122Equation Chapter 2 Section 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH PHONG
ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM NHẬP
NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN CẠNH TRANH
VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH PHONG
ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM NHẬP
NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN CẠNH TRANH
VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG
TP. Hồ Chí Minh
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể.
Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thanh Phong
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Phạm Văn Năng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
Sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của Q thầy cơ đã giúp tơi hồn thiện kiến thức
và năng lực nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Trong quá trình thực hiện luận án, một phần của luận án đã được sử dụng để
công bố trên các tạp chí chuyên ngành tài chính – ngân hàng để gia tăng độ tin cậy
của luận án, tôi xin cảm ơn Hội đồng biên tập Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Khoa học
và Đào tạo Ngân hàng, Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng đã có nhiều ý kiến phản biện
giúp hoàn chỉnh một số nội dung của luận án.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, đặc biệt là vợ và hai con tôi, cùng với
bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q
trình học tập và hồn thành luận án này.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỜ THỊ
TĨM TẮT
I
II
III
VIII
X
XII
XIII
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1
1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
4
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
4
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
4
1.5.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
5
1.6. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
5
1.7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
6
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
7
2.1. THÂM NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
7
2.1.1. Khái niệm về thâm nhập của ngân hàng nước ngoài
7
2.1.2. Lý thuyết về động cơ thâm nhập của ngân hàng nước ngoài
7
2.1.3. Phương thức thâm nhập của ngân hàng nước ngoài
9
2.1.4. Đo lường thâm nhập của ngân hàng nước ngoài
10
iv
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM NHẬP NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN CẠNH
TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC
12
2.2.1. Khái niệm cạnh tranh
12
2.2.2. Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành
12
2.2.3. Cạnh tranh trong thị trường ngân hàng thương mại
14
2.2.3.1. Đặc điểm cạnh tranh trong thị trường ngân hàng thương mại
14
2.2.3.2. Tác động của cạnh tranh đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng
thương mại
15
2.2.4. Phương pháp đo lường cạnh tranh trong thị trường ngân hàng thương
mại
17
2.2.4.1. Phương pháp đo lường cạnh tranh theo cách tiếp cận cấu trúc
17
2.2.4.2. Phương pháp đo lường cạnh tranh theo cách tiếp cận phi cấu trúc 19
2.2.4.3. Lựa chọn phương pháp đo lường cạnh tranh trong luận án
30
2.2.5. Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng
nước ngoài đến cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước
32
2.2.5.1. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận cấu trúc
32
2.2.5.2. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận phi cấu trúc
33
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM NHẬP NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU
QUẢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC
35
2.3.1. Khái niệm hiệu quả của ngân hàng thương mại
35
2.3.2. Phân loại hiệu quả của ngân hàng thương mại
37
2.3.3. Phương pháp đo lường hiệu quả của ngân hàng thương mại
41
2.3.3.1. Phương pháp chỉ số tài chính
41
2.3.3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả biên
43
2.3.4. Lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến hiệu
quả của các ngân hàng trong nước
49
2.3.5. Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng
nước ngoài đến hiệu quả của các ngân hàng thương mại trong nước
2.3.5.1. Các nghiên cứu ở các quốc gia và khu vực
53
53
v
2.3.5.2. Các nghiên cứu ở trong phạm vi quốc gia
54
2.3.5.3. Nghiên cứu ở trong nước
55
2.4. Khe hở nghiên cứu
59
2.4.1. Khe hở nghiên cứu cho RQ1
59
2.4.2. Khe hở nghiên cứu cho RQ2
59
2.5. Giả thuyết nghiên cứu
59
2.5.1. Giả thuyết cho RQ1
59
2.5.2. Giả thuyết cho RQ 2
60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
61
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
63
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI RQ1
63
3.1.1. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm đối với RQ1
63
3.1.2. Tiêu chuẩn xác định ngân hàng nước ngoài
69
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI RQ2
70
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu đối với RQ2 bằng phương pháp chỉ số tài chính
70
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu đối với RQ2 bằng phương pháp phân tích hiệu quả
biên
76
3.2.2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích hiệu quả biên trong luận án
76
3.2.2.2. Xác định mơ hình cho phương pháp DEA
76
3.2.2.3. Mơ hình nghiên cứu đối với RQ2 bằng phương pháp DEA
80
3.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG
82
3.3.1. Kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng
84
3.3.2. Lựa chọn mơ hình hồi quy PLS, FEM, REM
84
3.3.3. Kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy dữ liệu bảng
86
3.4. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
87
3.4.1. Kiểm định giả thuyết H1
87
3.4.2. Kiểm định giả thuyết H2
88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
89
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
91
vi
4.1. TỔNG QUAN MẪU DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
91
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO RQ1
98
4.2.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng
98
4.2.2. Kiểm định tính cân bằng dài hạn của thị trường ngân hàng Việt Nam 99
4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy mơ hình nghiên cứu
102
4.2.4. Kiểm định giả thuyết H1 và thảo luận kết quả nghiên cứu
106
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO RQ2
4.3.1. Đo lường thâm nhập của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
108
109
4.3.2. Hiệu quả của ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương pháp chỉ số
tài chính
110
4.3.3. Hiệu quả của ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương pháp bao
dữ liệu
111
4.3.4. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng
112
4.3.5. Kết quả phân tích hồi quy mơ hình nghiên cứu
113
4.3.5.1. Kết quả phân tích hồi quy Mơ hình 3.4
114
4.3.5.2. Kết quả phân tích hồi quy Mơ hình 3.6
116
4.3.6. Kiểm định giả thuyết H2 và thảo luận kết quả nghiên cứu
119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
122
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
124
5.1. KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
124
5.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
127
5.3. THÂM NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
128
5.3.1. Chính sách mở cửa thị trường ngân hàng của Việt Nam
128
5.3.2. Xu hướng thâm nhập của ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam
129
5.4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.4.1. Các gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách
132
132
5.4.1.1. Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng
132
5.4.1.2. Hoàn thiện hệ thống luật về cạnh tranh
134
5.4.2. Các gợi ý chính sách cho các ngân hàng thương mại
135
vii
5.4.2.1. Tăng cường năng lực cạnh tranh
135
5.4.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động
140
5.5. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO
144
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
145
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
146
TÀI LIỆU THAM KHẢO
147
PHỤ LỤC
156
Phụ lục 1: Dữ liệu thu nhập, giá đầu vào theo mơ hình Panzar - Rosse 156
Phụ lục 2: Dữ liệu đầu vào, đầu ra theo DEA
171
Phụ lục 3: Hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 2019
183
Phụ lục 4: ROA của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019
186
Phu lục 5: Xếp hạng chỉ số phát triển tài chính các nước tham gia CPTPP
năm 2019
189
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
AE
Allocative Efficiency
Hiệu quả phân bổ
CRk
Concentration Ratio
Tỷ lệ tập trung của k ngân hàng
DEA
Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
Agreement for Trans-Pacific
bộ Xun Thái Bình Dương
Partnership
Data Envelopment Analysis
Phân tích bao dữ liệu
DFA
Distribution Free Approach
Tiếp cận không phân phối
Dynamic Ordinary Least
Mô hình bình phương tối thiểu tổng
Squares
qt động
Fixed Effects Model
Mơ hình ảnh hưởng cố định
Fully Modified Ordinary Least
Mơ hình bình phương tối thiểu tổng
Squares
quát hiệu chỉnh toàn phần
H1
Hypothesis 1
Giả thuyết 1
H2
Hypothesis 2
Giả thuyết 2
HHI
Hirschman- Herfindahl Index
Chỉ số Hirschman- Herfindahl
IRS
Increasing Returns to Scale
Tăng theo quy mơ
LAC
Long-run Average Cost
Chi phí trung bình dài hạn
MES
Minimum Efficient Scale
Quy mô hiệu quả tối thiểu
CPTPP
DOLS
FEM
FOLS
NHNNg
Ngân hàng nước ngồi
NHTM
Ngân hàng thương mại
OLS
Ordinary Least Squares
Phương pháp bình phương bé nhất
PLS
Pooled Ordinary Least Squares
Bình phương bé nhất kết hợp
PTE
Pure Technical Efficiency
Hiệu quả kỹ thuật thuần
REM
Random Effects Model
Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
RQ1
Research Question 1
Câu hỏi nghiên cứu 1
RQ2
Research Question 2
Câu hỏi nghiên cứu 2
RSE
Robust Standard Error
Sai số chuẩn vững
ix
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
SAC
Short-run Average Cost
Chi phí trung bình ngắn hạn
SBV
State Bank of Vietnam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
SCP
Structure-Conduct-Performance Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả
SE
Scale Efficiency
Hiệu quả quy mô
SFA
Stochastic Frontier Approach
Tiếp cận biên ngẫu nhiên
TFA
Thick Frontier Approach
Tiếp cận biên dày
VRS
Variable Returns to Scale
Thay đổi theo quy mô
WDI
World Development Indicators
Chỉ số phát triển thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới.
x
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp giá trị H-Statistic.....................................................................................29
Bảng 2.2: Tổng hợp ưu nhược điểm của các phương pháp đo lường cạnh tranh31
Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến
cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước...................................................34
Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến
hiệu quả ngân hàng trong nước.......................................................................................57
Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu đối với RQ1................................65
Bảng 3.2: Mơ tả các biến trong Mơ hình 3.4..........................................................................73
Bảng 3.3: Tổng hợp các nghiên cứu hiệu quả ngân hàng bằng DEA..........................78
Bảng 3.4: Mô tả các biến trong mơ hình DEA.......................................................................79
Bảng 3.5: Mơ tả các biến trong Mơ hình 3.4..........................................................................82
Bảng 3.6: Quy trình kiểm định giả thuyết H1........................................................................87
Bảng 3.7: Quy trình kiểm định giả thuyết H2........................................................................89
Bảng 4.1: Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu................................................................91
Bảng 4.2: Số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2009 – 2019...................93
Bảng 4.3: Chi tiết thời gian nghiên cứu giai đoạn 2009 - 2019....................................94
Bảng 4.4: Nguồn dữ liệu của các biến trong các mơ hình nghiên cứu.......................97
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng...................................98
Bảng 4.6: Thống kê mơ tả biến trong Mơ hình 3.3..............................................................99
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình.................................................................100
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giả định mơ hình..................................................................100
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định thị trường cân bằng giai đoạn 2009 - 2019............101
Bảng 4.10: Thống kê mô tả biến trong mô hình nghiên cứu........................................102
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình..............................................................103
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định giả định mơ hình...............................................................103
xi
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu thực nghiệm bằng mơ hình PLS,
FEM, REM và REM-RSE...................................................................................................... 104
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định giả thuyết H1......................................................................106
Bảng 4.15: Biến thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019....109
Bảng 4.16: Tỷ suất lợi nhuận trung bình trên tài sản giai đoạn 2009 - 2019......110
Bảng 4.17: Thống kê mô tả biến trong mô DEA................................................................111
Bảng 4.18: Hiệu quả kỹ thuật trung bình giai đoạn 2009 - 2019..............................112
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng..............................113
Bảng 4.20: Thống kê mơ tả biến trong mơ hình nghiên cứu........................................114
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định lựa chọn và khuyết tật mơ hình..................................114
Bảng 4.22: Kết quả hồi quy Mơ hình 3.4...............................................................................115
Bảng 4.23: Thống kê mơ tả biến trong mơ hình nghiên cứu........................................116
Bảng 4.24: Kết quả hồi quy Mơ hình 3.6...............................................................................117
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định giả thuyết H2......................................................................119
Bảng 5.1: Tổng hợp câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và kết quả nghiên cứu.........125
Bảng 5.2: Tổng hợp chính sách mở cửa thị trường ngân hàng Việt Nam.............129
Bảng 5.3: Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam...................................................................130
Bảng 5.4: Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam...........................................131
Bảng 5.5: Xếp hạng năng lực cạnh tranh các quốc gia ký CPTPP.............................136
Bảng 5.6: Tỷ lệ vốn tự có/tài sản có rủi ro trung bình các quốc gia ký CPTPP....137
Bảng 5.7: Tỷ lệ đầu vào, đầu ra trung bình giai đoạn 2009 - 2019...........................141
xii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỜ THỊ
Trang
Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí............................37
Hình 2.2: Đường cong chi phí và lợi thế theo quy mơ.......................................................39
Hình 2.3: Hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mơ...................................................40
Hình 3.1: Quy trình phân tích dữ liệu bảng............................................................................83
xiii
TĨM TẮT
Cùng với q trình mở cửa nền kinh tế, các NHNNg đã kinh doanh tại Việt
Nam hơn ba thập kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg
đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM trong nước cho đến nay vẫn còn nhiều
tranh luận, và chưa được nghiên cứu rộng rãi tại Việt Nam.
Mục tiêu của luận án này là phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến
cạnh tranh và hiệu quả của NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng mơ hình
Panzar – Rosse với biến tương tác để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg
đến cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập
NHNNg đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu thực hiện phân tích 2
bước: (i) Xác định hiệu quả của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp chỉ số tài
chính và phương pháp DEA; (ii) Các chỉ số đo lường hiệu quả của các NHTM trong
nước sẽ được hồi quy với các biến thâm nhập của NHNNg.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thâm nhập NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh
và làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên, luận
án đã đề xuất các nhóm giải pháp với các NHTM và một số kiến nghị với các nhà
hoạch định chính sách nhằm tăng cường hội nhập, thúc đẩy cạnh tranh và nâng
cao hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Thâm nhập ngân hàng nước ngồi, cạnh tranh ngân hàng, mơ
hình Panzar – Rosse, hiệu quả ngân hàng, phương pháp DEA.
xiv
ABSTRACT
Along with the process of opening up the economy, foreign banks have been
doing business in Vietnam for more than three decades. However, the issue of the
impact of foreign bank penetration on the competition and efficiency of domestic
commercial banks has so far been debated, and has not been widely studied in
Vietnam.
The objective of this thesis is to examine the impact of foreign bank
penetration on competition and efficiency of Vietnamese commercial banks. This
research uses the Panzar - Rosse model with interactive variables to examine the
effects of foreign bank penetration on Vietnam commercial banks' competition. To
examine the effects of foreign bank penetration on the efficiency of Vietnamese
commercial banks, the research uses a 2-step analysis method: (i) Determine the
effectiveness of Vietnamese commercial banks by the method of DEA main and
method; (ii) Indicators measuring the efficiency of domestic commercial banks will
be regressed with foreign banks' penetration variables.
The research results show that foreign bank penetration increases the level of
competition and reduces the efficiency of Vietnamese commercial banks. Based on
the research results, the thesis has proposed groups of solutions to commercial
banks and some recommendations to policy makers to enhance integration, promote
competition and improve the efficiency of Vietnamese commercial banks.
Keywords: Foreign banking penetration, banking competition, Panzar Rosse model, banking efficiency, DEA method.
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Luận án này nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh
và hiệu quả của NHTM Việt Nam. Chương này bắt đầu bằng việc giới thiệu bối
cảnh nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định vấn đề nghiên cứu, phần tiếp theo
trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, điểm mới của luận án, và cuối cùng là giới
thiệu cấu trúc của luận án.
1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế, thâm nhập của NHNNg vào Việt
Nam đã gia tăng rất nhanh trong ba thập kỷ qua. Đến cuối năm 2019, tổng tài sản
của khối NHNNg đạt 1.346 nghìn tỷ đồng chiếm 10% tổng tài sản toàn hệ thống,
tăng 573% so với trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO năm 2006. Tuy nhiên,
vấn đề ảnh hưởng của thâm nhập của NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các
NHTM trong nước vẫn ít được xem xét rộng rãi và cịn nhiều tranh luận trong các
nghiên cứu thực nghiệm.
Từ các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến
cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước, tác giả nhận thấy rằng các nghiên
cứu này có những kết quả khơng tương đồng, cịn mâu thuẫn và chưa thống nhất.
Một số nghiên cứu cho thấy thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh tranh của
thị trường ngân hàng trong nước (Cho, 1990; Diallo, 2016; Jeon và cộng sự, 2011;
Mulyaningsih và cộng sự, 2015). Ngược lại, nghiên cứu của Yeyati và Micco
(2007) cho thấy NHNNg làm giảm cạnh tranh. Trong khi đó, Poghosyan và
Poghosyan (2010) chỉ ra rằng NHNNg thâm nhập bằng phương thức mua lại và sáp
nhập làm giảm cạnh tranh, còn phương thức lập cơ sở kinh doanh mới làm tăng
2
cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu của Yin (2020) cho thấy thâm nhập của NHNNg
làm giảm cạnh tranh ở các nước phát triển, và làm tăng cạnh tranh của thị trường
ngân hàng ở các nước đang phát triển. Mặt khác, theo tác giả chưa có nghiên cứu
nào được thực hiện về chủ để này tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả nhận thấy cần thiết
phải thực hiện nghiên cứu nhằm xác định thâm nhập của NHNNg ảnh hưởng như
thế nào đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam.
Đối với vấn đề ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các
NHTM trong nước, các nghiên cứu hiện nay trên thế giới đều sử dụng phương pháp
chỉ số tài chính (Barajas và cộng sự, 2000; Claessens và cộng sự, 2001; Claessens
và Lee, 2003; Denizer, 2000; Lensink và Hermes, 2004; Luo và cộng sự, 2017;
Manlagñit, 2011; Shen và cộng sự, 2009; Unite và Sullivan, 2003; Xu, 2011). Tuy
nhiên, theo Manandhar và Tang (2002) phương pháp chỉ số tài chính có nhược điểm
là mỗi chỉ số chỉ thể hiện một mặt trong hoạt động của các NHTM, nên để đánh giá
tổng quát về hoạt động kinh doanh của một NHTM yêu cầu phải sử dụng hệ thống
các chỉ số, công thức rất phức tạp và nếu chỉ căn cứ vào vài chỉ số có thể gây nhầm
lẫn khi ra các quyết định quan trọng. Do đó, nếu sử dụng một vài chỉ số tài chính để
đánh giá tác động của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của ngân hàng trong nước
có thể thiếu chính xác và khơng tồn diện.
Trong khi đó, phương pháp phân tích hiệu quả biên DEA cho phép xác định
hiệu quả của ngân hàng thông qua một chỉ số độ đo hiệu quả là hiệu quả kỹ thuật,
giúp giải quyết hạn chế của phương pháp chỉ số tài chính. Mặt khác, có 2 nghiên
cứu tại Việt Nam của Lien và cộng sự (2015) và Pham và Nguyen (2020) về chủ đề
này cũng sử dụng phương pháp chỉ số tài chính nhưng cho kết quả hồn tồn trái
ngược nhau. Chính vì vậy, tác giả nhận thấy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu sử
dụng kết hợp 2 phương pháp là phương pháp chỉ số tài chính và phương pháp DEA
để phân tích tồn diện nhất ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các
NHTM Việt Nam.
3
Chính vì những lý do nêu trên, đề tài “Ảnh hưởng của thâm nhập ngân
hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các ngân hàng thương
mại Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung
cấp thông tin cần thiết để các nhà làm chính sách đánh giá được tác động của chính
sách mở cửa thị trường ngân hàng đối với các ngân hàng trong nước, từ đó có
những điều chỉnh chính sách để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của ngành ngân
hàng, cũng như giúp các NHTM có cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh phù
hợp nhằm thích ứng với điều kiện thị trường có sự tham gia của các NHNNg.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của luận án này là phân tích ảnh hưởng của thâm nhập
NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường hội nhập, thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao
hiệu quả của các NHTM Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát đó, luận án
cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
(i) Phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của các
NHTM Việt Nam;
(ii) Phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các
NHTM Việt Nam;
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu cụ thể nghiên cứu đặt ra, luận án đi trả lời 2 câu
hỏi nghiên cứu sau đây:
RQ1: Thâm nhập của NHNNg ảnh hưởng như thế nào đến cạnh tranh của
các NHTM Việt Nam?
RQ2: Thâm nhập của NHNNg ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các
NHTM Việt Nam?
4
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận án tập
trung vào 5 nhóm chính:
(i) Đo lường thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam;
(ii) Đo lường cạnh tranh trong thị trường NHTM Việt Nam bằng mơ hình
Panzar – Rosse;
(iii) Phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị
trường NHTM Việt Nam;
(iv) Đo lường hiệu quả của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp chỉ số
tài chính và phương pháp DEA;
(v) Phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các
NHTM Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến
cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến
năm 2019. Luận án chọn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2009 là do trong giai
đoạn này Việt Nam đã gia nhập WTO và thực hiện việc nới lỏng các rào cản cho
các NHNNg thâm nhập vào Việt Nam, và đặc biệt là các ngân hàng 100% vốn nước
ngoài được phép thành lập tại Việt Nam.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
5
(i) Phương pháp đo lường cạnh tranh theo cách tiếp cận phi cấu trúc với mơ
hình Panzar – Rosse để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh
của các NHTM Việt Nam.
(ii) Phân tích hồi quy để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến
hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
1.5.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được lấy từ Orbis Bank Focus từ năm 2009 đến năm 2019 do
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. Trong giai đoạn nghiên
cứu, do có một số ngân hàng mới được thành lập hoặc một số ngân hàng được hợp
nhất hoặc do thiếu số liệu chi tiết qua các năm của các ngân hàng nên dữ liệu được
dùng trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng không cân bằng. Dữ liệu về số lượng
NHNNg được thu thập từ các báo cáo thường niên của SBV. Dữ liệu về tốc độ tăng
trưởng GDP được thu thập từ WDI.
1.6. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án này có những điểm mới như sau:
Thứ nhất, luận án đã chứng minh thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh
tranh và làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam, từ đó cung cấp thêm bằng
chứng thực nghiệm củng cố các quan điểm của lý thuyết về thâm nhập của NHNNg.
Thứ hai, luận án đã đo lường mức độ ảnh hưởng của NHNNg thông qua chỉ
số H-Statistic được xác định bằng hệ số hồi quy của các biến tương tác trong mơ
hình Panzar – Rosse vào cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam.
Thứ ba, luận án là nghiên cứu đầu tiên sử dụng đồng thời phương pháp DEA
và phương pháp chỉ số tài chính để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg
đến hiệu quả của ngân hàng trong nước. Việc sử dụng kết hợp 2 phương pháp cho
phép đối chứng kết quả nghiên cứu từ 2 phương pháp, và vì vậy phát hiện của luận
án sẽ chính xác hơn.
6
Cuối cùng, luận án đã đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường hội
nhập, thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
1.7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Để đạt mục tiêu nghiên cứu ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án được cấu trúc thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Nội dung chương này giới thiệu
tổng quan về luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu. Nội dung chương này
giới thiệu cơ sở lý thuyết và khảo cứu các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng
của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của NHTM trong nước, làm cơ
sở phát triển các giả thuyết liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày phương pháp
kiểm định các giả thuyết liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này thực hiện mô tả
mẫu dữ liệu dùng trong các mơ hình nghiên cứu và kết quả kiểm định các giả thuyết
liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Chương này trình bày tóm lược các
kết luận về kết quả nghiên cứu; phân tích định hướng phát triển ngành ngân hàng và
xu hướng thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam, đề xuất các gợi ý chính sách cho
các NHTM và các nhà làm chính sách, và trình bày hạn chế của luận án và đề xuất
hướng nghiên cứu tiếp theo.
7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 đã trình bày tổng quan về luận án và xác định 2 câu hỏi nghiên
cứu. Chương này sẽ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và khảo cứu các nghiên cứu thực
nghiệm về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các
NHTM trong nước làm cơ sở cho việc phát hiện khe hở nghiên cứu và phát triển các
giả thuyết liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu.
2.1. THÂM NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
2.1.1. Khái niệm về thâm nhập của ngân hàng nước ngồi
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm xuất hiện các ngân hàng đa quốc
gia. Đây là những ngân hàng sở hữu và kiểm soát hoạt động kinh doanh ngân
hàng ở hai hay nhiều nước. Quá trình đầu tư kinh doanh của các ngân hàng này
vào một quốc gia được gọi là thâm nhập của NHNNg.
Thâm nhập của NHNNg có thể hiểu là q trình mà các ngân hàng ở một
quốc gia (nước đầu tư) thành lập và hoạt động tại một quốc gia khác (nước nhận
đầu tư) bằng hình thức mở chi nhánh, liên doanh với ngân hàng trong nước, thành
lập ngân hàng con hoặc mua cổ phần thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập
(Clarke, 2005; Makino và cộng sự, 2007; Slangen và Hennart, 2008).
2.1.2. Lý thuyết về động cơ thâm nhập của ngân hàng nước ngồi
Có 2 quan điểm lý thuyết chính giải thích về động cơ thúc đẩy NHNNg thâm
nhập vào một quốc gia đó là theo sau khách hàng và tìm kiếm cơ hội đầu tư để nâng
cao lợi nhuận. Quan điểm theo sau khách hàng cho rằng thâm nhập của NHNNg là
để phục vụ khách hàng của họ khi khách hàng của ngân hàng đầu tư vào quốc gia
8
mà NHNNg thâm nhập (Grubel, 1977). Mục tiêu của NHNNg khi thâm nhập vào
một quốc gia là nhằm tiếp tục duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng với các công ty
mẹ tại nước đầu tư. Khi các công ty mẹ thành lập chi nhánh ở nước nhận đầu tư,
NHNNg sẽ thâm nhập vào quốc gia đó để ngăn chặn các chi nhánh của các công ty
này chuyển sang ngân hàng mới. Nhờ lợi thế về mối quan hệ từ trước với khách
hàng tại nước đầu tư, các ngân hàng có nhiều thơng tin về hoạt động kinh doanh của
khách hàng, điều này giúp giảm phí dịch vụ, cũng như giảm rủi ro cho ngân hàng.
Khách hàng của ngân hàng cũng có xu hướng duy trì mối quan hệ với các ngân
hàng có mối quan hệ từ trước, nhằm tránh chi phí phát sinh từ việc phải cung cấp
thơng tin của mình cho ngân hàng mới (Lewis, 1991).
Quan điểm thứ hai cho rằng động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm cơ
hội nâng cao lợi nhuận (Aliber, 1984; Goldberg và Saunder, 1981). Lập luận chính
của quan điểm này là NHNNg sẽ thâm nhập vào một quốc gia nếu nhận thấy mơi
trường kinh doanh ở đó có triển vọng phát triển và đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
NHNNg có cơng nghệ vượt trội, tiềm lực tài chính mạnh, uy tín cao, nguồn nhân
lực, kỹ năng quản lý và chất lượng dịch vụ tốt hơn, mạng lưới rộng khắp, kiến thức
và kinh nghiệm trong hoạt động đa quốc gia, tính chuyên nghiệp trong việc phục
vụ từng loại khách hàng sẽ giúp họ giành được thị phần từ các ngân hàng trong
nước và thu được lợi nhuận cao hơn (Cho, 1986; Yannopoulos, 1983).
Ngồi 2 lý thuyết chính giải thích động cơ thâm nhập của NHNNg nêu
trên, một số lý thuyết khác cho rằng động cơ thâm nhập của NHNNg là nhằm
phân tán rủi ro. Qian và Delios (2008) nghiên cứu trong trường hợp lý thuyết
đầu tư quốc tế cho rằng các ngân hàng mở rộng hoạt động quốc tế để tận dụng
lợi thế trên thị trường nước ngoài và giảm thiểu những bất lợi và rủi ro tại thị
trường trong nước. García-Herrero và Vazquez (2013) lập luận trong lý thuyết
danh mục đầu tư rằng việc đa dạng hóa đầu tư ở các vị trí địa lý khác nhau có
thể làm giảm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính do chu kỳ kinh doanh, cấu trúc
lãi suất, và biến động tỷ giá hối đối, do đó, các NHNNg sẽ thâm nhập vào ngành
9
ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
kinh doanh.
Tóm lại, các lý thuyết giải thích động cơ thâm nhập của NHNNg đều cho
rằng cơ sở để một NHNNg thâm nhập vào một quốc gia là ngân hàng đó sở hữu lợi
thế về cơng nghệ, sức mạnh tài chính, uy tín, nguồn nhân lực và kỹ năng quản trị
hiệu quả, và động cơ cho việc thâm nhập của NHNNg là theo sau khách hàng và tìm
kiếm lợi nhuận. Nếu động cơ thâm nhập của NHNNg là theo sau khách hàng thì
NHNNg sẽ ít cạnh tranh trực tiếp đối với các ngân hàng trong nước, còn trong
trường hợp động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm lợi nhuận sẽ tạo ra sức ép
cạnh tranh rất lớn lên các ngân hàng trong nước.
2.1.3. Phương thức thâm nhập của ngân hàng nước ngoài
NHNNg thường sử dụng 2 phương thức thâm nhập vào một quốc gia là
phương thức thành lập cơ sở kinh doanh mới và phương thức mua lại và sáp
nhập (Clarke, 2005; Slangen và Hennart, 2008).
Phương thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được thực hiện dưới hình
thức mở văn phịng đại diện, chi nhánh NHNNg, thành lập ngân hàng 100% vốn
nước ngoài hoặc ngân hàng liên doanh. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc
hoạt động trên cơ sở vốn và uy tín của ngân hàng mẹ ở nước ngồi; chi nhánh
NHNNg cũng là đơn vị phụ thuộc, khơng có tư cách pháp nhân, được NHNNg bảo
đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh NHNNg ở nước
nhận đầu tư; khác với văn phòng đại diện và chi nhánh, ngân hàng con 100% vốn
nước ngoài và ngân hàng liên doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động trên vốn
tự có của mình.
Cerutti và cộng sự (2007) cho rằng các NHNNg sẽ hoạt động dưới hình
thức chi nhánh nếu nước nhận đầu tư có quy định hạn chế NHNNg thâm nhập và
có mức thuế cao hơn nước đầu tư, và hình thức ngân hàng con thường được áp
dụng trong trường hợp NHNNg muốn kinh doanh bán lẻ. Trong khi đó, Makino