Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học môn lịch sử cấp trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.38 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………….
I. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học môn
Lịch sử cấp Trung học cơ sở.
II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy.
III. Mô tả bản chất của sáng kiến
1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Đa số các em học sinh trường chưa có được nhận thức đúng đắn về vai
trị, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học lịch sử vì vậy ít có hứng thú trong
giờ học lịch sử. Thêm vào đó, các em chưa có một phương pháp học tập lịch sử
đúng đắn: phần lớn các em chỉ học bài khi hơm sau có tiết, có kiểm tra, thời gian
mà các em dành cho học môn sử cũng tương đối khiêm tốn…
- Việc dạy và học lịch sử đã và đang là vấn đề nóng bỏng được xã hội đặc
biệt quan tâm. Những lổ hỏng lớn về kiến thức lịch sử của giới trẻ đang rung lên
hồi chuông cảnh báo nguy cơ lịch sử dân tộc sẽ bị chôn vùi trong làn sóng kinh
tế thị trường. Các nhà giáo dục và những người có tâm huyết đối với mơn Lịch
sử trong những năm gần đây đã khơng ngừng tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra
những giải pháp hòng vực dậy môn Lịch sử.
- Giáo viên lịch sử trong các trường Trung học cơ sở cũng gặp khơng ít
những khó khăn về lĩnh vực chuyên môn như nội dung chương trình sách giáo
khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá…
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Những giải pháp trong sáng kiến này nhằm mục đích giúp học sinh thấy
được tầm quan trọng của lịch sử, yêu lịch sử. Từ đó, tạo được hứng thú trong
1



học tập lịch sử cho học sinh, làm cho học sinh chủ động tìm tịi, khám phá tìm
hiểu về lịch sử dân tộc, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất, học để đáp
ứng những yêu cầu của hiện tại và tương lai. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học lịch sử ở trường Trung học cơ sở ngày càng đi lên.
2.2. Điểm mới của giải pháp
- Kể chuyện lịch sử trong giờ dạy.
- Cung cấp tư liệu cho học sinh.
- Cách nói và viết
2.3. Các biện pháp thực hiện
Giải pháp 1: Kể chuyện lịch sử trong giờ dạy
Có thể nói rằng, bất cứ nơi nào, ở đâu những câu chuyện kể luôn luôn
mang lại hiệu quả. Đặc biệt là tính giáo dục của các câu chuyện, mơn lịch sử
cũng không là ngoại lệ. Điều quan trọng là ta phải biết sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ để nó phát huy giá trị và không làm mất thời gian của tiết học.
Khi sử dụng giáo viên phải biết chắt lọc, kể gọn và sau mỗi câu chuyện
phải biết đặt những câu hỏi hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình,
từ đó giáo dục tư tưởng cho HS.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 9 – Lịch sử 7 – Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền
Lê, ở mục I giáo viên có thể kể về thái hậu Dương Vân Nga:
Khi tình hình đất nước đang nguy cấp: Bên ngoài phong kiến phương bắc
sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp ngay
gắt có nguy cơ xảy ra nội chiến lớn. Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương
Vân Nga nhận thấy chỉ có Thập đạo tướng qn Lê Hồn là người có khả năng
giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy. Nếu Dương Vân Nga khơng biết đặt lợi ích
của đất nước lên trên lợi ích của dịng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để
chống lại một quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của
mình, sẽ gây ra nạn bè đảng tranh chấp, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn.
Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga lây chiếc áo bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau
2



lại tở thành vợ của Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đã xố sạch cơng lao của bà.
Ngược lại với cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lượng và đúng
đắn. Sử cũ chép: “Tục dân lập đền thờ tơ ba pho tượng Tiên Hồng, Đại Hành và
Dương Vân Nga cùng ngồi”. Vùng Hoa Lư còn lưu nhiều truyền thuyết đẹp về
Dương Vân Nga nhằm ghi nhận công lao của bà.
Kể chuyện này giáo viên chú ý bỏ qua những đoạn đánh giá nhận xét mà
tập trung vào đoạn Dương Vân Nga lấy áo bào khoác lên người Lê Hoàn, cách
đối xử của mọi người đối với bà. Từ đó đặt câu hỏi để HS thể hiện ý kiến của
mình đối với thái hậu Dương Vân Nga, qua đó giáo dục tư tưởng cho HS.
Ví dụ 2. Khi dạy bài 14- Lịch sử 7 – Ba lần kháng chiến chống quan xâm
lược Mông – Nguyên, ở mục IV – Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử, có
thể kể về Trần Hưng Đạo.
Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta
đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.
Người dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, đủ tài văn võ, chuyên
tâm nghiên cứu lục tam thao lược của người xưa và dành cả tâm huyết, hiểu biết
của mình để viết: Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ để dạy các tướng cầm quân
đánh giặc, khích lệ lịng u nước của qn dân Đại Việt.
Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần hai, thấy rõ nếu để
ngành trưởng và ngành thứ xích mích, nghi kị lẫn nhau thì chỉ có lợi cho kẻ thù.
Người đã chủ động giao lưu hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự đồn kết
nhất trí trong Vương triều, bảo đảm đánh thắng quân thù .
Trong kháng chiến ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt, dư
luận xì xào sợ ơng giết vua. Ơng liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để
tránh hiềm nghi, làm u lịng dân qn.
Trong đó tập trung vào những việc làm của Trần Quốc Tuấn để làm rõ
việc ông chủ động giải quyết các bất hòa trong nội bộ: bỏ bịt sắt ở cây gậy của
mình, hịa hiếu với Trần Quang Khải... Từ đó giáo dục cho HS về tinh thần đoàn
3



kết là sức mạnh vô địch, sự vĩ đại của Trần Hưng Đạo, …
Ví dụ 3. Khi dạy bài 3 – Lịch sử 8 – Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên
phạm vi thế giới kể chuyện về các nhà khoa học, đặc biệt là Giêm-oát giúp HS
thấy được tài năng của ơng, giáo dục ý chí học tập, vượt qua khó khăn để đạt
được ước mơ của mình:
Giêm-ốt là người Scotlen sinh năm 1736, cha là thợ đóng thuyền, lúc
nhỏ ông là thợ học việc. Năm 20 tuổi làm việc trong trường Đại học Glaxgo,
chuyên làm và sửa chữa đồ dung dạy học. Trong quá trình làm việc tại trường
ơng đã tận dụng máy móc ở đó, tìm tịi và nghiên cứu, cuối cùng đã phát minh
thành cơng máy hơi nước.
Lúc kể những câu chuyện lịch sử chính là lúc HS tập trung chú ý lắng
nghe, đó là cơ hội tốt để giáo dục tư tưởng cho HS, làm cho HS càng thêm yêu
dân tộc mình, biết thêm những điều mà trong SGK chưa cung cấp nhưng lại rất
cần thiết trong cuộc sống, trong quá trình học tập của mỗi con người.
Có một điều chắc chắn rằng HS sẽ nhớ nội dung của mỗi bài nhiều hơn
nhờ những câu chuyện này. Đặc biệt HS sẽ biết nhiều hơn về triều đại, nhân vật
lịch sử hơn. Từ đó mơn lịch sử có giá trị cao hơn trong lịng các em.
Nguyên tắc khi kể chuyện trong giờ học lịch sử là không kể tràn lan và
phải thông qua câu chuyện để làm nổi bật nội dung bài, giáo dục tư tưởng cho
HS
Giải pháp 2: Cung cấp tư liệu cho học sinh
SGK thường cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản nhưng theo từng
bài mỗi bài một ít đơi khi HS khó hệ thống và sẽ dễ quên trong quá trình học
tập. Vì thế giáo viên sẽ hệ thống và cung cấp tư liệu cho học sinh. Đó là một
việc làm hết sức cần thiết trong việc hệ thống kiến thức cho các em.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 – Nước ta buổi đầu độc lập, giáo viên có thể hỏi:
Từ trước đến nay nước ta có những tên gọi nào? HS sẽ trả lời và giáo viên có thể
cung cấp cho HS tư liệu về Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kì:

4


QUỐC HIỆU VIỆT NAM
1. Văn Lang: là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Quốc gia này có kinh
đơ đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
2. Âu Lạc: Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ
lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Tây Âu.
3. Vạn Xuân: là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn
ngủi. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.
4. Đại Cồ Việt: là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời
nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến
năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
5. Đại Việt: là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm
1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục
(gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải
qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
6. Đại Ngu: là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt
được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà
Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam,
quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
7. Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà
Nguyễn. Vua Gia Long sử dụng từ năm 1804.
8. Đại Nam: Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi đổi quốc hiệu Việt Nam
thành Đại Nam, ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Quốc hiệu này tồn tại đến năm
1945.
9. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945
đến đến 1976. Nhà nước được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày
Quốc khánh của Việt Nam ta ngày nay).
10. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Ngày 2 tháng 7 năm 1976,

Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ đã quyết định đổi tên nước
5


thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó
đến nay.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 13 – Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII, giáo viên có thể
đặt câu hỏi: Nhà Lý tồn tại bao nhiêu năm? Trải qua mấy đời vua? Với câu hỏi
này chắc chắn sẽ có nhiều HS khơng thể trả lời vì các em khơng có tư liệu tham
khảo. Bây giờ giáo viên có thể cung cấp tư liệu cho HS:
CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM
Triều Ngô (939 - 965), kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
Triều Đinh (968 – 980), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư (Ninh
Bình)
Triều Tiền Lê (980 – 1009), kinh đơ Hoa Lư
Triều Lý (1010 – 1225) ,quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Năm
1010 dời đô về Thăng Long, từ năm 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt. Triều Lý
tồn tại 216 năm thì tan rã. Trải qua 9 đời vua .
Triều Trần (1225 – 1400), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long.
Triều Trần kể từ Thái Tông Trần Cảnh đến Trần Thiếu Đế, là 12 ông vua, trị vì
được 175 năm
Triều Hồ (1400 – 1407) quốc hiệu Đại Ngu, kinh đô Tây Đô
Triều Lê Sơ (1428 – 1527), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Đông Anh (Hà
Nội) Triều Lê Sơ kể từ Lê Thái Tổ lên ngơi (1428) đến Cung Hồng (1527) gồm
10 đời vua, cả thảy đúng 100 năm. Nếu kể cả thời gian Lê Lợi dấy quân xưng là
Bình Định Vương năm Mậu Tuất (1418) là 110 năm. Các nhà sử học gọi là thời
Lê Sơ để phân biệt với Lê Trung Hưng về sau .
Triều Mạc (1527 – 1592), kinh đô Đông Anh (Hà Nội)
Triều Hậu Lê (Lê Trung Hưng )
Nam Bắc triều (1533 - 1548)

Vua Lê – Chúa Trịnh
6


Trịnh – Nguyễn phân tranh
Dòng dõi chúa Trịnh (1545 – 1786)
Dòng dõi chúa Nguyễn (1600 – 1802)
Triều Tây Sơn (1778 – 1802), kinh đô Phú Xuân (Huế)
Triều Nguyễn (1802 – 1945), quốc hiệu Việt Nam từ Minh Mạng(1838)là
Đại Nam, kinh đô Huế (Thừa – Thiên )
Yêu cầu của giải pháp này là cung cấp tư liệu phải phục vụ cho việc học
của học sinh, tư liệu đó HS có thể sử dụng lâu dài trong cuộc sống. Khi cung cấp
tư liệu giáo viên khơng được bắt ép HS phải có nó mà phải để cho HS hồn tồn
tự nguyện sử dụng. Giáo viên chỉ cố gắng động viên cho HS có được nó và sử
dụng.
Giải pháp 3: Cách nói và viết
Cách nói: Khơng có một phương pháp dạy học hoặc phương tiện dạy học
nào được sử dụng mà không kèm theo lời nói. Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu khơng
chỉ giúp học sinh khôi phục được quá khứ lịch sử như nó đã tồn tại mà cịn giúp
học sinh biết cách suy nghĩ, tìm tịi rút ra kết luận, hình thành khái niệm và có
tác động lớn đến tâm tư, tình cảm của học sinh một cách tích cực.
Vì vậy, người giáo viên cần phải có lời nói giản dị, rõ ràng, lời lẽ dễ hiểu,
bỏ lối nói nặng nề dùng quá nhiều thuật ngữ của các nhà thông thái, những từ
nước ngồi khó hiểu, khẩu hiệu hay những định nghĩa xa lạ. Mặt khác, người
thầy nên nói ít hơn, trị nói nhiều hơn trong q trình dạy - học để tăng cường
tính tích cực hoạt động của trị và cũng là rèn luyện cách nói, lối diễn đạt của trò
khi trả lời câu hỏi.
Cách viết: Việc ghi bảng thường rơi vào hai trường hợp
Thứ nhất, chỉ ghi tên bài và các đề mục của bài. Việc này làm cho học
sinh trở nên lúng túng trong việc ghi chép để nhớ, nhất là các địa danh, tên nhân

vật, tên sự kiện, thời gian diễn ra sự kiện hay là những từ ngữ bằng tiếng nước
ngồi…Do đó học sinh khơng tránh khỏi sai sót, khơng chuẩn về kiến thức.
7


Thứ hai: ghi chi tiết cả bài giảng. Trường hợp này sẽ làm cho giáo viên
khơng cịn thời gian để phân tích, huy động học sinh tham gia vào bài học và
học sinh cũng không thể xác định đâu là kiến thức cơ bản…
Để tránh rơi vào một trong hai trường hợp trên thì khi soạn giáo án về một
bài nào đó giáo viên nên thiết kế thêm một giáo án ghi bảng. Giáo án ghi bảng
làm sao đảm bảo được: tên bài và các đề mục; thời gian và tên các sự kiện, hiện
tượng tiêu biểu; từ mới và từ bằng ngơn ngữ nước ngồi.
Giải pháp hỗ trợ
Các giải pháp trên muốn đạt hiệu quả cao cần có biện pháp hỗ trợ sau:
Cần sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, đặc biệt là sử dụng các hình
thức kiểm tra các kỹ năng của học sinh như: Viết thu hoạch – báo cáo về các
chuyến tham quan di tích lịch sử - cách mạng, hội thảo; vẽ bản đồ lịch sử; sưu
tầm tranh ảnh lịch sử…Nếu chỉ sử dụng hình thức kiểm tra trí nhớ đơn thuần sẽ
khơng thể phát triển cho học sinh về mặt kỹ năng và sao lãng trong việc giáo
dục tư tưởng tình cảm.
Thế giới luôn vận động và thay đổi, công tác giáo dục cũng phải vận
động theo sao cho phù hợp với u cầu của xã hội. Do đó, cơng tác cải tiến trong
giảng dạy và học tập phải là việc làm thường xuyên và liên tục. Mặt khác, việc
đổi mới không phải chỉ một hay hai cá nhân là có thể thực hiện thành cơng, mà
nó địi hỏi phải có sự đồng thuận trong sự tham gia của nhiều khâu, nhiều việc
và nhiều người thì mới đạt kết quả mong muốn.
2.4. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả học sinh trung
học cơ sở.
2.5. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến
Sau quá trình giảng dạy và áp dụng một số phương pháp nên trên, đa số
học sinh có nhiều thiện cảm đối với giáo viên lịch sử, đối với môn Lịch sử, có
8


hứng thú học tập, tích cực xây dựng bài, giờ học Lịch sử khơng cịn nhàm chán
mà trở nên sơi nổi, tìm hiểu về lịch sử thơng qua internet, sách, báo, truyện tranh
lịch sử tại thư viện.

9


Kết quả chất lượng bộ mơn Lịch sử học kì I năm học 2016 – 2017 so với
năm học 2015 – 2016 như sau:

NĂM HỌC
2015 – 2016

SS

122

HKI
(2016 – 2017 ) 120

GIỎI

KHÁ


TRUNG

SL

TL

SL

TL

BÌNH
SL
TL

80

65,6

25

20,5

15

85

70,8

26


21,7

8

YẾU
SL

TL

12,3

2

1,6

6,7

1

0,8

2.6. Tài liệu kèm theo: Khơng

10


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………..
Tên sáng kiến:

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
dạy và học môn Lịch sử cấp Trung học cơ sở.

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Lịch sử

Mỏ Cày Nam, tháng 3/2017

11


12



×