Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Những vấn đề luật sư cần lưu ý trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.68 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

BÀI TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN
PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGỒI TỊA ÁN
(Học phần Tư vấn cơ bản/ Kỳ thi chính)
ĐỀ TÀI: Những vấn đề Luật sư cần lưu ý trong quá trình soạn thảo và ký
kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Họ và tên

:…

Sinh ngày

:…

SBD

:…

Lớp …

Khóa

:…

tại …


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2021




MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................2
A. MỞ ĐẦU................................................................................................................ 3
B. NỘI DUNG............................................................................................................3
I.

Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa......................................................3
1. Khái niệm.........................................................................................................3
2. Đặc điểm..........................................................................................................3
3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.................................................................4

II. Những lưu ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa...................5
1. Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa..........................................5
2. Kiểm tra lại dự thảo hợp đồng........................................................................10
3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa............................................10
C. KẾT LUẬN..........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................12

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LTM 2005
BLDS 2015
CISG
VIAC

Luật Thương mại năm 2005

Bộ luật dân sự 2015
Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp
quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

2


A.

MỞ ĐẦU

Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại cơ bản và trọng tâm
theo quy định của pháp luật thương mại. Do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa – hình
thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa cũng là một loại hợp đồng thương mại
thơng dụng.
Chính bởi tính chất thơng dụng của hợp đồng mua bán hàng hóa, trong q trình
tư vấn pháp lý Luật sư ít nhiều cũng sẽ có va chạm với loại hợp đồng này. Việc nghiên
cứu về những vấn đề Luật sư cần lưu ý trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng
mua bán hàng hóa có vai trò rất quan trọng nhằm giúp Luật sư thực hiện việc soạn
thảo hợp đồng cho khách hàng một cách khoa học, rút ngắn thời gian mà vẫn đảm bảo
hợp đồng được xác lập, thực hiện đúng pháp luật, hạn chế các rủi ro, tranh chấp phát
sinh. Từ đó giúp quan hệ mua bán hàng hóa giữa khách hàng và đối tác được thực hiện
trơn tru, hiệu quả, đồng thời mang đến cho khách hàng sự hài lòng đối với dịch vụ
pháp lý mà Luật sư cung cấp.
B.

NỘI DUNG
I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa

1. Khái niệm

Dựa trên quy định của LTM 2005 về hoạt động mua bán hàng hóa 1, có thể hiểu
hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; cịn bên
mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa.
2. Đặc điểm
Hợp đồng mua bán hàng hóa - với tính chất là sự thỏa thuận của các bên để thực
hiện hoạt động mua bán hàng hóa, có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa (i) các chủ
thể là thương nhân hoặc giữa (ii) thương nhân với các chủ thể khác có nhu cầu về hàng
hóa khi các chủ thể đó chọn áp dụng LTM 2005 - các chủ thể này là một bên trong
giao dịch với thương nhân, thực hiện hoạt động mua bán khơng nhằm mục đích sinh
lợi trên lãnh thổ nước Việt Nam và chọn áp dụng LTM 2005 để điều chỉnh quan hệ
hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên2.
Thứ hai, về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nới,
bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với những loại
hợp đồng mà pháp luật quy định phải được giao kết bằng văn bản thì phải tn theo
quy định đó.
1 Khoản 8 Điều 3 LTM 2005
2 Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb. Hồng Đức,
tr.76

3


Thứ ba, về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa.
Theo LTM 2005, hàng hóa bao gồm (i) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai; (b) những vật gắn liền với đất đai.
Cần lưu ý rằng hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải

khơng thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh; trường hợp hàng hóa thuộc danh
mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì để có thể lưu thông hợp
pháp phải đáp ứng các điều kiện này theo quy định của pháp luật. Hàng hóa là đối
tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải khơng thuộc danh mục hàng hóa
cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; nếu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương hoặc hàng hóa thuộc danh mục hàng
hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành thì phải thỏa mãn các điều kiện cụ thể tại các văn
bản hướng dẫn khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngồi những đặc điểm giống với
hợp đồng mua bán trong nước, cịn có một số đặc điểm riêng biệt như sau:
+ Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên có trụ sở tại
các quốc gia khác nhau.
+ Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là động sản, nghĩa là
hàng hóa khơng bị cấm lưu thông trên thị trường và di chuyển được qua biên
giới quốc gia.
+ Tiền tệ dùng để thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là ngoại
tệ với một trong hai bên tham gia hợp đồng hoặc có thể là ngoại tệ đối với cả
hai bên.
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được viết bằng ngoại ngữ
đối với một trong hai bên hoặc ngoại ngữ đối với cả hai bên.
+ LTM 2005 có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế là văn bản hoặc các hình thức pháp lý khác tương đương (bao gồm
điện báo, telex, fax, thơng điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật)3.
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết tại nước ngoài đối
với một trong hai bên, có thể là tại nước của người bán hoặc nước của người
mua hoặc là một nước thứ ba.
Dựa vào những yếu tố trên, có thể thấy, với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
thì các bên giao kết hợp đồng rất dễ gặp phải các rủi ro như xung đột pháp luật giữa
các bên thực hiện hợp đồng hoặc các rủi ro khác trong quá trình vận chuyển, thanh

tốn,…, dẫn đến những tranh chấp. Chính vì thế, khi giao kết hợp đồng, Luật sư cần

3 Khoản 2 Điều 27 LTM 2005

4


cân nhắc kỹ lưỡng để soạn thảo ra một bản hợp đồng chi tiết và rõ ràng, tránh những
rủi ro trong tương lai.
3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
LTM 2005 khơng quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong hoạt
động thương mại, vì vậy các vấn đề pháp lý liên quan đến xác định điều kiện để hợp
đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực phải tuân theo quy định của BLDS 2015 về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự4.
II. Những lưu ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa
LTM 2005 khơng quy định các nội dung bắt buộc của hợp đồng mua bán hàng
hóa. Tùy thuộc vào từng trường hợp giao kết hợp đồng mà Luật sư đưa vào nội dung
của hợp đồng, thông thường bao gồm các điều khoản về:
a) Điều khoản về mô tả hàng hóa:
Đây là điều khoản rất quan trọng, nhất là với bên mua và cần phải được quy định
chi tiết hết mức có thể, ví dụ như tên hàng phải quy định kèm cả tên khoa học, số
lượng thì phải ghi dung sai, đối với các loại hàng hóa dễ bị hao hụt số lượng và chất
lượng trong quá trình vận chuyển (hàng nơng sản) thì phải ghi đủ về thơng số kỹ thuật,
cách sử dụng, quy cách đóng gói,… của hàng hóa để tránh phát sinh tranh chấp.
Nếu hợp đồng chỉ quy định về tên hàng hóa mà khơng quy định cụ thể về chất
lượng, người bán có thể sẽ cung cấp hàng hóa có ghi tên trên bao bì giống như hợp
đồng nhưng chất lượng lại khác xa.
b) Điều khoản về giá cả:
Đây là điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối với hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế, điều khoản này càng phải được quy định chi tiết, cẩn thận.
Giá hàng hóa thường biến động theo tình hình thị trường thế giới, Luật sư cần ghi rõ
đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa và đồng tiền thanh tốn, tính tốn và xác định xem
tỷ giá hối đoái sẽ áp dụng là ở thời điểm thanh toán hay tại thời điểm giao kết hợp
đồng.
Bên cạnh xác định giá mua bán hàng hóa, cần ấn định trách nhiệm đối với mỗi
bên đối với các chi phí liên quan trong q trình thực hiện hợp đồng như bảo hiểm,
giám định, bốc dỡ hàng, vận chuyển…
Ngoài ra, nên lưu ý đưa vào quy định điều chỉnh giá, cho phép giá được điều
chỉnh so với thỏa thuận ban đầu trong một số trường hợp nhất định.
c) Điều khoản về thanh toán:
4 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015

5


Luật sư cần lưu ý đối với các hợp đồng mua bán trong nước thì đồng tiền thanh
tốn là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại
hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
Về phương thức và thời hạn thanh toán: Luật sư cần ghi rõ phương thức thanh
toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán
của từng đợt. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể lựa chọn các phương
thức thanh tốn như chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, nhờ thu hoặc dùng tín dụng
thư.
d) Điều khoản về giao nhận hàng hóa (thời hạn, địa điểm, phương thức giao nhận):
Thời điểm giao nhận hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện
hợp đồng. Đây được xem là mốc thời gian để xác định các nghĩa vụ tiếp theo của các
bên. Vì vậy, Luật sư cần thể hiện rõ về nội dung này trong hợp đồng.
Thời gian giao hàng có thể được xác định bằng một ngày cụ thể hoặc một khoảng
thời gian nhất định sau khi hợp đồng được ký kết, như một tuần hoặc ba tháng.

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vì việc vận chuyển hàng giữa các
quốc gia với nhau có thể đối mặt với nhiều rủi ro, chẳng hạn như tàu chở hàng không
thể đến cảng kịp lúc do điều kiện thời tiết không thuận lợi, Luật sư của bên mua nên
quy định cụ thể về nghĩa vụ thông báo của người bán về việc hàng không thể được
giao đúng hạn và quyền chấp nhận gia hạn giao hàng của bên mua.
Địa điểm giao hàng do các bên thỏa thuận, tuy nhiên thực tiễn xuất nhập khẩu
cho thấy địa điểm giao hàng thường phụ thuộc vào điều kiện giao hàng là FOB, CIF,
…, vì vậy cần quy định địa điểm giao hàng ngay trong điều kiện giao hàng (ví dụ như
FOB Incoterms, cảng Hải Phòng5). Điều kiện giao hàng thường chỉ rõ hàng được giao
ở đâu, ai thuê phương tiện vận chuyển, ai mua bảo hiểm,…
e) Điều khoản về bảo hành
Để thuận lợi cho quá trình thực hiện hợp đồng, tại điều khoản bảo hành Luật sư
cần ghi rõ thời hạn, địa điểm bảo hành, thời gian thực hiện việc bảo hành, trách nhiệm
phối hợp giữa các bên trong việc bảo hành, các trường hợp không được bảo hành và
giới hạn trách nhiệm của mỗi bên.
f) Điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Pháp luật Việt Nam chỉ quy định bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm là hai chế
tài liên quan đến tiền.
- Bồi thường thiệt hại
Tiền bồi thường thiệt hại là khoản tiền bồi thường cho tất cả thiệt hại xảy ra do vi
phạm hợp đồng. Tuy nhiên, chế tài bồi thường thiệt hại thường không khả thi vì địi
5 Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam: Cẩm nang hợp đồng thương mại, tr.115

6


hỏi phải đưa ra rất nhiều chứng cứ để chứng minh thiệt hại trên thực tế. Hơn nữa, chi
phí cho dịch vụ pháp lý và các chi phí tranh tụng khác thường khơng được Tịa án tại
Việt Nam chấp nhận. Do đó, chế tài bồi thường thiệt hại một mình nó khơng thể bù
đắp hết những thiệt hại của một bên.

Chế tài bồi thường thiệt hại nên được quy định trong hợp đồng để bảo vệ quyền
lợi của các bên nhưng nó khơng nên là chế tài duy nhất vì những thiệt hại mà các bên
có thể yêu cầu hầu như thấp hơn thiệt hại thực tế. Do đó, bên cạnh chế tài bồi thường
thiệt hại, Luật sư cũng nên quy định thêm những chế tài bằng tiền khác để tăng giá trị
số tiền mà một bên có thể yêu cầu trong trường hợp vi phạm hợp đồng, đảm bảo hợp
đồng được tuân thủ tốt hơn.
- Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là khoản tiền được thỏa thuận trong hợp đồng mà bên vi phạm phải
trả trong trường hợp vi phạm hợp đồng. Không giống như chế tài bồi thường thiệt hại,
phạt vi phạm dễ tính tốn và u cầu hơn vì mức phạt hay cơng thức tính tốn đã được
quy định cụ thể trong hợp đồng.
Tuy nhiên, mức phạt vi phạm bị hạn chế trong một vài trường hợp. Ví dụ, Luật
Thương mại 2005 quy định về mức phạt vi phạm không được vượt quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ bị vi phạm đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa. Khá khó để xác định bao
nhiêu là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm trên thực tế; đặc biệt trong quá trình soạn
thảo hợp đồng khi mà vi phạm vẫn chưa xảy ra. Do đó, thơng thường trong q trình
soạn thảo, có thể khơng cần quan tâm đến mức giới hạn 8% và chỉ cần quy định số tiền
phạt mà các bên mong muốn; vì nếu các bên quy định số tiền phạt vi phạm cao hơn
mức phạt tối đa, sau đó tịa án sẽ giảm số tiền phạt xuống bằng với mức phạt luật định,
nghĩa là khơng có hậu quả bất lợi xảy ra.
Phạt vi phạm không nên được quy định thành thiệt hại ước tính trong hợp đồng
mua bán hàng hóa trong nước, tức mức bồi thường thiệt hại được xác định trước trong
hợp đồng mà khi có hành vi vi phạm xảy ra bên vi phạm phải thanh toán. Ở một số
quốc gia, thiệt hại ước tính được phép áp dụng nhưng phạt vi phạm lại không được
phép. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc này ngược lại, nếu hợp đồng sử dụng thuật ngữ
“phạt vi phạm”, Tòa án sẽ chấp nhận quy định này, nhưng nếu sử dụng thuật ngữ “thiệt
hại ước tính”, Tịa án sẽ tun quy định này vơ hiệu6.
Các nước thuộc hệ thống thông luật thường sẽ không chấp nhận hiệu lực của điều
khoản phạt được đặt ra với mục đích là răn đe, trừng phạt vi phạm. Do vậy, để tránh
điều khoản phạt bị Tịa án tun bố vơ hiệu, tùy từng trường hợp luật áp dụng mà Luật

sư nên đổi tên “phạt vi phạm” thành “bồi thường thiệt hại ấn định trước” trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
g) Điều khoản về áp dụng các chế tài trong thương mại
6 />
7


- Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng
Chấm dứt hợp đồng là việc ngừng thực hiện hợp đồng, tức là những phần hợp
đồng chưa được thực hiện sẽ khơng cịn giá trị thực hiện. Hủy bỏ hợp đồng là chấm
dứt hiệu lực từng phần hoặc tồn bộ hợp đồng, có thể ảnh hưởng đến những phần hợp
đồng đã được thực hiện lẫn những phần hợp đồng chưa được thực hiện.
Trong hợp đồng mua bán, hàng hóa có thể được giao thành nhiều đợt. Chấm dứt
hợp đồng sẽ làm chấm dứt hiệu lực của đợt giao hàng bị vi phạm và cả những đợt giao
hàng sau; nhưng hủy bỏ hợp đồng sẽ linh hoạt hơn, cụ thể có thể chấm dứt hiệu lực
của đợt giao hàng hiện tại, những đợt giao hàng sau đó hoặc kể cả những đợt giao
hàng đã hồn thành trước đó, điều này phụ thuộc vào mức độ vi phạm ảnh hưởng như
thế nào đến việc thực hiện hợp đồng.
Nên quy định chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng đối với các vi phạm cơ bản hợp
đồng. Hai chế tài này cho phép một bên chấm dứt thực hiện giao dịch với bên vi phạm
và nhanh chóng tìm được đối tác mới để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Thông thường,
chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng nên được quy định đồng thời trong hợp đồng và một bên
có quyền chọn chấm dứt hoặc hủy bỏ tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Chế tài này cho phép một bên tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ nếu bên kia vi phạm
hợp đồng cho đến khi vi phạm được khắc phục trong thời hạn đã thỏa thuận. Chế tài
này quan trọng vì nó được áp dụng để một bên có thể tạm ngừng thanh toán, tạm
ngừng giao hàng do bên kia vi phạm hợp đồng. Nếu khơng có chế tài này, những hành
vi tạm ngừng nói trên có thể được coi là vi phạm hợp đồng, và có thể phải chịu lãi,
phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại7.

h) Điều khoản về giải quyết tranh chấp và các nội dung khác có liên quan
Điều khoản quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng hình thức Tịa án có
thể được quy định như sau: “Các tranh chấp liên quan đến nội dung và việc thực hiện
hợp đồng này sẽ do Tòa án nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền
xét xử”.
Điều khoản giải quyết tranh chấp về Trọng tài có thể phức tạp hơn và nên nêu rõ
các nội dung như tên Trung tâm trọng tài thụ lý vụ việc, quy tắc tố tụng Trọng tài được
áp dụng, địa điểm trọng tài và số lượng Trọng tài viên.
Luật sư cần chú ý rằng việc soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp cần xem
xét trong mối quan hệ với luật áp dụng. Ví dụ, trường hợp luật áp dụng là luật nước
ngồi hoặc CISG khơng nên lựa chọn Tịa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp vì Tịa

7 />
8


án Việt Nam sẽ khơng áp dụng luật nước ngồi và cũng sẽ hạn chế diễn giải CISG theo
các án lệ quốc tế8.
i) Điều khoản về luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Luật sư nên cân nhắc lựa chọn luật áp dụng là luật của các quốc gia có thể đem
lại nhiều sự bảo vệ hơn cho khách hàng của mình. Việc lựa chọn luật quốc gia của
khách hàng có thể mang lại lợi thế trong việc thực hiện hợp đồng, tuy nhiên, điều này
khó có thể được đối tác chấp thuận. Thay vào đó, Luật sư có thể sử dụng điều ước
quốc tế hoặc các công ước quốc tế mà cả hai quốc gia là thành viên để đạt hiệu quả tốt
hơn, vừa dễ áp dụng mà còn hài hòa được với nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
Đơn cử, lựa chọn CISG làm luật điều chỉnh hợp đồng mang lại lợi ích chung và còn
phòng ngừa được khá nhiều rủi ro, hạn chế phát sinh tranh chấp về sau.
Tuy CISG là một trong những văn bản thống nhất luật thực chất thành công nhất
và được áp dụng rất phổ biến đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng
nó khơng quy định về một số vấn đề quan trọng như hiệu lực của hợp đồng và thời

điểm chuyển giao rủi ro. Do vậy, Luật sư cần lưu ý lựa chọn luật thực định của một
quốc gia để điều chỉnh những vấn đề mà CISG khơng đề cập. Ngồi ra, những bộ
nguyên tắc luật thương mại quốc tế cũng có thể là nguồn luật áp dụng bổ trợ bên cạnh
CISG.
Nếu khách hàng không muốn lựa chọn CISG làm luật điều chỉnh hợp đồng hoặc
loại trừ hiệu lực của công ước này đối với một phần của hợp đồng, Luật sư cần tư vấn
khách hàng viết rõ trong hợp đồng: “Công ước Viên của Liên hợp quốc về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế khơng áp dụng cho hợp đồng này/cho điều khoản này”. Cần
chú ý việc quy định pháp luật Việt Nam là luật áp dụng không loại trừ hiệu lực của
CISG, vì CISG là một điều ước quốc tế và đã trở thành một bộ phận của pháp luật Việt
Nam nên sẽ được ưu tiên áp dụng9.
j) Điều khoản về ngôn ngữ của hợp đồng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế:
Luật sư cần lưu ý nếu hợp đồng được soạn thảo thành nhiều ngơn ngữ khác nhau
thì cần ghi rõ bản tiếng nước ngoài được dùng làm căn cứ/ưu tiên áp dụng khi có sự
khác biệt hay không thống nhất giữa các bản hợp đồng.
k) Điều khoản miễn trách nhiệm:
Mặc dù hợp đồng được các bên đàm phán và ký kết hồn tồn có thiện chí, tuy
nhiên sau khi ký kết thì tình hình có thể thay đổi đến mức hợp đồng không thể thực
hiện được theo những điều kiện và điều khoản đã thỏa thuận, nhất là với hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế khi thường được thực hiện trong một khoảng thời gian dài,
trên phạm vi địa lý rộng lớn, nguy cơ gặp thiên tai, tai nạn, biến động thị trường, bên
8 LĐLS Việt Nam & Jica pháp luật 2020, Sổ tay luật sư tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017, tr.394
9 Khoản 1 Điều 5 Luật thương mại năm 2005.

9


cạnh nhiều rủi ro khác ln thường trực. Do đó, Luật sư cần lưu ý đưa vào các điều
khoản về bất khả kháng (force majeure) hoặc khó khăn trở ngại (hardship) vào hợp

đồng, cho dù đây không phải là điều khoản bắt buộc phải có. Nếu các điều khoản này
được soạn thảo tốt sẽ giúp các bên ngăn ngừa, thậm chí giải quyết tranh chấp phát sinh
mà khơng cần dùng Tịa án hay Trọng tài10.
Nhìn chung, một số điều mà Luật sư cần chú ý đến khi soạn thảo điều khoản bất
khả kháng bao gồm:
- Cân nhắc việc liệt kê những sự kiện bất khả kháng cụ thể. Tòa án nhiều khả
năng sẽ công nhận hiệu lực của điều khoản bất khả kháng liệt kê các trường hợp cụ thể
hơn là điều khoản đưa ra khái niệm chung vì một điều khoản chung để lại cho Thẩm
phán quyền quyết định và họ có thể bác bỏ quyền được miễn thực hiện nghĩa vụ vì
khơng bị bó buộc bởi những sự kiện cụ thể nào.
- Vì các Tịa án có xu hướng giải nghĩa các điều khoản bất khả kháng theo hướng
hẹp, nên Luật sư cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng khi định nghĩa các sự kiện sẽ miễn
việc thực hiện nghĩa vụ. Hơn nữa, khi đưa ra các điều kiện, nên chỉ rõ là điều kiện áp
dụng cho một số hay tất cả các sự kiện.
2. Kiểm tra lại dự thảo hợp đồng
Sau khi hoàn thành dự thảo hợp đồng, Luật sư cần kiểm tra lại. Khi tự kiểm tra
việc soạn thảo hợp đồng, luật sư cần lưu ý kiểm tra những nội dung sau:
-

Kiểm tra về cơ cấu các điều, khoản (sự logic, chặt chẽ, hợp lý);

-

Kiểm tra về ngữ pháp;

-

Kiểm tra về sự phù hợp giữa nội dung và tiêu đề;

-


Kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung và mục lục;

-

Kiểm tra sự rõ ràng, súc tích và chính xác của từ ngữ, thơng tin, dữ liệu 11;

Ngồi ra, có thể sử dụng biện pháp kiểm tra chéo giữa các luật sư giúp phát hiện
ra nhiều thiếu sót, bất cập hơn.
3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Thẩm quyền đại diện giao kết hợp đồng trong doanh nghiệp là của người đại diện
theo pháp luật hoặc người được doanh nghiệp ủy quyền. Với mục đích cần phải được
chứng minh một cách rõ ràng cho thẩm quyền đại diện về sau, đồng thời bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan đến việc giao kết, thực hiện hợp đồng nên
khi soạn thảo hợp đồng cần dẫn chiếu rõ văn bản ủy quyền trong hợp đồng mua bán
hàng hóa.
10 LĐLS Việt Nam & Jica pháp luật 2020, Sổ tay luật sư tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017, tr.396
11 Học viện tư pháp, Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án của
Luật sư, Nxb. Tư pháp, 2020, tr.383

10


Trong trường hợp có nhiều người đại diện theo pháp luật, Luật sư cần phải xem
xét Điều lệ công ty, để tìm cơ sở xác định thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng. Nếu
quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật về việc giao kết hợp đồng chưa
được quy định rõ trong Điều lệ công ty, thì mỗi người đại diện theo pháp luật của cơng
ty đều là đại diện dù thẩm quyền của doanh nghiệp để giao kết hợp đồng trước bên thứ
ba, nên một trong những người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ có thẩm quyền
đầy đủ để đại diện cơng ty ký hợp đồng.

Người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp không được quyền đương nhiên đại
diện cho doanh nghiệp giao kết hợp đồng phát sinh trong hoạt động của chi nhánh.
Trong trường hợp này, để có quyền được giao kết hợp đồng, người đứng đầu chi nhánh
cần phải được doanh nghiệp ủy quyền 12. Việc ủy quyền cần được lập thành văn bản.
Trên thực tế, việc ủy quyền này có thể được thực hiện bằng cách đưa nội dung ủy
quyền vào quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, có thể ủy quyền bằng một
quyết định ủy quyền riêng biệt, hoặc có thể ủy quyền bằng một quy định nội bộ của
doanh nghiệp, áp dụng cho nhiều chi nhánh của doanh nghiệp.
C.

KẾT LUẬN

Một hợp đồng được soạn thảo tốt, có những điều khoản rõ ràng, đơn giản sẽ dễ
thực hiện và diễn giải hơn là một hợp đồng được ký kết vội vàng, hoặc chứa các điều
khoản tối nghĩa, mơ hồ. Nhìn chung, LTM 2005 đã có những quy định khá rõ ràng về
hợp đồng mua bán hàng hóa, tạo cơ sở cho Luật sư trong q trình tư vấn soạn thảo,
ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, Luật sư cần nghiên cứu thêm các tranh chấp thực tiễn liên
quan đến quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa để có hướng xây
dựng các điều khoản của hợp đồng đảm bảo đúng, đủ, dễ thực hiện.

12 Luật sư Lê Văn Dụng, Luật sư Nguyễn Như Quỳnh, Pháp chế doanh nghiệp - Những kỹ năng cơ bản, Nxb.
Thanh Niên, 2021, tr.168

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ luật dân sự 2015.


2.

Luật thương mại 2005.

3.

Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa
và dịch vụ, Nxb. Hồng Đức.

4.

Học viện tư pháp, Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết
tranh chấp ngồi Tịa án của Luật sư, Nxb. Tư pháp, 2020.

5.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Cẩm nang hợp đồng thương mại.

6.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam & Jica pháp luật 2020, Sổ tay luật sư tập 3, Nxb.
Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017.

7.

Luật sư Lê Văn Dụng, Luật sư Nguyễn Như Quỳnh, Pháp chế doanh nghiệp Những kỹ năng cơ bản, Nxb. Thanh Niên, 2021.

8.


Luật sư Trương Nhật Quang, Pháp Luật Về Hợp Đồng - Các Vấn Đề Pháp Lý Cơ
Bản, Nxb. Dân Trí, 2020.

9.

/>
10. />11. />
12



×