Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

45 TĂNG CƯỜNG THU hút FDI vào NGÀNH LOGISTICS của VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 104 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------

SINH VIÊN: NGUYỄN NHƯ NGỌC
LỚP: CQ54/08.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH
LOGISTICS CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính Quố tế
Mã số: 08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐINH TRỌNG THỊNH

Hà Nội - 2020


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này do tự bản thân thực hiện và khơng sao
chép cơng trình của người khác. Các thơng tin trong khóa luận có nguồn gốc
và được trích dẫn rõ ràng. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
ngun bản của khóa luận.
Hà Nội, ngày



tháng

Sinh viên
Nguyễn Như Ngọc

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02

năm


Luận văn tốt nghiệp

2

Học viện Tài chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................5
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO NGÀNH LOGISTICS................................................................5
1.1

Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài..............................5

1.1.1


Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)..................................5

1.1.2

Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngồi............................................6

1.1.3

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................7

1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài................................................8
1.1.5
1.2

Thu hút FDI........................................................................................13
Tổng quan về ngành Logistics...............................................................15

1.2.1 Khái niệm về ngành Logistics...............................................................15
1.2.2 Đặc điểm của ngành Logisics.................................................................18
1.2.3 Sự cần thiết thu hút FDI vào ngành Logistics........................................20
1.3

Thu hút FDI vào ngành Logistics..........................................................22

1.3.1 Các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào ngành Logistics...................22
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu hút FDI vào ngành Logistics............25
CHƯƠNG 2.....................................................................................................27
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH LOGISTICS Ở VIỆT NAM
.........................................................................................................................27

2.1 Logistics ở Việt Nam – quá trình phát triển và thực trạng........................27
2.1.1. Quá trình phát triển logistics ở Việt Nam..............................................27
2.1.2 Thực trạng phát triển Logistics ở Việt Nam...........................................30
2.2 Cơ cấu thị trường và các nguồn vồn phân bổ của ngành Logistics...........35
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện Tài chính

2.3 Thực trạng thu hút FDI vào ngành Logistics ở Việt Nam trong thời gian
qua...................................................................................................................43
2.3.1 Cơ cấu thu hút theo đối tác đầu tư..........................................................43
2.2.2 Cơ cấu thu hút theo địa phương.............................................................47
2.2.3 Cơ cấu theo hình thức đầu tư.................................................................49
2.3 Đánh giá hoạt động thu hút FDI vào ngành Logistics ở Việt Nam...........52
2.3.1 Kết quả đạt được....................................................................................52
2.3.2 Những hạn chế trong việc thu hút FDI vào ngành Logistics ở Việt Nam
.........................................................................................................................54
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế...........................................................56
2.3.4 Tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong ngành..........................60
CHƯƠNG 3.....................................................................................................62
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH LOGISTICS Ở
VIỆT NAM......................................................................................................62
3.1 Định hướng về thu hút FDI vào ngành logistics của Việt Nam................62
3.1.1 Cơ hội và thách thức với ngành Logistics Việt Nam..............................62
3.1.2 Định hướng phát triển ngành logistics...................................................67

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành
Logistics ở Việt Nam.......................................................................................77
3.2.1 Giải pháp vĩ mô......................................................................................77
3.2.2. Giải pháp vi mô.....................................................................................88
3.3

Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong thu hút FDI vào Việt Nam nói

chung và ngành Logistics nói riêng.................................................................96
KẾT LUẬN...................................................................................................100

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

1

Học viện Tài chính

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hiện nay, vốn đầu tư là yếu tố quyết định đến
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sau năm 2008, Việt Nam thốt khỏi nước
có thu nhập thấp. Điều này đồng nghĩa với việc những khoản viện trợ khơng
hồn lại càng ngày càng giảm. Khi đó, nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào nước ta
chính là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhu cầu đầu tư trực tiếp
nước ngoài ngày càng trở nên bức thiết trong điều kiện của xu thế quốc tế hoá

đời sống, kinh tế, cách mạng khoa học công nghệ và phân công lao động quốc
tế ngày càng tăng. Đối với các nước đang phát triển nhất là Việt Nam, đầu tư
trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng
trưởng kinh tế và là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá khả năng phát
triển. Việt Nam đang tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố để
đưa đất nước từ một nền kinh tế kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu sớm trở
thành một nước công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải
có một khối lượng vốn rất lớn. Nhận thức được điều này, cùng với việc hội
nhập về kinh tế, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết để đẩy
nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước bắt nhịp với nền kinh tế
trong khu vực và trên thế giới. Trong chặng đường đầu khi tích luỹ trong nội
bộ nền kinh tế cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn vốn có thể từ trong nước nhưng thực tế cho thấy tỉ lệ tiết kiệm này rất
thấp chưa đủ tài trợ cho đầu tư đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Do đó
nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi là vơ cùng cần thiết. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi càng có
vai trị quan trọng hơn. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu điểm
hơn nhiều so với các nguồn vốn nước ngồi khác và nó có tác động sâu rộng

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

2

Học viện Tài chính


đến nền kinh tế đất nước. Nó có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tạo
động lực phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự hịa mình vào dịng chảy chung của
nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế với mốc đánh dấu kể từ khi
nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO đã mờ ra một thời kỳ phát
triển mới với nhiều cơ hội và thách thức lớn. Nền kinh tế hiện đại với sự phát
triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ thương mại với các nước khắp tồn
cầu chính là mơi trường và động lực quan trọng đế chúng ta
chú trọng đầu tư phát triển logistics - một ngành kinh doanh hỗ trợ đắc
lực cho tất cả các hoạt động kinh tế khác. Thế nhưng, Việt Nam lại chưa thực
sự phát huy và tận dụng hết tiềm năng để phát triển logistics tương xứng để
đáp ứng được những đòi hỏi của xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
Trên thế giới, logistics đã cực kỳ phát triển, nhưng ở Việt Nam ngành
này vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai, mặc dù nước ta có rất nhiều điều
kiện cơ bản để mở rộng và hoàn thiện hơn nữa ngành kinh doanh này. Với bối
cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, thương mại quốc tế ngày được mở rộng thì
những hoạt động trong ngành logistics càng có vai trị quan trọng hơn bao giờ
hết. Nhu cầu phát triển cũng như lợi ích mà logistics đem lại là vô cùng lớn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự biết cách tận dụng
khai phá những tiềm năng để thu hút vồn FDI vào việc phát triển của
logistics. Có thể thấy rõ được vai trị và ý nghĩa chiến lược quan trọng của
việc chú trọng thu hút vốn đầu tư phát triển các hoạt động logistics ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Muốn làm được như vậy, rất cần đến việc tìm hiểu
nghiên cứu một cách cụ thể về thực trạng các hoạt động logistics ở Việt Nam.
Từ đó mới đưa ra được những giải pháp có tính khả thi cao đến việc tăng
cường thu hút vốn FDI vào thị trường logistics ở nước ta.

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02



Luận văn tốt nghiệp

3

Học viện Tài chính

Xuất phát từ những lý do trên em đã chọn đề tài "Tăng cường thu hút
FDI vào ngành Logistics của Việt Nam" làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vốn FDI vào ngành Logistics tại Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu các lý luận chung về FDI và ngành
Logistics.
Phân tích vai trò, sự cần thiết, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng
vốn FDI vào ngành Logistics tại Việt Nam giai đoạn từ tháng 4/2020 trở về
trước.
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn về hoạt động thu hút, sử dụng
FDI tại Việt Nam, khóa luận đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI vào ngành Logistics để tận dụng những lợi
ích mà lĩnh vực này đem lại góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát
triển.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Việt Nam
- Về thời gian: giai đoạn 2010-2020
- Về nội dung: thu hút FDI vào ngành Logistics tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết

hợp các phương pháp như phương pháp thống kê, tổng hợp, đối chiếu, phân
tích, so sánh, logic từ các bảng biểu, báo cáo thường niên của các Bộ, cơ quan
ban ngành và các tổ chức quốc tế… gắn lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ
vấn đề.
5. Bố cục luận văn
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

4

Học viện Tài chính

Ngồi Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngaoif vào ngành Logistics
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào ngành Logistics ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành Logistics ở
Việt Nam

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp


5

Học viện Tài chính

CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH LOGISTICS
1.1

Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Foreign Direct Investment”
và được dịch sang tiếng việt là đầu tư trực tiếp nước ngồi. Có rất nhiều khái
niệm về FDI như sau:
Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF(1997):
“Đầu tư nước ngoài là một hoạt động đầu tư thực hiện nhằm đạt
được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp trên lãnh thổ của một nền
kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành
quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.”
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCED):
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập
mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản
đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp
nói trên bằng cách:
- Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh

thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
-Mua lại tồn bộ doanh nghiệp đó.
-Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
-Cấp tín dụng dài hạn ( >5 năm).
-Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu
quyết trở lên.

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

6

Học viện Tài chính

Theo Luật đầu tư năm 2014 mà Quốc hội khóa XIII đã thơng qua ta có
thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động ở nước ngoài theo quy định của luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức
chủ đầu tư nước ngồi đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án
nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ
vốn.”
1.1.2

Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài


Một là, FDI mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ, nhưng nó ít
bị lệ thuộc hơn vào quan hệ chính trị giữa các bên nếu so sánh với các hình
thức vốn nước ngồi khác như ODA, tín dụng quan hệ thương mại.
Hai là, FDI thiết lập quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở
một nước khác.
Ba là, FDI kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã
được đầu tư. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, khơng
có những ràng buộc về kinh tế, chính trị, khơng để lại gánh nợ nần cho nền
kinh tế.
Bốn là, Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngồi nước tiếp nhận đầu tư
có thể tiếp nhận công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý…
là những mục tiêu mà những hình thức đầu tư khác khơng có được.
Năm là, FDI liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa
quốc gia và sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế, thương mại quốc tế.
Tóm lại, mục đích cuối cùng của FDI là lợi nhuận, là khả năng sinh
lời cao hơn khi sử dụng đồng vốn ở nước bản địa. Bản chất của FDI là mục
đích kinh tế được đặt lên hàng đầu. Thông qua FDI, các chủ đầu tư tránh được
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

7

Học viện Tài chính

thuế và những bất lợi các nước áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu. Với ưu thế

về kỹ năng quản lí đặc biệt, khả năng tài chính cũng như lợi thế về quy mơ,
các nhà đầu tư hồn tồn có khả năng thu lợi nhuận, duy trì kiểm sốt, cũng
như dành các lợi ích phục vụ cho mục đích của họ. Việc thâm nhập vào các
thị trường đa dạng cũng giúp họ phát triển lợi nhuận hoặc san sẻ rủi ro giữa
các thị trường.
1.1.3

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
Theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam năm 2014 luật

số

67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội khóa XIII, đầu tư
trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam gồm có 4 hình thức sau:
1.1.3.1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước
ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là loại hình doanh nghiệp thuộc
sở hữu của NĐTNN, có thể là tư nhân hoặc tổ chức nước ngoài, do NĐTNN
thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự chủ trách nhiệm về kết quả hoạt động
kinh doanh của mình. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi thường được
thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Tài sản của
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc về cá nhân, tổ chức nước ngồi nên
họ có quyền quyết định bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp.
1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh doanh quốc tế do hai
bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc
hiệp định ký giữa Chính phủ nước chủ nhà và Chính phủ nước ngồi, hoặc
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp nước chủ
nhà, do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngồi trên cơ sở
hợp đồng liên doanh.

1.1.3.3 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

8

Học viện Tài chính

Đây là hình thức mà một bên là chủ đầu tư nước ngoài và một bên là
chủ đầu tư trong nước kí kết văn bản để tiến hành một hay nhiều hoạt động
sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và
phân phối kết quả hoạt động kinh doanh mà khơng thành lập một cơng ty, xí
nghiệp hay khơng hình thành pháp nhân mới nào.
1.1.3.4 Hình thức hợp đồng PPP
Khái niệm:
Đầu tư theo hình thức đối tác cơng – tư (PPP) là hình thức đầu tư
được ký kết trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ
tầng, cung cấp dịch vụ công. Như vậy, hợp đồng PPP là thoả thuận hợp tác
giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và
cung cấp các dịch vụ công, theo đó một phần hoặc tồn bộ cơng việc sẽ được
chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Các hình thức hợp đồng PPP:
Theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP thì có 7 loại hợp
đồng dự án theo hình thức đối tác công tư, cụ thể như sau:
- Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (hợp đồng BOT)

- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (hợp đồng BTO)
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (hợp đồng BT)
- Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (hợp đồng BOO)
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (hợp đồng BTL) Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (hợp đồng BLT) - Hợp
đồng Kinh doanh – Quản lý (hợp đồng O&M)
1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.1.4.1 Đối với nước đầu tư
a. Tác động tích cực
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

9

Học viện Tài chính

Một là, tận dụng lợi thế so sánh để thu lợi nhuận cao. Sự khơng đồng
đều về trình độ phát triển giữa các nước trên thế giới đã tạo nên sự chênh lệch
về điều kiện và giá cả yếu tố đầu vào của sản xuất.Do đó đầu tư nước ngồi
cho phép sử dụng lợi thế nơi tiếp nhận vốn để giảm chi phí sản xuất nhờ đó
mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư, tăng tỷ suất lợi nhuận.
Hai là, mở rộng thị trường. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài chỉ hoạt động với tư cách là chi nhánh của các công ty mẹ. Đây là
một biện pháp hữu hiệu giúp nhà đầu tư thâm nhập thị trường một nước, tránh
được hàng rào bảo hộ mậu dịch mà đặc biệt là thị trường các nước đang phát
triển
Ba là, tìm kiếm được nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định.

Hiện nay, các nước đang phát triển đều nỗ lực bảo vệ tài nguyên của mình,
ngăn chặn xuất khẩu nguyên liệu thơ. Vậy thì đầu tư trực tiếp nước ngồi là
biện pháp hữu hiệu nhất của các cơng ty để có được nguyên liệu thô với giá rẻ
nhất lại tiết kiệm được chi phí vận chuyển và nhiều thứ thuế khác.
Bốn là, chuyển giao công nghệ hợp lý, thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng
cao năng lực cạnh tranh. Nhịp độ phát triển của khoa học cơng nghệ địi hỏi
phương thức sản xuất, cơ cấu sản phẩm phải không ngừng đổi mới.Giải pháp
hữu hiệu nhất là chuyển những máy móc, cơng nghệ này sang các nước kém
phát triển hơn bởi vì đối với họ cơng nghệ này vẫn cịn rất mới.
Năm là, khuyến khích xuất khẩu của nước đi đầu tư. Cùng với việc
đem vốn đi đầu tư sản xuất ở các nước khác và nhập khẩu sản phẩm đó về
nước với một số lượng lớn sẽ làm cho đồng nội tệ tăng. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ có xu hướng
giảm dần. Sự giảm tỷ giá hối đối này sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà
sản xuất trong nước tăng cường xuất khẩu, nhờ đó tăng thu ngoại tệ cho đất
nước.
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

10

Học viện Tài chính

Ngồi những lợi ích kinh tế, FDI còn đem lại những ưu thế nhất định
về mặt chính trị. Các dự án FDI càng có hiệu quả thì khả năng can thiệp vào
nội bộ của nước nhận đầu tư càng rõ nét. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới hiện

nay thường dùng FDI như một cơng cụ để nâng cao vị thế của mình trên
trường quốc tế.
b. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, nếu chính phủ các nước đi đầu tư đưa ra các chính sách
khơng phù hợp sẽ khơng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ở
trong nước. Khi đó các doanh nghiệp sẽ lao mạnh ra nước ngoài đầu tư để thu
lợi, do đó nền kinh tế các quốc gia chủ nhà có xu hướng bị suy thối, tụt hậu.
Thứ hai, đầu tư ra nước ngồi có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn trong
nước, do đó các doanh nghiệp này thường phải áp dụng nhiều biện pháp khác
nhau để hạn chế rủi ro …
Thứ ba, làm giảm việc làm và thu nhập của lao động trong nước, giảm
nguồn vốn tiết kiệm, có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám nếu chủ sở
hữu đầu tư mất bản quyền sở hữu cơng nghệ trong q trình chuyển giao.
Thứ tư, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc tế.
1.1.4.2 Đối với nước nhận đầu tư
a. Tác động tích cực
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn bổ
sung vốn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động
lực cho sự tăng trưởng và phát triển.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
-Song song với việc bổ sung nguồn vốn, sự ra đời của các cơng ty có
vốn đầu tư nước ngoài được coi như là đối trọng với các doanh nghiệp trong

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp


11

Học viện Tài chính

nước, làm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.Sự cạnh tranh này là điều
kiện cơ bản để thúc đẩy phát triển kinh tế.
-Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi, nước nhận đầu tư
có thêm điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.Với sự tham gia của các
doanh nghiệp nước ngoài vào nền kinh tế, các mối quan hệ quốc tế được mở
ra, vốn, công nghệ,… được đưa vào, khả năng xuất khẩu tăng lên, quan hệ
ngoại thương được mở rộng.Vị thế của nước nhận đầu tư trên trường quốc tế
vì thế cũng được nâng lên.
Thứ ba, tạo việc làm và phát triển nhân lực
Không những thu hút một lượng lao động lớn, doanh nghiệp FDI còn
gián tiếp ảnh hưởng đến cơ hội việc làm ở những nganh có liên quan. Đầu tư
trực tiếp nước ngồi góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng
quản lý kinh doanh cho nước nhận đầu tư.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm tăng cường khả năng khoa
học công nghệ của quốc gia nhờ tiến hành chuyển giao công nghệ, tạo ra năng
lực sản xuất mới, ngành mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ năm, đóng góp vào ngoại thương và cải thiện cán cân thanh toán
quốc tế
Các quốc gia đang phát triển thường xuất khẩu các sản phẩm thơ, sản
phẩm nơng nghiệp có giá trị thấp và phải nhập khẩu các sản phẩm công nghệ
cao với giá trị cao. Điều này dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thường mại
trầm trọng. Nhưng nhờ có FDI, tình hình đã được cải thiện. Các nước nhận
đầu tư đã có khả năng sản xuất, chế biến các sản phẩm, nguyên liệu mà trước
đây không tự sản xuất được phải nhập khẩu, giúp tăng tỷ lệ sản phẩm trong
danh mục hàng hóa xuất khẩu.

Thứ sáu, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngoài ý nghĩa tăng cường vốn
đầu tư nội địa còn làm tăng nguồn thu ngân sách của Nhà nước thông qua các
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

12

Học viện Tài chính

loại thuế, phí, lệ phí do các doanh nghiệp nộp. Đối với Chính phủ các nước
đang phát triển thì nguồn thu này có thể chiếm 10-15% tổng thu từ thuế.
b. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, mơi trường chính trị và kinh tế của nước sở tại tác động trực
tiếp đến dòng vốn FDI.
Thứ hai, Ô nhiễm môi trường và tài nguyên bị khai thác cạn kiệt.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đưa những dự án hoặc một cơng đoạn
sản xuất có gây ơ nhiễm cao vào các nước đang phát triển, nơi mà luật pháp
và khả năng kiểm sốt bảo vệ mơi trường cịn thiếu chặt chẽ. Do đó, tình
trạng phát triển nóng khi có dịng FDI ồ ạt vào sẽ đánh đổi với khả năng gây
ô nhiễm môi trường cao.
Thứ ba, Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đầu tư nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài làm tăng sự lệ thuộc của nền kinh tế vào vốn, kỹ
thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của cơng ty đa quốc gia, nước nào càng
dựa vào đầu tư nước ngồi thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nước ngoài
càng lớn. Mặt khác cần nhận thức rằng xu thế hội nhập ngày càng phổ
biến, các liên minh kinh tế càng ngày càng rộng mở thì sự phụ thuộc lẫn nhau,

phụ thuộc vào bên ngồi là một vấn đề mang tính tất yếu.
Thứ tư, sử dụng công nghệ lạc hậu.
Môi trường cạnh tranh tại các nước phát triển ngày càng gay gắt, đòi
hỏi phải luôn nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. Từ đó các máy
móc thiết bị cơng nghệ hạng 2 sẽ được di chuyển vào các nước đang phát
triển có nhiều lao động, nhiều ưu đãi, ít cạnh tranh và cịn nới lỏng về mơi
trường thơng qua con đường đầu tư.Do đó, nếu khơng thẩm định kĩ về cơng
nghệ sẽ có thể nhận chuyển giao từ các nước đi đầu tư các công nghệ lạc hậu
hoặc không phù hợp với nền kinh tế trong nước, dễ bị thua thiệt do giá chuyển
nhượng nội bộ từ các công ty quốc tế gây ra.
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

13

Học viện Tài chính

Thứ năm, các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn
của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều khi khơng theo ý muốn của nước tiếp
nhận. Điều đó gây khó khăn cho nước tiếp nhận khó chủ động trong bố trí cơ
cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ.
1.1.5

Thu hút FDI

1.1.5.1 Khái niệm và đặc điểm

Khái niệm thu hút FDI
Thu hút FDI là hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
vào một quốc gia. Như vậy, bản chất của hoạt động thu hút FDI là hoạt động
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn và trực tiếp quản lý điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia nước tiếp nhận đầu tư.
Đặc điểm của việc thu hút FDI
 Đây là một hoạt động có định hướng dựa trên chiến lược phát triển và
mục tiêu thu hút FDI.
 Hoạt động này được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng phong
phú và được thực hiện bởi nhiều cấp, ngành của nước sở tại.
 “Cùng có lợi” được coi là nguyên tắc cơ bản để giải quyết các quan hệ
giữa các bên trong q trình thu hút FDI.
 Có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hóa khác nhau trong quá trình
thực hiện hoạt động.
1.1.5.2 Quy trình thu hút FDI
Để đưa ra quyết định đầu tư ở nước ngoài, bất kì nhà đầu tư nào cũng
quan tâm đến những ưu đãi, lợi ích mà họ được hưởng trong q trình đầu tư,
các vấn đề liên quan đến việc thành lập, triển khai và vận hành dự án. Dựa
trên những khía cạnh và nội dung mà các nhà đầu tư nước ngồi quan tâm khi
ra quyết định đầu tư, quy trình thu hút FDI bao gồm các nội dung:

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

14


Học viện Tài chính

 Xác định mục tiêu thu hút FDI: dựa trên quy hoạch, kế hoạch phát
triển quốc gia, mục tiêu, chiến lược Chính phủ đề ra cho từng giai đoạn, từng
năm để đề ra mục tiêu thu hút FDI
 Xác định các nhà đầu tư mục tiêu cho các lĩnh vực/sản phẩm: Dựa vào
tình hình của các nhà đầu tư, tìm hiểu các nhà đầu tư tiềm năng. Nó có thể
liên quan đến những vấn đề sau: (1) quốc tịch của nhà đầu tư, (2) nguồn tài
chính của hoạt động đầu tư, (3) phân loại nhà đầu tư: họ là người nước ngoài,
địa phương, các công ty xuyên quốc gia hay các DN vừa và nhỏ…(4) nếu có
thể, xác định lý do tại sao những nhà đầu tư tiềm năng đang tìm kiếm địa
điểm đầu tư, (5) những thơng tin sơ lược điển hình về những nhà đầu tư mục
tiêu, sắp xếp từ những thông tin cơ bản về các công ty này đến những vấn đề
riêng biệt có thể hỗ trợ cho chiến dịch thu hút.
 Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư
o Xây dựng hệ thống biện pháp ưu đãi về kinh tế: ưu đãi về thuế, ưu đãi
tín dụng,…
o Xây dựng chính sách pháp luật: tự do hóa đầu tư, khuyến khích đầu tư
nước ngồi đầu tư theo hướng thay thế nhập khẩu, hay hướng vào xuất
khẩu…
 Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư: chuẩn bị
và tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, các hội thảo, hội nghị tăng cường giao lưu
hợp tác các nước trên lĩnh vực kinh tế, đầu tư… lựa chọn cách thức tiếp cận
thu hút đầu tư và những phương pháp mời gọi chính yếu như: quảng cáo/PR,
quan hệ truyền thống/các chuyến đi quảng bá, những tài liệu thu hút đầu tư,
chương trình gửi thư mời trực tiếp, … Các hoạt động đa dạng nhằm tạo nên
một phần của chiến dịch XTĐT sắp xếp theo thứ tự từ việc tiếp thị truyền
thông đến chuyến viếng thăm nhà máy.

SV: Nguyễn Như Ngọc


Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

15

Học viện Tài chính

 Xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư: thẩm
định các dự án xin cấp phép đầu tư, tiến hành nghiên cứu, thẩm định các dự
án cam kết đầu tư từ đó tiến hành cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu
tư.Khâu thẩm định, xét duyệt là là khâu vô cùng quan trọng, quyết định dự án
có được thực hiện hay khơng.
1.2

Tổng quan về ngành Logistics

1.2.1 Khái niệm về ngành Logistics
“Logistics” là thuật ngữ mới chỉ được sử dụng trong vài thế kỷ
gần đây, nhưng sự tồn tại của logistics thì đã đồng hành cùng với loài người
từ rất lâu kể từ khi con người biết tích trữ, phân chia, trao đổi, vận chuyển…
những vật phảm mình làm ra. Khoảng 2700 trước Cơng Ngun, kỹ thuật vận
chuyển và xử lý nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng kim tự tháp Ai Cập
– Giza – cao 146 mét, nặng 6 triệu tấn quả là đáng kinh ngạc và chắc chắn
phải có những giải pháp logistics hồn hảo mà chúng ta chưa thể tìm hiểu hết.
Như phát minh ra tàu có mái chèo – cơng cụ quan trọng – giải pháp vận
chuyển trong chuỗi hoạt động logistics vào khoảng 300 năm trước Công
Nguyên cũng là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự tồn tại logistics. Còn

nhiều dấu mốc đánh dấu sự phát triển logistics như: Cơng trình xây dựng nhà
thờ Mezquita, Cordoba, Tây Ban Nha khoảng 700 năm sau Công Nguyên nổi
tiếng với những mái vòm theo kiểu kiến trúc Hồi giáo và 856 cây cột làm từ
các loại đá quí được chế tác và vận chuyển từ các nước trên thế giới; Năm
1500 dịch vụ bưu chính với cam kết giao hàng đúng hạn lần đầu tiên ra đời tại
châu Âu; Khoảng những năm 1800, động cơ hơi nước và các ứng dụng của nó
vào phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy… đã mở ra kỷ
nguyên phát triển cho ngành logistics; Phục vụ cho chiến tranh thế giới lần
thứ I và II, nhiều các giải pháp logistics đã được các bên áp dụng rất hiệu quả
trong việc điều binh, vận chuyển lương thực, khí tài, quân trang, quân phục…
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

16

Học viện Tài chính

Thập niên 1970-1980 các công ty logistics ngày càng xuất hiện nhiều
hơn và mô hình Just – in – time được người Nhật phát kiến; Những năm
1990, thì logistics đã đánh dấu trên thị trường thương mại qua việc ứng dụng
các mơ hình QR (Quick Response – đáp ứng nhanh), ECR (Efficient
Consumer Response – đáp ứng người tiêu dùng hiệu năng).
Theo Hội đồng kinh tế xã hội Liên hiệp quốc (ECOSOC), quá trình
phát triển của logistics những năm gần đây được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phân phối vật chất (Physical Distribution): Giai đoạn này
bắt đầu từ những năm 60-70 của thế kỷ XX. Vào thời kỳ này người ta quan

tâm đến việc quản lý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để
đảm bảo hiệu quả việc giao hàng thành phẩm và bán thành phẩm… cho khách
hàng. Đó là những hoạt động vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý
hàng tồn kho, bao bì, đóng gói… Những hoạt động này gọi là phân phối vật
chất.
Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics (Logistics System): Diễn ra vào thập
niên 1980s và 1990s của thế kỷ XX với điểm nổi bật chính là các cơng ty kết
hợp hai mặt: đầu vào (cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm),
nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả của q trình này. Sự kết hợp này chính
là hệ thống logistics.
Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management):
Diễn ra vào những năm cuối của thế kỷ XX cho tới nay. Khái niệm bao trùm
mang tính chiến lược là quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung
cấp – người sản xuất và khách hàng tiêu dùng sản phẩm cuối cùng với các giá
trị gia tăng như tạo lập và cung cấp các chứng từ liên quan, hệ thống theo dõi,
kiểm tra làm gia tăng giá trị sản phẩm.

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

17

Học viện Tài chính

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được
xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu, có thể nêu một số

khái niệm như sau:
Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP), khái niệm “logistics”
được giải thích như sau: Logistics được hiểu là việc quản lý dịng chu chuyển
và lưu kho ngun vật liệu, q trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông
tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách
hàng.
Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (CLM), nay đổi tên thành
Hội đồng các nhà quản trị chuỗi cung ứng chuyên nghiệp (The Council of
Supply Management Professionals – CSCMP), logistics là một bộ phận của
dây chuyền cung ứng tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt cơng
việc chu chuyển, lưu kho hàng hóa, xử lý thơng tin, cùng với các dịch vụ liên
quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu lực, hiệu quả
nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Logistics là một quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý
việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin
liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của
khách hàng (Đại học Hàng Hải thế giới – World Maritime University, D.
Lambert 1998).
Theo khái niệm của Liên hiệp quốc sử dụng cho khóa đào tạo quốc tế
về vận tải đa phương thức và quản trị logistics tổ chức tại Đại học Ngoại
Thương Hà Nội (tháng 10 năm 2002), logistics là hoạt động quản lý quá trình
lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới
tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.
Theo Coyle, Bardi & Langley, logistics là phần quá trình của chuỗi
cung ứng giữ vai trò lập kế hoạch, triển khai và kiểm sốt hiệu quả dịng chảy
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02



Luận văn tốt nghiệp

18

Học viện Tài chính

và việc cất giữu hàng hóa, dịch vụ và các thơng tin liên quan từ điểm nguồn
tới điểm tiêu thụ với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Ngồi ra, cịn có các định nghĩa khác về logistics. Tuy nhiên, qua
các khái niệm nêu trên, có thể thấy logistics khơng phải là một hoạt động đơn
lẻ mà là một chuỗi các hoạt động bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm, đó là
quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng,
1.2.2 Đặc điểm của ngành Logisics
Qua các nghiên cứu khoa học về Logistics có thể rút ra những đặc
điểm:
*Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên ba khía
cạnh chính đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống.
- Logistics sinh tồn có liên quan đến nhu cầu cơ bản của cuộc sống:
Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nó xuất phát từ bản năng sinh tồn của
con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu.
-Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn gắn với
tồn bộ q trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp.
Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên
liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh ngiệp, thâm nhập vào các
kênh phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
-Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động bằng
cách liên kết các nguồn lực. Những nguồn lực này bao gồm các máy móc
thiết bị, phụ tùng thay thế, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng và
xưởng… Các yếu tố này không thể thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu
muốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất hay lưu thông.

Logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống khơng thể
tách rời nhau, chúng có mối liên hệ chặt chẽ và làm nền tảng cho nhau, tạo
thành chuỗi dây chuyền logistics, hình thành hệ thống logistics hồn chỉnh.
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

19

Học viện Tài chính

*Logisctics hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp
Logistics hỗ trợ tồn bộ q trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay
cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay
người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của
logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh
nghiệp mình. Logistics cịn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua
quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán
thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.
*Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ giao nhận vận
tải, giao nhận vận tải gắn liền và nằm trong logistics.
Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa
khái niện giao nhận vận tải truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng
thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, chuẩn bị hàng, đóng gói, làm thủ tục
thơng quan… cho tới các dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ
chỗ đóng vai trị đại lý, người được ủy thác trở thành chủ thể chính trong các
hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các

nguồn luật.
Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận
phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối
hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thơng tin điện tử để theo dõi, kiểm
tra… Người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics.
*Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ đa phương thức:
Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang
nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác
suất rủi ro mất mát đối với hảng hóa là rất cao, người gửi hàng phải kí nhiều

SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

20

Học viện Tài chính

hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới
hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhận.
Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong
ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là
tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận
tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất vưới
người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO – Multimodal Transport
Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tồn bộ việc vận

chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho đến khi giao hàng bằng một chứng từ
vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế. Như
vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics.
1.2.3 Sự cần thiết thu hút FDI vào ngành Logistics
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng
tồn cầu hóa, khu vực hóa, logitics ngày càng đóng vai trị hết sức quan trọng,
để logistics ngày càng phát triển thì việc thu hút vồn FDI vào ngành này là rất
cần thiết bởi tính ứng dụng thực tế của logistics là rất lớn.
 Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế
Khi thị trường tồn cầu phát triển với các tiến bộ cơng nghệ, đặc biệt là
việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các
nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác
nhau của chiến lược doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các
nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và
khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng thứ hai so với hoạt động của
doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm ba khu vực địa lý: Nhật,
Mỹ - Canada và EU.
 Logistics giúp tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh
doanh
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02


Luận văn tốt nghiệp

21

Học viện Tài chính


Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng
lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận
chuyển. Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cao khiến các doanh nghiệp
có nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn đọng lại do việc duy trì q nhiều
hàng tồn kho. Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản
xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Với sự trợ giúp
của công nghệ thông tin, logistics chính là một cơng cụ đắc lực để thực hiện
điều này.
 Logistics đóng vai trị hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều
bài tốn hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu
quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa
điểm, bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm,… Để giải quyết những vấn đề
này một cách có hiệu quả khơng thể thiếu vai trị của logistics vì logistics cho
phép nhà quản lý kiểm sốt và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên
để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
 Logistics đóng vai trị quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện
dịch vụ vận tải giao nhận
Nền kinh tế toàn cầu bước sang một giai đoạn mới, hội nhập và phát
triển. Trước những nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, các nhà kinh doanh dịch
vụ vận tải giao nhận cần phải hoàn thiện và mở rộng hơn nữa dịch vụ mà
mình cung cấp. Chính u cầu ngày càng lớn này đã bắt buộc giao nhận vận
tải phải phát triển ngày càng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và có sự kết
hợp chặt chẽ lẫn nhau giữa các quá trình. Sự phát triển của logistics kèm theo
những tiến bộ của khoa học cơng nghệ mà điển hình là cơng nghệ thơng tin đã
giúp cho các q trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với hoạt
SV: Nguyễn Như Ngọc

Lớp CQ54/08.02



×