Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Ths triết học vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở đồng nai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.56 KB, 113 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG
BẰNG XÃ HỘI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội
1.2. Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

6
6
20

Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI

31

2.1. Một số nhân tố tác động tiến trình kết hợp giữa tăng trưởng kinh
tế với công bằng xã hội ở Đồng Nai hiện nay
2.2. Thành tựu trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công

31

bằng xã hội ở Đồng Nai hiện nay
2.3. Những vấn đề đặt ra ở Đồng Nai hiện nay

41


59

Chương 3: NGUYÊN TẮC, GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KẾT HỢP
GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ
HỘI Ở ĐỒNG NAI HIỆN NAY

69

3.1. Nguyên tắc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã
hội ở Đồng Nai hiện nay
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế
với công bằng xã hội ở Đồng Nai hiện nay

69
73

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH, BÀI VIẾT ĐÃ CƠNG BỐ CÓ LIÊN

100

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

102
103


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


GDP

:

Gross demestic product
(Tổng sản phẩm quốc nội)

GNP

:

Gross national product
(Tổng sản phẩm quốc dân)

HDI

:

Human Deverlopman Index
(Chỉ số phát triển con người)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1:

43

Bảng 2.2:


Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm của tỉnh Đồng Nai

Bảng 2.3:

Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Đồng Nai

51

Bảng 2.4:

Đối tượng có cơng với nước tỉnh Đồng Nai

53

Bảng 2.5:

Số lượng học sinh tỉnh Đồng Nai

57

Bảng 2.6:

Chất lượng phát triển con người tỉnh Đồng Nai

58

Bảng 2.7:


Số vụ đình cơng trong các doanh nghiệp ở Đồng Nai

63

48


1
MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo sau
gần 25 năm đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất
nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá cao
và phát triển tương đối toàn diện. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
sau cao hơn năm trước, bình quân 5 năm 2001-2005 là 7,51% [33]. Sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân tiếp tục được
cải thiện rõ rệt. Chính trị - xã hội ổn định. Vị thế nước ta trên trường quốc
tế không ngừng nâng cao.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt.
Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng,
miền đang có xu hướng ngày càng dỗng ra. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn
còn ở mức khá cao. Trong lĩnh vực giáo dục cịn có sự chênh lệch khá lớn về
điều kiện học tập, cơ sở trường lớp giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và
miền núi. Chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo còn nhiều bất cập.
Hiện tượng làm giàu phi pháp do buôn lậu và tham nhũng vẫn chưa được ngăn
chặn và đẩy lùi có hiệu quả.
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ln duy
trì được tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm: giai đoạn
2001-2005 tăng bình quân 12,86%/năm [8, tr.10], giai đoạn 2006-2010 tăng
bình quân 13,2%/năm. Sự nghiệp phát triển văn hóa - xã hội đạt được nhiều

kết quả quan trọng. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 29,6
triệu đồng [20, tr.2]. Những nỗ lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đã đưa
chất lượng cuộc sống nhân dân ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đơ thị hố nhanh, nhiều
vấn đề xã hội bức xúc đang nổi lên, đó là: Khoảng cách giàu nghèo giữa thành
thị và nơng thơn cịn lớn. Nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa


2
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bị vi phạm dẫn đến nhiều vụ đình cơng, lãn
cơng. Chưa giải quyết căn bản vấn đề công ăn việc làm, thu nhập và ổn định
cuộc sống của những người dân thuộc diện di dời, giải toả. Tình trang ơ nhiễm
mơi trường chưa được ngăn chặn triệt để, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống,
sức khoẻ của nhân dân và chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Đảng ta chủ trương gắn kết chặt chẽ kinh tế với xã hội, thống nhất chính
sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát
triển. Đó là mục tiêu, lý tưởng; đồng thời cũng là một trong những tiêu chí cơ
bản chỉ ra bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Song thực hiện u
cầu đó trên thực tế khơng đơn giản. Đây đang là bài toán lớn đặt ra trong q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố của đất nước và đối với tỉnh Đồng Nai.
Chính vì vậy, tác giả chọn: Vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội ở Đồng Nai hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay đã được nhiều nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa
học quan tâm, đề cập đến thơng qua các cơng trình như:
GS.TS Lê Hữu Tầng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh

việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay” (tạp chí Triết học, số 1,
2008, tr38-44). GS. Viện sĩ Nguyễn Duy Quý "Công bằng xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (tạp chí Triết học, số 3,
2008, tr12-17). PGS.TS Trần Văn Phòng "Một số giải pháp nhằm kết hợp
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay” (Tạp chí Khoa
học chính trị số 2-2006, trang 23-27). PSG.TS Nguyễn Tấn Hùng- TS Lê Hữu
Ái "Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn và phương


3
pháp giải quyết” (tạp chí Triết học, số 4-2008, tr24-29). Dương Xuân Ngọc,
Nguyễn Văn Nhớn "Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện cơng bằng xã
hội” (Tạp chí Triết học, số 7, 2002, tr34-39). Nguyễn Xuân Phong "Quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Bắc Trung bộ Việt Nam hiện
nay” (Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, 2009). PGS.TS Tơ Huy Rứa “Phát triển hài hoà giữa kinh tế và xã
hội ở Việt Nam 20 năm đổi mới” (Tạp chí Cộng sản số 779 (tháng 9/2007, Tr
9-12)). PGS.TS Nguyễn Viết Vượng "Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách kinh
tế và chính sách xã hội ở nước ta” (Tạp chí Cộng sản số 5 (tháng 3/2006,
Tr.54-58)). PGS.TS Trần Văn Chử "Tư duy của Đảng ta về quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội” (Lý luận chính trị số 2-2005,
Tr 20-24). Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí "Tăng trưởng kinh tế và
chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay Kinh nghiệm của các nước ASEAN” (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001). TS Nguyễn Thị Nga "Quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới” (Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội-2007). PGS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên) "Tăng
trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xố đói giảm nghèo ở Việt Nam”
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-1999)…
Vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồng Nai
dưới giác độ triết học chưa có tác giả nào đề cập tới. Vì vậy, tác giả chọn đề tài này

để nghiên cứu với mong muốn góp phần bé nhỏ của mình vào việc luận giải những
vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Những tài liệu trên của các tác giả là nguồn
tư liệu quý giúp cho tôi tham khảo làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội ở Đồng Nai hiện nay, luận văn khuyến nghị một số giải pháp


4
nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ này ở Đồng Nai trong q trình đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
3.2. Nhiệm vụ
- Từ cách tiếp cận triết học, luận văn nghiên cứu quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
- Đánh giá thực trạng việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công
bằng xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Những nhân tố tác động, thành tựu và
những vấn đề đang đặt ra.
- Khuyến nghị một số giải pháp nhằm kết hợp tốt hơn giữa tăng trưởng
kinh tế với công bằng xã hội ở Đồng Nai trong q trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội ở Đồng Nai từ Đổi mới đến nay. Qua đó, khuyến nghị một
số giải pháp nhằm giải quyết tốt hơn mối quan hệ này ở Đồng Nai trong
những năm tới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng

sản Việt Nam; các chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam...
- Ngồi ra luận văn cịn dựa trên các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, thống kê,
so sánh để làm rõ nội dung luận văn đề cập.


5
6. Đóng góp và ý nghĩa khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hố quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với cơng bằng xã hội.
- Phân tích quá trình thực hiện kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công
bằng xã hội ở Đồng Nai hiện nay; trên cơ sở đó, khuyến nghị một số giải
pháp giải quyết tốt hơn mối quan hệ này ở Đồng Nai theo hướng phát triển
bền vững.
- Ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đưa
ra những cơ sở khoa học cho việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế xã hội, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và
nghiên cứu một số chuyên đề trong chương trình trung cấp lý luận chính trị ở
Đồng Nai.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.


6

Chương 1
KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI

1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
1.1.1.1. Một số quan niệm trong lịch sử
Ngay từ thời Hy lạp cổ đại các nhà tư tưởng đã có những quan niệm về
tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng: tăng trưởng kinh tế là hoạt động diễn ra
trong lĩnh vực kinh tế, tăng trưởng kinh tế được đồng nhất với sự tăng lên về
lượng của nền kinh tế, như tăng sản lượng, tăng của cải…
Xênôphôn (430 - 345 TCN) cho rằng:
Hoạt động kinh tế là quá trình làm tăng của cải, tăng tư liệu
tiêu dùng (thực chất là tăng trưởng kinh tế). Theo ông, phân cơng
lao động có vai trị thúc đẩy giao lưu hàng hố giữa các vùng, nhờ
có phân cơng lao động mà nâng cao được chất lượng hoạt động,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [14, tr.23].
Platôn (427 - 347 TCN) cho rằng:
Mối quan hệ giữa phân công lao động, thương mại và tiền tệ
dưới sự hoạt động của các thương gia đóng vai trị quan trọng trong
việc làm tăng của cải (thực chất là tăng trưởng kinh tế). Tăng trưởng
kinh tế là quá trình tăng của cải bởi hoạt động do thương mại đem
lại [14, tr.24].
Nhìn chung, ở thời kỳ Hy lạp cổ đại, khái niệm tăng trưởng kinh tế chưa
được các nhà tư tưởng nghiên cứu một cách sâu sắc. Những kết quả đạt được
từ việc nghiên cứu mới chỉ mang tính chất bước đầu, đơn giản; song nó có ý
nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở cho các nhà tư tưởng sau này tiếp tục
nghiên cứu.


7

Bước sang thời kỳ cận đại, giai cấp tư sản ra đời, khai sinh thời kỳ mới
với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Khoa kinh tế
học cũng được ra đời vào thời kỳ này.
Adam Smít (1723 - 1790) trong cuốn sách "Bàn về bản chất và nguyên
nhân giàu có của các quốc gia” ơng bàn về tính chất, ngun nhân và điều
kiện thuận lợi của tăng trưởng kinh tế. Ông quan niệm: tăng trưởng kinh tế là
tăng đầu ra tính theo bình quân đầu người, hoặc tăng sản phẩm lao động.
D. Ricardo (1772 - 1823), kế thừa Adam Smít nhưng ơng mở rộng sang vấn
đề phân phối, thu nhập, chú trọng đến phân tích tỷ lệ phân phối của các loại thu
nhập và ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
1.1.1.2. Quan niệm hiện nay
Ngày nay, theo nghĩa chung nhất tăng trưởng kinh tế là khái niệm dùng
để chỉ quá trình vận động, tăng thêm, mở rộng về quy mô của sự vật hay một
hệ thống các sự vật. Trong ngôn ngữ sử dụng hàng ngày chúng ta có thể dùng
khái niệm "tăng”, “sự gia tăng”, "sự tăng lên”… để chỉ sự tăng trưởng. Trong
kinh tế học, thuật ngữ tăng trưởng kinh tế (economic growth) được sử dụng
rộng rãi và có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Tăng trưởng kinh tế là “sự gia tăng sản lượng thực tế của một
nền kinh tế theo thời gian”. Tăng trưởng kinh tế là “mức tăng quy
mô và tốc độ sản phẩm”. Tăng trưởng kinh tế là “sự tăng thêm về
quy mơ sản xuất mà từ đó tăng lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Nếu tổng sản
phẩm hàng hố của một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng
trưởng kinh tế” [ 60, tr.23].
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) [43, tr.14].
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu
tổng hợp chủ yếu là: tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product - GDP)
và tổng sản phẩm quốc dân (Gross national product - GNP).



8
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị của tồn bộ sản phẩm
hàng hố và dịch vụ được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm) trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, không phân biệt nguồn
vốn và chủ sở hữu trong nước hay nước ngoài.
 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ được
tạo ra bởi các công dân của một quốc gia, bất kể hoạt động sản xuất kinh
doanh được tiến hành ở trong nước hay ở nước ngồi, và được tính trong một
thời gian nhất định.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế là mức (%) tăng thêm của GDP hay GNP
năm sau so với năm trước, hay khoảng thời gian này so với khoảng thời gian
trước. Để đánh giá sự tăng trưởng, hầu hết các nước, cũng như các tổ chức
quốc tế sử dụng chỉ tiêu GDP (thường là một năm). Mức tăng GDP hay
GDP/đầu người/năm là chỉ tiêu phản ánh tiêu biểu nhất về sự tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia.
Từ những quan niệm khác nhau về tăng trưởng kinh tế có thể rút ra điểm
chung: Tăng trưởng kinh tế là khái niệm chỉ mức tăng về lượng của nền kinh
tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững
hay việc bảo đảm chất lượng của sự tăng trưởng. Khi nói đến chất lượng tăng
trưởng kinh tế là phải nói đến các vấn đề đặt ra song hành với tăng trưởng
kinh tế, như: nâng cao phúc lợi của cơng dân, thu hẹp tỷ lệ nghèo, đói; tạo
mơi trường xã hội, môi trường tự nhiên, cơ hội học tập và chăm sóc sức khoẻ;
tăng chỉ số phát triển con người (HDI); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng hiện đại; hiệu quả đầu tư cao, năng suất lao động ngày càng tăng, sản
phẩm có tính cạnh tranh cao; thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện;
tỷ lệ thất nghiệp giảm; tài nguyên thiên nhiên được khai thác hợp lý, môi
trường được bảo vệ…



9
Theo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng:
Chất lượng tăng trưởng kinh tế cao là sự phát triển nhanh, hiệu
quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua năng suất nhân tố
tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống
của người dân được nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế được
chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản
xuất có tính cạnh tranh cao, tăng trưởng đi đôi với tiến bộ, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế nhà nước có hiệu
quả [57, tr.9].
Như vậy, chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn liền với khái niệm phát
triển kinh tế hiện nay đang dùng.
Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển. Phát triển
kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển
kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó là sự
kết hợp một cách chặt chẽ q trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã
hội ở mỗi quốc gia [43, tr.15].
Khái niệm tăng trưởng kinh tế khác với khái niệm phát triển kinh tế
(economic development), phát triển kinh tế là khái niệm có nội hàm rộng hơn,
bao hàm cả tăng trưởng kinh tế (về số lượng) và sự đạt được của các chỉ tiêu
về chất lượng, trước hết là chất lượng cuộc sống (mức tiêu dùng vật chất;
nâng cao phúc lợi xã hội; sự hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hố…sự bình
đẳng về các quyền con người trong kinh tế, chính trị, xã hội…). Ngân hàng
thế giới, trong báo cáo về phát triển thế giới năm 1992 (World Development
report, 1992) đã định nghĩa: "Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân.
Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khoẻ và bình đẳng về cơ
hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh
tế là một cách cơ bản để có thể có được sự phát triển, nhưng trong bản thân,
nó là một đại diện rất khơng tồn vẹn của sự tiến bộ”. Như vậy, phát triển



10
kinh tế là sự đạt được tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời đảm bảo thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội. Đó là một quan niệm và nhận thức rất tiến bộ về
tăng trưởng và phát triển; đồng thời cũng rất phù hợp với mơ hình phát triển ở
nước ta.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai khái niệm
không đồng nhất, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng
trưởng là điều kiện cần cho sự phát triển: có tăng trưởng kinh tế mới có điều
kiện nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng sống của nhân dân; mới có điều
kiện để tích luỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư cho phúc lợi xã hội, thúc
đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, kinh tế phát triển sẽ góp phần vào việc khai
thác có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
1.1.2. Khái niệm về công bằng xã hội
Công bằng xã hội là vấn đề được đặt ra từ lâu trong lịch sử xã hội loài
người, ngay từ khi con người ý thức được những bất cơng trong xã hội. Có
thể nói, mỗi xã hội đều có chuẩn mực riêng của mình về cơng bằng xã hội,
chuẩn mực riêng đó do hồn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội quy định. Xã hội
càng phát triển thì tư tưởng về cơng bằng xã hội cũng phát triển theo.
1.1.2.1. Một số quan niệm trong lịch sử trước C.Mác về công bằng xã hội
Platôn (427 - 347 TCN), cho rằng: Nhà nước xuất hiện từ sự
đa dạng của nhu cầu con người và từ đó xuất hiện các dạng phân
công lao động để thoả mãn các nhu cầu ấy. Vì vậy, trong xã hội cần
phải duy trì các hạng người khác nhau, và do đó khơng thể có sự
hồn tồn bình đẳng giữa mọi người được. Công lý là ở chỗ mỗi
hạng người làm hết trách nhiệm của mình, biết sống đúng với tầng
lớp của mình, nói cách khác là phải biết phận mình. Như thế con
người mới làm được điều thiện. Sở hữu tư nhân là nguồn gốc sinh ra
điều ác và do vậy phải bị xoá bỏ [75, tr.192].



11
Nhìn chung quan niệm của Platơn có tiến bộ, nhưng đầy mâu thuẫn.
Một mặt, ơng địi xố bỏ xố bỏ sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu cộng đồng.
Mặt khác, ơng thấy cần phải duy trì sự khác nhau giữa các đẳng cấp và bất
bình đẳng trong xã hội.
Arixtốt (384 - 322 TCN) cho rằng: việc phân chia đẳng cấp là một trật
tự tự nhiên. Công bằng là đối xử ngang nhau, bình đẳng với những người
trong cùng một địa vị xã hội. Còn những người ở các đẳng cấp khác nhau
khơng thể có chung một sự cơng bằng. Đó là lẽ đương nhiên, là sự cơng bằng
(của tự nhiên) [60, tr.29].
Như vậy, theo Arixtốt công bằng là sự bình đẳng giữa những người có
cùng một địa vị xã hội; sự bất bình đẳng giữa những người khơng cùng địa vị
xã hội cũng là công bằng. Mặt tiến bộ của Arixtốt là khẳng định công bằng là
đối xử ngang nhau, bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, Ơng sai lầm khi cho rằng,
địa vị xã hội là bẩm sinh, cho nên có người sinh ra đã là nơ lệ, có người sinh
ra đã là chủ nô.
Hốpxơ (1588 - 1679), theo ơng, về bản tính tự nhiên thì mọi người khi
sinh ra đều như nhau, tức là bình đẳng như nhau. Nhưng do con người ích kỷ
vì quyền lợi riêng của mình mà có thể chà đạp tất cả, nên khơng thể có sự
bình đẳng và cơng bằng được. Ơng khẳng định:
“Khả năng bẩm sinh của con người càng bình đẳng bao nhiêu, thì người
ta càng bất hạnh bấy nhiêu, vì cuộc đấu tranh sinh tồn của mỗi người càng
khó khăn và phức tạp”. Để con người được sống yên ổn, để có sự cơng bằng
thì phải có lực lượng đứng trên dàn xếp, đó là nhà nước. Nhà nước "tựa như
một con người nhân tạo” đóng vai trị điều hành phát triển xã hội, xử phạt
những ai vi phạm lợi ích chung của mọi người [75, tr.284].
Như vậy Hốpxơ đã thấy được vai trò quan trọng của nhà nước trong
việc thiết lập công bằng xã hội, nhưng ông chưa thấy được trong xã hội có

giai cấp đối kháng thì nhà nước không thể thiết lập được sự công bằng chung
cho mọi người.


12
Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng: Xanh-xi-mông (1769-1825),
Phuriê (1772- 1837), Ơoen (1771-1858) các ơng đã thấy được ngun nhân
của bất cơng xã hội đó là chế độ tư hữu, muốn có cơng bằng xã hội thì phải
xố bỏ chế độ tư hữu tư bản. Từ đó, các ơng xây dựng mơ hình xã hội mà mọi
của cải đều là "sản phẩm của giai cấp lao động” [46, tr.290], mọi người được
phân phối đồng đều sản phẩm xã hội, mà sản phẩm xã hội đó có được từ kết
quả lao động của chính họ. Các ơng phê phán xã hội bất công, mơ ước về một
xã hội tương lai tốt đẹp "xã hội bảo đảm”, "xã hội hài hoà”, cũng gắn với sự
bình quân trong lao động và trong phân phối sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, các
ông chưa chỉ ra được con đường đấu tranh để xoá bỏ bất cơng, bất bình đẳng xã
hội; đồng thời, mơ hình xã hội mà các ơng đưa ra khơng có cơ sở để thực hiện
và biến thành những điều không tưởng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Như vậy, vấn đề công bằng xã hội được đề cập trong suốt chiều dài
lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử có khái niệm về cơng
bằng xã hội khác nhau do phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ăng-ghen
đã viết về quan niệm công bằng trong lịch sử: "Công lý của người Hy Lạp
và người La Mã cho rằng chế độ nô lệ là công bằng: Cơng lý của những nhà
tư sản năm 1789 địi thủ tiêu chế độ phong kiến, vì chế độ ấy khơng công
bằng” [45, tr.379].
1.1.2.2. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin về công bằng xã hội
Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác cho rằng quan hệ
trao đổi “ngang giá” khi mua và bán sức lao động giữa nhà tư bản với công
nhân được nhà tư bản cho rằng là cơng bằng, vì theo họ, ngun tắc trao đổi
ngang giá đã phân chia số giá trị gia tăng thu được sau chu trình sản xuất
thành tiền cơng của người công nhân và lợi nhuận của nhà tư bản đúng với tỷ

lệ công sức và tiền của mà mỗi bên đã tham dự vào sản xuất. Nhưng thực tế,
sức lao động là hàng hoá đặc biệt, khi đưa vào sử dụng, nó tạo ra lượng giá trị
lớn hơn nó trước khi sử dụng; song người công nhân chỉ nhận được cái gọi là


13
"tiền cơng lao động”, cịn phần giá trị gia tăng do sức lao động làm ra bị nhà
tư bản chiếm đoạt để biến thành “lợi nhuận”. Phương thức phân phối trong
chủ nghĩa tư bản thực chất là bất công. Phân phối như vậy chỉ làm giàu lên
của thiểu số nhà tư bản do bóc lột sức lao động của cơng nhân lao động và sự
bần cùng hố của số đơng người lao động trong xã hội. Theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, sở dĩ trong xã hội tư bản chủ nghĩa chưa có bình đẳng, cơng
bằng, bởi xã hội vẫn cịn bất cơng, chưa xoá bỏ được nguyên nhân mà suy
cho đến cùng, sinh ra bất công là chế độ tư hữu. Để xây dựng một xã hội cơng
bằng thực sự chỉ có được trong chủ nghĩa xã hội; bởi vì, chỉ khi chế độ tư hữu
bị thủ tiêu, chế độ công hữu mới được thiết lập và do đó mới xuất phát điểm
bình đẳng trong quan hệ phân phối đảm bảo cơng bằng xã hội.
Trong chủ nghĩa xã hội, như C.Mác đã đề cập trong tác phẩm Phê phán
cương lĩnh Gô ta, công bằng xã hội được thể hiện trong nguyên tắc phân
phối: Trong xã hội chủ nghĩa, sau khi khấu trừ đi những khoản cần thiết để
duy trì sản xuất, tái sản xuất, cũng như để duy trì đời sống của cộng đồng,
tồn bộ số sản phẩm của xã hội cịn lại sẽ được phân phối theo nguyên tắc:
“mỗi người sản xuất nhận được trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp
cho xã hội. Cái mà anh ta đã cống hiến cho xã hội là lượng cá nhân của anh
ta” [46, tr.33]. Đó là nguyên tắc phân phối rất cơng bằng, tất cả những người
sản xuất đều có quyền ngang nhau trong việc tham dự vào quỹ tiêu dùng của
xã hội khi làm một công việc ngang nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện của chủ
nghĩa xã hội, công bằng xã hội khơng đồng nhất với bình đẳng xã hội, nghĩa
là bình đẳng khơng phải ngang nhau về mọi phương diện. Phải chấp nhận tình
trạng bất bình đẳng ở một giới hạn nhất định giữa các thành viên trong xã hội,

bởi “Với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như
nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều
hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia…” [46, tr.35]. Từ những
luận điểm của C.Mác, chúng ta thấy, công bằng xã hội không đồng nhất với


14
bình đẳng xã hội, cơng bằng xã hội, bình đẳng xã hội khơng có nghĩa là chia
đều, ngang bằng nhau, và trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại sự bất
bình đẳng; bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội là bình đẳng về địa vị xã hội của
con người. Tất nhiên, chặng đường đi đến cơng bằng, bình đẳng thật sự, theo
quan điểm của Mác - Lê nin, loài người phải thực hiện qua hai giai đoạn: xã
hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Giai đoạn đầu, công bằng xã hội được
thực hiện theo nguyên tắc: "làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Phân
phối theo lao động, theo cách giải thích của Lê nin, khơng có nghĩa là làm
được bao nhiêu thì hưởng hết bấy nhiêu, mà phải dựa trên hai nguyên tắc:
người có sức lao động mà khơng làm thì khơng hưởng; “số lượng lao động
ngang nhau thì hưởng số sản phẩm ngang nhau” [41, tr.116]. Giai đoạn thứ
hai, công bằng xã hội thực hiện theo nguyên tắc: "làm hết năng lực, hưởng
theo nhu cầu” [41, tr.117].
1.1.2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về cơng bằng xã hội
Hồ Chí Minh khẳng định trong chế độ thực dân, phong kiến hồn tồn khơng
có cơng bằng, bình đẳng xã hội; rằng trong xã hội đó, "nhân dân chỉ có nghĩa vụ,
như nộp sưu đóng thuế, đi lính đi phu mà khơng có quyền lợi” [50, tr.219]. Nhân
dân lao động chính là những người sản xuất ra của cải xã hội, nhưng họ không
được hưởng những thành quả đó; ngược lại một số ít người khơng lao động
lại được "ngồi mát ăn bát vàng”. Nguyên nhân dẫn tới sự mất cơng bằng trên,
Hồ Chí Minh cho rằng, đó là "vì một số ít người đã chiếm làm tư hữu những
tư liệu sản xuất của xã hội”. Từ đó, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: cơng bằng và
bình đẳng xã hội chỉ có được trong chế độ xã hội mới, chế độ mà "nhân dân

có nghĩa vụ, đồng thời có quyền lợi” [50, tr.219] và sự cơng bằng, bình đẳng
đó được đảm bảo bằng những cơ sở vững chắc, đó là: “Nhà nước ta ngày nay
là của tất cả những người lao động… Nhân dân lao động là những người làm
chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hố, đều bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ” [52, tr.310]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh bình đẳng


15
trước hết là bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, việc thực hiện bình đẳng
giữa người với người trong mối quan hệ thực hiện nghĩa vụ và hưởng thụ
quyền lợi ấy chính là thực hiện cơng bằng xã hội. Chỉ tiến lên chủ nghĩa xã
hội là con đường, phương thức duy nhất để thực hiện công bằng xã hội. "Chủ
nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,
khơng làm thì khơng được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được
nhà nước giúp đỡ, chăm nom” [51, tr.175]. Như vậy, phân phối theo lao động
là nguyên tắc phân phối cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng "Phân
phối phải theo mức lao động. Lao động nhiều thì được phân phối nhiều, lao
động ít thì được phân phối ít. Lao động khó thì được phân phối nhiều, lao
động dễ thì được phân phối ít” [52, tr.410]. Càng trong những điều kiện khó
khăn, càng phải thực hiện cơng bằng xã hội, nhất là cơng bằng trong phân
phối, có như vậy mới tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo
Người, "có khi vật tư hàng hố khơng thiếu, mà phân phối khơng đúng, thì
gây căng thẳng khơng cần thiết. Trong cơng tác lưu thơng phân phối, có hai
điều quan trọng luôn phải nhớ: không sợ thiếu, chỉ sợ không cơng bằng;
khơng sợ nghèo, chỉ sợ lịng dân khơng n” [53, tr.185]. Hồ Chí Minh cho
rằng: cơng bằng khơng có nghĩa là bình qn chủ nghĩa, là khơng nên để xảy
ra tình trạng người giỏi, người kém, việc khó, việc dễ cũng được hưởng như
nhau, mà phải làm cho mọi người dân ngày càng khá lên, giàu lên .
Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
tuỳ từng giai đoạn vẫn có thể thiết lập được sự công bằng xã hội ở một mức độ

mà sự phát triển kinh tế - xã hội cho phép; công bằng ở đây là quán triệt, thực
hiện đúng nguyên tắc phân phối sản phẩm: ai làm, cống hiến nhiều cho xã hội
thì được hưởng nhiều và ngược lại, chứ khơng phải là cào bằng một cách bình
qn chủ nghĩa dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2.4. Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công bằng xã hội


16
Công bằng xã hội là khát vọng từ ngàn đời nay của nhân dân thế giới nói
chung và của nhân dân Việt Nam nói riêng. Đó cũng là một trong những mục
tiêu phấn đấu xuyên suốt của Đảng, nhà nước và nhân dân ta. Ngay từ ngày
thành lập Đảng, trong Chính cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Đảng ta đã
xác định:
Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến…Dựng
ra Chính phủ cơng nơng binh… Thâu hết sản nghiệp lớn (như công
nghiệp, vận tải, ngân hàng …v.v) của bọn tư bản đế quốc chủ
nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ cơng nơng binh quản lý. Thâu
hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân
cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày…Thi hành luật ngày làm 8
giờ [21, tr.2-3].
Đây chính là những tư tưởng đầu tiên của Đảng ta về công bằng xã hội,
đặt nền tảng cho việc phát triển tư duy về công bằng xã hội sau này.
Sau năm 1954, miền Bắc đi lên lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta
đã chủ trương cải tạo quan hệ sản xuất cũ để xây dựng quan hệ sản xuất mới
tiến bộ hơn, công bằng hơn:
Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm cải tạo những quan
hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa, trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và chế
độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành các hình thức
khác nhau của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, mở đường cho sức

sản xuất phát triển [22, tr.531-532].
Cùng với nhiệm vụ cải tạo những quan hệ sản xuất phi xã hội chủ nghĩa
và xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn quan tâm đến
việc nâng cao đời sống nhân dân, nhất là ở nông thôn, miền núi, những vùng
khó khăn, để giảm sự cách biệt giàu nghèo. Đảng khẳng định “cải thiện thêm
một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động, làm cho nhân


17
dân ta được ăn no, mặc ấm, tăng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và được học
tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông
thôn, thành thị” [22, tr.567].
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, cả nước tiến lên
theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đảng ta tiếp tục thực hiện cải tạo quan hệ
sản xuất cũ, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, nhất là ở miền
Nam. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ
nghĩa, mà nòng cốt là làm chủ về kinh tế. Đó là "Làm chủ tập thể về kinh tế
bao gồm làm chủ tập thể những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, làm chủ
tập thể lực lượng lao động, làm chủ tập thể trong việc tổ chức quản lý sản xuất,
và trong lĩnh vực phân phối” [23, tr.511-512]. Để xây dựng chế độ làm chủ tập
thể về kinh tế thì địi hỏi chúng ta phải xoá bỏ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa,
cải tạo chế độ sở hữu cá thể, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất xã hội
chủ nghĩa dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
Cùng với việc củng cố và hoàn thiện sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể,
Đảng ta nhấn mạnh việc thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đây là
cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện công bằng xã hội. Nhưng thực tế lại không
như mong muốn. Chúng ta thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động
trong khuôn khổ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, cho nên nó bị
tách khỏi cơ sở số lượng và chất lượng lao động (hiệu quả kinh tế của lao
động) để phân phối mà thay vào đó là sự phân phối bằng hình thức cấp phát,

giao nộp được thực hiện trực tiếp bằng chỉ tiêu pháp lệnh, bằng biện pháp
hành chính là chủ yếu. “Kết quả phân phối theo lao động lại là phân phối
mang tính bình qn, cào bằng như nhau và thực chất công bằng xã hội bị vi
phạm một thời gian dài” [57, tr.17].
Khắc phục sai lầm trên, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã quyết định
chuyển mơ hình kinh tế kế hoạch hố, tập trung, bao cấp dựa trên chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức chủ yếu là quốc doanh và tập thể


18
sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường
với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời
khắc phục tính chất bình qn, khắc phục tình trạng tách rời việc trả công lao
động với số lượng và chất lượng lao động trong phân phối trước đây, quay lại
thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Văn kiện Đại hội VI của
Đảng chỉ rõ:
Việc thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động đòi
hỏi sửa đổi một cách căn bản chế độ tiền lương theo hướng bảo đảm
yêu cầu tái sản xuất sức lao động, khắc phục tính chất bình qn,
xố bỏ từng bước phần cung cấp còn lại trong chế độ tiền lương, áp
dụng hình thức trả lương gắn chặt với kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế [25, tr.72].
Ngoài việc chỉ ra nguyên tắc phân phối cơ bản theo lao động, Đại hội VI
cũng xác định "Thực hiện công bằng xã hội phù hợp với điều kiện thực tế”
[25, tr.222], công bằng trên cơ sở quan hệ tương xứng giữa nghĩa vụ và quyền
lợi, cống hiến và hưởng thụ "Bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ
đối với mọi công dân, chống đặc quyền, đặc lợi” [25, tr.89], quan điểm này
tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung ở các đại hội sau này. Đại hội lần thứ VII
của Đảng khẳng định bên cạnh hình thức phân phối cơ bản theo lao động thì cần
sử dụng các hình thức phân phối khác "Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy

phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu” [27, tr.10]. Đây
là quan niệm mới của Đảng ta về phân phối phù hợp với hoàn cảnh nước ta,
nhằm phát huy mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế; đồng thời cũng là nhằm
tiến tới công bằng xã hội một cách thực chất. Sau hơn bảy năm đổi mới, Hội
nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 1/1994), Đảng ta
thống nhất nêu ra nguyên tắc phân phối mới mà theo đó, "phân phối theo lao
động là chủ yếu, khuyến khích và đãi ngộ xứng đáng các tài năng; đồng thời
phân phối theo nguồn vốn đóng góp vào sản xuất, kinh doanh” [28, tr.47].


19
Đồng thời, Đảng ta có quan niệm mới về cơng bằng xã hội, không chỉ trong
phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, kết quả lao động, mà còn được thể hiện ở
sự bình đẳng của mọi người trong việc tiếp cận các cơ hội "công bằng xã hội
thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, lẫn ở khâu phân phối kết
quả sản xuất, cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên
trong cộng đồng” [28, tr.47]. Các hình thức phân phối nhằm đảm bảo công
bằng xã hội được Đảng ta xác định bao quát hơn ở văn kiện Đại hội lần thứ
VIII của Đảng:
Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết
quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa
trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh
doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đơi với chính sách
điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động [30, tr.113].
Đây là lần đầu tiên Đảng ta đề cập đến hình thức phân phối thơng qua
phúc lợi xã hội, hình thức phân phối này thể hiện bản chất ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho công bằng xã hội ngày càng thực chất hơn.
Nguyên tắc phân phối này tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh hơn tại Đại hội
lần thứ IX của Đảng, theo đó “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng

thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất,
kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội” [32, tr.88]. Đây là hình thức phân
phối cơng bằng phù hợp với các điều kiện của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội của Việt Nam. Đến Đại hội lần thứ X của Đảng, quan điểm về công
bằng xã hội được Đảng ta bổ sung, hoàn thiện và cụ thể hơn, thể hiện ngay
trong từng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội "Thực hiện tiến
bộ và cơng bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển; thực
hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng


20
thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi
xã hội” [33, tr.26].
Công bằng xã hội theo quan niệm của Đảng ta không phải là khái niệm
bất di bất dịch, mà luôn bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh lịch
sử của đất nước. Công bằng theo quan điểm của Đảng ta hiện nay hoàn toàn
xa lạ với tư tưởng “cào bằng” - chủ nghĩa bình qn cần phải phê phán. Cơng
bằng hiện nay trên nguyên tắc cống hiến và hưởng thụ. Sự cống hiến ở đây
được hiểu ở nhiều khía cạnh: cống hiến về lao động, cống hiến về vốn và các
nguồn lực khác tham gia vào quá trình sản xuất, cống hiến về sức lực, xương
máu trong chiến tranh giành độc lập dân tộc và trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh
Tổ quốc…Đồng thời, công bằng là đối xử khác nhau với những người có
những khác biệt bẩm sinh hoặc có những điều kiện xã hội khác nhau. Như
vậy, cơng bằng xã hội theo quan điểm của Đảng ta hiện nay là một khái niệm
rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn.
1.2. KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI

1.2.1. Một số quan niệm khác nhau trên thế giới và khu vực về kết
hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều phát triển nền kinh tế thị

trường, nhưng mơ hình của mỗi quốc gia khác nhau và có nhiều quan niệm
khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, từ
đó dẫn đến cách giải quyết khác nhau. Mỗi quan niệm đều dựa vào một lý
thuyết phát triển nhất định, phản ánh bản chất của chế độ chính trị - xã hội,
kết hợp với truyền thống văn hoá của mỗi nước.
1.2.1.1. Quan niệm ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế so với cơng bằng
xã hội trong mơ hình phát triển kinh tế thị trường tự do
Quan điểm này cho rằng: tăng trưởng kinh tế có tính quyết định đến sự
tồn tại của quốc gia; do đó cần ưu tiên mọi nguồn lực, bằng mọi giá để tăng
trưởng kinh tế. Điều chỉnh lại việc phân phối thu nhập theo hướng có lợi cho


21
giới chủ tư bản, nhằm khuyến khích họ tích luỹ vốn để đầu tư phát triển kinh
tế, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Đi đôi với
tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập; bất bình đẳng
khơng chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân, tiền đề của tăng trưởng kinh tế.
Những người theo quan điểm này cho rằng: tăng trưởng kinh tế đối lập với
công bằng xã hội; muốn tăng trưởng kinh tế thì phải hy sinh cơng bằng xã
hội; và phân hố giàu nghèo càng cao, bất bình đẳng càng lớn, càng tạo động
lực cho tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế phát triển cao, mới tính đến cơng
bằng xã hội; có nghĩa là tăng trưởng kinh tế đi trước, công bằng xã hội sẽ
theo sau. Lập luận này cho rằng khi của cải tập trung vào tay số ít người thì
mức độ đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ cao do tiêu dùng thấp; nếu phân
phối của cải rộng rãi cho mọi người thì mức độ tiêu dùng cao và đầu tư cho
sản xuất sẽ ít đi, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế
lý thuyết trên đã gặp phải trở ngại, đó là: Sản xuất gia tăng địi hỏi phải có
tiêu dùng mới có tái sản xuất; nhưng đa số người tiêu dùng là người nghèo
nên hàng hố sản xuất ra khơng tiêu thụ được, dẫn đến khủng hoảng thừa, sản
xuất bị đình trệ. Lịch sử đã từng có những cuộc khủng hoảng thừa trong nền

kinh tế tư bản chủ nghĩa. Để duy trì sản xuất, nhà tư bản phải tiêu huỷ hàng
hoá, trong khi đời sống của đại bộ phận nhân dân thiếu thốn, đây là một trong
những nguyên nhân gây nên bất ổn xã hội. Quan điểm này đã được thực hiện
một cách rộng rãi trong các nước tư bản chủ nghĩa, điển hình là Mỹ. Mặc dù
là nước giàu nhất thế giới, nhưng tình trạng phân hoá xã hội, tội ác và bạo lực
ngày một gia tăng, mâu thuẫn xã hội cũng ngày thêm sâu sắc.
Theo báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc
(UNIDP) ngày 30/7/2002: Năm 1950 thu nhập tính theo bình qn đầu người
của 20% dân số giàu nhất thế giới gấp 30 lần thu nhập của 20% dân số nghèo
nhất thế giới. Đến năm 1990, con số này là 90 lần. Còn theo báo cáo của Liên
hợp quốc 2000-2001, năm 1998: tổng giá trị tổng sản lượng tồn thế giới đạt
28.860 tỷ USD; trong đó, 24 nước phát triển, với số dân chỉ bằng 17% dân số


22
thế giới, nhưng lại chiếm tới 79% GDP. Theo viện Chính sách tài chính Oasinh - tơn thì thu nhập bình quân của 20% gia đình giàu nhất ở Oa-sinh-tơn là
186.830 USD/năm, trong khi mức trung bình của 20% gia đình nghèo nhất
chỉ 6.126 USD/năm, chênh lệch 31 lần. Để xoa dịu mâu thuẫn xã hội, chính
phủ Mỹ cũng đã thực hiện một số chính sách phúc lợi xã hội về y tế, giáo dục,
nhà ở, thất nghiệp…nhưng đó chỉ là sự điều tiết ít ỏi trong tổng giá trị lợi
nhuận do xã hội tạo ra, mà người dân chỉ được hưởng một phần rất nhỏ.
Quan niệm tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, xem nhẹ công bằng và tiến
bộ xã hội đã làm cho sự phân hoá hai cực ngày một cách xa, mâu thuẫn xã hội
ngày càng trở nên sâu sắc.
1.2.1.2. Quan niệm ưu tiên cho phúc lợi xã hội trong mơ hình kinh tế
thị trường xã hội
Đây là quan niệm đối lập với quan niệm ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế.
Quan niệm này được áp dụng ở Thụy Điển và các nước Bắc Âu, mà điển hình
là Thụy Điển. Với mong muốn xây dựng một xã hội thịnh vượng, khơng cịn
áp bức bất cơng, một nhà nước phúc lợi toàn dân; do vậy cần ưu tiên thực

hiện cơng bằng xã hội trước, từ đó tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Nhà nước đã tiến hành phân phối lại thông qua phúc lợi xã hội; các chính
sách phúc lợi, như: trợ cấp cho giáo dục, y tế, trẻ em, người già, người tàn tật,
người thất nghiệp… được nhà nước chi ở mức cao nhất thế giới. Việc kết hợp
giữa kinh tế thị trường với tăng cường phúc lợi xã hội đã tạo động lực cho
mọi người hăng say lao động sản xuất; kết quả là Thụy Điển và các nước Bắc
Âu từ những nước nghèo đã vươn lên trở thành những nước khá, giàu trên thế
giới; đời sống nhân dân khá cao, mọi người dân được sử dụng miễn phí các
dịch vụ xã hội.
Tuy nhiên, với chính sách phúc lợi xã hội lớn, đã vượt quá khả năng của
nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến tái đầu tư sản xuất mở rộng; mặt khác, người
dân có thói quen hưởng thụ, tâm lý thụ động, trông chờ vào trợ cấp xã hội;


×