HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 1, pp. 21-33
This paper is available online at
DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0003
DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN THƠNG TIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MƠN NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
- KHẢO SÁT VÀ SO SÁNH
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Khoa Ngữ văn, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh
Tóm tắt. Trong khoảng hơn hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, cùng với sự chuyển đổi của
giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, việc dạy học viết văn bản
thơng tin nói riêng trong chương trình mơn Ngữ văn của nhiều quốc gia đã có nhiều thay
đổi đáng kể. Bài viết khảo sát các nội dung và yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết văn bản
thông tin trong các chương trình mơn Ngữ văn của giáo dục phổ thông Mĩ và Singapore
trong sự đối sánh với những ảnh hưởng và thay đổi của Chương trình giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn 2018 của Việt Nam. Từ đó, chúng tơi đưa ra một số đề xuất trong việc dạy
viết văn bản thông tin nhằm phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục
phổ thơng hiện nay.
Keywords: Văn bản thơng tin, chương trình mơn Ngữ văn, chuẩn chung cốt lõi, kĩ năng
viết, dạy học viết.
1. Mở đầu
Trong chương trình mơn Ngữ văn, đọc và viết là được xem hai kĩ năng trụ cột đầu tiên
trong việc hình thành năng lực giao tiếp ngữ văn cho học sinh. Bên cạnh dạy đọc hiểu, việc dạy
viết có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các năng lực học tập nói chung. Viết
là năng lực quan trọng nhằm đánh giá hiểu biết và tư duy của học sinh, cao hơn, viết còn là con
đường hình thành nên kiến thức và điều hành hệ thống tri thức mới. Hiện nay, dưới tác động và
ảnh hưởng của thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ, đồng thời trong xu hướng đẩy mạnh
giáo dục phát triển năng lực, việc dạy học viết ở nhà trường phổ thơng đang có nhiều thay đổi
trên nhiều bình diện như phạm vi và nội dung thể loại, phương pháp và chiến thuật…
Với xu thế phát triển năng lực người học nhằm mục tiêu đào tạo nhân lực thế kỉ XXI,
chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thơng trên thế giới dần mở rộng phạm vi, tiếp cận tập
trung đến nhiều loại văn bản đa dạng của đời sống, trong đó có văn bản thơng tin (VBTT).
Xung quanh khái niệm VBTT, hiện chưa có sự thống nhất về mặt định nghĩa cũng như phân
loại. Tuy nhiên, về cơ bản VBTT phân biệt với văn bản văn học (VBVH) trên các tiêu chí cơ
bản về mặt thể loại như: “có nội dung liên quan trực tiếp đến thế giới hiện thực, không sử dụng
những yếu tố hư cấu, tưởng tượng, thực hiện chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin” [1]. Về
chức năng, VBTT khác với các loại khác của văn bản phi hư cấu về mục đích, đặc điểm và hình
thức, trong đó “văn bản thơng tin hướng đến việc trình bày chính xác và rõ ràng những kiến
thức được tổ chức chặt chẽ trong chủ đề viết” [2, 160]. Rõ ràng với những đặc điểm và ưu thế
về chức năng, việc dạy học VBTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện các
Ngày nhận bài: 21/11/2021. Ngày sửa bài: 2/1/2022. Ngày nhận đăng: 13/1/2022.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Địa chỉ e-mail:
21
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
mục tiêu giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay [3]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng đã
chỉ ra những bất cập và giới hạn trong việc dạy học VBTT nói chung, dạy học viết VBTT nói
riêng ở Việt Nam và thế giới. Chẳng hạn, VBTT chưa được quan tâm đúng mức trong tỉ lệ phân
bổ văn bản ở chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn so với VBVH [4], ngay trong việc dạy học
VBTT thông thường chỉ chú ý đến việc phát triển năng lực đọc hiểu mà thường lơ là nhiệm vụ dạy
viết VBTT.
Trong bài viết này, chúng tôi khảo sát việc dạy học viết văn bản thông tin (VBTT) – một
loại văn bản khá mới mẻ hiện nay trong nhà trường qua việc khảo sát các chuẩn yêu cầu đối với
kĩ năng viết VBTT trong chương trình mơn Ngữ văn một số quốc gia trên thế giới, cụ thể ở Mĩ
và Singapore trong sự đối sánh với những thay đổi và chuyển biến của Chương trình giáo dục
phổ thơng mơn Ngữ văn 2018 (gọi tắt là Chương trình mơn Ngữ văn 2018) ở Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Dạy học viết VBTT trong Chương trình Tiếng Anh nghệ thuật (Ngữ văn) bậc
trung học phổ thông ở Mĩ (Common Core State Standards for English Language Arts)
Cho đến hiện nay, Mĩ luôn là quốc gia có nền giáo dục xếp hàng đầu trên thế giới với
chương trình giáo dục phát triển tồn diện và bình đẳng. Hệ thống giáo dục phổ thơng của quốc
gia này gồm 12 lớp, chia thành ba cấp: Tiểu học (K-5), Trung học cơ sở (Grade 6-8), Trung học
phổ thông (Grade 9-12). Bộ tiêu chuẩn chung cốt lõi dành cho các môn học Tiếng Anh nghệ
thuật, Lịch sử/Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật (Common Core State Standards
for English Language Arts & Literacy in History/Social Studies, Science, and Technical
Subjects - gọi tắt là Chuẩn chung cốt lõi/CCSS) là bộ tiêu chuẩn giáo dục được The Council of
Chief School Oficcers (CCSSO) và National Governors Association Center for Best Practices
(NGA) ban hành vào tháng 6 năm 2010. Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên (1) căn
cứ khoa học và thực tiễn, (2) phù hợp với kỳ vọng của đại học và nghề nghiệp (3) chặt chẽ và
đạt chuẩn quốc tế, mỗi tiêu chuẩn cụ thể trong đó là chứng cứ tốt nhất cho thấy năng lực học
sinh đạt được vô cùng cần thiết cho sự sẵn sàng ở môi trường đại học và nghề nghiệp trong thế
kỉ XXI và bối cảnh cạnh tranh toàn cầu [5, 3].
Với môn Tiếng Anh nghệ thuật, trọng tâm của Chuẩn chung cốt lõi là sự mở rộng và phát
triển Bộ tiêu chẩn sẵn sàng cho đại học và nghề nghiệp (College and Career Readiness – CCR)
trên các điểm: (1) xây dựng chuẩn riêng, cụ thể cho từng lớp và cấp học (Từ lớp 9 -12, tiêu
chuẩn được sử dụng chung cho hai năm một: grade 9-10, grade 11-12), (2) chú trọng kết quả đạt
được hơn cách thức và phương tiện thực hiện (Bằng việc nhấn mạnh thành tích cần đạt, CCSS
tạo cơ sở cho giáo viên, người phái triển chương trình và các bang chủ động trong việc lựa chọn
cách thức và nội dung thực hiện mục tiêu), (3) tích hợp các mơ hình giao tiếp theo trục Đọc –
Viết – Nói và Nghe – Ngơn ngữ nhằm kết nối chặt chẽ tiến trình giao tiếp, (4) kết hợp các kĩ
năng nghiên cứu và truyền thơng trong tồn bộ các tiêu chuẩn, (5) trách nhiệm chung trong việc
phát triển năng lực đọc thông viết thạo của học sinh được chú ý ở việc tương tác với các loại
văn bản, (6) tập trung và rõ ràng trong việc hướng dẫn và đánh giá [5, 5].
Qua khảo sát, có thể nhận thấy hệ thống văn bản trong môn Tiếng Anh nghệ thuật được
phân thành hai loại chủ yếu: VBTT và VBVH. Trong đó, VBTT được chú ý đáng kể trong toàn
bộ Chuẩn chung cốt lõi với mục tiêu chuẩn bị cho người học sự sẵn sàng trên tất cả các năng lực
đọc – viết – nói và nghe để thích ứng với việc học đại học và định hướng nghề nghiệp trong bối
cảnh cạnh tranh toàn cầu và nền kinh tế thông tin của thế kỉ XXI. Cụ thể, Kết quả đánh giá quốc
gia về sự phát triển giáo dục (NAEP) của Mĩ năm 2009 đã cho thấy tỉ lệ VBTT được giảng dạy
trong khung chương trình đọc hiểu ngày một tăng lên ở các bậc học với khoảng cách lớn so với
VBVH [5, 5]:
22
Dạy học viết văn bản thơng tin trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông…
Bảng 1. Tỉ lệ phân bổ VBTT và VBVH ở các lớp trong Khung Đọc hiểu (NAEP) 2009
(nguồn: National Assessment Governing Board, 2008)
Lớp
Văn bản văn học
Văn bản thông tin
4
50%
50%
8
45%
55%
12
30%
70%
Tương tự với kĩ năng đọc hiểu, một trong những thay đổi quan trọng nhất về chuẩn kĩ năng
viết bậc trung học phổ thông ở Chuẩn chung cốt lõi là sự chuyển dịch từ sự thống lĩnh của kiểu
văn bản tự sự sang việc chú trọng viết VBTT và văn bản nghị luận. Nguyên nhân đằng sau của
sự thay đổi này chính là những yêu cầu học thuật nhằm chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng với
các kiểu văn bản viết sẽ được tạo lập ở đại học và nghề nghiệp. Các yêu cầu đối với kĩ năng viết
nói chung và viết VBTT nói riêng được mơ tả và thiết kế cho từng nhóm lớp trên các phương
diện chính: (1) Loại văn bản và mục đích viết, (2) Tạo lập và phân bổ kĩ năng viết, (3) Nghiên
cứu xây dựng và trình bày tri thức, (4) Phạm vi viết [5, 46-47], cụ thể như dưới đây:
Lớp 9 - 10
Lớp 11- 12
Loại văn bản và mục đích viết
2. Viết những văn bản thơng tin/giải thích
(informative/explanatory text) để kiểm
chứng và truyền tải những ý tưởng và
thông tin phức tạp một cách rõ ràng, chính
xác thơng qua sự lựa chọn, cách tổ chức và
phân tích nội dung một cách hiệu quả.
2. Viết những văn bản thơng tin/giải thích
(informative/explanatory text) để kiểm chứng
và truyền tải những ý tưởng và thơng tin phức
tạp một cách rõ ràng, chính xác thơng qua sự
lựa chọn, cách tổ chức và phân tích nội dung
một cách hiệu quả.
a. Giới thiệu một chủ đề; sắp xếp các ý
tưởng, các khái niệm và các thông tin phức
tạp để tạo ra các kết nối và khác biệt quan
trọng; bao gồm các hình thức định dạng (đề
mục, tiêu đề), yếu tố đồ họa (hình vẽ, bảng
biểu) và đa phương tiện khi cần thiết để hỗ
trợ việc nắm bắt thông tin.
a. Giới thiệu một chủ đề; sắp xếp các ý tưởng,
các khái niệm và các thông tin phức tạp từ đó
mỗi một yếu tố mới được xây dựng dựa trên
các yếu tố phía trước tạo nên sự thống nhất
trọn vẹn; bao gồm các hình thức định dạng (đề
mục, tiêu đề), yếu tố đồ họa (hình vẽ, bảng
biểu) và đa phương tiện khi cần thiết để hỗ trợ
việc nắm bắt thông tin.
b. Phát triển chủ đề với các dữ kiện được
lựa chọn hợp lý, có liên quan và đầy đủ,
các định nghĩa mở rộng, chi tiết và trích
dẫn cụ thể, hoặc các thơng tin và ví dụ phải
phù hợp với vốn hiểu biết của độc giả về
chủ đề.
b. Phát triển chủ đề thông qua việc lựa chọn
các dữ kiện quan trọng và liên quan nhất, các
định nghĩa mở rộng, chi tiết và trích dẫn cụ
thể, hoặc các thơng tin và ví dụ phải phù hợp
với vốn hiểu biết của độc giả về chủ đề.
c. Sử dụng các phương tiện liên kết một
cách thích hợp và đa dạng để kết nối các
phần chính của văn bản, tạo sự mạch lạc,
làm sáng rõ mối quan hệ giữa các ý tưởng
và khái niệm phức tạp.
c. Sử dụng các phương tiện liên kết và cú pháp
một cách thích hợp và đa dạng để kết nối các
phần chính của văn bản, tạo sự mạch lạc, làm
sáng rõ mối quan hệ giữa các ý tưởng và khái
niệm phức tạp.
d. Sử dụng ngôn ngữ và từ vựng chuyên d. Sử dụng ngôn ngữ và từ vựng chuyên biệt,
biệt một cách chính xác để làm chủ mức độ các kỹ thuật như ẩn dụ, so sánh, loại suy để
phức tạp của chủ đề.
làm chủ mức độ phức tạp của chủ đề.
23
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
e. Thiết lập và duy trì phong cách viết đúng
chuẩn mực và giọng điệu khách quan đồng
thời chú ý đến những quy tắc và quy ước
trong quy định về viết.
e. Thiết lập và duy trì phong cách viết đúng
chuẩn mực và giọng điệu khách quan đồng
thời chú ý đến những quy tắc và quy ước trong
quy định về viết.
f. Đưa ra câu hoặc đoạn có tính chất kết
luận hoặc được rút ra hoặc để củng cố cho
những thơng tin và giải thích được trình
bày trước đó (ví dụ: khẳng định thông điệp
và ý nghĩa hoặc ý nghĩa của chủ đề).
f. Đưa ra câu hoặc đoạn có tính chất kết luận
hoặc được rút ra hoặc để củng cố cho những
thơng tin và giải thích được trình bày trước đó
(ví dụ: khẳng định thơng điệp và ý nghĩa hoặc
ý nghĩa của chủ đề).
Tạo lập và phân bổ kĩ năng viết
4. Viết văn bản rõ ràng và mạch lạc, trong 4. Viết văn bản rõ ràng và mạch lạc, trong đó
đó sự phát triển, tổ chức và văn phong phải sự phát triển, tổ chức và văn phong phải tương
tương thích với chủ đề, mục đích và đối thích với chủ đề, mục đích và đối tượng.
tượng.
5. Phát triển và củng cố kĩ năng viết khi cần
thiết bằng các bước lập dàn ý (planning), rà
soát (revising), chỉnh sửa (editing), viết lại
(rewriting), hoặc thử cách tiếp cận mới,
chú trọng nhận diện những vấn đề quan
trọng nhất cho mục đích và độc giả nhất
định.
5. Phát triển và củng cố kĩ năng viết khi cần
thiết bằng các bước lập dàn ý (planning), rà
soát (revising), chỉnh sửa (editing), viết lại
(rewriting), hoặc thử cách tiếp cận mới, chú
trọng nhận diện những vấn đề quan trọng nhất
cho mục đích và độc giả nhất định.
6. Sử dụng công nghệ, bao gồm internet để
tạo lập, công bố và cập nhật các bài viết cá
nhân và nhóm, khai thác tối đã những ưu
thế của công nghệ để kết nối với các thơng
tin khác và trình bày thơng tin một cách
linh hoạt và năng động.
6. Sử dụng công nghệ thông tin, bao gồm
internet để tạo lập, công bố và cập nhật các bài
viết cá nhân và nhóm để đáp lại các phản hồi
liên lục, bao gồm các lý lẽ và thơng tin mới.
Nghiên cứu xây dựng và trình bày kiến thức
7. Tiến hành các dự án nghiên cứu ngắn
hoặc dài hạn nhằm trả lời một câu hỏi (bao
gồm cả những câu hỏi do cá nhân tự đặt ra)
hoặc giải quyết một vấn đề; thu hẹp hoặc
mở rộng việc khám phá khi thích hợp, tổng
hợp chủ đề từ nhiều nguồn khác nhau,
chứng tỏ hiểu biết về vấn đề dưới góc nhìn
điều tra nghiên cứu.
7. Tiến hành các dự án nghiên cứu ngắn hoặc
dài hạn nhằm trả lời một câu hỏi (bao gồm cả
những câu hỏi do cá nhân tự đặt ra) hoặc giải
quyết một vấn đề; thu hẹp hoặc mở rộng việc
khám phá khi thích hợp, tổng hợp chủ đề từ
nhiều nguồn khác nhau, chứng tỏ hiểu biết về
vấn đề dưới góc nhìn điều tra nghiên cứu.
8. Thu thập thơng tin liên quan từ nhiều
nguồn tài liệu in và kỹ thuật số có bản
quyền, sử dụng hiệu quả các cơng cụ tìm
kiếm nâng cao, đánh giá mức độ hữu dụng
của từng nguồn trong việc trả lời câu hỏi
nghiên cứu, tích hợp thông tin trong văn
bản một cách chọn lọc để duy trì mạch nội
dung, tránh đạo văn và tuân thủ định dạng
chuẩn cho việc trích dẫn.
8. Thu thập thơng tin liên quan từ nhiều nguồn
tài liệu in và kỹ thuật số có bản quyền, sử
dụng hiệu quả các cơng cụ tìm kiếm nâng cao,
đánh giá điểm mạnh và hạn chế của từng
nguồn về nhiệm vụ, mục đích và đối tượng
độc giả; tích hợp thơng tin trong văn bản một
cách chọn lọc để duy trì mạch nội dung, tránh
đạo văn và việc phụ thuộc quá mức vào bất kỳ
nguồn nào, và tuân thủ định dạng chuẩn cho
việc trích dẫn
24
Dạy học viết văn bản thơng tin trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông…
9. Rút ra các dẫn chứng từ các VBVH hoặc
VBTT nhằm hỗ trợ việc phân tích, nhận xét
và nghiên cứu trong bài viết:
a. Vận dụng Chuẩn kĩ năng đọc lớp 9-10
vào văn bản văn học (Ví dụ: Phân tích cách
tác giả đã khai thác và chuyển hóa chất liệu
sáng tạo thành một tác phẩm cụ thể. Ví dụ:
Cách Shakespear xử lý đề tài hoặc chủ đề
từ Ovid hoặc Kinh thánh, hoặc cách một
tác giả đời sau khai thác kịch của
Shakespear.)
b. Vận dụng Chuẩn kĩ năng đọc lớp 9-10
vào văn bản phi hư cấu (Ví dụ: Mô tả và
đánh giá lập luận và các luận điểm cụ thể
trong một văn bản, đánh giá xem liệu lý lẽ
có xác đáng, bằng chứng có tin cậy và đầy
đủ, phủ định những tuyên bố và lập luận sai
lầm.
9. Rút ra các dẫn chứng từ các VBVH hoặc
VBTT nhằm hỗ trợ việc phân tích, nhận xét và
nghiên cứu trong bài viết:
a. Vận dụng Chuẩn kĩ năng đọc lớp 11-12 vào
văn bản văn học (Ví dụ: Trình bày hiểu biết về
các tác phẩm nền tảng vào thế kỷ 18, 19 , đầu
20 của văn học Mỹ, bao gồm cách hai hay
nhiều văn bản cùng giai đoạn xử lý cùng một
đề tài hoặc chủ đề).
b. Vận dụng Chuẩn kĩ năng đọc lớp 11-12 vào
văn bản phi hư cấu (ví dụ: Mơ tả và đánh giá
lập luận trong văn bản kinh điển của Hoa Kỳ,
bao gồm việc vận dụng các nguyên tắc hiến
pháp và sử dụng lập luận pháp lý (ví dụ:
nguyên tắc đồng thuận đa số và bất đồng ý
kiến ở Tịa án tối cao Hoa Kỳ; cơ sở, mục đích
và lập luận trong các hoạt động ủng hộ cơng
chúng (ví dụ: Các nhà chủ nghĩa liên bang,
bài diễn văn tổng thống).
Phạm vi viết
10. Viết thường xuyên trong các khung thời
gian mở rộng (thời gian nghiên cứu, nhận
xét, rà soát) và khung thời gian ngắn (một
buổi, một hoặc hai ngày) cho một phạm vi
nhiệm vụ, mục đích và đối tượng.
10. Viết thường xuyên trong các khung thời
gian mở rộng (thời gian nghiên cứu, nhận xét,
rà soát) và khung thời gian ngắn (một buổi,
một hoặc hai ngày) cho một phạm vi nhiệm
vụ, mục đích và đối tượng.
2.2. Dạy học viết VBTT trong Chương trình mơn Ngơn ngữ Anh bậc trung học ở
Singapore (English Language Syllabus: Secondary - Express/Normal [Academic]
Course)
Theo báo cáo xếp hạng cao của PISA năm 2016 (Coughlan, 2016- Pisa tests: Singapore top
in global education rankings - BBC News), hệ thống giáo dục của Singapore được đánh giá là
một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Với ngơn ngữ chính là tiếng Anh, hệ
thống giáo dục quốc dân của Singapore được chia thành hai cấp tiểu học và trung học, trong đó
chương trình tiểu học gồm 6 năm bắt buộc. Sau khi tốt nghiệp, tùy theo thành tích học tập, học
sinh sẽ được phân luồng vào trung học qua hai bậc (sơ cấp tương đương THCS và trung cấp
tương đương THPT) với hai loại hình “Cấp tốc” (Express) gồm 4 năm và “Phổ thông”
(Normal/Academic) gồm 5 năm. Chương trình giáo dục phổ thơng của Singapore liên tục được
thay đổi, cập nhật và điều chỉnh theo thường kỳ 10 năm. Trong bài viết này, chúng tôi thực hiện
khảo sát chương trình dạy viết văn bản thơng tin được thiết kế trong Chương trình giáo dục mơn
Ngơn ngữ Anh bậc trung học do Bộ Giáo dục Singapore ban hành năm 2010 và 2020.
Dựa trên Khung năng lực thế kỉ XXI và chuẩn đầu ra người học (Framework for 21st
Century Competencies and Student Outcomes), Chương trình giáo dục mơn Ngơn ngữ Anh của
Singapore hướng đến mục tiêu phát triển năng lực người học, giúp họ trở thành: Người giao tiếp
đồng cảm (Empathetic communicators), Người đọc sáng suốt (Discerning readers) và Người
khám phá sáng tạo (Creative inquirers) với các giá trị cốt lõi bao gồm: Tôn trọng (Respect) –
Trách nhiệm (Responsibility) – Thích ứng (Resilience) – Trung thực (Integrity) – Nhân ái
(Care) – Đồng cảm (Harmony). Từ mục tiêu tổng quát, Chương trình cụ thể hóa thành các mục
tiêu nhằm phát triển hiệu quả và chất lượng việc sử dụng ngôn ngữ cho học sinh theo các tiêu
25
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
chí: (1)- Nghe, đọc và xem một cách phản biện và chính xác, hiểu và đánh giá cao một loạt các
VBTT và VBVH chuẩn mực từ các nguồn in, điện tử và kĩ thuật số, (2)- Nói, viết và trình bày
bằng tiếng Anh chuẩn ngữ pháp, trơi chảy, dễ hiểu và phù hợp với mục đích, đối tượng, bối
cảnh và văn hóa, (3)-Sử dụng ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh chuẩn xác và phù hợp, hiểu cách
người nói/viết dùng từ và sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp và truyền đạt thông điệp, (4)- Sử dụng
tiếng Anh với các tác động, hiệu quả và ảnh hưởng của nó.
Về nội dung dạy học, Chương trình giáo dục mơn Ngơn ngữ Anh xây dựng trên trục tích
hợp các kỹ năng giao tiếp: Nghe và Xem (Listening and Viewing), Đọc và Xem (Reading and
Viewing), Nói và Trình bày (Speaking and Representing), Viết và Trình bày (Writing and
Representing), Ngữ pháp và Từ vựng nhằm phát triển khả năng đọc viết tồn diện của thanh
thiếu niên. Trong đó, các kĩ năng nghe, đọc và quan sát là những kĩ năng tiếp nhận (receptive
skills) cần thiết nhằm kiến tạo thông điệp từ các ý tưởng và thơng tin; các kĩ năng nói, viết và
trình bày là những kĩ năng tạo lập (productive skills) cho phép tạo ra và truyền tải thông điệp.
Các kĩ năng Xem và Trình bày được tích hợp với Nghe-Đọc-Nói-Viết nhằm nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc phát triển năng lực thơng thạo thơng tin, truyền thơng và hình ảnh thị giác
trong dạy và học môn Ngôn ngữ Anh [6, 16].
Có thể nhận thấy Chương trình giáo dục mơn Ngôn ngữ Anh từ năm 2010 đến 2020 của
Singapore đã có những biến chuyển đáng chú ý trước những yêu cầu và thách thức của thời đại
công nghệ đối với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực của thế kỉ XXI. Kiên trì theo đuổi cách tiếp
cận năng lực, quá trình dạy và học trong chương trình từ đó được mở rộng giới hạn trên nhiều
phạm vi. Cụ thể, về kĩ năng, tích hợp các kĩ năng giao tiếp cơ bản Đọc-Nghe-Nói-Viết cùng
Xem-Trình bày để nhấn mạnh vai trị của năng lực đa giao tiếp (multiliteracies) dưới tác động
của bối cảnh tồn cầu hóa về tri thức và cơng nghệ số với sự gia tăng và song hành của các kênh
giao tiếp. Về nội dung giáo dục, chú trọng mở rộng biên độ của các thể loại văn bản, bao gồm
các nguồn văn bản in, văn bản điện tử và văn bản kĩ thuật số với đề tài và chủ đề đa dạng, trong
đó nhóm thành hai loại văn bản chủ yếu: văn bản văn học (phục vụ mục đích sáng tạo và bày tỏ
cá nhân) và văn bản thông tin/chức năng. Như vậy, việc dạy và học VBTT chiếm giữ một một
vị trí quan trọng, thậm chí phủ lên toàn bộ mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung và phương pháp
dạy học của Chương trình giáo dục mơn Ngôn ngữ Anh tại Singapore.
Tương tự các kĩ năng Đọc-Xem, Nghe-Xem, Nói-Trình bày, chuẩn kĩ năng Viết - Trình
bày nói chung và với VBTT nói riêng được thiết kế cụ thể ở từng tiêu chí gồm phạm vi tập
trung, chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt (kĩ năng, chiến thuật, thái độ và hành vi) như sau:
Phạm vi
tập trung
KĨ NĂNG
VÀ
CHIẾN
THUẬT
VIẾT
TRÌNH
BÀY
Chuẩn đầu ra
Kĩ năng, chiến thuật, thái độ và hành vi
LO3: Tổ chức và lựa chọn ý tưởng cho kĩ năng viết-trình bày đa dạng theo
nhiều mục đích, đối tượng, bối cảnh và văn hóa
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN Ý:
- Lập kế hoạch viết bằng việc xác định mục đích, đối tượng và bối cảnh
(những yếu tố xác định phạm vi và giọng điệu), đặt mục tiêu cho bài viết và
chủ đề trình bày được chỉ định hoặc tự chọn (văn bản văn học/văn bản thơng
tin)
- Kích thích trí tưởng tượng, tổ chức và thu thập các ý tưởng phù hợp với chủ
đề và nhiệm vụ viết-trình bày, sử dụng các chiến thuật học.
- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và tổng hợp các dữ kiện và ý tưởng từ đa dạng
các nguồn in và không in, phù hợp với mục đích người viết, nhu cầu người đọc
và bối cảnh.
LO4: Phát triển, tổ chức và diễn đạt ý tưởng trong kĩ năng viết-trình bày
26
Dạy học viết văn bản thơng tin trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông…
một cách mạch lạc và gắn kết, đa dạng theo mục đích, đối tượng, bối cảnh
và nền văn hóa
PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC Ý:
Cấp độ văn bản:
- Tổ chức các dữ kiện, ý tưởng và quan điểm theo cách phù hợp với phương
thức truyền tải, mục đích và đối tượng (vd: sử dụng đồ họa để trình bày thơng
tin một cách hiệu quả)
- Lập kế hoạch hỗ trợ thơng điệp chính của văn bản với các chi tiết và ví dụ
miêu tả/thực tế phù hợp với mục đích, đối tượng, bối cảnh và văn hóa.
- Sử dụng các tính năng văn bản (tiêu đề, tiêu điểm, mục đề chính, mục đề phụ,
chú thích, nhãn ảnh phù hợp với các loại văn bản và ngữ cảnh khác nhau.
- Đảm bảo sự mạch lạc (…)
- Sử dụng các chiến thuật hỗ trợ (giai thoại cá nhân, niềm tin cộng đồng, ý kiến
chuyên gia)
- Hỗ trợ các ý tưởng và quan điểm trong văn bản bằng việc tích hợp các kênh
âm thanh và thị giác nhằm nâng cao sự rõ ràng và ảnh hưởng của thơng điệp
chính.
Cấp độ đoạn văn:
- Thể hiện cảm xúc và suy nghĩ thông qua viết tự do về các chủ đề tự chọn, sử
dụng các chi tiết miêu tả cảm xúc và giác quan.
- Sử dụng câu chủ đề để giới thiệu ý chính đoạn văn trong văn bản thơng
tin/chức năng khi khi cần thiết.
- Củng cố, giải thích và chứng minh cho ý chính của đoạn bằng việc cung cấp
các chi tiết và ví dụ mang tính thực tế, miêu tả, cảm xúc phù hợp.
- Trình bày lại ý chính trong trong phần kết đoạn của văn bản thông tin/chức
năng khi cần thiết.
- Sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp (nối, thế, lặp từ và cấu trúc)
- Lựa chọn và sử dụng hiệu ứng ngôn ngữ để nêu/kể/miêu tả các trải nghiệm,
sự kiện, chủ đề hoặc thuyết phục người đọc chấp nhận quan điểm người viết,
hành động đề xuất.
LO5: Đánh giá, rà soát, soát lỗi và chỉnh sửa nhằm phát triển kĩ năng viếttrình bày
ĐÁNH GIÁ, RÀ SỐT VÀ CHỈNH SỬA
- Đánh giá và rà soát các bản nháp để nâng cao mức độ liên quan, trọng tâm và
sự mạch lạc nhằm đạt được sự chính xác trong diễn đạt (ví dụ: thơng qua tự
nhận xét, đánh giá chéo và đánh giá của giáo viên).
- Soát lỗi và chỉnh sửa bản nháp (ví dụ: thơng qua tự nhận xét, tham khảo từ
điển, chỉnh sửa tại lớp, chỉnh sửa chéo)
LOẠI
VĂN BẢN
LO6: Tạo lập nhiều kiểu văn bản theo nhiều mục đích sáng tạo, cá nhân,
học thuật và chức năng, sử dụng phạm vị và giọng điệu phù hợp.
VĂN BẢN THỂ HIỆN CÁ NHÂN VÀ SÁNG TẠO
Thơ (…)
Ghi chép cá nhân (…)
Tự sự (…)
27
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
VĂN BẢN CHO MỤC ĐÍCH HỌC TẬP VÀ CHỨC NĂNG
(1) Văn bản quy trình
VD: Hướng dẫn hoặc chỉ dẫn về cách di chuyển đến các địa điểm hoặc phản
ứng trong trường hợp khẩn cấp.
- Ghi lại các bước cần thực hiện hoặc làm theo gồm:
+ Viết mục đích của văn bản
+ Liệt kê các vật liệu cần thiết
+ Sắp xếp theo trình tự hoặc mơ tả các hạng mục sẽ được thực hiện hoặc các
điều kiện cần được quan sát.
+ Sử dụng các tính năng văn bản thích hợp (VD: tiêu đề chính, dấu đầu dịng,
đánh số)
(2) Văn bản ghi chú, thư từ, thư điện tử và thông báo
VD: Thông báo cho lớp học hoặc các thành viên câu lạc bộ để cung cấp thông
tin về các quy tắc, lịch trình và chương trình; Thư hoặc thư điện tử gửi cho bạn
bè hoặc bố mẹ; Thư hoặc thư điện tử gửi cho người biên tập để đề xuất, khen
ngợi hoặc phàn nàn.
- Cung cấp thông tin, giải thích một vấn đề/tình huống và bày tỏ hay biện luận
cho một quan điểm
+ Củng cố, giải thích các điểm chính và quan điểm của người viết với các bằng
chứng và ví dụ liên quan.
+ Xác định các phản biện dự đốn để duy trì quan điểm của người viết về vấn
đề/tình huống hoặc hành động được đề xuất nếu thích hợp.
+ Áp dụng các định dạng thích hợp (VD: phần chào hỏi trong thư, chữ ký
trong ghi chú và thư từ)
+ Sử dụng các tính năng văn bản thích hợp (VD: tiêu ngữ, tiêu đề chính và
phụ, dấu đầu dịng, đánh số)
(3) Văn bản tường trình
VD: bản tin của lớp học, trường học; thông báo cộng đồng; biên bản chứng
kiến một sự cố gửi cho hiệu trưởng hoặc cảnh sát, biên bản họp
- Ghi lại các chi tiết của sự cố và/hoặc giải thích cách thức và lý do tại sao nó
xảy ra bằng cách:
+ Mơ tả thơng tin cơ bản/sự kiện liên quan đến những người liên quan (VD:
địa điểm, thời gian) để định hướng người đọc
+ Mô tả, xây dựng, hỗ trợ và giải thích các điểm chính và sự kiện
+ Nhận xét trong phần bình luận về cách thức và nguyên nhân sự cố xảy ra
+ Sử dụng các tính năng văn bản thích hợp (VD: tiêu đề, tiêu điểm, tiêu mục
chính và phụ, dấu đầu dịng, đánh số)
(4) Văn bản báo cáo thơng tin
VD: báo cáo của các dự án công việc, tờ bướm hoặc tờ rơi công cộng, tin tức
và các bài báo về nhiều chủ đề
- Cung cấp và giải thích thơng tin bằng cách:
+ Giới thiệu chủ đề (VD: trình bày khái niệm, phân loại, tri thức và bối cảnh
chung) ở phần mở đầu
+ Miêu tả, xây dựng và hỗ trợ/giải thích các điểm chính
28
Dạy học viết văn bản thơng tin trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông…
+ Diễn đạt lại các ý chính trong phần kết luận
+ Vận dụng các định dạng thích hợp (VD: các dịng kẻ trong báo chí)
+ Sử dụng các tính năng văn bản thích hợp (VD: tiêu mục chính và phụ, dấu
đầu dịng, đánh số)
(5) Văn bản giải thích
VD: văn bản giải thích cách thức và ngun nhân một sự kiện/tình huống xảy
ra
- Giải thích cách thức và nguyên nhân một sự việc hoạt động hoặc xảy ra bằng
cách:
+ Cung cấp định nghĩa/nhận định về hiện tượng, tiến trình hoặc hệ thống cần
giải thích
+ Giải thích hiện tượng, tiến trình và hệ thống
+ Sử dụng các tính năng văn bản phù hợp (VD: tiêu mục chính và phụ, chú
thích, nhãn ảnh)
(6) Văn bản trình bày
VD: Đề xuất với giáo viên hoặc hiệu trưởng ủng hộ một hành động đã lên kế
hoạch; Bài trình bày thuyết phục người đọc chấp nhận quan điểm của người
viết về một vấn đề; Bài bình luận truyền đạt quan điểm của người viết về một
tình huống, địa điểm, con người.
- Trình bày, giải thích và khẳng định quan điểm của người viết về một vấn
đề/tình huống hoặc hành động được đề xuất nhằm thuyết phục người đọc chấp
nhận bằng cách:
+ Nêu quan điểm người viết/hành động được đề xuất trong phần mở đầu để
định hướng người đọc
+ Ủng hộ quan điểm của người viết với các ví dụ và bằng chứng có liên quan
+ Giải quyết các phản biện dự đốn đề duy trì quan điểm người viết/hành động
được đề xuất nếu thích hợp
+ Diễn đạt lại quan điểm của người viết/hành động được đề xuất trong phần
kết luận
+ Sử dụng các tính năng văn bản thích hợp (VD: tiêu đề, tiêu điểm, tiêu mục
chính và phụ, dấu đầu dịng, đánh số)
2.3. Dạy học viết VBTT trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
(2018) ở Việt Nam
Trên quan điểm tiếp cận phẩm chất, năng lực học sinh và xây dựng theo hướng mở,
Chương trình mơn Ngữ văn (2018) của Việt Nam là sự cụ thể hóa và thực thi các mục tiêu được
đề ra từ Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong
đó, các điểm thay đổi quan trọng so với Chương trình Ngữ văn hiện hành (2006) được căn cứ
trên đặc điểm môn học, mục tiêu chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương
pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. Cụ thể, chương trình xác định (1) mơn Ngữ văn là
mơn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học, mang tính cơng cụ và tính thẩm mĩ nhân
văn giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở học tập tất cả các môn học và hoạt động
giáo dục khác trong nhà trường; (2) “lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp đọc – viết – nói –
nghe làm trục chính xun suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình theo định
hướng năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể, nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học;
(3) nội dung giáo dục được cụ thể hóa ở hai giai đoạn: giáo dục cơ bản (lớp 1-9), giáo dục định
29
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
hướng nghề nghiệp (lớp 10-12); mục tiêu giáo dục nhằm hình thành các phẩm chất (yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm), các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và
hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù (văn học và ngôn ngữ). Tất cả những
thay đổi này đều được phản ánh và chi phối đến việc dạy học các nội dung cụ thể trong đó có
dạy học viết VBTT.
Trước hết, quan niệm về VBTT có sự thay đổi so với Chương trình Ngữ văn hiện hành
(2006). Lần đầu tiên, trong Chương trình mơn Ngữ văn 2018, khái niệm VBTT xuất hiện, được
định danh ở hai phương diện (1) về “loại văn bản”, là loại văn bản dùng để thông báo, giao dịch,
phân biệt với văn bản văn học (bộc lộ, giãi bày tình cảm) và văn bản nghị luận (thuyết phục) –
ba loại chính trong hệ thống văn bản đọc hiểu; (2) về “kiểu văn bản”, là “văn bản chủ yếu dùng
để cung cấp thông tin” [7, 102].
Về phân loại, trong kĩ năng viết, thống nhất từ Chương trình Ngữ văn hiện hành 2006 sang
Chương trình Ngữ văn 2018, từ cấp tiểu học, các kiểu văn bản thông dụng cần định hướng học
sinh tạo lập bao gồm 6 loại: văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản tự sự, văn bản thuyết
minh, văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận. Các tiểu loại thuộc VBTT gồm có văn bản thuyết
minh và văn bản nhật dụng. Tuy nhiên, khái niệm văn bản nhật dụng được thu hẹp phạm vi so
với chương trình hiện hành để chỉ văn bản chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng
ngày, thay thế khái niệm văn bản hành chính cơng vụ như trước kia.
Về phương pháp dạy viết, thay vì các đơn vị bài học được thiết kế theo các mơ hình khép
kín (lý thuyết về đặc trưng văn bản, thực hành, và ôn tập), dạy học viết VBTT nói riêng dạy viết
nói chung được triển khai theo tiến trình mở gồm các bước: trước viết, viết và sau viết. Các
chiến thuật cụ thể trong quy trình được chia ra: lập kế hoạch, tìm và lập dàn ý, viết, rà sốt,
chỉnh sửa, cơng bố nhóm lại ở hai nội dung: Quy trình viết và Thực hành viết. Như vậy, việc
viết VBTT được thực hiện sau phần đọc hiểu VBTT, đơn vị bài học được xây dựng khép kín
thành một quy trình cụ thể với các u cầu cần đạt, phạm vi, mục đích và đối tượng rõ ràng.
Nhờ đó, việc dạy viết được đánh giá cân bằng giữa hai phương diện bài viết – sản phẩm
(product) và tiến trình – các bước cụ thể (process).
Về cấu trúc và yêu cầu cần đạt, trong Chương trình Ngữ văn 2006, việc tạo lập văn bản
thuyết minh và các văn bản khác thuộc của VBTT được dạy chủ yếu từ cấp THCS, song chỉ tập
trung ở một số lớp nhất định (lớp 8 và lớp 10). Ở chương trình làm văn THPT, tỉ lệ phân bổ của
văn bản thuyết minh và các văn khác khác giảm dần để nhường chỗ cho văn bản nghị luận – văn
bản được sử dụng chủ yếu trong các kì thi và đánh giá. Sang Chương trình mơn Ngữ văn 2018,
việc dạy viết VBTT được phân bổ đồng đều ở các cấp và lớp học với mức độ tăng dần về độ
phức tạp của kĩ thuật và chiến thuật viết. Trong chương trình Ngữ văn THPT, các dạng VBTT
trong dạy viết phong phú về kiểu loại, vừa gần gũi với đời sống vừa gắn liền với mục tiêu phát
triển năng lực tư duy của học sinh như: văn bản thuyết minh, bản nội quy, bản hướng dẫn, bài
giới thiệu, báo cáo kết quả nghiên cứu… Đặc biệt, các dạng văn bản thuyết minh và báo cáo
nghiên cứu được lồng ghép trong việc dạy học các chuyên đề nhằm tích hợp các chủ đề, nội
dung và kỹ năng học tập nội môn và liên môn cho học sinh. Việc dạy viết văn bản thuyết minh
đòi hỏi các yêu cầu cao hơn, đồng thời sự xuất hiện của báo cáo nghiên cứu cho thấy nỗ lực của
chương trình trong việc thực hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị cho việc viết các
dạng văn bản phức tạp của bậc đại học và môi trường nghề nghiệp. Dưới đây là yêu cầu cần đạt
đối với việc dạy viết VBTT từ lớp 10- 12 theo Chương trình môn Ngữ văn 2018:
Lớp
Ngữ liệu
Yêu cầu cần đạt
– Báo cáo nghiên cứu; văn bản – Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn
thuyết minh có lồng ghép một hay ở nơi công cộng.
nhiều yếu tố miêu tả, tự sự, biểu – Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về
30
Dạy học viết văn bản thơng tin trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông…
10
cảm, nghị luận
– Nội quy, văn bản hướng dẫn
một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, cước chú và
các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Chuyên đề 10.1: Tập nghiên cứu – Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
và viết báo cáo về một vấn đề văn
học dân gian
Chuyên đề 10.3: Đọc, viết và – Biết cách viết bài giới thiệu một tập thơ, tập
giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn, một tiểu thuyết.
truyện hoặc một tiểu thuyết
– Bài thuyết minh có lồng ghép
một hay nhiều yếu tố như miêu tả,
tự sự, biểu cảm, nghị luận
– Báo cáo nghiên cứu
11
– Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một
hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự,
biểu cảm, nghị luận.
– Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác
cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước
chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng
các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Chuyên đề 11.1: Tập nghiên cứu – Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
và viết báo cáo về một vấn đề văn
học trung đại Việt Nam
Chuyên đề 11.3: Đọc, viết, giới – Biết viết bài giới thiệu về một tác giả văn học
thiệu về một tác giả văn học
đã đọc.
12
– Thuyết minh có lồng ghép một
hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự
sự, biểu cảm, nghị luận
– Báo cáo nghiên cứu, thư trao
đổi công việc
– Viết được văn bản dưới hình thức thư trao
đổi cơng việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm.
– Viết được báo cáo kết quả của bài tập dự án
hay kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự
nhiên hoặc xã hội; có sử dụng sơ đồ, bảng biểu,
có thuyết minh các hình ảnh minh hoạ, có sử
dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần
tài liệu tham khảo.
Chuyên đề 12.1: Tập nghiên cứu – Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
và viết báo cáo về một vấn đề văn
học hiện đại và hậu hiện đại
Chuyên đề 12.2: Tìm hiểu về – Biết cách tìm hiểu, giới thiệu, thuyết trình về
một tác phẩm nghệ thuật chuyển một tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ
thể từ văn học
văn học.
Chuyên đề 12.3: Tìm hiểu phong – Biết viết bài giới thiệu về phong cách sáng
cách sáng tác của một trường tác của một trường phái văn học.
pháo văn học: cổ điển, hiện thực
hoặc lãng mạn
3. Kết luận
Qua khảo sát và đối sánh nội dung dạy học viết VBTT trong chương trình Ngữ văn bậc phổ
thơng trên thế giới, cụ thể ở giáo dục Mĩ, Singapore và Việt Nam chúng tôi nhận thấy một số kinh
nghiệm trong việc tiếp cận việc dạy học viết VBTT đối với chương trình Ngữ văn mới như sau:
31
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Về đặc điểm chương trình, dạy học VBTT nói chung, dạy viết VBTT nói riêng là xu thế và
yêu cầu tất yếu của chương trình Ngữ văn dưới tác động và ảnh hưởng của bối cảnh toàn cầu
đang được định vị với các đặc trưng như nền kinh tế tri thức, cách mạng công nghiêp 4.0, công
nghệ số, thời đại bùng nổ thông tin… Trong mục tiêu tổng quát của nền giáo dục nhằm đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng các năng lực thế kỉ XXI, việc thiết kế nội dung dạy học viết VBTT cần
hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc thiết kế các chuẩn kĩ năng và
yêu cầu cần đạt gắn với các thang đo nhận thức rõ ràng, hệ thống và dễ đạt được.
Việc dạy viết VBTT luôn và cần được tích hợp, gắn kết và thúc đẩy trong trục các kỹ năng
giao tiếp gồm Đọc – Viết – Nói và Nghe, đồng thời tích hợp giữa hai trục kiến thức văn học và
ngơn ngữ. Nhờ đó, việc dạy viết VBTT sẽ củng cố cho năng lực đọc hiểu cũng như tiếp nhận
thông tin đồng thời phát triển năng lực giao tiếp thông qua tạo lập thông tin và trao đổi thông
tin. Trên hai năng lực nền tảng là đọc – viết, thúc đẩy hài hòa việc rèn luyện và hình thành các
năng lực nói và nghe. Từ đó, cần có sự mở rộng biên độ năng lực giao tiếp ngôn ngữ từ đọc
thông viết thạo “literacy” thành đa giao tiếp “multiliteracies” và “digital literacy”, tiếp nhận và
thông tin trên cơ sở dữ liệu đa phương thức gồm văn bản in, văn bản điện tử, văn bản kĩ thuật
số… Ứng dụng internet và các kĩ thuật đồ họa trong việc tạo lập và công bố sản phẩm viết, thúc
đẩy chất lượng và hiệu quả giao tiếp bằng văn bản.
Việc dạy viết VBTT cần bám sát đặc trưng thể loại, chú trọng vai trị của các yếu tố hình
thức như định dạng, tính năng văn bản, đồ hình (lược đồ, biểu đồ, bảng biểu, hình vẽ…) đề
hướng dẫn học sinh tạo lập các văn bản có nội dung và hình thức đa dạng, kết hợp kênh hình và
kênh chữ, truyền tải hiệu quả và trọn vẹn thông tin, phù hợp bối cảnh và văn hóa. Mặt khác, cần
đa dạng hóa các kiểu loại văn bản trong dạy học viết VBTT nhằm thực hiện song hành hai đặc
điểm của môn Ngữ văn – tính cơng cụ và tính thẩm mĩ-nhân văn. Các kiểu loại VBTT phổ biến
trong thực tế đời sống khi đưa vào dạy viết phải vừa đảm bảo tính chuẩn mực về phong cách
vừa phải mang tính ích dụng.
Trong dạy học viết VBTT, cần chú ý trên cả hai phương diện tiến trình và sản phẩm
(process – product) nhằm đạt được mục tiêu năng lực cao nhất. Trong tiến trình viết, cần chú ý
nhiều hơn ở các khâu trước viết bằng các kỹ thuật mơ hình hóa khái niệm và nhận diện cấu trúc
vấn đề/đối tượng nhằm phát triển nhận thức của học sinh về thế giới thông tin; ở khâu cơng bố
cần khuyến khích sự sáng tạo và nhu cầu bộc lộ năng lực cá nhân của học sinh thơng qua việc
trình bày và chia sẻ sản phẩm viết. Từ đó, việc dạy viết VBTT sẽ góp phần hình thành nên
người giao tiếp sáng tạo và đồng cảm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Văn bản thơng tin trong chương trình Ngữ văn của một số nước
trên thế giới, />[2] Steve Graham, Charles A.Macthur, Jill Fitzgerald, 2013. Best Practices in Writing
Instructions (2nd edition), The Guilford Press, New York.
[3] Barbara A. Braker-Walters, 2014. Informational Text and the Common Core: A Content
Analysis of Three Basal Reading Programs. SAGE Open, Volume 4, Issue 4.
[4] Hien Thu Thi Pham, Phuong Thi Le, Thuy Phuong La, 2020. Investigating Informational
Texts Teaching and Learning in Developing Countries: The Case of Vietnamese High
Schools, International Journal of Education and Practice, Volume 8, Number 8, p.557-567.
[5] National Governors Association Center for Best Practices & Council of Chief State School
Officers, 2010. Common Core State Standards for English Language Arts and Literacy in
History/Social Studies, Science, and Technical Subjects,
/assets/CCSSI_ELA%20Standards.pdf
32
Dạy học viết văn bản thơng tin trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông…
[6] Ministry of Education Singapore, 2010, 2020. English Language Syllabus 2010,
Curriculum Planning & Development Division.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành
kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo).
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
ABSTRACT
Teaching informational text in some Literature and Linguistic Curriculums
in the world and Vietnam: a comparative survey
Nguyen Thi Xuan Quynh
Faculty of Philology, College of Education, Vinh University
In the last two decades, with the shift of high school education to competence approaching,
the literature and linguistic curriculums in many countries have witnessed crucial changes in the
teaching of writing. This paper surveys the standards for writing competency in information
texts in the US and Singapore compare to changes in Vietnam's Literature and Linguistics
Curriculum. Therefore, we draw out some experiences in teaching writing to develop students'
competencies in the Vietnamese current educational context.
Keywords: informational texts, literature and linguistics curriculum, CCSS, ELS, writing
competency, teaching writing.
33