộ. Xuất phát từ thực tiễn của đời
sống xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ, thực hiện quyền tự do ly hơn chính đáng của vợ
chồng, đồng thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, các con và
các thành viên trong gia đình, trên cơ sở kế thừa quy định về nội dung căn cứ ly hôn
trong hệ thống pháp luật HN&GĐ, Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định những
căn cứ ly hôn riêng biệt mà quy định căn cứ ly hôn chung nhất, dựa vào bản chất của
quan hệ hôn nhân đã tan vỡ.


Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định tương đối cụ thể về căn cứ ly hôn tại
Điều 55, 56. Điều 55 quy định về thuận tình ly hơn:
Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã
thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án cơng nhận thuận
tình ly hơn; nếu khơng thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng khơng bảo đảm
quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tịa án giải quyết việc ly hôn. Điều 56 quy

định về ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hơn mà hịa
giải tại Tịa án khơng thành và nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực
gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụcủa vợ, chồng làm cho hơn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hơn
nhân khơng đạt được; hoặc trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án
tuyên bố mất tích u cầu ly hơn thì Tịa án giải quyết cho ly hơn. Hoặc trường hợp
cha, mẹ, người thân thích khác u cầu Tịa án giải quyết ly hơn khi một bên vợ,
chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của
họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tinh thần, sức khỏe của họ thì
Tịa án giải quyết cho ly hơn.
Như vậy, dù đã sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng Luật HN&GĐ của nhà nước
ta từ năm 1959 đến nay quy định về căn cứ ly hôn vẫn giữ nguyên quan điểm là dựa
vào thực trạng của cuộc hôn nhân để cơng nhận tính khơng thể tồn tại, tự hơn nhân
đã đổ vỡ. Tóm lại, các quy định về HN&GĐ, trong đó có các quy định về ly hơn, căn
cứ ly hôn đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử và phát triển của nhà nước ta. Điều
này cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn của pháp luật về HN&GĐ đối với
đời sống xã hội của nhân dân ta.
1.3 Hậu quả pháp lý việc ly hôn
1.3.1.

Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng
Theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hơn của Tịa án có hiệu lực

pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Người vợ, chồng đã ly hơn có quyền kết
hơn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng


sẽ chấm dứt hồn tồn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay khơng thỏa thuận được Tịa
án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng

phát sinh khi kết hơn, vợ chồng có nghĩa vụ thương u kính trọng, chăm sóc giúp
đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, quyền đại diện cho nhau... sẽ
đương nhiên chấm dứt.
Một số quyền nhân thân khác mà vợ chồng với tư cách là cơng dân thì khơng
ảnh hưởng, khơng thay đổi dù vợ chồng ly hôn (như họ tên, nghề nghiệp.).
1.3.2.

Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Trước hết, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ do vợ chồng tự thỏa

thuận, nếu không thỏa thuận được, vợ, chồng có quyền u cầu Tịa án giải quyết.
Ngun tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn có hai trường hợp: Đối với chế
độ tài sản của vợ chồng theo luật định: Theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm
2014 thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa
thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết. Đối với chế độ tài sản theo thỏa thuận:
Theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 thì việc giải quyết tài sản khi ly
hơn sẽ theo thỏa thuận đó, nếu thỏa thuận khơng đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng theo quy
định Điều 59- Điều 64 Luật HN&GĐ.
Về nguyên tắc, phần của vợ, chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng
nhau, do đó khi vợ chồng ly hơn thì tài sản chung sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, để
bảo vệ quyền và lợi ích của các bên và lợi ích khác, trong từng trường hợp cụ thể tài
sản chung của vợ chồng khơng thể chia đơi mà cịn phải tính đến các yếu tố như
hồn cảnh gia đình, cơng sức đóng góp, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa
vụ... được quy định khoản 2 Điều 59 Luật HN & GĐ.
1.3.3.

Quyền lưu cư của một bên vợ, chồng khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 63 Luật HN & GĐ Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ,

chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hơn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp vợ hoặc chồng thực sự có khó khăn về chỗ ở thì được
quyền lưu cư trong thời hạn sáu tháng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đây là quy định nhằm để cho các bên nhận thức được về tình nghĩa của vợ chồng đã
tồn tại trước đó, mặc dù về pháp lý là đã chấm dứt hôn nhân nhưng đã từng là vợ


chồng nên vẫn có tình nghĩa và phải giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
1.3.4. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi ly hôn
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp
nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hơn đối với con; nếu khơng thỏa
thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào
quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện
vọng của con”3. Và về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp ni,
nếu các bên khơng có thỏa thuận khác. Ngồi ra, để bảo vệ quyền và lợi ích của con
đặc biệt là con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, pháp luật
quy định sau khi ly hơn, vợ, chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc,
giáo dục, ni dưỡng.
1.4 Bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em trong giải quyết ly hôn
Thứ nhất, bảo đảm quyền nhân thân của phụ nữ và trẻ em trong giải quyết ly
hôn. Quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và vẫn được giữ nguyên giá trị khi cá
nhân đó kết hơn. Vì vậy, với tư cách là cơng dân vợ, chồng có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của một cơng dân. Bên cạnh đó, vợ chồng cịn có các quyền và nghĩa vụ với
nhau, với gia đình, xã hội. Quyền lợi về nhân thân của vợ, chồng mang yếu tố tình
cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt
thời kỳ hôn nhân. Quyền này xuất phát từ những chuẩn mực về đạo đức, cách ứng xử
mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng vốn nảy sinh từ trước. Quyền
nhân thân giữa vợ và chồng gắn liền với nhân thân của vợ chồng mà không thể
chuyển giao cho người khác. Chỉ với tư cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các
quyền đó. Nội dung của quyền nhân thân giữa vợ và chồng là những lợi ích tinh

thần, tình cảm không mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc vào yếu tố tài
sản. Nó bao gồm cả tình u, sự hịa thuận, tơn trọng lẫn nhau, việc xử sự trong gia
đình, quan hệ đối với cha mẹ, các con và những thành viên trong gia đình.
Khi vợ chồng ly hôn, theo nguyên tắc chung, khi bản án quyết định ly hơn của
Tịa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Người vợ, chồng đã
ly hơn có quyền kết hơn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân
3Khoản 2, Điều 81 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.


thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay khơng
thỏa thuận được thì Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ
nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hơn, gắn bó tương ứng giữa vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân (như nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau
tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, quyền đại diện cho nhau....) sẽ đương
nhiên chấm dứt. Một số quyền nhân thân khác mà vợ, chồng với tư cách là cơng dân
thì khơng ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng ly hôn (như quyền về họ, tên, tôn
giáo, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp.). Tình u thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha,
mẹ là điều vô cùng quan trọng đối với con cái đó là quyền cũng như nghĩa vụ của
cha mẹ đối với con ngay cả trong thời kỳ hôn nhân, hay đã ly hơn. Khi cha, mẹ ly
hơn thì quyền nhân thân của con cái không thay đổi, đặc biệt là con chưa thành niên
hoặc con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao
động. Theo Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Sau khi ly hơn, cha mẹ vẫn có
quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và
khơng có tài sản để tự ni mình"4
Thứ hai, bảo đảm quyền về tài sản của vợ và trẻ em khi ly hôn. Việc chia tài
sản của vợ, chồng khi ly hôn là một vấn đề phức tạp, thường có nhiều tranh chấp
giữa vợ chồng khi ly hôn và gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhiều năm
qua ở nước ta. Để đảm bảo tính cơng bằng và hợp lý trường hợp vợ chồng không thể
tự thỏa thuận được với nhau, Tòa án cần phải điều tra về quan hệ tài sản của vợ

chồng: Xác định đâu là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng; những tài sản nào thuộc
khối tài sản chung của hai vợ chồng; xác định nguồn gốc, giá trị, số lượng, tình hình
tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình, cũng như cơng sức đóng góp của mỗi bên vợ,
chồng như thế nào.... Sau đó, Tịa án áp dụng các ngun tắc quy định tại Điều 59
Luật HN&GĐ năm 2014 để chia, kết hợp với từng trường hợp cụ thể được quy định
tại Điều 60, 61, 62, 64 Luật HN&GĐ năm 2014; nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng
về tài sản mỗi bên vợ, chồng cũng như của những thành viên khác trong gia đình có
liên quan.
Trên thực tế, sau khi ly hơn, việc tìm chỗ ở khác đối với bên khơng phải là
chủ sở hữu nhà gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với người vợ và con chưa
4Điều 81 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.


thành niên. Vì vậy, để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ tạo thêm thu nhập cũng
như chưa có thời gian đi tìm chỗ khác, pháp luật cho phép họ có quyền lưu cư, Điều
63 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về
chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân
chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Với quy định trên cũng như
việc ghi nhận quyền lưu cư đã tạo ra cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi cho
các bên đương sự sau khi ly hơn đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Ngồi ra để bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em trong ly hơn, luật HN&GĐ
cịn quy định về chế định cấp dưỡng. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng
góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người khơng sống chung
với mình mà có quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc quan hệ ni dưỡng trong
trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà khơng có khả
năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, là người gặp khó khăn, túng
thiếu theo quy định của Luật HN&GĐ. Điều 115 Luật HN&GĐ2014 quy định: "Khi
ly hơn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có u cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng
thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình". Trong trường hợp này
cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu được người kia cấp dưỡng nếu như có lý do

chính đáng. Tuy nhiên, những người phụ nữ mới là những người cần cấp dưỡng hơn
vì: Thực tế cho thấy, khi lấy chồng thì vợ chồng chủ yếu sinh sống bằng tiền do
người chồng kiếm được, cho nên khi ly hơn người vợ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn
trong sinh hoạt và việc xây dựng cuộc sống mới. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ
gắn liền với nhân thân của người cấp dưỡng và không thể chuyển giao cho người
khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ cơ bản, đồng thời là đạo lý của quan hệ vợ
chồng. Mặc dù chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng giữa hai người vẫn có mối quan
hệ đặc biệt - quan hệ vợ chồng dựa trên tình cảm u thương, gắn bó với nhau trong
một khoảng thời gian. Vì thế mà khi một trong hai người rơi vào hồn cảnh khó khăn
người kia cũng không thể không quan tâm giúp đỡ được. Luật HN&GĐ năm 2014 và
các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể chế định cấp dưỡng nhằm bảo
đảm quyền lợi của phụ nữ mà chỉ quy định một cách chung nhất về quyền yêu cầu
cấp dưỡng của cả người vợ lẫn người chồng - những người gặp khó khăn sau ly hơn.


Kết luận chương 1
Chương 1 của đề tài, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận, cơ sở pháp
luật về hôn nhân, ly hôn. Quyền ly hôn là một trong những chế định quan trọng được
thừa nhận trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam. Do đó, bảo đảm quyền ly hơn
cũng chính là bảo đảm quyền con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
Hệ thống pháp luật Việt Nam trong đó có những quy định rất chi tiết và cụ thể
về vấn đề ly hơn, các quy định này góp phần giúp chủ thể thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình đồng thời cũng là để nhà nước thực hiện chức năng của mình trong giải
quyết các nội dung liên quan ly hôn. Các nội dung lý luận ở chương này là tiền đề để
tác giả làm rõ thực trạng ly hôn tại địa phương, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,
kiến nghị hoàn thiện pháp luật.


Chương 2
THỰC TRẠNG LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH

BÌNH PHƯỚC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
2.1 Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Thị xã Phước Long,
tỉnh Bình Phước tác động đến quan hệ hơn nhân và gia đình nói chung và ly
hơn nói riêng
Phước Long là một thị xã thuộc tỉnh Bình Phước, vùng Đông Nam Bộ, Việt
Nam. Hiện nay thị xã Phước Long giữ vai trị trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóaxã hội và là trung tâm thương mại dịch vụ phía bắc tỉnh Bình Phước. Là đơ thị lớn
thứ ba của tỉnh sau thành phố Đồng Xoài và thị xã Bình Long.
Thị xã Phước Long là trung tâm mua bán trao đổi hàng hóa, chế biến nơng
sản của khu vực lân cận và thị xã Phước Long. Thị xã Phước Long nằm ở đơng bắc
tỉnh Bình Phước, có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp huyện Bù Gia Mập
Phía tây và phía nam giáp huyện Phú Riềng
Phía đơng giáp huyện Bù Đăng.
Thị xã Phước Long cách thành phố Đồng Xồi khoảng 40 km, cách thành phố
Hồ Chí Minh khoảng 145 km. Thị xã Phước Long có diện tích 118,83 km 2, dân số
năm 2019 là 54.160 người, với 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 2
xã. Trung tâm hành chính thị xã ban đầu đặt tại phường Long Thủy, đến năm 2017
được dời ra khu trung tâm hành chính và đơ thị mới đặt tại phường Long Phước.
Về Giáo dục: Trên địa bàn thị xã Phước Long có 26 trường học các cấp 1
trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trung tâm dạy nghề với khoảng 16.000 học
sinh.
Về Y tế: Mạng lưới y tế cơng của Thị xã Phước Long có 1 bệnh viện, 1 phòng
khám khu vực và 7 trạm y tế với 225 giường bệnh, ngồi ra cịn có nhiều phịng
khám tư nhân đã được hình thành và phát triển.
2.2. Thực trạng ly hôn trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
Trong những năm gần đây tình trạng ly hơn giữa các cặp vợ chồng trên địa
bàn TX Phước Long ngày càng gia tăng mà trong đó tỷ lệ ly hôn ở giới trẻ chiếm
một tỉ lệ khá cao. Ly hôn không chỉ đơn giản là việc là chấm dứt mối quan hệ hôn



nhân vợ chồng, mà ly hơn cịn đưa đến hậu quả là: làm cho con cái bị tổn thương, bị
thiếu thốn tình cảm của bố hoặc mẹ. Từ đó, chúng sẽ cảm thấy buồn tủi, thiếu tự tin,
dễ lầm đường lạc lối, sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Theo số liệu thống kê từ Toà án nhân dân TX Phước Long trong các năm gần
đây (2017, 2018, 2019 và 2020) TAND TX Phước Long đã thụ lý giải quyết các vụ
việc cho thấy:
- Năm 2017:
+Thụ lý: 217 vụ, việc, tăng 29 vụ, việc so với cùng kỳ năm 2016.
Đã giải quyết: 214 vụ, đạt tỷ lệ 98,62%
- Năm 2018:
+Thụ lý: 224 vụ, việc, tăng 7 vụ, việc so với cùng kỳ năm 2017.
Đã giải quyết: 220 vụ, đạt tỷ lệ 98,21%
- Năm 2019:
+Thụ lý: 209 vụ, việc, giảm 15 vụ, việc so với cùng kỳ năm 2018.
Đã giải quyết: 205 vụ, đạt tỷ lệ 98,09%
- Năm 2020:
+Thụ lý: 218 vụ, việc, tăng 9 vụ, việc so với cùng kỳ năm 2019.
Đã giải quyết: 212 vụ, đạt tỷ lệ 97,25%
Như vậy, theo số liệu thống kê thì trung bình hàng năm TAND TX Phước Long
thụ lý 217 vụ việc ly hơn. Qua bảng thống kê cho thấy nhìn chung hàng năm đều
tăng, cá biệt năm 2019 giảm so cùng kỳ 2018 là 15 vụ, nhưng đến năm 2020 thì số
vụ việc ly hôn tăng trở lại. Qua khảo sát cho thấy tỉ lệ các cặp vợ chồng trẻ trong độ
tuổi từ 20 tuổi đến 30 tuổi chiếm gần 70% tổng số vụ án hơn nhân và gia đình hàng
năm. Đây thực sự là một mối quan tâm, là điều hết sức đáng lo ngại, bởi hậu quả để
lại sau những cuộc ly hôn là rất nặng nề.
2.3. Nguyên nhân của tình trạng ly hơn trên địa bàn TX Phước Long,
tỉnh Bình Phước
Từ việc nghiên cứu thực trạng giải quyết các vụ việc ly hôn trên địa bàn TX
Phước Long, tác giả nhận thấy nổi lên một số nguyên nhân cơ bản sau:
2.3.1. Một số nguyên nhân khách quan

- Quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


Có thể nói, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo đó là sự phát
triển của cơng nghệ thông tin cũng như nhiều vấn đề khác, đã làm việc tìm hiểu, u
đương và kết hơn có thể thực hiện một cách dễ dàng, nhưng chính do việc khơng tìm
hiểu kỹ thơng tin về người bạn đời đã làm cho nhiều người rơi tình cảnh khơng như ý
muốn, tình trạng kết hôn chưa bao lâu đã ly hôn lại diễn ra.
- Tác động của cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường cũng làm thay đổi quan niệm về HN&GĐ. Họ có những
suy nghĩ thống hơn về kết hơn cũng như ly hơn khi cuộc sống hơn nhân khơng cịn
hạnh phúc. Do khơng cịn tình cảm với nhau nữa nên giữa vợ hoặc chồng lại có chiều
hướng đem chồng (vợ) của mình để so sánh chê bai khơng bằng vợ (chồng) của
người khác, không biết cách làm giàu, làm ra kinh tế để ni sống gia đình... dẫn đến
những mâu thuẫn và rạn nứt trong quan hệ vợ chồng như những cuộc bất đồng về
quan điểm sống, về tính cách không hợp nhau dẫn đến những va chạm như chồng
đánh đập ngược đãi vợ, vợ thiếu sự quan tâm chăm sóc chồng con hoặc thiếu sự
chung thủy của một hoặc hai bên vợ chồng.
- Về tình yêu thực dụng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm tan vỡ hạnh phúc
HN&GĐ. Tình yêu thực dụng ở đây được hiểu là hai bên nam và nữ đến với nhau
không xuất phát từ tình u chân chính với đúng nghĩa của nó. Hai bên nam nữ nếu
khơng xuất phát từ tình cảm trên thì tình u đơi lứa ở đây được hiểu khơng đúng
nghĩa với bản chất của nó mà là hành vi của tính chất vụ lợi được núp dưới hình thức
tình cảm hơn nhân để đạt được mục đích tầm thường và thấp hèn.
- Về tình u cảm tính
Tình u cảm tính là một ngun nhân gián tiếp của tình trạng ly hơn. Thực tế
cho thấy khơng chỉ có ở thanh niên TX Phước Long nói riêng mà ngay cả thanh niên
hiện nay nói chung cho thấy họ đến với nhau, tìm hiểu một thời gian khơng nhiều chỉ
một, hai tháng đã đi đến kết hơn. Điều đó xuất phát từ tình u hời hợt, nơng cạn

nhất thời của hai bên. Họ chỉ thiên về hình thức bên ngồi và u theo cảm tính như
người đó đẹp trai, xinh gái hay có dun, vui tính. Hay một số nam thanh niên đến
với tình yêu như một sự thách thức có người yêu để bằng bạn bằng bè, coi nó như
một món ăn tinh thần.


Điểm lại những án hơn nhân gia đình mà TAND TX Phước Long đã thụ lý
cho thấy đa số các cặp vợ chồng trẻ ly hơn có thời gian chung sống với nhau rất
ngắn. Hầu hết chỉ từ 1-2 năm, thậm chí có trường hợp chỉ vài tháng. Điển hình như
trường hợp của chị N.T.D (sinh năm 1991), ở Phường Long Phước, TX Phước Long
và anh T.V.N, (sinh năm 1990) ở TX Bến Cát, Bình Dương. Hai người biết nhau qua
sự giới thiệu của người quen, sau khoảng1 tháng đi lại, tìm hiểu họ quyết định tổ
chức đám cưới. Nhưng sau đám cưới một tháng, chị D đã bỏ về nhà mẹ đẻ và gửi
đơn xin ly hôn đến TAND huyện TX Phước Long với lý do khơng hịa hợp với
chồng.
- Các nguyên nhân khách quan khác
Ngoài những tác động của q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, ảnh hưởng
của cơ chế thị trường, tình yêu thực dụng hay tình u cảm tính thì tình trạng ly hơn
diễn ra ngày càng nhiều còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, đó có thể là do sự
khác biệt về tơn giáo, nguồn gốc gia đình, về lối sống hay một số gia đình vẫn cịn
mang tư tưởng phong kiến, tập quán lạc hậu, mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu,
hay giữa anh, chị, em chồng với chị em dâu, hay giữa những chị em dâu với nhau,...
cũng là một trong những ngun nhân làm phát sinh tình trạng ly hơn hiện nay trên
địa bàn TX Phước Long
2.3.2.

Một số nguyên nhân chủ quan
- Bạo lực gia đình
Vấn đề bạo lực gia đình cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao về một trong những


nguyên nhân dẫn đến ly hôn trên địa bàn. Qua số liệu tổng kết năm 2019 đến nay cho
thấy nguyên nhân dẫn đến ly hôn về lý do bị đánh đập, ngược đãi của năm 2019 là
42 vụ, còn năm 2020 là 54 vụ. Bạo lực gia đình ở đây được đề cập đến có thể là bạo
lực về thể chất hay bạo lực về tinh thần. Trên thực tế thì bạo lực tinh thần được biểu
hiện ở những hành vi như mỉa mai, sỉ nhục hay bỏ rơi nạn nhân, khơng một chút
quan tâm đến họ, cấm đốn cách ly không cho gặp con cái. Bạo lực được hiểu có thể
là bạo lực giữa người chồng đối với người vợ hoặc có khi là ngược lại là hành vi bạo
lực của người vợ đối với người chồng.
- Ngoại tình
Bên cạnh nạn bạo lực trong gia đình, ngoại tình cũng là một trong những


nguyên nhân cơ bản, phổ biến dẫn đến ly hôn. Ngun nhân ngoại tình dẫn đến tình
trạng ly hơn chiếm tỷ lệ tương đối cao, nếu như năm 2017 theo báo cáo thống kê số
liệu của TAND TX Phước Long thụ lý là 80 vụ thì đến năm 2020 số vụ án ly hơn với
ngun nhân ngoại tình đã gia tăng lên đến 92 vụ
- Nguyên nhân kinh tế
Hiện nay tình trạng ly hơn xuất phát từ ngun nhân kinh tế ngày càng có xu
hướng gia tăng và trong tương lai sẽ chiếm tỷ lệ cao. Kinh tế tăng trưởng, thu nhập
cao làm cải thiện cuộc sống gia đình nhưng đồng thời trong nhiều gia đình chính yếu
tố kinh tế lại là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn gia đình.
- Một bên bị lôi kéo bởi các tệ nạn xã hội; bị xử lý hành chính, truy cứu trách
nhiệm hình sự
Tệ nạn xã hội là hiện tượng bao gồm những hành vi sai lệch với chuẩn mực
xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống
xã hội, có nhiều loại tệ nạn nhưng rượu chè, cờ bạc, nghiện hút là các tệ nạn xã hội
mà phần lớn các gia đình có chồng hoặc vợ rơi vào tình trạng này đều phải tiếp nhận
sự bất ổn về nhiều mặt trong gia.
Theo Báo cáo tổng kết năm 2020 của TAND TX Phước Long số vụ án ly hôn
thụ lý về nguyên nhân do cờ bạc, rượu chè, nghiện hút là 41 vụ. Có thể nói, tệ nạn xã

hội khơng chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đạo đức con người, ảnh hưởng đến trật
tự xã hội mà nó cịn làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Trong những ngun nhân thuộc nhóm ngun nhân xuất phát từ bản thân
người vợ, chồng thì việc bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. Trường hợp một bên vợ hoặc
chồng bị xứ lý hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng ảnh hưởng
khơng nhỏ đến cuộc sống của gia đình, bởi lẻ những người thân của họ cũng phải
gánh chịu tai tiếng từ mọi người xung quanh, nên họ muốn rũ bỏ cái tiếng là gia đình
có người bị pháp luật trừng trị
- Yếu tố bệnh lý, tình trạng vơ sinh
Bên cạnh các ngun nhân kể trên, thì việc một bên bị bệnh, không thể sinh
con hoặc do hai vợ chồng khơng có khả năng có con cũng là một trong những lý do
được đương sự trình bày để xin ly hôn. Trong xã hội hiện đại ngày nay tình trạng vơ


sinh của phụ nữ và nam giới ngày càng gia tăng điều đó dẫn đến tình cảm vợ chồng
bị rạn nứt. Điều đó cho thấy hạnh phúc của các gia đình sẽ được gắn chặt nhiều hơn
đó chính là đứa trẻ, là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng, duy trì hạnh phúc gia đình.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có rất nhiều cặp vợ chồng vì lý do sức khỏe của một
bên, họ mắc phải một số bệnh nan y hay bệnh tâm thần thì bên kia cũng vẫn làm đơn
xin ly hôn để sớm ổn định cuộc sống mới vì họ cho rằng mục đích cuộc hơn nhân
giữa hai bên không đạt được.
- Các nguyên nhân chủ quan khác
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, qua tìm hiểu các lý do ly hôn tại TAND
TX Phước Long cho thấy các nguyên nhân dẫn đến ly hôn rất đa dạng, bên cạnh các
nguyên nhân kể trên thì tình trạng ly hơn cịn xuất phát từ nhiều ngun khác như:
Sự ích kỷ cá nhân của vợ hoặc chồng trong cuộc sống chung dẫn đến sự xói mịn tình
cảm và tan vỡ hạnh phúc gia đình dẫn đến ly hơn; tính tình khơng phù hợp hay vợ và
chồng bất đồng trong việc ni dạy con cái; thời gian tìm hiểu nhau quá ngắn hay
vốn kiến thức hiểu biết trong cuộc sống gia đình của vợ chồng có sự khác biệt chênh

lệch nhau.
2.4 Một số kiến nghị, giải pháp từ thực trạng ly hôn trên địa bàn Thị xã
Phước Long, tỉnh Bình Phước
Từ thực trạng ly hơn trên địa bàn TX Phước Long tác giả đề xuất một số những
giải pháp sau:
2.4.1.

Giải pháp trong lĩnh vực pháp luật
Thứ nhất, cần cụ thể hóa hơn nữa các quy định của pháp luật.
Thứ hai, hồn chỉnh hệ thống chính sách pháp luật nhất là Luật HN&GĐ để

có thể vận dụng một cách có hiệu quả trong đời sống, hạn chế bớt những hậu quả
pháp lý mà ly hôn đem lại là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là chính sách trợ giúp
những gia đình sau ly hơn.
Thứ ba, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật HN&GĐ cũng
như các ngành Luật khác khi ban hành đều có hiệu lực trên phạm vi tồn quốc.
Thứ tư, thực hiện cơng tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho
đội ngũ Thẩm phán thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn của Thẩm phán
trong việc xét xử.


2.4.2

Các giải pháp khác
- Thứ nhất, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền địa

phương và các ban, ngành đồn thể xã hội như cơng đoàn, phụ nữ, thanh niên. Các
cấp ngành địa phương cần đẩy mạnh các hoạt động trong công tác truyền thông về
xây dựng gia đình văn hóa, đặc biệt giáo dục đời sống gia đình để từ đó các thành
viên trong gia đình có mối quan hệ gắn bó với nhau hơn, giảm bớt các nguy cơ của

sự rạn nứt và đổ vỡ. Cần có sự kết hợp giữa các cấp chính quyền địa phương cũng
như phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc kiên quyết đẩy lùi các tệ
nạn xã hội, ngăn ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm.. .trên địa bàn.
- Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trong
đó chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của từng thành viên trong
gia đình, nâng cao hiểu biết về Luật Hơn nhân và gia đình, nhất là trong giới trẻ.
Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của các cặp vợ chồng trẻ về Luật hôn nhân và gia
đình, về vai trị của gia đình trong cuộc sống xã hội hiện đại, các cuộc họp tổ dân
phố, họp chi bộ, họp hội phụ nữ.. .Đồng thời thường xuyên mở các cuộc thi tìm hiểu
về pháp luật với gia đình, về việc xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. Biểu
dương những cá nhân, những gia đình điển hình là tấm gương về lòng thuỷ chung,
hiếu lễ, về đạo làm con, làm vợ, làm chồng, những gia đình ni dạy con cái ngoan
hiền, học giỏi, biết yêu thương nhau.
- Thứ ba, chú trọng công tác giải quyết việc làm, làm tốt công tác an sinh xã
hội để đảm bảo đời sống kinh tế. Vợ chồng có mâu thuẫn về kinh tế khơng chỉ xảy ra
ở những gia đình túng thiếu mà ngay cả những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả
cũng xảy ra đó là sự va chạm về cách làm ăn của vợ chồng. Vì vậy trong giai đoạn
phát triển kinh tế hiện nay việc giải quyết công ăn việc làm tạo điều kiện cho nam nữ
thanh niên vay vốn tự phát triển sản xuất kinh doanh là một trong những yêu cầu cấp
bách của xã hội và đồng thời cũng là một giải pháp chiến lược làm cho gia đình và
cộng đồng ổn định phát triển bền vững.
- Thứ tư, vai trị của gia đình, dòng họ, bạn bè, cộng đồng xã hội. Ngay từ khi
tìm hiểu đến khi kết hơn, chính sự giúp đỡ của cha mẹ, họ hàng trong việc đưa ra
những lời khuyên, ý kiến tham khảo trong việc chọn vợ, chọn chồng cho con cái
mình như tìm hiểu tính nết, tư cách đạo đức, thông qua các mối quan hệ xã hội của


×