Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

46 QUẢN lý THU NGÂN SÁCH NHÀ nước tại HUYỆN sơn DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.04 KB, 54 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Phùng Phương Thảo
Lớp: CQ54/01.03

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN
SƠN DƯƠNG, TỈNH TUN QUANG
Chun ngành
Mã số

:

Tài chính cơng
:

01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ LAN

HÀ NỘI - 2020

LỜI CAM ĐOAN


2
Ln văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính



Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

SV. Phùng Phương Thảo

: Công nghệ thông tin

Lớp: CQ54/01.03


3
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

CQNN

: Cơ quan nhà nước

GTGT

: Giá trị gia tăng


HĐND
HTX
KH - ĐT
NS

: Hội đồng nhân dân
: Hợp tác xã
: Kế hoạch - Đầu tư
: Ngân sách

NSNN

: Ngân sách nhà nước

TCS

TNCN
UBND

: Chương trình ứng
dụng thu theo dự án hiện đại
hóa thu NSNN của Bộ Tài
chính
: Thu nhập cá nhân
: Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC

SV. Phùng Phương Thảo


Lớp: CQ54/01.03


4
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Kể từ khi đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế thị trường tại nước ta
phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, năng
xuất lao động được cải thiện, các thành phần kinh tế phát triển, kinh tế cả
nước đã có những tiến bộ vượt bậc, đưa nước ta lên vị thế mới trên trường
quốc tế. Để đạt được những thành tựu đó khơng thể khơng kể đến vai trò của
ngân sách nhà nước. Với tư cách là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà
nước, nhân sách nhà nước đã thực sự góp phần vào việc điều chỉnh có hiệu
quả nên kinh tế. Trong đó, NS huyện là 1 bộ phận cấu thành NSNN, là công
cụ để huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Muốn có quỹ NS
đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu, trước hết cần làm tốt quản lý thu
ngân sách nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thu ngân sách Nhà nước là
hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung một bộ
phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức và biện pháp
phù hợp để hình thành nên quỹ NSNN.
Trong những năm qua, quản lý NSNN đã có những bước cải cách đáng
kể. Luật NSNN 2015 đã hình thành nên cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ
chức quản lý NSNN nói chung và thu NSNN huyện nói riêng. Thực tế qua
nhiều năm thực hiện Luật NSNN, cân đối ngân sách huyện Sơn Dương ngày
SV. Phùng Phương Thảo


Lớp: CQ54/01.03


5
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

càng vững chắc, nguồn thu ngày càng tăng, không những đảm bảo được các
yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy QLNN, sự nghiệp kinh tế, văn hóa xã hội, an
ninh quốc phịng, mà còn dành đáng kể cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trên
thực tế, các yếu tố, điều kiện, tiền đề chưa được tạo lập đồng bộ, khiến hiệu
quả quản lý NS các cấp cịn thấp, tình trạng thất thu, nợ đọng vẫn xảy ra, chưa
đáp ứng được yêu cầu mà luật NS đặt ra. Do đó, tăng cường quản lý NSNN,
đổi mới phương thức quản lý thu, chi NS sẽ tạo điều kiện tăng thu và sử dụng
NS tiết kiệm, hiệu quả hơn; góp phần thực hiện CNH – HĐH đất nước, đáp
ứng yêu cầu phát triển KT – XH và nâng cao đời sống nhân dân. Xuất phát từ
thực tế trên tôi chọn đề tài “Quản lý thu NSNN tại huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài luận văn
∗ Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách tại
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để đưa ra các giải pháp nhằm tăng
cường quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
∗ Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về thu NSNN và quản lý thu ngân
sách nhà nước.
Phân tích và đánh giá tình hình quản lý thu ngân sách nhà nước tại
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện
Sơn Dương giai đoạn tới.
3. Đối tưởng nghiên cứu
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


6
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực trạng quản lý thu NSNN tại
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
- Phạm vi nghiên cứu:
+

Phạm vi nội dung: Quản lý thu NSNN của huyện Sơn Dương, tỉnh

Tuyên Quang theo quy định quản lý thu NSNN.
+ Phạm vi không gian: Huyện Sơn Dương
+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2017 – 2025
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn
Trên cơ sở phương pháp lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về chủ
nghĩa duy vật biện chứng, các khoản thu, chi NSNN được xem như một hệ
thống luôn biến đổi, vận động và do đó cần được quan tâm đổi mới. Đồng
thời, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như:
- Phương pháp thu nhập tài liệu, số liệu: các tài liệu, số liệu về lập, chấp
hành dự toán, quyết toán. Đồng thời kết hợp thu nhập tài liệu thống kê

và các báo cáo, các nghiên cứu hiện có đồng thời phỏng vấn trực tiếp
các cán bộ tại đơn vị.
- Phương pháp thống kê: Thống kê lại các tài liệu đã thu thập được, tìm
kiếm các thơng tin hữu ích, phục vụ cho đề tài tài nghiên cứu.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đối chiếu, so sánh giữa các năm về số
dự toán, quyết toán thu ngân sách huyện…So sánh giữa công việc thực
tế và các kiến thức được học tại trường.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích tổng hợp thơng tin, tài liệu
số liệu thu thập được, tìm ra được nguyên nhân, rút ra kết luận từ việc
thống kê, so sánh, phỏng vấn. Từ những phân tích tổng hợp có được,
rút ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của đơn vị.
5. Kết cấu của luận văn
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


7
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về thu NSNN và quản lý thu NSNN huyện
Chương 2: Thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN của huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU NSNN VÀ

QUẢN LÝ THU NSNN HUYỆN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THU NSNN
1.1.1. Khái niệm thu NSNN
Thu NSNN là tồn bộ các khoản thu được dự tốn và thực hiện trong
một khoản thời gian nhất định do các cơ quan quyền lực nhà nước quyết định.
Thực chất, thu NSNN là việc dùng quyền lực để tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, đồng
thời thu NSNN cũng là một kênh phân phối thu nhập quốc dân trong hệ thống
tài chính quốc gia. Về phương diện pháp lý, thu NSNN gồm những khoản tiền
nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh
trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các
nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước.
1.1.2. Nội dung thu NSNN
Việc phân loại các khoản thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc
phân tích, đánh giá và quản lý các nguồn từ NSNN. Có các cách phân loại
phổ biến sau:
- Phân loại thu NSNN căn cứ vào phạm vi phát sinh:
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


8
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

+ Thu nội địa: bao gồm các khoản thu phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam,
trong đó chủ yếu là các loại thuế như: thuế GTGT, thuế thu nhập doanh

nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt,…Ngồi ra cịn có các khoản thu từ phí, lệ
phí; thu bán cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước…
+ Thu ngoài nước: bao gồm các khoản thu phát sinh từ các hoạt bên ngoài
lãnh thổ Việt Nam như các khoản thu viện trợ khơng hồn lại của chính
phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và cá nhân ở nước ngoài cho Nhà
nước Việt Nam.
- Phân loại thu NSNN căn cứ vào vào nội dung kinh tế của các khoản
thu:
+ Thu từ thuế, phí, lệ phí như: thuế TNCN, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế GTGT,…
+ Thu từ tài sản, đóng góp xã hội và thu khác: thu tiền bán tài sản nhà
nước, thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu cấp quyền khai thác
khoáng sản, các khoản huy động đóng góp tự nguyện từ các cá nhân, tổ
chức trong và ngồi nước.
+ Viện trợ khơng hồn lại: các khoản viện trợ khơng hồn lại của chính
phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Nhà nước, Chính phủ
Việt Nam, các CQNN ở địa phương.
+ Thu hồi vốn nhà nước tại các doanh nghiệp: thu từ bán vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp nhà nước, các liên doanh…
- Phân loại thu NSNN căn cứ vào phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính
quyền trong thời kỳ ổn định ngân sách:
+ Các khoản thu ngân sách từng cấp chính quyền hưởng 100%
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


9
Luân văn tốt nghiệp


Học viện Tài Chính

+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân
sách
+ Các khoản thu bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới trực tiếp
1.2. QUẢN LÝ THU NSNN
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý thu NSNN
Quản lý thu NSNN là quá trình nhà nước sử dụng tổng hợp các cơng
cụ, biện pháp dựa trên quyền lực chính trị của nhà nước để tập trung các
nguồn lực trong nền KT - XH cho nhà nước theo quy định của pháp luật và
kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách theo đúng mục tiêu mà
nhà nước đã đề ra.
Nói cách khác, quản lý thu ngân sách nhà nước là quá trình các cơ quan
thu xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, theo dõi và đánh giá q trình thực
hiện kế hốch thu ngân sách nhà nước. Cơ quan thu ngân sách là cơ quan tài
chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân
sách nhà nước.Các cơ quan này phải phối hợp chặt chẽ để đạt được mục tiêu
của quản lý thu đó là giảm thiểu chi phí tuân thủ và chi phí hành thu.
Như vậy quản lý thu NSNN chính là quản lý quá trình thực hiện các
khoản thu.


Mục tiêu quản lý thu NSNN là:
- Đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay
Nhà nước để trang trải các khoản chi phí cần thiết của Nhà nước trong
từng giai đoạn.
- Đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu
của NSNN ngày càng lớn hơn.

SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


10
Ln văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

- Trong q trình quản lý thu phải coi trọng công bằng xã hội, đảm bảo
thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan
có thẩm quyền ban hành.
1.2.2. Nội dung quản lý thu NSNN
1.2.2.1 Lập dự toán thu NSNN
Lập dự tốn thu NSNN là q trình phân tích, tính tốn, xác định các
chỉ tiêu tổng hợp, chi tiết về số thu ngân sách nhà nước cấp huyện trong năm
kế hoạch và dự kiến những giải pháp sẽ được thực thi nhằm thực hiện dự toán
thu ngân sách nhà nước. Kết quả của khâu này là dự toán thu ngân sách nhà
nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Yêu cầu đối với lập dự toán thu ngân sách nhà nước huyện:
- Dự toán thu ngân sách nhà nước phải được lập một cách toàn diện,
minh bạch và tin cậy.
- Lập dự toán thu NSNN cần tuân thu đúng lịch biểu và mẫu biểu quy
định.
Căn cứ lập dự toán thu ngân sách nhà nước:
-

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí và thu NSNN

Kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm.
Hướng dẫn xây dựng và thơng báo số kiểm tra dự tốn thu NSNN của

CQNN có thẩm quyền.
- Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm trước
Trình tự lập dự tốn thu NSNN
- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm
tra.

SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


11
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Hằng năm sau khi Sở tài chính thực hiện hướng dẫn và trình UBND
tỉnh thực hiện giao số kiểm tra dự toán thu NS năm sau. Phịng Tài chính – Kế
hoạch thực hiện hướng dẫn và trình UBND huyện giao số kiểm tra đối với các
cơ quan đơn vị dự toán cấp huyện được giao nhiệm vụ thu NS và UBND cấp
xã.
- Giai đoạn 2: Xây dựng và tổng hợp dự toán thu NSNN
Trách nhiệm xây dựng và tổng hợp dự toán thu NSNN thuộc về các cơ
quan, đơn vị, UBND xã được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu NS, cơ
quan thu NS và cơ quan tài chính các cấp.
Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu NS, UBND xã xây dựng
dự toán thu NS gửi cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp để tổng hợp gửi phòng

TCKH.
Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp, xây dựng dự tốn thu NSNN và
thu NS địa phương trình UBND để trình thường trực HĐND huyện cho ý
kiến. Sau đó, Phịng Tài chính – Kế hoạch trình UBND huyện, gửi HĐND
huyện, Sở Tài chính.
- Giai đoạn 3: Quyết định và giao dự toán thu NSNN.
Sau khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao dự toán thu NS cho UBND cấp
huyện. UBND cấp huyện căn cứ vào dự toán thu NS được giao, chỉ đạo
phịng Tài chính – Kế hoạch chủ trì hồn thiện dự toán thu NS trên địa bàn,
dự toán thu NS địa phương để trình HĐND thảo luận, quyết định. Căn cứ vào
nghị quyết của HĐND cấp huyện quyết định về dự toán thu NS, Chủ tịch
UBND cấp huyện giao dự toán thu NS cho các cơ quan, đơn vị cấp huyện và
UBND cấp xã.

SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


12
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

UBND cấp xã căn cứ vào dự toán thu ND được giao, chỉ đạo cán bộ tài
chính – kế tốn xã chủ trì hồn thiện dự toán thu NS trên địa bàn, dự toán thu
NS xã để trình HĐND thảo luận, quyết định.
1.2.2.2. Chấp hành dự toán thu NSNN
Chấp hành dự toán thu NSNN là quá trình cơ quan thu sử dụng tổng
hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm thực hiện các mục

tiêu thu đã được các cấp có thẩm quyền quyết định trong dự toán thu NSNN.
Thu NSNN được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp lệnh phí và lệ
phí,…). Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ thống Kho bạc
nhà nước.
Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ
quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách. Các khoản thu có
tính chất nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện. Cơ
quan hải quan tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu tụ đặc
biệt hàng nhập khẩu. Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác được ủy quyền
thu các khoản thu còn lại của NSNN.
Yêu cầu đối với chấp hành thu NSNN
- Thu đúng:
Đặt trong mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể trong quản lý NSNN
thì thu đúng bao hàm: (i) Đúng đối tượng, đứng mức mà mỗi đối tượng phải
nộp các khoản thu vào NSNN theo quy định của pháp luật; và (ii) Đúng quy
trình tổ chức thu đã được cơng bố và áp dụng cho từng giai đọạn.
Nhà nước phải thiết lập được các quy trình thu NSNN phù hợp. Trên cơ
sở đó mà cơng khai, phổ biến, hướng dẫn các chủ thể có phát sinh các quan hệ
thanh tốn thu – nộp NSNN cùng hiểu thống nhất, cùng tự giác thực hiện
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


13
Ln văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

trách nhiệm của mình. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ,

nhịp nhàng trong quản lý thu NSNN. Quy trình tổ chức thu đã được cơng bố
và áp dụng trong mỗi giai đoạn còn là căn cứ để các bên có quan hệ thu
NSNN đặt ra yêu cầu đối với nhau, kiểm soát lẫn nhau, và đánh giá trách
nhiệm của các chủ thể có liên quan đến quy trình quản lý thu này.
- Thu kịp thời: Thu kịp thời được hiểu là khi phát sinh các khoản thu
NSNN thì phải được động viên tập trung kịp thời vào quỹ NSNN theo
quy định của pháp luật.
Nội dung chấp hành dự tốn thu ngân sách cấp huyện gồm có:
- Tổ chức thu NSNN.
Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN được nộp qua ngân hàng hoặc nộp
trực tiếp tai KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp
qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc ủy
nhiệm cho tổ chức, có nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy
đủ, kịp thời vào KBNN theo quy định.
- Hạch toán kế toán và lập các báo cáo tài chính liên quan đến thu
NSNN.
Trong q trình phối hợp thu NSNN giữa KBNN, cơ quan thu và ngân
hàng thương mại công việc quan trọng được thực hiện hàng ngày để đảm bảo
dữ liệu về số thu NSNN được ghi nhận chính xác là đối chiếu số liệu.
Việc hạch tốn số thu NSNN được thực hiện ở KBNN các cấp, các
ngân hàng thương mại ủy nhiệm thu nơi BKNN mở tài khoản chun thu.
Cơng việc hạch tốn được thực hiện trên các phần mềm ứng dụng thu NSNN
(TCS; TCS – ngân hàng thương mại) kết nối giữa KBNN và các ngân hàng
thương mại và phần mềm quản lý về ngân quỹ và KBNN( TABMIS).
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


14

Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Báo cáo thu NSNN là phương pháp kế toán dung để tổng hợp, hệ thống
hóa và thuyết minh các chỉ tiêu về thu NSNN trong một kỳ kế toán hoặc một
niên độ ngân sách. KBNN có trách nhiệm lập cáo cáo thu NSNN, đình kỳ và
cuối năm truyền dữ liệu về báo cáo trên hệ thống TABMIS để phối hợp với
cơ quan tài chính xây dựng báo cáo tài chính NSNN.
- Kiểm tra, thanh tra thu NSNN.
Các cơ quan thu có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước tổ
chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND và sự giám sát
của HĐND về thu ngân sách nhà nước tại đại phương. Cơ quan thu trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải kiểm tra, kiểm sốt các nguồn
thu của NSNN; đôn đốc các tổ chức, cá nhân có ý nghĩa vụ nộp ngân sách cho
đầy đủ, đúng hạn và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
1.2.2.3. Quyết toán thu NSNN
Quyết tốn thu NSNN là việc tổng hợp, phân tích số liệu kế toán liên
quan đến các hoạt động thu NSNN sau một niên độ kế toán. Nội dung của
quyết toán thu NSNN bao gồm: kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, phân tích số
liệu kế tốn, lập và nộp báo cáo quyết toán.
Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy
đủ. Số quyết tốn thu NSNN là số thu đã thực nộp vào số thu đã hạch toán thu
NSNN theo quy định. Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp ngân
sách năm sau phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
Số liệu quyết toán NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ
đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với KBNN nơi
giao dịch.

SV. Phùng Phương Thảo


Lớp: CQ54/01.03


15
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các
nội dung ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao và theo mục lục
ngân sách nhà nước.
Những khoản thu NSNN khơng đúng quy định của pháp luật phải được
hồn trả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã nộp; những khoản thu
NSNN nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách; những
khoản chi ngân sách nhà nước không đúng với quy định của pháp luật phải
được thu hồi đủ cho ngân sách.
1.2.3. Các nguyên tắc quản lý thu NSNN
Quản lý thu NSNN cần phải được thực hiện theo các nguyên tắc chủ
yếu sau:
Thứ nhất, các khoản thu NSNN phải được dự toán và tổng hợp đầy đủ
vào NSNN
Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục
đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài khoản thu. Nguyên tắc
này nghiêm cấp các cấp, các tổ chức nhà nước lập và sử dụng quỹ đen. Điều
này có ý nghĩa rằng mọi khoản thu của NSNN đều phải đưa vào kế hoạch
ngân sách để quốc hội phê chuẩn, nếu không việc phê chuẩn ngân sách của
Quốc hội sẽ khơng đầy đủ, khơng có giá trị.
Thứ hai, các khoản thu NSNN phải được nộp vào tài khoản của Kho
bạc Nhà nước.

Nộp qua tài khoản KBNN tại ngân hàng thương mại hoặc nộp trực tiếp
tại kho bạc Nhà nước theo đúng quy định hiện hành của pháp luật; trường hợp
không nộp hoặc chậm nộp mà không được pháp luật cho phép thì bị xử lý
theo quy định hiện hành của pháp luật. Những địa bàn có khó khăn trong việc
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


16
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN hoặc không tổ chức thu tiền
tại địa điểm làm thủ tục hải quan, thì cơ quan thu được trực tiếp thu hoặc ủy
nhiệm cho tổ chức thu tiền mặt từ người nộp NSNN và sau đó phải nộp đầy
đủ, đúng thời hạn vào KBNN theo quy định.
Thứ ba, các khoản thu NSNN phải được hạch toán theo quy định của
nhà nước.
Tuân thủ chế độ kế toán nhà nước, đúng mục lục NSNN, đúng niên độ
ngân sách và được phân chia cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ phần trăm (%)
do cấp có thẩm quyền quy định. Các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ được
quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch tốn ngoại tệ tài thời điểm hạch
tốn.
Thứ tư, cơng khai thủ tục thu ngân sách nhà nước.
Cơ quan thu và Kho bạc Nhà nước phải thực hiện các quy định về thủ tục
kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hồn loại các khoản thu bằng hình thức
niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của các cơ
quan này. Thực hiện tốt công khai thủ tục ngân sách nhà nước một mặt nhằm

bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp các khoản thu vào ngân
sách, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước và tăng cơ hội tham gia vào quá trình quản lý thu, hạn chế các hành vi
tiêu cực của cơ quan thu. Trên cơ sở đó giảm chi phí tuân thủ và chi phí hành
thu cho xã hội.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU NSNN
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
+ Tổ chức bộ máy thu: Bộ máy thu NSNN gọn nhẹ, xác lập trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ được phân định một các rõ ràng gắn với nâng cao
trách nhiệm hiệu quả thu NS.
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


17
Ln văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

+ Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên trong bộ máy
thể hiện ở năng lực chuyên môn, khả năng thích ứng với cơng việc.
Cán bộ, nhân viên quản lý thu NS có trình độ mới có thể thực hiện
đúng các nhiệm vụ được giao, phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp
luật trong NS.
+ Công nghệ thông tin là công cụ không thể thiếu trong phục vụ các hoạt
động nghiệp vụ của toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý quỹ ngân sách nhà
nước. việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ không chỉ là
hiện đại hóa cơng nghệ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng

việc mà cịn đem lại những lợi ích đáng kể, tạo ra nề tảng kỹ thuật quan
trọng để cơ quan thu và các cơ quan phối hợp thu như Kho bạc nhà
nước, ngân hàng thương mại cải cách thủ tục hành chính trong quản lý
thu. Các chương trình ứng dụng thu theo dự án hiện đại hóa thu NSNN
của Bộ Tài Chính tại các địa điểm thu của KBNN (TCS) và chương
trình ứng dụng thu tại ngân hàng phối hợp thu (TCS –NHTM), hệ
thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) đã giúp tiết
kiệm chi phí, thời gian cho người nộp thuế giảm thiểu chi phí hành
chính thu.
1.3.2 Các nhân tố khách quan
+ Hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN đơn
giản, công khai, minh bạch, tách chính sách xã hội ra khỏi các chính
sách thuế khơng những tạo thuận lợi mà cịn là cơ sở quan trọng cho
việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các biện pháp thực hiện,
giám sát, kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu NSNN một
các hiệu quả. Hệ thống chính sách thuế phải tạo diều kiện thức đẩy cải
cách hành chính và hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế, giảm chi phí
mất trắng, chi phí tuân thủ và chi phí hành thu. Các khoản chi tiêu thuế
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


18
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

(miễn thuế, giảm thuế…) nằm trong nhiều quy định khác nhau của các
văn bản quy phạm pháp luật về thuế thường phức tạp và thiếu minh

bạch. Sự phức tạp và mới ban hành đòi hỏi cơ quan thu phải dành ra
một phần nguồn lực hạn chế của mình để đào tạo cán bộ thu và tuyên
truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp cững như kiểm tra, giám sát quá trình
thực hiện nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực của các chính sách
này.
+ Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương là một trong những nhân tố
quan trọng tác động đến kết quả thu NSNN ở địa phương. Địa phương
có vị trí địa lý chiến lược thuận lợi cho phát triển kinh tế và thơng
thương hàng hóa, có cơ chế chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích
doanh nghiệp, cá nhân làm ăn kinh doanh sẽ là điểm đến của nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên nguồn thu từ thuế cho NSNN của
địa phương. Doanh nghiệp càng làm ăn thuận lợi, càng phát triển thì địa
phương càng có cơ hội tăng thu NS. Mặt khác, trình độ phát triển kinh
tế - xã hội kém, hạ tầng thấp kém sẽ không thu hút được các nhà đầu
tư, địa phương sẽ phải dành khoản ngân sách lớn hơn cho chi phát
triển, dễ dẫn đến mất cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước.Có thể nói,
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có tác động khơng
nhỏ đến nhận thức của người quản lý, triển khai thu, chi NSNN do đó
có ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý thu, chi NSNN ở địa phương.
+ Đối tượng nộp: Đối tượng nộp tuân thủ pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho thu NSNN, tạo điều kiện thu đúng và thu kịp thời. Sự tuân thủ
của người nộp tùy thuộc và sự nhận thức của mỗi người. Có những
người nhận thức đúng về trách nhiệm, nghĩa vụ nhưng cố tình khơng
tn thủ pháp luật về thu NS. Vì vậy, cần tăng cường sự hiểu biết và
tính tự giác của các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước, một trong những giải pháp đó và tuyên truyền, phổ biến, hướng
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03



19
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế để họ hiểu được
quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với NSNN.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NSNN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN SƠN DƯƠNG VÀ PHỊNG TÀI CHÍNH –
KẾ HOẠCH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
2.1.1 Khái quát chung về huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tun
Quang, có tổng diện tích tự nhiên là 78.795,2 ha.
• Phía Đơng Nam cách thủ đô Thành phố Hà Nội 110km và cách
Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài 80km theo hướng Quốc lộ 2C và
đường Cao tốc 05 Nội Bài – Lào Cai qua huyện Lập Thạch, Tam
Đảo, Tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
• Phía Nam, Đơng Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Ngun và
trung tâm Tp Thái Ngun cách khoảng 60km.
• Phía Tây Nam cách trung tâm huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
44km.
• Phía Tây Bắc giáp với huyện n Sơn và Tp Tun Quang, tỉnh
Tun Quang cách khoảng 30km.
• Phía Đơng giáp với huyện Định Hóa, cách khu di tích lịch sử ATK
Định Hóa khoảng 29km.
Dân số của huyện có trên 183.837 người, trong đó số người trong độ

tuổi lao động của toàn huyện là trên 106.768 người chiếm 58,1% tổng dân số.
Huyện Sơn Dương có 31 đơn vị hành chính, trong đó có 30 xã và 01 thị trấn;
có 400 thôn và tổ dân phố.
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


20
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Trên địa bàn huyện có 02 tuyến quốc lộ 2C và 37 chạy qua; ngồi ra
cịn có 02 tuyến đường tỉnh ĐT 186 và ĐT 185; 212,6km đường huyện và
1.923km đường trục xã, liên xã và đường giao thông nông thôn; các tuyến
đường giao thơng cơ bản được nhựa hóa, phát triển kinh tế với các tỉnh có
kinh tế phát triển như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, ….Đường thủy có
02 sơng chảy qua là sơng Lơ và sơng Phó Đáy, hệ thống suối, khe, lạch tạo
nguồn nước phong phú. Với điều kiện tự nhiên, giao thơng thuận lợi huyện
Sơn Dương có tiền năng phát triển kinh tế về công nghiệp, thương mại; nông
lâm nghiệp; dịch vụ, du lịch và mở rộng giao lưu văn hóa trong và ngồi tỉnh.
Ngồi những thuận lợi về giao thông, đặc điểm tự nhiên, huyện Sơn
Dương cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Địa bàn huyện rộng, bị chia
cắt nhiều bởi các dãy núi, là vùng chịu ảnh hưởng của bão lũ, mưa đá, sạt lở
đất diễn ra thất thường làm cho sản xuất trì trệ, mất mùa lớn. Bệnh dịch xảy ra
thường xuyên. Quy hoạch các vùng kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng còn chưa
đồng bộ, nhiều tuyến đường giao thông xuống cấp nhỏ hẹp, chủ yếu là các
tuyến đường dọc, chưa có tuyến đường ngang nên khó khăn trong đi lại và
giao thương hàng hóa.

Đến năm 2019, tổng giá trị sản phẩm tồn huyện đạt 15.125 tỷ đồng,
tăng 1,5 lần so với năm 2015. Trong đó giá trị sản xuất cơng nghiệp xây dựng
đạt 6.622 tỷ đồng, chiếm 43,78% giá trị tổng sản phẩm; giá trị ngành thương
mại, du lịch, vận tải đạt 5.820 tỷ đồng, chiếm 38,48% tổng giá trị sản phẩm;
giá trị ngành nông lâm, thủy sản đạt 2.683 tỷ đồng chiếm 17,74% tổng giá trị
sản phẩm toàn huyện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 33 triệu
đồng/người/ năm.
Thực hiện quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu mía trên 2.000 ha, cây
chè trên 1.600 ha, cây nguyên liệu giấy trên 20.000 ha… thức ăn chăn nuôi
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


21
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

gia xúc đảm bảo phù hợp; tập trung các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực như:
cây mía, cây chè, cây nguyên liệu giấy, con lợn, bị thịt, bị sữa, con gà…Tồn
huyện hiện có 244 trang trại lớn nhỏ, 58 HTX, 06 làng nghề chè đang hoạt
động. Hiện tại huyện đang khuyến khích phát triển các HTX kiểu mới, xây
dựng cách đồng lớn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng
thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của huyện. Đã hỗ trợ 16/45 sản phẩm
xây dựng nhãn mác, logo theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; cấp
chứng chỉ rừng; cấp chứng chỉ VietGAP. Việc khai thác, phát triển trang trại
tập trung đã giải quyết một phần lớn công ăn việc làm, tăng giá trị sản phẩm
tạo thu nhập cho bà con nông dân ở huyện.
Hiện nay, nghành Cơng nghiệp – TTCN của huyện có chuyển biến rõ

dệt khi thu hút nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động có
hiệu quả. Tồn huyện có tổng số 213 doanh nghiệp đang hoạt động, 2.972 hộ
đang kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu, tạo
sản phẩm cho xã hội.
Hoạt động tài chính, ngân sách trên địa bàn huyện trong thời gian qua
có nhiều chuyển biến. Thu ngân sách được quan tâm, có những giải pháp
chống thất thu nên thu ngân sách trên địa bàn năm qua vượt chỉ tiêu.Thu
NSNN trên địa bàn huyện năm 2019 đạt 109 tỷ đồng vượt so với dự toán tỉnh
giao 101 tỷ đồng (tăng 80 tỷ đồng so với năm 2016). Chi ngân sách đảm bảo
theo nguyên tắc tài chính, tiết kiệm, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm
bảo ưu tiên chi cho đầu tư phát triển và thực hiện các chính sách an sinh xã
hội.
Tồn huyện có nhiều điểm di tích lớn nhỏ, tập trung tại Khu di tích
Quốc gia đặc biệt Tân Trào; các điểm du lịch sinh thái được tiếp tục phát huy.

SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


22
Ln văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Duy trì tổ chức Hội trại về nguồn tại xã Tân Trào gắn với phát triển du lịch,
giới thiệu văn hóa, sản phẩm đặc trưng.
2.1.2 Tổ chức bộ máy phịng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang.
 Tổ chức bộ máy và biên chế

- Tổ chức bộ máy: Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phịng và các chun
viên, nghiệp vụ.
- Biên chế do Chủ tịch UBND huyện giao theo quy định.
SƠ ĐỒ 2.1: BỘ MÁY TỔ CHỨC PHỊNG TÀI CHÍNH HUYỆN
SƠN DƯƠNG, TỈNH TUN QUANG
Trưởng phịng

Phó trưởng phịng

Phó trưởng phịng

(phụ trách Ngân sách,
Quản lý Giá và cơng sản)

Cán
bộ
quản

cơng
sản

Cán bộ
chun
quản
theo
dõi dự
tốn
thu chi
đơn vị
cơ sở


Cán
bộ
quản

giá

(phụ trách Kế hoạch Đầu tư – XDCB)

Cán bộ
theo
dõi
cấp
phép
đăng
kí kinh
doanh

Cán
bộ
tổng
hợp
thu
NSNN

Kế
tốn
nội
bộ



n
thư

Cán bộ
theo dõi
các chỉ
tiêu
phát
triển
kinh tế
trên địa
bàn
huyện
Nguồn: Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn
Dương

SV. Phùng Phương Thảo

Cán
bộ
tổng
hợp
chi
SNĐ
P

Lớp: CQ54/01.03

Cán

bộ
đầu
tư XD
CB


23
Luân văn tốt nghiệp



Học viện Tài Chính

Vị trí, chức năng của Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn
Dương.
Phịng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chun mơn thuộc UBND

huyện có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh
doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về kinh tế tập thể, HTX,
kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.
Phịng Tài chính - Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch
công chức và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở KH – ĐT.
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
2.2.1 Tình hình thu NS huyện Sơn Dương giai đoạn 2017-2019
Nguồn thu của ngân sách huyện Sơn Dương được phân cấp theo Nghị
quyết số 08/2010/NQ-HĐND của tỉnh; ( Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND

ngày 25/07/2017 của HĐND tỉnh Tuyên Quang), bao gồm:
-

Các khoản thu NSĐP được hưởng 100% theo luật NSNN
Các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP theo luật NSNN
Thu kế dư ngân sách
Thu bổ sung ngân sách
Thu chuyển nguồn từ NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau

Bảng 2.1-Tình hình thu NSNN huyện Sơn Dương giao đoạn 2017 – 2019
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


24
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

Đơn vị tính: triệu đồng
TT

Chỉ tiêu
Tổng thu

2017
Dự toán Quyết toán
602.985


718.776,3

2018
2019
Dự toán Quyết toán Dự toán Quyết toán
687.723

832.507,3

739.083

1.059.579,
1

Thu NSĐP
được hưởng
I
83.960 88.327,31 103.022 99.969,37 101.414 109.044,8
theo phân
cấp
Thu NS cấp
huyện
43.012
48.643
47.492
52.786
48.324
59.830,8
hưởng
100%

Thu NS cấp
huyện
40.948 39.772,31
55.530
47.183,37 53.090
49.214
hưởng theo
tỉ lệ %
Thu kết dư
II
NS năm
0
1.370,83
0
8.009,5
0
8.658,9
trước
Thu chuyển
III
0
10.237,09
0
20.503,88
0
28.877,6
nguồn
Thu bổ sung
IV từ ngân sách 511.063 612.188,41 574.701 698.396,91 634.069 895.682,3
cấp trên

Thu bổ sung 196..97
1
196.972
542.427
542.427
542.426 667.738,1
cân đối
2
Thu bổ sung
2
314.091
415.091
32.274
155.969,9 91.643 227.944,2
có mục tiêu
Các khoản
thu để lại
V
7.962
5.329
10.000
4.340
3.600
4.957,6
quản lý qua
NSNN
Các khoản
huy động
VI
0

1.323,66
0
1.287,64
0
2.657,9
đóng góp
XD CS HT
Nguồn:BC quyết tốn phịng TC – KH huyện Sơn Dương (2017-2019)

SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


25
Luân văn tốt nghiệp

Học viện Tài Chính

- Các khoản thu huyện hưởng 100% tăng dần qua các năm. Năm 2017 số
thu NS huyện hưởng 100% là 48.643 triệu đồng, năm 2018 là 52.786
triệu đồng, năm 2019 là 59.830,8 triệu đồng. Điều này cho thấy việc
quản lý các nguồn thu của huyện đang dần hoàn thiện hơn.
- Các khoản thu hưởng theo tỷ lệ % qua các năm đạt lần lượt là 39.772,31
triệu đồng; 47.183,37 triệu đồng; 49.214 triệu đồng. Số thu có tăng hàng
năm nhưng đều khơng đạt dự tốn đề ra do tình hình kinh doanh các
doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn.
2.2.2 Thực trạng về quản lý thu NSNN tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang
2.2.2.1 Về lập dự toán thu NSNN

∗ Các căn cứ lập dự toán thu NS hàng năm
Trong những năm vừa qua, huyện Sơn Dương đã coi trọng việc lập dự
tốn trong cơng tác quản lý thu NSNN, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ
về sử dụng nguồn lực tài chính, đồng thời nó cũng là căn cứ quan trọng cho
việc kiểm sốt chi phí hàng năm của NSNN. Cơng tác lập dự toán của huyện
thường dựa vào một số căn cứ:
- Luật NSNN năm 2015 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện
Luật NSNN năm 2015;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Dương;
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Sơn Dương;
- Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm
vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách
tỉnh, ngân sách huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2011 và áp dụng cho thời kỳ ổn định
ngân sách địa phương giai đoạn 2011 – 2015.
- Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND Ban hành quy định phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi và tỉ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa
SV. Phùng Phương Thảo

Lớp: CQ54/01.03


×