Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Ths quản lý kinh tế ứNG DụNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp tỉnh ở sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.33 KB, 131 trang )

1

CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

CBCC

cán bộ, công chức

CCHC

cải cách hành chính

CNH, HĐH cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT

cơng nghệ thơng tin (Information Technology)

CPĐT

chính phủ điện tử (E-Government)

CSDL

cơ sở dữ liệu (Database)

CQNN

cơ quan nhà nước

CQHC


cơ quan hành chính

HCNN

hành chính nhà nước

HTTT

hệ thống thơng tin

KTXH

kinh tế - xã hội

XHCN

xã hội chủ nghĩa

QLNN

quản lí nhà nước

QLHCNN

quản lí hành chính nhà nước

UBND

uỷ ban nhân dân



2

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 2.1.

71

Bảng 2.2.

74

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang

Hình 1.1. Bốn thành phần, ba chủ thể

14

Hình 2.1. Hệ thống quản lý của chính quyền tỉnh Sơn La

72

Hình 2.2. So sánh số lượng, chất lượng công chức, viên chức tại các cơ quan
quản lí hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La qua các năm 2007,
2008 và 2009

75



3

mở đầu
1. Tớnh cp thit ca ti

Nhõn loi ang bước vào thời đại của xã hội thông tin và nền kinh tế tri
thức trong đó kết cấu hạ tầng thơng tin, tri thức được coi là tài ngun có ý
nghĩa quyết định, là nền tảng phát triển. Trong quá trình chuyển dịch này,
cơng nghệ thơng tin (CNTT) đóng vai trò trung tâm, là một trong những động
lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao
khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới
hiện đại [8].
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, nhiều quốc gia trên thế
giới đã quan tâm đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT, đặc biệt là các nước
phát triển. Một trong các nội dung của việc ứng dụng CNTT trong quản lí
hành chính nhà nước (QLHCNN) đó là xây dựng và phát triển Chính Phủ
điện tử (CPĐT). Chính Phủ của nhiều quốc gia đã coi việc ứng dụng CNTT
trong QLHCNN là công cụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH) của đất nước.
Chính vì CNTT có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển KT-XH,
bảo đảm an ninh, quốc phòng của quốc gia. Ở Việt nam, Đảng và Nhà nước
ta cũng sớm xác định “Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp
phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của tồn dân tộc, thúc
đẩy cơng cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế,
tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho q
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, đảm bảo an ninh, quốc phịng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện
thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH, HĐH)” [7].

Thời gian qua, việc ứng dụng CNTT ở nước ta đã được chú trọng và
không ngừng phát triển trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh đến quản lý nhà
nước (QLNN). Trong lĩnh vực QLNN, ngay khi dự án CNTT giai đoạn 1998


4

– 2000 kết thúc, Chính Phủ đã chỉ đạo xây dựng Đề án tin học hoá QLHCNN
giai đoạn 2001 - 2005 (Đề án 112). Song song với Chính phủ, Đề án 47 (giai
đoạn 2000 – 2005) và Đề án 06 (giai đoạn 2006 – 2010) của Đảng cũng được
xây dựng và triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công của Đề án 47
và Đề án 06, trên thực tế Đề án 112 đã chưa thu được kết quả như mong đợi.
Để khắp phục tình trạng này, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan nhà nước (CQNN). Nghị định 64/2007/NĐ-CP được ban hành cùng với
việc thay đổi cơ quan chủ quản quản lý về CNTT (từ Bộ khoa học cơng nghệ
và Văn phịng Chính Phủ về Bộ thông tin và truyền thông ở Trung ương; Sở
khoa học cơng nghệ và Văn phịng UBND tỉnh về Sở thơng tin và truyền
thông (Sở TT&TT) ở cấp tỉnh), bước đầu đã có những tín hiệu đáng mừng
cho việc tiếp tục ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN sau 3 năm
ngắt quãng (giai đoạn 2005 – 2007).
Tuy nhiên, cho đến nay nhiều tỉnh, thành phố cũng chưa đồng nhất
trong việc bàn giao cơ sở hạ tầng cũng như Trung tâm tin học từ Văn phòng
UBND tỉnh, hoặc Sở khoa học và công nghệ về Sở TT&TT, do vậy việc ổn
định về mặt tổ chức, địa điểm làm việc, cơ sở hạ tầng, cũng như xây dựng,
triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2009 – 2010, chiến lược phát
triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2010 – 2015 còn chưa được xây dựng,
hoặc xây dựng nhưng chưa thực sự đưa vào triển khai.
Là một tỉnh miền núi, Sơn La khơng những chỉ gặp những khó khăn trong
phát triển KT-XH, mà cịn gặp phải khơng ít vướng mắc trong việc ứng dụng

CNTT trong các cơ quan QLHCNN. Những năm qua, được sự quan tâm của
Chính Phủ, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN, tỉnh
Sơn La đã bước đầu quan tâm đầu tư về đào tạo con người, trang bị máy móc,
thiết bị, phần mềm ứng dụng và cũng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ,
góp phần vào đẩy mạnh cơng cuộc phát triến KT-XH của tỉnh.
Tuy nhiên, trước tình hình chung của cả nước, khi Đề án 112 kết thúc,


5

Sơn La cũng ngừng triển khai ứng dụng CNTT, việc ứng dụng CNTT rơi vào
tình trạng “mạnh ai nấy làm”, Trung tâm tin học – đơn vị được coi là bộ phận
tham mưu đắc lực nhất cho tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2005 thì rơi vào tình
trạng chơng chênh về đơn vị phụ trách, giữa Văn phòng UBND tỉnh và Sở
TT&TT. Tỉnh thì rơi vào tình trạng khơng có kinh phí để triển khai, các phần
mềm ứng dụng và hạ tầng đã được triển khai giai đoạn trước thì bị xuống
cấp, mạnh ngành nào ngành đó ứng dụng, khơng có đơn vị đơn đốc, kiểm
tra… Mặc dù vậy, hiện nay tỉnh Sơn La cũng đã bước đầu chuyển được
Trung tâm tin học về Sở TT&TT vào tháng 5/2009 và đã xây dựng kế hoạch
cũng như chiến lược phát triển CNTT giai đoạn 2011- 2015, tuy nhiên tiến độ
vẫn còn chậm.
Đứng trước tình hình đó, cũng như trong bối cảnh hiện nay của đất
nước, với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách
hành chính (CCHC) mà đặc biệt là thực hiện Đề án 30 của Chính Phủ về
CCHC, việc tăng cường ứng dụng CNTT trong các CQNN nói chung và các
cơ quan QLHCNN trên địa bàn tỉnh Sơn La đang đặt ra cấp thiết. Việc tiếp
tục nhanh chóng kiện tồn, ổn định tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước
(QLNN) về CNTT; xây dựng và tìm giải pháp thực hiện các kế hoạch ứng
dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN nhằm đáp ứng hiệu lực, hiệu quả
của công tác chỉ đạo, điều hành, đồng thời phục vụ tốt công tác chuyên môn

là vấn đề cấp bách hiện nay cũng như lâu dài của tỉnh Sơn La.
Là một cán bộ công tác trong lĩnh vực CNTT của tỉnh từ những ngày
đầu Sơn La triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN, bản
thân nhận thức rõ được tầm quan trọng cũng như sự cấp bách trong việc tìm
giải pháp cho việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN tại tỉnh nhà.
Đó cũng chính là lý do cho việc chọn đề tài: "Ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong các cơ quan quản lí hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La" làm luận
văn thạc sĩ.


6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc ứng dụng CNTT trong QLNN đã trở nên phổ biến, được nhiều cơ
quan, tổ chức quan tâm nên thời gian qua đã có một số tác giả có cơng trình
nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Dưới đây là một số cơng trình có liên quan đến đề tài:
- Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
của tác giả Đặng Hữu, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2001.
- Đề án tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005
(Đề án 47), Đề án tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng giai đoạn 20062010 (Đề án 06) của Đảng.
- Đề án tin học hoá QLHCNN giai đoạn 2001 – 2005 (Đề án 112), của
Chính Phủ.
- Đổi mới công tác thông tin phục vụ quản lý kinh tế của Chính phủ
trong giai đoạn hiện nay, của tác giả Nguyễn Văn Hịa, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2001.
- Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí của chính quyền
tỉnh An Giang, của tác giả Lê Quốc Cường, Học viện chính trị - hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.
Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu trên chỉ mang tính chất khái quát

chung, chủ yếu đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong việc ứng dụng CNTT
(quản lý kinh tế, QLNN,...), chưa đề cập đến việc giải quyết các bài toán cụ
thể của việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN. Đề án Tin học
hoá QLHCNN giai đoạn 2001 - 2005 có đề cập đến việc ứng dụng CNTT
trong các cơ quan QLHCNN nhưng phạm vi triển khai lại quá rộng (mục tiêu
đặt ra triển khai đến tận cấp xã); nội dung triển khai tương đối nhiều (số
lượng phần mềm dùng chung và cơ sở dữ liệu (CSDL)); mơ hình triển khai
phần mềm dùng chung được thống nhất từ Chính Phủ tới các địa phương nên


7

cịn mang tính “áp đặt”, chưa phù hợp với đặc thù của các ngành, địa
phương…, do đó Đề án khơng đạt được hiệu quả như mong muốn.
Luận văn của tác giả Lê Quốc Cường đã đề cập tương đối đầy đủ các
nội dung của ứng dụng CNTT nhưng phạm vi lại tương đối rộng (tồn bộ các
cơ quan chính quyền của tỉnh An Giang). Tác giả đã đề cập chi tiết các đặc điểm
của CNTT; vai trò của CNTT, đi sâu vào nghiên cứu CPĐT vì tác giả cho rằng
cốt lõi của ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN chính là CPĐT.
Cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách bài
bản ứng dụng CNTT riêng trong các cơ quan QLHCNN cấp tỉnh trên địa bàn
tỉnh Sơn La. Vì vậy, luận văn tiếp cận theo hướng tập trung làm rõ vai trò của
CNTT đối với công tác quản lý điều hành, công tác chuyên mơn nghiệp vụ và
CCHC, đặc biệt nhấn mạnh vai trị của CNTT đối với công tác CCHC. Cốt
lõi của ứng dụng CNTT trong QLHCNN là CPĐT, nhưng trong điều kiện
hiện nay, cả trên thế giới và Việt Nam, việc tìm giải pháp cho một CPĐT, đặc
biệt là ở cấp tỉnh, khơng phải là dễ. Vì vậy với giai đoạn hiện nay, luận văn chỉ
tiếp cập một mảng thiết thực nhất trong giai đoạn 2000 – 2015 là ứng dụng
CNTT phục vụ công tác quản lý điều hành, chuyên môn nghiệp vụ và CCHC tại
các cơ quan QLHCNN cấp tỉnh mà khơng đi sâu vào phân tích việc đánh giá,

tìm phương hướng, giải pháp cho việc xây dựng CPĐT tại tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lí
luận và thực tiễn việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN cấp tỉnh
nói chung và các cơ quan QLHCNN cấp tỉnh ở Sơn La nói riêng, để tìm giải pháp
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN cấp tỉnh ở Sơn La.
Từ mục đích, yêu cầu đặt ra, nhiệm vụ của luận văn gồm:
- Hệ thống hố các vấn đề lí luận về ứng dụng CNTT trong các cơ
quan QLHCNN cấp tỉnh.
- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan QLHCNN cấp tỉnh
ở Sơn La, làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.


8

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan
QLHCNN cấp tỉnh ở Sơn La.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ứng dụng CNTT trong các cơ
quan QLHCNN cấp tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu ứng dụng CNTT trong
các cơ quan QLHCNN cấp tỉnh gồm Văn phịng UBND tỉnh và cơ quan
chun mơn trực thuộc UBND tỉnh, chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2000
đến nay và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN
cấp tỉnh ở Sơn La từ nay đến năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương pháp

luận duy vật biện chứng, các văn bản thể hiện quan điểm đường lối của Đảng ta.
Cụ thể là dựa vào các văn bản sau đây:
Luật CNTT ngày 29/6/2006;
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ năm
của Ban chấp Trung ương khóa X, về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về “Ứng
dụng CNTT trong hoạt động của CQNN”;
Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN
năm 2008;
Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính


9

phủ về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN giai
đoạn 2009-2010;
Nghị quyết số 178/NQ-HĐND, ngày 10/12/2007 của HĐND tỉnh Sơn La
phê chuẩn Quy hoạch BCVT-CNTT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La.
Kế hoạch số 54/KH-UBND, ngày 04/7/2008 của UBND tỉnh Sơn La
phê duyệt ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN tỉnh Sơn La giai đoạn
2009-2010;
- Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp,
phân tích, so sánh, mơ hình hóa, khảo sát thực tế,...
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn


Luận văn phân tích và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về ứng dụng
CNTT và ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN; thực trạng của việc
ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN cấp tỉnh ở Sơn La. Đi sâu vào
phân tích ứng dụng CNTT đối với cơng tác quản lí điều hành, chun mơn
nghiệp vụ và CCHC, từ đó đề ra các giải pháp nhằm khắc phục và đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLHCNN cấp tỉnh ở Sơn La.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan QLNN trên địa
bàn tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng CNTT có hiệu quả.
Giúp cho các cơ quan QLHCNN về CNTT của tỉnh, nghiên cứu, tham mưu cho
tỉnh hoạch định chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT trong thời gian tới.
7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.


10

Chng 1
Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong các cơ quan quản lí
hành chính nhà nớc cấp tỉnh hiện nay
1.1. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nớc cấp tỉnh

1.1.1. Khái quát về công nghệ thông tin

1.1.1.1. Khái niệm công nghệ thơng tin
CNTT (Information Technology) được hình thành từ Khoa học Máy

tính (Computer Science). Đây là một khái niệm khá rộng, nó bao hàm bên
trong nhiều khái niệm khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về CNTT, ta tìm hiểu một số khái niệm CNTT phổ biến
hiện nay:
- CNTT bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện và công
cụ kỹ thuật và các giải pháp công nghệ… nhằm giúp con người nhận thức
đúng đắn về thông tin và các hệ thống thông tin (HTTT), tổ chức và khai thác
các HTTT trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Theo một nghĩa trực
tiếp hơn, CNTT là ngành công nghệ về xử lí thơng tin bằng các phương tiện
điện tử, trong đó nội dung “xử lý” thơng tin bao gồm các khâu cơ bản như
thu thập, lưu trữ, chế biến và nhận thông tin [2].
- Theo Nghị quyết 49/NQ-CP, CNTT là tập hợp các phương pháp khoa
học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là máy tính điện
tử và các mạng viễn thơng - nhằm cung cấp các giải pháp cho việc tổ chức,
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú
và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội [35].
- Theo GS, Phan Đình Diệu, CNTT là ngành cơng nghệ về xử lý
thông tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thơng tin


11

bao gồm các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận
thông tin [15, tr.17].
- Theo Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị, CNTT là thuật ngữ dùng
để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thơng tin và các q
trình xử 1ý thơng tin. Theo quan niệm này thì CNTT là hệ thống các phương
pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các
máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu
trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong

mọi lĩnh vực hoạt động KT-XH, văn hoá... của con người [7].
- Theo Luật CNTT (2007), CNTT là tập hợp các phương pháp khoa
học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập,
xử lý, lưu trữ và trao đổi thơng tin số [38, tr.2].
Nhìn chung, các quan điểm còn lại cũng đều đồng ý rằng CNTT là
ngành nghiên cứu, sản xuất phần mềm và phần cứng máy tính, đồng thời
cũng là ngành khoa học và cơng nghệ về thông tin và xử lý thông tin, sử dụng
công cụ, phương tiện chủ yếu là máy tính điện tử.
Có thể nói khái niệm về CNTT của Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính
trị đưa ra là hồn chỉnh nhất và phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận
văn. Vì vậy, thuật ngữ CNTT trong luận văn sẽ được hiểu theo quan điểm
này. Điểm cần lưu ý là CNTT bao gồm cả Ngành công nghệ, công nghiệp
CNTT và việc ứng dụng CNTT (thường gắn liền với một hệ thống tổ chức
hay hệ thống thơng tin nào đó) [14]. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn
sẽ tập trung vào nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
QLHCNN cấp tỉnh.
1.1.1.2. Vai trị của cơng nghệ thơng tin
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, các nước phát triển đã bắt đầu bước
vào một nền văn minh mới được gọi là Văn minh tri thức (hay Văn minh
thông tin), lấy tri thức làm nguồn lực phát triển, khoa học kỹ thuật là lực


12

lượng sản xuất trực tiếp. Các nước sớm bước vào nền Văn minh tri thức đã
xác định bốn trụ cột của nền văn minh này đó là: CNTT, cơng nghệ nguyên
liệu mới, công nghệ năng lượng mới và công nghệ sinh học. Trong đó, CNTT
được xác định là nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển và tạo dựng nền
Văn minh tri thức. CNTT đóng vai trị là cơng nghệ chìa khố trong hệ thống
các cơng nghệ khác, vừa là tác nhân gắn kết các công nghệ lại với nhau, vừa

là động lực phát triển chúng.
Đối với các nước đang phát triển, nền Văn minh tri thức tạo ra những
cơ hội mới nhưng đồng thời cũng có những thách thức không nhỏ. Các nước
đang phát triển đã nhận định rằng, khoảng cách phát triển chính là do khoảng
cách về tri thức, rút ngắn được khoảng cách về tri thức sẽ rút ngắn được
khoảng cách về phát triển. Vì vậy, nhiều nước đã đề ra chiến lược đi tắt vào
nền Văn minh tri thức, lấy ứng dụng và phát triển CNTT làm giải pháp hàng
đầu để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, tăng tính cạnh tranh của
quốc gia trước sự hội nhập kinh tế.
Hiện nay, CNTT đã mang lại hiệu quả cho nền kinh tế của nhiều quốc
gia. Tiềm năng của CNTT đối với việc kích thích phát triển kinh tế là rất lớn.
CNTT là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích năng lực đổi
mới đối với nền kinh tế tồn cầu nói chung và nền kinh tế quốc dân của mỗi
nước nói riêng. Sự phát triển của CNTT đã tạo ra hàng loạt ngành nghề mới
có giá trị gia tăng cao, đã đào tạo được hàng triệu nhân cơng CNTT có tay
nghề cao; tạo ra nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước, từ thu thuế
(nhiều chục tỷ USD mỗi năm) [25].
CNTT đóng một vai trị rất quan trọng trong việc phát triển KT-XH, an
ninh, quốc phòng và đặc biệt là hoạt động QLNN. CNTT rất gần hay thậm
chí là một phần nghiệp vụ cốt lõi trong nhiều tổ chức. Đây là trường hợp của
các tổ chức dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, xuất bản, Chính Phủ..) những nơi
mà sản phẩm vật chất không thể tồn tại nếu thiếu CNTT [8].


13

Vai trò của CNTT đối với phát triển xã hội lồi người vơ cùng quan
trọng, nó khơng chỉ thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế dựa vào tri thức, phát triển bền
vững, mà quan trọng hơn là thúc đẩy phát triển con người, phát triển văn hoá,

phát triển xã hội. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là
phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân nhanh vốn tri thức – động lực
của sự phát triển, thúc đẩy phát triẻn dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực
con người...
Nhận thức được rất rõ vai trò của CNTT đối với phát triển bền vững,
hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình chiến lược quốc gia về CNTT.
CNTT có thể được coi là một ngành kinh tế - kỹ thuật. Theo đó các ngành
kinh tế được tập trung phát triển thường gắn CNTT như công nghiệp phần
cứng, phần mềm, công nghệ nội dung, dịch vụ, viễn thông, điện tử,... xây
dựng tiềm năng quốc gia, thị trường nội địa hoặc tập trung xuất khẩu thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, CNTT không chỉ là một ngành kinh tế kỹ thuật mà
còn là động lực phát triển, cải thiện vị thế toàn cầu, tiếp cận các mục tiêu phát
triển [8].
Để thấy rõ hơn vai trò của CNTT đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, ta tìm hiểu sâu hơn vai trị của CNTT đối với một số lĩnh vực quan trọng
dưới đây:
Thứ nhất, CNTT đối với hoạt động của cơ quan QLHCNN.
Trên phương diện của Chính phủ, CNTT cùng với sự phát triển của hệ
thống interrnet sẽ giúp cho Chính phủ xóa bỏ rào cản về mặt vật lý giữa các
hệ thống thông tin dựa trên giấy tờ truyền thống, giải phóng các luồng di
chuyển thơng tin trong hệ thống, rút ngắn các qui trình thủ tục, cung cấp các
dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, lắng nghe người dân và cộng
đồng cũng như trong việc tổ chức và cung cấp thông tin;
Theo mơ hình “bốn thành phần, ba chủ thể” của Viện Chiến lược


14

BCVT và CNTT thuộc Bộ Bưu chính Viễn Thơng (nay là Bộ TT&TT):
Hình 1.1: Bốn thành phần, ba chủ thể

Mơi trường hỗ trợ và
thúc đẩy phát triển

Người sử dụng

Ứng
dụngNhân
lực Hạ

Chính phủ

tầngCông
nghiệp

Doanh nghiệp

Nguồn: Viện chiến lược BCVT và CNTT
CNTT với bốn thành phần: ứng dụng CNTT, cơ sở hạ tầng CNTT,
nguồn nhân lực và cơng nghiệp CNTT sẽ giúp cho Chính phủ cải tiến mối tác
động qua lại giữa ba chủ thể: Chính phủ, người dân và doanh nghiệp nhằm thúc
đẩy tiến trình chính trị, KT-XH, tiến đến xây dựng CPĐT.
Đối với các cơ quan QLHCNN, nhờ vào khả năng số hóa, xử lý và tái
tạo thơng tin một cách tự động, CNTT giúp cho việc tự động hóa hoặc vi tính
hóa các qui trình, thủ tục giấy tờ hiện hành. Từ đó, sẽ đơn giản hóa các thủ
tục hành chính, tạo ra phong cách lãnh đạo mới, các cách thức mới trong việc
xây dựng và quyết định chiến lược, cải tiến các hình thức cung cấp dịch vụ
cơng. Kết quả làm tăng tính hiệu quả của q trình phê duyệt và cung cấp
dịch vụ công một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp và
cả trong hệ thống các cơ quan QLHCNN.
Mặt khác, tính minh bạch của thông tin trong môi trường số sẽ giúp

cho việc nâng cao tính minh bạch và tin cậy của thơng tin trong quản lý điều


15

hành, cũng như mở ra các cơ hội mới cho người dân được chủ động tham gia
góp ý vào các vấn đề về điều hành và hoạch định chính sách. Thông qua
internet và một số phương tiện truyền thông khác, việc phổ biến rộng rãi thông
tin sẽ hỗ trợ việc trao quyền cho người dân cũng như quá trình đưa ra quyết định
của cơ quan QLHCNN. Tính minh bạch của thơng tin khơng chỉ thể hiện sự dân
chủ mà cịn gây dựng nên sự tin cậy giữa những nhà lãnh đạo và tính hiệu quả
trong điều hành; Đồng thời cũng góp phần chống quan liêu và tham nhũng trong
bộ máy cơ quan QLHCNN.
Như vậy, đối với Chính phủ nói chung và cơ quan QLHCNN nói riêng,
CNTT chính là cơng cụ, phương tiện để nâng cao vai trò, hiệu quả và chất
lượng quản lý của mình bằng cách cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch
công nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân; CNTT cịn tăng cường
năng lực quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch trong các
cơ quan QLHCNN nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực KT-XH.
Việc ứng dụng CNTT là sử dụng những kết quả của CNTT để hỗ trợ
cho các cá nhân, tổ chức hoạt động xứ lý thông tin, hỗ trợ các khâu công việc
cần thiết và cuối cùng, ở mức cao nhất là hỗ trợ cho các tổ chức hoạt động và
các cá nhân tự động trao đổi, khai thác thông tin trong môi trường CNTT; cải
tiến, đổi mới qui cách làm việc, đạt hiệu quả công việc cao hơn, đáp ứng
những thay đổi dang diễn ra [23].
Thứ hai, CNTT đối với công tác lãnh đạo quản lí.
Ngày nay, lĩnh vực lãnh đạo quản lý cũng như các lĩnh vực khác đều
đang chịu sự tác động của CNTT. CNTT có thể hỗ trợ cơng tác quản lý nâng
cao hiệu quả hoạt động của nó. Đồng thời, hoạt động lãnh đạo quản lý cũng
có tác động lớn đến sự phát triển và ứng dụng CNTT;

Chúng ta đang chứng kiến một thời đại với nhiều biến động do các tiến
bộ của khoa học và công nghệ đem tới, tạo động lực thúc đẩy, buộc các tổ
chức phải biến đổi chính mình để thích ứng với hồn cảnh mới. Sự phát triển


16

nhanh chóng của CNTT và truyền thơng đã đưa nhiều khái niệm, quan niệm
và cách tổ chức làm việc mới vào trong một tổ chức.
Nói riêng CNTT cho lãnh đạo không phải chỉ là việc họ phải đi học
cách dùng cơng cụ xử lí thơng tin, máy tính, chương trình, hệ thống thơng tin,
mà chính là việc họ có tri thức về tác động và ảnh hưởng của CNTT trong
thực tế, họ biết cách tổ chức các nhân viên của mình làm việc trên nền tảng
cơ sở hạ tầng CNTT để đạt tới mục tiêu của tổ chức.
Điều cần nhấn mạnh là người lãnh đạo trong thời đại công nghệ và tri
thức cần có con mắt tồn diện, hệ thống để xem xét các vấn đề, đặc biệt để ý
tới khía cạnh cơng nghệ và con người, để lập kế hoạch phát triển tổ chức trên
nền công nghệ mới, phát triển đội ngũ chuyên viên mới.
Đòi hỏi này bao gồm: thay đổi tư duy cục bộ thành tư duy chiến lược,
tồn diện. Thay đổi cách quản lí truyền thống trên quan hệ con người thành
cách quản lí dựa trên nền tảng CNTT, cách quản lí theo dự án, cách quản lí
dựa trên tri thức, và hướng tới quản lí các hình thức tổ chức mới. Quản lí theo
tổ dự án đang ngày trở thành phổ cập trên thế giới trong khi quản lí quan liêu
đang thu hẹp phạm vi của nó [43].
Thứ ba, CNTT đối với CCHC.
Có thể nói, tác nhân giải phóng CCHC chính là CNTT, CNTT có vai
trị hết sức quan trọng trong việc CCHC và hiện đại hóa nền hành chính,
hướng đến Chính phủ hiện đại. Tuy nhiên, cần lưu ý CNTT chỉ là công cụ,
phương tiện cho Chính phủ thực hiện tốt vai trị, chức năng của mình. Cần
tránh tư tưởng tuyệt đối hóa CNTT dẫn đến những định hướng sai lầm, làm

sai lệch đi mục tiêu, chức năng của Chính phủ.
Một xu thế chung mà các nhà cải cách trên thế giới chú trọng là việc
tìm hiểu bản chất vận động của nhiều nền hành chính khác nhau để thơng qua
đó tham khảo, bổ khuyết cho luận cứ của mình. Ngày nay, việc đó chỉ có thể
làm thơng qua internet. Chắc chắn các nhà cải cách để tâm nghiên cứu các


17

mơ hình QLNN tiên tiến hiện nay mà nhiều quốc gia đang theo đuổi là “công
nghệ quản trị quốc gia” (government technology) và “chính phủ điện tử” (egoverment) và trăn trở về con đường nào đưa nền QLHC nước ta từ trạng thái
hiện nay đến trình độ tiên tiến đó phù hợp với điều kiện và đặc điểm riêng
của mình. Nhân sự của một bộ máy QLNN hiện đại cần có những kỹ năng gì
và hệ thống thơng tin quản lý hiện đại gồm những thành phần gì và chúng
hoạt động như thế nào? Tất cả, trực tiếp hay gián tiếp, đều có trên internet và
chỉ có CNTT mới giúp khám phá mọi vấn đề. Từ phân tích này, chúng ta có
thể nêu nhận xét rằng để CCHC đạt kết quả mong đợi thì phải giúp các nhà
cải cách hiểu rõ những gì mà CNTT có thể mang lại cho họ và trao vào tay họ
những công cụ, phương tiện CNTT cần thiết cho việc nghiên cứu và thực thi
các kết quả CCHC chứ không thể làm thay họ. Chỉ khi nào các nhà CCHC
nắm vững được CNTT như phương tiện làm việc khơng thể thiếu được thì
chính họ sẽ giải quyết mọi vấn đề một cách suôn sẻ và hiệu quả.
Thứ tư, CNTT đối với các lĩnh vực khác.
CNTT là động lực phát triển xã hội. Điều này chỉ đúng khi CNTT
“ngấm sâu” vào từng lĩnh vực hoạt động của xã hội, nghĩa là khi CNTT biến
thành bản chất của các hoạt động đó. Nếu quan điểm đó đúng thì hiển nhiên
những người hoạt động trong lĩnh vực nào sẽ quyết định vận mệnh của lĩnh
vực đó và chỉ khi những người này nắm được CNTT như phương tiện làm
việc của mình thì lĩnh vực đó mới có cơ hội phát triển thật sự trong thời đại
ngày nay. Với các ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực, các chuyên gia tin

học chỉ đóng vai trị bà đỡ (tư vấn, cung cấp giải pháp, phục vụ) chứ không
thể làm thay. Và, các nhà tin học luôn luôn phải là những người đi trước: làm
cho người khác ngành hiểu được CNTT và ứng dụng nó thành cơng trong
lĩnh vực của mình [21].
1.1.1.3. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin
- Xu hướng phát triển CNTT trên thế giới.


18

CNTT - truyền thông (CNTT-TT), mạng Internet đã làm cho khoảng
cách trên thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên
giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt
động mang tính tồn cầu. Sự hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền
thông quảng bá đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi tồn cầu và dẫn đến sự
hình thành những loại hình dịch vụ mới, tạo ra khả năng mới và cách tiếp cận
mới đối với phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).
Cuộc cách mạng thơng tin cùng với q trình tồn cầu hóa đang ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, đưa
xã hội lồi người chuyển mạnh từ xã hội cơng nghiệp sang xã hội thông tin,
từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, ở đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc
chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin.
CNTT - TT phải trở thành nhân tố chủ chốt góp phần giải phóng tiềm
năng của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tạo ra năng suất và hiệu quả trong các
doanh nghiệp, làm giầu những ý tưởng mới và phát triển ngày càng nhiều các
giá trị mới [42].
Từ đầu những năm 1980 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã nhanh
chóng xây dựng và tích cực thực hiện chiến lược, chính sách quốc gia về ứng
dụng, phát triển CNTT và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Chiến lược, chính sách của các quốc gia rất khác nhau về mục tiêu, kế

hoạch, phương thức triển khai. Nhìn chung, có 2 cách tiếp cận đối với chiến
lược ứng dụng, phát triển CNTT.
Một là, CNTT được coi là ngành kinh tế kỹ thuật. Các chính sách tập
trung cho phát triển các ngành kinh tế gắn liền với CNTT như phần cứng,
phần mềm, thiết bị viễn thơng và dịch vụ. Theo đó, các quốc gia này tập
trung vào thị trường nội địa, xuất khẩu; nâng cao năng lực quốc gia.
Hai là, CNTT được coi là động lực phát triển KTXH, đóng vai trị
quan trọng trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển và cải thiện vị


19

thế toàn cầu. Với cách tiếp cận này, CNTT đem lại lợi ích to lớn hơn nhiều,
thúc đẩy phát triển con người, phát triển văn hoá, phát triển xã hội.
Một số nước tiêu biểu trong khu vực và trên thế giới về ứng dụng và
phát triển CNTT là Phần Lan, Trung Quốc, Malaysia, Xingapo, Ấn Độ. Trong
đó điển hình phải kể đến Xingapo – quốc gia đã xây dựng chương trình
CNTT của Chính Phủ từ những năm 1990 của thế kỷ XX [8].
Nhưng tựu trung lại, theo đánh giá của các nhà khoa học và các tổ chức
về CNTT trên thế giới thì xu hướng phát triển CNTT ngày càng đa dạng, địi
hỏi cơng nghệ cao, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc sống, dưới đây là một
số xu hướng chính:
+ Nhu cầu đa dạng hố thơng tin.
Trước khoảng 15 năm người ta mới chỉ quan tâm tới xử lý số cho các
thơng tin chữ và số vì khả năng các thiết bị tin học mới chỉ xử lý được các
loại thơng tin này. Nhu cầu đã địi hỏi con người phải xử lý thông tin đa dạng
hơn như thơng tin đồ hoạ, hình ảnh động, âm thanh. Đến nay, các thể loại
thơng tin mà con người có thể cảm nhận được đều đã xử lý ở dạng số; đáng
kể là các thông tin đồ hoạ ở dạng raster và vector, các thơng tin multimedia ở
dạng âm thanh, hình ảnh động v..v.. Trong các dạng thông tin trên người ta rất

cần quan tâm tới các thông tin về không gian mà trên đó con người đang
sống: các thơng tin địa lý. Các thơng tin này có liên quan trực tiếp tới hoạt
động của con người và giúp chúng ta những quyết định chính xác về hành
động của mình tác động vào mơi trường.
+ Nhu cầu chính xác hố thơng tin.
Thơng tin cần được thu nhập chính xác là một nhu cầu đương nhiên
của con người. Đối với các thông tin chữ - số cần phải đảm bảo thu nhận
chính xác. Điều quan trọng cần quan tâm hơn là tính chính xác đối với các
thơng tin địa lý. Đó là tính chính xác của các vị trí địa lý trong khơng gian và
các thơng tin khác gắn lên vị trí địa lý đó.


20

+ Xu hướng phát triển phần cứng và phần mềm hệ thống.
Thiết kế phần cứng và phần mềm hệ thống cho các máy tính là một q
trình phát triển rất sinh động. Trong những năm 1950 và 1960 những người
thiết kế máy tính đã đi theo tư tưởng tập trung, một máy tính sẽ thiết kế để đủ
thực hiện mọi nhiệm vụ của một cơ sở xử lý thông tin. Vì vậy người ta đã
thiết kế và sản xuất các loại máy tính cỡ lớn. Tất nhiên cơng nghệ điện tử
trong giai đoạn này chưa đạt được trình độ cao nên dung tích các loại máy
tính lại càng lớn. Phần mềm hệ thống cơ bản là OS và UNIX.
Từ những năm 1970 khi các bộ vi xử lý ra đời những người thiết kế
máy tính đã đưa ra các loại máy tính cá nhân gọi là PC với phần mềm hệ
thống DOS. Các máy tính PC lúc này góp phần quyết định trong việc xã hội
hố cơng nghệ thơng tin. Sau đó trong thập kỷ này hãng Microsoft đã có cơng
lớn trong việc hình thành phần mềm hệ thống WINDOWS với các phiên bản
3.1xWorgroup, NT.95. Đặc biệt WINDOWS NT đã có phiên bản chạy trên
máy tính cỡ trung bình. Cho tới nay hai loại máy tính vẫn đang song song tồn
tại; máy tính cỡ lớn (mainframe) và trung bình (workstation) với phần mềm

hệ thống UNIX là máy tính PC với phần mềm hệ thống WINDOWS. Cuộc
chạy đua giữa hai dòng máy tính này sẽ dẫn tới một sự hồ nhập nào đó trong
tương lai khi các bộ vi xử lý đạt được tốc độ xử lý thông tin ngang cỡ với các
bộ xử lý của các máy tính trung bình.
Khoảng từ những năm 1980, người ta đã đưa ra ý tưởng hình thành hệ
thống mạng máy tính. Đây là một ý tưởng có tính cách mạng trong CNTTvà
đã làm thay đổi hướng phát triển. Đầu tiên người ta giải quyết mạng cục bộ
(LAN) nhằm nối các máy nhỏ lại với nhau để giải quyết các bài toán lớn hơn.
Hệ mạng này làm cho máy tính PC có thể tìm kiếm được một vị trí cao hơn
trong ứng dụng thực tế. Sau đó người ta đã tổ chức hệ thống thơng tin tồn
cầu (Intermet) làm cho thơng tin được xã hội hố mạnh hơn và các máy tính
PC càng phát huy khả năng lớn hơn. Từ việc triển khai hệ thống internet cho


21

từng ngành hoặc cho từng khu vực và hệ thống extranet cho liên ngành hoặc
liên khu vực. Khi các mạng thơng tin được hình thành người ta lại đưa ra một
mơ hình máy tính mới là NC- máy tính mạng. Đây là loại máy tính rất đơn
giản có nhiều phần cứng được sử dụng chung trên mạng.
+ Sự phát triển của kỹ thuật xử lý thông tin.
Tốc độ xử lý thông tin với các bộ xử lý (CPU) hiện nay đã tăng lên
hàng nghìn lần so với 10 năm trước. Tốc độ xử lý cao là điều kiện để các nhà
thiết kế phần mềm thực hiện các ý tưởng về định hướng đối tượng (objectoriented), kỹ thuật liên kết OLE nhúng và nối (linking and embeding), kỹ
thuật xử lý đa nhiệm vụ (multitasking) và kỹ thuật liên kết mạng
(networking). Các kỹ thuật xử lý này có tác động mạnh tới việc tổ chức cơ sở
dữ liệu, xử lý khối lượng dữ liệu lớn và các thông tin phức tạp như địa lý.
+ Sự phát triển trong xây dựng các CSDL.
Trước đây máy tính được thiết kế theo quan điểm tập trung (centralized
data - base). Thiết kế này tỏ ra lúng túng khi phải quản lý một khối lượng

thông tin lớn và đa dạng. Từ khi mạng máy tính ra đời người ta đã đưa ra
quan niệm về hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán (dicentralized data base). Hệ
CSDL phân tán vừa cho phép giải quyết tốt bài toán với khối lượng dữ liệu
lớn, vừa tạo được khả năng tương thích giữa hệ thống thơng tin với hệ thống
quản lý vừa tạo điều kiện tốt cho quá trình xã hội hố thơng tin.
+ Sự phát triển mạng thơng tin và kỹ thuật truyền tin.
Q trình phát triển mạng thơng tin từ mạng cục bộ (LAN) tới các
mạng diện rộng (WAN) bao gồm intranet, extranet, hay internet. Các xa lộ
thông tin với đường truyền tốc độ cao được hình thành để nối các máy lại với
nhau. Thiết kế cụ thể các mạng là một kỹ thuật đơn thuần, ít điều cần nói đến.
Vấn đề quan trọng ở đây là cần giải quyết tốc độ truyền tin, tính an tồn khi
truyền tin và đảm bảo bí mật khi truyền tin. Các vấn đề này đang được giải
quyết từng bước.


22

+ Sự phát triển trong kỹ thuật thu nhận và cung cấp thông tin.
Cho đến nay người ta đã đạt được thành tựu khá lớn trong tốc độ xử lý
thông tin nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn trong kỹ thuật thu
thập thông tin. Mặc dù vậy, việc thu thập thông tin địa lý đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Đó là kỹ thuật đo đạc số với các máy đo đạc điện tử tự
động (electronic totalstation), máy định vị thu từ vệ tinh GPS (RTK GPS),
máy chụp ảnh số (digital camera), máy đo sáu số (Digital echosounder)..
Điều cần quan tâm phát triển ở đây là kỹ thuật thu nhận các thơng tin chữ- số.
Vì cho đến nay vẫn chưa có gì nhanh hơn bàn phím máy tính. Để tăng nhanh
tốc độ cần có sự phối hợp tốt nhất giữa mạng lưới thu nhận thông tin với hệ
thống quản lý các ngành.
Cung cấp thơng tin địi hỏi nâng cao kỹ thuật hiển thị thông tin. Hiển thị
trên màn hình, trên các thiết bị nhớ đã được giải quyết tốt nhưng việc hiển thị

trên các máy vẽ và máy in vẫn chưa đạt được tốc độ và chất lượng cần thiết
[31].
- Xu hướng phát triển CNTT tại Việt Nam.
Trong bối cảnh và xu thế biến của thế giới như vậy đang đặt ra cho mọi
quốc gia những cơ hội và thách thức hết sức to lớn. Nắm bắt cơ hội, với ý chí
và quyết tâm cao, có sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng và Chính phủ chúng ta có
thể tận dụng tiềm năng CNTT-TT để chuyển dịch nhanh cơ cấu nhân lực và
cơ cấu KTXH theo hướng xây dựng một xã hội thông tin, kinh tế dựa trên tri
thức, góp phần quan trọng rút ngắn q trình CNH, HĐH đất nước.
Về vấn đề này, GS.TSKH Seungtaik Yang - cố vấn CNTT-TT của Bộ
Bưu chính, Viễn thơng cũng đã khuyến nghị Việt Nam: ''CNTT-TT phải được
hiểu như một cơ sở hạ tầng (CSHT) của tất cả các công nghệ trong thế kỷ 2l
cũng như máy móc có vai trò như vậy trong thế kỷ 20. Trong thế kỷ 21, điều
tất yếu là tất cả các ngành phải chấp nhận CNTT-TT như là phương tiện
chính để đảm bảo hiệu quả, năng suất và tính cạnh tranh. Do đó, ứng dụng


23

CNTT vào các ngành là điều cốt yếu và là vấn đề cấp bách phải làm càng
sớm càng tốt. Không có bất kỳ một lý do nào để trì hỗn...'' [42].
Thời gian qua, ứng dụng và phát triển CNTT của nước ta đã có những
tiến bộ rõ rệt, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH, CCHC, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của các ngành và các lĩnh
vực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin phục
vụ cộng đồng, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nhìn chung ứng
dụng và phát triển CNTT của nước ta vẫn còn tụt hậu khá xa và khoảng cách
đang ngày một lớn với nhiều nước trong khu vực.
CNTT trong khu vực và thế giới phát triển như vũ bão, mang đến cho
đất nước ta nhiều thời cơ và không ít thách thức. Đảng và Nhà nước ta đã

nhận thức rất rõ về ý nghĩa, vị trí, vai trị, tác động của CNTT trong thời đại
mới, quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu của
tiến trình CNH, HĐH. Trong thời gian qua, với chính sách mở cửa, ổn định
về chính trị, tăng trưởng kinh tế của đất nước, việc thu hút đầu tư, hợp tác
quốc tế trong CNTT đạt được nhiều kết quả tích cực. Thị trường CNTT trong
nước và đặc biệt là thị trường khu vực và thế giới gia tăng nhanh. Xu thế tồn
cầu hố, quan hệ hợp tác đa dạng của các nước trong khu vực ngày càng phát
triển cũng là lợi thế hỗ trợ cho ứng dụng, phát triển CNTT của chúng ta. Đây
có thể là những thời cơ quý báu cho ứng dụng và phát triển CNTT nước nhà.
Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là gia nhập Tổ chức thương mại
quốc tế (WTO) đem đến nhiều cơ hội, nhưng công tác chuẩn bị để chủ động
hội nhập của chúng ta như đổi mới quy trình hoạt động, nâng cao năng lực
cạnh tranh, cải thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách,... đối với CNTT
chưa thực hiện được nhiều và gặp khơng ít khó khăn. Đất nước ta còn nghèo,
khả năng đầu tư cho CNTT còn rất hạn chế. Mục tiêu đến năm 2010, trình độ
CNTT của nước ta đạt trình độ tiên tiến trong khu vực là một thách thức rất
lớn, nếu chúng ta khơng có quyết tâm rất cao, xây dựng chiến lược rõ ràng và


24

tổ chức triển khai có hiệu quả.
Ngày 06/10/2005, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số
246/2005/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và TT Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nội dung cơ bản của
Chiến lược tập trung 4 vấn đề lớn: phát triển ứng dụng, phát triển công
nghiệp CNTT, phát triển hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực.
Đối với phát triển ứng dụng CNTT- TT, xây dựng và phát triển công
dân điện tử, CPĐT, doanh nghiệp điện tử, thương mại điện tử.
Đối với phát triển công nghiệp CNTT-TT, tập trung phát triển công

nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin đồng bộ với mở rộng,
phát triển mạng truyền thông. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm
của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và viễn thơng, sản xuất một
số chủng loại linh kiện, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Máy tính cá
nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm
lĩnh được tối đa thị phần trong nước và xuất khẩu khơng ít hơn 1 tỷ USD.
Đối với hạ tầng thông tin và truyền thông, đi thẳng vào công nghệ hiện
đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, đảm bảo chất lượng dịch vụ, giá cước thấp
hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực
ASEAN+3. Các thành phần kinh tế có thể tham gia cung cấp dịch vụ viễn
thơng và Internet và phấn đấu năm 2010 các doanh nghiệp mới chiếm 4050% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet. Các bộ, ngành, cơ quan HCNN,
chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng thông rộng và kết
nối với mạng diện rộng của Chính Phủ. 100% các điểm bưu điện văn hoá xã
và các trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối Internet. 100% viện nghiên
cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ
thơng có truy nhập Internet tốc độ cao; trên 90% các trường trung học cơ sở,
bệnh viện được kết nối Internet.
Đối với phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT: đào tạo CNTT-TT tại các


25

trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiến tiến trong khu vực
ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ, tham gia thị
trường lao động quốc tế. Tăng cường chất lượng và số lượng giảng viên
CNTT-TT ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đa số
các bộ, ngành, tỉnh, thành phố có cán bộ lãnh đạo quản lý thơng tin, được bổ
túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT-TT với trình độ tương đương
trong khu vực.
Song song với chiến lược của Chính Phủ, Bộ Bưu chính, Viễn thơng

cũng đã xác định những định hướng lớn sau đây:
Đến năm 2020, với CNTT-TT làm nòng cốt, Việt Nam chuyển đổi
nhanh cơ cấu KT-XH, cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Việt Nam trở
thành một trong những nước tiên tiến trong khu vực ASEAN về phát triển và
ứng dụng CNTT-TT. Đến năm 2010, trên cơ sở phát triển và ứng dụng mạnh
mẽ CNTT-TT Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN về
xã hội thông tin với một số mục tiêu cơ bản sau:
Về ứng dụng CNTT-TT: CNTT-TT được ứng dụng rộng rãi trong mọi
lĩnh vực, trong tất cả các ngành nhằm xây dựng và phát triển Việt Nam điện
tử với cơng dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và
thương mại điện tử:
Về phát triển hạ tầng viễn thông và Internet: Cơ sở hạ tầng viễn thông
và Internet đi thẳng vào cơng nghệ băng rộng, phát triển nhanh, đa dạng hố,
cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp.
Về Công nghiệp CNTT-TT: Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin
cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT-TT lớn. Việt Nam
trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và
viễn thơng, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết
bị mới.
Về phát triển nguồn nhân lực cho CNTT-TT: Đào tạo và phát triển


×